Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư.. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường .... Công trình xử lý nướ
Tên Chủ dự án đầu tư
- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang
- Địa chỉ văn phòng: Thôn Khuổi Phạt, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
- Người đại diện pháp luật của chủ cơ sở: Ông Mai Xuân Hương
- Chức vụ: Tổng giám đốc
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5100409490, đăng ký lần đầu ngày 09/04/2013; đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 04/07/2022.
Tên dự án đầu tư
- Tên dự án đầu tư: Công trình thủy điện Sông Lô 6
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Công trình Thủy điện Sông Lô 6 nằm trên sông Lô, thuộc địa phận xã Kim Ngọc, xã Vô Điếm, xã Quang Minh, xã Hùng An, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang và xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Sông Lô bắt nguồn ở vùng núi có độ cao trên 1.800m thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc
Từ nguồn về sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, rồi nhập vào với sông Gâm ở
105 0 H’45” kinh độ Đông và 21 0 54’20” vĩ độ Bắc Tổng diện tích lưu vực sông Lô tính đến tuyến công trình là 9.920 km 2 , trong đó phần diện tích lưu vực nằm trên lãnh thổ Trung Quốc là 6.030 km 2 chiếm khoảng 60% diện tích lưu vực Sơ đồ vị trí dự án được thể hiện trên hình 1.1 sau:
Hình 1.1 Hình ảnh công trình trên bản đồ trực tuyến Địa hình: Lưu vực sông Lô nằm sâu trong vùng lục địa, với độ cao biến đổi từ 300m đến 1.800m Độ cao lưu vực có xu thế giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
Lưu vực sông Lô nằm sâu trong vùng lục địa, với độ cao biến đổi từ 300m đến 1.800m Độ cao lưu vực có xu thế giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
Thủy điện Sông Lô 6 là bậc thang cuối cùng trong 6 công trình bậc thang trên sông Lô thuộc địa phận xã Kim Ngọc, xã Vô Điếm, xã Quang Minh, xã Hung An, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang và xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Đập ngăn nước được xây dựng có bờ trái thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang Tuyến đập, kênh dẫn và nhà máy Thủy điện sông Lô 6 có tọa độ thể hiện tại bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm trong công trình
Thủy điện Sông Lô 6 là nhà máy có kênh dẫn để tận dụng đoạn sông cong tạo thêm chênh cột nước, tua bin Kapsun, với quy mô công suất 60MW, hằng năm cung cấp cho lưới điện khu vực khoảng 207,47 triệu kWh Ngoài nhiệm vụ chính là phát điện, công trình còn tạo thêm công ăn việc làm, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương Đoạn cong từ đập Sông Lô 6 đến điểm xả ra sông sau nhà máy có chiều dài khoảng 1,4km, diện tích lưu vực khống chế đoạn sông này là khoảng 50 km 2 , nằm cách tuyến đập khoảng 300m có suối Đẻm gia nhập bên bờ trái vô cùng lớm (Chiều dài của suối Đẻm hơn 10km) Lưu lượng gia nhập khu giữa trên đoạn sông sau đập về mùa kiệt cụ thể như sau:
Qtbmùa kiệt = 0,7 m 3 /s, Qtb 3 tháng min = 0,43 m 3 /s, Qtb 1 tháng min = 0,36 m 3 /s, Qtháng min(1960-2016) 0,23 m 3 /s
Công trình đã được cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại các văn bản sau:
- Giấy chứng nhận đầu tư số: 10 121 000 177 của UBND tỉnh Hà Giang chứng nhận lần đầu ngày 15/11/2014
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số: 4713770077 của Sở Kế hoạch và Đầu tư chứng nhận lần đầu ngày: 15/11/2014, chứng nhận thay đổi lần thứ 6 ngày 01/09/2021
- Quyết định số 4176/QĐ-BCT ngày 13/5/2014 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Hà Giang
- Quyết định số 3188A/QĐ-BCT ngày 17/08/2017 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Hà Giang đối với các Dự án thủy điện Sông Lô 5 và Sông Lô 6
- Quyết định số 2877/QĐ-BTNMT ngày 11/11/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Thủy điện Sông Lô 6”, tại xã Vĩnh Hảo, xã Hùng An, xã Quang Minh, xã Vô Điếm, xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang và xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 2577/GP-BTNMT ngày 10/10/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Biên bản kiểm tra nghiệm thu về phòng chữa cháy ngày 23/12/2020 của Công an tỉnh
- Thông báo số 84/TB-ĐL ngày 04/11/2021 của Bộ Công Thương thông báo về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng Dự án Thủy điện Sông Lô 6
Ngoài ra còn một số quyết định, giấy tờ liên quan khác như đất đai, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nguy hại,
Hình 1.3 Hình ảnh phía trước nhà máy
- Công trình có công suất lắp máy Nlm = 60 MW, hàng năm cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia khoảng 207,47 triệu kWh
- Hồ chứa có dung tích toàn bộ là 30,72 x 10 6 m 3 ; dung tích chết là 25,28x10 6 m 3 ; dung tích hữu ích là 5,44x10 6 m 3 ; MNDBT/MNC = 56,0/55,0 m Tổng mức đầu tư là 2.312,222 tỷ đồng
- Đập dâng nước có kết cấu đập đất – đá ở hai bờ, chiều cao lớn nhất 19,4m
- Đập tràn cửa van phẳng, kết cấu BTCT với nxBxH = 6x15,0x12,5m; mặt cắt hình thang đầu lượn cong
- Tuyến năng lượng bố trí bên bờ phải gồm kênh vào, cửa nhận nước, nhà máy thủy điện và kênh ra Trạm phân phối điện kiểu hở bố trí đầu hồi, trái nhà máy Nhà máy với 03 tổ máy tua bin Kapsun, tổng công suất 60MW
Bảng 1.2 Các thông số chính của Công trình thủy điện Sông Lô 6
TT Tên thông số Đơn vị Giá trị
1 Diện tích lưu vực Flv km 2 9.920
2 Chuẩn dòng chảy năm QO m 3 /s 263,9
3 Lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra P = 0,2% m 3 /s 7.281
4 Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế P = 1% m 3 /s 5.576
7 Dung tích toàn bộ Wtb 10 6 m 3 30,72
8 Dung tích hữu ích Whi 10 6 m 3 5,44
1 Loại Đập đá đổ lõi giữa
4 Độ dốc mái thượng lưu 1:1,5
5 Độ dốc mái hạ lưu 1:1,5
1 Tràn xả mặt có cửa van phẳng Mặt cắt thực dụng
3 Số lượng và kích thước cửa van nx(BxH) m 6x(15,0x12,5)
4 Khả năng xả khi MNLKT (P = 0,2%) m 3 /s 6.714
5 Khả năng xả khi MNLKT (P = 1%) m 3 /s 5.270
6 Hình thức tiêu năng Tiêu năng đáy
IV Tường dẫn dòng thượng lưu
V Tường dẫn dòng hạ lưu
3 Độ dốc đáy kênh 0 và 1:5
2 Cao độ ngưỡng cửa lấy nước m 30,1
3 Kích thước lưới chắn rác (BxH) m 11,6x23
4 Kiểu cửa van sửa chữa Phẳng – trượt
5 Kích thước cửa van sửa chữa (BxH) m 11,6x12,8
6 Thiết bị nâng hạ cửa van Cầu trục chân dê
6.1 Nhịp cầu trục chân dê m 10,55
6.2 Sức nâng móc chính Tấn 2x50
6.3 Sức nâng móc phụ Tấn 3
VIII Nhà máy thủy điện
7 Số giờ sử dụng công suất lắp máy Giờ 3.458
9 Phạm vi bố trí 03 tổ máy (BxL) m 17,4x50,0
10 Khoảng cách các tổ máy m 14,7
12 Cao trình sàn lắp ráp m 46,9
13 Kiểu turbin Kapsun – trục ngang
14 Loại cầu trục gian máy Hai dầm – chạy điện
14.2 Sức nâng móc chính Tấn 100
14.3 Sức nâng móc phụ Tấn 20
15 Kiểu cửa van sửa chữa hạ lưu Phẳng – trượt
15.1 Kích thước cửa van (BxH) m 11,2x9,2
X Cải tạo lòng sông hạ lưu
XI Trạm phân phối điện
1 Kiểu trạm phân phối GIS
(Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Công trình thủy điện Sông Lô 6)
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1 Công suất của dự án đầu tư
Nhà máy thủy điện thủy điện Sông Lô 6 có công suất lắp máy 60MW, đập dâng kết hợp kênh dẫn, hầm dẫn Nhà máy gồm 03 tổ máy, sản lượng điện bình quân hàng năm đạt 207,47 triệu kWh, hòa lưới điện quốc gia qua hệ thống đường dây 110Kv Nhà máy có quy mô xây dựng như sau:
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
3.2.1 Công ngh ệ s ả n xu ất điệ n
Hình 1.4 Công nghệ sản xuất của Công trình
*) Thuyết minh công nghệ sản xuất
Nhà máy thủy điện Sông Lô 6 là nhà máy kiểu kênh dẫn, khai thác và sử dụng nguồn nước trên sông Lô Tuyến đập được xây trên sông Lô là loại hình đập dâng kết hợp với kênh dẫn nước tạo thành hồ chứa vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm với dung tích toàn bộ là 30,72 triệu m 3 và cao trình MNDBT là 56m Nước từ hồ chứa qua kênh dẫn nước vào nhà máy để phát điện Nhà máy được bố trí ở sông Lô, lưu lượng phát điện lớn nhất qua nhà máy là 705,9 m 3 /s Nhà máy phát điện với công suất 60MW, điện lượng trung bình hàng năm 207,47 triệu kWh Điện năng sản xuất được truyền tải lên lưới điện quốc gia thông qua tuyến đường dây đấu nối 110kV có điểm đầu tại vị trí cột 43 lộ 174 đường dây 100kV Hà Giang – Tuyên Quang, điểm cuối tại xã Pooc tích trạm biến áp 110kV nhà máy thủy điện Sông Lô 6
3.2.2 Chế độ vận hành điều tiết nước phát điện và đảm bảo dòng chảy tối thiểu a Vận hành công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu
Việc vận hành công trình phải đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu ở khu vực hạ du hồ chứa theo quy định của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012, với lưu lượng được xác định trong Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước do cấp có thẩm quyền cấp b Chế độ làm việc và vận hành phát điện của nhà máy thủy điện Sông Lô 6
- Nguyên tắc chung: Phải tuân thủ phương thức và lệnh điều độ của cấp điều độ hệ thống điện có quyền điều khiển đối với nhà máy thủy điện Sông Lô 6
- Trong trường hợp vận hành xả lũ mà mực nước hồ vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường 56m, ưu tiên phát điện với lưu lượng lớn nhất có thể qua tua bin
- Khi mực nước hồ ở cao trình mực nước dâng bình thường 56m mà lưu lượng đến hồ
Kênh dẫn nước Nhà máy
+ Trình tự, phương thức đóng mở cửa van đập tràn thực hiện theo quy định của Quy trình này
+ Hiệu lệnh thông báo xả nước thực hiện theo quy định Quy trình này
- Khi nực nước hồ nằm trong khoảng từ cao trình mực nước chết đến dưới cao trình mực nước dâng bình thường:
+ Trong trường hợp lưu lượng về hồ lớn hơn lưu lượng phát điện thiết kế của nhà máy, theo nhu cầu của hệ thống điện và lưu lượng thực tế về hồ vận hành phát điện để tận dụng tối đa lưu lượng nước đến hồ, giảm xả thừa
+ Trong trường hợp lưu lượng về hồ lớn hơn lưu lượng tối thiểu cho phép của một tua bin và nhỏ hơn hoặc bằng lưu lượng phát điện thiết kế của nhà máy, theo thu cầu thực tế, phát điện với lưu lượng bằng hoặc lớn hơn lưu lượng tối thiểu cho phép của một tua bin
+ Khi mực nước hồ lớn hơn cao trình mực nước chết mà lưu lượng về hồ nhỏ hơn lưu lượng tối thiểu cho phép của một tua bin, theo nhu cầu thực tế, phát điện với lưu lượng bằng hoặc lớn hơn lưu lượng tối thiểu cho phép của một tua bin
+ Khi mực nước hồ đang ở cao trình mực nước chết mà lưu lượng về hồ còn nhỏ hơn lưu lượng tối thiểu cho phép của một tua bin, nhà máy ngừng phát điện c Các trường hợp vận hành khác
- Khi khu vực hạ du của hồ chứa thủy điện Sông Lô 6 có nhu cầu lượng nước xả khác với quy định tại Quy trình này thì cơ quan có nhu cầu phải xin ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh trực thuộc, Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang và Cấp điều độ có quyền điều khiển Sau khi thống nhất về lưu lượng, kế hoạch thời gian xả nước của các cơ quan đơn vị nêu trên thì Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang báo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển để phối hợp, bố trí kế hoạch huy động nhà máy thủy điện Sông Lô 6 phát điện đảm bảo tối ưu hiệu quả sử dụng nước, đồng thời tổ chức thực hiện và báo cáo Bộ Công Thương để theo dõi, chỉ đạo
- Trong trường hợp xả ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra các sự cố tai biến môi trường nghiêm trọng khác trên lưu vực sông, Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư
Công trình thủy điện Sông Lô 6 với công suất phát điện 60MW, điện lượng trung bình năm 207,47 triệu kWh.
Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào
Nguồn nước từ hồ chứa được tích từ sông Lô với dung tích toàn bộ 30,72 triệu m 3 để phục vụ phát điện
4.2 Nguồn cung cấp điện, nước a) Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện
- Nhu cầu sử dụng điện: Khoảng 15.000 kWh/tháng
- Nguồn cung cấp điện: sử dụng trực tiếp từ nhà máy thủy điện Sông Lô 6 b) Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước
- Nhu cầu sử dụng nước:
+ Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt: Theo ĐTM, giai đoạn vận hành có 83 CBCNV làm việc tại Nhà máy Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy lúc cao điểm chỉ có 19 CBCNV làm việc tại nhà máy và chỉ có 5-6 công nhân ở lại nhà ở của CBCNV số còn lại sẽ về nhà ở riêng để sinh hoạt, do đó nước cấp sinh hoạt lúc cao điểm sẽ là khoảng 1,8 m 3 /ngày
+ Nước thải phát sinh gồm:
Nước thải sinh hoạt của 5-6 CBCNV (tại khối nhà ở của CBCNV): 0,5 m 3 /ngày đêm
Nước thải sinh hoạt của 2-3 CBCNV (tại khu nhà máy): 0,2 m 3 /ngày đêm
Nước thải công nghiệp: Nước rò rỉ từ gian máy và nước tháo khô tổ máy: 250 m 3 /ngày đêm
+ Nguồn cấp nước cho sinh hoạt: Lấy từ giếng khoan
+ Nguồn cấp nước cho sản xuất: Lấy từ sông Lô
Một số hình ảnh của công trình:
Hình 1.5 Hình ảnh phòng trực của công nhân trong nhà máy
Hình 1.6 Hình ảnh ống dẫn nước vào tua-bin phát điện
Hình 1.7 Hình ảnh khu vực văn phòng và nhà ở của CBCNV
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh Hà Giang, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Do đó, báo cáo căn cứ theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có thể hiện mục tiêu tổng quát là: “Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cacbon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước” và nhiệm vụ của chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia có nêu: “Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái thủy sinh, bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước Thúc đẩy mạnh mẽ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước trong sản xuất, sinh hoạt”
Công trình thủy điện Sông Lô 6 với hồ chứa vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm nên không làm thay đổi tổng lượng nước chảy về hạ du trong ngày Chủ Đầu tư được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấp phép khai thác sử dụng nước mặt số 2577/GP-BTNMT ngày 10/10/2019 với lưu lượng duy trì xả DCTT thường xuyên và liên tục sau đập không nhỏ 46,3m 3 /s đảm bảo nhu cầu sử dụng nước phía hạ lưu.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Trong giai đoạn vận hành, nước thải công nghiệp là nước rò rỉ từ gian máy và nước tháo khô tổ máy sẽ được xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi bơm ra kênh xả, nguồn tiếp nhận là sông Lô
Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, đơn vị đã tiến hành đã lấy mẫu nước đi phân tích và có kết quả như sau:
Nước mặt của dự án được lấy tại sông Lô Vị trí lấy gồm 2 vị trí:
- NM01: Mẫu nước mặt tại sông Lô trước khi chảy qua nhà máy thủy điện Sông Lô 6; Tọa độ X(m) = 2.466.522; Y(m) = 439.615
- NM02: Mẫu nước mặt tại sông Lô sau khi chảy qua nhà máy thủy điện Sông Lô 6; Tọa độ X(m) = 2.465.937; Y(m) = 439.531
Bảng 2.1 Kết quả phân tích mẫu nước mặt trước và sau khi qua nhà máy
TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 08-MT:
2015/BTNMT NM01 NM02 Cột B1 Cột B2
- QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- Hệ tọa độ VN2000, KTT 105 0 30’, múi chiếu 3 0
Qua số liệu phân tích trên có thể thấy, tất cả các thông số đều nằm trong cột B, QCVN 08-MT:2015/BTNMT Do đó, Công trình thủy điện Sông Lô 6 phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thu gom nước mưa của khu vực trạm biến áp, khu nhà máy, khu nhà làm việc, nhà ở công nhân và nhà ăn công nhân đã được xây dựng hoàn thiện với hệ thống đường ống thu gom, thoát nước như sau: a) Khu vực đường ống áp lực:
Dọc tuyến đường ống áp lực từ nhà van đến Nhà máy bố trí rãnh thoát nước mưa 2 bên dài 205m với bề rộng 30cm, sâu khoảng 30cm, kết cấu đá xây vữa M75 Nước mưa thu gom theo rãnh và thoát theo địa hình dốc tự nhiên xuống nguồn tiếp nhận là sông Lô
Hình 3.1 Hình ảnh rãnh thoát nước xung qanh nhà máy b) Khu vực trạm biến áp 110kV:
Nước mưa từ trạm biến ỏp thu gom theo đường ống thoỏt nước PVC ỉ200-PN6 dài 197m; đường ống thoỏt nước PVC ỉ250-PPN6 dài 8m; ống thoỏt nước PVC ỉ110-PN8 dài 10m; ống thộp mạ kẽm thoỏt nước OTỉ200 dài 72m; ống thộp mạ kẽm thoỏt nước OTỉ250 dài 7m được bố trí xung quanh trạm và dọc các tuyến đường nội bộ, dẫn nước mưa về các rốn thu nước và hố thu ven đường, hố thu nước nền trạm thực hiện quá trình lắng cặn Nước từ hố thu nước nền trạm được thoỏt ra sụng Lụ bằng đường ống PVC ỉ250 dài 30m và ống thộp mó kẽm OTỉ250 dài 32m
Hình 3.2 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa khu vực trạm biến áp 110kV
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom, thoát nước mưa tại trạm TBA 110kV
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật
1 Hố thu nước - Kớch thước: ỉ30cm
2 Khay dẫn thoát nước - Kích thước: 50 x 10 x 0,1 cm
5 Ống thộp mó kẽm OT ỉ200 - Bề dày: 4,78mm
- Kết cấu: Thép mã kẽm
6 Ống thộp mó kẽm OT ỉ250 - Bề dày: 4,78mm
- Kết cấu: Thép mã kẽm
( Nguồn: Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang)
Hình 3.3 Ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực trạm biến áp c) Khu vực nhà máy
Khu vực nhà máy có khối nhà vận hành và bố trí các thiết bị của thủy điện: đã bố trí máng thu nước mưa trên mái (kích thước dài x rộng = 4470x60cm) dẫn vào đường ống PVC ỉ27mm dài khoảng 5m Đường ống dẫn nước tới khu vực trạm biến ỏp rồi thoỏt ra cựng với
Nước mưa từ trạm biến áp
Lô Đường ống dẫn nước
Hình 3.4 Ảnh đường ống thu nước mưa khối nhà vận hành d) Khu vực nhà làm việc, nhà ở công nhân, nhà ăn công nhân và khu nhà vệ sinh
Khu vực nhà ở CBCNV nằm gần khu vực sông Lô thuộc địa phận xã Kim Ngọc, xã Vô Điếm, xã Quang Minh, xã Hùng An, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang và xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
- Nước mưa trên mái của các khối nhà được thu bằng ván khuôn lanh tô liền mái xung quanh mái của khu nhà, sau đó dẫn theo đường ống thép lanh tô liền mái hắt vào rãnh thoát nước mưa bao quanh chân tại mỗi khu nhà
- Nước mưa sân đường nội bộ của các khối nhà được thu gom theo địa hình tự nhiên vào rãnh thoát nước mưa xung quanh mỗi khu nhà trước khi thoát ra điểm xả Như vậy, nước mưa tại các khối nhà được thu gom và thoát ra 1 điểm xả, nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông
Hình 3.5 Hình ảnh đường ống thu nước mái khu nhà ở của CBCNV
1.2 Thu gom, thoát nước thải
1.2.1 Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
Công trình có khu nhà máy, nhà làm việc, nhà ở công nhân, nhà ăn công nhân và khu nhà vệ sinh sẽ phát sinh nước thải sinh hoạt Nước thải phát sinh được thu gom theo đường ống riêng biệt tại các khối nhà trước khi dẫn vào công trình xử lý nước thải Chi tiết hệ thống thu gom, thoát nước thải của các khối nhà như sau: a) Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà máy
Khu Nhà máy có 01 khối nhà vận hành và đặt các thiết bị của công trình thủy điện Giai đoạn vận hành CBCNV chủ yếu làm việc, ăn và nghỉ ở các khối nhà tại khu vực ở của CBCNV, chỉ có 2-3 người thay phiên làm việc tại nhà máy và không tiến hành nấu ăn, nghỉ ngơi tại đây Do đó, tại khu nhà máy chỉ bố trí 1 nhà vệ sinh phục vụ nhu cầu vệ sinh của CBCNV khi cần thiết Nước thải phát sinh tương đối nhỏ và không thường xuyên, ước tính chưa đến 1 m 3 /ngày đêm
Hình 3.6 Ảnh nhà vệ sinh tại khu vực nhà máy
Chi tiết công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt khu vực nhà máy như sau:
Hình 3.7 Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà máy
- Nước thải từ hoạt động rửa tay, chậu rửa mặt: thu gom theo đường ống nước PVC D60mm, qua song chắn rác dẫn tới hố ga để lắng cặn Sau đó được thoát ra sông Lô theo
Hoạt động rửa tay, chân
Lô Đường ống dẫn nước Hầm tự hoại 3 ngăn
Bảng 3.3 Hệ thống đường ống thu gom, thoát nước sinh hoạt khu vực nhà máy
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật
- Đường ống thu gom nước thải từ nhà vệ sinh đến hầm tự hoại: ống PVC D50mm
- 01 Hầm tự hoại 3 ngăn: Kết cấu BTCT, bố trí ngầm, kích thước dàixrộngxsâu = 1,82m x 1,73m x 1,47m, dung tích 4,63m 3
Công trình thoát nước thải:
- Đường ống thoát nước thải từ hầm tự hoại ra sông Lô: ống PVC D100mm b) Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà ở của CBCNV
Giai đoạn vận hành sẽ có 19 CBCNV làm việc tại Công trình Tuy nhiên, do lượng CBCNV ở lại sinh hoạt tại nhà ở lúc cao điểm tối đa chỉ có 5-6 người (số còn lại về nhà ở riêng) Do đó, tổng lượng nước thải phát sinh tối đa khoảng 0,5 m 3 /ngày
Chi tiết công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt khu vực nhà ở của CBCNV như sau:
Hình 3.8 Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà ở CBCNV
- Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của CBCNV: thu gom theo đường ống PVC D100mm dẫn tới hầm tự hoại 3 ngăn
Bảng 3.4 Hệ thống đường ống thu gom, thoát nước sinh hoạt khu vực nhà máy
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật
- Đường ống thu gom nước thải từ nhà vệ sinh đến hầm tự hoại: ống PVC D100mm
- Hố ga chung: 1 hố, kết cấu BTXM, kích thước dài x rộng x sâu = 0,8x0,8x2m
- 01 Hầm tự hoại 3 ngăn: Kết cấu BTCT, bố trí ngầm, kích thước dàixrộngxsâu = 1,82mx1,73m x 1,47m, dung tích 4,63m 3
- Đường ống thoát khí bể tự hoại: ống PVC D50mm, cao 2m
Công trình thoát nước thải:
- Đường ống thoát nước thải từ hầm tự hoại ra hố ga: ống PVC D100mm
- Đường thoát nước thải từ hố ga ra sông Lô: cống thoát nước xây bằng BTXM
1.2.2 Thu gom, thoát nước thải sản xuất
Giai đoạn vận hành sẽ phát sinh nước thải sản xuất gồm:
- Dầu thải rò rỉ từ khu vực trạm biến áp
- Nước thải rò rỉ từ gian máy và nước tháo khô
Nước thải từ hoạt động sinh hoạt
Hố ga chung a) Dầu thải rò rỉ từ khu vực trạm biến áp
Giai đoạn vận hành có thể phát sinh dầu thải rò rỉ từ trạm biến áp Tuy nhiên, lượng dầu thải này không phát sinh thường xuyên, chỉ phát sinh trong trường hợp xảy ra sự cố Trong trường hợp xảy ra sự cố lượng dầu thải chủ yếu là dầu của máy biếp áp sẽ được thuê đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo quy định Công ty đã có hợp đồng kinh tế số 04021/2022/HĐKT/ETC-XTHG ngày 02/03/2022 với Công ty Cổ phần Đầu tư và Kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC về việc thu gom vận chuyển xử lý các CTNH theo quy định pháp luật (Hợp đồng đính kèm phụ lục của báo cáo)
- Công trình thu gom dầu thải: Toàn bộ dầu thải phát sinh từ khu vực TBA phát sinh sẽ theo ống thộp mạ kẽm OTứ200 dài 8m dẫn vào bể tỏch dầu sau đú dầu thải sẽ được tỏch sang bể dầu sự cố bố trí tại khu vực TBA 110kV Dầu thải thu gom vào bể dầu sự cố sau đó thuê đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển xử lý theo quy định
Bảng 3.5 Thông số công trình thu gom, thoát dầu thải
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật
1 Ống thộp mạ kẽm thu nước OT ỉ200 - Bề dày: 4,78mm
- Kết cấu: Thép mạ kẽm
3 Ống thộp mạ kẽm thu nước OT ỉ200 - Bề dày: 4,78mm
- Kết cấu: Thép mạ kẽm
- Sơ đồ minh h ọ a t ổ ng th ể m ạng lướ i thu gom, thoát d ầ u th ả i t ừ khu v ự c tr ạ m bi ế n áp
Hình 3.9 Sơ đồ thu gom, thoát dầu thải rò rỉ tại khu vực TBA
Bể chứa dầu sự cố
Thuê đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo quy định
Hình 3.10 Bể chứa dầu sự cố b) Nước thải rò rỉ từ gian máy và nước tháo khô
Giai đoạn vận hành phát sinh nước rò rỉ từ 3 tổ máy và nước tháo khô Căn cứ vào thực tế khảo sát và báo cáo ĐTM của Công trình đã được phê duyệt, lưu lượng nước rò rỉ và tháo khô của nhà máy tối đa khoảng 250 m 3 /ngày Tuy nhiên, lượng nước thải này không phát sinh thường xuyên, chỉ phát sinh trong trường hợp nước rò rỉ từ gian máy hoặc khi tháo khô theo định kỳ khoảng 1 lần/tuần Thành phần chủ yếu của nước thải này là chất rắn lở lửng và dầu mỡ bôi trơn tuabin Nước thải này sẽ được thu gom và thoát ra môi trường như sau:
- Công trình thu gom nước thải:
Nước rò rỉ và nước tháo khô phát sinh được thu gom theo hệ thống tiêu nước rò rỉ là ống D60mm dẫn về bể chứa nước rò rỉ để xử lý
- Công trình thoát nước thải:
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
Trong giai đoạn vận hành, hoạt động bụi và khí thải sẽ phát sinh từ nguồn sau:
- Từ hoạt động của phương tiện giao thông ra vào nhà máy, chủ yếu là của cán bộ công nhân vận hành nhà máy nên hầu như không gây tác động đến môi trường không khí
- Bố trí trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy, nhà ở CBCNV, vừa tạo cảnh quan, vừa góp phần chắn bụi
- Thường xuyên vệ sinh đường giao thông khu vực nhà máy
- Các hơi khí (gồm CO2, CH4) phát sinh do quá trình tích nước hồ chứa làm phân hủy yếm khí trong hồ Để giảm thiểu tác động đến môi trường không khí, chủ đầu tư chỉ đạo công nhân vận hành thường xuyên theo dõi hồ chứa, định kỳ 6 tháng/lần tổ chức thu gom rác thải trên mặt hồ chứa
Công trình nhà máy thủy điện Sông Lô 6 không thuộc trường hợp phải xây dựng các công trình xử lý bụi, khí thải.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.1 Công trình lưu giữ CTR sản xuất
CTR sản xuất phát sinh chủ yếu là thân, cành, rễ cây theo dòng nước trôi dạt về cửa lấy nước Tại cửa lấy nước của nhà máy bố trí lưới chắn rác và gầu vớt rác, toàn bộ lượng rác phát sinh được thu gom về 01 khu vực rộng 10m 2 bố trí gần khu vực gầu vớt rác Cuối ngày làm việc, cử công nhân thu gom toàn bộ lượng rác phát sinh về hố đốt rác và xử lý cùng CTR sinh hoạt 01 hố đốt rác gần khu vực nhà ở CBCNV có diện tích khoảng 10m 2 dùng để đốt rác cho toàn bộ nhà máy Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy lượng CTR sản xuất là không đáng kể
Bảng 3.10 Công trình lưu giữ, xử lý CTR sản suất
TT Hạng mục Số lượng Thông số kỹ thuật
1 Khu vực lưu giữ CTR - - Diện tích: 10m 2
2 Hố đốt rác 01 hố - Diện tích: 10m 2
Hình 3.18 Hình ảnh khu vực chứa CTR sau khi được vớt lên
3.2 Công trình lưu giữ CTR sinh hoạt
Số lượng CBCNV làm việc tại Công trình tối đa 19 người, nhưng theo khảo sát thực tế cho thấy chỉ có tối đa 5-6 người ở tại khu vực dành cho CBCNV, số còn lại sẽ về nhà riêng khi ca làm kết thúc Do đó chủ cơ sở đã bố trí dùng chung hố đốt rác với khu vực đốt CTR sản xuất có diện tích 10m 2 Cuối ngày sẽ bố trí 01 nhân viên thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải này về hố đốt rác Khi địa phương khu vực Công trình có đơn vị thu gom sẽ ngừng đốt và lập hợp đồng thuê đơn vị thu gom tại địa phương thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định
Bảng 3.11 Công trình lưu giữ, xử lý CTR sinh hoạt
TT Hạng mục Số lượng Thông số kỹ thuật
1 Hố đốt rác 01 hố - Diện tích: 10m 2
Hình 3.19 Ảnh hố đốt CTR sản xuất và rác thải sinh hoạt
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Giai đoạn vận hành công trình thủy điện Sông Lô 6 sẽ phát sinh CTNH từ quá trình bảo dưỡng, thay thế, sữa chữa thiết bị và khi gặp sự cố đối với MBA
- CTNH phát sinh từ quá trình bảo dưỡng, thay thế và sửa chữa máy móc gia đoạn vận hành theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (Mã số QLCTNH: 02.000029.T; cấp lần 1 ngày 18/01/2017) khoảng 3.825kg/năm ~ 318,75kg/tháng gồm: Dầu thải các loại, Mỡ bôi trơn thải bỏ, Vỏ can, thùng chứa dầu, Giẻ lau dính dầu mỡ v.v
Bảng 3.12 Danh mục CTNH phát sinh của Công trình
TT Tên chất thải Mã CTNH ĐVT Trạng thái Khối lượng
1 Dầu thải các loại 17 07 03 Kg Lỏng
2 Mỡ bôi trơn thải bỏ 17 07 04 Kg Rắn
6 Ắc quy hỏng thải 19 06 05 Kg Rắn
7 Lọc dầu thải bỏ 15 01 02 Kg Rắn
8 Dầu thải từ các phương tiện giao thông 15 01 07 Kg Lỏng
9 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải 16 01 06 Kg Rắn
Công trình đã bố trí 9 thùng chứa CTNH chuyên dụng, cụ thể như sau:
+ 01 thùng phuy 120 lít chứa Dầu thải các loại
+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa Mỡ bôi trơn thải bỏ
+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa Vỏ can, thùng chứa dầu, mỡ bôi trơn
+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa Giẻ lau dính dầu mỡ
+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa Các bộ phận hỏng của máy móc có dính dầu mỡ + 01 thùng dung tích 120 lít chứa Ắc quy hỏng thải
+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa Lọc dầu thải bỏ
+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa Dầu thải từ các phương tiện giao thông
+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải
Mỗi thùng đều dán mã CTNH riêng và có dán nhãn dấu hiệu cảnh báo với từng mã CTNH lưu chứa theo đúng quy định
Toàn bộ CTNH sẽ được thu gom và tập kết tại kho chứa CTNH diện tích 10m 2 , bố trí cạnh khu vực nhà máy Kho chứa thiết kế như sau:
+ Kho được xây bằng gạch đặc, trát xi măng và được gia cố bằng bê tông; kho chứa có mái che, có biển báo khu vực chứa CTNH
+ Sàn: đổ bê tông, không thấm chất lỏng, bằng phẳng, không trơn trượt và không có khe nứt, có rãnh thu gom nước rò rỉ, tràn đổ kích thước 10x10cm bao quanh tường
- CTNH phát sinh khi gặp sự cố đối với MBA: đã xây dựng 01 bể chứa dầu sự cố tại khu vực cạnh trạm biến áp 110Kv, dung tích 189m 3 Dầu thải thu gom vào bể dầu sự cố sau đó thuê đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển xử lý theo quy định Toàn bộ CTNH phát sinh tại công trình sẽ được Chủ Đầu tư thuê đơn vị Công ty Cổ phần Đầu tư và Kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC có đủ chức năng lực thu gom vận chuyển xử lý các CTNH theo quy định pháp luật (Hợp đồng kinh tế số 04021/2022/HĐKT/ETC-XTHG ngày 02/03/2022 được đính kèm phụ lục)
Bảng 3.13 Thông số công trình thu gom CTNH
TT Hạng mục Đơn vị Thông số kỹ thuật
1 Thùng chứa CTNH chuyện dụng 9 thùng
- Thùng phuy, có nắp đậy, dán nhãn phân loại theo quy định
2 Kho chứa CTNH 1 kho - Kết cấu: xây gạch, quây tôn và có mái che
3 Bể dầu sự cố 1 bể
Hình 3.20 Ảnh kho chứa CTNH
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
*) Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
- Lắp đặt các tấm đệm làm bằng cao su hoặc xốp cho các thiết bị nhằm làm giảm chấn động do thiết bị gây nên
- Trang bị thiết bị tránh tiếng ồn cho công nhân làm việc tại những bộ phận gây ồn (bịt tai chống ồn)
- Trồng cây xanh tại khu vực nhà quản lý vận hành, khu Nhà máy và hành lang dọc theo sân đường nội bộ để hạn chế tiếng ồn phát tán, tạo cảnh quan môi trường Khi nhà máy đi vào vận hành, gian đặt Tuabin là bộ phận phát sinh ra tiếng ồn lớn nhất, để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ tuabin:
- Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, tiến hành tra dầu mỡ để tuabin hoạt động ổn định
- Bề mặt trong của các bức tường tại cơ sở sửa chữa bảo dưỡng và khu vực hoạt động của tuabin được thiết kế với bề mặt sần sùi nhằm cách âm với môi trường ngoài, hạn chế tác động của tiếng ồn đến môi trường xung quanh
- Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt
- Các quạt, bơm đều nằm ở bệ bê tông riêng biệt dưới tầng trệt, không liên kết vào khung, sàn nhà nên tránh rung động phát ra tiếng ồn
*) Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung
- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, (khu vực thông thường)
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, (khu vực thông thường)
- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, mức tiếp xúc cho
Phương pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ từ những nguồn có tiềm năng gây cháy nổ như: cơ sở sử dụng điện năng để hoạt động, sản phẩm của nhà máy,… đây là mối nguy cơ gây cháy nổ nếu như cơ sở không có hệ thống dẫn điện tốt và quản lý, phòng cháy hiệu quả
Xác suất xảy ra sự cố cháy nổ của cơ sở là khá cao nếu không có biện pháp phòng chữa cháy, phòng chống hỏa hoạn nghiệm ngặt thì sẽ gây nguy hiểm lớn
6.1.2 Phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ
Vấn đề PCCC trong nhà máy cần được quan tâm đặc biệt Hoạt động của cơ sở có thể xảy ra các sự cố cháy nổ do các nguyên nhân sau:
- Cháy do điện: Khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắt mạch chập điện, dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, khi cháy cầu chì, chập mạch
- Công nhân hút thuốc trong khu vực dễ cháy nổ như nhà kho, khu vực CTR sản xuất, khu vực chứa CTNH,…
- Cháy do sét đánh, tia lửa sét
- Khu vực nhạy cảm như: Khu vực TBA, khu vực chứa CTR, CTNH
Bất kỳ nguồn phát sinh nhiệt nào đều có thể gây cháy, nổ Xác suất xảy ra sự cố cháy nổ thấp Tuy nhiên, một khi xảy ra, sự cố cháy nổ sẽ gây thiệt hại to lớn về kinh tế và làm ô nhiễm môi trường Hơn nữa nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của nhà máy, đe dọa đến tính mạng con người và tài sản Do vậy, đơn vị sẽ chú ý đến các công tác PCCC để đảm bảo an toàn trong hoạt động của nhà máy và hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra
6.1.3 Biện pháp phòng ngừa sự cố
- Tại mặt sau Nhà máy, đơn vị đã xây dựng bể nước cứu hoả kích thước 12x10x2m, dung tích bể là 240m 3
- Bố trí họng nước cứu hỏa, các thiết bị chữa cháy tại chỗ như: bình bột, bình CO2,
- Hệ thống điện được lắp đặt các rơle chống sự cố để hạn chế chạm điện, những tình huống xấu do sự cố về điện gây ra
- Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động gồm tủ trung tâm báo cháy, các đầu dò báo cháy và báo nhiệt, chuông đèn, nút ấn báo cháy, Hệ thống báo cháy được kiểm tra thường xuyên và nằm trong tình trạng sẵn sàng hoạt động theo đúng quy định PCCC
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về PCCC và an toàn điện trong quản lý và vận hành
Ghi chú: Công trình đã được phòng cảnh sát PCCC của Công an tỉnh Hà Giang cấp giấy chứng nhận số 764/KĐ-PCCC ngày 27/10/2017 về kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
6.1.4 Biện pháp ứng phó sự cố
- Khi phát hiện sự cố xảy ra, người phát hiện phải bấm còi báo động đồng thời hô hào mọi người xung quanh để cùng dập lửa, dùng bình xịt hoặc hệ thống bơm nước để dập tắt đám cháy;
- Người gần khu vực cầu dao điện nhanh chóng đến ngắt nguồn điện và cho ngừng hoạt động sản xuất;
- Di tản mọi người ra khỏi khu vực cháy;
- Thông báo cho đơn vị cảnh sát chữa cháy, đơn vị y tế gần nhất;
- Nếu có người mắc kẹt phải tổ chức thực hiện giải cứu và đưa người mắc kẹt ra ngoài;
- Người bị kẹt trong khu vực đám cháy phải dùng quần áo bịt kín và thực hiện các thao tác đã huấn luyện để di tản ra khỏi khu vực đám cháy;
- Khi người mắc kẹt được đưa ra khỏi đám cháy mà bị ngất, bộ phận y tế cấp cứu bên ngoài hoặc ai đó thực hiện thao tác sơ cứu hà hơi thổi ngạt như đã được tập huấn, và đưa người bị thương đi bênh viện
6.2 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố về điện và trên đường dây tải điện
- Đơn vị đã tập huấn cho toàn bộ CBCNV, nhất là cán bộ trực tiếp vận hành máy móc
- Bố trí cán bộ giám sát TBA, hệ thống dây dẫn đảm bảo hoạt động bình thường
- Trong trường hợp xảy ra sự cố, Ban quản lý Nhà máy sẽ tiến hành cắt điện và bố trí cán bộ kịp thời khắc phục, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản
6.3 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải, sự cố tràn dầu
Trong quá trình họat động của nhà máy có thể phát sinh các sự cố do vận hành các bể xử lý nước thải sản xuất hoặc sự cố tắc, vỡ đường ống thoát nước mưa, nước thải
Bảng 3.14 Sự cố phát sinh, biện pháp giảm thiểu và ứng phó trong quá trình vận hành bể xử lý nước thải sản xuất
Sự cố Nguyên nhân Giái pháp
Sự cố nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu theo quy định
Bơm hút dầu thải hoạt động không hiệu quả, hỏng hóc
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của bơm;
- Bố trí tấm lọc dầu thải trong bể chứa nước sau xử lý nếu như hàm lượng dầu xót lại cao
Tắc, vỡ đường ống thu gom, thoát nước thải
- Chất lượng đường ống lắp không đảm bảo
- Dầu thải hoặc các chất rắn khác bịt kín các đường ống
- Lắp đặt đường ống thu gom, thoát nước thải đạt tiêu chuẩn
- Khi xảy ra sự cố:
+ Cử cán bộ tìm kiếm, xác định các vị trí bị tắc, vỡ; + Thông đường ống tắc nghẽn;
+ Thay thế đường ống thoát nước bị hỏng
6.4 Phương án phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu sự cố do mưa bão, lũ lụt, lũ quét, sự cố sạt lở đất đá a, Giảm thiểu việc xói lở bờ sau nhà máy
Thiết kế kênh xả sau nhà máy: Kênh xả có nhiệm vụ thoát được lưu lượng lớn nhất của nhà máy và đảm bảo nối tiếp thuận dòng chảy với sông Lô, tránh xói lở, sạt trượt hoặc bồi lắng để không làm gián đoạn phát điện Cao độ đáy, độ dốc kênh xả được chọn để đảm bảo thoát nước được lưu lượng lớn nhất của nhà máy và tận dụng được tối đa cột nước phát điện
Chủ đầu tư sẽ thực hiện việc giám sát quá trình xói lở bờ sông Lô phía hạ lưu cửa xả trong quá trình vận hành nhà máy và có các giải pháp phù hợp, kịp thời để khắc phục các tác động tiêu cực do sạt lở đất đá hai bên bờ suối để có biện pháp xử lý kịp thời như: kẻ bờ, xử lý các sự cố do xói lở bờ gây ra b, Giảm thiểu việc xói lở bờ đập, hồ điều tiết
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Tại thời điểm lập hồ sơ về cơ bản Nhà máy thủy điện Sông Lô 6 – Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang đã thực hiện đầy đủ các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt tại Quyết định số 2877/QĐ-BTNMT ngày 11/11/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Giai đoạn hoạt động của Công trình có những hạng mục thay đổi so với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
Bảng 3.15 Tổng hợp các hạng mục bảo vệ môi trường của Công trình được điều chỉnh, thay đổi so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt
Theo Báo cáo ĐTM được phê duyệt tại
QĐ số 2877/QĐ-BTNMT ngày 11/11/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Hồ sơ thiết kế chủ đầu tư cấp
Thực tế đã xây dựng
Số lượng Thông số kỹ thuật Số lượng Thông số kỹ thuật
I Công trình thu gom, xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
❖ Thu gom, thoát nước chung của khu vực nhà máy:
Nước thải sinh hoạt của CBCNV làm việc tại nhà máy → Bể tự hoại
- 01 hầm tự hoại 3 ngăn: kết cấu BTCT
- Bể tự hoại có ống thông hơi, đường kính 50mm, dẫn lên mái nhà 0,8m để tránh mùi, khí độc hại
02 hầm tự hoại, 1 hố ga chung
- Nước thải từ nhà vệ sinh (hố tiêu) →
Bể 3 ngăn → ống thoát → Sông Lô
2 Khu vực nhà ở của CBCNV
- Nước thải từ quá trình sinh hoạt → Bể
3 ngăn → Hố ga → Sông Lô
- 02 Hầm tự hoại 3 ngăn: Kết cấu BTCT, bố trí ngầm, kích thước dài x rộng x sâu
- Ống thông hơi có đường kính 50mm, cao 2m
- 01 Hố ga chung: Kết cấu BTXM kích thước dài x rộng x sâu = 0,8x0,8x2m
Tại thời điểm lập báo cáo cấp giấy phép môi trường, cơ bản các hệ thống xử lý nước thải tại các khối nhà đã được xây dựng hoàn thiện như phương án thể hiện tại cột “Thực tế” Đơn vị bổ sung thêm 1 hầm tự hoại nữa để phù hợp với nhu cầu của CBCNV
*) Đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi các hạng mục công trình thực tế so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt
Những thay đổi được trình bày tại bảng trên không làm thay đổi tổng công suất của Công trình đã được phê duyệt tại Quyết định số 2877/QĐ-BTNMT ngày 11/11/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công trình; không làm thay đổi công nghệ sản xuất điện năng; không thay đổi công nghệ xử lý chất thải của Công trình có khả năng tác động xấu đến môi trường, không làm phát sinh chất thải vượt khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Đối với hạng mục hệ thống xử lý nước thải sản xuất, hệ thống thu nước mưa tại giai đoạn lập báo cáo giấy phép môi trường cho Công trình đã được cụ thể hóa các thông tin Các hạng mục công trình này sẽ đảm bảo thu gom và xử lý chất thải phát sinh, hạn chế tác động xấu tới môi trường Công trình và lân cận.
Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải
1.1 Nguồn phát sinh nước thải
- Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà máy
- Nguồn số 2: Nước thải sinh hoạt tại khối nhà ở của CBCNV
- Nguồn số 3: Nước rò rỉ tại khu vực gian máy
- Nguồn số 4: Nước làm mát máy móc
Lưu lượng nước xả thải tối đa của Công trình là 250,7 m 3 /ngày đêm Trong đó:
- Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt tại khu nhà máy là: 0,2 m 3 /ngày đêm
- Nguồn số 2: Nước thải sinh hoạt tại khối nhà ở của CBCNV là: 0,5 m 3 /ngày đêm
- Nguồn số 3: Nước thải công nghiệp là: 250 m 3 /ngày đêm
- Nguồn số 4: Nước làm mát máy móc: tuần hoàn, không xả thải
Chủ Đầu tư đề nghị cấp phép 01 dòng nước thải bao gồm:
+) 01 dòng nước thải công nghiệp sau xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT Nước thải sau xử lý được bơm ra kênh xả theo đường ống sắt D60mm dài khoảng 30m ra nguồn tiếp nhận là sông Lô
1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải
Dòng nước thải của Công trình là nước thải công nghiệp đã được xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT thoát ra nguồn tiếp nhận là sông Lô
Sông Lô có chức năng tiếp nhận nước mưa, nước thải của Công trình và dân cư lân cận Do đó, các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải được trình bày chi tiết tại Bảng sau:
Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải của Công trình
TT Chất ô nhiễm Đơn vị
Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm
14 Tổng dầu mỡ khoáng mg/L 10
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Số lượng: 3 vị trí
*) Vị trí điểm xả thải số 1: Nước thải sinh hoạt sau xử lý tại khu vực nhà máy ra sông
- Phương thức xả: Tự chảy theo đường ống PVC D100 ra sông Lô
- Chế độ xả: Gián đoạn
- Tọa độ điểm xả: X = 2.466.030; Y = 439.613 (tỉnh Hà Giang, hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 )
*) Vị trí điểm xả thải số 2: Nước thải sinh hoạt sau xử lý tại nhà ở của CBCNV thoát ra sông Lô
- Phương thức xả: Tự chảy theo đường ống PVC D100 ra rãnh thoát nước rồi sau đó tự chảy ra sông Lô
- Chế độ xả: Gián đoạn
- Tọa độ điểm xả: X = 2.465.960; Y = 439.737 (tỉnh Hà Giang, hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 )
*) Vị trí điểm xả thải số 3: Nước thải công nghiệp sau xử lý tại hệ thống XLNT thoát ra kênh xả sau nhà máy ra sông Lô
- Phương thức xả: Bơm cưỡng bức ra kênh xả
- Chế độ xả: Gián đoạn
- Tọa độ điểm xả: X = 2.466.016; Y = 439.636 (tỉnh Hà Giang, hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 ).
Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải
Do đặc trưng là Công trình nhà máy thuỷ điện, gần như không phát sinh khí thải cũng như bụi phát tán trong quá trình vận hành Lượng khí thải bụi phát sinh chủ yếu từ các phương tiện của CBCNV làm việc tại nhà máy Do đó không thuộc đối tượng phải cấp phép môi trường đối với khí thải.
Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với độ ồn, độ rung
- Chủ Đầu tư đề nghị cấp phép 01 độ ồn, độ rung cho hoạt động của 2 tổ máy
- Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung
+ Tổ máy 1: X= 2.466.040 Y= 439.658 (tỉnh Hà Giang, hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 )
+ Tổ máy 2: X= 2.466.045 Y= 439.646 (tỉnh Hà Giang, hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 )
+ Tổ máy 3: X= 2.466.051 Y= 439.634 (tỉnh Hà Giang, hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 )
- Giới hạn giá trị đối với tiếng ồn, độ rung: do mức ồn và độ rung ở các khoảng cách
Bảng 4.2 Giới hạn đối với mức ồn và độ rung của Công trình
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Giá trị giới hạn của quy chuẩn quy định
QCVN 27:2010/BTNMT (khu vực thông thường)
QCVN 26:2010/BTNMT (khu vực thông thường)
2 Độ rung dBA 70 (từ 6 - 21h) dBA 60 (từ 21- 6h) Ghi chú:
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
44
Căn cứ theo Điều 111, Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Khoản 2 Điều 97, Khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; đối chiếu Danh mục các dự án quy định tại Phụ lục XXVIII, XXIX Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ Công trình không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ.
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện
Do đặc thù là Công trình thuỷ điện, các công trình xử lý chất thải giai đoạn vận hành bao gồm: hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (Bể tự hoại), hệ thống xử lý nước thải sản xuất (bể chứa nước rò rỉ từ gian máy và nước tháo khô), bể chứa dầu sự cố, bể chứa nước làm mát, thùng chứa CTR chuyên dụng, kho chứa CTR và CTNH không thuộc đối tượng phải thực hiện vận hành thử nghiệm Cụ thể như sau:
- Đố i v ớ i công trình x ử lý nướ c th ả i sinh ho ạ t và s ả n xu ấ t (gồm hầm tự hoại; bể chứa nước rò rỉ từ gian máy và nước tháo khô): Theo điểm d, khoản 1 của Điều 31, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, hạng mục bề tự hoại; bể chứa nước rò rỉ là công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật BVMT 2 Hạng mục này không phải thực hiện vận hành thử nghiệm
- Đố i v ớ i kho ch ứ a ch ấ t th ải CTR thông thườ ng, nguy h ạ i và b ể ch ứ a d ầ u s ự c ố :
Theo khoản 1 của Điều 46, Luật BVMT: Hạng mục kho chứa và bể chứa dầu sự cố của Công trình thuộc điểm b, là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn (công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ CTR thông thường, CTR y tế, CTNH để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển CTR đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế)
Căn cứ theo khoản 2, Điều 46 của Luật BVMT: Chủ Đầu tư có công trình xử lý chất thải quy định tại điểm a, khoản 1 của Điều 46 phải thực hiện vận hành thử nghiệm Như vậy, hạng mục kho chứa CTNH và bể chứa dầu sự cố thuộc điểm b, khoản 1, Điều 46 của Luật BVMT nên không phải thực hiện vận hành thử nghiệm
Chủ Đầu tư có hợp đồng kinh tế số 04021/2022/HĐKT/ETC-XTHG ngày 02/03/2022 thuê đơn vị Công ty Cổ phần Đầu tư và Kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC thu gom vận chuyển xử lý các CTNH theo quy định pháp luật (Hợp đồng được đính kèm phụ lục).
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định pháp luật
2.1 Chương trình quan trắc định kỳ
Theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 97 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Công trình thuộc mục
3 và lưu lượng nước thải phát sinh nhỏ hơn tại cột 5 (lưu lượng từ 500 đến dưới 1.000 m 3 /ngày đêm), phụ lục XXVIII Vì vậy, đề xuất không thực hiện quan trắc định kỳ đối với nước thải của Công trình
- Quan trắc môi trường không khí:
+ Vị trí: tại nhà máy thủy điện Sông Lô 6
+ Chỉ tiêu: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, TSP, CO, NO2, SO2
+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2023/BTNMT
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
- Quan trắc môi trường nước thải: Công trình thuộc đối tượng quy định tại mục 3 và lưu lượng nước thải phát sinh (