Các hạng mục công trình bảo vệ mơi trường - Hệ thống thốt nước thải: Nước thải sinh hoạt phát sinh tại dự án được thu gom theo đường ống riêng biệt với nước mưa về hệ thống xử lý nước th
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư
- Tên chủ dự án: Công ty TNHH Thủy điện Đak Robaye
- Địa chỉ liên hệ: thôn Măng Đen, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Vũ Ngọc Tú
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên có mã số doanh nghiệp: 6101210389, đăng ký lần đầu ngày 13/07/2016, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 15/03/2021 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum cấp
- Giấy Chấp nhận chủ trương đầu tư số 189/QĐ-UBND do UBND tỉnh Kon Tum cấp ngày 19/03/2021 (chứng nhận lần đầu ngày 26/09/2019, chứng nhận tahy đổi lần thứ 1 ngày 19/03/2021).
Tên dự án đầu tư
- Tên dự án đầu tư: Thủy điện Đak Robaye
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và xã Sơn Lập, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường như sau:
+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 73/TD- PCCC do Công an tỉnh Kon Tum cấp ngày 22/11/2019
- Các quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án:
+ Quyết định số 425/QĐ-BTNMT ngày 17/02/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Thủy điện Đăk Robaye”, công suất 10MW tại xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và xã Sơn Lập, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
- Quy mô của dự án đầu tư: Dự án có tổng vốn đầu tư là 359.477.139.000 đồng (Ba trăm năm mươi chín tỷ, bốn trăm bảy mươi bảy triệu, một trăm ba mươi chín nghìn đồng) thuộc dự án nhóm B quy định tại Khoản 1, Điều 9 theo Luật đầu tư công.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án
3.1 Công suất của dự án
Quy mô, công suất của dự án: Thủy điện Đăk Robaye có công suất thiết kế là 10MW, điện lượng trung bình năm là 34,64 triệu KWh/năm
3.2 Quy trình vận hành của dự án a Quy trình sản xuất điện
Nước từ hồ chứa sẽ qua Cửa nhận nước chảy vào đường ống áp lực tới tổ máy phát điện Tại đây động năng của máy sẽ làm quay tua bin máy phát điện Nước sau khi phát điện sẽ không bị thay đổi về thành phần vật lý và sinh hoá sẽ được đưa trả lại sông qua kênh xả nhà máy Nguồn điện sản xuất ra sẽ truyền tải đến trạm phân phối điện OPY 22KV ngoài trời để đấu nối với hệ thống điện trong khu vực
Khi vận hành, nhà máy sử dụng hệ thống cung cấp dầu áp lực để điều khiển tua bin, hệ thống tuần hoàn nước làm mát thiết bị và dầu bôi trơn tua bin Do vậy, nước sau khi qua nhà máy, sau đó được trả lại suối Đăk Robaye là nước sạch, không độc hại b Quy trình vận hành hồ chứa
Hồ chứa của công trình được vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm Vào mùa lũ, lưu lượng nước tự nhiên một ngày đêm của dòng chảy tương đối lớn, thường lớn hơn lưu lượng tối đa qua Nhà máy Do đó, Nhà máy phát điện với công suất lắp máy cả trong giờ cao điểm và giờ thấp điểm, lượng nước thừa sẽ tràn tự do qua đập tràn xuống hạ lưu
* Quá trình điều tiết ngày đêm
Mùa lũ: Luôn giữ mực nước hồ = MNDBT để nâng cao cột nước phát điện
- Khi lưu lượng nước về hồ > Qmax phát điện (Qmax = 5,42m 3 /s) NMTĐ sẽ phát điện với công suất thiết kế (Ntk,0MW), lượng nước thừa sẽ xả xuống hạ lưu
- Khi lưu lượng nước về hồ < Qmax phát điện: sẽ phát điện với lưu lượng nước về hồ Trong ngày tập trung phát trong các giờ cao điểm
- Khi lưu lượng nước về hồ > Qmax phát điện sẽ phát điện với Ntk, lượng nươc thừa có thể tích thêm vào hồ trong điều kiện công trình cho phép (khi đó MN hồ > MNDBT)
- Khi lưu lượng nước về hồ < Qmax phát điện sẽ vận hành theo chế độ phủ đỉnh biểu đồ phụ tải (BĐPT) ngày đêm, tranh thủ sản xuất điện vào các giờ cao điểm
Trong quá trình vận hành công trình thủy điện Đăk Robaye, phải đảm bảo dòng chảy tối thiểu hạ lưu của công trình theo quy định tại Nghị định 112/2008/NĐ-CP, ngày 20/10/2008 và Thông tư 64/2017/TT-BTNMT, ngày 22/12/2017
Dự án sẽ thực hiện điều tiết nước và phát điện theo đúng giờ quy định như sau: + Giờ cao điểm từ 9h30 đến 11h30 và từ 17h đến 20h Nhà máy vận hành tối đa 2 tổ máy
+ Giờ thấp điểm từ 1h đến 4h Nhà máy vận hành tối thiểu 1 tổ máy hoặc ngừng máy + Giờ bình thường: từ 7h đến 12h (trong mùa kiệt) và từ 4h đến 9h30, từ 11h30 đến 17h, từ 20 h đến 1h sáng ngày hôm sau (trong mùa lũ) Nhà máy vận hành 1 tổ máy 3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư:
Sản phẩm của dự án là điện năng Thủy điện Đăk Robaye có công suất thiết kế là 10MW, điện lượng trung bình năm là 34,64 triệu KWh/năm.
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án
4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án
Nguyên liệu chính vận hành nhà máy thuỷ điện là nguồn nước từ suối Đăk Robaye được tích vào hồ để sử dụng đưa vào nhà máy phát điện
4.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện sử dụng của dự án
- Nguồn cung cấp điện: Điện được lấy trực tiếp từ nhà máy Thủy điện Đăk Robaye
- Nhu cầu sử dụng điện: lượng điện tiêu thụ trung bình là 12.000 kWh/tháng 4.3 Nguồn cung cấp nước sử dụng của dự án
Hiện nay, dự án đang sử dụng nguồn nước mặt được khai thác theo Giấy phép khai thác số
Nhu cầu sử dụng nước thực tế của nhà máy như sau:
- Nước cấp sản xuất: lượng nước cấp cho sản xuất của nhà máy thủy điện là 5,42 m 3 /s
- Nước cấp sinh hoạt: Tổng số cán bộ nhân viên phục vụ nhà máy là 35 người, tuy nhiên chỉ có 21 người làm việc trực tiếp tại nhà máy Theo TCXDVN 33:2006, đối với khu vực nông thôn miền núi trung bình mỗi ngày một người sử dụng nước sinh hoạt là
60 lít/ngày đêm, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong quá trình vận hành nhà máy là: 1,26 m 3 /ngày
Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng nước phục vụ nhu cầu PCCC khi có sự cố cháy xảy ra
4.4 Nhu cầu máy móc, thiết bị phục vụ vận hành dự án
4.4.1 Thiết bị cơ khí thủy lực a Tua bin thủy lực
Bảng 1 Thông số tua bin thủy lực
STT Tên gọi Đơn vị Thông số
1 Công suất lắp máy của NMTĐ kW 10.000
3 Kiểu tua bin Francis trục ngang
4 Công suất tổ máy kW 5000
6 Công suất định mức tua bin NT kW 5208
7 Đường kính bánh xe công tác m 0,95
8 Tần số quay định mức v/ph 1000
9 Tốc độ quay lồng v/ph 1928
10 Lưu lượng qua tuabin với Htt và NT, QT m 3 /s 2,612
17 Hiệu suất tua bin tại điểm tính toán % 92,85
18 Hiệu suất trung bình của tua bin % 91,90
20 Khối lượng của tuabin Tấn 23,0
21 Khối lượng BXCT và trục Tấn 6,9 b Máy phát điện
Các thông số chính của máy phát điện:
Loại máy phát : Đồng bộ 3 pha
Công suất biểu kiến định mức, Ps : 6,25 MVA
Công suất hữu công định mức, Nmp : 5,0 MW
Hiệu suất máy phát, ηmf : 96,0 % Điện áp định mức, Uđm : 6,3 kV
Hệ số công suất định mức Cosφ : 0,8
Dải dao động điện áp, ΔU : ± 5%
Tần số định mức, fđm : 50 Hz
Số vòng quay định mức, nđm : 1000 v/ph
Số vòng quay lồng, nl : 1928 v/ph
Mô men đà yêu cầu, GD 2 : 7,55 Tm 2
Hằng số quán tính, Ta : 3,31 sec
Trọng lượng máy phát ước tính, GMP : 27,15 Tấn
Trọng lượng rotor ước tính, GRT : 13,92 Tấn
Giải pháp làm mát : Làm mát gián tiếp bằng không khí Nhiệt độ nước cấp cho bộ trao đổi nhiệt : ≤ 30 0 C
4.4.2 Thiết bị cơ khí thủy công
Thiết bị cơ khí thủy công được bố trí cho các hạng mục công trình sau:
- Nhà van và đường ống áp lực
Bảng 2 Thống kê thiết bị cơ khí thủy công
TT Tên hạng mục Đơn vị Số lượng
1 Cửa van sửa chữa Bộ 1
2 Cửa van vận hành Bộ 1
3 Pa lăng điện 30 tấn Bộ 2
TT Tên hạng mục Đơn vị Số lượng
2 Cửa van sửa chữa Bộ 1
3 Cửa van vận hành Bộ 1
5 Pa lăng xích 5 tấn Bộ 1
6 Máy vít điện 30 tấn Bộ 1
III Nhà van và đường ống áp lực
1 Van đĩa đường kính 1,5m Bộ 1
3 Van xả khí cho đường ống áp lực Bộ 1
IV Hạ lưu nhà máy
1 Cửa van sửa chữa Bộ 1
2 Pa lăng điện 7,5 tấn Bộ 1
Phương án đấu nối nhà máy vào hệ thống điện quốc gia: NMTĐ Đăk Robaye chủ yếu phát công suất lên lưới điện 22kV bằng đường dây 22kV mạch đơn, dài 2km từ Thủy điện Đăk Robaye đến điểm đấu nối dự kiến là ngăn 22kV của trạm gom 220/22/6kV NMTĐ Đăk Lô 3
Hệ thống thiết bị điện bao gồm:
- Máy biến áp chính công suất 6,3MVA điện áp trung áp 22kV, loại 3 pha, ngâm dầu, 2 cuộn dây
- Hệ thống thiết bị điện trung áp 22kV
- Hệ thống thiết bị điện áp máy phát 6,3kV
- Hệ thống cung cấp điện tự dùng xoay chiều: máy biến áp tự dùng trong nhà máy laasy điện đầu cực máy phát, máy phát điện diesel dự phòng 160kVA, các bảng phân phối điện 0,4/0,23kV chính, các dãy tủ phân phối 0,4/0,23kV tại chỗ, các tuyến áp lục mạch chính và mạch rẽ phụ tải
- Hệ thống cung cấp điện tự dùng một chiều: 01 giàn ắc qui 220V DC, 02 bộ nạp ắc qui và các tủ phân phối điện một chiều lắp đặt tại nhà máy
- Hệ thống rơ le bảo vệ và đo lường điện.
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1 Vị trí của dự án
Dự án “Thủy điện Đăk Robaye” được đầu tư xây dựng trên suối Đăk Robaye thuộc địa phận xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và xã Sơn Lập, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi với tổng diện tích đất sử dụng là 12,24765 ha Đập công trình cách cầu Ngọc Tem, đường Trường Sơn Đông 280m, cách thị trấn Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi 20km về hướng Bắc
- Lòng hồ, cụm đầu mối của công trình thuộc xã Ngọc Tem, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum và xã Sơn Lập, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi Vùng ngập đến MNDBT (cao trình 448m) có diện tích là 7,07ha Vùng bán ngập từ MNDBT đến mực nước dềnh khi có lũ kiểm tra (MNLKT là 449,86m) là 0,88 ha
- Đập dâng kết hợp với đập tràn tự do được bố trí trên suối Đăk Robaye Đập dâng có cao trình 451m, chiều cao lớn nhất là 17m (vai trái) và 23m (vai phải) Đập tràn kiểu phím Piano ở cao trình là 448m, chiều cao tràn lớn nhất là 23m
- Nhà máy được đặt trên bờ phải của suối Đăk Robaye thuộc địa phận xã Ngọc Tem, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum ở cao trình lắp máy là 228m, cách đập nhà máy thủy điện Đăk Robaye là 2,9km về phía hạ lưu và cách đường liên thôn là 20m
- Đường dây 22kV có chiều dài 2km, móng và đường dây nằm trên địa phận xã Ngọc Tem, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
Vị trí địa lý các hạng mục công trình chính của dự án theo tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 107 o 30’, múi chiếu 3 o như sau:
Hạng mục công trình Tọa độ (VN 2000, KTT 107 o 30’, MC 3 o )
(Nguồn: Công ty TNHH Thủy điện Đak Robaye) Quy mô sử dụng đất của dự án:
Bảng 3 Quy mô sử dụng đất của dự án
TT Hạng mục Diện tích (ha)
1 Lòng hồ ứng với MNDBT 7,07
TT Hạng mục Diện tích (ha)
4 Đường ống áp lực, nhà máy + kênh xả 4,6712
Công ty TNHH Thủy điện Đăk Robaye Trang 9
Hình 1 Vị trí thực hiện dự án
5.2 Danh mục các hạng mục công trình chính của dự án
5.2.1 Các hạng mục công trình chính a Hồ chứa
Hồ thủy điện Đăk Robaye được thiết kế ứng với MNDBT = 448,0m; MNLKT 449,86m; diện tích lòng hồ 7,07ha, hồ có dung tích toàn bộ đạt 0,485 triệu m 3
Bảng 4 Thông số hồ chứa
TT Thông số Đơn vị Giá trị
1 Mực nước dâng bình thường MNDBT m 448,0
3 Dung tích toàn bộ Vtb 10 6 m 3 0,485
4 Diện tích mặt hồ tại MNDBT Ha 7,07
5 Dung tích ứng với mực nước chết Vc 10 6 m 3 0,390
6 Dung tích hữu ích Vi 10 6 m 3 0,095 b Đập dâng Đập dâng được xây dựng với kết cấu bê tông trọng lực, đáy đập bê tông cốt thép M520, dày 1,0m; tường thượng lưu bê tông cốt thép M250, dày 1,0m; lõi đập là bê tông M150; nền đập đặt trên nền IB và IIA, nền khoan phun chống thấm với 1 hàng khoan phun, chiều sâu khoan phun chống thấm H1 = 0,5H (H: cột nước tính từ MNDBT đến đáy đập), chiều sâu khoan phun tối thiểu là 5m Bao gồm đập dâng bờ trái và đập dâng bờ phải Các thông số chính của đập dâng như sau:
Bảng 5 Thông số chính đập dâng
TT Thông số Đơn vị Giá trị
1 Kết cấu đập dâng Bê tông trọng lực
TT Thông số Đơn vị Giá trị + Kết cấu
Hệ tường BTCT M250 dạng “chữ U” được đắp đất + Dung trọng đất đắp khô/ tự nhiên g/cm 3 1,48/1,8
+ Chiều rộng đỉnh tường nhỏ nhất (Thượng, hạ lưu) m 1,0
1 Kết cấu đập dâng Bê tông trọng lực
Tại đập dâng bên phải ở cao trình 438 m đặt ống xả môi trường D250 mm, cao độ tim ống là 438,625m c Công trình xả lũ
Kiểu đập tràn xả lũ là đập tràn dạng phím Piano (có khả năng tháo gấp 4 - 5 lần khả năng tháo đập tràn chính diện)
Kết cấu đập tràn: Các phím đón, phím tháo kết cấu bê tông cốt thép M250, chiều dày đỉnh tường là 0,3m Bê tông bản đáy M250, dày 1,0m; lõi đập BT M150 Nền đập đặt trên nền đá IIA, khoan phun chống thấm 1 hàng với chiều sâu H1 = 0,5H (H cột nước tính từ MNDBT đến đáy đập)
Tiêu năng sau tràn: Tường hạ lưu tràn bố trí dạng bậc thang để tiêu năng một phần năng lượng dòng chảy từ mặt tràn rơi xuống, đoạn hạ lưu tràn gia cố tấm bê tông cốt thép M200, dày 0,5 m; dài 10 m Sau đoạn gia cố khoảng 100 m là thác nước cao 14 m
Cống xả sâu được đặt bên bờ phải (giáp cửa nhận nước) có cao trình ngưỡng là
430 m, kích thước nxBxH = 2 x 5,0 x 6,5 m kết hợp xả cát Trong giai đoạn thi công, cống làm nhiệm vụ dẫn dòng thi công mùa kiệt năm thứ 2
Bảng 6 Thông số chính công trình xả lũ
TT Thông số Đơn vị Giá trị
A Tràn tự do Tràn tự do kiểu phím Piano loại A
1 Kết cấu đập Bê tông trọng lực
3 Chiều rộng một đơn vị tràn (W) m 31,2
4 Chiều cao ngưỡng tràn (Pm) m 4
6 Chiều rộng ô thoát nước (Wo) m 3,2
8 Chiều rộng ô đón nước (Wi) m 4
10 Tổng chiều dài đường tràn nước (L) m 144
11 Chiều cao tràn lớn nhất m 23
12 Mực nước lũ kiểm tra m 449,86
13 Mực nước lũ thiết kế m 449,02
14 Chiều cao đập lớn nhất m 23
15 Kết cấu đập Bê tông cốt thép
19 Chiều cao đập lớn nhất m 23 d Tuyến năng lượng
Cửa nhận nước bố trí bên bờ phải, lấy nước kiểu tháp bên bờ Kết cấu bê tông cốt thép với thông số như sau:
Bảng 7 Thông số chính cửa nhận nước
TT Thông số Đơn vị Giá trị
2 Kích thước thông thủy BxH m 3,0x3,0
Hầm dẫn nước kiểu đường dẫn có áp với hầm dẫn nước dài 2.820m, kích thước thông thủy hầm là 3x3m, mặt cắt ngang dạng móng ngựa Độ dốc hầm trung bình là 3%
- Đường ống áp lực Đường ống áp lực kết cấu thép Chiều dài đường ống là 511,5m, đoạn rẽ nhánh đến van cầu trước tuabin là 11,8m Đường kính trong ống là 1,8m, chiều dày ống thay đổi từ 12mm đến 20mm, đường kính ống nhánh là 0,9m Toàn đường ống gồm 8 mố néo và các mố đỡ trung gian, khoảng cách các mố đỡ trung gian là 10m Đoạn từ MN7 đến nhà máy được bọc bê tông dày 1m
- Nhà máy và kênh xả
Nhà máy thủy điện: Nhà máy kiểu hở kết cấu bê tông cốt thép gồm 02 tổ máy tua bin Gáo đặt bên bờ phải suối Robaye
+ Cao trình lắp máy: 228,0 m, sàn lắp máy: 229,9 m;
+ Lưu lượng lớn nhất 5,42 m 3 /s, lưu lượng đảm bảo: 0,48 m 3 /s;
+ Số tổ máy: 02 tổ; công suất lắp máy: 10MW
Bảng 8 Thông số chính của nhà máy thủy điện
TT Thông số Đơn vị Giá trị
1 Cao trình mực nước hạ lưu max (lũ kiểm tra
2 Cao trình mực nước hạ lưu min (Zhl min) m 221,92
3 Cao trình lắp máy (Zlm) m 228,00
4 Cao trình sàn lắp ráp m 229,90
5 Cột nước tính toán (Htt) m 217,30
6 Cột nước lớn nhất (Hmax) m 219,58
7 Cột nước nhỏ nhất (Hmin) m 217,21
TT Thông số Đơn vị Giá trị
8 Cột nước trung bình (Htb) m 217,65
10 Lưu lượng bảo đảm (Qbđ) m 3 /s 0,48
11 Công suất lắp máy (Nlm) MW 10,0
12 Công suất bảo đảm (Nbđ) MW 0,89
Tua bin Gáo – trục đứng Điện lượng bình quân nhiều năm 10 6 KWh 34,64
Số giờ sử dụng công suất lắp máy Giờ 3464
Kênh xả: Kênh xả có độ rộng là 5,4m, đấu nối với nhà máy ở cao trình 229,9 m Có nhiệm vụ đảm bảo nối tiếp dòng chảy từ buồng dẫn nước sau khi dòng chảy qua tuabin vào suối Đăk Robaye ở chế độ ổn định e Đường dây đấu nối Đường dây 22KV của Nhà máy thủy điện Đăk Robaye sẽ đấu nối vào lưới điện quốc gia tại trạm gom 220/22/6KV của Nhà máy thủy điện Đăk Lô 3 AC240/32 mạch đơn với chiều dài khoảng 2 km
5.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ
Các tuyến đường giao thông được cải tạo, nâng cấp và xây dựng thêm để phục vụ dự án gồm:
- Đường vận hành: (VH1) từ đường liên xã vào vai trái đập có chiều dài 100m; (VH2) từ Trường Sơn Đông vào cửa nhận nước, dài 323m; (VH3) đường vào nhà máy từ đường liên xã dài 108m;
5.2.3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường
- Hệ thống thoát nước thải: Nước thải sinh hoạt phát sinh tại dự án được thu gom theo đường ống riêng biệt với nước mưa về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 5,56 m 3 /ngày Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B xả tại vị trí cửa xả trước khi thải vào suối Đăk Robaye
- Hệ thống thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động tháo khô phần dẫn dòng tua bin và nước rò rỉ
- Hệ thống thu gom và thoát nước mưa
- Khu vực tập kết chất thải rắn sinh hoạt diện tích 10m 2
- Kho lưu trữ chất thải nguy hại diện tích 12,8844m 2
5.3 Sơ đồ tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở
Tổng số lượng cán bộ, công nhân viên làm việc tại dự án: 35 người Tuy nhiên, chỉ có ban giám đốc và phòng kỹ thuật – an toàn làm việc trực tiếp và sinh hoạt tại nhà máy
+ Số ca làm việc trong ngày: 03 ca + Số giờ làm việc trong ca: 08 giờ Bảng 9 Thành phần và số lượng cán bộ vận hành của Nhà máy
TT Thành phần cán bộ Số lượng
2 Phòng hành chính – kinh doanh 14
3 Phòng kỹ thuật – an toàn 19
- Phân xưởng sản xuất vận hành 12
- Phòng an toàn và môi trường 3
Sơ đồ tổ chức quản lý hoạt động hiện tại của cơ sở như sau:
Hình 2 Sơ đồ mô hình tổ chức của công ty
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Hiện nay, tỉnh Kon Tum chưa ban hành các quy định về phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường, do đó báo cáo chưa đề cập và đánh giá đến nội dung này.
Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường
2.1 Đánh giá tác động của việc xả nước thải của dự án đến chất lượng nguồn nước
Theo kết quả phân tích chất lượng nước mặt, khu vực nguồn tiếp nhận của Nhà máy do Trung tâm nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường - Trường Đại học khoa học tự nhiên thực hiện quan trắc cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích như pH, nhiệt độ, DO, COD, BOD5, NH4 +, NO3 -, PO4 3-, Fe và Mn đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A2
Khi Dự án nhà máy thủy điện Đăk Robaye đi vào hoạt động, nước thải của nhà máy sẽ được xử lý để đảm bảo chất lượng trước khi xả thải ra ngoài môi trường, các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, Kq= 0,9, Kf=1) đối với nước thải sản xuất và theo QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, K=1) đối với nước thải sinh hoạt Do vậy, nước thải của nhà máy ảnh hưởng không nhiều tới chất lượng nguồn tiếp nhận
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của nhà máy có thể làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm Do vậy khi Dự án đi vào hoạt động, nhà máy sẽ kiểm soát chặt chẽ lưu lượng và chất lượng nguồn nước thải trước khi thải ra môi trường
Bảng 10 Một số tác động của các chất ô nhiễm có trong nước thải
TT Thông số Tác động
1 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước
- Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh
2 Chất rắn lơ lửng - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh
- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh
Các vi khuẩn gây bệnh
- Nước có lẫn vi khuẩn gây bênh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, tả, lỵ
TT Thông số Tác động
- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột
- Tích tụ kim loại nặng trong nước làm ảnh hưởng chất lượng nguồn nước
- Tích tụ qua chuỗi sinh học, gây ảnh hưởng đến động thực vật thủy sinh
6 Váng dầu Ảnh hưởng tới chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh
2.2 Đánh giá tác động của việc xả nước thải của dự án đến hệ sinh thái thủy sinh
Tại thời điểm lập hồ sơ, hai bên bờ chủ yếu là các thảm phủ thực vật, cây bụi, hệ sinh thái thủy sinh và môi trường ở suối không thuộc loại hệ môi trường sinh thái nhạy cảm Chất lượng nước mặt nguồn tiếp nhận cũng khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong quy chuẩn của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A2
Nước thải của nhà máy khi đi vào hoạt động nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, tạo ra sự tích tụ sinh học theo chiều hướng bất lợi với chuỗi thức ăn
Như đánh giá ở trên, nước thải sản xuất của nhà máy thủy điện Đăk Robaye sau xử lý các chỉ tiêu nằm trong mức giới hạn của QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, Kq= 0,9,
Kf=1) và QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, K=1), không gây tác động ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh và môi trường sống của các loài thủy sinh (như cá, tôm,,…) của nơi tiếp nhận nguồn thải
2.3 Đánh giá tác động của việc xả nước thải của dự án đến các hoạt động kinh tế - xã hội
Việc xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, đến sức khỏe của người dân trong khu vực và lân cận, gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho người dân và cho xã hội
Nước thải không được xử lý triệt để gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp, thông qua chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người Ô nhiễm nguồn nước không chỉ làm giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân, gây thiệt hại kinh tế mà cho toàn xã hội Việc ô nhiễm nguồn nước nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung làm biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái
2.4 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước Để đánh giá các tác động của việc xả thải của nhà máy thủy điện Đăk Royabe đến chất lượng nước suối Đăk Robaye, Báo cáo đã sử dụng phương pháp đánh giá gián tiếp theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2022/TT-BNTMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của suối được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng, kết quả phân tích chất lượng nguồn nước suối, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn suối
2.4.1 Phương pháp đánh giá Để đánh giá sức chịu tải của kênh T6 đối với hoạt động của nhà máy, sử dụng công thức đánh giá tại Thông tư 76/2017/TT-BTNMT Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông hồ:
Trong đó: a) Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày; b) Ltđ: tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông và được xác định theo công thức Ltđ = Cqc x QS x 86,4 ;
Cqc: giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn sông, đơn vị tính là mg/l;
QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá, 6 m 3 /s;
Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m 3 /s thành đơn vị tính là kg/ngày) c) Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy công thức Lnn = Cnn x QS x 86,4;
Cnn: kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt, đơn vị tính là mg/l;
QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn suối đánh giá, 3,42 m 3 /s;
Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên d) FS: hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,3 đến 0,7, chọn 0,6
Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt được xác định tại vị trí mặt cắt đầu của đoạn sông được đánh giá Cụ thể:
Bảng 11 Vị trí lấy mẫu
TT Ký hiệu mẫu Tọa độ X Tọa độ Y Vị trí lấy mẫu
1 NM 1639798 0596281 Nước mặt tại khu vực hạ lưu, cách khu vực đấu nối với suối Đăk Lô 150 m Bảng 12 Thông số chất lượng nguồn tiếp nhận
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Chất lượng nước suối Đăk
Dựa vào công thức trên và chất lượng suối Đăk Robaye, tính được khả năng tiếp nhận nước thải của suối Đăk Robaye trong bảng sau:
Bảng 13 Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Đăk Robaye
TT Thông số Đơn vị Khả năng tiếp nhận suối Đăk Robaye Đánh giá khả năng tiếp nhận
14 Dầu mỡ kg/ngày 18.07 Còn
Theo đánh giá về hiện trạng môi trường nền khu vực dự án thì việc triển khai xây dựng dự án là hoàn toàn khả thi tuy nhiên chủ đầu tư dự án cần phải có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ tất cả các nguồn thải phát sinh để không gây ảnh hưởng đến môi trường chung của Khu vực.
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thu gom nước mưa của khu vực trạm biến áp, khu nhà máy, khu nhà làm việc được xây dựng hoàn thiện với hệ thống thu gom, thoát nước như sau:
Hình 3 Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa của nhà máy thủy điện Đăk Robaye
- Nước mưa mái được thu gom bằng các đường ống PVC - D110 chảy tràn trên sân vào các rãnh thoát nước mưa của nhà máy
- Nước mưa chảy tràn trên sân, đường nội bộ và nước mưa mái taluy: không chứa các thành phần cặn được thu gom vào các rãnh hình thang, kích thước 426x1226x338mm, tổng chiều dài 694 m đến hố ga kích thước 860 x 1000 x 1230mm sau đó dẫn qua cống thoát nước, tiếp tục qua kênh thoát nước kích thước 1500x1700m rồi xả ra suối Đăk Robaye
Hệ thống thoát nước mưa của nhà máy được vận hành theo chế độ tự chảy
Bảng 14 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước mưa
STT Hạng mục Đơn vị Thông số
1 Ống thu nước mưa 01 hệ thống PVC- D110
2 Rãnh thoát nước 516m Kết cấu: BTXM
3 Cống tiêu nước 1 7 m Kết cấu: BTCT
4 Cống thoát nước 2 6 m Kết cấu: BTXM
Kết cấu: BTCT Kích thước: BxH = 1500x1700m Chiều dài: 10m
Hình 4 Hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mưa của dự án
Hướng tiêu thoát: Toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn của Dự án được tiêu thoát ra suối Đăk Robaye thông qua 2 điểm xả:
Bảng 15 Vị trí thoát nước
STT Điểm xả Vị trí thoát
2 Kênh xả của nhà máy 1639721.556 542385.039 Định kỳ 03 tháng/lần Công ty sẽ kiểm tra, nạo vét hệ thống dẫn nước mưa, kiểm tra phát hiện hỏng hóc để sửa chữa kịp thời Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho hệ thống thoát nước mưa Không để các loại rác thải, chất thải lỏng độc hại xâm nhập vào đường thoát nước
1.2 Thu gom, thoát nước thải
Nhu cầu xả thải của nhà máy thủy điện Đăk Robaye
Bảng 16 Nhu cầu xả thải của nhà máy
TT Nguồn xả nước thải Lưu lượng lớn nhất
2.2 Nước tháo khô nhà máy 98,4 Đối với các loại nước thải phát sinh từ nháy máy, nước tháo khô nhà máy được coi là nước sạch và được xả thẳng theo kênh xả của nhà máy ra suối Đăk Robaye Vậy, lưu lượng xả nước thải lớn nhất của nhà máy là 721,26 m 3 /ngày bao gồm nước thải sinh hoạt và nước rò rỉ của nhà máy
Nước thải sinh hoạt của nhà máy được thu gom theo đường ống riêng biệt
Hình 5 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của Dự án
- Nước thải từ chậu rửa mặt: được thu gom bằng đường ống PVC D90 sau đó đấu nối vào đường ống PVC D200 để thu gom về bể tự xử lý nước thải trước khi thải ra suối Đăk Robaye bằng đường ống PVC 200
- Nước thải từ nhà vệ sinh: thu gom theo đường ống PVC D60 sau đó đấu nối vào đường ống PVC D110 để thu gom vào bể tự hoại 3 ngăn để xử lý trước khi xử lý bằng bể tự xử lý nước thải Nước thải sau bể tự hoại được thu gom về hệ thống xử lý nước thải để xử và thoát ra suối Đăk Robaye bằng đường ống PVC D200
- Nước thải từ nhà bếp: thu gom bằng đường ống PVC D100 về bể tách mỡ sau đó đấu nối vào bể tự xử lý nước thải bằng đường ống PVC D140
Bảng 17 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước thải
STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng
4 Tuyến ống PVC D200 m 27,192 Điểm xả nước thải sau xử lý:
Số lượng điểm: 01 điểm xả nước thải sau xử lý
Vị trí: Tại suối Đăk Robaye
Phương thức xả: tự chảy
Trong quá trình hoạt động thường xuyên, nhà máy sẽ sử dụng thế năng của dòng nước qua tua bin để chạy máy phát điện, chuyển hóa thành điện năng Dòng nước sau khi thực hiện nhiệm vụ chạy tua bin sẽ theo cửa xả, ra kênh xả và chảy về suối Đăk Robaye Lượng nước nay có tính chất giống với nước nguồn từ suối Đăk Robaye, không thay đổi sau quá trình chạy máy do đó không được coi là nước thải
Lượng nước thải sản xuất phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động của nhà máy chỉ từ các nguồn sau:
- Nước rò rỉ từ các thiết bị (thành phần có chứa một lượng dầu rất nhỏ);
- Nước thấm qua bê tông nhà máy (thành phần chủ yếu là cặn lắng)
Trong quá trình vận hành của nhà máy có thể xảy ra sự cố đối với một số khu vực như:
- Tại các tổ máy: sự cố của tổ máy dẫn đến rò rỉ dầu máy lẫn vào nước thải ra trong quá trình sửa chữa;
- Trong nhà máy: khi có sự cố cháy trong nhà máy, sử dụng nước từ suối Đăk Robaye để làm sạch sàn , lượng nước sau chữa cháy phát sinh có thể chứa dầu từ sàn nhà máy bị cuốn theo dòng nước thải
- Rò rỉ dầu máy biến áp tại khu vực trạm biến áp
Ngoài ra, trong quá trình vận hành, định kỳ nhà máy tiến hành duy tu, bảo dưỡng tua bin và trong quá trình sửa chữa (nếu xảy ra hỏng hóc thiết bị) sẽ phát sinh lượng nước tháo khô (lượng nước còn lại trong ống dẫn nước vào tua bin khi không chạy máy) Lượng nước này tương đối sạch, có chất lượng tương tự như nước từ suối Đăk Robaye
Cụ thể quá trình thu gom, thoát nước thải sản xuất và nước nhiễm dầu khi có sự cố tại nhà máy như sau:
1 Nước rò rỉ từ hoạt động của nhà máy và nước thải nhiễm dầu phát sinh khi có sự cố tại nhà máy
- Công trình thu gom: Toàn bộ lượng nước thải sản xuất phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động của nhà máy, lượng nước rò rỉ từ các tổ máy trong quá trình bảo trì bảo dưỡng/gặp sự cố và lượng nước thải phát sinh sau quá trình chữa cháy tại nhà máy được thu gom về 2 hố thu kích thước BxLxH = 1000x1000x500mm sau đó thu gom bằng hệ thống ống mạ kẽm DN150 về bể nước nhiễm dầu để tách dầu, xử lý sơ bộ trên nguyên tắc trọng lực rồi dẫn sang bể chứa nước rò rỉ bằng đường ống DN200 Dầu sau quá trình tách nước giữ lại bể chứa nước nhiễm dầu được thu gom bằng bơm hút và lưu chữa tại kho chất thải nguy hại của nhà máy Công ty đã hợp đồng với Công ty TNHH thương mại và xây dựng An Sinh thu gom vận chuyển xử lý theo quy định (Chi tiết hợp đồng đính kèm phụ lục báo cáo)
- Công trình thoát nước thải: Nước thải sau khi qua Bể chứa dầu bẩn và bể chứa nước rò rỉ được bơm ra kênh xả bằng bơm chìm công suất 3,7kW đặt tại cao trình 206,80m, hệ thống đường ống DN40, DN65 ra kênh xả nhà máy trước khi xả ra suối Đăk Robaye
Hình 6 Sơ đồ thu gom, thoát nước rò rỉ và nước nhiễm dầu
Hình 7 Hình ảnh bể chứa nước nhiễm dầu Bảng 18 Thông số hệ thống thu gom nước rò rỉ, nước nhiễm dầu STT Hạng mục Số lượng Thông số kỹ thuật
Kết cấu: BTXM Kích thước: B x L x H 1000x1000x500mm
2 Bể chứa nước nhiễm dầu 01 bể
Kết cấu: BTCT Kích thước: B x L x H 1700x1800x4410mm
3 Bể chứa nước rò rỉ 01 bể
Kết cấu: BTCT Kích thước: B x L x H 1500x1800x4410mm
4 Bơm tháo nước 01 P = 3,7kW Điểm xả nước thải sau xử lý:
Vị trí: kênh xả sau nhà máy ra suối Đăk Robaye
Phương thức xả: Bơm cưỡng bức
Tọa độ điểm xả: X(m) 39721.556; Y(m) = 542385.039 (theo hệ tọa độ VN
2 Nước thảo khô nhà máy
– Công trình thu gom: Nước tháo khô từ các tổ máy được thu gom bằng đường ống thép mạ kẽm DN150 vào bể nước tháo khô
- Công trình thoát nước: Nước tháo khô của nhà máy được coi là nước sạch, lượng nước này sau khi được thu về bể tháo khô được bơm ra kênh xả bằng bơm chìm công suất 1.5kW đặt tại cao trình 206,80m, hệ thống ống mạ kẽm DN65 trước khi xả vào kênh xả nhà máy và ra suối Đăk Robaye
Hình 8 Sơ đồ hệ thống thu gom nước tháo khô tổ máy Bảng 19 Thông số hệ thống thu gom thoát nước tháo khô STT Hạng mục Số lượng Thông số kỹ thuật
1 Bể thu nước tháo khô 01 bể
Kết cấu: BTCT Kích thước: B x L x H 2400x3400x4410m
2 Bơm thoát nước 01 bơm P = 1.5kW Điểm xả nước thải sau xử lý:
Vị trí: kênh xả sau nhà máy ra suối Đăk Robaye
Phương thức xả: Bơm cưỡng bức
Tọa độ điểm xả: X(m) 39721.556; Y(m) = 542385.039 (theo hệ tọa độ VN
3 Dầu rò rỉ từ máy biến áp
Các biện pháp xử lý bụi, khí thải
Dự án Thủy điện Đăk Robaye không phát sinh khí thải, do đó không có các công trình xử lý bụi, khí thải.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Giai đoạn vận hành, nhà máy thủy điện Đăk Robaye có 21 cán bộ nhân viên sinh hoạt, làm việc trực tiếp tại nhà máy
- Thành phần, khối lượng CTR sinh hoạt:
+ Thành phần: chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy (rau thừa, vỏ hoa quả, thức ăn thừa, ), giấy và phế thải từ văn phòng
+ Khối lượng: khoảng 10,5 kg/ngày
- Hiện tại Công ty quy hoạch khu tập kết rác thải sinh hoạt tại phía Nam nhà máy: + Diện tích xây dựng 10 m 2 , kích thước xxm
+ Kết cấu: phần nền được xây dựng là BTCT
- Công ty đã trang bị và bố trí 2 thùng nhựa loại 120 lít tại khu vực bếp ăn; 3 thùng nhựa 120 lít tại khu vực hành lang, sân nội bộ nhà máy, 3 thùng nhựa 40 lít tại khu vực vận hành
- Chủ dự án sẽ thực hiện phân loại rác tại nguồn gồm rác thải có thể tái sử dụng như giấy bao bì, vỏ hộp, lon sẽ được thu gom vào các bao tải PE và bán cho đơn vị có nhu cầu thu mua Đối với các chất thải gồm thức ăn thừa, cây, lá, vỏ hoa quả được đưa vào thùng 120 lít đặt tại khu vực nhà ăn, cuối mỗi ngày người dân địa phương đến mang về cho gia súc, gia cầm Đối với các rác thải không tái sử dụng được gồm nilon, hộp sữa, cành cây, lá cây sẽ được thu gom, tập kết tại bãi chất thải rắn của nhà máy phơi và định kỳ 1 lần/ tuần đốt.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Trong giai đoạn vận hành của dự án, chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng máy móc, thiết bị và vận hành Nhà máy Thành phần khối lượng CTNH phát sinh từ dự án như sau:
Bảng 21 Thành phần, khối lượng CTNH phát sinh
STT Tên chất thải Trang thái tồn tại
Số lượng trung bình (kg/năm)
1 Dầu thủy lực tổng hợp thải Lỏng 10 17 01 06
2 Giẻ lau, vải bảo vệ thải có bị nhiễm thành phần nguy hại Rắn 10 18 02 01
3 Bóng đèn huỳnh quang Rắn 3 16 01 06
4 Các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện tử thải Rắn 5 19 02 06
5 Hộp mực in thải Rắn 2 08 02 04
6 Pin/ac quy chì thải Rắn 10 16 01 12
Hiện tại Công ty đã xây dựng kho chứa CTNH tại khu vực riêng biệt
- Vị trí: phía nam nhà máy
- Diện tích xây dựng 12,464 m 2 , kích thước 3,8x3,28m
- Kết cấu kho: bằng tường gạch và tôn bao quanh, mái lợp tôn đảm bảo kín nắng kín mưa, nền BTXM chống thấm, có bố trí gờ chống tràn cao 20cm Trong kho có bố trí kẻ vạch, dán nhãn để phân loại các loại CTNH Tại nhà kho bố trí 2 bình chữa cháy,
1 xô cát, 1 xẻng xúc cát để phòng cháy chữa cháy
- Mỗi loại chất thải nguy hại được bố trí tại một khu vực riêng và được đánh mã CTNH theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
Chủ dự án đã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại với Công ty TNHH thương mại và xây dựng An Sinh
Hình 14 Hình ảnh kho chất thải nguy hại của nhà máy
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của dự án:
- Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra các linh kiện kết nối các chi tiết của máy;
- Kê, đệm các vật dụng tạo cân bằng cho máy móc như mút, đệm, núm cao su…
- Đối với phòng làm việc, phòng điều khiển bằng máy tính cần được bao xung quanh bằng kính nhằm giảm thiểu tiếng ồn từ các máy móc, thiết bị như tuabin đến các CBCNV làm việc trong nhà máy;
- Trang bị đầy đủ bảo đủ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành, đặc biệt là ốp tai chống ồn, gang tay, ủng cao su có khả năng hạn chế tác động của rung chấn;
Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của dự án:
- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
6.1 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với nước thải
Đối với bể tách mỡ
- Dầu mỡ được định kỳ thu gom tuần 2 lần/tuần đưa vào kho chứa chất thải nguy hại;
- Định kỳ 3 tháng/lần hút cặn lắng bể tách mỡ;
- Bố trí cán bộ phụ trách khu vực bể tách mỡ để đạt hiệu quả cao
Đối với bể tự hoại
- Chủ dự án thuê đơn vị có đủ chức năng hút bùn bể tự hoại với tần suất 6 tháng/lần
Đối với hệ thống xử lý nước thải
- Định kỳ kiểm tra hệ thống bơm, đường ống
- Bố trí cán bộ vận hành, theo dõi hoạt động của bể yếm khí, bể hiếu khí
- Chủ đầu tư sẽ định kỳ hút bùn cặn từ các bể lắng, bùn sau khi hút được Chủ đầu tư ký hợp đồng thu gom với đơn vị chức năng thu gom, xử lý
- Báo cáo ngay khi phát hiện ra sự cố để khắc phục kịp thời
6.2 Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ
Hiện tại hệ thống PCCC của nhà xưởng hiện tại đã được xây dựng hoàn thiện Hệ thống PCCC của nhà máy như sau:
* Hệ thống đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy:
- Đường giao thông phục vụ cho xe chữa cháy: Đảm bảo chiều rộng mặt đường (≥3,5m), chiều cao (≥4,25m) và khoảng không từ mặt đường lên phía trên;
- Nguồn nước chữa cháy: nhà máy sử dụng nguồn nước chữa cháy từ suối Đăk Robaye
* Hệ thống điện, chống sét:
- Hệ thống điện: dây dẫn điện được đi trong ống ghen bảo vệ; nối đất an toàn cho máy móc, thiết bị sử dụng điện trong nhà máy
- Hệ thống chống sét: có hệ thống chống sét đánh thẳng và chống cảm ứng tĩnh điện (theo quy định tại Mục 28-TCVN 9385-2012)
* Hệ thống báo cháy tự động:
- Đã lắp đặt hệ thống báo cháy tự động gồm: 01 tủ trung tâm báo cháy tự động, 5 đầu báo cháy khói, 7 đầu báo nhiệt phòng nổ, 1 đầu báo nhiệt, 4 tổ hợp chuông đèn, nút ấn báo cháy
* Hệ thống cấp nước chữa cháy tự động:
- Đã lắp đặt hệ thống cấp nước chữa cháy tự động bao gồm: 01 máy bơm chữa cháy động cơ điện Q = 90 m 3 /h, H = 60m.c.n, 01 bơm dự phòng diezel cùng công suất;
01 trụ nước chữa cháy D65, 01 trụ tiếp nước chữa cháy D65, 04 tủ chữa cháy vách tường
* Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn:
- Trang bị 8 đèn chiếu sáng sự cố, 4 đèn chỉ dẫn thoát nạn
* Trang bị phương tiện, trang phục cho lực lượng PCCC cơ sở:
- Trang bị hệ thống bình chữa cháy: 05 bình chữa cháy MT3, 19 bình chữa cháy MFZL8, 02 quả cầu chữa cháy ABC 6kg
- Trang bị đồ bảo hộ (quần áo chữa cháy, mũ chữa cháy, găng tay, giày, ủng, mặt nạ lọc độc, đèn pin chịu nước, bộ đàm cầm tay): 5 bộ
- Trang bị các phương tiện cứu nạn, cứu hộ: rìu cứu thương, xà beng, búa tạ, kìm cộng lực, túi sơ cứu loại A, cáng cứu thương
Hình 15 Hệ thống đường ống dẫn nước và tủ chữa cháy hốc tường 6.3 Các biện pháp phòng ngừa sự cố vỡ đập, hầm nước, đường ống áp lực trong quá trình vận hành
Chủ dự án cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý an toàn đập, hầm dẫn nước, đường ống áp lực như sau:
- Trong quá trình vận hành hồ chứa, Chủ dự án cam kết tuân thủ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ liên quan đến các quy định về việc quản lý an toàn đập của hồ chứa nước; hoạt động xây dựng, quản lý khai thác hồ chứa nước và các hoạt động khác có liên quan đến quản lý an toàn đập
- Tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Cam kết thực hiện theo hướng dẫn của thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08/7/2019 của Bộ Công thương quy định về quản lý an toàn đập và hồ chứa thủy điện
- Cam kết tuân thủ, thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp phòng chống lụt, bão
- Cam kết xây dựng đập, hầm dẫn nước, đường ống áp lực đảm bảo theo đúng thiết kế đã được duyệt, đảm bảo đúng các quy chuẩn và tiêu chuẩn có liên quan;
- Thực hiện duy tu, bảo dưỡng đập, kiểm tra định kỳ trước và sau các mùa mưa lũ Hàng năm, Chủ dự án sẽ lập và gửi báo cáo cho UBND tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh Quảng Ngãi và các cơ quan có liên quan theo quy định về an toàn đập
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các quy định liên quan đến hành lang an toàn hồ chứa thủy điện Đăk Robaye
Kế hoạch ứng cứu sự cố môi trường:
Trong trường hợp khi sự cố môi trường xảy ra (vỡ đập, hầm dẫn nước, đường ống áp lực…) do mưa lũ, hay do đứt gãy hoạt động địa chất gây ra thì Chủ dự án sẽ phối hợp với chính quyền và các ban ngành địa phương thực hiện các biện pháp sau:
- Xác định phạm vi ảnh hưởng lớn nhất của dự án khi bị vỡ đập là người dân, các công trình phía hạ du trong vòng bán kính 5km tính từ dự án xuống khu vực hạ lưu
- Sử dụng nhân sự, các trang, thiết bị sẵn có của chủ dự án gồm 03 thuyền, 03 cano,
03 ô tô, phao, áo phao, thuốc men, … và nhân sự của công ty thực hiện tham gia tổ chức cứu vớt và đưa người dân đến nơi an toàn Ngoài ra, để phục vụ công tác đảm bảo an toàn cho người dân, chủ dự án sẽ thực hiện thông báo đến UBND xã Ngọc Tem, Sơn Lập; UBND huyện Kon Plông, Sơn Tây và các cơ quan, đơn vị có liên quan để huy động nhân sự, trang thiết bị như thuyền, cano, phao, ô tô… để đảm bảo tối thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản của khu vực dân cư trong vùng chịu ảnh hưởng
- Chủ dự án sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đưa lương thực, thuốc men cứu đói đối với khu vực ngập người dân chưa kịp di chuyển; thăm hỏi và hỗ trợ các gia đình có thiệt hại về người hoặc tài sản
- Chủ dự án sẽ phối hợp với Ủy ban phòng chống bão lụt, phòng chống thiên tai để kiểm soát lưu lượng xả lũ;
- Phối hợp với UBND xã Ngọc Tem, Sơn Lập tổ chức cung cấp đầy đủ lượng thực, thuốc men, quần áo… cho người dân ổn định đời sống khi nước rút Đồng thời phối hợp với các cơ quan quản lý địa phương có liên quan triển khai lực lượng để khôi phục thông suốt các tuyến đường giao thông, điện, thông tin liên lạc… để người dân phục hồi sản xuất
Chủ dự án cam kết sẽ hỗ trợ, bồi thường thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập của dự án gây ra
6.4 Phòng ngừa, ứng phó sự cố rò rỉ dầu cách điện trong máy biến thế
+ Biện pháp phòng chống sự cố rò rỉ dầu cách điện: Bố trí 1 bể chứa dầu sự cố có dung tích chứa dầu 15m³ nằm ở phía Đông TBA, chứa được hệ thống dầu thải rò rỉ, hoặc thay dầu được dẫn bằng hệ thống ống thoát dầu bằng thép d 0 đến bể chứa dầu sự cố để lưu giữ nên đảm bảo về môi trường
+ Biện pháp phòng chống sét
- Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp đối với Nhà máy: Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào nhà máy sử dụng hệ thống kim và dây thu sét bằng thép tròn mạ kẽm đặt trên mái nhà máy và thành máng nước Vật liệu được chọn như sau: Kim thu sét sử dụng loại thép tròn D20, mạ kẽm nhúng nóng, dài 1,5m; Dây dẫn sét sử dụng thép tròn D12, mạ kẽm nhúng nóng; Dây dẫn sét được nối vào hệ thống nối đất chung của nhà máy
- Bảo vệ chống sét đối với máy biến áp tăng: Lắp đặt các kim thu sét trên đỉnh tường chống cháy của các máy biến áp
Ngoài ra, chủ dự án còn lắp đặt các bộ chống sét van lắp đặt tại đầu các đường dây vị trí đầu cáp điện của cột xuất tuyến, các máy biến áp chính, đầu cực máy phát và các máy biến áp tự dùng để bảo vệ chống quá điện áp lan truyền từ ĐDK vào các thiết bị 6.5 Phòng ngừa, ứng phó sự cố chập điện của trạm biến áp Để giảm thiểu sự cố chập điện, các nhân viên trực quản lý vận hành phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, cũng như dây dẫn trong trạm điện có đảm bảo an toàn cách điện hay không, để đề xuất các biện pháp thay thế kịp thời Tránh hiện tượng động vật, côn trùng vào trạm (đặc biệt phòng điều khiển) cần có biện pháp xua đuổi như phun thuốc và bịt các lỗ hổng vào các tủ điện bằng đất sét có mùi
6.6 Phòng ngừa, ứng phó sự cố kẹt van, cửa nhận nước
- Thường xuyên dọn rác thải trong hồ chứa;
- Trước cửa nhận nước đều có bố trí song chắn rác;
Biện pháp giảm thiểu các tác động khác
7.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động từ điện trường, từ trường Để giảm thiểu các tác động từ điện trường, từ trường chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Trang bị đầy đủ các bảo hộ lao động chuyên dụng cho cán bộ làm việc tại vị trí có cường độ điện cao Khi có mưa, sấm sét không thực hiện làm việc tại các khu vực này
- Đặt biển cảnh báo tại các khu vực điện cao thế, khu vực điện có cường độ cao và khu vực trạm OPY
- Đào tạo và hướng dẫn công nhân vận hành đảm bảo an toàn theo đúng quy định tại Quyết định 1559 EVN/KTAT ngày 21/10/1999 của Tổng công ty Điện Lực Việt Nam và QCVN 01:2008/BTC như đặt các biển cảnh báo, rào chắn, tín hiệu và các trang thiết bị bảo đảm an toàn, bảo hộ lao động trong suốt quá trình vận hành và làm việc tại Nhà máy
- Định kỳ, thực hiện quan trắc, kiểm tra, đo đạc cường độ điện trường, từ trường trong các vị trí có khả năng phát ra điện trường, từ trường
7.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động từ quá trình vận hành hồ chứa
Công trình thủy điện Đăk Robaye thực hiện điều tiết nước ngày đêm và dung tích hữu ích của hồ nhỏ (0,485 triệu m 3 ) nên quá trình vận hành hồ chứa sẽ ít gây ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy của suối Tuy nhiên, nhằm giảm thiểu tối đa các thiệt hại của khu vực hạ lưu, chủ dự án cam kết thực hiện các biện pháp sau:
- Lập và trình xin xét duyệt quy trình vận hành hồ chứa theo đúng quy định
- Thực hiện vận hành hồ chứa theo đúng quy trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Bố trí các thiết bị quan trắc mực nước hồ, bồi lắng lòng hồ, an toàn đập;
- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất kiểm tra các hạng mục chính của công trình gồm công trình đầu mối, hầm dẫn nước, đường ống áp lực và nhà máy;
- Dung tích hồ chứa là 0,485 triệu m 3 (dưới 1 triệu m 3 ) nên không phải thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước (theo Điều 12, Nghị định 43/2015/NĐ-CP) Tuy nhiên, chủ dự án vẫn phải thực hiện các biện pháp quản lý hành lang, bảo vệ hồ chứa + Công tác chống lũ
- Chủ dự án sẽ thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, phối với với BCH- PCLB tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi thực hiện xả lũ khi có yêu cầu;
- Hằng năm, cứ đến mùa mưa lũ (tháng 9-10 hàng năm) BCH-PCLB của dự án sẽ theo dõi tình hình thời tiết, mực nước trong hồ, tình trạng trang thiết bị, máy móc, huy động lực lượng trực, sẵn sàng triển khai công tác xả lũ theo yêu cầu của BCH-PCLB tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi;
- Thực hiện quan trắc, theo dõi mực nước về hồ: Trong quá trình vận hành hồ chứa chủ dự án sẽ thực hiện quan trắc mực nước thượng lưu, hạ lưu đập ít nhất như sau:
Thông số, đối tượng quan trắc, đánh giá
Lưu lượng xả qua tràn
Cao trình mực nước hồ và hạ lưu đập
Khi mực nước hồ thấp hơn ngưỡng tràn (số lần/ngày) 4 4 4 4 4
Khi mực nước hồ bằng hoặc cao hơn ngưỡng tràn
Khi mực nước hồ cao hơn ngưỡng tràn (số giờ/ lần) 4 4 4 4 4
+ Công tác xả lũ: Khi mực nước trong hồ đến cao trình ngưỡng tràn là 448,0m nước sẽ tự động tràn qua cửa xả tràn nhưng lưu lượng nước về hồ lớn hơn nhiều lưu lượng nước vận hành cần thông báo tình trạng lũ đến BCH-PCLB tỉnh Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi và chính quyền địa phương, nhân dân khu vực hạ lưu (bằng điện thoại và bổ sung văn bản, sau khi hết lũ) Sau khi thông báo tình trạng lũ, BCH-PCLB của Nhà máy triệu tập một tiểu ban kỹ thuật đặt trách nhiệm vụ xả lũ và trực tiếp chỉ đạo tiểu ban này Nhiệm vụ của tiểu ban kỹ thuật là:
Thu thập tất cả các số liệu, hồ sơ, công điện liên quan đến dự báo khí tượng thủy văn của trận lũ Điều tiết xả lũ trên cơ sở dự báo lưu lượng lũ về hồ Đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra đối với công trình và hạ lưu, từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh
Thực hiện các chỉ đạo của BCH-PCLB tỉnh Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi
Hiệu lệnh thông báo khi xả lũ:
Trước khi xả nước qua các tổ máy phát điện, tại khu vực nhà máy kéo 2 hồ còi, mỗi hồi còi dài 20 giây và cách nhau 10 giây
Khi lưu lượng bắt đầu qua tràn tự do kéo 3 hồi còi, mỗi hồi còi dài 20 giây và cách nhau 10 giây
Khi đập tràn kết thủ xả lũ xuống hạ lưu thì kéo 1 hồi còi dài 30 giây
+ Công tác sau lũ: Trong quá trình lũ xuống khi lưu lượng về hồ còn hơn hơn lưu lượng Qvh, Trưởng BCH-PCLB Nhà máy thông báo hết lũ đến BCH-PCLB tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi (bằng điện thoại và văn bản), chính quyền và người dân địa phương Sau mỗi trận lũ Trưởng BCH-PCLB nhà máy phải tiến hành các công tác sau:
- Kiểm tra tình trạng làm việc của các công trình và thiết bị có liên quan đến phòng chống lũ lụt và xả lũ;
- Điều tra thu thập các thiệt hại do lũ gây ra tại khu vực lòng hồ, hạ lưu;
- Lập báo cáo diễn biến lũ;
- Lập báo cáo về vận hành hồ chứa và xả lũ cùng các quyết định xử lý đã thực hiện;
- Sửa chữa các chỗ hư hỏng, khắc phục các khuyết điểm của các bộ phận công trình thiết bị có ảnh hưởng hoặc có nguy cơ đe dọa đến sự ổn định của công trình
+ Duy trì dòng chảy tối thiểu vào mùa kiệt: Công ty cam kết duy trì dòng chảy tối thiểu theo đúng quy định tại Nghị định số 112/2008/NĐ-CP, ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, Thông tư 64/2017/TT-BTNMT, ngày 22/12/2017 và lưu lượng được xác định trong Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
Trong giai đoạn thiết kế, Công ty đã phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng công trình ống xả môi trường nằm phía dưới đập với đướng kính ống là 0,25m, chiều dài là 17,25m, cao trình đặt ống là 438,63m, lưu lượng xả môi trường là 0,37m 3 /s và lưu lượng xả ứng với mực nước chết của công trình là 0,39m 3 /s Công ty cam kết đảm bảo duy trị dòng chảy tối thiểu theo quy định tại Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt được cấp
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Bảng 22 Các nội dung xin thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt của dự án
Theo quyết định phê duyệt ĐTM
1 Kho lưu giữ chất thải nguy hại
Công ty đề nghị thay đổi vị trí và diện tích các hạng mục để phù hợp với bố trí mặt bằng và sản xuất
2 Kho lưu giữ chất thải sinh hoạt
Diện tích 20 m 2 Khu vực tập kết rác thải sinh hoạt diện tích 10 m 2
3 Hệ thống xử lý bể tự hoại
Những thay đổi được trình bày tại bảng trên không làm thay đổi quy mô, công suất dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số 1221/QĐ-BTNMT ngày 01/6/2020 của BTNMT; không làm thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường, không làm phát sinh chất thải vượt khả năng xử lý chất thải của các công trình BVMT so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
- Nguồn phát sinh nước thải: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất:
+ Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt 1,26 m 3 /ngày đêm;
+ Nguồn số 2: Nước thải sản xuất gồm nước thải rò rỉ từ quá trình vận hành của các thiết bị 720 m 3 /ngày đêm
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: 721,26 m 3 /ngày đêm
- Dòng nước thải: 02 dòng nước thải sau sau xử lý
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải thể hiện tại bảng sau:
Bảng 23 Thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm theo các dòng nước thải
STT Thông số Đơn vị
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:
Vị trí: Tại suối Đăk Robaye
Phương thức xả: tự chảy
Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - cột B, hệ số K=1
Vị trí: kênh xả sau nhà máy ra suối Đăk Robaye
Phương thức xả: Bơm cưỡng bức
Tọa độ điểm xả: X(m) 39721.556; Y(m) = 542385.039 (theo hệ tọa độ VN
Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - cột B, hệ số Kq=0,9 và Kf= 1,1.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
Đặc trưng của dự án thủy điện là gần như không phát sinh bụi và khí thải trong giai đoạn vận hành Khí thải và bụi phát sinh chủ yếu từ các phương tiện cá nhân của cán bộ nhân viên làm việc tại nhà máy Do đó dự án không thuộc đối tượng cấp phép môi trường đối với bụi và khí thải.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
- Nguồn phát sinh: hoạt động của 02 tổ máy phát điện
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung:
Bảng 24 Giá trị giới hạn đối với mức ồn và độ rung của dự án
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Giá trị giới hạn theo quy chuẩn quy định
QCVN 27:2010/BTNMT (khu vực thông thường)
QCVN 26:2010/BTNMT (khu vực thông thường)
60 (từ 21- 6h) Ghi chú: - QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Dự kiến thời gian vận hành thử nghiệm của dự án là: 3 tháng
Công suất vận hành trong quá trình vận hành thử nghiệm dự kiến đạt: 80%
Kế hoạch vận hành thử nghiệm của dự án được trình bày như sau:
Bảng 25 Kế hoạch vận hành thử nghiệm của dự án
TT Hệ thống xử lý bể tự hoại Thời gian bắt đầu
Công suất dự kiến đạt được
Kể từ ngày đủ điều kiện VHTN
3 tháng sau kể từ ngày hoạt động
1 Nước thải đầu vào hệ thống xử lý bể tự hoại
2 Nước thải sau xủ lý trước khi thải ra suối Đăk Robaye
II Nước thải sản xuất
1 Nước thải đầu vào tại bể thu gom xử lý dầu mỡ
2 Nước thải sau xử lý tại kênh xả phía sau nhà máy
Thiết bị dùng để đo, phân tích mẫu:
Bảng 26 Các thiết bị dùng để đo, phân tích mẫu
TT Tên thiết bị Model thiết bị Xuất xứ
1 Máy định vị GPS Garmin Trung Quốc
2 Máy đo PH cầm tay YSI YSI 63 YSI - Mỹ
3 Máy đo đa chỉ tiêu Handy Lab 680 Si analytics- Đức
II Trong phòng thí nghiệm
TT Tên thiết bị Model thiết bị Xuất xứ
2 Cân phân tích PA-240C Ohaus
3 Máy cất đạm tự động - -
4 Tủ hút phòng thí nghiệm - Việt Nam
5 Tủ cấy an toàn sinh học - Việt Nam
6 Nồi hấp tiệt trùng BXM-30R China
7 Tủ sấy dụng cụ UN30 Memmerts
8 Tủ ủ vi sinh IN30 Memmerts
9 Bộ đo pH, nhiệt độ để bàn Mi 190 Milwaukee
11 Bể ổn nhiệt WNB 10 Memmert
12 Cận định lượng - Việt Nam
13 Tủ bảo quản mẫu - Việt Nam
Các phương pháp lấy mẫu, xử lý, bảo quản và vận chuyển mẫu:
Bảng 27 Các phương pháp lấy mẫu, xử lý, bảo quản và vận chuyển mẫu
Các phương pháp phân tích mẫu:
Bảng 28 Các phương pháp phân tích nước thải
TT Thông số phân tích Phương pháp thử
1 Lưu lượng SOP/MTVP/HT02
TT Thành phần môi trường Phương pháp lấy mẫu
TT Thông số phân tích Phương pháp thử
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
Bảng 29 Kế hoạch quan trắc chất thải trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất
TT Vị trí giám sát Thông số giám sát Tần suất giám sát Quy chuẩn so sánh
Nước thải đầu vào hệ thống xử lý bể tự hoại
Lưu lượng, pH, BOD5, COD, DO, TSS,
NH4 +, NO3 -, Dầu mỡ, Coliform
03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định của các công trình xử lý chất thải thử nghiệm theo quy định tại Khoản 5 Điều
21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường
QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - cột
Nước thải sau xủ lý trước khi thải ra suối Đăk Robaye
II Nước thải sản xuất
1.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến để phối hợp thực hiện
Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện Kế hoạch
- Tên đơn vị: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường
- Địa chỉ: 55 Phan Kế Bính, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Giấy chứng nhận đủ điều kiện họat động dịch vụ quan trắc môi trường mã số VIMCERTS 13 kèm theo quyết định 1590/QĐ-BTNMT ngày 25/6/2019 về việc Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường đối với Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Kon Tum.
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
Vị trí lấy mẫu: Tại cống xả ra suối Đăk Robaye
Thông số giám sát:pH, BOD5, COD, DO, TSS, NH4 +, NO3 -, Dầu mỡ, Coliform Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - cột B, hệ số K=1
Nước thải đầu vào tại bể thu gom xử lý dầu mỡ
Lưu lượng, pH, BOD5, COD, DO, TSS,
NH4 +, NO3 -, Dầu mỡ, Coliform
03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định của các công trình xử lý chất thải thử nghiệm theo quy định tại Khoản 5 Điều
21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường
QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - cột B, hệ số Kq=0,9 và Kf= 1,1
Nước thải sau xử lý tại kênh xả phía sau nhà máy
Vị trí lấy mẫu: kênh xả tại suối Đăk Robaye
Thông số giám sát: pH, BOD5, COD, DO, TSS, NH4 +, NO3 -, Dầu mỡ, Coliform Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - cột B, hệ số Kq=0,9 và Kf= 1,1
Chất thải rắn sinh hoạt
Vị trí giám sát: khu vực nhà máy
Thông số giám sát: công tác thu gom, lưu giữ, khối lượng, chủng loại
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
Vị trí giám sát: kho chứa chất thải nguy hại
Thông số giám sát: khối lượng, chủng loại
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
Quy định áp dụng: Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020 và các quy định pháp luật khác có liên quan
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Khoản 2 Điều 97, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, quy định về hoạt động quan trắc nước thải, dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh nước thải dưới 500 m 3 /ngày (24 giờ) thì không phải thực hiện quan trắc tự động, liên tục nước thải Do đó dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục chất thải
2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án
Giám sát chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại
- Vị trí giám sát: Kho lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại
- Thông số giám sát: Khối lượng, thành phần và hóa đơn, chứng từ giao nhận chất thải
- Tần suất giám sát: Thường xuyên
- Quy định áp dụng: Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và các quy định có liên quan khác.
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
- Nhân công lấy mẫu: 200.000đ/công × 2 công × 4 lần/năm = 1.600.000đ/năm
- Chi phí xe chuyên chở nhân công, thiết bị và mẫu: 2.000.000đồng × 4 lần/năm 8.000.000 đồng/năm
- Dự trù kinh phí quan trắc trong một năm của Dự án như sau (đơn giá hoạt động quan trắc được lấy theo đơn giá của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng):
Bảng 30 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường của Dự án trong 1 năm
TT Chương trình quan trắc môi trường Đơn giá Số lượng Thành tiền
Tổng chi phí công tác giám sát môi trường 1 năm là 29.680.000 đồng/năm
Chương VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong báo cáo nêu trên Nếu có gì sai phạm, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam
Cam kết thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - cột B, hệ số K=1 trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là suối Đăk Robaye
Cam kết thu gom, vận hành hệ thống xử lý nước thải sản xuất đảm bảo toàn bộ nước thải sản xuất được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - cột B, hệ số Kq=0,9 và Kf= 1,0 trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là suối Đăk Robaye
Cam kết thu gom, phân loại và thuê đơn vị đủ chức năng để xử lý các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất thông thường và CTNH phát sinh đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và thông tư số 02/2022/TT-BTNMT Cam kết triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố chảy nổ, sự cố dầu mỡ rò rỉ, sự cố điện, sự cố các công trình, sự cố vận hành công trình thủy điện … và hoàn toàn chịu trách nhiệm đền bù, khắc phục thiệt hại do sự cố gây ra
Cam kết chịu trách nhiệm về công tác an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành dự án, tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường Nhà nước, UBND tỉnh Kon Tum
Cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường như đã nêu trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, lưu giữ số liệu để các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành kiểm tra khi cần thiết
Cam kết tuân thủ quy định về khai thác, sử dụng nước và bảo vệ môi trường nước mặt đối với suối Đăk Robaye
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM;
- Công văn miễn giấy phép xây dựng;
- Văn bản thẩm định thiết kế;
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao hệ thống xử lý nước thải;
- Hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý chất thải;
- Bản vẽ tổng mặt bằng;
- Bản vẽ thoát nước mưa, nước thải;
- Bản vẽ hoàn công hệ thống xử lý nước thải;
PHÒNG CÀNH SÁT PCCC&CNCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Wngw sổ: 43 TD-PCCC 16/12/2014
THẨM DUYỆT THIÊT KÈ VÈ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Càn cứ Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phú quy định chi tiết thi hành một sổ điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đôi, bô sung một sô điêu của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Càn cứ Điều 7 Thông tu sổ 66/2014/TT-BCA ngày 26/12/2014 của Bộ trướng
Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sô điêu của Luật Phòng cháy và chừa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điêu của Luật Phòng cháy và chữa cháy:
Xét hô sơ và văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy sô:
49 2019/TTr-ĐRB ngày 19/11/2019 của Công ty TNHH thúy điẹn Đak Robaye. Người đại diện là Ông: Lê Hoàng Phúc; Chức danh: Phó Giám đốc.
PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ cứu NẠN, cứu HỘ
Công trình: THỦY ĐIỆN ĐĂK ROBAYE
Hạng mục: NHÀ MÁY Địa điểm xây dựng: Xã Ngọk Tem, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Turn và xã Sơn Lập, huyện Sơn Tây, tỉnh Ọuảng Ngãi
Chủ đầu tư: Công ty TNHH thủy điện Đak Robaye. Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xây dựng Kiến Nguyên Đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy các nội dung sau: Bậc chịu lửa; đường và lối thoát nạn; khoảng cách PCCC; giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy; các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động, hệ thống cung cấp nước chữa cháy, hệ thống chong sét đánh thẳng, trang bị phương tiện chữa cháy, đèn chiêu sáng sự cô, chỉ dân thoát nạn theo các tài liệu ghi ở trang 2.
- Công an huyện Kon Plong;
Kon Tum, ngàylĩ tháng 11 năm 2019
V V phúc đáp Will bàn SO
21 7 2020 cùa cóng ty TNHH ĩhuv điện Đak Robaye. ƯBND TÍNH KON TƯM
( ’ ỘNG HÒA XÃ HỘI CTIỬ NGHĨA VIỆT NAM
Dộc lộp - Tự do - Hạnh phúc số: 1170 SXD-CCGĐ Kon Turn, ngày 03 thủng 8 năm 2020
Kính gửi: Công ty TNHH thủy điện Đak Robaye.
Sờ Xây dựng có nhận Văn bân sô 30/2020 DRB-GPXD ngày 21/7/2020 của
C óng ty TXHH thủy điện Đak Robaye về việc xin ý kiến về giấy phép xây dựng
Dự án thúy điện Đăk Robave Sau khi nghiên cứu, Sờ Xây dựng có ý kiến như sau:
1 Trẽn cơ sờ thông tin tại Văn bản số 30/2020/DRB-GPXD ngày 21/7/2020 cua Còng ty TNHH thủy điện Đak Robaye (Công ty chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do đon vị cung cấp) vị trí xây dụng Dự án thúy điện Đăk Robaye thuộc địa bàn xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông, tinh Kon Tum được xây dựng ờ nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triên đô thị và quy hoạch chi tiẻt xây dựng được duyệt Cân cứ quy định tại diêm k khoản 2 Điêu 89 Luật Xây dựng năm
2014 thì công trình nêu trên được miễn giấy phép xây dựng.
2 Đề nghị chù đầu tư:
Trong quá trình đầu tư xây dựng, thực hiện việc thẩm đinh, phê duyệt dự án đẩu tư theo Điều 57, 58, 82, 83 Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bàn pháp luật về xây dựng hiện hành.
Khi xây dựng phái báo cáo thời điểm khơi công, thời gian xây dựng trước khi khơi công xây dựng 05 ngày và gưi hồ sơ thiết kế xây dựng về UBND cấp xà (khu vực dự án triển khai) đề biết, quàn lý theo chí đạo của UBND tinh tại văn bản số 1477/UBND-KTN, ngày 14/7/2015 về táng cường công tác quản lý xây dựng trẽn địa bàn tinh.
Sờ Xây dựng có ỷ kiến đề Công ty TNHH thủy điện Đak Robaye biết./.