Trang 2 Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023 Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt i M
Trang 2Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt i
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
MỞ ĐẦU 1
Chương I 3
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 3
1 Tên chủ cơ sở 3
2 Tên cơ sở 3
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 4
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 4
3.2 Công nghệ sản xuất, vận hành của cơ sở 4
3.3 Sản phẩm của cơ sở 7
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 7
5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 8
5.1 Vị trí địa lý 8
5.2 Các hạng mục công trình của cơ sở 9
5.3 Tiến độ thực hiện dự án 14
5.4 Tổng vốn đầu tư 14
Chương II 15
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 15
1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 15
2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 16
Chương III 17
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 17
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 17
1.1 Thu gom, thoát nước mưa 17
1.2 Thu gom, thoát nước thải 18
1.3 Xử lý nước thải 20
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 33
3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường 33
3.1 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt 33
Trang 3Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt ii
3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 34
4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 34
5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 36
6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 37
6.1 Sự cố do vỡ đập 37
6.2 Phòng chống sạt lở trên dòng chảy sau đập và vùng lòng hồ 39
6.3 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ 40
6.4 Giảm thiểu sự cố về điện 41
6.5 Giảm thiểu sự cố sét đánh 41
6.6 Đảm bảo an toàn khi vận hành hồ chứa 42
7 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 42
Chương IV 46
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 46
1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 46
2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 48
Chương V 50
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 50
1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 50
2 Kết quả quan trắc định kỳ đối với bụi, khí thải 50
3 Kết quả quan trắc môi trường khác 50
Chương VI 56
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 56
1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 56
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 56
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 56
2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ theo quy định của pháp luật 57
2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 57
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 57
Chương VII 59
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 59
Chương VIII 60
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 60
PHỤ LỤC BÁO CÁO 61
Trang 4Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Trình tự, phương thức mở các cửa van đập tràn hồ Đăk Re 5
Bảng 1.2 Thông số, yếu tố và thời gian quan trắc trong mùa lũ đối với hồ chứa Đăk Re 6
Bảng 1.3 Thông số, yếu tố và thời gian quan trắc trong mùa lũ đối với hồ Đăk So Rach 6
Bảng 1.4 Tọa độ tim các hạng mục chính của công trình 9
Bảng 1.5 Các thông số chính của thuỷ điện Đăk Re 10
Bảng 3.1 Danh sách bể tự hoại của dự án 19
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 25
Bảng 3.3 Danh mục máy móc, thiết bị của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 26
Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sản xuất 32
Bảng 3.5 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh ước tính 35
Bảng 3.6 Các nội dung thay đổi so với ĐTM 42
Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải 46 Bảng 4.2 Giá trị giới hạn ô nhiễm của tiếng ồn và độ rung 48
Bảng 5.1 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong hồ chứa và trên sông 50
Bảng 6.1 Kế hoạch dự kiến vận hành thử nghiệm 56
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Vị trí thực hiện Dự án 9
Hình 1.2 Một số hình ảnh các hạng mục công trình 14
Hình 3.1 Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn 17
Hình 3.2 Sơ đồ thu gom nước thải 18
Hình 3.3 Mô phỏng bể tự hoại 3 ngăn 19
Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt 20
Hình 3.5 Các pha trong chu kỳ hoạt động của SBR 23
Hình 3.6 Quy trình xử lý nước thải sản xuất tại Nhà máy 30
Hình 3.7 Nguyên lý hoạt động của máy tách dầu OWS 32
Hình 3.8 Hình ảnh thiết bị thu gom CTR sinh hoạt 34
Hình 3.9 Hình ảnh thùng chức CTR thông thường 34
Hình 3.10 Hình ảnh thực tế kho chứa chất thải nguy hại 36
Hình 3.11 Một số hình ảnh hệ thống giám sát vận hành, cảnh báo an toàn đập 38
Hình 3.12 Hình ảnh hệ thống PCCC của cơ sở 41
Trang 5Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCN : Cụm công nghiệp CTR : Chất thải rắn CTNH : Chất thải nguy hại BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BTCT : Bê tông cốt thép
ĐTM : Báo cáo đánh giá tác động môi trường HTXL : Hệ thống xử lý
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam NVL : Nguyên vật liệu UBND : Ủy ban nhân dân XLNT : Xử lý nước thải
Trang 6Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nguồn năng lượng điện cả nước đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế Hiện nay, thuỷ điện đóng vai trò khoảng 37,09% trong tổng năng lượng phục vụ nhu cầu con người và phát triên kinh tế Thuỷ điện cũng được xếp vào loại năng lượng có giá thành
rẻ hơn các loại năng lượng khác Do đó dự án thuỷ điện ĐăkRe cũng như các công trình thuỷ điện khác trong cả nước quy mô vừa và nhỏ được khuyến khích đầu tư
Dự án Thuỷ điện ĐăkRe nằm trên địa phận 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi, trong
đó hạng mục công trình đập dâng và hồ chứa nước thuộc xã Hiếu, huyện KonPlong, tỉnh Kon Tum, nhà máy thuộc xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi Dự án được UBND tỉnh Kon Tum cấp giấy Chứng nhận đầu tư – Mã số dự án 38121000014 lần đầu ngày 05/05/2008, thay đổi lần thứ 4 ngày 07/08/2018 Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 3000/QĐ-BTNMT ngày 25/12/2014, công trình có diện tích chiếm đất khoảng 175,05ha, tận dụng một phần nước từ hồ đập Đăk So Rach chuyển về hồ đập ĐăkRe để phát điện với công suất lắp máy 60MW, diện tích hồ chứa ứng với MNDBT là 132,92ha, Đăk Re: 10.346 triệu m3; Đăk So Rach: 0.261 triệu m3, điện lượng bình quân năm 220,06 triệu KWh Hiện nay dự án đã được giao diện tích đất 173,95ha chiếm 99,37% tổng diện tích đất và
đã hoàn thiện xây dựng các công trình như nhà máy, đập tràn, hồ chứa, nhà điều hành, nhà ở công nhân, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 5m3/ngày đêm, hệ thống xử lý nước
rò rỉ 3m3/ngày đêm
Dự án cũng được thực hiện với mục tiêu khai thác nguồn thuỷ năng trên sông Đăk So và sông Đăk Re để tạo nguồn điện năng cung cấp nhu cầu về điện năng cho khu vực thực hiện dự án, góp phần tăng thêm sản lượng điện vào hệ thống điện đang thiếu hụt hiện nay, đồng thời góp phần tối ưu hoá phân bố công suất, nâng cao độ tin cậy và
ổn định của hệ thống điện, góp phần phát triển kinh tế khu vực vùng sâu vùng xa của hai tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum và quốc gia nói chung Mục tiêu ngắn hạn của dự án cũng bao gồm tăng cường cơ sở hạ tầng cho xã Hiếu, huyện KonPlong và xã Ba Xa, huyện Ba Tơ; tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, các dịch vụ đi theo Các mục tiêu dài hạn của dự án gồm: cung cấp điện lên hệ thống lưới điện Quốc gia làm tăng nguồn điện phục vụ cho việc phát triển kinh tế và góp phần củng cố cơ sở hạ tầng của địa phương, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương từ nông nghiệp sang kinh tế công – nông nghiệp, điều hoà nguồn ngước và ổn định dòng chảy môi trường vùng hạ du, đặc biệt trong mùa kiệt
Trang 7Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 2
Dự án thuộc mục 6 và mục số 10 phụ lục III (nhóm I), Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (dự án đã được giao diện tích đất 173,95ha và có sử dụng tài nguyên nước cho
dự án thuỷ điện có công suất lớn hơn 20MW – công suất dự án: 60MW) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, thuộc đối tượng cần đề xuất cấp Giấy phép môi trường, thẩm quyền phê duyệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Tư vấn Chính sách môi trường Việt lập
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho Dự án “Thuỷ điện Đăk Re” theo hướng
dẫn tại Phụ lục X (Mẫu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I), Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét phê duyệt
Trang 8Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 3
Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1 Tên chủ cơ sở
- Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
- Địa chỉ văn phòng: Thôn Măng Đen, Thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Việt Nam
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Huỳnh Kim Lập;
- Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 6100259920 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Kon Tum cấp lần đầu ngày 27/03/2008, thay đổi lần thứ 6 ngày 11/12/2020
- Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư – Mã số dự án 3841730847 do Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Kon Tum chứng nhận lần đầu ngày 05/05/2008, thay đổi lần thứ 4 ngày 07/08/2018
2 Tên cơ sở
- Tên cơ sở: Thuỷ điện Đăk Re
- Địa điểm cơ sở: xã Hiếu, huyện KonPlong, tỉnh Kon Tum, nhà máy thuộc xã
Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:
+ Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng: Văn bản số 1166/TCNL-TĐ ngày 09/5/2016 của Tổng cục năng lượng về việc thông báo kết quả thẩm định Thiết kế kỹ thuật công trình thủy điện Đăk Re thuộc các tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 591/GP-BTNMT ngày 14/3/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường: số BTNMT ngày 25/12/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Công văn số 4551/BTNMT-TCMT ngày 31/8/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh một số nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Thủy điện ĐăkRe”; Công văn số 4551/BTNMT-TCMT ngày 31/8/2017 của Bộ Tài nguyên
3000/QĐ-và Môi trường về việc điều chỉnh một số nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Thủy điện ĐăkRe”
Trang 9Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 4
- Quy mô của cơ sở: nhóm A (Phân loại theo Khoản 2 Điều 8 Luật Đầu tư công
- Dự án Nhà máy thủy điện có tổng mức đầu tư trên 2.300 tỷ đồng – Tổng mức đầu tư của Thuỷ điện Đăk Re là 2.419.498.000.000 đồng)
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở
- Quy mô diện tích lập quy hoạch: 175,05ha, trong đó đã được bàn giao 173,95ha
và hoàn thiện toàn bộ các hạng mục công trình nhà máy cũng như hồ đập
- Công suất: Công suất lắp máy là 60MW
- Sản phẩm: Sản lượng điện bình quân hàng năm 220,06 triệu KWh/năm
3.2 Công nghệ sản xuất, vận hành của cơ sở
Điện năng được sản xuất bởi máy phát điện tại nhà máy thuỷ điện thông qua máy phát điện được nối với tuabin, chuyển động quay của tuabin dẫn đến chuyển động quay của máy phát điện và tạo ra điện
Đối với thuỷ điện ĐăkRe: Nước từ hồ chứa Đăk So Rach, thông qua kênh thông
hồ, nước được chuyển về bổ sung cho nước ở hồ Đăk Re, sau đó nước từ hồ Đăk Re được dẫn qua hầm dẫn nước và đường ống áp lực Tại đây, nước được tụ lại với thế năng lớn, năng lượng dòng chảy của nước làm quay tuabin và quay máy phát điện tại nhà máy, tạo ra điện Điện năng được tạo ra ở đây sẽ thông qua trạm biến áp vào đường dây dẫn điện, hoà vào lưới điện 110KV và cung cấp điện cho thị trường
Quy trình vận hành hồ chứa:
- Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện nhằm đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo an toàn công trình: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối thuỷ điện Đăk Re, chủ động đề phòng mọi bất trắc, với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm một lần không được để mực nước hồ Đăk Re vượt mức nước gia cường ở cao trình 939,9m
+ Cung cấp điện lên lưới điện Quốc gia phục vụ kinh tế, xã hội với công suất lắp máy 60MW, điện lượng trung bình năm 220,06 triệu KWh
- Quy trình vận hành hồ chứa trong mùa lũ: Lũ được định nghĩa tại hồ chứa thuỷ điện Đăk Re khi lưu lượng về hồ bằng hoặc lớn hơn 300m3/s Cao trình mực nước lũ của hồ chứa thuỷ điện trong thời kỳ lũ không được vượt quá cao trình 936m Phương thức vận hành cửa van đập tràn khi có lũ như sau:
+ Duy trì mực nước hồ ở cao trình mực nước dâng bình thường 936m bằng chế
độ xả nước qua các tổ máy phát điện và chế độ đóng mở cửa van đập tràn
Trang 10Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 5
+ Trình tự phương thức đóng mở cửa van đập tràn thực hiện theo quy định Các cửa van đập tràn được đánh số từ I đến III, thứ tự từ trái sang phải theo hướng nhìn từ thượng lưu
Trình tự mở các cửa van đập tràn theo thứ tự mở sau thực hiện sau khi hoàn thành thứ tự mở trước đó Trình tự đóng của van được thực hiện ngược lại với trình tự mở
Bảng 1.1 Trình tự, phương thức mở các cửa van đập tràn hồ Đăk Re
Độ mở
Trình tự mở cửa van Cửa van số I Cửa van số II Cửa van số III
(Theo quy trình vận hành hồ chứa Thủy điện Đăk Re được Bộ Công thương phê
duyệt tại Quyết định số 4060/QĐ-BCT ngày 26/10/2018)
+ Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường đến cao trình mực nước dâng gia cường để điều tiết cắt lũ khi các cửa van của đập tràn chưa ở trạng thái mở cửa hoàn toàn
+ Sau đỉnh lũ, phải đưa mực nước hồ về cao trình mực nước dâng bình thường 936m Tuỳ theo điều kiện thực tế công trình và dự báo lưu lượng vào hồ, mực nước hồ chứa, tiến hành đóng dần các cửa van theo trình tự ngược với trình tự mở cả về thứ tự của van và thứ tự độ mở, cửa van mở sau được đóng lại trước Đối với kỳ lũ sớm, tuỳ theo điều kiện thực tế công trình và dự báo dòng chảy cho phép sử dụng phần dung tích
Trang 11Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 6
dưới mực nước dâng bình thường 936m để điều tiết cắt lũ, giảm thiệt hại cho hạ du Tiến hành quan trắc đối với từng cấp lũ được quy định tại bảng sau:
Bảng 1.2 Thông số, yếu tố và thời gian quan trắc trong mùa lũ đối với hồ chứa
Đăk Re Thông số, yếu tố
quan trắc,
tính toán Mực nước hồ
Thời gian quan trắc ít nhất (số giờ/lần)
Lượng mưa
Lưu lượng vào hồ
Lưu lượng xả qua tràn, qua tuabin
Mực nước hồ
và mực nước
hạ lưu đập tràn
Tình trạng công trình
(Theo quy trình vận hành hồ chứa Thủy điện Đăk Re được Bộ Công thương phê
duyệt tại Quyết định số 4060/QĐ-BCT ngày 26/10/2018)
Bảng 1.3 Thông số, yếu tố và thời gian quan trắc trong mùa lũ đối với hồ Đăk So
Rach Thông số, yếu tố
quan trắc,
tính toán Mực nước hồ
Thời gian quan trắc ít nhất (số giờ/lần)
Lượng mưa
Lưu lượng vào hồ
Lưu lượng xả qua tràn, qua tuabin
Mực nước hồ
và mực nước
hạ lưu đập tràn
Tình trạng công trình
≥ 1162m và <
(Theo quy trình vận hành hồ chứa Thủy điện Đăk Re được Bộ Công thương phê
duyệt tại Quyết định số 4060/QĐ-BCT ngày 26/10/2018)
- Vận hành công trình điều tiết nước phát điện
Trang 12Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 7
+ Mực nước trong hồ và tổng lượng nước dùng phát điện trong mỗi tháng phải được tính toán trên nguyên tắc điều phối vận hành hồ chứa thuỷ điện ĐăkRe
+ Khi hạ du có nhu cầu lượng nước xả trái với quy định tại quy trình này thì cơ quan có nhu cầu phải đề nghị với UBND tỉnh Quảng Ngãi và Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân xem xét quyết định
- Trong quá trình vận hành công trình, nếu phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công trình đầu mối, đê điều hạ du đòi hỏi phải điều chỉnh tức thời thì phải báo cáo và đề xuất phương án khắc phục với UBND cấp tỉnh, BCH phòng chống lụt bão, Bộ Công thương, … chỉ đạo
3.3 Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm đầu ra sau quá trình hoạt động của Nhà máy thuỷ điện Đăk Re là điện
có cao áp 70KV, sau khi qua trạm biến áp tăng lên 110kV và đấu nối về thanh cái 110KV của trạm biến áp 220/110KV, tạo ra sản phẩm điện bán trên thị trường là điện có cao áp 110KV
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
4.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất của nhà máy thuỷ điện Đăk Re là nước và dầu Diezel, nhớt
- Nước từ các hồ chứa, được chuyển đến tua bin, lợi dụng thế năng của nước tụ lại trước tuabin, tuabin quat làm máy phát điện chạy, tạo ra điện
- Dầu diezel và nhớt được sử dụng cho quá trình chạy tua bin, máy phát điện và bôi trơn các ô trục, máy móc phụ và quá trình sản xuất điện
4.2 Nhu cầu sử dụng điện, nước
- Nhu cầu sử dụng điện:
+ Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy khoảng 15.000 kWh/tháng
+ Nguồn cung cấp điện: Điện sử dụng trong giai đoạn vận hành lấy trực tiếp từ Nhà máy thủy điện Đăk Re
- Nhu cầu sử dụng nước:
+ Nhu cầu sử dụng nước: Giai đoạn vận hành có 40 cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án, lượng nước cấp sinh hoạt khoảng 3,2m3/ngày đêm Nước làm mát máy móc giai đoạn vận hành khoảng 12m3 được tái sử dụng tuần hoàn, mỗi ngày cần bổ sung khoảng 1m3
+ Nguồn cung cấp nước: Lấy từ giếng khoan tại khu vực dự án
Trang 13Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 8
5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
5.1 Vị trí địa lý
Công trình “Thuỷ điện Đăk Re” nằm trong bậc thang thuỷ điện của sông Trà
Khúc, đặt giữa thượng nguồn ĐăkRe là nhánh sông nằm phía nam cùng với sông Đăk
Sê Lô ở giữa và sông Đăk Đrinh ở phía Bắc Tạo nên sông Trà Khúc
Thuỷ điện ĐăkRe có nhà máy được xây dựng bên bờ phải suối Nước Leng (suối
Gò Leng) Công trình được xây dựng trên cơ sở khai thác dòng chảy từ lưu vực của 2
hồ chứa: Hồ ĐăkRe nằm trên sông ĐăkRe và Hồ Đăk So Rach nằm trên sông Đăk So Rach, kết hợp tận dụng cột nước địa hình để phát điện Sông Đăk So Rach là một sông nhánh phía thượng lưu của lưu vực sông Đăk Sê Lo bắt nguồn từ vùng núi cao 1.350m, nằm cạnh lưu vực sông Đăk Re (hồ chính) thông qua tuyến kênh thông hồ, lưu lượng chuyển qua kênh không lớn hơn 4,5m3/s Nhà máy thuỷ điện khai thác thuỷ năng của nước tại hồ Đăk Re sau khi qua tuyến ống áp lực nối từ đập Đăk Re đến bờ phải suối Nước Leng
Dự án nằm trên địa phận hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi Trong đó, hạng mục công trình đập dâng và hồ chứa thuộc xã Hiếu, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, vị trí nhà máy thuộc xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Vị trí tuyến đập hồ Đăk Re có toạ độ VN 2000: X = 0498001; Y = 1615180 Vị trí tuyến đập hồ Đăk So Rach có toạ độ VN 2000: X= 1621785,15; Y = 488103,20 Vị trí nhà máy có toạ độ VN 2000: X = 0501740; Y = 1620400
Lưu vực dự án nằm về phía Đông tỉnh Kon Tum, tiếp giáp với huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, nằm phía sườn đông dãy Trường Sơn Phía Bắc lưu vực dự án là hạ lưu sông Đăk So Rach, phía tây tiếp giáp với lưu vực sông Đăk Bla, phía Nam tiếp giáp với lưu vực sông Ba, phía Đông là hạ lưu của lưu vực sông Đăk Re Diện tích lưu vực dự
án gồm có 2 hồ thông nhau: Diện tích lưu vực hồ Đăk Re 73,8km2 và diện tích lưu vực
hồ Đăk So Rach 31,8km2
Khu vực đặt nhà máy thủy điện cách Quốc lộ 24 (quốc lộ nối từ Quảng ngãi đến Kon Tum) khoảng 6km, hồ Đăk So Rach cách đường tỉnh lộ 669 khoảng 3km Dự án cách thành phố Kon Tum khoảng 65km về phía Tây Bắc, cách trung tâm huyện Ba Tơ – Quảng Ngãi 30km về phía Đông Bắc
Dòng sông Đăk Re về tổng thể chảy theo hướng Tây - Đông nhưng tại khu vực
dự án, dòng chảy có dạng vòng cung (Tây Bắc – Đông Nam Tây – Đông Đông Nam – Tây Bắc) Ở hạ lưu tuyến đập dòng chảy theo hướng Tây – Đông Ở thượng lưu dòng chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc , rồi Nam – Bắc sau đó sang hướng Tây
Trang 14Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 9
Bắc – Đông Nam Trong phạm vi dự án, dòng sông rộng từ 20 – 30m đến 40 – 50m, thỉnh thoảng có bãi bồi Tại tuyến đập, dòng sông là các đoạn thác có độ dốc khác nhau,
ở bờ trái đồ dốc suối 35 – 45 0, bờ phải 45 – 500, phủ kín cây cối, rừng rậm, nhiều cây lớn Ở hai bờ sông có nhiều suối đổ vuông góc với sông Đăk Re với đặc điểm là các suối ngắn, rộng 5 – 10m, độ dốc lớn và bị uốn khúc nhiều
Hình 1.1 Vị trí thực hiện Dự án Bảng 1.4 Tọa độ tim các hạng mục chính của công trình
5.2 Các hạng mục công trình của cơ sở
Tổng diện tích đất dự án là 175,05ha, hiện đã được bàn giao diện tích đất 173,95ha và xây dựng hoàn thiện các công trình, cụ thể các hạng mục công trình của dự
án như sau:
Trang 15Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 10
Bảng 1.5 Các thông số chính của thuỷ điện Đăk Re
- Cụm đầu mối hồ chứa nước Đăk Re
+ Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT 132,92ha
- Cụm đầu mối hồ chứa Đăk So Rach
Sản lượng điện hàng năm 220,06 triệu kWh
(Nguồn: Nhà máy thuỷ điện Đăk Re, 2022) 5.2.1 Tuyến công trình đầu mối
a Đập chính – đập đất Đăk Re (đập hồ 1)
Đập chính là đập dâng kiểu một phần có kết cấu bằng bê tông trọng lực (BTTL)
và một phần đập kết cấu bằng vật liệu đất phôi (VLĐP) nối tiếp từ đập BTTL vai phải với bờ, đặt tại đoạn sông Đăk Re có độ dốc rất lớn, dòng chảy theo hướng Tây – Đông, địa hình phân cắt mạnh Tại tim tuyến đập, lòng sông rộng 25m, lộ đá cứng chắc Nền đập đất ở lòng sông là đá gneis đới IB, hai vai đập là đất sét lẫn dăm sạn eluvi, chiều dày 15 – 20m, mỗi bên có trầm tích aluvi cổ gồm cát lẫn sỏi, chiều dày tới đá là 15m Phân bố dưới đất eluvi và aluvi cổ là đới phong hoá mãnh liệt IA, chiều dày 4 – 8m Sâu hơn là đới IB, IIA đá gneis
Trang 16Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 11
Chiều cao đập lớn nhất: 43,5m; Chiều dài theo đỉnh đập: 313,6; Chiều rộng đỉnh đập: 5m; Cao trình đỉnh đập: 940,5m; Mái thượng lưu: 0m; Mái hạ lưu: 0.75m
c Đập Đăk So Rach (đập hồ 3)
Là đập bê tông trọng lực, vừa là đập tràn, vừa là đập chính (đập dâng), đặt ở đoạn suối Đăk So Rach có dòng chảy theo hướng Tây – Đông, lòng sông rộng 20m Vai phải gối lên bãi bồi rộng 7m, tiếp đến là sườn núi có độ dốc 20 – 250, phủ cây cối Vai trái gối lên bãi bồi rộng 15m, tiếp đến là sườn núi độ dốc 15 – 200, phủ cây cối Nền đập bê tông đặt trên đới IB cát kết, bột kết màu nâu đỏ của hệ tầng Đăk Rium
Kết cấu: đập tràn tự do kiểu Ôphixêrốp, xả tự do; Chiều cao đập lớn nhất: 11m; Cao trình ngưỡng tràn: 1162m; Lưu lượng lớn nhất qua tràn: 944,64m3/s; Chiều dài đập: 100,15m; Cao trình đỉnh đập: 1.167,5m; Hai bên vai đập bố trí tường bảo vệ mái, hệ số mái đập dâng vai phải: 2:1,5; Hình thức tiêu năng: tiêu năng đáy; Chiều dài bể tiêu năng: 27,6m; Chiều sâu bể tiêu năng: 1m
d Kênh thông hồ
Là kênh chuyển nước từ hồ Đăk So Rach về hồ Đăk Re Kênh đào dọc theo nhánh suối Đăk So Rach, vượt qua phân thuỷ giữa hai nhánh suối Đăk So Rach và Đăk Re, với lòng suối không lớn, hai vách bờ suối nhìn chung là thoải, có chỗ khá dốc, đáy suối có
bề mặt nhấp nhô Phân bố ở lòng suối là các hạt trung, hạt thô chứa khoảng 5% là đá tảng, chiều dày cát 2 – 3m Dưới lớp cát là đất sét eluvi màu xám vàng, xám tối, chiều dày trung bình 7m, sâu hơn là đới IA có chiều sâu trung bình 5m Tiếp theo là đới IIB
đá granit phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn
Lưu lượng thiết kế 4,5m3/s; Cao độ đáy đầu kênh: 1.161,35m; Độ dốc dọc: 0,0005; Kênh dẫn dài 3.725,45m được chia làm 4 đoạn: đoạn 1 dài 977,5 m, độ dốc đáy i=0,001 và bề rộng đáy 2m, mái kênh được đào với hệ số mái 1:1,5 và trong đoạn này tương đối bằng, là kênh đất nạo vét không gia cố, đoạn 2 dài 19,7 m, có độ dốc đáy i=0;
Trang 17Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 12
gồm Cửa lấy nước và bể lắng cát có kết cấu BTCT M200; Đoạn 3 chiều dài kênh L3 = 2.610,75 m với độ dốc đáy i=0,001; kênh dạng cống tròn kết cấu BTCT M300 và đường kính thông thủy D=2,2 m; Đoạn 4 chiều dài L=117,5m dạng kênh hở, mái kênh được đào với hệ số mái 1:1,5 và trong đoạn này tương đối bằng
5.2.2 Tuyến năng lượng
a Kênh vào cửa lấy nước
Cửa lấy nước đặt ở bờ trái suống đổ vào Sông Re, trên bề mặt địa hình thoải 10 – 150, phủ cây cối, cách tim đập tuyến 2 khoảng 200m Kênh dẫn vào hồ được bố trí trong lòng hồ với chiều rộng đáy kênh 5,0m; cao trình đáy đầu kênh 911,5m; hệ số mái kênh 1,5 Cửa lấy nước với nền cửa đặt trong đới IB đá genis sau khi đã đào với độ sâu trung bình 21m gồm đất sét chứa dăm sạn eluvi 7m đới IA 7m và đới IB 7m Kiểu tháp bằng BTCT đặt trên nền đá gốc Cao trình ngưỡng cửa lấy nước 913,0m; cao trình đỉnh cửa lấy nước 940,2m; lưu lượng thiết kế 10,69m3/s; chiều rộng khoang 3,3m; số khoang 1; kích thước chắn rác B x H = 3,3 x 3,45m
b Đường hầm dẫn nước
Đường hầm xuất phát từ cửa lấy nước đến tháp điều áp, chạy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc Đường hầm đào dưới bề mặt sườn phía Đông Nam của phân thuỷ giữa hệ thống suối đổ vào hạ lưu và thượng lưu sông Đăk Re
Toàn bộ đường hầm được đào trong các loại đá gneis hệ tầng Đăk Lô với thế nằm của đá 110 – 1300 Đường hầm dẫn nước có áp đi xuyên qua các nền đá lớp IB, IIA, IIB Đường hầm được thiết kế với lưu lượng Q = 10,41m3/s
Đường kính đường hầm từ 2 – 4,5m Các thông số như sau: chiều dài đường hầm 4391m; kích thước hình móng ngựa 2,6x2,6m; chiều dày lớp áo BTCT 0,3m; cao trình đáy đầu đường hầm 913,0m; cao trình đáy đầu đường hầm tại tháp điều áp 877m; độ dốc đường hầm trung bình 1,0% Đoạn đi qua vùng đất gãy được gia cố bằng thép 32 sâu 3m vào đá rắn chắc, bước 3m và khoan phun gia cố, lấp đầy áo hầm
c Tháp điều áp
Đặt bên bờ trái của suối nhỏ, trên bề mặt địa hình thoải 10 – 150, phủ kín cây cối Tháp điều áp đào sâu 100m, trong đó đất sét eluvi dày 10m, đới IA 3m, đới IB 18m và đới IIA 70m Cuối đường hầm dẫn nước bố trí tháp điều áp kiểu bế chứa (phần bể chứa nằm hở phía trên mặt đất từ cao trình 940 – 951m) Tháp điều áp được gia cố bằng lớp
áo bọc BTCT, khi qua vùng địa chất yếu sẽ được gia cố bằng thép 32 sâu 3m vào đá rắn chắc, bước 3m Cao trình đáy tháp 877m; cao trình đỉnh tháp 947,0m; chiều dày BTCT thành giếng tháp 0,3m; đường kính bể chứa 9m; chiều dày thành bể chứa 1m
d Đường ống áp lực
Trang 18Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 13
Đường ống áp lực chạy ngoằn nghèo, nhiều gấp khúc, về tổng thể chạy theo hướng Nam – Bắc Địa chất đường ống áp lực là tầng phủ gồm đất eluvi cổ và đới phong hoá mãnh liệt IA có chiều dày khá lớn, trung bình 20m Toàn bộ đường ống hở được đặt trên nền đá gneis và đá granit đới IB
Đường ống áp lực là kiểu ngầm một đoạn với tổng chiều dài đướng ống 2.421m; đoạn ngầm ngang 122m; hầm đứng 140m; đoạn ngầm đứng 668m; đoạn ống hở trên mặt đất 1.503m; đường kính 2,4m; số lượng mố néo 12 mố; số lượng mố đỡ 105m; chiều dày thép trung bình 22m
e Nhà van
Nhà van được bố trí tại cuối đoạn ống áp lực ngầm Tại đây có bố trí van đĩa D = 1,5m; H = 245m đóng nhanh, van tháo khí và phá chân không cùng các thiết bị nâng, đo lường
f Nhà máy thuỷ điện và trạm phân phối điện
Nhà máy đặt trên sườn đồi có độ dốc thoải 10 – 150, phủ cây cối lớn, sát với suối Nước Leng, nhà máy thuỷ điện kiểu hở nằm ở vùng địa hình có cao trình 200 – 235m Móng nhà máy nằm trên đá gốc IIA Vách bờ phải của suối Nước Leng là vách đá dựng cao 10 – 15m, lộ đá granit và chồng chất đá lăn kích thước 1 – 5m Nền nhà máy đặt trên đới IIA đá granit
Nước từ nhà máy xả về hạ lưu sông Nước Leng bằng kênh dẫn hở có mặt cắt hình thang Bên trong nhà máy có bố trí các thiết bị: công suất 1 tổ máy 30MW; cao trình sàn gian máy 237,4m; cao trình lắp máy 230m; cầu trục cẩu có sức nâng 60/10T Hai máy tăng áp chính đặt ngoài trời, cùng công trình với sàn lắp máy, ngay sát tường phía trái nhà máy Hạ lưu nhà máy bố trí Palang điện sức nâng 3T để vận hành cửa van hạ lưu ống hút
g Phương án đấu nối ngoài trời
Xây dựng tuyến đường dầy điện khoảng 10km nối điện năng từ Nhà máy thuỷ điện Đăk Re đến TBA 110kV Ba Vì
Trang 19Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 14
Tổng vốn đầu tư: 2.419.498.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Hai nghìn bốn trăm mười
chín tỷ bốn trăm chín mươi tám triệu đồng chẵn) trong đó:
+ Vốn chủ sỡ hữu: 15% tổng vốn đầu tư
+ Vốn vay: 85% tổng vốn đầu tư
Trang 20Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 15
- Dự án phù hợp với Quyết định số 288/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Dự án phù hợp với Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Dự án phù hợp với Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Dự án phù hợp với Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
- Dự án phù hợp với Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2021
về việc ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Quảng Ngãi
- Dự án phù hợp với Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020
- Dự án phù hợp với Quyết định số 43/2020/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 về việc ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum
- Dự án phù hợp với Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2011-2020
có xét đến năm 2030
- Dự án phù hợp với Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030
Trang 21Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 16
- Dự án hoạt động cung cấp điện lên hệ thống lưới điện quốc gia (sản lượng điện
trung bình hàng năm của nhà máy là 220,06 triệu kWh), làm tăng nguồn điện phục vụ cho việc phát triển kinh tế và góp phần củng cố cơ sở hạ tầng của địa phương; Tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương thông qua thu thuế; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương từ nông nghiệp sang kinh tế công – nông nghiệp; Điều hòa nguồn nước và ổn
định dòng chảy môi trường vùng hạ du, đặc biệt trong mùa kiệt
Việc thực hiện dự án “Thủy điện Đăk Re” là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung
2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Nước thải sinh hoạt trong quá trình hoạt động của dự án được Chủ dự án thu gom,
xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn sau đó dẫn tới hệ thống xử lý nước thải 5 m3 sử dụng công nghệ SBR (xử lý nước thải theo phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục, diễn ra trong cùng một bể), đảm bảo nước thải đầu ra đạt cột B QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi thải ra suối Nước Leng (suối Gò Leng), đảm bảo không làm ảnh hưởng tới khả năng chịu tải của môi trường
Nước thải sản xuất rò rỉ từ 2 gian máy (có chứa dầu) được chủ dự án thu gom xử
lý bằng máy lọc dầu OWS đảm bảo nước thải sau xử lý đạt cột B QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi thải
ra suối Nước Leng (suối Gò Leng), đảm bảo không làm ảnh hưởng tới khả năng chịu tải của môi trường
Suối Nước Leng (suối Gò Leng) có diện tích lưu vực 13,5km2, chiều dài 5,5km,
độ rộng trung bình của lưu vực 2,45km, độ cao trung bình của lưu vực 600m, độ dốc trung bình 172,7‰ Suối Nước Leng tiếp nhận nước mưa, nước thải của dự án Bên cạnh
đó suối có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho khu vực
Trang 22Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 17
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa xung quanh nhà máy, nhà điều hành, nhà ở công nhân được thu gom theo đường thoát riêng với hệ thống thoát nước thải Sơ đồ thu gom như sau:
Hình 3.1 Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa bao gồm 01 hệ thống thu nước mưa mái và 01 hệ thống thoát nước mưa bề mặt:
- Hệ thống thu nước mưa mái: Nước mưa mái được thu gom qua hệ thống sê nô với 03 kích thước:
+ Sê nô 1: rộng x cao 0,9 x 0,8; độ dốc i = 3%
+ Sê nô 2: rộng x cao 1,1 x 0,8; độ dốc i = 3%
+ Sê nô 3: rộng x cao 1,2 x 0,8, độ dốc i = 3%
Sau đó nước mưa chảy qua cầu đan bằng sắt chặn rác D120 và theo đường ống PVC D90 dẫn xuống hệ thống thu gom nước mưa bề mặt
- Hệ thống thoát nước mưa bề mặt: Nước mưa chảy tràn được thu theo đường rãnh thoát nước bê tông cốt thép có kích thước rộng x cao = 1 x 1m, độ dốc i = 1% và mương thoát nước bê tông cốt thép có kích thước rộng x cao = 0,4 x 0,5m, độ dốc 1% Tại rãnh bố trí song chắn rác, nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1cm chảy theo nước mưa, sau đó theo đường vận hành thoát ra suối Nước Leng (suối Gò Leng) Tiến hành nạo vét hệ thống thoát nước 6 tháng/lần, có thể thay đổi tùy điều kiện thời tiết,
thường nạo vét sau mưa lũ tăng khả năng thoát nước
- Điểm thoát nước mưa: 02 điểm xả ra suối Nước Leng
Song chắn rác
Nước mưa mái
PVC D90
Trang 23Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 18
1.2 Thu gom, thoát nước thải
Nhà máy hoạt động phát sinh nước thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của cán
bộ công nhân viên và nước thải sản xuất từ hoạt động phát điện của tuabin (nước rò rỉ
từ các gian máy có chứa dầu)
a Nước thải sinh hoạt
Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy khoảng 40 người Nhân viên làm việc tại nhà máy sẽ lưu trú tại khu nhà điều hành và nhà ở công nhân Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu là hoạt động tắm, giặt, lavabo, từ khu nhà bếp và nước thải từ khu nhà vệ sinh với lưu lượng nước thải khoảng 3,2 m3/ngày đêm Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom và xử lý đạt cột B, QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thoát ra suối Nước Leng Chi tiết công trình thu gom, thoát nước như sau:
Hình 3.2 Sơ đồ thu gom nước thải
- Công trình thu gom nước thải:
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải nhà ăn, nước thải tắm, giặt, từ lavabo, nước thải từ bồn cầu nhà vệ sinh:
+ Nước thải từ nhà bếp được dẫn qua đường ống PVC D50 qua bể tách dầu mỡ sau đó vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 5m3/ngày đêm
+ Nước thải tắm, giặt và từ lavabo được dẫn qua đường ống thoát nước bẩn PVC D90 (có song chắn rác) vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 5m3/ngày đêm
+ Nước thải từ bồn cầu vệ sinh được dẫn qua đường ống thoát phân PVC D114
về các bể tự hoại (tổng thể tích 26m3), sau đó vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 5m3/ngày đêm
Suối Nước Leng
Nước thải từ nhà vệ sinh (bồn cầu)
Bể tách dầu mỡ
Trang 24Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 19
Bảng 3.1 Danh sách bể tự hoại của dự án
chứa (m 3 )
Kích thước Dài x rộng x cao (m)
2 Khu vực nhà ở công nhân 01 20 4,8 x 4,2 x 2,1
Hình 3.3 Mô phỏng bể tự hoại 3 ngăn
Quy trình vận hành:
Nước thải được thu gom vào ngăn lắng sơ cấp tiếp nhận nước thải rồi chảy sang ngăn phân huỷ yếm khí Ở ngăn phân huỷ yếm khí, dưới sự hoạt động của vi sinh vật kỵ khí, lên men các chất ô nhiễm tạo thành khí CH4, CO2,… khí thải được thoát ra ngoài theo đường ống dẫn khí Hỗn hợp nước thải được dẫn qua bể lắng thứ cấp, phần nước trong được dẫn ra ngoài Phần bùn được giữ lại trong các ngăn lắng, dưới tác dụng của
vi khuẩn kỵ khí sẽ phân huỷ thành các chất khoáng, khí hoà tan
Định kỳ thực hiện việc nạo vét, hút bùn trong các ngăn lắng và định kỳ (6 tháng/lần) bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại Liều lượng 200g men vi sinh Biophot/1m3
- Công trình thoát nước thải:
Nước thải sau hệ thống xử lý nước thải 5m3/ngày đêm sẽ được xả ra suối Nước Leng (suối Gò Leng) qua đường ống PVC D150 tại 01 điểm xả
Tọa độ điểm xả (Tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 108000’, múi chiếu 30) X=1621331.259; Y = 556469.095
b Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất phát sinh từ nước rò rỉ từ các 02 gian máy (có chứa dầu), lượng phát sinh khoảng 3m3/ngày đêm, sẽ được thu qua đường ống D200 về hố thu sau
đó qua máy tách dầu OWS Nước thải sau xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT
Ngăn 1 Ngăn 2 Ngăn 3
Trang 25Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 20
(Kq=0,9 và Kf =1,2) sẽ được đưa vào hố tháo cạn và bơm vào tuyến thoát nước sau tuabin
về kênh xả và xả ra suối Nước Leng tại 01 điểm xả
Tọa độ điểm xả (Tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 108000’, múi chiếu 30):
X = 1620459.350; Y = 555663.848
1.3 Xử lý nước thải
a Xử lý nước thải sinh hoạt
Đã đây dựng 01 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 5m3/ngày đêm, diện tích khoảng 15 m2 tại khu vực nhà ở công nhân
+ Công nghệ: Xử lý nước thải SBR (xử lý nước thải theo phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục, diễn ra trong cùng một bể)
+ Công suất: 5m3/ngày đêm
+ Quy chuẩn áp dụng với nước thải sau xử lý: QCVN 14:2008/BTNMT, cột B,
K = 1,2 – cơ sở sản xuất dưới 500 người
Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt
Axit, bazo
Bùn dư
Đường nước thải Đường khí Đường hóa chất Đường bùn
Trang 26Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 21
Thuyết minh công nghệ:
Bể thu gom:
Đây là bể tập trung nguồn nước thải của dự án thành một nguồn duy nhất sau khi
xử lý sơ bộ qua các công trình hiện hữu
Đồng thời bể này còn tiếp nhận nước hồi lưu từ bể chứa bùn
Tại đây có lắp đặt 02 bơm chìm (chạy luân phiên theo chế độ Timer) có công suất phù hợp để chuyển tiếp nước thải đến bể điều hòa
Bể điều hòa
Do tính chất nguồn phát sinh của nước thải thay đổi theo từng thời điểm, nhằm tạo chế độ làm việc ổn định cho bể SBR, tránh hiện tượng động nên bể này còn có chức năng điều hòa ổn định lưu lượng, nồng độ ô nhiễm và dòng chảy nhằm shock tải trọng
Bể SBR (Sequencing Batch Reator)
Nước thải bể điều hòa được bơm về bể để xử lý sinh học hiếu khí vận hành theo
cơ chế mẻ (bể SBR) Quy trình vận hành bể sinh học theo mẻ SBR trình tự theo 05 công đoạn sau: bơm làm đầy, phản ứng, lắng, xả nước và chờ (nếu có)
Bể sinh học SBR là nơi xử lý trung tâm của hệ thống xử lý tập trung để chuyển hóa các chất ô nhiễm dạng hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O,…nhờ vào sự duy trì một hệ vi sinh vật hiếu khí tồn tại dưới dạng bông bùn lơ lửng trong bể sinh học SBR trong giai đoạn bơm làm đầy và giai đoạn xử lý Để cung cấp dưỡng khí cho hệ vi sinh vật hoạt động và phát triển thì không khí từ máy thổi khí cấp khí vào bể sinh học SBR thông qua hệ ống phân phối và đĩa khí bố trí ở đáy bể SBR Ngoài chức năng cấp dưỡng khí cho hệ vi sinh vật phát triển thì không khí cấp ở đáy bể còn có chức năng khuấy trộn nước thải duy trì hệ vi sinh vật luôn trong trạng thái lơ lửng để tăng hiệu quả tiếp xúc và hiệu quả xử lý bể sinh học SBR
Ngoài chức năng chuyển hóa chất hữu cơ bể sinh học SBR còn có chức xử lý đáng kể hàm lượng Nito có trong nước thải ở dạng amoni thành Nito tự do gồm 02 quá trình nitrat hóa và khử nitrat thành Nito tự do
Trang 27Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 22
Tại bể SBR có lắp đặt các thiết bị chính, gồm: Phao điện để ngắt mạch chống tràn cho 02 bơm điều hòa; 02 Máy thổi khí (chạy theo chế độ Timer) để cấp dưỡng khí cho
vi sinh thông qua 3 đĩa phân phối khí bọt mịn; 2 Máy bơm chìm (chạy theo chế độ Timer) để tháo nước sạch sau xử lý của pha lắng qua bể khử trùng và có phao điện ngắt
tự động khi nước trong bể cạn đến mức bùn an toàn ~ ½ thể tích bể
- Nguyên tắc hoạt động của SBR
Công nghệ SBR là một dạng cải tiến của bể bùn hoạt tính, khác với các công trình
bể bùn hoạt tính khác, SBR kết hợp cả các giai đoạn và quá trình xử lý trong một bể trong khi đó các công trình kia thì sử dụng nhiều bể Chu kỳ vận hành của bể SBR gồm
có 5 pha cơ bản: pha làm đầy – pha phản ứng – pha lắng – pha xả nước – pha chờ (có thể bỏ qua pha này)
+ Pha làm đầy: Trong pha này, nước thải sẽ được nạp đầy bể, nước thải vào sẽ
mang theo một hàm lượng thức ăn cho các vi khuẩn trong bùn hoạt tính, tạo ra một môi trường cho phản ứng sinh hóa xảy ra Đưa nước thải vào bể có thể vận hành ở 3 chế độ: làm đầy tĩnh, làm đầy khuấy trộn, làm đầy sục khí
Làm đầy tĩnh: Nước thải đưa vào bể ở trạng thái tĩnh, nghĩa là không cung cấp thiết bị khuấy trộn và sục khí Trạng thái này thường áp dụng trong công trình không cần quá trình nitrat hóa và quá trình phản nitrat và những công trình lưu lượng nước thải thấp để tiết kiệm năng lượng, chi phí vận hành, bảo dưỡng…
Làm đầy có khuấy trộn thì giúp điều hòa nồng độ, ổn định thành phần nước thải, đồng thời xảy ra các quá trình oxy hóa cơ chất trong điều kiện hiếu khí và thiếu khí, tăng hiệu quả xử lí nito trong nước thải
Làm đầy có thổi khí nhằm duy trì vùng hiếu khí trong bể Tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, trong bể xảy ra quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ, loại bỏ một phần COD/BOD trong nước thải Tạo điều kiện cho quá trình nitrat hóa xảy ra
Trang 28Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 23
Hình 3.5 Các pha trong chu kỳ hoạt động của SBR + Pha phản ứng: Sau khi cho nước vào bể, hệ thống bơm nước thải vào sẽ ngừng
hoạt động, thay vào đó hệ thống sục khí sẽ được khởi động để tiến hành quá trình nitrit hóa, nitrat hóa và phân giải các hợp chất hữu cơ Do trong pha này, không có nước thải vào trong bể vì vậy thề tích nước thải và tải trọng hữu cơ không được bồ sung, quá trình sục khí được duy trình, các vi sinh vật hiếu khí sẽ Oxy hóa các hợp chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển Vì vậy các hợp chất hữu cơ sẽ được loại bỏ Trong pha này còn xảy ra quá trình nitrat hóa, ammoniac có trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành nitrit
và nitrat
+ Pha lắng: các thiết bị sục khí ngừng hoạt động, quá trình lắng diễn ra trong
môi tường tĩnh hoàn toàn, thời gian lắng thường nhỏ hơn 2 giờ Trong pha này, các bông bùn đã được hình thành sẽ được lắng xuống đáy bể, đồng thời xảy ra quá trình phản nitrat, nitrat và nitrit được tạo ra ở pha trên sẽ bị khử thành nitơ
+ Pha xả nước: nước đã lắng sẽ được hệ thống thu nước tháo ra đến công trình
tiếp theo, đồng thời trong quá trình này bùn cũng được tháo ra
+ Pha chờ: thời gian chờ nạp mẻ tiếp theo (có thể bỏ qua pha này)
- Quá trình xử lý trong pha hiếu khí
+ Cơ chế của quá trình khử BOD
z y
Trang 29Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 24
z y
+ Tự oxy hóa vật liệu tế bào (phân hủy nội bào)
(C5H7NO2)n + 5nO2 5nCO2 + 2nH2O + nNH3
+ Quá trình nitrat hóa
2NH3 + 3O2 2NO2- + 2H+ + 2H2O (vi khuẩn Nitrosomonas)
2NO22- + O2 2NO3- (vi khuẩn Nitrobacter)
+ Quá trình xử lý trong pha thiếu khí (ngưng cấp khí)
Sau khoảng thời gian chạy xác định, máy thổi khí ngừng hoạt động, quá trình lắng diễn ra trong môi tường tĩnh hoàn toàn, thời gian lắng thường nhỏ hơn 2 giờ Các bông bùn đã được hình thành sẽ được lắng xuống đáy bể, đồng thời xảy ra quá trình khử nitrat, nitrat và nitrit được tạo ra ở pha trên sẽ bị khử thành nitơ
Quá trình nitrat hoá tạo ra axit Sự hình thành axit này làm giảm độ pH của quần thể sinh học trong bể sục khí và có thể làm giảm tốc độ tăng tưởng của vi khuẩn nitrat hoá Bởi vì nó độc hại đối với vi khuẩn nitrat hoá - đặc biệt là các vi khuẩn biến đổi nitrit (NO2- ) thành nitrat (NO3- ) Độ pH tối ưu cho Nitrosomonas và Nitrobacter là từ
7,5 đến 8,5 Tuy nhiên hầu hết các nhà máy xử lý có thể nitrat hoá hiệu quả với độ pH
từ 6,5 đến 7,0 Quá trình nitrat hoá bị ức chế khi pH dưới 6,5 và dừng ở pH 6,0
Nhiệt độ nước cũng ảnh hưởng đến tốc độ nitrat hoá Quá trình nitrat hoá đạt tốc
độ tối đa ở nhiệt độ từ 30 đến 350C Ở nhiệt độ 400C và cao hơn, tỷ lệ nitrat hoá giảm xuống gần bằng không Ở nhiệt độ dưới 200C, quá trình nitrat hoá diễn ra ở tốc độ chậm hơn, nhưng sẽ tiếp tục ở nhiệt độ dưới 100C nhưng sẽ không thể tiếp tục nếu mất đi độ kiểm, cho đến khi nhiệt độ nước thải tăng lên gần 150C
Khi ngưng cấp khí cho ngăn SBR thì vi sinh vật diễn ra quá trình thiếu khí sẽ khử Nitrat vừa được tạo ra từ quá trình Nitrat hóa trong pha xử lý hiếu khí
NO3- ½ N2 + 3/2 O2 (vi khuẩn De nitrobacter)
Bể khử trùng
Trang 30Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 25
Nước đã xử lý sạch (sau lắng) được tháo ra từ bể SBR sẽ được bơm qua bể khử trùng đồng thời sẽ châm hóa chất Cloramin B (thời gian tiếp xúc: 10 – 15 giây) nhằm tiêu diệt vi sinh vật có hại có trong nước thải
Hóa chất khử trùng được bơm vào bể thông qua bơm định lượng, việc pha hóa chất khử trùng cung cấp cho hệ thống được pha vào 1 thiết bị pha hóa chất dung tích 0,5m3 Quá trình khử trùng nước xảy ra qua hai giai đoạn: đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt
Chuẩn bị hóa chất: công ty dùng hóa chất Cloramin B, dung dịch khử trùng Cloramin B được pha với tỷ lệ 0,025% về khối lượng tức là cứ 100 lít dung dịch khử trùng 0,05% được pha thì cần 0,025kg chất khử trùng Cloramin B Vặn nước vào thùng chứa và khuấy, đồng thời cho chất khử trùng vào Khi nước chứa gần đầy thùng thì ngừng cấp nước, tiếp tục khuấy cho tới khi lượng chất khử trùng trên tan hết
Lưu ý người vận hành cần trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, ủng,… trong quá trình chuẩn bị hóa chất và vận hành hệ thống xử
kỳ thuê đơn vị chức năng đến hút và đưa đi xử lý theo quy định
Bùn thải tại bể chứa bùn được thải bỏ định kỳ 6 - 12 tháng/lần bằng việc hút bùn bởi xe chuyên dụng và đưa đi xử lý
Thông số kỹ thuật của hệ thống XLNT như sau:
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
STT Tên hạng mục
Ký hiệu Số lượng
Kích thước Dài x rộng x cao (m)
Thể tích (m 3 )
Trang 31Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 26
STT Tên hạng mục
Ký hiệu Số lượng
Kích thước Dài x rộng x cao (m)
Thể tích (m 3 )
Danh mục máy móc thiết bị sử dụng trong HTXL nước thải:
Bảng 3.3 Danh mục máy móc, thiết bị của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật Xuất xứ Số
2 Phao điều khiển - Loại: phao quả (phao nổi)
Trang 32Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 27
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật Xuất xứ Số
3 Phao điều khiển - Loại: phao quả (phao nổi)
III BỂ SBR
1 Máy thổi khí đặt
cạn
Thông số kỹ thuật Air Mac Pump Model: DBMX200 MADE IN TAIWAN
- Điện áp: 220-240 VAC
- Công suất: 186W - Lưu lượng: 200L/min -Áp suất: 0.2 kg/cm2
- Độ ồn: 47 dBA - Cột áp: 2m
Trang 33Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 28
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật Xuất xứ Số
10 kW với các đặc tính sau đây:
- Nguồn điện cho tủ: 3 pha 4 dây, 380V; tủ có nguồn dự
Trang 34Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 29
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật Xuất xứ Số
- Quy trình và chế độ vận hành của công trình hệ thống xử lý nước thải:
+ Công tác chuẩn bị: Trước khi vận hành hệ thống xử lý nước thải, đầu tiên người vận hành phải kiểm tra lại các thiết bị xem có trục trặc hoặc hỏng hóc nào không và sau
đó kiểm tra điện áp trên tủ điều khiển
+ Quy trình vận hành hệ thống điện: Đóng MCCB (aptomat) tổng trong tủ phân phối chính của tủ điện Kiểm tra đủ số pha, kiểm tra nối đất an toàn và cách điện của thiết bị Dùng đồng hồ Vôn kiểm tra tình trạng đủ điện áp của nguồn điện Khi các điều kiện trên đã đáp ứng được yêu cầu thì tiến hành đóng MCCB tổng và đóng lần lượt các MCB cho các thiết bị trong hệ thống
+ Trình tự và nguyên tắc vận hành các thiết bị: Các thiết bị trong tủ chính đều có
2 chế độ vận hành: Hand (bằng tay), Auto (tự động)
+ Chế độ Auto: Khi chọn chế độ Auto tất cả các thiết bị chạy tự động theo lập trình trong tủ điện PLC
Máy thổi khí luôn để chế độ bật tự động cài đặt máy hoạt động 24 giờ trong suốt quá trình xử lý nước thải
Bơm xả nước thải ra ngoài khi để chế độ auto hoạt động phụ thuộc vào phao tại chứa nước sau xử lý
+ Chế độ Hand (bằng tay): Khi chuyển chế độ Hand tất cả các máy hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào các thiết bị khác và mức nước trong bể Khi chuyển sang chế
độ Hand muốn chạy bơm nào thì ta bật công tắc của bơm đó
b Xử lý nước thải sản xuất
Đã đây dựng 01 hệ thống xử lý nước thải sản xuất tại nhà máy thủy điện Đăk Re
Trang 35Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 30
Công suất: 3 m3/ngày đêm
Quy chuẩn áp dụng với nước thải sau xử lý: QCVN 40:2011/BTNMT, cột B, Kq=0,9 và Kf =1,2
Quy trình xử lý: Nước rò rỉ chứa dầu Bể thu nước rò rỉ Máy tách dầu
Hố tháo khô Kênh xả Suối Nước Leng (suối Gò Leng) Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B
Hình 3.6 Quy trình xử lý nước thải sản xuất tại Nhà máy
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nước rò rỉ từ khu vực gian máy sẽ được thu gom bằng đường ống D200 vào bể thu nước rò rỉ có dung tích 30,34 m3 kích thước dài x rộng x cao = 4 x 2,05 x 3,7m
Bể thu nước được chia làm 2 ngăn bằng nhau với vách ngăn có chiều cao 1,5m
- Tại ngăn số 1: Sử dụng nguyên tắc khối lượng riêng của dầu mỡ nhẹ sẽ nổi lên trên tự tràn qua ngăn số 2, khối lượng riêng nước nặng sẽ được giữ lại ngăn số 1 Theo nguyên tắc xi phông ngược tại ngăn số 1 lắp đặt 03 đường ống dẫn nước về hố tháo cạn
- Tại ngăn số 2: Sử dụng bơm để bơm nước lẫn dầu từ ngăn số 2 qua máy tách dầu
Nước rò rỉ chứa dầu
Cặn dầu, mỡ thải
Thuê đơn vị
xử lý Thùng chứa
Trang 36Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 31
- Máy tách dầu: Nhiệm vụ là tách các loại dầu ra khỏi nước Chất lượng nước sau khi qua máy tách dầu OWS đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT (Kq=0,9 và Kf =1,2) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
*) Nguyên lý hoạt động của máy tách dầu OWS chia làm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Kiểm soát dòng chảy nước thải:
Tốc độ dòng chảy được kiểm soát bởi bộ hạn chế dòng chảy đầu vào để duy trì hiệu quả vận hành và để ngăn chặn dòng nước thải quá tải
Giai đoạn 2: Loại bỏ rác:
Nước thải được dẫn qua một giỏ lọc có thể tháo rời, nơi các mảnh vụn, rác không mong muốn được tự động thu giữ và giữ lại
Giai đoạn 3: Tách dầu:
Buồng tách dầu cải tiến của OWS hoạt động dưới áp suất thủy tĩnh ở 40°C để tách dầu hiệu quả cao
Trọng lực, trọng lượng riêng kết hợp với lưới từ sẽ tách >98% dầu, mỡ ra khỏi nước
Giai đoạn 4: Loại bỏ dầu
Áp suất thủy tĩnh buộc >98% dầu, mỡ vào ngăn chứa dầu trong khi nước "sạch" được đưa vào van xả ra hố tháo cạn Còn cặn dầu, mỡ thải Công ty thu gom triệt để toàn
bộ lượng dầu mỡ thải vào các thùng chuyên dụng dung tích 200 lít có dán nhãn CTNH
và được lưu giữ tạm tại kho chứa chất thải nguy hại Định kỳ sẽ được đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định (tại Hợp đồng số 54/2022/HĐKT/SBU23 ngày 01/6/2022 giữa Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Tân với Công ty CP Cơ - Điện – Môi trường Lilama về việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải nguy hại)
Còn cặn dầu, mỡ thải được chứa trong các thùng lưu trữ tại kho chứa chất thải nguy hại, sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định
Trang 37Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 32
Hình 3.7 Nguyên lý hoạt động của máy tách dầu OWS
Hố tháo cạn: Nhiệm vụ là nhận nước sạch từ ngăn số 2 chuyển qua và nhận nước sạch sau khi qua máy tách dầu OWS Hố tháo cạn có kích thước dài x rộng x cao = 4 x 2,05 x 3,7m, thể tích chứa 30,34 m3, tại hố tháo cạn lắp đặt 02 bơm công suất mỗi bơm 15HP được bơm vào tuyến thoát nước sau tuabin về kênh xả và chảy ra suối Nước Leng Nước sau khi tách dầu theo kênh xả bơm ra suối Nước Leng, tại đầu bơm bố trí vải lọc dầu SOS để lọc bỏ lượng dầu còn sót lại, đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT (Kq=0,9 và Kf =1,2) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
Điểm xả nước thải sản xuất là điểm cuối kênh xả trước khi chảy ra suối Nước Leng
*) Nguyên lý làm việc của vải lọc dầu mỡ SOS: Vải có khả năng lọc dầu mỡ, váng
dầu mỡ Vải chịu được dòng chảy với lưu tốc tối đa 250m3/giờ/1m2 Khi dầu tiếp xúc với vải lọc dầu SOS, dầu bị giữ lại tại vị trí tiếp xúc với sợi vải và bị hút vào toàn bộ sợi vải bởi lực mao dẫn, đẩy nước ra khỏi sợi vải và chiếm chỗ Dầu bị hút vào sợi có thể
dễ dàng tách ra bằng biện pháp cơ học như vắt và loại bỏ dầu mỡ Vải có thể tái sử dụng lại 1-2 lần Để đảm bảo hiệu quả lọc dầu của vải lọc dầu sẽ tiến hành thay vải lọc với tần suất khoảng 2-3 tháng thay một lần, vải lọc dầu sau khi thay sẽ được thu gom về kho chứa CTNH và xử lý cùng CTNH của nhà máy
Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sản xuất
STT Tên hạng mục Số lượng
Kích thước Dài x rộng x cao (m)
Thể tích (m 3 )
Trang 38Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 33
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
- Nhà để xe được bố trí gần cổng ra vào của Nhà máy, vị trí để xe của CBCNV và
khách được bố trí riêng để tạo thuận lợi cho việc gửi và lấy xe được nhanh chóng Bãi
đỗ xe được bố trí thông thoáng
- CBCNV chấp hành nghiêm túc các quy định ra vào khu vực Nhà máy và tại khu
vực gửi xe
- Toàn bộ tuyến đường nội bộ trong Nhà máy được bê tông hóa
- Bố trí trồng cây xanh trong khuôn viên Nhà máy
- Thường xuyên vệ sinh đường giao thông trong khu vực Nhà máy để giảm thiểu
bụi phát tán vào môi trường không khí
- Không thực hiện việc vận chuyển nguyên liệu, vật tư trong các giờ cao điểm công
nhân đến thay ca và làm việc
- Lắp đặt biển báo kiểm soát và gờ giảm tốc để kiểm soát tốc độ, khoảng cách ra
vào giữa các xe ra vào khu vực Nhà máy
3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn
thông thường
3.1 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 32 kg/ngày tương đương 11,68
tấn/năm Bố trí 10 thùng rác loại 10-20 lít tại các khu vực phát sinh rác thải như: văn
phòng, nhà ăn,…Hàng ngày cử cán bộ thu gom tập kết tại 05 thùng rác trung chuyển
loại 1m3
Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn:
- Chất thải rắn có thể tái sử dụng: bao gồm các chai nhựa, bao bì, hộp giấy…
được tách riêng tái chế, tái sử dụng
- Chất thải không có khả năng tái sử dụng: gồm thực phẩm thừa, vỏ trái cây, túi
ni lông… Lượng rác này không lớn nên có thể xử lý bằng cách đầu tư các hố chôn lấp
vệ sinh trong khu vực
Đã xây dựng 01 hố chôn lấp 10m3 (dài x rộng x cao 3,2 x 2,6 x 1,2m), vị trí sau
nhà ở công nhân Tọa độ X = 1620012; Y = 555715 Quá trình chôn lấp bổ sung vôi bột
hoặc chế phẩm vi sinh Khi huyện có bãi xử lý rác tập trung, chủ dự án sẽ hợp đồng với
đơn vị thu gom rác để thu gom và vận chuyển, xử lý
Trang 39Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 34
Hình 3.8 Hình ảnh thiết bị thu gom CTR sinh hoạt
3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
CTR sản xuất phát sinh trong giai đoạn vận hành Dự án chủ yếu là thân, cành, rễ cây theo dòng nước trôi dạt về cửa lấy nước Khối lượng phát sinh khoảng 10kg/ngày tương đương 3650kg/năm Tại cửa lấy nước của nhà máy bố trí lưới chắn rác và gầu vớt rác, toàn bộ lượng rác phát sinh được thu gom về 03 thùng chứa 240 lít Cuối ngày làm việc, cử cán bộ thu gom toàn bộ lượng rác phát sinh về khu vực chôn lấp và xử lý cùng với CTR sinh hoạt
Ngoài ra còn phát sinh bùn, cặn đất, cát các loại từ quá trình vệ sinh tuabin, thiết
bị đường ống trong nhà máy thủy điện được thu gom và sử dụng vào mục đích bón cây xanh trong khuôn viên
Hình 3.9 Hình ảnh thùng chức CTR thông thường
4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Trong quá trình vận hành thủy điện Đăk Re sẽ phát sinh chất thải rắn nguy hại từ quá trình bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa thiết bị và khi gặp sự cố, cụ thể như sau:
- Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu mỡ trong quá trình bảo trì thiết bị nhà máy thủy điện và máy biến áp; dầu thủy lực, dầu truyền nhiệt và cách điện, vật thể dùng để mài
Trang 40Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Thuỷ điện ĐăkRe 2023
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Chính sách Môi trường Việt 35
đã qua sử dụng có thành phần nguy hại và các loại vật liệu khác bị nhiễm thành phần nguy hại
- Bóng đèn huỳnh quang hỏng, các loại thủy tinh hoạt tính; các loại pin, ác quy chì thải; các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện tử thải
Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh ước tính khoảng 400 kg/năm
Bảng 3.5 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh ước tính
4 Giẻ lau, găng tay thải bị nhiễm các
Các biện pháp giảm thiểu toàn bộ lượng CTNH như sau:
- Toàn bộ CTNH sẽ được thu gom và tạp kết tại kho chứa CTNH diện tích 7,5m2
bố trí sau nhà máy Kho chứa được thiết kế như sau:
+ Kho có kết cấu tường rào tôn bao quanh, kho chứa có mái che bằng tôn, có biển báo khu vực chứa CTNH
+ Sàn: đổ bê tông, không thấm chất lỏng, bằng phẳng, không trơn trượt
+ Biển cảnh báo
Trong kho bố trí 06 thùng chứa có nắp đậy dung tích 100 lít chứa CTNH chuyên dụng, mỗi thùng đều dán mã CTNH riêng và có dán nhãn dấu hiệu cảnh báo với từng
mã CTNH lưu chứa theo đúng quy định Cụ thể như sau:
Tọa độ kho chứa CTNH: X = 1621558.44; Y = 556467.79
Chủ đầu tư đã ký hợp đồng số 54/2022/HĐKT/SBU23 ngày 01/6/2022 với Công
ty Cổ phần cơ - điện – môi trường Lilama hợp đồng về việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải nguy hại