Nhận biết rõ tầm quan trọng của điện tử trong đời sống hiện đại. Cũng như sự cần thiết của chiếc máy in đối với sự phát triển của xã hội. Nên em đã quyết định chọn công ty TNHH Canon Việt Nam là công ty để thực tập tốt nghiệp.
Giới thiệu về công ty
Tập đoàn Canon
Theo em biết về tập đoàn Canon là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản thành lập vào ngày 10/08/1937 với 379 công ty thành viên và 195.065 nhân viên Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm về hình ảnh và quang học (bao gồm: Camera, photocopy và máy in)
Trụ sở chính của tập đoàn đặt ở Ōta, Tokyo Trụ sở ở Bắc Mỹ nằm ở Lake Success, New York, Hoa Kỳ Công ty tiền nhiệm được thành lập năm 1933 bởi Goro Yoshida và người anh vợ Saburo Uchida Đặt tên là Precision Optical Instruments Laboratory (tạm dịch “Phòng thí nghiệm các dụng cụ quang học chính xác”)
1933, phòng thí nghiệm quang dụng cụ quang học đầu tiên của Canon được thành lập ở Roppongi,Minato-ku,Tokyo, để nghiên cứu về những máy ảnh có chất lượng
1934, Kwanon (được đặt theo tên Bồ Tát Quan Thế Âm) chiếc máy ảnh đầu tiên có độ phóng to thu nhỏ 35mm của Nhật Bản đã được sản xuất theo nguyên mẫu đầu tiên
1935, Hansa canon, máy ảnh tiêu cự thẳng có độ phóng to thu nhỏ 35mm
1937, công ty TNHH Precision Optical Industry được thành lập
1939, quá trình tự sản xuất thấu kính Serenar bắt đầu
1940, máy ảnh dùng tia X quang gián tiếp của Nhật Bản được thiết kế
1942, quá trình sản xuất cho máy ảnh tiêu cự thẳng trung bình JII được bắt đầu
1946, máy ảnh Canon SII được giới thiệu
1947, công ty đổi tên thành Công ty Máy ảnh Canon
1949, máy ảnh Canon IIB giành giải nhất trong triển lãm máy ảnh quốc gia tổ chức tại SanFrancisco
1952, máy ảnh Canon IVSb, chiếc máy ảnh đèn chiếu đồng hóa tốc độ và ánh sáng 35mm đầu tiên trên thế giới được giới thiệu
1954, phòng thí nghiệm của Canon và phòng thí nghiệm Nghiên cứu Kỹ thuật và Khoa Học NHK hợp tác để phát triển một laoi máy ảnh tivi để chuẩn bị cho truyền hình
1956, máy ảnh Canon 8T, một loại máy ảnh cho rạp chiếu 8mm, được giới thiệu
1957, máy tĩnh Canon L1 và máy ảnh cho rạp chiếu 8T 8mm trở thành những sản phẩm đầu tiên nhận được giải thưởng Thiết kế Giỏi của Bộ Ngoại Thương và Công Nghiệp Nhật Bản
1958, một loại ống kính có độ phóng to thu nhỏ dành cho truyền hình được giới thiệu
1959, hợp tác với Công ty Documat của Mỹ, bước vào thị trường khảo sát bằng kính hiển vi
1960, Canon phát triển đầu tĩnh điện để sử dụng cho VTRs
Hình 1.1: Trụ sở chính Canon tại Tokyo, Nhật Bản
Canon tại Việt Nam
Hình 1.2: Canon tại Việt Nam
Công ty TNHH Canon Việt Nam (Canon Vietnam Co Ltd.) có tổng giám đốc là Mr Niimura Minoru và trụ sở chính đặt tại Lô A1 - KCN Thăng Long - Đông Anh - TP Hà Nội với số lượng cán bộ công nhân viên xấp xỉ 22.000 công nhân viên Thành lập vào ngày 11/4/2001 và bắt đầu đi vào hoạt động tháng 5/2002 Vốn đầu tư lên tới 306.700.000 USD trong đó vốn pháp định 94.000.000 USD
- E-mail: pl-nego@cvn.canon.co.jp
● Canon Việt Nam chi nhánh Phố Nối, Hưng Yên
Hình 1.3: Nhà máy Canon Phố Nối, Hưng Yên
Nhà máy Canon Phố Nối, Hưng Yên được thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm
2008 tại địa chỉ Đường 206, khu B, KCN Phố Nối A, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Giám đốc nhà máy là Mr Kajiwara Hiroshi và chủ sở hữu là Tsuneto Yasuji
Công ty đã đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất, lắp ráp các loại máy xử lý hình ảnh và các loại bộ phận, linh kiện, thiết bị điện tử liên quan bằng kỹ thuật cao với diện tích đất sử dụng 109.954 m2, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2011 với tổng vốn đầu tư đạt 2.134,224 tỷ đồng
Mặc dù mới đi vào hoạt động được hơn 2 năm song Công ty cũng đã đạt được các thành tích đáng phấn khởi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Năm 2011, sản lượng đạt 7.424.930 chiếc; giá trị xuất khẩu đạt 22.439.340 USD; giá trị nhập khẩu là 22.901.277 USD; doanh thu đạt 9.892.660 USD; thu nhập bình quân người lao động đạt 3,8 triệu đồng Đến năm 2012, các chỉ tiêu tương ứng là sản lượng 15.937.121 chiếc; xuất khẩu 11.613.068 USD; nhập khẩu 29.179.181 USD; doanh thu 12.645.462 USD; thu nhập bình quân 4,65 triệu đồng
Công ty Canon chi nhánh Hưng Yên có 3 nhà máy sản xuất
Hình 1.4: Các nhà máy sản xuất ở Canon Hưng Yên
Sản phẩm của công ty
Hình 1.5: Một số sản phẩm của công ty Canon Việt Nam
- Một số sản phẩm của Canon Việt Nam: máy ảnh, máy in, máy Fax, máy quét, máy quay phim, máy trình chiếu, …
- Riêng về Canon Hưng Yên sẽ sản xuất các bộ phận của máy in để ghép lại thành máy in hoàn chỉnh
Hình 1.6: Sản phẩn chính ở công ty Canon Hưng Yên
Các quy định nội bộ, quy định về an toàn lao động
Quy định về đồng phục và sử dụng thẻ nhân viên
- Mặc quần áo đồng phục sạch sẽ gọn gàng
- Nếu mặc áo sơ mi phải cho vạt áo vào trong quần đối với nam
- Nếu mặc áo khoác phải kéo áo lên sát cổ
- Luôn đeo thẻ lên cổ áo bên trái đối với phòng ban lắp ráp kẹp thẻ trên túi áo trước ngực đối với phòng ban khác trong suôt thời gian làm việc
- Đội mũ theo qui định khi vào khu vực sản xuất
- Đi giầy theo qui định không giẫm chân len gót giầy, không bỏ chân ra khỏi giầy khi đang ở trong công ty
Hình 1.7: Mặc đồng phục đúng quy định
Hình 1.8: Mặc đồng phục sai quy định
Về sử dụng thẻ nhân viên:
- Thẻ nhân viên bao gồm:
1 thẻ từ để chấm công hằng ngày
1 tờ giấy ghi tên của mình, ngày vào làm, mã code, vị trí công việc của mình
1 tờ lịch các ngày làm việc trong năm của công ty TNHH Điện Tử Canon
Ngoài ra khi vào làm sẽ được phát 1 tờ mã vạch dùng cho việc quét tĩnh điện mỗi ngày
- Thẻ nhân viên được sử dụng để ra vào công ty Mỗi ngày làm việc tất cả các công nhân viên đều phải quẹt thẻ 2 lần:
Lần 1: Lúc vào làm phải quét thẻ trước 7 giờ 50 phút(đối với ca hành chính), nếu quét sau sẽ tính là đi làm muộn
Lần 2: Lúc đi làm về phải quét thẻ ở gần tủ looker, 17 giờ đối với ca hành chính, và 14h với ca 1, 22h với những người đi ca 2
- Thẻ nhân viên được sử dụng trong suốt thời gian làm việc
- Thẻ nhân viên là tài sản của công ty mọi trường hợp mất thẻ quên thẻ hỏng thẻ đều phải thông báo ngay cho cấp trên của mình để được bảo lãnh hoặc cấp thẻ mới.
Quy định về thời gian làm việc và xin nghỉ
Về thời gian làm việc:
- Thời gian làm việc: từ thứ 2 đến thứ 7
- Cách tuần sẽ được nghỉ thứ 7 (ví dụ khi làm thứ 7 tuần này rồi, tuần sau sẽ được nghỉ thứ 7 theo quy định công ty)
- Ca hành chính làm việc từ 8h00 đến 17h00
- Ca 1: làm việc từ 6h00 đến 14h00
- Ca 2: làm việc từ 14h00 đến 22h00 Cần có mặt ở nơi làm việc trước ít nhất
15 phút để chuẩn bị cho công việc
Hình 1.9: Quy định về giờ làm việc tại Canon
Những điều cần tránh về thời gian làm việc:
Hình 1.10: Những điều cần tránh về thời gian tại Canon
- Trường hợp nghỉ phép: Khi muốn xin nghỉ phép thì phải thông báo trước cho leader hoặc người quản lí trực tiếp trước ít nhất là 3 ngày
- Nếu nghỉ không thông báo, thông báo không đúng thời gian qui định hoặc không nhận được sự đồng ý của người quản lý sẽ coi như là nghỉ không phép
- Trong trường hợp nghỉ đột xuất phải thông báo với leader trưởng nhóm bằng điện thoại
- Đối với trường hợp nghỉ ốm phải gọi điện báo cáo cho người quản lý và trong ngày làm việc đầu tiên sau khi nghỉ phép phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan y tế nếu không có giấy chứng nhận hợp lệ sẽ coi như là nghỉ không đúng phép
- Trường hợp xin nghỉ hẳn (chấm dứt hợp đồng lao động) phải thông báo cho leader bằng văn bản ít nhất 30 ngày ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt đã được nghỉ trong hợp đồng lao động
Quy định về an toàn lao động
Thực hiện phương châm “Không an toàn, không sản xuất” Đào tạo an toàn vệ sinh lao động gắn liền với đào tạo công việc Luôn luôn chú trọng đến sức khỏe người lao động Đảm bảo an toàn cho người lao động Trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động tại nơi làm việc thì công ty sẽ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cứu chữa cho người lao động theo đúng pháp lệnh bảo hộ lao động của Việt Nam Đối với trường hợp người lao động bị tai nạn hay tử vong ngoài Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam, công ty không chịu trách nhiệm Một số quy định về an toàn lao động mà em ghi chép được:
- Tuân thủ đúng các hướng dẫn về an toàn khi sử dụng máy móc và dụng cụ
- Tuân thủ các an toàn khi sử dụng điện và các dụng cụ điện
- Kiểm tra chất lượng dụng cụ mà mình sử dụng trước khi làm việc
- Đảm bảo khu vực làm việc gọn gàng, không có những vật hay yếu tố gây nguy hiểm trong quá trình làm việc
QUY TRÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ SẢN XUẤT TẠI CÔNG
Quy trình tổ chức
Quy trình tổ chức sản xuất mà em được các anh/chị phòng nhân sự cung cấp theo sơ đồ dưới đây:
Hình 2.1: Sơ đổ tổ chức quản lý của công ty
Điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc tại Canon Hưng Yên:
- Làm việc trong môi trường sạch sẽ, an toàn
- Được đào tạo kiến thức phát triển bản thân
- Thao tác làm việc trên máy móc hiện đại
- Đứng thao tác trên các dây chuyền lắp ráp
Hình 2.2: Điều kiện làm việc tại Canon Hưng Yên
Quy trình sản xuất
Hình 2.3: Quy trình sản xuất của công ty Canon Hưng Yên
Quy trình sản xuất bao gồm:
- Cấp hàng cho bên lắp ráp
- Lắp ráp các linh kiện với nhau
- Kiểm tra chất lượng của sản phẩm, sản phẩm đạt chất lượng là OK, nếu không đạt chất lượng là NG
- Vận chuyển về kho và giao cho bên đặt hàng
Công việc thực hiện
Hình 2.4: Công việc thực hiện tại Canon Hưng Yên
Một số chú ý trong quá trình làm việc
Trong quá trình làm việc cần tránh những điều sau:
Hình 2.5: Một số chú ý khi làm việc
VỊ TRÍ, MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP
Vị trí đảm nhiệm
Nhân viên phòng lắp ráp (Assy) dây chuyền lắp ráp, công đoạn Motor 1 đời máy F08.
Mô tả công việc
Tuần Nội dung đào tạo Tiến độ
1 Đào tạo về nội quy, quy định của công ty 100%
2 Đào tạo công đoạn lắp ráp trên dây truyền sản xuất 100%
3 Học việc thực tế trên dây truyền sản xuất 50%
4 Học việc thực tế trên dây truyền sản xuất 100%
5 Nhận vào dây truyền sản xuất và hoàn thành công đoạn (sản lượng 1650/ngày) 80%
6 Hoàn thành công đoạn trên dây truyền sản xuất (sản lượng 1650/ngày) 100%
7 Hoàn thành công đoạn trên dây truyền sản xuất (sản lượng 1650/ngày) 100%
8 Hoàn thành công đoạn trên dây truyền sản xuất
Quá trình thực hiện công việc
3.3.1 Tuần 1: Đào tạo về nội quy, quy định của công ty Đào tạo về các quy định như đồng phục, thẻ nhân viên, chấm công, thời gian làm việc, xin nghỉ phép, quy định về 5S vệ sinh, an toàn lao động,… Hoàn thành tốt quá trình đào tạo về quy định của công ty Thu hoạch, ghi chép được nhiều thông tin về công ty phục vụ cho việc hoàn thành phần 1, phần 2 của bản báo cáo thực tập
Kiểm tra các thao tác, độ nhanh nhạy của tay phục vụ cho công việc và phân công công việc phù hợp trên dây truyền sản xuất
3.3.2 Tuần 2: Đào tạo công đoạn lắp ráp trên dây truyền sản xuất
Sắp xếp vị trí, công việc phù hợp với khả năng: Nhân viên phòng lắp ráp (Assy) dây chuyền lắp ráp, lắp công đoạn Motor 1 đời máy F08 Đào tạo về quy định trong xưởng lắp ráp:
- Mặc đồng phục đúng quy định bao gồm: mũ, áo, quần và giày tĩnh điện (mũ bao trùm đầu và áo được sơ vin)
- Đo tĩnh điện bằng máy hằng ngày và kí tên theo vị trí được phân công
- Không đeo trang sức và không để móng tay dài quá 1 mm tránh gây xước và làm biến dạng linh kiện
- Đeo đúng gang tay bao ngón và đeo đúng các ngón phục vụ cho công đoạn của mình
- Thực hiện 5S vị trí làm việc khi hết thời gian làm việc
- Không chạy nhảy, đùa nghịch tránh làm ảnh hưởng đến mọi người và đặc biệt là dây truyền sản xuất Đào tạo lý thuyết chi tiết, chuyên sâu về vị trí cũng như lắp ráp trên dây chuyển sản xuất: Đào tạo nắm rõ tên linh kiện, cách kiểm tra linh kiện và trình tự thao tác có trong quyển Word Standard của công đoạn Motor 1 đời máy F08
Do một số quy định về bảo mật của công ty nên không cho phép sinh viên thực tập quay chụp do vậy em chỉ tham khảo được trên internet hình ảnh rõ nhất mô tả công đoạn mà em được đảm nhiệm
Hình 3.1: Hình ảnh Jig làm việc cộng đoạn Motor 1 Bước 1: Đặt Motor vào Jig
- Mục đích là để kiểm tra xem chân của Motor có bị cong vênh hay không, nếu đạt là OK, nếu bị cong vênh là NG, khi linh kiện bị NG phải báo cho Leader hoặc A.Leader
- Đặt motor sao cho 3 lỗ của motor hướng vào lòng mình, nếu không đúng thì máy sẽ không dập
Bước 2: Đặt Modul SCN vào Jig
- Kiểm tra tình trạng của Modul SCN có bị biến dạng hay không Mục đích kiểm tra là để đảm bảo linh kiện vẫn hoạt động tốt, sản phẩn tạo ra tốt hơn
- Đặt Modul khớp vào Jig sao cho thành encode hướng vào lòng mình
Bước 3: Đặt Bush 1 lên Jig
- Trước khi đặt lên Jig cần kiểm tra xem bush 1 có dính bụi bẩn, dầu mỡ hay không, nếu có dấu hiệu trên là linh kiện NG, ngược lại là linh kiện
- Khi linh kiện đã OK, đặt bush 1 vào Jig sao cho khớp vào trục của Jig
Bước 4: Tháo băng dính Code Wheel
- Lấy code wheel và kiểm tra xem code wheel có bị biến dạng, cong vênh, xước hay không
- Nếu không bị những vấn đề trên thì thao tác bóc băng dính
Bước 5: Lắp Code Wheel vào Jig
- Đặt code wheel vào Jig sao cho mặt băng dính của code wheel dính vào bush 1
- Kiểm tra thật kỹ, nếu không đúng sẽ dẫn đến sai sót, dẫn đến khi lắp vào máy sẽ không hoạt
Bước 6: Thực hiện lắp Bush 2 vào Jig
- Trước khi đặt lên Jig cần kiểm tra xem bush 2 có dính bụi bẩn, dầu mỡ hay không, nếu có dấu hiệu trên là linh kiện NG, ngược lại là linh kiện
- Khi linh kiện đã OK, đặt bush 2 vào Jig sao cho khớp vào trục của Jig
- Bush 2 sẽ nằm trên code wheel
Bước 6: Lắp Motor vào trục của Jig
- Nhấc motor và kiểm tra xem motor có bị méo, chân có cong vênh hay không
- Nếu linh kiện OK, lắp motor vào trục của Jig
- Thao tác này cần cẩn thận, nếu đặt lệch khỏi khớp của Jig sẽ gây hỏng motor và các linh kiện khác
Bước 7: Thực hiện nhấn nút để máy dập motor, bush 1, bush 2, modul, code wheel
- Nhấn 2 nút bên cạnh Jig làm việc
- Khi nhấn 2 nút máy sẽ tự dập các linh kiện vào với nhau tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh
- Khi đã nhấn nút phải bỏ tay khỏi Jig làm việc, tránh để xảy ra tai nạn lao động
Bước 8: Dùng Jig kiểm tra lại motor
- Sau khi đã dập hoàn thành Motor Unit, dùng Jig kiểm tra lại 4 cạnh của motor
- Khe hở giữa Motor và Modul SCN phải nhỏ hơn 0,15 mm
- Kiểm tra lại Motor Unit xem có bị biến dạng, các linh kiện khác có sạch sẽ không vì có thể bẩn trong quá trình thao tác
Bước 9: Đặt Motor Unit sang Jig bên cạnh
- Sau khi kiểm tra kỹ lại Motor Unit, nếu linh kiện OK sẽ đặt sang Jig bên cạnh
- Đặt sang Jig khác để tiếp tục công đoạn tiếp theo là Motor 2 đời máy F08 và kết thúc công đoạn Motor 1 đời máy F08
Hình 3.2: Hình ảnh sản phẩm sau khi hoàn thành công đoạn
● Các lỗi xảy ra trong công đoạn:
- Lắp code wheel NG, bị xước hoặc ngược code wheel
3.3.3 Tuần 3 + Tuần 4: Học việc thực tế trên dây truyền sản xuất
Học việc trên dây truyền dưới sự hỗ trợ, giám sát và theo dõi của Trainer hoặc Leader
- Thực hiện lắp Motor Unit sao cho đúng trình tự thao tác
- Thao tác phải đúng, không được bỏ qua thao tác nào
- Cải thiện tốc độ lắp thao tác trên Jig
3.3.4 Tuần 5 + Tuần 6: Hoàn thành công đoạn trên dây truyền sản xuất (sản lượng: 1650/ngày 8 tiếng)
- Tuần 5: Do mới tiếp xúc và chưa quen thao tác, nên khi ra Jig thao tác mới hoàn thành được 80% sản lượng
- Tuần 6: Đã quen với vị trí linh kiện và tốc độ thao tác đã nhanh nên em đã hoàn thiện 100% sản lượng mà dây truyền đề ra là 1650/ngày 8 tiếng
3.3.5 Tuần 7 + Tuần 8: Hoàn thành công đoạn trên dây truyền sản xuất (sản lượng: 1650/ngày 8 tiếng)
- Tuần 7: Với việc đã quen với công việc, sản lượng cố định là 1650/ ngày nên em vẫn tiếp tục làm đủ sản lượng đề ra
- Tuần 8: Tiếp tục hoàn thành 100% sản lượng đề ra là 1650/ ngày.
Tổng hợp, phân tích kết quả thực tập tại doanh nghiệp
- Hoàn thành toàn bộ công việc mà công ty giao cho
- Rèn luyện được thao tác tay và thực hiện tốt nội quy do công ty đề ra
- Trải nghiệm thực tiễn trên dây truyền sản xuất
- Nâng cao được kĩ năng tập trung vào công việc và kỹ năng giao tiếp
- Hoàn thành 2 tháng thực tập có đủ sự cố gắng, vất vả, chăm chỉ và học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tiễn mà trên sách vở không có
- Học được tác phong làm việc chuyên nghiệp, kỉ luật
- Cẩn thận, quan sát và đánh giá vấn đề một cách khách quan
- Xem xét, thảo luận về công việc trước khi bắt tay vào làm, giúp công việc diễn ra tốt hơn
- Hỏi và quan sát thật kĩ những kinh nghiệm công nhân trước đã làm để hoàn thành công việc một cách tốt nhất Việc quan sát cẩn thận vô cùng qua trọng trong dây chuyền sản xuất
- Rèn luyện trên dây chuyền sản xuất, rèn khả năng làm việc với cường độ và áp lực cao
- Hoạt động nhóm nhỏ, rèn luyện kỹ năng cải tiến
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP NƠI THỰC TẬP VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
Đề xuất giải pháp cải tiến, phát triển sản xuất tại doanh nghiệp
Trong quá trình thực tập 8 tuần tại Công ty, em thấy học hỏi được rất nhiều từ những gì mà công ty đào tạo Tuy nhiên, sau khi được thực hiện công việc lắp ráp Motor 1 của đời máy F08 em có một số đề xuất để giúp cho công đoạn của em đẩy nhanh được tốc độ hơn như sau:
- Khi thực hiện thao tác lắp code wheel nhiều lần sẽ dính keo vào Jig dẫn đến tình trạng khó cho các linh kiện khác vào Cần có giấy để lau vết keo cho Jig
- Cải thiện tình trạng máy, cần kiểm tra thường xuyên và bảo trì đều đặn, có máy số 2 dập motor không khít vào module
Sau 2 tháng thực tập, em đã rút ra được 2 điều như trên Đó cũng là quan điểm cá nhân của chính bản thân em sau khi đứng trên dây truyền sản xuất tại công đoạn motor 1 của đời máy F08, kính mong quý công ty có thể xem xét đề xuất của em để giúp cho công đoạn này được nhanh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Đề xuất giải pháp cải tiến, phát triển chương trình đào tạo của trường
Đề xuất giải pháp cải tiến, phát triển chương trình đào tạo của trường như sau:
“Em mong muốn nhà trường có thể bàn bạc, đề xuất với doanh nghiệp về những vị trí mà chúng em thực tập sẽ phù hợp và sát với chuyên ngành Tuyệt vời hơn là doanh nghiệp có thể cho chúng em biết trước về vị trí công việc mà chúng em được phân công trong quá trình thực tập tại công ty.”
Đánh giá về chương trình thực tập và ý kiến về cải thiện chương trình, giáo trình, thiết bị đào tạo tại khoa điện tử theo hướng đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc
4.3.1 Đánh giá về chương trình thực tập
Chương trình thực tập tại Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam cũng đã kết thúc Trải qua 2 tháng (8 tuần) thực tập em cũng có một số đánh giá về chương trình thực tập như sau:
- Thứ nhất: Em học hỏi được rất nhiều khi được thực tập trải nghiệm thực tế tại công ty (rèn tính kỉ luật, cẩn thận, tỉ mỉ, nhanh nhẹn, …) và học được một công đoạn lắp ráp thực tế trên dây truyền sản xuất
- Thứ 2: Cung cấp nhiều kiến thức, kĩ năng thực hành trên dây truyền sản xuất Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu bọn em có thể được nghe trước về vị trí công việc thực tập và được quan sát toàn bộ dây truyền sản xuất
Trải qua quá trình học tập, rèn luyện tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội em nhận thấy có một số vấn đề muốn đề xuất với nhà trường như sau:
- Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất rất nhiều, có rất nhiều kit trên phòng thực hành, chúng em muốn được tìm hiểu và tiếp xúc với các kit trên đó nhiều hơn
- Hiện tại xu thế sản xuất công nghệ chip bán dẫn đang bùng nổ, khoa điện tử là mũi nhọn đào tạo vì vậy mong khoa và nhà trường cập nhật tài liệu liên quan cũng như mở thêm các môn liên quan, việc này không chỉ giúp sinh viên nắm vững những kiến thức mới mà còn đảm bảo rằng chúng ta đang đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng tốt với nhu cầu xu thế phát triển của thế giới
- Cập nhật và đầu tư vào thiết bị đào tạo mới và hiện đại, giúp sinh viên làm quen và làm việc với công nghệ tiên tiến nhất
Cảm ơn nhà trường đã lắng nghe ý kiến đến từ một sinh viên năm 4
Em xin chân thành cảm ơn!