.73, Đại hội XII 2021 - Kế thừa và phát triển...9 Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì Việt Nam ta cũng đang trên đường pháttriển công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Trang 1DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TƯ DUY VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI SAU THỜI KỲ ĐỔI MỚI 4
I, Giai đoạn bắt đầu thời kỳ đổi mới (1986) đến năm 1996 4
1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng thực hiện đường lối đổi mới toàn diện 4
2, Thay đổi tư duy toàn diện về công nghiệp hóa từ sau Đại hội VI 5
II Bước đầu thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội VIII (1996) đến nay 6
1, Đại hội đại biểu VIII (1996) 6
2, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) và Đại hội X (năm 2006) tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa 7
3, Đại hội XII (2021) - Kế thừa và phát triển 9
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐƯỜNG LỐI CNH - HĐH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ NĂM 1996 - NAY 10
I, Kết quả thực hiện 10
II, Những hạn chế còn tồn tại 14
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì Việt Nam ta cũng đang trên đường phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Nhìn lại trước đây khi đất nước chưa đi lên Chủ nghĩa xã hội, từ một đất nước nông nghiệp có phần lạc hậu, cơ sở vật chất kĩ thuật kém và trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ là tiêu chí hàng đầu thì một vấn đề không kém phần quan trọng là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Để làm được điều này chúng ta cần phát huy và tận dụng được các nguồn lực như nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến hiện đại… Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) là một xu hướng khách quan phù hợp với xu thế thời đại và hoàn cảnh đất nước
Từ Đại hội Đảng VI của Đảng xác định đây là thời kỳ phát triển mới - Thời kỳ
"Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước" định hướng phát triển nhằm mục tiêu "Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh Nhiệm vụ CNH - HĐH đã được thực hiện ở nước ta trong những năm qua, nhất là sau thời kỳ đổi mới đã thu được nhiều thành tựu quan trọng giúp tạo thế và lực cho thời kỳ phát triển tiếp theo Có thành tựu không tránh khỏi những sai lầm trong quá trình đó Vậy để giải quyết nhiệm vụ mới đặt ra và khắc phục những thiếu sót, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu kinh tế đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc độc lập chủ quyền quốc gia thì không còn con đường nào khác ngoài con đường đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước
Bởi vấn đề CNH - HĐH là một vấn đề rất rộng nên trong phạm vi bài tiểu luận này
em xin đề cập đến: Nội dung đường lối chính sách CNH - HĐH của Đảng từ năm 1996 đến nay Sau khi tìm hiểu môn học Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam dưới sự giảng dạy tận tình của giảng viên bộ môn, chúng tôi phần nào hiểu rõ hơn tầm quan trọng của những chính sách, đường lối đúng đắn của Đảng về công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Với mong muốn học hỏi thêm và chia sẻ
Trang 4những hiểu biết nhỏ bé mà mình đã tìm hiểu, tôi quyết định chọn đề tài này Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu để làm rõ hơn về
đề tài này Do phạm vi của vấn đề rộng lớn cùng với hạn chế về trình độ của bản thân nên nội dung đề tài tiểu luận khó tránh khỏi những hạn chế và thiết sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô để hoàn thiện nội dung hơn
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TƯ DUY VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA -HIỆN ĐẠI HÓA QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI SAU THỜI KỲ ĐỔI MỚI
I, Giai đoạn bắt đầu thời kỳ đổi mới (1986) đến năm 1996
1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng thực hiện đường lối đổi mới toàn diện.
Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá, nói rõ sự thật, nghiêm túc kiểm điểm chỉ rõ những sai lầm, khiếm khuyết của Đảng trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa trong thời kỳ 1975-1986 Những sai lầm trong việc kéo dài chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo và tổ chức thực hiện Bởi
tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết để chúng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Trong công tác bố trí cơ cấu kinh tế, thường xuất phát từ mong muốn nóng lòng đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp một cách hợp lý Chủ yếu thiên về xây dựng công nghiệp nặng
và những công trình quy mô lớn, không giải quyết các vấn đề căn bản như vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Hậu quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp Bên cạnh đó, việc thực hiện không nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại hội V như nông nghiệp vẫn chưa coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
Đại hội VI của Đảng là Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trong công nghiệp, xóa
bỏ chế độ tập trung, bao cấp, chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ, giải phóng mọi năng
Trang 5lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học-kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hoá theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao Kết quả là nhà máy thủy điện Hòa Bình phát điện tổ máy số 1, Liên doanh dầu khí
Việt-Xô khai thác những thùng dầu đầu tiên
2, Thay đổi tư duy toàn diện về công nghiệp hóa từ sau Đại hội VI
Sau khi chỉ ra những khuyết điểm và sai lầm, Đại hội VI đã cụ thể hóa các nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường đầu tiên là thực hiện 03 chương trình: Lương thực, thực phẩm; Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu trong những năm đầu tiên của thời kỳ quá độ Phát triển lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng là để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân sau hàng chục năm chiến đấu, bối cảnh nền kinh tế thiếu hụt nghiêm trọng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội Còn phát triển hàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến khích sản xuất và đầu tư trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất Thực chất để nói thì đây
là việc thay đổi mô hình chiến lược công nghiệp hóa (CNH) từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) sang mô hình hỗn hợp (hướng cả về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu) Đại hội VI đã đưa ra một thứ tự ưu tiên mới là ưu tiên nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp hàng xuất khẩu và sau cùng là công nghiệp nặng Đây là sự thay đổi quan trọng về tổ chức chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa đất nước Mục tiêu “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” đã chuyển sang “lấy nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm” Điều này cũng đổi mới cơ cấu đầu tư, đó là đầu tư có trọng điểm và tập trung vào những mục tiêu và các ngành quan trọng, trước hết đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, cho chế biến nông sản và một số ngành công nghiệp nặng trực tiếp phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn
Sau đó, Đại hội VII (1991), Đảng ta lại có những nhận thức mới ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa Trong Đại hội VII đã xác định rõ phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm, đề cập đến lĩnh vực dịch vụ kinh tế - kỹ thuật trong việc đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống nhân dân và tăng cường hợp tác quốc tế Đồng thời đưa ra chiến lược phát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lược chung của cả nước
Trang 6II Bước đầu thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội VIII (1996) đến nay
1, Đại hội đại biểu VIII (1996)
Sau 10 năm đổi mới nhìn lại đã có thể nhận định được: nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảng cũng thay đổi quan điểm
về công nghiệp hóa trong thời kỳ mới gồm:
- Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hoá,
đa dạng hoá quan hệ đối ngoại Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững
- Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại
ở những khâu quyết định
- Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh
Đại hội VIII đánh dấu một bước ngoặt đưa đất nước sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa Xác định nhiệm
vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, cần kiệm để công nghiệp hoá, khắc phục xu hướng chạy theo “xã hội tiêu dùng”, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và quan hệ sản xuất từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hướng mạnh về xuất khẩu nhưng không coi nhẹ sản xuất trong nước và thị trường trong nước Đồng thời phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác hoá, dân chủ hoá, nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp
Trang 7Gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, lấy khoa học – công nghệ làm động lực, lấy nguồn lực con người làm yếu tố trung tâm của CNH - HĐH
2, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) và Đại hội X (năm 2006) tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa.
Đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội với mục tiêu tổng quát là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần
và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước để sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Để có thể làm được điều này, ở cả 2 kỳ Đại hội IX và Đại hội X đều đưa ra những phương hướng để thực hiện Trước hết chúng ta cần thực hiện được các yêu cầu về phát triển kinh tế và công nghệ vừa phải theo những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt phát huy được những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa Từng bước phát triển nền kinh tế tri thức đồng thời phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người Việt Nam Coi trọng vấn đề phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ xem như là tạo nền tảng cho CNH - HĐH
CNH - HĐH phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế Phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn bằng việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp nhưng cũng tính toán đến yêu cầu phát triển tương lai bền vững
Đại hội X của Đảng chỉ rõ “ Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Quá trình này phát triển mạnh vào các ngành và sản phẩm kinh tế
có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại Đại hội X cũng trình bày định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức đó là:
Trang 8- Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường Đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng
và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương Về quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, bảo đảm an
ninh, trật tự an toàn xã hội Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả lao động nước ngoài, đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo
- Hai là, phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng Xây dựng đồng
bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội nhất là các sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc để tạo bước phát triển ngành dịch vụ Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn
- Ba là, phát triển kinh tế vùng.
Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao Bổ sung chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn
- Bốn là, phát triển kinh tế biển.
Trang 9Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển, đảo Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển, đồng thời hình thành một số hành lang kinh tế ven biển
- Năm là, dịch chuyển cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ.
Phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ
3, Đại hội XII (2021) - Kế thừa và phát triển
Tại Đại hội đã nêu ra nhiều quan điểm và chủ trương mới trong đường lối phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay và bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm
vụ mới, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” Trước thực trạng các ngành luyện kim, cơ khí, chế tạo, năng lượng, hóa chất chưa được quan tâm Đại hội XIII xác định: “Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh Tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ” Để định hướng cho quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế , Đại hội XIII chỉ rõ: “Cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu”
Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh mục tiêu tổng quát là đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực, thế giới Một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao được xác định là những ưu tiên phát triển bao gồm: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp sản xuất rô-bốt, ô tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an
Trang 10toàn thông tin, công nghiệp dược phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp và vật liệu mới…
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐƯỜNG LỐI CNH -HĐH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ NĂM 1996 - NAY
I, Kết quả thực hiện
Sau khi Đại hội VIII đặt ra những nội dung cụ thể của CNH - HĐH trong những năm trước mắt là 1996 - 2000 đã có những kết quả với những con số khả quan
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1996: 9,3%; 2000: 6,75%
- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 1996: 14,5% ;2000: 10,1 %
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 1996: 4,4%; 2000: 4%
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 1996: 33,2%; 2000: 24%
- Cơ cấu kinh tế 1996: 27,8 – 29,7 – 42,5 (%); 2000: 24,3 –36,6 – 39,1 (%)
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian qua đã đạt được các kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực không những giúp Việt Nam thoát nghèo mà còn từ quốc gia có thu nhập thấp lên quốc gia có thu nhập trung bình Kết quả thực hiện CNH - HĐH sau hơn 30 năm đổi mới có thể điểm lại theo 06 nhóm vấn đề với các mục tiêu theo định hướng mà Đảng
đã đề ra:
● Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1996 - 2000 đạt 6,96%/năm; giai đoạn 2001 2005 đạt 7,33%, giai đoạn 2006 2010 đạt 6,32%/năm và giai đoạn 2011
-2013 là 5,64% Tăng trưởng GDP được đảm bảo đã tạo điều kiện mở rộng quy mô nền kinh tế Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020 GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020 Chỉ số xếp hạng về quy mô GDP cũng được cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 76 thế giới năm 1991 đã tăng lên thứ 57 vào năm 2012 (tính theo USD) Tiềm lực kinh tế được tăng cường, góp phần nâng cao vị thế đất nước trên bản đồ kinh tế thế giới và khu vực