1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ôn thi Đọc hiểu văn bản

49 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn thi Đọc hiểu văn bản
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 3,27 MB

Nội dung

Bài giảng tổng hợp các vấn đề về kiến thức về tiếng Việt, tập làm văn và cách hành văn và kĩ năng làm bài Đọc hiểu văn bản nhằm giúp các em học sinh làm bài thi THPT QG thật tốt. Chúc các em ôn tập tốt và điểm cao

Trang 1

Đọc – hiểu văn bản

Trang 2

Cấu trúc bài giảng

I • Vị trí – yêu cầu

II • Nội dung kiến thức

III • Phương pháp trả lời các câu cụ thể

IV • Một số lưu ý

Trang 3

I Vị trí – yêu cầu

Trang 4

• Nằm ở phần đầu của đề thi, chiếm

3 điểm

Trang 5

Yêu cầu

a Thí sinh phải trả lời 4 câu hỏi theo các mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao

• - Nhận biết đúng, chính xác về văn bản: Thể loại của văn bản; phong

cách ngôn ngữ/phương thức biểu đạt/ thao tác lập luận của văn bản; hiểu đề tài, nhan đề, chủ đề của văn bản

• - Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản: Cảm nhận được những đặc sắc,

nổi bật của văn bản (từ ngữ, hình ảnh,chi tiết quan trọng, đặc sắc; các biện pháp tu từ nổi bật, ); đánh giá được nội dung, ý nghĩa của văn bản bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình.

• - Vận dụng vấn đề đề cập đến trong văn bản để giải quyết một vấn

đề cụ thể: Liên hệ, mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy

nghĩ, ý kiến của mình; vận dụng văn bản để trình bày phương hướng, biện pháp giải quyết một vấn đề cụ thể trong cuộc sống.

Trang 6

Yêu cầu

b Hình thức trình bày bài thi

- Không trình bày lan man, không sai lỗi chính tả

- Không gạch đầu dòng trước mỗi câu trả lời

- Làm trong 15 - 20 phút

Trang 7

II Nội dung kiến thức

Các phương thức biểu đạtCác phong cách ngôn ngữCác thao tác lập luậnThể loại văn bảnCác phép liên kếtCách thức trình bày đoạn vănCác vấn đề ngữ pháp về từ và câu

Biện pháp tu từ

Trang 8

1 Các phương thức biểu đạt

Trang 9

Tự sự

•“Hắn về lần này trông khác hằn, mới đầu chẳng ai biết hắn là

ai Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết! Hắn mặt cái quần nái đen với áo tây vàng

•Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế Trông gớm chết!”

Trang 10

Miêu tả

• ”Còn xa lắm mới đến cái thác dưới Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo

• Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng Tới cái thác rồi

• Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá Đá ở đây

từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền

• Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.”

• (Trích Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà -Nguyễn Tuân)

Trang 11

Biểu cảm

• Vd:”Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ

• Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

• Có tuổi hai mươi thành sóng nước

• Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.”

• (Lê Bá Dương, Lời người bên sông)

Trang 12

Thuyết minh

• “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con

người không thể sống thiếu nước Nước chiếm khoảng 58 – 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 – 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.

• Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein

và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác.

• Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng

tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo

từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…”

Trang 13

Nghị luận

• Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công

sự nghiệp cách mạng vĩ đại nhưng đầy khó khăn phải

biết phát huy nhân tố con người, phải biết dùng người,

phát huy phẩm chất (đức) và năng lực (tài) của mỗi

người Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải

có con người xã hội chủ nghĩa, đó là người có lòng nồng nàn yêu nước, trong sáng về đạo đức, xuất sắc về tài

năng, vừa “hồng”, vừa “chuyên”

Trang 14

2 Các phong cách ngôn ngữ

Trang 15

Phong cách ngôn ngữ chính luận

• Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của

Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy

năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc

đó phải được độc lập!”

• (Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)

Trang 16

Phong cách ngôn ngữ khoa học

• Đầu mùa hạ, ngay sau cơn mưa lớn, vào ban đêm, ta thường nghe thấy tiếng ếch kêu Đó là tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái Đó là mùa ếch đẻ trứng Ếch cái

đẻ trứng xuống nước tạo thành những chum nổi lềnh bềnh trên mặt nước Trứng ếch đã được thụ tinh nở

ra nong nọc, nòng nọc phát triển thành ếch.

• Sgk Sinh học 7

Trang 17

Phong cách ngôn ngữ báo chí

• Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành thách thức khó hóa giải Hiện đã có hơn 4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la Ở năm quốc gia Tây Phi Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la tác quái

• Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùng dịch để giúp đẩy lùi bóng ma E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra.

• Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt nước ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu vực Tây Phi Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.

• Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốc tế

không quay lưng với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị tới đây

để dập dịch không chỉ là hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi vọng cho hàng triệu người Phi ở khu vực này.

• (Dẫn theo nhân dân.Com.vn)

Trang 18

3 Các thao tác lập luận

Trang 19

Thao tác giải thích

“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng

và có quy mô vừa phải”.

• ( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)

Trang 20

Thao tác chứng minh

• “Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ USD/năm Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức

độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông tin với mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,…”

• Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết –

Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014-)

Trang 21

Thao tác phân tích

• “… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế

hệ tích lũy truyền lại cho mai sau Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.

• Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của

nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

• Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

• Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con

đường sống” Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.

• ( Bàn về việc đọc sách – Nguồn Internet)

Trang 22

Thao tác bình luận

• “… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu

tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị Nếu người An

Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy

phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức

và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng

đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình ”

• (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức -

Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr 90)

Trang 23

Thao tác so sánh

• “Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một

nước khác”

• (Chữ ta, bài Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)

Trang 24

Thao tác bác bỏ

• “Tôi không đồng ý với ý kiến của nhà Sử học Dương Trung Quốc rằng, nếu có

doanh nghiệp trả lương 3.000 USD thì học sinh sẽ chăm học Sử Lại có vị quan

chức từng thoải mái nói rằng: “…nếu mà không biết (Sử ta ) thì… tra google”?

• Học Sử không phải là để kiếm kế sinh nhai

• Học Sử không phải là để trang bị cho mình một kiến thức để dùng nó đi kiếm tiền

• Học Sử là để hiểu về những gì cha ông đã làm, hiểu về đất nước, về con người và hiểu về những giá trị mà con người hiện nay đang được hưởng Học Sử còn là để hun đúc tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc Những cái đó mang lại một giá trị vô cùng to lớn và tiềm ẩn trong mỗi con người, tất nhiên không thể tính được bằng tiền…”

• (Học Sử để làm gì? – Như Thổ – Báo Tin nhanh Năng lượng mới, ngày

16/08/2011)

Trang 25

4 Thể loại văn bản

a • Văn xuôi

b • Thơ

Trang 26

a Văn xuôi

• Loại tự sự bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thơ, anh hùng ca, truyện cổ tích,

• Loại trữ tình bao gồm thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình, …

• Loại kịch bao gồm bi kịch, hài kịch, chính kịch, kịch thơ, …

• Loại kí bao gồm kí sự, phóng sự, bút kí, hồi kí, …

• Loại chính luận bao gồm các kí chính luận, nghị luận văn

chương, xã hội, chính trị.

Trang 28

5 Các phép liên kết

Trang 29

6 Cách thức trình bày đoạn văn

• 1 Đoạn văn diễn dịch

• 2 Đoạn văn quy nạp

• 3 Đoạn văn tổng phân hợp

• 4 Đoạn văn song hành

• 5 Đoạn văn móc xích

• 6 Đoạn văn so sánh

• 7 Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy, bắc cầu

Trang 30

Số từLượng từTrợ từThán từTình thái từQuan hệ từChỉ từ

Trang 31

7 Các vấn đề ngữ pháp về từ và câu

Trang 32

8 Các biện pháp tu từ

Trang 34

III Phương pháp trả lời các câu cụ thể

Trang 35

1 Các câu hỏi nhận biết

• Nhận biết nghĩa là nhận ra được sự vật, hiện tượng, đối tượng, trả lời được câu hỏi: là gì?

• Mức nhận biết thường xoay quanh các yêu cầu sau:

• - Nhận diện một đặc điểm của hình thức văn bản như: thể loại/phương thức biểu đạt/thao tác lập luận/phép liên kết/ phong cách ngôn ngữ của văn bản… (thường

có các cụm từ: Xác định/chỉ ra/Nêu,…)

• - Chú ý các từ như: chính, các, những, chủ yếu Và trả lời ngắn gọn

Trang 36

- Ở những câu hỏi cần lựa chọn đáp án đúng trong nhiều phương án trả lời (Đối với dạng câu hỏi về trình bày PTBĐ, TTLL, PCNN) cần nhanh tay liệt kê ra giấy nháp các phương án và sử dụng phương pháp loại trừ Cách làm này vừa giúp các em tránh nhầm lẫn, vừa giúp nhận diện chính xác và khoa học hơn

- Với thể thơ cần chú ý quan tâm đến số lượng chữ (âm tiết) của mỗi dòng, tránh đếm sót

- Với dạng xác định hình thức đoạn văn cần tìm được vị trí câu chủ

đề Muốn tìm câu chủ đề cần đọc kĩ văn bản, chú ý tóm lược nội dung văn bản, sau đó kiểm tra nội dung đó thể hiện tập trung nhất ở câu nào

- Với dạng tìm các từ ngữ, hình ảnh, ca dao tục ngữ cần:

+ Đọc kĩ văn bản

+ Gạch chân các mệnh lệnh và phạm vi ngữ liệu đề cập (câu hỏi hỏi trong toàn văn bản hay chỉ hỏi một đoạn, một phần trong VB đó ) + Bám sát vào VB nhất là những đoạn có chứa các từ trùng khớp với câu hỏi

+ Nếu trích ca dao tục ngữ, phải chú ý đến các từ thường xuất hiện trong các ca dao tục ngữ quen thuộc, cần ghi chép nguyên văn các câu ca dao tục ngữ đó, không được bê nguyên cả đoạn thơ/đoạn văn vào

Trang 37

2 Các câu hỏi thông hiểu

• Một số yêu câu thường gặp ở câu hỏi thông hiểu là:

• - Khái quát chủ đề/nêu nội dung chính/vấn đề chủ yếu mà văn bản đề cập

• - Tìm những chi tiết thuộc về nội dung văn bản phù hợp với nội dung định hướng trong câu lệnh (thường có các cụm từ cho thấy dấu hiệu nhận biết: Theo tác giả/Theo đoạn trích/Dựa vào đoạn trích )

• - Nêu cách hiểu về một hoặc một sô câu văn/câu thơ/ hình ảnh/chi tiết, trong văn bản

• - Hiểu được nét đặc sắc nghệ thuật theo đặc trưng thể loại (thơ/truyện/kí/, ) hoặc một số nét đặc sắc về nội dung của văn bản

Trang 38

Anh/Chị hiểu như thế nào về (một hình ảnh, một từ

ngữ, một ý kiến, một đoạn thơ)?

• Có thể giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của đối tượng

được hỏi

• Cần đặt đối tượng phải giải thích vào ngữ cảnh của văn bản đã cho để hiểu đúng ý nghĩa mà đề muốn hỏi

• Tránh dùng các từ đã có trong ý kiến, trong đoạn thơ cần giải

thích đưa lại vào trong lời mình trình bày(có thể sử dụng thay thế bằng các từ đồng nghĩa, trường nghĩa tương tự )

Trang 39

Vì sao tác giả cho rằng, theo đoạn trích (thường

kèm theo một câu được trích từ văn bản)

• Ở dạng câu hỏi vì sao, cần đưa lý do, tìm nguyên nhân chứng minh cho vấn đề được hỏi Với những ý kiến dài, HS cần gọi tên cốt lõi vấn đề được hỏi theo cách của mình, nghĩa là phải biến những câu/ý kiến dài thành cách hỏi ngắn gọn, dễ hiểu

để đơn giản hóa vấn đề Cần đặt mình vào vị trí người giải quyết vấn đề được hỏi để đề xuất những lý do phù hợp, thiết thực nhằm giải quyết vấn đề tốt nhất

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:00

w