Trò chơi - GV: Cũng giống như các tiết học trước, để tiết học của chúng ta thêm phần sôi động, cô sẽ cùng với các con hát một bài hát và thực hiện động tác của bài hát: “Chicken” - GV: C
Trang 1Chào mừng các con đã đến với tiết học Toán
Ngày hôm nay, cô rất vui khi được đồng hành cùng các con
Cô xin trân trọng giới thiệu với các con có các thầy cô giáo đến dự giờ và thăm lớp, các con hãy nổ một tràng pháo tay thật ròn rã để chào đón các thầy cô nào!
A KHỞI ĐỘNG
1 Trò chơi
- GV: Cũng giống như các tiết học trước, để tiết học của chúng ta thêm phần sôi động, cô sẽ cùng với các con hát một bài hát và thực hiện động tác của bài hát:
“Chicken”
- GV: Cả lớp đã sẵn sàng chưa nào? Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
- Vừa rồi, cô thấy lớp mình đã khởi động vô cùng sôi nổi Các con về nhà có thể tập luyện thêm một số bài nhảy như bài Kun học tốt và tự hào thiếu nhi Việt Nam
để thể hiện là một thiếu nhi học tập tốt và rèn luyện chăm
2 Giới thiệu bài
=> Chuyển ý: GV: Các con thân mến! Ở các tiết học trước, các con đã được học rất
nhiều điều thú vị về số có ba chữ số Trong tiết học ngày hôm nay, chúng mình sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm những điều thú vị khác về các số có ba chữ số qua bài học:
“So sánh các số có ba chữ số”
- GV: Cô mời các con lấy vở ra để ghi bài: Bài 53 (Tiết 1): So sánh các số có ba chữ số
- GV: Cô mời một bạn đọc lại tên bài học ngày hôm nay của chúng ta nào Cô mời một bạn nữa đọc lại tên bài học nào
- GV: Cảm ơn các con Cô mời con ngồi xuống
B BÀI MỚI
1 Khám phá
- GV: Cô mời cả lớp mở SGK Toán trang 58 sau đó chú ý lắng nghe cô giảng bài
- Lệnh: Các con hãy quan sát hai mô hình và nêu: Số ô vuông có trong mỗi hình
→ Một bạn cho cô biết: Mô hình bên trái có tất cả bao nhiêu ô vuông nhỏ?
- HS: Con thưa cô, con thấy có: 2 tấm thẻ hình vuông, 3 thanh chục và 7 ô vuông rời
Số gồm 2 trăm, 3 chục và 7 đơn vị là số 237
Như vậy có tất cả 237 ô vuông nhỏ
Trang 2- GV: Vì sao con biết mô hình bên trái có tất cả 237 ô vuông nhỏ nhỉ? À ở các tiết học trước chúng ta đã biết cách quan sát:
2 tấm thẻ hình vuông, 3 thanh chục và 7 ô vuông rời
Số gồm 2 trăm, 3 chục và 7 đơn vị là số 237
- GV: Tiếp theo con quan sát mô hình bên phải và nêu số ô vuông tương ứng nhé?
- HS: Con thưa cô, con thấy có: 2 tấm thẻ hình vuông, 3 thanh chục và 3 ô vuông rời
Số gồm 2 trăm, 3 chục và 3 ô vuông
Như vậy có tất cả 233 ô vuông nhỏ
- GV: Nhận xét câu trả lời của bạn cho cô
- GV: À cô cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của hai bạn Cả lớp thưởng cho các bạn một tràng pháo tay nào Ở mô hình bên trái có tất cả 237 ô vuông nhỏ
- GV: Cô mời 1 bạn đọc 2 số vừa tìm được
- GV: Và đây là số có ba chữ số đấy các con ạ Bây giờ chúng ta sẽ so sánh các số
có ba chữ số này
- GV: Đầu tiên, một bạn hãy so sánh cho cô số ô vuông nhỏ ở mô hình bên trái và
số ô vuông ở mô hình bên phải
- Con thưa cô: 237 ô vuông nhỏ nhiều hơn 233 ô vuông nhỏ ạ
- À cô cũng đồng ý với bạn Vậy một bạn có thể lên bảng viết cho cô giáo phép so sánh tương ứng với mô hình a) nào
- Chúng ta thấy 237 ô vuông nhiều hơn 233 ô vuông Nên chúng mình nói 237 lớn hơn 233 Chúng ta điền dấu lớn
- Một bạn nhận xét cho cô về số trăm, số chục và số đơn vị giữa hai số 237 và 233
- Thưa cô, con thấy hai số này đều có số trăm giống nhau là 2, số chục giống nhau
là 3, khác nhau ở số đơn vị 7 đơn vị lớn hơn 3 đơn vị Vì vậy: 237 > 233
- Chúng mình viết 237 > 233 hay nói cách khác 233 < 237
- Như vậy, khi so sánh hai số có ba chữ số với nhau, nếu số trăm bằng số trăm, số chục bằng số chục; ta đi so sánh số đơn vị Số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn Số nào có số đơn vị bé hơn thì số đó bé hơn
=> Chuyển ý: Thế còn các số có số chục khác nhau hoặc số đơn vị khác nhau thì
sao? Mời các con hãy cùng theo dõi tiếp nhé!
- Lệnh: Các con hãy làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi trong thời gian là 3 phút
3 phút bắt đầu
Trang 3- Cô đã thấy tín hiệu hoàn thành từ các nhóm Cô mời đại diện nhóm bạn …… trình bày kết quả thảo luận cho cô nào!
+ HS1: Con thưa cô, con trình bày:
b) 328 < 338
c) 213 < 134
Mình mời các bạn chia sẻ
+ HS2: Mình đồng ý với bài làm của nhóm bạn
Bạn cho mình biết: Vì sao phần b) bạn lại lập được phép so sánh: 328 <
338
+ HS1: Vì mình quan sát vào mô hình bên trái có 328 ô vuông nhỏ, mô hình bên phải có 338 ô vuông nhỏ Nên mình viết được phép so sánh: 328 < 338
+ HS1: Còn bạn nào muốn chia sẻ nữa không?
Nếu không còn bạn nào muốn chia sẻ với mình thì con mời cô chia sẻ
- GV: Cô cũng đồng ý với phần trình bàycuar các bạn Cả lớp thưởng cho hai bạn một tràng pháo tay
- GV: Như vậy,
TH1: ………
TH2: Khi so sánh hai số có ba chữ số, cùng số trăm, số nào có số chục bé hơn thì
số đó bé hơn, số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn
TH3: Khi so sánh hai số có ba chữ số, số nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn,
số nào có số trăm bé hơn thì số đó bé hơn
Như vậy sau ba trường hợp, chúng ta rút ra một kết luận chung khi so sánh như sau:
Quy tắc so sánh:
Đầu tiên, ta so sánh số trăm: Số nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn
Nếu cùng số trăm thì mới xét số chục: Số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn Nếu cùng số trăm và số chục: Số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn
- GV: Các con hãy ghi nhớ quy tắc chung khi so sánh các số có ba chữ số để thực hiện so sánh cho chính xác nhé!
=> Chuyển ý: Bây giờ chúng ta cùng vận dụng kiến thức vừa học trong phần hoạt
động:
2 Hoạt động
Bài 1
Trang 4- Các con làm bài cá nhân bài tập 1, 2 và thảo luận nhóm 2
HS chia sẻ bài tập 1
Hỏi
? Vì sao điền đúng vào phép tính 847> 747?
- Ta thực hiện so sánh các số có ba chữ số đầu tiên ta so sánh chữ số hàng trăm 8>7 nên 847>747
? Để điền được Đ hay S vào mỗi ô trống ta làm như thế nào?
- Ta đi so sánh các số cùng hàng với nhau
- HS chia sẻ GV nhận xét đưa đáp án đúng Những phép tính sai mời con sửa lại cho đúng
Cô thấy các con đã chia sẻ rất tốt bài tập số 1 cô cùng các con chuyển sang bài tập
2
Bài 2 HS chia sẻ nối tiếp bt 2
? Vì sao bạn điền đươc 215 < 218
- HS nêu
Hỏi thêm 1-2 phép so sánh nữa
? Ở bài tập số 2 giúp bạn củng cố kiến thức gì?
- So sánh các số có 3 chữ số
? Muốn so sánh các số có 3 chữ số bạn làm như thế nào
- Mình so sánh số trăm trước nếu chữ số trăm bằng nhau mình so sánh đến chữ số hàng tiếp theo
- GV nhận xét đưa ra đáp án
Bài 3
Kết luận; Cô thấy các con đã so sanh các số có 3 chữ số rất tốt Cô cùng các con tiếp tục chuyển sang bài tập số 3 để đi so sánh chiều cao của 4 con vật
Cho hs quan sát tranh 4 con vật
? Các con hãy nêu tên các con vật trong 4 bức tranh
- Các con có thấy tò mò về chiều cao của 4 con vật này ko?
Vậy cô mời 1 bạn đọc bài 3
- HS thảo luận N4
a Trong các con vật, con vật nào cao nhất, con vật nào thấp nhất?
- Con hươu cao cổ cao nhất, con đà điểu thấp nhất
Trang 5b Hãy sắp xếp thứ tự con vật từ thấp đến cao nhất?
-213, 274, 396, 579
? Vì sao bạn biết con hươu cao cổ cao nhất, con đà điểu thấp nhất?
- Mình đi so sánh chiều cao của các con vật với nhau Rồi mình đi sắp xếp chiều cao theo thứ tự từ bé đến lớn mình sẽ biết được con nào cao nhất, con nào thấp nhất
- GV nhận xét, đưa đáp án Các con ạ Hươu cao cổ là con vật cao nhất trong các con vật hiện nay đấy
- Chốt ý bài tập 3 Một lần nữa các con lại được củng cố so sánh các số có 3 chữ số
và tìm hiểu trật tự số trong phạm vi 1000
Bài 4
HS làm bài cá nhân
1 hs đọc yêu cầu bài 4
? Từ 3 số 2, 3 và 5 ta lập được bao nhiêu số?
- Lập được 4 số
? Số bé nhất là số nào? Số lớn nhất là số nào?
- Số bé nhất là: 235
- Số lớn nhất là số: 352
Phần b GV cho HS tạo số từ 4 tấm thẻ đó
GV nhận xét
4 Vận dụng
Cho câu đố về so sánh
GV nhận xét tiết học
- Cô mời cả lớp mở SGK Toán trang đọc thầm yêu cầu BT số 1
- Nêu cho cô yêu cầu của bài
- Hãy thực hiện thật nhanh yêu cầu của BT 1 số 1 vào trong SGK bằng bút chì Như vậy, BT số 1 cô thấy lớp chúng mình đã làm việc rất nhanh chóng , vậy cô sẽ thưởng cho chúng ta chơi một trò chơi
Mỗi đội cô cần 5 thành viên Nhiệm vụ của các thành viên như sau: Lần lượt mỗi thành viên hãy lên nối số với tổng tương ứng Đội nào nối nhanh và chính xác là đội chiến thắng
Trang 6- Như vậy qua trò chơi này, cô thấy hai đội đều nối được số với tổng tương ứng Tuy nhiên cô thấy chỉ trong một thời gian ngắn mà chúng ta hợp tác nhóm rất tốt để hoàn thành BT số 1
- Vậy một bạn hãy cho cô biết, các con đã giúp những chú nhím tìm được cây nấm bằng cách nào? Nối số với tổng tương ứng
- Chuyển ý: Như vậy, ở BT số 1 các con đã biết vận dụng cách viết các số thành
tổng các trăm, chục, đơn vị để giải quyết tốt bài toán này Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang BT số 2
Bài 2
- Cô mời cả lớp mở SGK Toán trang đọc thầm yêu cầu BT số 1
- Nêu cho cô yêu cầu của bài Con đọc giúp cô phần mẫu ở trong SGK
- Vận dụng mẫu các con hãy trình bày BT số 2 vào vở nào
Bài 3
- Nêu cho cô yêu cầu của bài
- Cho cô giáo biết: Một giỏ có bao nhiêu hạt dẻ?
Một túi có bao nhiêu hạt dẻ?
- Một giỏ có 100 hạt dẻ, Vậy một giỏ tương ứng với số trăm
- Một túi có 10 hạt dẻ Vậy một túi tương ứng với số chục
- Hôm qua sóc nhặt được 1 giỏ, hai túi và 3 hạt dẻ Vậy hôm qua sóc nhặt được bao nhiêu hạt dẻ
- Dựa vào phần a các con hãy thực hiện phần b, c
- Bạn nào xung phong trình bày phần b nào? Những bạn nào đồng ý với ý kiến của bạn? Vậy bạn có thể giải thích cách làm của mình được hay không?
- Ai có thể trả lời giúp cô phần c nào? Nhận xét câu trả lời của bạn Bạn nào hãy giải thích cho cô biết nào?
→ GV gợi ý: Con quan sát kỹ nhé! 310 hạt dẻ ta có thể viết như thế nào? Cô cũng mong rằng, lớp mình học tập đức tính chăm chỉ cần cù, chịu khó làm việc của bạn sóc
- Vậy để giải quyết BT số 3 con đã đựa vào kiến thức nào? Dựa vào cấu tạo tạo số
và cách viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
- Như vậy ở BT số 3 cô thấy rằng lớp mình đã biết giải thích đề bài và suy luận nhanh chóng để tìm ra kết quả Cô khen cả lớp mình nào?
- GV đưa ra câu hỏi nhỏ: Em có nhận xét gì về số hạt dẻ ssc nhặt được trong từng ngày (tăng dần lên) Đoán xem vì sao?
Trang 7*CHỐT KIẾN THỨC
- GV chốt: Vậy bài học hôm nay chúng mình đã được học kiến thức gì?
- GV: Vậy là vừa rồi chúng ta đã đi tìm hiểu những nội dung chính của bài học ngày hôm nay
- Cô mong rằng các em sẽ luôn phát huy tinh thần học tập này!
Kính mời quý thầy cô và các em nghỉ