BÁO CÁO RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) I. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01041963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam). Vietcombank là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02062008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 3062009, cổ phiếu Vietcombank chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Hoạt động kinh doanh chính của Vietcombank là dịch vụ tài chính như hoạt động ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ, bảo hiểm, đầu tư; bên cạnh đó còn có dịch vụ phi tài chính như kinh doanh và đầu tư bất động sản, đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng; và các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phẩn, kinh doanh ngoại tệ, ủy thác… Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với định hướng đến năm 2030 là giữ vững vị trí ngân hàng số 1 Việt Nam, trở thành một trong 200 Tập đoàn Tài chính Ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH
BÀI TẬP LỚN
Học phần: Quản trị rủi ro tài chính
ĐỀ TÀI:
BÁO CÁO RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
I Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 1
II Nhận diện rủi ro thị trường đối với hoạt động kinh doanh và tài chính của ngân hàng 1
2.1 Rủi ro tín dụng 1
2.2 Rủi ro lãi suất 2
2.3 Rủi ro tỷ giá 2
2.4 Rủi ro giá cổ phiếu 2
III Phân tích, đánh giá rủi ro thị trường 2
3.1 Rủi ro tín dụng 2
3.2 Rủi ro lãi suất 3
3.3 Rủi ro tỷ giá 4
3.4 Rủi ro giá cổ phiếu 5
IV Đo lường rủi ro thị trường theo phương pháp VaR 7
4.1 Mô tả dữ liệu 7
4.2 Phân tích dữ liệu 7
4.3 Đo lường rủi ro 11
4.3.1 Đo lường rủi ro bằng phương pháp RICKS METRICS 11
4.3.2 Đo lường rủi ro bằng phương pháp ECONOMETRICS 13
4.3.3 Đo lường rủi ro bằng phương pháp mô phỏng MONTE CARLO 15
4.4 Kết luận 15
V Đề xuất và phân tích chiến lược phòng hộ rủi ro 15
VI Kết luận 17
Trang 3I Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam)
Vietcombank là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM
Hoạt động kinh doanh chính của Vietcombank là dịch vụ tài chính như hoạt động ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ, bảo hiểm, đầu tư; bên cạnh đó còn có dịch vụ phi tài chính như kinh doanh và đầu tư bất động sản, đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng; và các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phẩn, kinh doanh ngoại tệ, ủy thác… Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực
để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với định hướng đến năm 2030 là giữ vững vị trí ngân hàng số 1 Việt Nam, trở thành một trong 200 Tập đoàn Tài chính Ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam
II Nhận diện rủi ro thị trường đối với hoạt động kinh doanh và tài chính của ngân hàng
Rủi ro là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo
kế hoạch Ngành tài chính – ngân hàng là một ngành tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro tài chính Một số rủi ro tài chính tại NHTM có thể kể đến như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro giá cổ phiếu
2.1 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là một trong các loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Là rủi ro xảy ra khi khách hàng không thực hiện trả
nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Rủi ro tín dụng tại Vietcombank là do từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng Khách hàng có thể là cá nhân hay doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả dẫn đến không trả được nợ; ngân hàng gặp rủi ro có thể do nhân viên năng lực còn yếu, đánh giá chưa hiệu quả
Trang 42.2 Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phát sinh khi có sự biến động lãi suất, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất phải trả cho việc đi vay Rủi ro lãi suất tại Vietcombank có thể kéo theo những thay đổi ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các sản phẩm của ngân hàng
2.3 Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị của các tài sản, các khoản nợ được tính bằng đồng ngoại tệ Rủi ro tỷ giá phát sinh trong quá trình ngân hàng cho vay, đi vay ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều bất lợi cho ngân hàng Vietcombank cung cấp dịch vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ, đây là một trong những nguồn thu nhập hoạt động của ngân hàng, việc tỷ giá thay đổi sẽ gây ra rủi ro cho nguồn thu này
2.4 Rủi ro giá cổ phiếu
Rủi ro giá cổ phiếu là rủi ro xảy ra do biến động bất lợi của giá cổ phiếu trên thị trường đối với giá trị của cổ phiếu, giá trị chứng khoán phái sinh của ngân hàng Giá cổ phiếu của Vietcombank nói riêng và của nhóm ngành ngân hàng nói chung có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình kinh tế
-xã hội, tâm lý nhà đầu tư… Cổ phiếu của ngân hàng là nhóm cổ phiếu nhạy cảm với biến động thị trường nên luôn tiềm ẩn rủi ro về giá
III Phân tích, đánh giá rủi ro thị trường
3.1 Rủi ro tín dụng
3.1.1 Phân tích rủi ro tín dụng
Được bình chọn là ngân hàng uy tín và hiệu quả nhất Việt Nam, đến hết quý II/2023, quy mô tổng tài sản của Vietcombank đạt 1.704.273.133 triệu đồng, dư nợ cho vay khách hàng 1.177.728.457 triệu đồng nhưng lại là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp Tỷ lệ bao phủ
nợ xấu của Vietcombank cao nhất hệ thống với mức 387%, tăng 70% so với đầu năm; tỷ
lệ nợ xấu/dư nợ cho vay là 0,83% mức thấp trong các ngân hàng niêm yết, cho thấy khả năng quản lý tín dụng của Vietcombank có hiệu quả cao
3.1.2 Xác suất xảy ra rủi ro
Khi theo dõi các chỉ số như tỷ lệ bao phủ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, ta
Trang 5quan đến việc thanh toán Tần suất của việc xảy ra lỗ quá khứ là một tuần một đến vài lần, nên xác suất xảy ra rủi ro nằm ở mức 1 (Chắc chắn)
3.1.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro
Nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng sẽ bị tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường… ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Vietcombank Do đó, em đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro lãi suất là ở mức 3 (Trung bình)
3.1.4 Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro
Rủi ro tín dụng thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, xảy
ra khi khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng Vì vậy, rủi ro được dự đoán sẽ xảy ra trong tương lai gần, thời điểm xuất hiện được ước lượng ở mức 2 (Sắp xảy ra)
3.1.5 Đánh giá mức độ rủi ro
Risk Exposure = Risk Impact * Risk Probability * Time Frame
Từ những ước lượng trên, mức độ rủi ro tín dụng = 1*3*2 = 6
Với mức xác suất xảy ra ở mức 1 và mức độ ảnh hưởng nằm ở mức 3 thì rủi ro tín dụng ở mức Cao (H) Vì vậy cần phải có biện pháp phòng hộ rủi ro ngay để giảm thiểu nguy cơ
3.2 Rủi ro lãi suất
3.2.1 Phân tích rủi ro lãi suất
Theo báo cáo tài chính hợp nhất nửa đầu năm 2023 của Vietcombank, khoản mục
“Cho vay khách hàng” đạt 1.177.728.457 triệu đồng, chiếm khoảng 66,89% tổng tài sản của ngân hàng; khoản mục “Tiền gửi của khách hàng” đạt 1.326.853.836 triệu đồng, chiếm khoảng 77,85% tổng nguồn vốn Ngân hàng kinh doanh chênh lệch lãi suất cho vay
và lãi suất huy động để thu lợi Sau khi NHNN có sự điều chỉnh lãi suất, Vietcombank đã
có những lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động Tuy nhiên, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay còn khá lớn, điều này sẽ khiến nhà đầu tư e ngại
3.2.2 Xác suất xảy ra rủi ro
Khi theo dõi những biến động của lãi suất thị trường trong quá khứ, ta thấy rủi ro lãi suất có khả năng xảy ra và thường xảy ra từ một đến một vài lần trong năm (có thể nhiều hơn vài lần trong năm), do đó xác suất xảy ra nằm ở mức 3 (Có thể)
Trang 63.2.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro
Cả hai khoản mục “Cho vay khách hàng” và “Tiền gửi của khách hàng” đều chiếm
tỷ trọng lớn nên việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng
Do đó, em đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro lãi suất là mức 3 (Trung bình)
3.2.4 Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro
Trong năm 2023, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất 4 lần nhưng vẫn yêu cầu các ngân hàng điều chỉnh lãi suất, phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm Vì vậy rủi ro lãi suất có thể sẽ xảy ra đối với Vietcombank trong thời gian tới, thời điểm rủi
ro xuất hiện được ước lượng ở mức 3 (Rất gần)
3.2.5 Đánh giá mức độ rủi ro
Risk Exposure = Risk Impact * Risk Probability * Time Frame
Từ những ước lượng trên, mức độ rủi ro tín dụng = 3*3*3 = 27
Với mức xác suất xảy ra ở mức 3 và mức độ ảnh hưởng nằm ở mức 3 thì rủi ro tín dụng ở mức Cao (H) Vì vậy cần phải có biện pháp phòng hộ rủi ro ngay để giảm thiểu nguy cơ
3.3 Rủi ro tỷ giá
3.3.1 Phân tích rủi ro tỷ giá
Kể từ tháng 3 năm ngoái, FED đến này đã có 11 lần tăng lãi suất và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong cuối năm 2023, khiến cho tỷ giá của USD có xu hướng tăng Theo BCKQHĐKD trong 6 tháng đầu năm, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 8.915 triệu đồng Kinh doanh ngoại hối đem lại nguồn lại nguồn thu đáng kể cho Vietcombank, vì vậy tỷ giá thay đổi gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của ngân hàng
3.3.2 Xác suất xảy ra rủi ro
Ta thấy rủi ro lãi suất xảy ra từ một đến một vài lần trong năm, do đó xác suất xảy ra nằm ở mức 3 (Có thể)
3.3.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong QII/2023 dương, có thể thấy mức
độ ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá là mức 3 (Trung bình)
Trang 73.3.4 Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine chưa chấm dứt thì cuộc xung đột Israel-Hamas tại dải Gaza nổ ra dẫn đến nhiều bất ổn cho nền kinh tế thế giới, vì vậy em dự đoán rủi ro
rỷ giá sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào trong tương lai (mức 2 – Sắp xảy ra)
3.3.5 Đánh giá mức độ rủi ro
Risk Exposure = Risk Impact * Risk Probability * Time Frame
Từ những ước lượng trên, mức độ rủi ro tín dụng = 3*3*2 = 18
Với mức xác suất xảy ra ở mức 3 và mức độ ảnh hưởng nằm ở mức 3 thì rủi ro tín dụng ở mức Cao (H) Vì vậy cần phải có biện pháp phòng hộ rủi ro ngay để giảm thiểu nguy cơ
3.4 Rủi ro giá cổ phiếu
3.4.1 Phân tích rủi ro giá cổ phiếu
Hình 1: Biểu đồ biến động giá cổ phiếu VCB giai đoạn 2022-10/2023
Sau những biến động lớn năm 2022, thị trường chứng khoán đã dần được cải thiện, giá cổ phiếu đang tăng dần sau khi toàn bộ thị trường sụt giảm nghiêm trọng, trong đó có VCB Từ mức 62.240 đồng/cổ phiếu (31/10/2022) lên mức 86.800 đồng/cổ phiếu (31/10/2023)
Trang 83.4.2 Xác suất xảy ra rủi ro
Giá cổ phiếu rất nhạy cảm với biến động thị trường, vì vậy rủi ro giá cổ phiếu được
dự đoán có tần suất xảy ra việc lỗ trong quá khứ là một tháng một đến vài lần, xác suất xảy ra ở mức 2 (Có khả năng)
3.4.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro
Em đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro giá cổ phiếu là mức 3 (Trung bình)
3.4.4 Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro
Tâm lý nhà đầu tư có ảnh hưởng đến cung cầu cổ phiếu hàng ngày, từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Vì vậy rủi ro giá cổ phiếu có thể sẽ xảy ra đối với Vietcombank trong thời gian tới, thời điểm rủi ro xuất hiện được ước lượng ở mức 4 (Ngay lập tức)
3.4.5 Đánh giá mức độ rủi ro
Risk Exposure = Risk Impact * Risk Probability * Time Frame
Từ những ước lượng trên, mức độ rủi ro tín dụng = 2*3*4 = 24
Với mức xác suất xảy ra ở mức 2 và mức độ ảnh hưởng nằm ở mức 3 thì rủi ro giá
cổ phiếu ở mức Cao (H) Vì vậy cần phải có biện pháp phòng hộ rủi ro ngay để giảm thiểu nguy cơ
o Ma trận đánh giá mức độ rủi ro:
Trang 9Trong đó: 1 Rủi ro tín dụng
2 Rủi ro lãi suất
3 Rủi ro tỷ giá
4 Rủi ro giá cổ phiếu
IV Đo lường rủi ro thị trường theo phương pháp VaR
4.1 Mô tả dữ liệu
o Mức đầu tư ban đầu: 100.000.000 VND
o Dữ liệu sử dụng: giá đóng cửa theo ngày của mã cổ phiếu VCB.
o Thời gian: từ 15/11/2022 đến 15/11/2023.
o Nguồn: https://vnstock.site/web-app/
4.2 Phân tích dữ liệu
#Khai báo sử dụng RMeasure:
#Mở file dữ liệu:
#Đọc dữ liệu:
#Hiển thị 6 dòng dữ liệu đầu:
#Khai báo packages:
Trang 10#Khai báo và đặt tên dữ liệu cần thực hiện:
#Kiểm tra tính dừng của dữ liệu:
- Vẽ đồ thị tính dừng:
- Kiểm tra tính dừng:
Trang 11H0: Chuỗi dữ liệu không có tính dừng
H1: Chuỗi dữ liệu có tính dừng
Ta thấy p – value = 0.01 < 0.05 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1
Như vậy, chuỗi dữ liệu có tính dừng
#Hiển thị dữ liệu thống kê mô tả:
Ta thấy Kurtosis = 2.040280 ≠ 3 => Không phải là phân phối chuẩn
#Kiểm tra phân phối chuẩn:
- Vẽ đồ thị phân phối chuẩn:
Trang 12- Kiểm tra phân phối chuẩn:
H0: Phân phối là phân phối chuẩn
H1: Phân phối không là phân phối chuẩn
Ta thấy p - value = 6.857e-11 ≈ 0 < 0.05 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1
Như vậy, chuỗi dữ liệu không có phân phối chuẩn
#Kiểm tra tự tương quan:
- Cách 1:
Trang 13- Cách 2:
H0: Không có tự tương quan
H1: Có tự tương quan
Ta thấy p – value = 0.3842 < 0.05 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1
Như vậy, có hiện tượng tự tương quan
4.3 Đo lường rủi ro
4.3.1 Đo lường rủi ro bằng phương pháp RICKS METRICS
#Chỉ định và cố định mô hình:
Trang 14#Chạy mô hình:
#Độ lệch chuẩn:
Trang 15#Đo lường rủi ro với khoản đầu tư 100.000.000 VND:
Cách 1: Tính VaR thủ công
Như vậy, với khoảng tin cậy 95%, 100 triệu đồng đầu tư vào cổ phiếu VCB thì khoản thua lỗ tối đa trong điều kiện kinh tế bình thường trong ngày giao dịch tiếp theo là khoảng 1.995.207 VND
Cách 2: Sử dụng RMeasure
Như vậy, với khoảng tin cậy 95%, 100 triệu đồng đầu tư vào cổ phiếu VCB thì khoản thua lỗ tối đa trong điều kiện kinh tế bình thường trong ngày giao dịch tiếp theo là 1.995.207 VND
4.3.2 Đo lường rủi ro bằng phương pháp ECONOMETRICS
#Chỉ định và cố định mô hình:
Trang 16#Chạy mô hình:
#Độ lệch chuẩn:
Trang 17#Đo lường rủi ro với khoản đầu tư 100.000.000 VND:
Với khoảng tin cậy 95%, 100 triệu đồng đầu tư vào cổ phiếu VCB thì khoản thua lỗ tối đa trong điều kiện kinh tế bình thường trong ngày giao dịch tiếp theo là 2.119.857 VND
4.3.3 Đo lường rủi ro bằng phương pháp mô phỏng MONTE CARLO
#Xây dựng các kịch bản ngẫu nhiên:
#Tiến hành ước lượng VaR:
Với khoảng tin cậy 95%, 100 triệu đồng đầu tư vào cổ phiếu VCB thì khoản thua lỗ tối đa trong điều kiện kinh tế bình thường trong ngày giao dịch tiếp theo là 2.385.465 VND
4.4 Kết luận
Khi sử dụng nhiều phương pháp ước lượng VaR khác nhau, ta thấy với khoảng tin cậy 95%, khi đầu tư 100.000.000 VND vào cổ phiếu VCB trong điều kiện kinh tế bình thường thì khoản thua lỗ tối đa trong ngày giao dịch tiếp theo nằm trong khoảng 1.995.207 - 2.385.465 VND
Trang 18V Đề xuất và phân tích chiến lược phòng hộ rủi ro
Để xây dựng chiến lược phòng hộ rủi ro giá cổ phiếu Vietcombank, em đề xuất chiến lược phòng hộ rủi ro bằng công cụ phái sinh với các giả định đưa ra
Giả định: Ngày 15/11/2023, nhà đầu tư lo ngại giá cổ phiếu VCB sẽ giảm trong
vòng 3 tháng tới nên đã vào vị thế bán Hợp đồng tương lai (HĐTL) để phòng ngừa rủi ro
Thông tin về Cổ phiếu:
o Cổ phiếu nắm giữ: 10.000 cổ phiếu
o Giá hiện tại ngày 15/11/2023: 87.700 VND
o Tổng giá trị: 10.000*87.700=877.000.000 VND
o Beta: 0,39 (Nguồn: https://finance.vietstock.vn/)
HĐTL chỉ số VN30F2403:
o Beta: 1
o Giá hiện tại ngày 15/11/2023: 1.129,8
o Số nhân: 100.000 VDN
Giả định ngày 15/2/2024:
o Giá cổ phiếu VCB: 86.000 VND
o HĐTL chỉ số VN30F2403: 1.089
Vị thế trên thị trường giao ngay: vị thế mua
Rủi ro của vị thế: giá cổ phiếu giảm
Vị thế trên thị trường giao sau: vị thế bán
15/11/202
3
- Giá cổ phiếu: 87.700
- Giá trị của vị thế:
10.000*87.700=877.000.000
- HĐTL chỉ số VN30: 1.129,8
- Giá mỗi hợp đồng:
100.000*1.129,8=112.980.000
- Số lượng hợp đồng (tỷ số phòng ngừa): N f=−β s
β f ×
S
f
877.000 000