1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng Đạm và Kali bón đến sinh trưởng, năng suất cây ổi Lê Đài Loan tại huyện Hoa Lư, Ninh Bình

89 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 538,01 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (11)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (11)
    • 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN (12)
      • 1.4.1. Những đóng góp mới (12)
      • 1.4.2. Ý nghĩa khoa học (12)
      • 1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn (12)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (13)
      • 2.1.1. Cây ổi và các yêu cầu sinh thái cơ bản (13)
      • 2.1.2. Dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng (16)
      • 2.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân đạm cho cây ổi (18)
      • 2.1.4. Cơ sở khoa học của việc bón phân kali cho cây ổi (18)
    • 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (20)
      • 2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trên thế giới và việt nam (20)
      • 2.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về cây ổi và phân bón cho cây ổi trong và ngoài nước (25)
      • 2.2.3 Tình hình nghiên cứu phân bón cho cây ổi trên thế giới và Việt Nam (30)
  • PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (39)
      • 3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm (39)
      • 3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi (41)
      • 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu (43)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (44)
    • 4.1. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ỔI TẠI XÃ NINH HÒA, HUYỆN HOA LƯ (44)
      • 4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Ninh Hòa, Hoa Lư, Ninh Bình (44)
      • 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Ninh Hòa, Hoa Lư, Ninh Bình (46)
      • 4.1.3 Tình hình chăm sóc, quản lý vườn ổi tại huyện Hoa Lư (48)
    • 4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM VÀ KALI BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN ỔI LÊ ĐÀI LOAN (51)
      • 4.2.1. Ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến phát triển thân tán (51)
      • 4.2.2. Ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến phát triển lộc và lá (57)
    • 4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM VÀ KALI BÓN ĐẾN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA ỔI LÊ ĐÀI LOAN (63)
      • 4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân đạm và kali bón đến thời gian ra hoa, đậu quả của giống ổi lê Đài Loan tại xã Ninh Hoà, huyện Hoa Lư, Ninh Bình (63)
      • 4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân đạm và kali bón đến đặc điểm hình thái quả và chất lượng quả của giống ổi lê Đài Loan tại xã Ninh Hoà, huyện Hoa Lư, Ninh Bình (68)
      • 4.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân đạm và kali bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ổi lê Đài Loan tại xã Ninh Hoà, huyện Hoa Lư, Ninh Bình (73)
    • 4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM VÀ KALI BÓN ĐẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRÊN ỔI LÊ ĐÀI LOAN (78)
    • 4.5 TƯƠNG QUAN MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG, ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT QUẢ (80)
      • 4.5.1. Tương quan giữa năng suất quả với chiều cao cây (81)
      • 4.5.2. Tương quan giữa năng suất quả với đường kính tán (82)
      • 4.5.3. Tương quan giữa năng suất quả với chiều chiều dài lộc (82)
      • 4.5.4. Tương quan giữa năng suất quả với số lá/lộc (0)
      • 4.5.5. Tương quan giữa năng suất quả với số quả/cây (0)
  • PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (85)
    • 5.1. KẾT LUẬN (85)
    • 5.2. KIẾN NGHỊ (85)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)

Nội dung

Ổi có tên khoa học là: Psidium guajava L., thuộc họ Myrtaceae, là một loại quả bình dân, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt có nhiều loại vitamin và khoáng chất, có thể ăn tươi, làm đồ hộp, mứt ổi, nước ổi…Quả non, búp ổi, vỏ cây và rễ có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: tim mạch, bệnh cao huyết áp, làm giảm nguy cơ ung thư,… Hiện nay, ở miền Bắc nước ta, một số giống ăn tươi phổ biến là: Giống ổi Thái Lan, ổi Đài Loan, ổi Bo, ổi Đông Dư. Ổi Lê Đài Loan là loại cây được trồng khá phổ biến. Cây sinh trưởng mạnh, tỷ lệ đậu quả và năng suất khá cao, quả hình cầu ổn định, vỏ quả láng, thịt màu trắng, giòn, hương thơm và vị rất ngon. Lõi quả có hạt cứng và số hạtquả trung bình (tỷ lệ thịt quả < 74%). Trên thực tế, có nhiều yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây như: giống, đất đai, chăm sóc, tỉa cành,… trong đó phân bón cũng là một yếu tố quan trọng nó có tác động mạnh đến sinh trưởng , chất lượng của quả, cũng như thu nhập của người nông dân. Mỗi vùng với điều kiện sinh thái, đất đai, kinh tế xã hội khác nhau thì việc bón phân cho ổi như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao là điều mà các nhà khoa học và người nông dân rất quan tâm. Để giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chịu được điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì cần phải có quy trình bón phân hợp lí.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện tại xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

* Giống: ổi Lê Đài Loan 3 năm tuổi.

Cây 3 năm tuổi: cây cao 1,7 – 2 m, đường kính tán 1,5 – 2m, đường kính gốc 4 – 5 cm

Mật độ trồng: 1.100 cây/ha với khoảng cách 3 x 3m

Phân đạm ure (N:46%), phân kali clorua (K2O: 60%), phân lân nung chảy Văn Điển (P2O5: 15%).

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất cây ổi tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến sinh trưởng, phát triển Ổi Lê Đài Loan.

Ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Ổi Lê Đài Loan.

Ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến tình hình sâu bệnh hại trên Ổi Lê Đài Loan

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Bố trí các thí nghiệm liều lượng đạm và kali bón cho cây Ổi Lê Đài Loan để xác định liều lượng đạm và kali bón mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố là liều lượng đạm bón và liều lượng kali bón được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB).

- Nhân tố đạm được bón 3 mức:

N1: 0,30N (kgN/cây/năm) N2: 0,45N (kgN/cây/năm) N3: 0,60N (kgN/cây/năm)

- Nhân tố kali được bón 3 mức:

K1: 0,30 K2O ( kg K2O/cây/năm) K2: 0,45 K2O ( kg K2O/cây/năm) K3: 0,60 K2O ( kg K2O/cây/năm) Thí nghiệm được bón trên nền 20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg P2O5/cây/năm

- Thí nghiệm gồm 9 công thức, mỗi công thức tiến hành trên 3 cây, nhắc lại 3 lần Như vậy, Tổng số cây thí nghiệm là 81 cây

Bảng tổ hợp các công thức phân bón nghiên cứu:

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Chia làm 4 lần trong năm theo liều lượng phân bón của công thức.

3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi:

* Chỉ tiêu về sinh trưởng:

- Đường kính gốc (cm): Dùng thước dây đo đường kính gốc, đo tại vị trí cách mặt đất 3 cm.

- Đường kính cành cấp 1 (cm): Dùng thước dây đo ở vị trí lớn nhất cành cấp 1, theo dõi 3 cành phân bố đều theo các hướng.

- Chiều cao cây (m): Dùng thước dây đo từ mặt đất đến ngọn vươn cao nhất của cây.

- Đường kính tán (m): Dùng thước dây đo đường kính hình chiếu của tán cây trên mặt đất, lấy số trung bình đo theo hướng Đông – Tây và Nam – Bắc.

- Chiều dài lộc (cm): Dùng thước đo chiều dài của lộc từ vị trí gốc cành đến đỉnh sinh trưởng của cành, theo dõi mỗi cây 5 cành phân bố đều theo các hướng, định kỳ theo dõi 30 ngày/lần.

- Số lá/lộc: Đếm tổng số lá trên mỗi lộc, theo dõi mỗi cây 5 lộc phân đều theo các hướng trên cây.

- Chiều dài lá: dùng thước đo chiều dài lá từ phần giáp cuống lá đến đầu cuối lá.

- Chiều rộng lá: Dùng thước đo phần rộng nhất của lá.

- Chiều dài cuống lá: Dùng thước đo chiều dài cuống lá.

* Chỉ tiêu về phát triển:

+ Bắt đầu ra hoa: 10% số cành ra hoa

+ Hoa ra rộ: 70% số cành ra hoa

+ Kết thúc ra hoa: 90% số cành ra hoa

+ Bắt đầu chín: 10% số cành có quả chín.

+ Chín rộ: 70% số cành có quả chín.

* Chỉ tiêu về năng suất, chất lượng:

+ Tổng số quả trên cây (từng công thức).

+ Tổng số quả thực thu/cây.

- Trọng lượng trung bình quả (g/quả): Dùng cân, cân trọng lượng 10 quả/cây; lấy trọng lượng trung bình 10 quả.

- Năng suất cá thể (kg/cây):

= Trọng lượng trung bình quả/cây x số lượng quả/cây

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha): = Năng suất cá thể x mật độ : 1000

+ Đường kính quả: dùng thước Pamer đo đường kính quả

+ Chiều cao quả: dùng thước Pamer đo chiều cao quả

-Thành phần cơ giới quả:

+ Độ dày thịt quả: Dùng thước đo độ dày thịt quả

+ Số hạt/quả: Đếm tổng số hạt/quả

-Thành phần sinh hóa trong quả:

+ Độ Brix: đo bằng máy đo độ Brix

* Tình hình sâu bệnh hại: đánh giá theo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 224:2003 về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng.

+ Rệp sáp, rệp phấn trắng

Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác).

Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 cây).

Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 cây).

Cấp 1: Vết bệnh đến 5% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 3: > 5 - 10% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 5: > 10 - 15% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 7: > 15 -20% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 9: > 20% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 1: Vết bệnh đến 5% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 3: > 5 - 10% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 5: > 10 - 15% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 7: > 15 -20% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 9: > 20% diện tích lá, quả có vết bệnh. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh và sâu chủ yếu thực hiện bằng quan sát, tính tỷ lệ bệnh hoặc tỷ lệ hại sau đó rút ra nhận xét định tính theo các mức nặng, trung bình, nhẹ và không nhiễm.

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu theo chương trình IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel2010.

Ngày đăng: 18/03/2024, 10:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w