1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

3446+Đề thi cho giáo viên

6 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề An Toàn Giao Thông Cho Nụ Cười Ngày Mai
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thùy
Trường học THCS Hựu Thành A
Chuyên ngành Toán
Thể loại Kế Hoạch Bài Dạy
Năm xuất bản 2022 – 2023
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 759,5 KB
File đính kèm ATGT.rar (4 MB)

Nội dung

An toàn giao thông, giáo dục lồng ghép, cuộc thi ATGT cho giáo viên, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phiếu tự đánh giá An toàn giao thông, giáo dục lồng ghép, cuộc thi ATGT cho giáo viên, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phiếu tự đánh giá An toàn giao thông, giáo dục lồng ghép, cuộc thi ATGT cho giáo viên, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phiếu tự đánh giá

Trang 1

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”

cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông

Dành cho Giáo viên

Năm học 2022 – 2023

Họ và tên:

Giáo viên bộ môn:

Trường:

Địa chỉ nhà trường:

NGUYỄN THỊ THANH THÙY Giới tính: Nữ

Toán

THCS HỰU THÀNH A

Phường/xã Hựu Thành, Quận/huy ện Trà Ôn, Tỉnh/TP Vĩnh Long

Số điện thoại di động:

Email (nếu có)

0365886112

……….… … …………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI NGÀY MAI

BÀI: HỌC SINH VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG

( 1 tiết)

I MỤC TIÊU

Sau chủ đề này, HS sẽ:

1 Về kiến thức

+ Biết thực trạng và văn hóa giao thông hiện nay, nhận diện tầm quan trọng của thói quen chấp hành tốt an toàn giao thông trong trường học

+ Ghi nhớ được các kiến thức pháp luật, quy tắc tham gia giao thông an toàn, rèn luyện

kỹ năng tham gia giao thông an toàn

2 Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề

+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm

- Năng lực riêng:

+ Đánh giá được hành vi đúng/sai khi tham gia giao thông

Trang 2

+ Thể hiện được thói quen đúng đắn của mình khi tham gia giao thông.

+ Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống và rút ra các kinh nghiệm khi tham gia các hoạt động

2 Phẩm chất

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân, nhận diện vấn đề cần giải quyết, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô

- Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng thói quen chấp hành an toàn giao thông ở trường và nhà

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên

- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề

- Các bài hát, trò chơi phù hợp với lứa tuổi HS

- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả

2 Đối với học sinh

- Tài liệu “An toàn giao thông vì nụ cười ngày mai”, sách, báo, tranh ảnh, liên quan đến chủ đề

- Thẻ màu để thực hiện khảo sát ở nhiệm vụ

- Thực hiện những việc làm thể hiện thói quen đúng đắn của mình khi tham gia giao thông và chụp ảnh ghi lại kết quả

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của việc hình thành

thói quen tốt đối với bản thân; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu

b Nội dung: GV tổ chức hát tập thể bài “Chúng em với an toàn giao thông”, giới

thiệu chủ đề

c Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

? Bài hát nhắc đến quy tắc nào khi tham gia giao thông?

-Không lạng lách khi đi trên đường, không dàn hàng ngang, thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông

? Khi chấp hành tốt luật giao thông sẽ mang lại những lợi ích gì cho cuộc sống?

-Chấp hành tốt luật giao thông là mang đến hạnh phúc cho mọi nhà

d Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu cả lớp hát bài “Chúng em với an toàn giao thông” sáng tác cuả nhạc sĩ Hoàng Phong (mở nhạc)

- GV nêu câu hỏi.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời

- GV nhận xét, giảng giải: Khi tất cả mọi người tham gia giao thông đúng luật sẽ mang đến nhiều niềm vui trong cuộc sống Muốn như vậy thì đòi hỏi mỗi học sinh, mỗi người đều phải ý thức tốt khi lưu thông trên đường Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng học cách rèn luyện thói quen mà học sinh cần có để giữ an toàn khi tham gia giao thông ở trường

2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Trang 3

Hoạt động 1: Thực trạng và văn hóa giao thông hiện nay

a Mục tiêu: Giúp HS nhận ra được thực trạng và văn hóa giao thông địa phương hiện

nay

b Nội dung: GV cho HS thảo luận, chia sẻ và trình bày trước lớp.

c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

tập

- GV yêu cầu HS quan sát và cho biết văn

hoá tham gia giao thông hiện nay ở nước ta

như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận và chia sẻ

với các thành viên trong nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời GV mời

HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, kết luận

1 Thực trang và văn hóa giao thông hiện nay

-Tình hình trật tự an toàn giao thông đường

bộ rất phức tạp: tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, ùn tắt giao thông vào giờ cao điểm

- Các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông còn phổ biến, ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó vi phạm ở học sinh có chiều hướng gia tăng Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở lứa tổi học sinh là 7,39/100.000, cao hơn 2,73 lần so với Nhật Bản, 1,84 lần so Hàn Quốc và 1,25 lần so với Campuchia

- Phần lớn học sinh còn vi phạm những quy định cơ bản khi tham gia giao thông: 80-90% học sinh đi xe đạp/máy điện không lắp gương chiếu hậu, 33% học sinh chưa nắm được nguyên tắc đi bộ an toàn, 27% học sinh chưa thiếu hiểu biết về cách điều khiển phương tiện đúng an toàn

Hoạt động 2: Tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện của học

sinh hiện nay

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận ra được ý thức của bản thân khi tham gia

giao thông

b Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

d Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1 Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm

Trang 4

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS

thảo luận và chỉ ra các lỗi khi tham gia giao

thông và hậu quả của hành vi đó

+ Hình 1

+ Hình 2:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận và trả lời yêu

cầu

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo

luận

- GV mời đại diện các nhóm thực hành trước

lớp

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

- GV cùng HS phân tích câu trả lời các bạn

trong từng nhóm, sau đó nhận xét và kết luận

xúc của em

1 Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc

- Hình1: dàn hàng ngang, không đội

mũ bảo hiểm

- Hình 2: chở qúa số người quy định

gây nguy hiểm, phản cảm, bị xử lý, với mức phạt từ 60.000 đồng đến 200.000 đồng

Hoạt động 3: Cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn

a Mục tiêu: giúp HS có kiến thức về quy chuẩn về xa đạp học sinh.

b Nội dung: GV cho HS thảo luận, chia sẻ và trình bày trước lớp.

c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1 Khảo sát học sinh về thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cẩu HS Đọc thông tin, ghi nhớ để

vận dụng khi chuẩn bị đi xe đạp và xe đạp

điện:

- GV yêu cầu HS sắp xếp các bước chuẩn bị

-Các bước chuẩn bị xe đạp và xe đạp điên an toàn:

(1) Chọn xe đạp và xe đạp điện an toàn

(2) Kiểm tra xe trước khi tham gia giao thông

Trang 5

xe đạp an toàn đi học (làm nhóm)

Kiểm tra xe trước khi tham gia giao thông

Chọn xe đạp và xe đạp điện an toàn

Ngồi đúng quy cách

Đội mũ bảo hiểm đúng cách

- GV yêu cầu HS chọn mức độ thực hiện các

bước đã thảo luận

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-HS treo bảng nhóm và đại diện trình bày

- HS giơ thẻ màu để trả lời (xanh - luôn luôn,

vàng thỉnh thoảng, đỏ - hiếm khi)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo

luận

- GV yêu cầu HS giơ thẻ màu để trả lời các câu

hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm

vụ học tập

- GV tổng kết hoạt động và đưa ra nhận xét

(3) Đội mũ bảo hiểm đúng cách (4) Ngồi đúng quy cách

Cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn:

 Đi vào phần đường, làn đường dành cho xe đạp, xe thô sơ Đi bên phải theo chiều đi của mình

 Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

 Không được sử dụng ô, dù, điện thoại di động, thiết bị âm thanh… khi

đi xe đạp

 Không lạng lách, đu bám xe khác

 Điều khiển xe đạp/xe đạp điện bằng

2 tay, đặt chân vào bàn đạp, tay vào phanh

 Người đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm

 Giảm tốc độ, đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng

 Chờ khi có tín hiệu đèn báo xanh hoặc báo hướng rẽ

 Chú ý quan sát an toàn ở mọi phía (trái, phải, trước, sau) khi thấy không

có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát

Hướng dẫn về nhà:

GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện những việc làm thể hiện thói quen đúng đăns khi tham giao giao thông và chụp ảnh ghi lại kết quả từ buổi học trước, sau đó mang sản phẩm, ảnh chụp đến lớp để trưng bày theo nhóm

4.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a Mục tiêu: vừa giúp HS tự đánh giá về bản thân vừa nhận được sự đánh giá của GV.

Từ đó, mỗi HS đều biết được hướng rèn luyện tiếp theo của mình

b Nội dung: GV cho HS thảo luận, chia sẻ và trình bày trước lớp.

c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS cho điểm từng mức độ như bảng dưới đây GV hỏi từng mục, từng mức độ, thống kê số lượng HS và ghi chép số liệu

-GV yêu cầu HS tính tổng số điểm mình đạt được, điểm trung bình của toàn bảng

-GV nhận xét kết quả dựa trên số liệu tổng hợp được

e Kế hoạch đánh giá (5-10p)

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Trang 6

Đánh giá thường

xuyên (GV đánh giá

HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành

- Phiếu hỏi

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ

Tên HS:……….Đơn vị lớp:………… Sau khi học xong chủ đề này, em hãy tự đánh giá bản thân dựa theo bảng sau:

(từ 1 đến 10)

1 Em nhận thức được tầm quan

trọng của an tòan giao thông

2 Em nhận thức được những hành

vi đúng/sai khi tham gia giao thông

3 Em nhận thấy bản thân đã làm

tốt việc đi xe đạp (hoặc xe đạp điện) khi tham gia giao thông

Tổng điểm:

5 Dặn dò:

* Hãy nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông và luôn chú ý an toàn khi tham gia giao thông!

* Chúc các em tham gia giao thông an toàn và là những tuyên truyền viên xuất sắc về An toàn giao thông!

Hướng dẫn về nhà:

- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều em học được cho người thân để cùng tham gia

giao thông an toàn

- HS vận dụng các kiến thức đã có để rèn luyện và tự đánh giá sự tiến bộ của bản

thân

GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w