1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài vận dụng quan điểm toàn diện để phân tíchmột vấn đề trong cuộc sống

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Quan Điểm Toàn Diện Để Phân Tích Một Vấn Đề Trong Cuộc Sống
Tác giả Lê Trịnh Thùy Linh, Tôn Nữ Trúc Linh, Trần Thu Ngân, Lê Khánh Ngọc, Võ Nhật Hồng Ngọc, Lê Huệ Nhi
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hồng Hoa
Trường học Đại học quốc gia tp.hcm
Chuyên ngành Triết học mác - lê nin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố tp.hcm
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Mối liên hệ phổ biến:Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhaugiữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận của một

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Tên đề tài: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG Giảng viên giảng dạy: ThS Nguyễn Thị Hồng Hoa Nhóm sinh viên thực hiện: SỐ THỨ TỰ HỌ TÊN MSSV 1 Lê Trịnh Thùy Linh K235022183 2 Tôn Nữ Trúc Linh K235022184 3 Trần Thu Ngân K235022187 4 Lê Khánh Ngọc K235022189 5 Võ Nhật Hồng Ngọc K235022190 6 Lê Huệ Nhi K235022191 TP.HCM, Tháng 11 Năm 2023 Mc lc LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NGUYÊN LÍ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 2 1 Mối liên hệ phổ biến: 2 1.1.Những đặc trưng cơ bản của mối liên hệ phổ biến 3 1.2.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 4 2 Quan điểm toàn diện 5 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM 7 1 Thực trạng của nền giáo dục việt nam 7 1.1.Lý do chọn đề tài .7 1.2.Thực trạng chung của nền giáo dục Việt Nam 8 2 Các yếu tố ảnh hưởng 12 2.1.Nhóm yếu tố chủ quan bên trong 12 2.2.Nhóm yếu tố khách quan bên ngoài .14 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 17 Tài liệu tham khảo .19 LỜI MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực triết học, con người luôn tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản về sự tồn tại, ý nghĩa cuộc sống và bản chất của thế giới xung quanh Triết học không chỉ là một ngành học mà còn là một hướng dẫn cho sự hiểu biết sâu sắc về tư duy và con người Lời mở đầu này nhằm giới thiệu về sự quan trọng của triết học trong cuộc sống con người Triết học không chỉ giúp chúng ta tìm hiểu về bản chất của thế giới, mà còn giúp chúng ta đặt ra những câu hỏi căn bản về ý nghĩa, giá trị và mục đích của cuộc sống Không chỉ nêu lên những lý thuyết và ý kiến của các triết gia nổi tiếng, tiểu luận này cũng tập trung vào sự ứng dụng của triết học trong thực tế Các ví dụ và tình huống thực tế sẽ được sử dụng để minh họa khả năng áp dụng và giá trị của triết học trong cuộc sống hàng ngày Tiểu luận này hy vọng sẽ khám phá sâu hơn về một lĩnh vực quan trọng của triết học và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng triết học vào cuộc sống thực tế Cuối cùng, nhờ vào triết học, chúng ta có thể thoát khỏi sự giới hạn của kiến thức hẹp mà mở rộng tầm nhìn về thế giới và tư duy con người 1 CHƯƠNG I: NGUYÊN LÍ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 1 Mối liên hệ phổ biến: Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận của một sự vật, hiện tượng trong thế giới Ví dụ mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người hay con người với xã hội Hai đối tượng có quan hệ với nhau nghĩa là đối tượng này có sự thay đổi nhất định thì sẽ làm đối tượng kia cũng có sự biến đổi Ví dụ về liên hệ như công cụ lao động liên hệ trực tiếp với đối tượng lao động Sự thay đổi của công cụ lao động luôn gây ra những thay đổi xác định trong đối tượng lao động mà các công cụ đó tác động lên Từ đó sự biến đổi của đối tượng lao động cũng sẽ gây ra những biến đổi ở các công cụ lao động “Ngược lại với liên hệ là sự cô lập, tách rời Đó là trạng thái của các đối tượng, khi sự thay đổi của đối tượng này không làm ảnh hưởng gì đến đối tượng khác” 1 “Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau”.2 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến (Common Connections) chỉ tính bổ phiến của các mối liên hệ, chỉ những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật và hiện tượng của thế giới Ví dụ như những mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới trong tư duy con người Mối liên hệ phổ biến được dùng với hai nghĩa cơ bản là dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ và dùng để chỉ sự khái quát những mối liên hệ có tính chất phổ biến nhất Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở phạm vi nhất định Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên 1 Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) NXB Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội năm 2021, trang 190 2 Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) NXB Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội năm 2021, trang 190 2 hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định Toàn bộ những mối liên hệ phổ biến liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy 1.1 Những đặc trưng cơ bản của mối liên hệ phổ biến Kể đến đầu tiên là tính phổ biến “Tính phổ biến thể hiện ở chỗ dù ở bất kỳ đâu, trong tự nhiên, xã hội hay tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng” 3 Các mối liên hệ này giữ vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng Chúng không chỉ diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mội sự vật hiện tượng Tóm lại, toàn bộ thế giới là một thể thống nhất của mối liên hệ lẫn nhau Ví dụ: Mối liên hệ giữa cây cối và mặt trời là thông qua hình thức quan hợp, khi cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình “hô hấp” và sinh trưởng Đồng thời, lúc ây, bản thân cây cối cũng sẽ tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau giữa các bộ phận như lá rễ Thứ hai là tính đa dạng phong phú Mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ mang những mối liên hệ khác nhau Ví dụ như mỗi người khác nhau sẽ có mối liên hệ cha mẹ, anh em, bạn bè khác nhau Không chỉ thế, một sự vật, hiện tượng cũng có thể có nhiều mối liên hệ khác nhau Những mối liên hệ bên trong - bên ngoài, chủ yếu - thứ yếu, cơ bản - không cơ bản… Những mối liên hệ trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ mang tính chất và vai trò khác nhau qui định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Để phân loại các mối liên hệ phải tùy thuộc vào tính chất và vai trò của từng mối liên hệ Tuy nhiên, “việc 3 Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) NXB Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội năm 2021, trang 194 3 phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối, bởi vì các mối liên hệ của các đối tượng rất phức tạp, không thể tách chúng khỏi tất cả các mối liên hệ khác”.4 Ví dụ như các loài vật đều có mối liên hệ với nước nhưng ở các mức độ khác nhau Cá không thể sống thiếu nước và khi rời khỏi môi trường nước cá sẽ chết Tuy nhiên, với những loài chim thú, nước tuy quan trọng nhưng không cấp thiết như cá Thứ ba là tính khách quan Các mối liên hệ tác động, suy cho cùng đều là sự phản ánh mối liên hệ và sự qui định, tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng “Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần Có mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau”.5 Phép biện chứng duy vật đã khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ, tác động qua lại trong thế giới này Chúng tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau Đây là cái có sẵn của bản thân sự vật, tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay nhận thức con người Sở dĩ mối liên hệ có tính khách quan là vì thế giới vật chất có tính khách quan Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ vật chất trong hoạt động thực tiễn của mình Tính khách quan được thể hiện ở sự phụ thuộc của các loài sinh vật vào môi trường, khi môi trường thay đổi, sinh vật cũng tự thay đổi để thích ứng; các loài sinh vật biến nhiệt sẽ thay đỏi nhiệt độ cơ thể để phù hợp với nhiệt độ môi trường sống Điều này không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà là điều vốn đã có sẵn trong giới tự nhiên 1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng Tính vô hạn của thế giới khách quan, tính có 4 Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) NXB Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội năm 2021, trang 194 5 Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) NXB Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội năm 2021, trang 193 4 Document continues below Discover more fTrroiếmt :học Mac- Lenin BLAW2000 Trường Đại học… 235 documents Go to course Câu ca dao tục ngữ thể hiện các nội… 8 95% (21) Triết học tìm câu hỏi - câu hỏi 2 100% (9) MOS W E - aaaa 15 Thẩm định 90% (10) dự án đầ… Trading HUB 3 Xác suất 96% (28) 36 thống kê File giáo trình bản pdf HSK 2 100% (11) 8 Giáo trình chủ nghĩ… Individual 2 Kinh tế vi 100% (10) 3 mô hạn của sự vật hiện trượng trong thế giới chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bởi nhiều mối liên hệ có tính hình thức, vai trò khác nhau”.6 Thế giới này được tạo thành từ vô số những sự vật, hiện tượng, những quá trình khác nhau Trong lịch sử Triết học, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, tách rời nhau Từ đó theo quan điểm siêu hình, giữa các sự vật, hiện tượng không có mối liên hệ ràng buộc quy định và tác động lẫn nhau Nếu có các mối liên hệ thì cũng chỉ là sự hời hợt bên ngoài Khái quát từ những thành tự khoa học tự nhiên hiện đại, phép biện chứng duy vật thừa nhận mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới Theo quan điểm ấy, nguyên lý mối liên hệ phổ biến là sự khái quát các mối liên hệ, tác động, ràng buộc, quy định, xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các quá trình trong thế giới Bằng cách tiếp cận này, phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng: mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong liên hệ phổ biến; chúng ràng buộc chi phối lẫn nhau, vận động và biến đổi không ngừng Phép biện chứng duy vật khẳng định cơ sở của mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới Các sự vật hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng và rất khác nhau thì cũng chỉ là những dạng tồn tại cụ thể của một thế giới duy nhất là vật chất Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn sau: Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong “tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác”.7 Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất 6 Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) NXB Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội năm 2021, trang 195 7 V.I Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t.29, trang 239 5 hữu cơ nội tại Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác 2 Quan điểm toàn diện Từ việc nghiên cứu quan điểm biện chứng về mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng, triết học Mác – Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trên thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của nó Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng, một mặt chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó Mặt khác, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp) Đề cập đến 2 nội dung này, Lênin viết “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó”.8 Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên…để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cũng cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện nhất định Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta vừa phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó, vừa phải chú ý tới những mối liên hệ giữa sự vật ấy với các sự vật khác Từ đó ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động vào sự vật nhằm đem lại hiệu quả cao nhất 8 V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 42, trang 364 6 Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức được sự vật cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ trọn vẹn Ý thức được điều này, chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật và tránh xem nó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển Để nhận thức được sự vật, cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những quy định khác nhau của sự vật được thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Thực trạng của nền giáo dục việt nam 1.1 Lý do chọn đề tài “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam Phát triển Giáo dục và Đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển” Giáo dục và đào tạo luôn nắm giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của một quốc gia Trong quá trình đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam, công tác giáo dục luôn được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt xem trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.” Vì vậy, việc đầu tư cho nền giáo dục được xem là vấn đề tất yếu mà Đảng và Nhà nước cần phải hết sức quan tâm Đặc biệt trong thời kì đổi mới - khi sự phát triển của khoa học công nghệ, 7 quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực xã hội, trong đó phải kể đến nền giáo dục đã có những thay đổi đáng kể Một xã hội luôn vận hành đi lên trước hết cần những con người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động và sáng tạo trong công cuộc tìm ra những nguồn kiến thức mới mẻ Việc đổi mới phải được thực hiện ở đồng bộ nhiều nội dung, nhiều phương diện liên quan mật thiết đến những vấn đề thực tiễn của xã hội Từ đó đến nay, công cuộc đổi mới trong nền giáo dục được tiến hành ở Việt Nam với mục tiêu chung nhất là tạo nên sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, tăng cường hiệu quả giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo vẫn luôn tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu nổi bật nhất định trong công cuộc xây dựng đổi mới bao gồm: đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, quy mô đào tạo được mở rộng, trình độ dân trí phát triển Song song tồn tại là những vấn đề bất cập, những chướng ngại vật yếu kém làm cản trở bước đường đi lên của một nền giáo dục hoàn hảo Nhận thấy được những vấn đề cấp thiết trong thời kì chuyển mới, nhóm đã chọn phân tích nền giáo dục Việt Nam áp dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lê nin 1.2 Thực trạng chung của nền giáo dục Việt Nam Trải qua những năm thực hiện công tác đổi mới và thực thi Nghị quyết số 29- NQ/TW, ngành giáo dục Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng Về công tác quản trị hệ thống các trường đại học, chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế Tại Báo cáo Hội nghị Tổng kết năm học 2021 – 2022, giáo dục đại học Việt Nam xếp thứ 59 thế giới theo xếp hạng các quốc gia về lĩnh vực giáo dục năm 2021 của USNEWS (tăng 5 bậc so với năm 2020) Đi đôi với sự thăng tiến về thứ hạng các trường đại học là sự tăng cường về chất lượng đội ngũ giảng viên theo chuẩn quốc tế Cụ thể, tính đến năm 2021, có 8 0,89% giảng viên là giáo sư, 6,21% là phó giáo sư, 25,19% trình độ tiến sĩ.9 Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số từng bước được triển khai phục vụ cho công tác dạy và học Tiêu biểu là trong điều kiện dịch bệnh COVID -19, việc giảng dạy qua hình thức trực tuyến đã phần nào bảo đảm chất lượng dạy học và kết thúc năm học đúng thời hạn Bên cạnh những thành tựu, giáo dục đại học Việt Nam vẫn mang nhiều bất cập, hạn chế Dù đã trải qua những giai đoạn đổi mới, nền giáo dục vẫn còn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới – Nguồn nhân lực phân bố chưa hợp lí Theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành của Bộ GD&ĐT, kết thúc năm học 2022 – 2023, cả nước còn thiếu trên 118 nghìn giáo viên 10Cơ cấu đội ngũ giáo viên còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội Đáng kể hơn hết là tình trạng thiếu hụt đội ngũ giảng dạy diễn ra phổ biến tại cái địa phương, vùng sâu vùng xa, nhất là các giáo viên dạy môn học phụ (Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật) Sự gia tăng dân số và nhu cầu giáo dục đòi hỏi sự tăng cường số lượng giáo viên trong hệ thống giáo dục dẫn đến những khó khăn, bất cập trong công tác tuyển dụng và đào tạo giáo viên đạt chuẩn quy định Hơn hết, nhà giáo là một trong những ngành nghề hết sức được ưu tiên và coi trọng, yêu cầu trách nhiệm và kiến thức chuyên môn cao Thế nhưng mức lương đưa ra quá thấp khiến nhiều người có xu hướng nghỉ việc, chuyển việc ngoài ngành giáo dục Bộ GD&ĐT đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ vấn đề này, nhưng về cơ bản vẫn không có sự đột phá so với các năm trước Trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ trình Quốc hội cho phép tạm thời tuyển giáo viên theo chuẩn cũ, tức chỉ cần tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng để dạy tiểu học, THCS, thay vì phải tốt nghiệp đại học như quy định của Luật giáo dục Đây được coi là giải pháp tạm thời để có nguồn giáo viên linh hoạt cho các môn Tin học, Ngoại ngữ Tình trạng thiếu hụt giáo viên đang là một vấn 9 Tạp chí Giáo dc Việt Nam: 10 Tạp chí Giáo dc Việt Nam 9 đề nghiêm trọng ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng giáo dục mà còn gây ra những tác động đáng kể đến sự phát triển của học sinh và toàn bộ hệ thống giáo dục – Cơ sở vật chất còn hạn chế Cơ sở vật chất của một trường học đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập Thông qua cơ sở vật chất, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và giáo viên tham gia vào các hoạt động giảng dạy và học tập Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất của trường học vẫn còn tồn đọng Phổ biến nhất có thể kể đến sự thiếu hụt cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập và giảng dạy bao gồm phòng học, phòng máy tính, phòng thí nghiệm và các tiện ích cần thiết trong quá trình áp dụng thực tiễn vào chương trình đào tạo Ngoài ra, cơ sở vật chất không được bão dưỡng và sửa chữa định kì dẫn đến tình trạng hư hỏng hoặc lỗi kĩ thuật Cơ sở vật chất cần được bảo mật bao gồm những các bước kiểm soát truy cập, đảm bảo hệ thống giám sát và các biện pháp bảo mật phục vụ cho sự an toàn của giáo viên và học sinh nhà trường Việc duy trì sạch sẽ và tuân thủ các quy định vệ sinh cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét để bảo đảm môi trường học tập lành mạnh, an toàn, tránh xa những tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người Nhiều trường học ở ngoại thành thành phố có khu vệ sinh ẩm thấp, bong tróc, sàn gạch mọc rêu, các bồn tiểu, bồn rửa tay cũ kĩ, không đạt chuẩn chất lượng vệ sinh Được học tập trong một môi trường có cơ sở vật chất khang trang mang ý nghĩa rất lớn đối với các em học sinh Các em sẽ quan dần với môi trường hiện đại, đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao, rèn luyện ý thức bảo vệ và gìn giữ cơ sở vật chất cộng đồng Với tình hình hiện tại, các trường học cần kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục triệt để tình trạng cơ sở vật chất chưa đảm bảo hoặc cần thiết trong quá trình theo học của các em học sinh – Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp Hiện nay nhiều trường đại học mới chỉ cung cấp những gì nhà trường có, chứ chưa phải những gì mà xã hội cần trọng dụng đến Chất lượng và hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thiếu sự gắn kết với thị trường lao động Thực trạng chạy theo thành tích, mua điểm, hư 10 danh chậm được khắc phục và có mặt nghiêm trọng hơn trong nền giáo dục Sự tập trung quá mức vào việc đạt thành tích cao trong các kì thi và bài kiểm tra dẫn đến việc thu nhặt kiến thức và ghi nhớ thay vì hiểu biết sâu sắc và vận dụng kiến thức một cách sáng tạo vào các vấn đề thực tế Môi trường học tập trở nên cạnh tranh không lành mạnh hơn giữa các học sinh, thiếu hụt sự giám sát cặn kẽ của đội ngũ giáo viên và tạo nên những áp lực thành tích không đáng có Nhiều trường còn mang nặng tư tưởng thiên vị, không khuyến khích tạo cơ hội công bằng và đồng nhất để mọi học sinh cùng học tập phát triển Phương pháp và hình thức dạy học còn hạn chế, mang nặng tính truyền thống và thiếu đi sự tương tác giữa thầy và trò, giữa lý thuyết và các vấn đề thực tiễn Trong khi những kiến thức không ngừng được bổ sung, học sinh thiếu đi trải nghiệm thực tế để thực hành áp dụng lượng tri thức vào giải quyết đời sống dẫn đến tình trạng “quá tải” về kiến thức Phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá còn những tiêu chí lạc hậu, thiếu thực chất, không có sự gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường lao động Công tác hướng nghiệp còn mới, chưa cọ xát triệt để với thị trường nghề nghiệp, thiếu thông tin và kiến thức cần thiết về các ngành nghề, không kịp thời nắm bắt sự thay đổi của thị trường lao động Đó là những lý do dẫn đến xu hướng nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp ra trường nhưng chưa tìm được việc làm hoặc chấp nhận làm không đúng nghề nghiệp được đào tạo, gây ra một lượng lãng phí nhân công lao động rất lớn – Chưa có sự đồng nhất trong chương trình đào tạo Trong những năm gần đây, lĩnh vực giáo dục đã chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng kể, từ cải cách chương trình đào tạo cho đến sự tích hợp công nghệ vào giảng dạy Những thay đổi này đã tạo ra sự đa dạng trong cách tiếp cận vào nội dung giáo dục Tuy nhiên, quá trình đổi mới đang đối mặt với một số thách thức cần phải vượt qua Các vùng miền khác nhau của Việt Nam có điều kiện kinh tế và văn hóa khác nhau dẫn đến sự chênh lệch trong việc tiếp cận tới chất lượng giáo dục Sự đổi mới cần phải bảo đảm rằng mọi học sinh, bất kể vùng miền đều có cơ hội nhận được nền giáo dục tốt Đầu tháng 8, Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét cho ý kiến quay về sử dụng một bộ sạch giáo khoa để tránh nguy cơ rủi ro trong trường hợp không có sạch hoặc 11 sách không bảo đảm chất lượng, đồng thời đưa ra giải pháp giảm giá thành sách Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị xem xét vì quay lại dùng một bộ sách sẽ khó đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Thêm vào đó, sự cải cách đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải linh hoạt trong công tác giảng dạy, tránh đi theo hình thức dạy học truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên Một vấn đề phát sinh trong công tác đổi mới nền giáo dục chính là lựa chọn phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Vào giữa tháng 3, Bộ lấy ý kiến về phương án 6 môn thi bao gồm 4 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ và Lịch sử) và 2 môn tự chọn (Lý, Hóa, Sinh, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ) Tuy nhiên, nhiều luồng ý kiến trái chiều khiến vấn đề bị xoay chuyển trở thành câu hỏi “Có nên đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc hay không?” Nhiều giáo viên cho rằng học sinh dễ lơ là, xao nhãng trong môn học Lịch sử và cần phải có biện pháp để khắc phục vấn đề trên, việc Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc là giải pháp đúng đắn trong cải cách giáo dục Bên cạnh đó, nhiều người khẳng định chỉ cần thi 3 môn bắt buộc để giảm áp lực học hành, thi cử cho học sinh, đồng thời khắc phục sự thiệt thòi cho những học sinh có định hướng theo khoa học tự nhiên Do đó, mọi giáo viên và học sinh đều mong ngóng phương án cuối cùng để có kế hoạch ôn tập sớm 2 Các yếu tố ảnh hưởng 2.1 Nhóm yếu tố chủ quan bên trong Môi trường: môi trường giáo dục bao gồm một số yếu tố như : mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, : Đây đều là những yếu tố cơ bản, quyết định nhất đến chất lượng giáo dục Mục tiêu giáo dục xác định thực trạng nền giáo dục Việt Nam hiện tại và đề ra mục tiêu giáo dục cần hướng tới trong tương lai Nội dung giáo dục là những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh cần được trang bị Chương trình giáo dục thực thi những kế hoạch cụ thể hóa để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra Bên cạnh đó, sự tác động của quá môi trường quốc tế, sự cạnh tranh giữa các trường học trong và ngoài nước cũng là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo dục Việt Nam 12 Nhân sự: đây là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục Đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết, có trình độ chuyên môn cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành hệ thống giáo dục theo hướng đúng đắn, tiến bộ Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện vật chất vô cùng cần thiết cho quá trình giáo dục Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập trong một môi trường tiện lợi, đầy đủ, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất cũng như giúp cho giáo viên có thể giảng dạy, truyền đạt kiến thức sống động, đa chiều và sâu sắc hơn Tài chính: Vốn, ngân sách đầu tư vào nền giáo dục càng nhiều thì hệ thống giáo dục mới có thể phát triển toàn diện Ở Việt Nam, các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ Chương trình học ở Việt Nam được đánh giá là tương đối nặng về học thuật so với các quốc khác trên thế giới Trong chương trình trung học phổ thông có tổng cộng mười ba môn học trong chương trình trung học phổ thông chưa tính đến các môn tự chọn khác Đa số các môn học đều nặng về lý thuyết, tính toán và học thuật, chương trình học đã có cải tiến khi đưa những tiết thực hành vào chương trình chính quy nhưng số lượng rất hạn chế, học sinh không được áp dụng những gì đã học vào thực tế dẫn đến việc tiếp thu kiến thức trở nên vô ích như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học với hành phải đi đôi Học mà không hành thì vô ích Hành mà không học thì hành không trôi chảy” Học và hành là hai yếu tố quan trọng, không thể tách rời trong quá trình học tập và phát triển của mỗi con người Việc kết hợp học và hành hiệu quả sẽ giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng của bản thân, trở thành người toàn diện Bên cạnh thiếu đi tính thực tiễn, giáo dục Việt Nam đã quá chú trọng vào vấn đề học thuật, điều đó vô tình đã dẫn đến tình trạng quá tải kiến thức đối với học sinh 13 Thời lượng học tập trên trường của học sinh được bộ GD&ĐT ban hành như sau: bố trí học 2 buổi/ngày là do nhà trường tổ chức thực hiện nhưng không quá 7 tiết/ngày, mỗi tuần không quá 6 ngày (đối với cấp trung học cơ sở); không quá 8 tiết/ngày, mỗi quân không quá 6 ngày (đối với cấp trung học phổ thông) theo Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 1/11/201011 Tuy nhiên bao nhiêu đó thời gian là chưa đủ so với chương trình mà bộ đưa ra như cô giáo Đỗ Thị Cẩm Vân chia sẻ "Trong một tiết dạy kéo dài 45 phút, chúng tôi mất khoảng 15 phút đầu tiên để ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, vậy còn 30 phút rất khó để giảng hết nội dung trong sách giáo khoa" chưa kể kiến thức ngày càng khó và đòi hỏi thời gian để tiếp thu ngày càng nhiều Chính vì điều đó mà sau giờ học chính quy ra học sinh phải tất bật đến các lớp học thêm, những lò luyện thi để tiếp tục học vì chỉ khi làm như vậy thì học sinh mới mong đảm bảo kiến thức cho các bài thi và các bài kiểm tra Khả năng tập trung và xử lý thông tin của con người là có giới hạn không ai có thể tiếp thu cùng một lúc nhiều thông tin mà không có thời gian để xử lý cũng như học sinh không thể nào nắm bắt hết được kiến thức cả một buổi học mà không có thời gian nghiền ngẫm, suy nghĩ lại do vậy nên ngay sau cả những ca học ngoài giờ học sinh còn phải về nhà tự học và làm bài tập, tình trạng thức khuya, mất ngủ, lờ đờ, mất tập trung vào sáng ngày hôm sau diễn ra là điều tất yếu Như một điều tất nhiên, việc bắt ép nhồi nhét kiến thức không chỉ làm hao tốn tâm sức, tiền bạc và thời gian của giáo viên, học sinh và phụ huynh mà còn khiến cho việc học trở thành nỗi ám ảnh, áp lực vô hình của toàn thể học sinh Theo ông Nguyễn Quốc Vương “nhìn vào các cuộc cải cách giáo dục này, chúng ta thấy hành chính giáo dục chưa bao giờ là nội dung trọng tâm hay nội dung lớn Các nội dung được quan tâm đến trong các cuộc cải cách giáo dục đó thường sẽ vẫn là tái cơ cấu hệ thống trường học, mở rộng mô hình trường, thay đổi chương trình - sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học.” Các cuộc cải cách vẫn chưa làm đúng mục tiêu của nó, cải cách giáo dục hiện nay chỉ là cải cách lớp vỏ bọc bên ngoài ví dụ như thay đổi bộ sách giáo khoa mới, đổi cách thi, … Mà chưa thực sự chú trọng đến cốt lõi là sự phát triển toàn diện của học sinh cũng như xây dựng một nền giáo dục dân chủ Hệ thống trường học vẫn không có sự thay đổi nhiều, cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn, đội ngũ giáo viên có 11 Công văn của chính phủ: học sinh trung học phổ thông phải học bao nhiêu tiết một tuần 14 trình độ cao nhưng vẫn chưa thực sự được tận dụng hết khả năng bởi lẽ giáo dục Việt Nam còn thiếu đi tính dân chủ, sáng tạo, các bài giảng luôn mang đến sự rập khuôn điều này làm giảm đi tính tự chủ cũng như khả năng linh hoạt trong phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên 2.2 Nhóm yếu tố khách quan bên ngoài Kinh tế - xã hội: Kinh tế - xã hội là nền tảng của giáo dục Kinh tế - xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển Chính trị - văn hóa: Chính trị - văn hóa là môi trường xã hội tác động đến giáo dục.Chính sách giáo dục của Nhà nước, sự ủng hộ của cộng đồng, tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa, truyền thống, đạo đức, lối sống của người dân… đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của nền giáo dục Chính trị - văn hóa ổn định, phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển Khoa học - công nghệ: Khoa học - công nghệ phát triển sẽ tác động mạnh mẽ đến giáo dục, tạo ra những yêu cầu mới đối với giáo dục, buộc giáo dục phải đổi mới để đáp ứng những yêu cầu đó Có một sự thật rằng ta không thể phủ định được ngoài các yếu tố bên chủ quan thì các yếu tố khách quan cũng đóng một phần quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam là một đất nước đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ khi cuộc chiến ngày trở nên ác liệt, tình hình chính trị căng thẳng, kinh tế khủng hoảng, nhà nước phải sử dụng hết nguồn lực để đầu tư vào chiến trường và cũng dễ hiểu khi thống kê ở thời kỳ đó, trong 100 người thì có 3 trẻ em từ 8 đến 16 tuổi đi học và 2 người lớn biết chữ, còn 95 người thất học Từ đó có thể thấy 95% dân số Việt Nam lúc bấy giờ không biết chữ Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục nên trong buổi họp Hội đồng Chính phủ đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đề việc chống nạn mù chữ xếp thứ hai, chỉ sau nạn đói Bác nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ” Sau khi giải 15 phóng miền Nam thống nhất đất nước (1975) vấn đề giáo dục ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn, các lớp học “bình dân học vụ”, “I, tờ” ngày càng được mở ra nhiều hơn điều này đã giúp tỉ lệ mù chữ của người nhân giảm đi đáng kể và điều đặc biệt ở đây là khi cuộc chiến ngày càng đến hồi kết thì tốc độ xóa mù chữ diễn ra ngày càng nhanh và sau hai năm giải phóng nạn mù chữ cũng biến mất Qua đó ta thấy được chính trị- kinh tế- xã hội là ba yếu tố then chốt cho sự phát triển của nền giáo dục Sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ (1994) sự hội nhập đã khiến cho nền giáo dục nước nhà không chỉ ngày càng mở rộng phát triển mà còn mang ngày càng đa dạng phong phú Văn hóa và cách thức giảng dạy cũng có nhiều hình thức hơn, nền giáo dục không chỉ mang đậm bản sắc dân tộc, văn hóa quốc gia mà còn được giao thoa với nhiều nền văn hóa khác và thông qua đó chúng ta sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng và công nghệ mới hơn, góp phần thúc đẩy một nền giáo dục linh động, hội nhập, thân thiện Việc tiếp thu các tiến bộ khoa học và kỹ thuật giúp cho việc tiếp thu kiến thức lại càng dễ dàng hơn Nếu trước đây chúng ta phải đến lớp đến trường để nghe giáo viên/giảng viên giảng bài trực tiếp, hỏi bài trực tiếp giáo viên/ giảng viên trên lớp thì giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại, laptop, ipad, đã có thẻ giúp ta học ở mọi nơi Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong thời gian chuyển từ dạy và học trực tiếp sang dạy và học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Các phần mềm và ứng dụng như E- learning, Zoom, Microsoft Teams, đã được khai thác tối đa tính ứng dụng rộng rãi cũng như giải quyết được khủng hoảng cho ngành giáo dục Không chỉ trong mỗi dịch Covid mà ở môi trường học tập bình thường khoa học công nghệ còn được áp dụng vào các hình thức giảng dạy như soạn bài trình chiếu, tạo nhóm làm việc trên mạng, hình thức báo cáo trực tuyến…, việc trao đổi giữa giáo viên và học sinh cũng trở nên thuận tiện và kịp thời hơn, việc tìm kiếm thông tin tự học và học tập những kiến thức mới trên các nền tảng internet cũng đóng góp vào tư duy và phát triển kĩ năng sống của học sinh Tóm lại các yếu tố chủ quan tác động lẫn nhau và tác động lên nền giáo dục Việt Nam, chi phối và ảnh hưởng sâu sắc sự tiến bộ và phát triển của toàn hệ thống giáo dục Như vậy, Đảng và nhà nước Việt Nam đã vận dụng “quan điểm toàn diện” như một cơ sở quan trọng để nhận thức, phân tích nền giáo dục Việt Nam trong mối liên hệ giữa 16 các yếu tố tác động chủ quan và khách quan, đánh giá các vấn đề đặt ra cũng như xác định chủ trương, biện pháp đúng đắn để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, đào tạo ở Việt Nam nói chung, cũng như dạy, học ở các trường học nước ta hiện nay nói riêng Việc nghiên cứu, vận dụng “quan điểm toàn diện” về giáo dục và đào tạo của Đảng là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Để từ đó, công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo được tiến hành đồng bộ, toàn diện với mục tiêu là tạo ra sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân CHƯƠNG III: KẾT LUẬN Hiện tại, nền giáo dục Việt Nam vẫn luôn tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu nổi bật nhất định trong công cuộc xây dựng đổi mới Bên cạnh đó, vẫn tồn tại song song những vấn đề gây ra sự khó khăn, bất cập như: nguồn nhân lực phân bổ chưa hợp lí, cơ sở vật chất còn lạc hậu, hạn chế, chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp hay Chưa có sự đồng nhất trong chương trình đào tạo,… đã làm cản trở bước đường phát triển, hướng đến một nền giáo dục hoàn hảo Chưa có sự đồng nhất trong chương trình đào tạo Vậy nên, ta cần đưa ra những giải pháp để ứng biến với những vật cản này Đa dạng hoá phương pháp, chương trình giảng dạy: phải có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, trang bị đầy đủ các kiến thức toàn diện và những kỹ năng mềm, kỹ năng sống,… Có thể đan xen vào phương pháp, chương trình giảng dạy những dự án (cá nhân, tổ chức), chuyến trải nghiệm thực tế, hoạt động ngoài giờ, ngoại khoá, cuộc nghiên cứu khoa học kĩ thuật,… Không ngừng nghiên cứu và đổi mới phương pháp, chương trình học tập và giảng dạy khiến việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức đạt được kết quả tối ưu Phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng sống: được vận dụng từ trong lúc học tập và giảng dạy qua các bài làm việc nhóm, dự án, hoạt động ngoài giờ, các em có thể trau dồi thêm khả năng giao tiếp, ứng phó với từng trường hợp, lãnh đạo, phát triển tư duy sáng tạo và học cách quản lí thời gian hiệu quả 17

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w