CHƯƠNG IV: PHÁP LUẬT TÀI SẢN I Khái quát về phá sản 1 Khái niệm, đặc điểm của phá sản Giải thể khác phá sản: Luật DN quy định về giải thể DN, Luật HTX quy định về giải thể HTX Luật phá sản năm 2014: áp dụng cho 2 loại hình chủ thể kinh doanh là DN và hợp tác xã (DN/HTX) a Khái niệm phá sản - Phá sản là tình trạng DN/HTX mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản + DN/HTX mất khả năng thanh toán + Đã có quyết định tuyên bố phá sản của TAND đối với DN/HTX đó VD:CTCP Bình Minh có một khoản nợ đối với DN tư nhân Hoàng Hôn là 5 tỷ đồng, ngày đến hạn thanh toán khoản nợ này là ngày 15/02/2022 Tuy nhiên, đến ngày 16/05/2022 CTCP Bình Minh vẫn chưa thanh toán khoản nợ trên cho DNTN Hoàng Hôn CTCP Bình Minh mất khả năng thanh toán vào t6/2022 nên CTCP Bình Minh bị TAND quận Long Biên tuyên bố phá sản và ngày 25/5/2023 → CTCP Bình Minh bị phá sản - Mất khả năng thanh toán là việc DN/HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán VD: CTCP Bình Minh có một khoản nợ đối với DN tư nhân Hoàng Hôn là 5 tỷ đồng, ngày đến hạn thanh toán khoản nợ này là ngày 15/02/2022 Tuy nhiên, đến ngày 16/05/2022 CTCP Bình Minh vẫn chưa thanh toán khoản nợ trên cho DNTN Hoàng Hôn → CTCP Bình Minh mất khả năng thanh toán (cách ngày đến hạn là ít nhất 3 tháng 01 ngày) VD: CTCP Bình Minh vay DNTN Hoàng Hôn 5 tỷ đồng vào ngày 15/02/2022, thời hạn vay 1 năm nhưng đến tận ngày 16/5/2023 mà CTCP Bình Minh vẫn chưa thanh toán được khoản nợ trên do DNTN Hoàng Hôn → CTCP Bình Minh mất khả năng thanh toán (ngày vay # ngày đến hạn thanh toán) b Đặc điểm của phá sản *Về dấu hiệu của phá sản: DN/HTX không thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và bị TAND tuyên bố phá sản *Về thủ tục và cơ quan giải quyết phá sản: + Thủ tục: PS là thủ tục đòi nợ tập thể: Về phía chủ nợ, các chủ nợ của dn/htx không được đòi nợ riêng lẻ, cá nhân mà phải cùng nhau đòi nợ thông qua thủ tục gửi giấy đòi nợ trong thời hạn pháp luật quy định Trong thời hạn này, nếu chủ nợ không gửi giấy đòi nợ thì không được thanh toán nợ sau này Về phía con nợ, nếu bị tuyên bố phá sản thì tài sản còn lại của con nợ chỉ thanh toán cho các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ (chính là chủ nợ gửi giấy đòi nợ đúng hạn) trên nguyên tắc công bằng, hợp lý và không ưu tiên cho bất kỳ chủ nợ nào Chủ nợ và Con nợ (DN/HTX) + Cơ quan giải quyết: TAND phá sản: thủ tục tố tụng giải thể: thủ tục dân sự * Thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục tố tụng đặc biệt Tố tụng đặc biệt: khác so với các thủ tục giải quyết các vụ án khác (hình sự, dân sự, hành chính…) 2 Phân loại phá sản (tham khảo) II Khái quát về pháp luật phá sản 1 Khái niệm và nội dung của PL phá sản (tham khảo GT) 2 Vai trò của PL phá sản a PL phá sản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ ???CM/Tại sao nói: “PL phá sản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ” - PLPS quy định các chủ nợ (gồm chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm 1 phần) có quyền nộp đơn lên TAND để yêu cầu tòa án mở thủ tục giải quyết ps đối với dn/htx - PLPS quy định các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ (chủ nợ gửi giấy đòi nợ đúng hạn) có quyền tham gia hội nghị chủ nợ để thảo luận và quyết định về việc áp dụng hoặc không áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh cho dn/htx - PLPS quy định các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ có quyền giám sát quá trình giải quyết phá sản đối với dn/htx - PLPS quy định các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ có quyền được thanh toán nợ công bằng khi dn/htx bị TAND tuyên bố phá sản b PLPS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động - PLPS quy định người lao động trong dn/htx có quyền nộp đơn lên TAND để yêu cầu tòa án mở thủ tục giải quyết ps đối với dn/htx - PLPS quy định người lao động có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ để thảo luận quyết định về việc áp dụng hoặc không áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh cho dn/htx - PLPS quy định người lao động có quyền giám sát quá trình giải quyết ps đối với dn/htx - Khi dn/htx bị TAND tuyên bố phá sản, việc phân chia tài sản của dn/htx sau khi phá sản được thực hiện theo thứ tự, trong đó việc thanh toán các khoản nợ lương, BHXH, BHYT cho người lao động được ưu tiên thanh toán ở thứ tự thứ 2, chỉ sau chi phí phá sản c PLPS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính con nợ (doanh nghiệp/hợp tác xã bị phá sản) - PLPS quy định về thủ tục phục hồi kinh doanh để tạo điều kiện cho DN/HTX có thể phục hồi được khả năng thanh toán không dẫn tới bị tuyên bố phá sản - PLPS quy định về thủ tục đòi nợ tập thể để bảo đảm sự an toàn cho chính con nợ, cho những người quản lý điều hành dn/htx - Khi dn/HTX không thể phục hồi khả năng thanh toán thì được giải quyết phá sản theo quy định pháp luật một cách nhanh chóng, hiệu quả, an toàn d PLPS góp phần tạo động lực cạnh tranh, cơ cấu lại nền kinh tế (tự học GT) III Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã 1 Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản a Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TAND tỉnh Hòa Bình đang giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa giữa CTCP Hải Hà và HTX Sơn Hà thì phát hiện ra CTCP Hải Hà mất khả năng thanh toán Do đó, nhân tiệc thì TAND tỉnh Hòa Bình ra quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản đối với CTCP Hải Hà KHÔNG! TAND có nghĩa vụ thông báo điều này đến các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để những người đó nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Thông báo này phải lập thành văn bản * Những chủ thể có QUYỀN NỘP ĐƠN yêu cầu mở thủ tục phá sản: - Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm 1 phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở ttps khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn thanh toán mà dn/htx không thực hiện nghĩa vụ thanh toán + Ông A cho CTCP Bình Minh vay 5 tỷ đồng CTCP Bình Minh thế chấp cho ông A bằng căn hộ chung cư thuộc quyền sở hữu của công ty được định giá là 6 tỷ đồng →Ông A là chủ nợ có đảm bảo nên ông A không có quyền nộp đơn yêu cầu mở ttps + Ông A cho CTCP Bình Minh vay 5 tỷ đồng CTCP Bình Minh thế chấp cho ông A bằng căn hộ chung cư thuộc quyền sở hữu của công ty được định giá là 4,5 tỷ đồng →Ông A là chủ nợ có đảm bảo 1 phần nên ông A có quyền nộp đơn yêu cầu mở ttps + Ông A cho CTCP Bình Minh vay 5 tỷ đồng và CTCP Bình Minh không bảo đảm cho khoản vay này bằng bất kì tài sản nào →Ông A là chủ nợ không có đảm bảo nên ông A có quyền nộp đơn yêu cầu mở ttps VD:Tại thời điểm ngày 10/5/2022 CTCP Hoàng Hà ký hợp đồng mua 5 tấn cà phê của HTX Tây Nguyên với giá thỏa thuận là 5 tỷ đồng và thời hạn thanh toán là ngày 15/2/2022 Số tiền 5 tỷ đồng này không được bảo đảm bằng bất kỳ tài sản nào Thời điểm hiện tại là ngày 10/5/2022 mà CTCP Hoàng HÀ vẫn chưa thanh toán số tiền trên cho HTX Tây Nguyên HTX Tây Nguyên có được nộp đơn yêu cầu mở ttps đối với CTCP Hoàng Hà không? KHÔNG! - Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở ttps khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn phải thanh toán lương và các khoản nợ khác cho người lao động mà dn/htx không thanh toán VD: CTCP Hoàng Hà ký hợp đồng lao động với anh Bình, theo đó anh Bình là công nhân của CTCP Hoàng Hà với mức lương thỏa thuận là 10trđ/ tháng Theo thỏa thuận trong hợp đồng thì CTCP Hoàng Hà phải thanh toán lương cho anh Bình theo tháng và mỗi tháng phải thanh toán lương của tháng liền trước vào ngày từ 5- 10 của tháng dương lịch Thời điểm hiện tại là 15/11/2022 mà CTCP Hoàng Hà vẫn chưa thanh toán lương tháng 7/2022 cho anh Bình →CTCP Hoàng Hà mất khả năng thanh toán Anh Bình có thể nộp đơn yêu cầu mở ttps vào ngày 11/11/2022 - Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở ttps khi CTCP mất khả năng thanh toán - Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở ttps khi CTCP mất khả năng thanh toán nếu điều lệ công ty quy định VD: CTCP Hoàng Hà mất khả năng thanh toán vào ngày 10/10/2022 Ông Bình là cổ đông sở hữu 20% số cổ phần phổ thông của công ty trong thời hạn liên tục từ 1/1/2021 đến nay (15/10/2022) Xác định thời điểm ông Bình có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP Hoàng Hà 11/10/2022 - Thành viên HTX hoặc người đại diện theo PL của HTX thành viên của Liên hiệp HTX có quyền nộp đơn yêu cầu mở ttps khi HTX, LHHTX mất khả năng thanh toán + HTX: thành viên của HTX có quyền nộp đơn + Liên hiệp HTX: Người đại diện theo PL của HTX thành viên (là chủ tịch HĐQT của HTX) VD: HTX Bình Minh có 10 thành viên trong đó ông Minh được bầu làm chủ tịch HĐQT Bên cạnh đó HTX Bình Minh còn là thành viên của Liên hiệp HTX Đại Đồng Ai có quyền nộp đơn… đối với HTX Bình Minh? 10 thành viên của HTX Ai có quyền nộp đơn… đối với Liên hiệp HTX Đại Đồng? ông Minh và chủ tịch HĐQT của các HTX khác mà là thành viên của Liên hiệp HTX Đại Đồng * Những chủ thể có NGHĨA VỤ NỘP ĐƠN yêu cầu mở thủ tục phá sản: - Người đại diện pháp luật hợp tác xã mất khả năng thanh toán - Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị của CTCP, Chủ tịch hội đồng thành viên của CTTNHH của công ty từ 2 thành viên trở lên, chủ sở hữu của CTTNHH 1 thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh b, Thụ lý đơn yêu cầu phá sản ● Thẩm quyền giải quyết phá sản của TAND cấp tỉnh - Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với DN, HTX đăng kí kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc 1 trong các trường hợp sau: + Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài + DN, HTX mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau + DN, HTX mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau VD: CTCP Bình Minh đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch và đầu tư thành phố HN có nhiều chi nhánh, văn phòng tại các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa và có văn phòng đại diện tại thành phố Thái Bình, có bất động sản tại các trụ sở và chi nhánh trên, có sử dụng công nghệ sản xuất do công ty Hana có trụ sở tại NB đầu tư và bị mất khả năng thanh toán ● Thẩm quyền giải quyết phá sản của TAND cấp huyện - Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với DN, HTX có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của tỉnh đó và không thuộc các trường hợp thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh VD: HTX Nông nghiệp quận Bắc Từ Liêm do các thành viên là người dân của quận thành lập, HTX bị mất khả năng thanh toán nên đăng kí phá sản chỉ hoạt động, có tài sản và bất động sản trong phạm vi quận BTL Note: Những hoạt động bị cấm đối với DN, HTX kể từ khi có quyết định mở thủ tục phá sản của TAND - Cất giấu, tẩu tán, tặng, cho tài sản - Từ bỏ quyền đòi nợ - Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc nợ có bảo đảm 1 phần bằng tài sản của DN, HTX (nợ có bảo đảm thì sẽ được thanh toán sau cùng, không được thanh toán theo thủ tục phá sản của công ty - thanh toán bằng tài sản bị phát mãi) - Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm + Phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản VD: sau khi đăng ký phá sản, DN vẫn hoạt động, DN vẫn có thể đi vay DN được vay sau khi mở thủ tục phá sản thì có thể giúp DN có khả năng thanh toán, nguy hiểm hơn, vì thế mà người cho vay sau có rủi ro cao hơn + Trả lương cho người lao động trong DN, HTX (trước khi thanh toán phải thông báo với quản tài viên - quản lý tài sản của DN, HTX) 2 Hội nghị chủ nợ - Thành phần tham gia: + Người lao động + Người bảo lãnh cho DN, HTX + Người trong nghĩa vụ tham gia - Người có nghĩa vụ tham gia + Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản + Đại diện theo pháp luật của DN/HTX mất khả năng thanh toán ● Các nghị quyết của hội nghị chủ nợ - Ra nghị quyết đề nghị phục hồi kinh doanh cho DN, HTX - Đề nghị toà án nhân dân tuyên bố phá sản DN, HTX - Đề nghị TAND đình chỉ giải quyết thủ tục phá sản đối với DN, HTX 3, Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh a, Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh VD: Trong quá trình giải quyết phá sản, mọi doanh nghiệp đều được thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh (SAI) - Hội nghị chủ nợ ra nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh - DN, HTX mất khả năng thanh toán có phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và được Hội nghị chủ nợ thông qua - Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh b, Thời hạn áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh - Được ghi trong nghị quyết của Hội nghị chủ nợ khi thông qua phương án phục hồi kinh doanh - Trong trường hợp không nói rõ thời hạn tối đa áp dụng là 3 năm kể từ ngày hội nghị chủ nợ ra nghị quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh 4, Tuyên bố phá sản DN/HTX (đọc giáo trình) 5, Thi hành quyết định tuyên bố phá sản DN, HTX ● Thứ tự thanh toán các khoản nợ a, Chi phí phá sản - Án phí - Chi phí thuê cơ quan định giá TS, quản tài viên, cơ quan tổ chức đánh giá tài sản b, Thanh toán khoản nợ lương, BHXH, BHYT, trợ cấp thôi việc cho nhân công theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động cụ thể c, Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh d, Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm trả cho các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm nhưng chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn khoản nợ (có bảo đảm 1 phần - thanh toán phần chênh lệch không có bảo đảm) IV, Thủ tục phá sản đối với các tổ chức tín dụng 1, Dấu hiệu phá sản của tổ chức tín dụng - Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân - Dấu hiệu phá sản của tổ chức tín dụng + Mất khả năng thanh toán + Sau khi NHNN (NHNN Việt Nam không phải tổ chức tín dụng, không phải đối tượng phá sản) có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc chấm dứt áp dụng/ không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán + Bị toà án nhân dân tuyên bố phá sản 2, Chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản - Chủ thể có quyền nộp đơn (giống phần chung) - Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản + Chính tổ chức tín dụng đó + Ngân hàng nhà nước Việt Nam 3, Thứ tự phân chia tài sản khi TCTD bị phá sản a, Chi phí phá sản - Án phí - Chi phí thuê cơ quan định giá TS, quản tài viên, cơ quan tổ chức đánh giá tài sản b, Thanh toán khoản nợ lương, BHXH, BHYT, trợ cấp thôi việc cho nhân công theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động cụ thể c, Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng đó d, Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm trả cho các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm nhưng chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn khoản nợ (có bảo đảm 1 phần - thanh toán phần chênh lệch không có bảo đảm)