1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận học phần triết học mác – lênin tai nạn giao thông ở thành phố hồ chí minh – tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tai Nạn Giao Thông Ở Thành Phố Hồ Chí Minh – Tiếp Cận Từ Góc Độ Duy Vật Biện Chứng
Tác giả Tăng Mỹ Nga
Trường học Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội (CS II-TP.HCM)
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 441,25 KB

Nội dung

Nhìn chung, nhận thức, cải tạo sự vật, hiện tượng, phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của nó.. Nguyên tắc toàn diện

Trang 1

Tiểu luận học phần triết học Mác – Lênin

TAI NẠN GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – TIẾP CẬN TỪ

Trang 2

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

- Về hình thức:

- Mở đầu:

- Nội dung:

- Kết luận:

Tổng:

Cán bộ chấm thi 1

(Kí và ghi rõ họ tên)

Cán bộ chấm thi 2

(Kí và ghi rõ họ tên)

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TRONG CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 2

1.1 Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng 2

1.1.1 Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan 2

1.1.2 Nguyên tắc toàn diện 3

1.1.3 Nguyên tắc phát triển 3

1.1.4 Nguyên tắc lịch sử - cụ thể 4

1.2 Tiếp cận vấn đề tai nạn giao thông từ góc độ duy vật biện chứng 4

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tai nạn giao thông 4

a Khái niệm 4

b Đặc điểm của tai nạn giao thông 5

1.2.2 Nguyên nhân của tai nạn giao thông 7

1.2.3 Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đến đời sống xã hội 7

Chương 2: TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 9

2.1 Đặc điểm của tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh 9

2.2 Nguyên nhân tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh 9

2.3 Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đến đời sống xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh 12

Chương 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 15

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Xã hội đang ngày càng phát triển đi lên với những thành tựu đáng kế Mỗi năm trôi qua, đất nước lại phát triển lên một tầm cao mới Đời sống của người dân cũng trở nên tốt hơn Không chỉ chất lượng ăn, ngủ được cải thiện qua từng năm mà việc

đi lại cũng được cải thiện rất nhiều Nếu như trước đây người ta chủ yếu di chuyển bằng xe đạp, xe kéo thì giờ đây chúng ta ít thấy xe đạp chạy trên đường phố thay vào

đó là những chiếc xe gắn máy, xe ô tô Tuy nhiên, cũng chính vì sự phát triển của các phương tiện giao thông đã làm cho tình trạng an toàn giao thông ngày càng trở nên tồi tệ hơn Cụm từ “an toàn giao thông” chúng ta thường nghe đến có nghĩa là gì? Đó

là thuật ngữ chỉ những hành vi ứng xử có văn hóa của con người khi tham gia giao thông, bao gồm việc tuân thủ luật giao thông và ý thức tự giác khi tham gia giao thông An toàn giao thông còn là sự an toàn của người tham gia giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không và là hành vi tốt để chấp hành luật giao thông khi đi đường Nhưng mà với guồng quay của cuộc sống thì dường như mọi người đều không nhận thức được tầm quan trọng của sự an toàn khi tham gia giao thông Điều này đã làm cho cuộc sống của người dân luôn bị đe dọa từng phút khi bước ra đường tham gia giao thông Tai nạn giao thông đã lấy đi biết bao nước mắt cùng tính mạng của hàng vạn người dân Nó đã trở thành một vấn đề hết sức bức xúc, gây rất nhiều thiệt hại cho người dân, bên cạnh đó là còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế nước nhà đang trong quá trình hội nhập và phát triển Với sức ảnh hưởng lớn của tai nạn giao thông, một câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do đâu? Làm sao để có thể khắc phục được tình trạng tai nạn giao thông? Nhà nước phải có những biện pháp ra sao và mọi người dân phải có ý thức như thế nào để giảm bớt được những vụ tai nạn giao thông?

Với những lý do trên, em xin chọn đề tài “Tai nạn giao thông ở thành phố hồ chí minh – tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng” để làm bài tiểu luận kết thức học phần môn Triết học Mác – Lenin

Trang 5

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TRONG CHỦ NGHĨA DUY VẬT

BIỆN CHỨNG 1.1 Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.1.1 Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ

quan

Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác - Lênin, rút ra nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối,

kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền

đề vật chất hiện có Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu không

sẽ gây ra những hậu quả tai hại khôn lường Nhận thức sự vật, hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó không có Nhìn chung, nhận thức, cải tạo sự vật, hiện tượng, phải xuất phát

từ chính bản thân sự vật, hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của nó Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan

Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo; phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời, phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, nhất

là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa hiện nay; coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học

Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan, còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, phải

Trang 6

biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; phải có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi trong nhận thức và hành động của mình

1.1.2 Nguyên tắc toàn diện

Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức

và thực tiễn sau: Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong chỉnh thể thống nhất của “tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác”1 Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh,

kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến).2

1.1.3 Nguyên tắc phát triển

Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tự giác tuân

1 V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.29, tr.239

2 GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN, tr.90

Trang 7

thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ Nguyên tắc này yêu cầu: Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động” ( ), trong sự biến đổi của nó”3 4

1.1.4 Nguyên tắc lịch sử - cụ thể

Cần phải xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng luôn trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh không gian, thời gian cụ thể để thấy được từng mối liên hệ, từng vai trò, vị trí của các mối liên hệ đó để chúng ta có những biện pháp cụ thể, không sử dụng biện pháp chung chung để áp dụng cho tất cả đối tượng Tùy vào từng đối tượng sẽ có những chức năng, vai trò và vị trí khác nhau để

sử dụng những phương pháp phù hợp nhất Khi vận dụng nguyên tắc lịch sử - cụ thể cần phải chống lại những giáo điều, những quan điểm ngụy biện mà đồng nhất các

sự vật, hiện tượng lại với nhau

1.2 Tiếp cận vấn đề tai nạn giao thông từ góc độ duy vật biện chứng

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tai nạn giao thông

a Khái niệm

Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao

3 V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.42, tr.364

4 GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN, tr.93

Trang 8

thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi

là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản

Tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 97) quy định về khái niệm tai nạn giao thông: Cụ thể tại tiểu mục 1901 mục 19 – Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97, quy định: “Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi

là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản

Ngoài ra Bộ Y tế cũng xây dựng khái niệm tai nạn giao thông như sau: “Tai nạn giao thông là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe”5

b Đặc điểm của tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, trong năm 2021, toàn quốc xảy ra 124 vụ ùn, tắc giao thông kéo dài trên các quốc lộ Lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý 2,88 triệu trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường

bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền trên 2.808 tỷ đồng, tước 248,6 nghìn giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 460 nghìn phương tiện các

5 https://luatminhkhue.vn/tai-nan-giao-thong-la-gi -khai-niem-ve-tai-nan-giao-thong.aspx

Trang 9

loại So với năm 2020, xử lý giảm 796,6 nghìn trường hợp (21,64%), tiền phạt giảm 478,5 tỷ đồng (14,56%)

Trong đó, trên đường bộ, lực lượng chức năng xử lý 2,77 triệu trường hợp, phạt tiền 2.704,5 tỷ đồng Trong số này, có 161,3 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm 5,81%); 1.802 trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy (chiếm 0,06%); gần 35,6 nghìn trường hợp chở hàng quá tải (chiếm 1,28%); 9,9 nghìn trường hợp vi phạm quy định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện (chiếm 0,36); hơn 83,4 nghìn trường hợp vi phạm làn đường, phần đường (chiếm 3,01%); 252,9 nghìn trường hợp chạy quá tốc độ quy định (chiếm 9,11%) Trên đường sắt, lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý 8.075 trường hợp, phạt tiền gần 4,1 tỷ đồng; trên đường thủy xử lý hơn 100,5 nghìn trường hợp, phạt tiền 100 tỷ đồng

Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm về nồng độ cồn cao như Thành phố

Hồ Chí Minh 26,8 nghìn trường hợp, Tây Ninh 8,7 nghìn trường hợp, Hà Nội 8,6 nghìn trường hợp, Phú Thọ 6,2 nghìn trường hợp, Cà Mau gần 7,5 nghìn trường hợp, Bình Dương 5,9 nghìn trường hợp Các địa phương có kết quả xử lý lái xe dương tính với ma túy cao là Nghệ An 332 trường hợp, Bình Dương 147 trường hợp, Tây Ninh 134 trường hợp

Đã xảy ra 44 vụ chống lại người thi hành công vụ, làm 9 đồng chí bị thương, lực lượng Cảnh sát giao thông đã trực tiếp, phối hợp bắt giữ 45 đối tượng bàn giao

cơ quan chức năng xử lý theo quy định Trong đó, riêng tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19 xảy ra 7 vụ

Cảnh sát giao thông đã phát hiện 537 vụ, bắt giữ 3.681 đối tượng có hành vi điều khiển xe chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, bốc đầu, có dấu hiệu đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng; tạm giữ 3.110 phương tiện Trong đó, đã khởi tố 11

vụ, 75 đối tượng.6

Tai nạn giao thông là một vấn đề bức xúc trên toàn xã hội hiện nay Nó đã cướp

đi sinh mạng của biết bao nhiêu người, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống

6

https://baotintuc.vn/thoi-su/tai-nan-giao-thong-nam-2021-giam-sau-ca-ba-tieu-chi-20220106105202332.htm

Trang 10

mỗi người và ảnh hưởng đến toàn xã hội Vậy nguyên nhân của tai nạn giao thông là

do đâu?

1.2.2 Nguyên nhân của tai nạn giao thông

Mọi việc diễn biến tốt hay xấu thì đều có những nguyên nhân nhất định Vậy những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là xuất phát từ đâu? Nói đến nguyên nhân tai nạn giao thông, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, nhưng tóm lại là phần lớn nguyên nhân là do:

Thứ nhất, nguyên nhân phải nhắc đến đầu tiên là những kết cấu hạ tầng giao thông như chất lượng các công trình hạ tầng giao thông ngày càng xuống cấp Tại sao chất lượng lại xuống cấp như vậy? Lý do là vì quá tải, hai là do chất lượng kỹ thuật còn kém, và một phần nữa là do chắp vá trong quá trình bảo dưỡng, nâng cấp còn chưa đảm bảo Ngoài ra, việc bố trí biển báo giao thông không đúng quy cách còn dẫn đến những tai nạn không đáng có khi tham gia giao thông Và vì chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông không đạt tiêu chuẩn an toàn cũng khiến tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng Không khó để nhận thấy hiện nay, tai nạn gaio thông liên quan đến chất lượng phương tiện ngày càng xảy ra phổ biến Một nguyên nhân khác dẫn đến tai nạn giao thông là do người dân khi tham gia giao thông Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chưa chấp hành nghiêm túc các quy định

về trật tự an toàn giao thông, ý thức chấp hành luật giao thông vẫn chưa tốt lắm Vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, chạy lấn phần đường là những việc bình thường trong văn hóa giao thông Ngay cả người điều khiển xe máy cũng không có khái niệm nhường đường, kể cả cho người đi bộ Bên cạnh đó, công tác quản lý lái xe của một

số doanh nghiệp kinh doanh giao thông còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả, lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực quản lý đường bộ còn yếu Ngoài ra, còn có những nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn thương tâm, không đáng có là do yếu tố thời tiết như bão, lũ, là những nguyên nhân không mong muốn xảy ra

1.2.3 Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đến đời sống xã hội

Trang 11

Tai nạn giao thông đang là nỗi ám ảnh đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của con người Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đối với đời sống xã hội là rất nặng nề, không chỉ gây thiệt hại to lớn về tính mạng, sức khỏe cho người bị tai nạn mà còn để lại hậu quả rất nặng nề cho gia đình họ, người bị nạn và xã hội đang trong thời kì phát triển

Tai nạn giao thông khốc liệt đã cướp đi nhiều sinh mạng, nhiều gia đình mất cha, mất mẹ, vợ mất, chồng mất, đàn ông phải chịu cảnh gà trống nuôi con Không những vậy, hậu quả mang đến còn là tình trạng đói nghèo bởi số người bị tai nạn là những thanh niên, những người trụ cột trong gia đình Người gặp nạn nếu may mắn sống sót thì cũng có khi trở thành gánh nặng trong gia đình Đối với những nạn nhân của tai nạn giao thông, không chỉ là nỗi đau về thể xác của người bị nạn mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình họ và những người thân xung quanh cả về tinh thần, trí lực, gây tổn thất cho xã hội về vật chất Những thiệt hại của tai nạn giao thông là những con số tổn thất lớn về mặt kinh tế xã hội làm cho nền kinh tế gặp những khó khăn Tai nạn giao thông làm cản trở đi sự hợp tác kinh tế giữa các nước, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa, làm chậm đi hoạt động kinh tế, từ đó dẫn đến quá trình tăng trưởng kinh tế cũng chậm lại

Tai nạn giao thông không chỉ gây thiệt hại về người, về tài sản mà còn gây thiệt hại về tinh thần, khiến người dân sợ hãi mỗi khi ra đường và chính vì lẽ đó nó đã trở thành vấn đề bức xúc cần giải quyết của toàn xã hội Hậu quả của tai nạn giao thông thật sự rất nghiêm trọng, không chỉ gây tổn thương cho bản thân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình và nhất là gây ảnh hưởng đến toàn xã hội

Trang 12

Chương 2 TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Đặc điểm của tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông TPHCM, trong năm 2021, tai nạn giao thông được kéo giảm trên cả ba mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương

Cụ thể, trong năm qua trên địa bàn TPHCM xảy ra 1.784 vụ tai nạn giao thông, làm chết 477 người, 1.042 người bị thương So với cùng kỳ 2020, giảm 1.146 vụ (-39,1%); giảm 70 người chết (-12,8%) và giảm 993 người bị thương (-8,8%)

Ngoài các nguyên nhân chủ quan, tai nạn giao thông ở TPHCM giảm còn có nguyên nhân khách quan do dịch bệnh COVID-19 thành phố thực hiện giãn cách xã hội hơn 4 tháng, người dân hạn chế ra đường nên lưu lượng phương tiện lưu thông giảm

Cũng theo Ban An toàn giao thông TPHCM, hiện trên địa bàn thành phố có 19 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông, 4 điểm đen tai nạn giao thông Năm 2022, TPHCM đặt mục tiêu kéo giảm từ 5 - 10% các chỉ tiêu về tai nạn giao thông so với năm 2021.7

2.2 Nguyên nhân tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn nó sẽ xảy ra Tuy nhiên, khi chúng ta tham gia giao thông vẫn xảy ra tình trạng tai nạn giao thông Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông có thể kể đến như: Đối với người tham gia giao thông, ý thức chấp hành luật giao thông còn thấp Một số vụ tai nạn giao thông điển hình xảy ra trong giao thông như: nhiều phương tiện đi không đúng làn đường dành cho từng loại xe, lấn tuyến, phóng nhanh, chuyển hướng đột ngột mà không có tín hiệu Lái xe với tốc độ cao không chú ý quan sát, phân tán tư tưởng vào việc khác Ngoài ra, người dân thường có thói quen chiếm dụng vỉa hè, lòng lề đường để kinh doanh, buôn bán, v.v từ đó dẫn đến tầm nhìn của người điều khiển phương tiện bị hạn chế cũng là một nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông Đặc biệt, một số người

7 996084.ldo

Ngày đăng: 17/03/2024, 20:59

w