1.Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam 1.1. Đối tượng điều chỉnh Khái niệm: Là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước được quy phạm pháp luật hành chính tác động đến. Các nhóm quan hệ xã hội do Luật hành chính điều chỉnh: Những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đây là nhóm lớn nhất, cơ bản nhất và do đó, quan trọng nhất. Những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. Những quan hệ hành chính phát sinh trong hoạt động của các cơ quan kiểm toán nhà nước, HĐND các cấp, TAND các cấp và VKSND các cấp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước. Những quan hệ xã hội phát sinh trong qua trình tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện những hoạt động có tính chất quản lý nhà nước. 1.2. Phương pháp điều chỉnh Khái niệm: Là cách thức nhà nước sử dụng để tác động vào các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính, được thể hiện thông qua cách thức tác động của các quy phạm pháp luật hành chính. Các phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính: Phương pháp quyền uy, phục tùng: là phương pháp cơ bản, xuyên suốt của ngành luật hành chính, được quyết định từ đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính. + Nội dung của phương pháp: là sự tác động mang tính đơn phương của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đich quản lý nhà nước. + Đặc trưng của phương pháp: xác nhận sự bất bình đẵng giữa các bên trong quan hệ hành chính: ⸰ Một bên có quyền đề ra yêu cầu, kiến nghị, bên kia có quyền xem xét, quyết định. ⸰ Các bên đều có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật, nhưng bên này quyết định một vấn đề gì phải được sự đồng ý của phía bên kia. ⸰ Một bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để ban hành các quyết định quản lý có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với phía bên kia; có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Phương pháp thỏa thuận, bình đẳng: là phương pháp bỗ trợ, không chủ yếu, được áp dụng trong một số trường hợp nhất định.
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH 1 Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam 1.1 Đối tượng điều chỉnh * Khái niệm: Là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước được quy phạm pháp luật hành chính tác động đến * Các nhóm quan hệ xã hội do Luật hành chính điều chỉnh: - Những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước - đây là nhóm lớn nhất, cơ bản nhất và do đó, quan trọng nhất - Những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội - Những quan hệ hành chính phát sinh trong hoạt động của các cơ quan kiểm toán nhà nước, HĐND các cấp, TAND các cấp và VKSND các cấp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước - Những quan hệ xã hội phát sinh trong qua trình tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện những hoạt động có tính chất quản lý nhà nước 1.2 Phương pháp điều chỉnh * Khái niệm: Là cách thức nhà nước sử dụng để tác động vào các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính, được thể hiện thông qua cách thức tác động của các quy phạm pháp luật hành chính * Các phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính: - Phương pháp quyền uy, phục tùng: là phương pháp cơ bản, xuyên suốt của ngành luật hành chính, được quyết định từ đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính + Nội dung của phương pháp: là sự tác động mang tính đơn phương của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đich quản lý nhà nước + Đặc trưng của phương pháp: xác nhận sự bất bình đẵng giữa các bên trong quan hệ hành chính: Một bên có quyền đề ra yêu cầu, kiến nghị, bên kia có quyền xem xét, quyết định Các bên đều có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật, nhưng bên này quyết định một vấn đề gì phải được sự đồng ý của phía bên kia Một bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để ban hành các quyết định quản lý có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với phía bên kia; có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế - Phương pháp thỏa thuận, bình đẳng: là phương pháp bỗ trợ, không chủ yếu, được áp dụng trong một số trường hợp nhất định 2 Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước (theo nghĩa hẹp) - Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp (Còn được gọi là quản lý hành chính nhà nước/ hoạt động hành chính nhà nước/ hoạt động chấp hành – điều hành nhà nước) + Định nghĩa: Là một hình thức của quản lý nhà nước theo nghĩa rộng, được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi cơ quan hành chính nhà nước nhằm triển khai và thực hiện trên thực tế các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực cùng cấp để chỉ đạo, điều hành trực tiếp, thường xuyên các lĩnh vực đời sống xã hội + Nội dung: Quản lý NN theo nghĩa hẹp có nội dung là chấp hành các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực cùng cấp để điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội + Nhiệm vụ: triển khai, tổ chức thi hành pháp luật trên thực tế, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước trên các lĩnh vực + Chủ thể: Chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, ngoài ra có thể có các chủ thể khác theo quy định pháp luật nhưng không phải chủ thể cơ bản - Đặc trưng của quản lý nhà nước (theo nghĩa hẹp): • Tính chấp hành – điều hành • Tính chủ động, sáng tạo cao • Tính dưới luật • Tính chính trị • Được bảo đảm về phương diện tổ chức, bộ máy • Được bảo đảm về phương diện cơ sở vật chất • Tính chuyên nghiệp • Tính liên tục 3 Khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính - Quy phạm pháp luật hành chính là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ quản lý nhà nước, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn cuộc sống - Những đặc điểm chung của quy phạm pháp luật hành chính: + Là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung + Có hiệu lực áp dụng nhiều lần trong thực tiễn cuộc sống + Được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện - Đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật hành chính: + Quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ quản lý nhà nước + Quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật + Quy phạm pháp luật hành chính có tính linh hoạt cao (dễ bị thay đổi) 4 Khái niệm, đặc điểm nguồn của Luật Hành chính Việt Nam * Khái niệm nguồn của Luật Hành chính: - Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam là những văn bản có chứa quy phạm pháp luật hành chính (hoặc nguồn của Luật Hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật có chứa quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước) * Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam có những đặc điểm sau: - Một là, nguồn của Luật Hành chính Việt Nam là những văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính, tức là chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ quản lý nhà nước - Hai là, nguồn của Luật Hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành, gồm cơ quan nhà nước ở Trung ương cũng như địa phương, chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước các cấp - Ba là, nguồn của Luật Hành chính có số lượng lớn, đa dạng về loại văn bản và về hiệu lực pháp lý vì chúng tác động lên các đối tượng rất đa dạng, điều chỉnh các quan hệ quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ở tất cả các ngành, các cấp 5 Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính Nêu một quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ chủ thể quan hệ, sự kiện pháp lý hành chính làm phát sinh quan hệ đó * Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính - Quan hệ pháp luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước giữa các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau, được quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh * Đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính - Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước - Thứ hai, trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng có chủ thể có quyền sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để ban hành các quyết định quản lý nhà nước mang hiệu lực bắt buộc thi hành đối với phía bên kia Chủ thể này trong Khoa học luật hành chính gọi là “chủ thể bắt buộc” - Thứ ba, quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hay đề nghị của bất cứ bên nào - Thứ tư, tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính (tức giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý) được giải quyết theo thủ tục hành chính hoặc tố tụng hành chính - Thứ năm, bên vi phạm những yêu cầu của quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, mà đại diện là cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền * Ví dụ: Công dân уêu cầu êu cầu cấp giấуêu cầu chứng nhận quуêu cầu ền ѕử dụng ử dụng đất phải gửi đơn cho Ủу ban nуêu cầu ban nhân dân huуêu cầu ện (quan hệ thủ tục) 6 Trình bày nội dung nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý nhà nước - Cơ sở pháp lý: được quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013 - Nội dung sự lãnh đạo của Đảng mà Luật Hành chính cần thể chế hóa thành nguyên tắc pháp lý, gồm: + Thể chế hóa quan điểm của Đảng về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (tổ chức Chính phủ, tổ chức Ủу ban ny ban nhân dân, tổ chức các Bộ, cơ quan ngang Bộ); + Thể chể hóa quan điểm của Đảng về công tác cán bộ (quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, quản lý cán bộ, công chức,…); + Thể chế hóa quan điểm của Đảng về mục đích, yêu cầu, cơ chế quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, hoạt động đối ngoại, ; + Thể chế hóa quan điểm của Đảng về cơ chế kiểm tra của cơ quan Đảng đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (chế độ báo cáo công tác của Ủу ban ny ban nhân dân trước cấp ủy Đảng và chế độ kỷ luật Đảng trong cơ quan hành chính); + Thể chế hóa yêu cầu về sự gương mẫu và về trách nhiệm của đảng viên và tổ chức Đảng trong bộ máy hành chính nhà nước 7 Trình bày nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước - Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định; - Nội dung: + Khái niệm tập trung – dân chủ: + Để bảo đảm thực hiện các yêu cầu của tập trung dân chủ, các quy phạm pháp luật hành chính phải quy định rõ cơ chế pháp lý bảo đảm các yêu cầu sau: Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan quyền lực nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước (Quốc hội đối với Chính phủ, Hội đồng nhân dân đối với Ủу ban ny ban nhân dân) Thứ hai, bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan hành chính cấp trên đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới (Chính phủ đối với Ủу ban ny ban nhân dân) Thứ ba, bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan thẩm quyền chung đối với cơ quan thẩm quyền riêng (Chính phủ đối với Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Ủу ban ny ban nhân dân đối với sở, phòng, ban chuyên môn) Thứ tư, bảo đảm sự lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước đối với nhân viên cấp dưới (giám đốc đối sở với các trưởng phòng và công chức dưới quyền) Thứ năm, bảo đảm chế độ thảo luận tập thể, quyết định theo đa số (ban hành văn bản của Chính phủ, của Ủу ban ny ban nhân dân) Thứ sáu, bảo đảm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị (thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm cá nhân và chịu trách nhiệm về các sai phạm của cơ quan và cấp dưới) Thứ bảy, phân quyền, phân công, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn một cách hợp lý 8 Phân biệt các khái niệm: Ngành Luật Hành chính, Khoa học Luật Hành chính, Môn học Luật Hành chính 8.1 Ngành Luật Hành chính * Khái niệm: Hệ thống ngành luật hành chính là tổng thể quy phạm pháp luật hành chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định Có thể hệ thống ngành luật hành chính theo các trật tự sau: - Hệ thống ngành luật hành chính theo nội dung điều chỉnh + Phần chung: bao gồm các chế định pháp luật điều chỉnh các nội dung cơ bản, cơ sở, có vai trò chi phối các nội dung cụ thể khác của ngành luật hành chính Bao gồm các chế định điều chỉnh các nội dung sau: Các nguyên tắc hoạt động hành chính Địa vị pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước Chế độ phục vụ, công vụ nhà nước Địa vị pháp lý của tổ chức xã hội, cá nhân Hình thức và phương pháp hoạt động hành chính nhà nước Trách nhiệm hành chính Thủ tục hành chính Các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính + Phần riêng: bao gồm pháp luật điều chỉnh hoạt động hành chính nhà nước trong các ngành, lĩnh vực… - Hệ thống ngành luật hành chính theo tính chất quy phạm: Nếu khái quát ngành luật hành chính theo tính chất quy phạm pháp luật thì ngành luật hành chính có thể được chia thành hai nhóm quy phạm: Quy phạm vật chất hành chính và quy phạm thủ tục thủ tục hành chính Quy phạm vật chất hành chính: Quy định nội dung của quyền, nghĩa vụ Quy phạm thủ tục hành chính: Quy định cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ 8.2 Khoa học Luật hành chính a Khái niệm: - Với tư các là một khoa học pháp lý, Khoa học Luật hành chính Việt Nam là tổng thể những tri thức được trình bày dưới dạng các phạm trù, khái niệm, luận điểm, quan điểm về ngành Luật Hành chính Việt Nam nói chung và các chế định, quy phạm của Luật hành chính nói riêng cùng với những vấn đề về thực tiễn áp dụng - Khoa học luật hành chính có đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu riêng b Đối tượng nghiên cứu - Khoa học luật hành chính có đối tượng nghiên cứu là Ngành luật hành chính Việt Nam Gồm hai nội dung lớn: + Thứ nhất là những hệ thống lý luận, pháp lý về ngành luật hành chính; + Thứ hai là thực trạng pháp luật hành chính - Có thể chia thành các nội dung nhỏ như sau: + Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước + Hệ thống quy phạm luật hành chính + Quan hệ pháp luật hành chính +Quy chế pháp lý của các chủ thể luật hành chính + Hình thức, phương pháp hoạt động hành chính + Các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính c Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hành chính có nền tảng từ phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh - Trên cơ sở nền tảng phương pháp luận đó, tùy vào nội dung nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau như: phương pháp nghiên cứu lịch sử, phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, so sánh, đối chiếu, điều tra xã hội học… để làm rõ vấn đề nghiên cứu, nội dung nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu d Nhiệm vụ của khoa học luật hành chính - Nhiệm vụ của khoa học luật hành chính Việt Nam là xây dựng và phát triển hệ thống lý luận khoa học về luật hành chính, xác định những thành công, hạn chế của pháp luật hành chính khi áp dụng vào thực tiễn, đề ra các giải pháp để hoàn thiện các chế định và quy phạm pháp luật hành chính cụ thể - Đề xuất các kiến nghị khoa học đổi mới tổ chức bộ máy hành chính - Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản của luật hành chính 8.3 Môn học luật hành chính a Khái niệm Môn học Luật hành chính - Môn học Luật Hành chính Việt Nam là hệ thống các kiến thức về Khoa học Luật Hành chính và Ngành Luật Hành chính được giảng dạy trong các cơ sở đào tạo theo các chương trình tương ứng với mục tiêu đào tạo của các cấp học b Nội dung của Môn học luật hành chính Việt Nam - Nội dung Môn học Luật hành chính gồm hai bộ phận là khối kiến thức lý luận của khoa học luật hành chính và kiến thức pháp luật thực định của ngành luật hành chính + Phần 1: Hệ thống lý luận cơ bản về Luật hành chính Môn học Luật hành chính cung cấp những kiến thức cơ bản được hình thành chủ yếu từ khoa học Luật hành chính Việt nam, đó là những vấn đề thuộc về lý luận, khái niệm, nguyên tắc, quan điểm, xu hướng của ngành luật hành chính, + Phần 2: Hệ thống Ngành luật hành chính Việt Nam Hệ thống ngành luật hành chính Việt Nam bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được nhiều chủ thể quản lý khác nhau ban hành, do đó tạo thành một hệ thống phức tạp Để tiếp cận dễ dàng, tùy vào mục tiêu đào tạo, hệ thống ngành luật hành chính được chia thành hai phần: phần chung và phần riêng 9 Khái niệm chủ thể Luật hành chính Phân biệt chủ thể Luật hành chính với chủ thể quan hệ pháp luật hành chính 9.1 Khái niệm chủ thể Luật Hành chính - Chủ thể pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức có những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý để tham gia vào quan hệ pháp luật và được pháp luật bảo đảm thực hiện Hiểu một cách khái quát thì chủ thể pháp luật là cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành các bên tham gia quan hệ pháp luật - Để trở thành chủ thể luật hành chính thì cá nhân hoặc hoặc tổ chức phải có năng lực pháp luật hành chính 9.2 Phân biệt chủ thể Luật Hành chính với chủ thể quan hệ pháp luật hành chính - Chủ thể quản lý có thể là chủ thể luật hành chính khi với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước hay cán bộ, công chức có thẩm quyền Chủ thể quản lý nhà nước là chủ thể luật hành chính nhưng không phải tất cả chủ thể luật hành chính đều là chủ thể quản lý nhà nước vì rất nhiều chủ thể luật hành chính không có thẩm quyền quản lý 10 Khái niệm, đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam * Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước - Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước * Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước - Các đặc điểm chung: + Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nước là một tổ chức nhà nước mang tính độc lập tương đối + Thứ hai, cơ quan hành chính nhà nước được thành lập theo quy định của pháp luật + Thứ ba, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật + Thứ tư, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về đối nội, đối ngoại của nhà nước - Các đặc điểm riêng của cơ quan HCNN: + Thứ nhất, cơ quan hành chính có chức năng được Hiến pháp và pháp luật quy định là quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội + Thứ hai, cơ quan hành chính có phạm vi đối tượng quản lý rất rộng lớn, đa dạng, phức tạp gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân + Thứ ba, hoạt động của cơ quan hành chính mang tính chất thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định + Thứ tư, tổng thể các cơ quan hành chính tạo thành một hệ thống phức tạp, nhiều về số lượng cơ quan và cán bộ, công chức so với các hệ thống các cơ quan nhà nước khác 11 Trình bày vị trí, tính chất pháp lý và chức năng của Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp 2013 Vì sao Điều 94 Hiến pháp 2013 quy định “Chính phủ thực hiện quyền hành pháp”? - Căn cứ Điều 94 Hiến pháp 2013 quy định Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.” - Điều 94 Hiến pháp 2013 quy định “Chính phủ thực hiện quyền hành pháp” nhằm vừa cụ thể hóa nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền XHCN, vừa chỉ rõ Chính phủ không chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội mà còn tạo cho Chính phủ có đầy đủ vị thế và thẩm quyền độc lập nhất định trong quan hệ với cơ quan thực hiện quyền lập pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp; bảo đảm việc thực hiện kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan này 12 Nêu các nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được quy định tại Hiến pháp 2013 Chính phủ ban hành các loại văn bản pháp luật nào để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình? - Nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản, chủ yếu của Chính phủ trong tất cả các lĩnh vực trước hết được quy định một cách khái quát trong Điều 96 Hiến pháp năm 2013: + Tổ chức thi hành các văn bản pháp luật nằm trong thẩm quyền; + Trình các dự án trước Quốc hội hoặc Ủу ban ny ban thường vụ Quốc hội; + Thống nhất quản lý về các mặt của đời sống xã hội; thi hành các lệnh và các biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân; + Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; tái quy định hoặc yêu cầu Ủу ban ny ban thường vụ Quốc hội tái quyết định về đơn vị địa giới hành chính + Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát trong phạm vi thẩm quyền; + Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; + Thẩm quyền tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định thực hiện các hành động liên quan đến điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chính phủ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài; + Phối hợp với các cơ quan khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.” - Để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ có quyền ban hành các văn bản pháp luật, trong đó quan trọng nhất là các Nghị quyết, Nghị định nhằm thi hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủу ban ny ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao 13 Trình bày vị trí pháp lý, chức năng và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ - Khoản 1 Điều 39 Luật tổ chức Chính phủ 2015 quy định về vị trí pháp lý và chức năng của bộ, cơ quan ngang bộ như sau: “Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.” - Theo Điều 40 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 thì cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập Việc thành lập các đơn vị này do Chính phủ quyết định 14 Vị trí, tính chất pháp lý, cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân các cấp? * Vị trí, tính chất pháp lý của Ủy ban nhân dân - Điều 114 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ủу ban ny ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.” (- Uỷ ban nhân dân có hai tư cách pháp lý: (1) Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp; (2) Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.) * Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân - Thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủу ban ny viên - Thành lập: Thứ nhất, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu Thứ hai, các Phó chủ tịch Ủу ban ny ban nhân dân và ủy viên UBND do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, theo sự giới thiệu của Chủ tịch Ủу ban ny ban nhân dân cùng cấp 15 Chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 131/2020/ QH14 của Quốc hội ngày 16/11/2020 được tổ chức như thế nào? Chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội ngày 14/11/2020 như sau: - Cấp thành phố: UBND & HĐND thành phố - Cấp quận: UBND quận - Cấp thành phố thuộc Thành phố (thành phố Thủ Đức): UBND & HĐND thành phố thuộc Thành phố - Cấp phường: UBND phường - Cấp huyện: HĐND & UBND huyện - Cấp xã: HĐND & UBND xã - Cấp thị trấn: HĐND & UBND thị trấn * Cơ quan nào giám sát hoạt động của UBND quận và UBND phường? - HĐND Thành phố giám sát UBND quận và UBND phường 16 Nêu tiêu chuẩn về diện tích và dân số của đơn vị hành chính huyện và xã theo Nghị quyết số 1211/2016 ngày 25 tháng 05 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội * Diện tích tự nhiên: - Tiêu chuẩn của huyện: + Huyện miền núi, vùng cao từ 850 km2 trở lên; + Huyện không thuộc miền núi, vùng cao từ 450 km2 trở lên - Tiêu chuẩn của xã: + Xã miền núi, vùng cao từ 50 km2 trở lên;