MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA2010 - 2020...483.1 Những thành tựu trong quan hệ Việt Nam – Campuchia...483.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam – Campuch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
- -NGUYỄN THỤC LINH
QUAN HỆ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(2010 - 2020)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Đà Nẵng – Năm 2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUAN HỆ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(2010 - 2020)CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
SVTH : NGUYỄN THỤC LINH GVHD : TS.TRẦN XUÂN HIỆP
MSSV : 23203511878
Đà Nẵng – Năm 2021
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn “Quan hệ Việt Nam - Campuchia (2010-2020)” được
hoàn thành, ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn nhờ sự hướng dẫn giúp đỡ tậntình của bạn bè, một người chị, ngoài ra luôn có một người thầy luôn hỗ trợtôi phía sau -TS Trần Xuân Hiệp- Đại học Duy Tân - Đà Nẵng
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Xã hội Nhân văn - Đại học Duy Tân
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học cũng như quá trình thực hiệnluận văn này
Do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của học viên, luậnvăn này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được góp ý, sửa chữa.Tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và bạn đọc để luậnvăn được hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn !
Đà nẵng tháng 12 năm 2021
Tác giả khóa luậnNguyễn Thục Linh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi,những tài liệu tham khảo phục vụ cho khóa luận có nguồn gốc rõ ràng vàđược trích dẫn
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm …
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thục Linh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Bố cục khóa luận 7
Chương 1 CƠ SỞ QUAN HỆ VIỆT NAM - CAMPUCHIA (2010–2020) 8
1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực 8
1.2 Tình hình Việt Nam, Campuchia và nhu cầu hợp tác giữa hai bên 10
1.3 Khái quát quan hệ Việt Nam – Campuchia trước năm 2010 14
Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA (2010 – 2020) 17
2.1 Quan hệ chính trị - an ninh 17
2.2 Quan hệ kinh tế 26
2.3 Trên các lĩnh vực khác 37
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA (2010 - 2020) 48
3.1 Những thành tựu trong quan hệ Việt Nam – Campuchia 48
3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam – Campuchia 51
3.3 Triển vọng quan hệ Việt Nam – Campuchia 56
KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt tiếng Việt
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Trang 7Chữ viết tắt tiếng Anh
ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Đông
Nam Á ASEAN
AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN
APEC Asia Pacific Economic
Nhóm các nước Barazin - Nga
- Ấn Độ - Trung Quốc - Nam Phi
CDC The Council for Development
of Cambodia
Hội đồng Phát triển Campuchia
CEPT Common Effective Preferential
Tariff
Chương trình ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung
CIB Cambodian Investment Board Ủy ban Đầu tư Campuchia
CLVM Cambodia - Laos - Myanmar -
Đảng Cứu quốc Campuchia
CPP Cambodia People’s Party Đảng Nhân dân Campuchia
và Thống nhất
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GMS Greater Mekong Subregion Hợp tác tiểu vùng sông
Trang 8NAM Non-Aligned Movement Phong trào Không liên kết
UN United Nations Liên Hợp Quốc
UNTAC United Nations Transitional
Authority in Cambodia
Cơ quan quyền lực lâm thời Liên Hợp Quốc ở Campuchia.
USD United States dollar Đồng đô la Mỹ
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam – Campuchia là hai nước cùng nằm trên bán đảo ĐôngDương, có mối quan hệ láng giềng gần gũi.Sự gắn bó chặt chẽ lâu đời củanhân dân hai nước là kết quả được xây đắp nên bởi công sức của biết bao thế
hệ đi trước Lịch sử phát triển của hai dân tộc là những trang sử vẻ vang củatình đoàn kết, keo sơn, giúp đỡ nhau trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóngdân tộc và thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
Kể từ ngày Việt Nam – Campuchia thiết lập mối quan hệ ban giao(24/6/1967), quan hệ hai nước ngày càng phát triển sâu rộng, mang tính thực
chất hơn, hiệu quả hơn dựa trên phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị
truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” Cùng với việc ký các hiệp
ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam – Campuchia (1979) là sựthể hiện sáng ngời của mối quan hệ giữa hai nước Sự gần kề về địa lý, sự gắn
bó sâu sắc về mặt lịch sử và những lợi ích thiết thực khi hai nước cùng gianhập ASEAN là cơ sở, là điều kiện cho mối quan hệ truyền thống lâu đời củaChính phủ và nhân dân hai nước
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay thì mốiquan hệ Việt Nam – Campuchia cũng được tăng cường và thúc đẩy theohướng hợp tác tích cực Quan hệ hai nước ngày càng được củng cố và pháttriển khá toàn diện trên mọi lĩnh vực: ngoại giao, an ninh - chính trị, kinh tế -
xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu pháttriển lâu dài, ổn định và bền vững của hai quốc gia Việt Nam – Campuchiađều đang trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, để tiếp thu có chọnlọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại cũng như những thành tựu về khoahọc công nghệ và nguồn vốn để xây dựng và phát triển đất nước thì sự hợp tác
về mọi mặt giữa hai quốc gia ngày càng có ý nghĩa quan trọng Mối quan hệ
Trang 10này tạo điều kiện cho nhân dân hai nước hiểu nhau và tìm kiếm cơ hội cũngnhư triển vọng hợp tác trong thế kỷ XXI, tất cả vì lợi ích của hai dân tộc.
Mặt khác quan hệ hợp tác hai nước hiện nay đang đứng trước nhữngthuận lợi cơ bản cũng như những thách thức, khó khăn mới Quan hệCampuchia – Việt Nam không chỉ tồn tại và phát triển một cách thuận chiều
mà còn trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử Những mâu thuẫn,tồn tại trong quan hệ hai nước cũng như sự tác động sâu sắc của nhân tố bênngoài, nhất là sức ép từ phía các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc đã có ảnhhưởng rất lớn đến mối quan hệ này Tính thiếu ổn định trong hệ thống chínhtrị và những mặt trái trong chính sách đối ngoại của Campuchia, hay nói cáchkhác tính đa diện trong chính sách đối ngoại và sự tranh giành ảnh hưởng, đấutranh phe phái trong nội bộ Campuchia đã không ít lần gây tác động xấu đếnquan hệ giữa hai nước
Việc nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam- Campuchia là một điều cầnthiết, vì nó giúp cho các quốc gia có những chính sách đối ngoại phù hợp.Ngoài ra, Campuchia cũng là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnhvực kinh tế, quốc phòng và vai trò của Việt Nam đang ngày càng tăng lên.Chính vì vậy, tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam- Campuchia là có ý nghĩa Do
đó, chúng tôi quyết định chọn “Quan hệ Việt Nam- Campuchia giai đoạn
2010 - 2020” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành quan hệ quốc tế
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Việt Nam - Campuchia năm 2010 đến năm 2020 là một vấn đềthu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học Đã có rất nhiều côngtrình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể là:
Lâm Ngọc Uyên Trân với luận văn Thạc sĩ “Hợp tác du lịch giữa ViệtNam và Campuchia: thực trạng và giải pháp (2008)” đã đi sâu vào nghiên cứuhợp tác du lịch giữa hai nước với các nội dung như tiềm năng du lịch của hainước; khả năng hợp tác du lịch; thực trạng hợp tác du lịch và đề ra các giảipháp nhằm hợp tác có hiệu quả hơn
Trang 11Nguyễn Văn Cường (2007) trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác kinh tế giữa
Việt Nam với Lào và Campuchia (1991 - 2006)” trên cơ sở trình bày và phân
tích những nhân tố tác động đến quan hệ ba nước đã đề cập đến quan hệ hợptác Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và giao thôngvận tải cũng như dự báo triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.Phạm Đức Thành, Vũ Công Qúy (2009) trong công trình “Những khíacạnh dân tộc- tôn giáo- văn hóa trong tam giác phát triển Lào- Việt Nam-
Campuchia” đã đi vào nghiên cứu những điểm tương đồng nổi bật trên những
khía cạnh dân tộc, tôn giáo và văn hóa Các tác giả đã chỉ ra rằng Việt Namvới Campuchia và Lào đều có những điểm chung, tạo nền tảng vững chắc chomối quan hệ trong lịch sử Những điểm chung đó không chỉ giúp ba nướcĐông Dương đoàn kết đánh thắng kẻ thù chung mà còn tạo lập vị thế để cả ba
quốc gia cùng vươn lên phát triển trong giai đoạn hiện nay
Nguyễn Duy Hùng (2011) trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác Việt Nam - Lào
- Campuchia ở khu vực Tam giác Phát triển (1999 - 2009)” đã bước đầu nêubật được những thành tựu hợp tác giữa Việt Nam, Campuchia và Lào ở vùnggiáp ranh biên giới phía Tây
Vũ Dương Huân (cb, 2002) trong “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sựnghiệp đổi mới (1975 - 2000)” đã khái quát chính sách đối ngoại của ViệtNam trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với bối cảnh mới trong nước vàthế giới
Nguyễn Thanh Đức (2008) trong luận văn thạc sĩ “Nhân tố kinh tế trongphát triển quan hệ đối tác chiến lược với Campuchia” đã trình bày tổng quan
về quan hệ kinh tế Việt Nam - Campuchia giai đoạn 1991 - 2008, trong đó tácgiả đánh giá cao nhân tố kinh tế trong mối quan hệ hai nước, khẳng định đây
là nhân tố góp phần rất lớn trong sự hình thành và phát triển đối tác chiếnlược Việt Nam - Campuchia Tác giả cũng nêu lên những triển vọng và kiếnnghị phương hướng, giải pháp trong việc phát triển quan hệ hai nước dựa trên
cơ sở thực tế đã phân tích, trong đó thấy được tiềm năng và quá trình phát
Trang 12triển đi lên của quan hệ Việt Nam - Campuchia là một tất yếu, đặc biệt làtrong lĩnh vực kinh tế.
Lê Thị Trường An (2006) trong luận văn thạc sĩ “Quan hệ Việt Nam Campuchia trong giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ” khẳng định việc giảiquyết biên giới Việt Nam - Campuchia đã có những bước tiến tốt đẹp trong
-xu thế quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực ngày càng phát triển mạnh mẽ.Mặc dù còn nhiều khó khăn, phức tạp do lịch sử để lại cùng với những biếnđộng về chính trị, nội bộ của Campuchia, nhưng tác giả vẫn tin tưởng vàotriển vọng tốt đẹp của việc giải quyết vấn đề này trong tương lai
Doãn Kế Bôn (cn, 2002) trong công trình “Một số giải pháp nhằm pháttriển thương mại hàng hóa Việt Nam - Campuchia qua biên giới trên bộ thời
kỳ đến năm 2005” cho rằng hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới trên
bộ giữa Việt Nam với Campuchia đã có những diễn biến rất phức tạp và tuyđạt được những thành tựu nhất định, song trên thực tế còn nhiều điều bất cập,
từ quản lý đến tổ chức vận hành…
Liên quan đến đề tài, còn phải kể đến nhiều bài viết đăng trên các tạp chíchuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Nghiên cứuQuốc Tế, Tạp chí Biên giới và Lãnh thổ, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử với cáctác giả tiêu biểu: Vũ Dương Huân “35 năm quan hệ láng giềng gần gũi ViệtNam – Campuchia”, Nghiên cứu Quốc tế số 47/2002 Tác giả Nguyễn ThịMinh Hoa, Nguyễn Văn Cường: “Quan hệ thương mại Việt Nam –Campuchia những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI: thành tựu và nhữngvấn đề đặt ra”, Tạp chí Khoa học & Giáo dục, số 1(05), 2008
Ngoài ra còn có các tác phẩm như: “40 năm ngoại giao Việt Nam Campuchia”, đặc sản của báo thế giới và Việt Nam; Và một số bài nghiên cứunhư “Tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Campuchia trong bốicảnh mới của hai nước”, tác giả Lê Tuấn Khanh – Ban đối ngoại Trung ương;
-“Những định hướng hợp tác kinh tế xã hội Việt Nam – Campuchia trongnhững năm sắp tới”, tác giả Lê Minh Điền – Bộ Kế hoạch và Đầu tư; “Quan
Trang 13hệ thương Mại Việt Nam – Campuchia”, Tác giả Từ Thanh Thủy – Việnnghiên cứu Thương mại Các bài viết này cung cấp cho chúng tôi nhiều thôngtin bổ ích về quan hệ kinh tế giữa hai nước Bên cạnh đó còn phải kể đếnnhiều bài viết, bài phát biểu của các nhà lãnh đạo hai nước, các Hiệp ước,Hiệp định, Nghị định thư, Tuyên bố chung đăng trên Báo Nhân dân, Báo Thếgiới và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Văn phòng Bộ ngoại giao, tài liệutrên mạng Internet.
Các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu đề cập đến quan hệ củahai nước trong giai đoạn chiến tranh và giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh, còngiai đoạn thời kỳ đổi mới thì chưa được làm rõ và phân tích sâu Nhìn chung,những tài liệu trên chỉ mang tính tham khảo, chưa có một bài viết hay côngtrình nào đánh giá toàn diện và sâu sắc về quan hệ Việt Nam - Campuchiagiai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích để làm rõ quan hệ Việt Nam - Campuchia trên các lĩnh vựcchính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa và xã hội; và đưa ra một số nhận xét vềquan hệ Việt Nam- Campuchia trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung vào cácnhiệm vụ sau:
Thứ nhất, đề tài phân tích cơ sở quan hệ Việt Nam – Campuchia giai
đoạn 2010- 2020
Thứ hai, đề tài phân tích quan hệ Việt Nam – Campuchia trên các lĩnh
vực chính trị,an ninh, kinh tế, văn hóa và xã hội giai đoạn 2010 – 2020
Thứ ba, đề tài đưa ra một số nhận xét về thành tựu, thuận lợi và khó
khăn cũng như triển vọng trong quan hệ Việt Nam- Campuchia giai đoạn2010-2020
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Việt Nam và Campuchia Tuynhiên, để làm rõ vấn đề nghiên cứu, tác giả đã đề cập thêm một số đối tượngliên quan như ASEAN, Lào, Trung Quốc và một số quốc gia khác
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu và phân tích quan hệ
Việt Nam- Campuchia trên một số lĩnh vực về chính trị, an ninh, kinh tế, vănhóa – xã hội giai đoạn 2010- 2020
Phạm vi về thời gian, thời gian bắt đầu nghiên cứu của đề tài là năm
2010 và thời gian dừng lại của đề tài là năm 2020 để có thời gian nhìn nhận,đánh giá tổng quan và khách quan nhất về cặp quan hệ này Mở đầu thời giannghiên cứu là vào năm 2010, đánh dấu khởi đầu thập niên thứ hai của thế kỷXXI Tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động Trung Quốc vượtNhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và bắt đầu trỗi dậy mạnh
mẽ lôi kéo nhiều nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là Lào và Campuchia.Đồng thời nước này cũng có nhiều hành động gây hấn trên biển Đông Quan
hệ Việt Nam - Campuchia theo đó cũng có nhiều biến động Đề tài dừng lại ởthời điểm năm 2020, thời điểm bùng nổ đại dịch COVID-19 Mặc dù đóngcửa biên giới, hai nước đã có những nỗ lực chung để phòng chống và đẩy lùiđại dịch Việt Nam đã viện trợ về nhân lực tuyến đầu cũng như các trang thiết
bị y tế, thuốc men giúp Campuchia trong thời điểm dịch bệnh tăng mạnh Đây
là thời điểm tốt để cả hai bên xem xét lại mối quan hệ và thúc đẩy để pháttriển bền vững trong thời điểm khó khăn trên toàn thế giới khi dịch bệnh vẫnđang còn diễn biến phức tạp
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:
Trang 15Thứ nhất, đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lenin, đường lối đối ngoại củaĐảng và nhà nước Việt Nam để tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa họccủa đề tài
Thứ hai, các phương pháp nghiên cứu chính sách đối ngoại, quan hệ
quốc tế theo cấp độ liên quốc gia/khu vực, toàn cầu/ hệ thống, phương phápphân tích hệ thống – cấu trúc và phương pháp phân tích văn bản, phươngpháp lấy ý kiến chuyên gia… sẽ được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tàinghiên cứu
Thứ ba, ngoài ra, đề tài kết hợp sử dụng một số phương pháp của các
ngành khoa học khác như nghiên cứu văn bản, phân tích, tổng hợp, so sánh,
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ QUAN HỆ VIỆT NAM - CAMPUCHIA (2010–2020)
1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực
1.1.1 Bối cảnh quốc tế
Nhìn lại thế giới từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới haicực tan rã, quá trình hình thành trật tự thế giới mới diễn biến rất phức tạp,biểu hiện qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa các nước, trước hết làgiữa các nước lớn Mỹ với sức mạnh nổi trội về kinh tế, chính trị, quân sự vẫnđang thực hiện chủ nghĩa đơn phương, theo đuổi mục tiêu thiết lập trật tự thếgiới đơn cực do Mỹ chi phối và khống chế Bên cạnh đó, xu thế đa cực cũngđang được thúc đẩy hình thành với sự nỗ lực của các nước lớn như Nga,Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu Bên cạnh đó, các quốc gia độclập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định conđường phát triển của mình [9,tr.1] Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm
2020, thế giới đã trải qua những biến đổi to lớn sâu sắc, ảnh hưởng toàn diệnđến đời sống chính trị - xã hội, kinh tế và an ninh – quốc phòng của các khuvực và quốc gia Thế giới vẫn đang trong thời kỳ chuyển đổi, quá độ sang mộttrật tự mới, từ đơn cực chuyển sang đa cực Cục diện thế giới đa cực ngàycàng rõ nét hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển.Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưngđấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang,xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ,khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt
về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp, khó lường [8]
Thế giới đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệpsang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sangnền kinh tế dựa vào tri thức.Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội
Trang 17vẫn tiếp tục xảy ra Đặc biệt, trong hai năm gần đây 2020-2021, trong bốicảnh dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, nền kinh tế thếgiới và khu vực đang tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường Toàn cầu hoákinh tế còn chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thứclớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.
Thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quanđến vận mệnh loài người Đó là giữ gìn hoà bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh,chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, di cư tự
do, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, phòng ngừa
và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo Việc giải quyết những vấn đề, tháchthức đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốcgia, dân tộc
1.1.2 Bối cảnh khu vực
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị tríchiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa cáccường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyềnbiển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn Hòa bình, ổn định, tự
do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước tháchthức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột ASEAN có vai trò quan trọng trong duytrì hoà bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực nhưng cũng đứng trước nhiềukhó khăn Trong những năm qua, nhất là khi nền kinh tế thế giới còn phục hồikhó khăn, Đông Nam Á vẫn là khu vực phát triển năng động, thu hút sự quantâm chú ý của cả thế giới, đặc biệt là các nước lớn Tại một số quốc gia ĐôngNam Á như Thái Lan, Philippines, Myanmar, Campuchia… nền chính trịcũng có dấu hiệu không ổn định, nhiều phong trào đấu tranh giữa các phe pháichính trị diễn ra liên tục đã dấy lên sự lo ngại cho toàn khu vực, làm gia tăngnguy cơ sụp đổ của một số chính quyền Đặc biệt, khu vực này cùng với biểnĐông đang trở thành địa bàn trọng điểm của cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc
Trang 18Trong xu thế mới mỗi quốc gia nhận thức được vai trò của mình đối với
an ninh và sự phát triển của khu vực, các quốc gia tăng cường hợp tác songphương và đa phương trên tất cả mọi lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu chung
là hòa bình, ổn định, phát huy lợi thế khu vực để phát triển và khẳng định vaitrò và vị thế của khu vực Đông Nam Á
Trải qua hơn nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao (1967 - 2021),quan hệ Việt Nam - Campuchia đã được thử thách, tôi luyện và khẳng địnhqua năm tháng Trong bối cảnh mới, trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam vàCampuchia đẩy mạnh triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đốingoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng Lãnh đạohai nước bày tỏ nguyện vọng và quyết tâm tăng cường quan hệ đoàn kết, hữunghị Việt Nam – Campuchia [20]
1.2 Tình hình Việt Nam, Campuchia và nhu cầu hợp tác giữa hai bên
1.2.1 Tình hình Việt Nam và nhu cầu hợp tác với Campuchia
Đối với Campuchia, Việt Nam thực hiện xây dựng mối quan hệ lánggiềng thân thiện giữa hai nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, giảiquyết mọi vấn đề trong quan hệ hai nước bằng con đường hòa bình, hợp tácbình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình Trong chính sách “coi trọngcác nước láng giềng” này, Campuchia có một vị trí rất quan trọng Việt Nam
và Campuchia cùng ở khu vực Đông Nam Á - khu vực phát triển kinh tế năngđộng Ngoài sự tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quán hai nước còn cónhững lợi thế so sánh có thể bổ sung cho nhau Đặc biệt, sự giúp đỡ vô tư,trong sáng thân tình, đã làm cho hai nước luôn đoàn kết gắn bó với nhau từtrước đến nay Chính điều này là nền tảng quan trọng để hai nước tiếp tụcnương tựa vào nhau cùng phát triển trong bối cảnh mới Nhận thức rõ vai trò
vị trí của Campuchia cũng như các quốc gia lân cận, Nghị quyết Trung ương
Trang 19VIII (khóa IX) một lần nữa nhấn mạnh “ưu tiên hàng đầu cho việc củng cốquan hệ với các nước láng giềng” Với Campuchia, chính sách ngoại giao tốtđẹp giữa hai nước được nâng lên thành 16 chữ vàng “Láng giềng tốt đẹp, hữunghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” Đây chính là tâmđiểm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Campuchia trong giaiđoạn hiện nay cũng như về lâu dài [19].
Trong những năm trở lại đây, quan hệ hợp tác giữa hai nước khôngngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực, đứng trướcnhững thuận lợi và khó khăn của tình hình khu vực và thế giới, nhu cầu hợptác Campuchia - Việt Nam càng trở nên thiết thực hơn nhằm bảo vệ và pháthuy những thành quả đã đạt được, mặc dù dịch bệnh COVID-19 gây ra nhiềukhó khăn, nhưng quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia tiếp tục giữđược đà phát triển tích cực; tin cậy chính trị giữa hai nước không ngừng đượccủng cố thông qua các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến cấp cao và các cơchế hợp tác song phương; hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương tiếp tụcđược thúc đẩy; hai bên hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phòng, chống dịch bệnhCOVID-19 và duy trì bình thường giao thương biên mậu dọc biên giới hainước Về phương diện kinh tế, là hai quốc gia có nền kinh tế đang phát triển,
có vị trí địa lý liền kề, do đó, hợp tác kinh tế giữa hai nước đã đưa lại nhữnglợi ích quan trọng
1.2.2 Tình hình Campuchia và nhu cầu hợp tác với Việt Nam
Trải qua 4 lần tổng tuyển cử (1993 - 2013), đất nước Campuchia từngbước đi vào ổn định về chính trị và bắt đầu có những bước phát triển mạnh
mẽ.Trong nhiệm kỳ IV (2008 - 2013), Chính phủ Hoàng gia Campuchia doThủ tướng S.Hunsen lãnh đạo vẫn tiếp tục giữ được sự ổn định và phát triểncần thiết cho Campuchia trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào đờisống quốc tế Chính phủ nhiệm kỳ IV đã tiếp tục đề ra chiến lược phát triểntoàn diện mang tên “Tứ giác chiến lược” giai đoạn 2 (Rectangular Strategy -
Trang 20RS2) trong thời kỳ 2008 - 2013.Trong đó, hạt nhân của Chiến lược này làphải đảm bảo việc quản trị tốt Theo Chính phủ Campuchia, quản trị tốt làđiều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững và côngbằng Có thể nói rằng, việc thực hiện những cải cách chính trị và nâng caonăng lực quản trị của nhà nước đã có tác động sâu sắc tới đời sống chính trị,kinh tế của Campuchia Đặc biệt, cải cách chính trị góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế ,nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân campuchia vàđưa nước này hội nhập vào khu vực và thế giới.
Vốn là một trong những nước kém phát triển nhất khu vực, tình hìnhchính trị xã hội lại bất ổn trong nhiều năm liền, do đó, nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - chính trị luôn được các nhà lãnh đạoCampuchia đặt lên hàng đầu Trong bối cảnh liên kết quốc gia, khu vực đangtrở thành trào lưu không thể cưỡng lại, Campuchia đã từng bước thực hiệnchính sách ngoại giao mở cửa, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đưa đất nướcthoát khỏi đói nghèo và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế Đẩymạnh quan hệ hợp tác với Việt Nam - một quốc gia láng giềng phía Đôngkhông chỉ mang lại những lợi ích thiết thân cho Campuchia mà còn tạo lậpnền tảng hòa bình vững chắc đối với mỗi nước cũng như toàn khu vực
Đối với Việt Nam, quốc gia láng giềng lâu đời của Campuchia, đấtnước đã từng giúp đỡ Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ, saucuộc Tổng tuyển cử năm 1993, Nhà nước và nhân dân Campuchia luôn dànhcho Việt Nam một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình Pháthuy tình đoàn kết cách mạng trước đây, trong giai đoạn mới, Campuchia hếtsức coi trọng quan hệ với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) ViệtNam, coi đó là một phần tất yếu nhằm giữ vững ổn định và phát triển kinh tế
xã hội của mỗi nước
Mục tiêu của Campuchia trong chính sách đối với Việt Nam là đảm bảoquan hệ hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế,hợp tác hữu nghị đôi bên cùng có lợi, giữ vững an ninh quốc phòng vì lợi ích
Trang 21của mỗi nước và khu vực Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, nhất làchế độ chính trị hai bên khác nhau; đồng thời, nhiều đảng phái tại Campuchiavẫn có thái độ thù địch với Việt Nam, song vượt lên trên tất cả là chính sáchnhất quán của lãnh đạo và nhân dân Campuchia dành cho Việt Nam luôn tốtđẹp, thân thiện Nhìn trên tổng thể, nền ngoại giao của Campuchia trong thời
kỳ mới nói chung đều nhằm vào phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
và giữ vững an ninh - quốc phòng, ổn định đất nước Đối với Việt Nam,Campuchia luôn dành ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình [19]
Tháng 2/2019, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam Men Sam
An đã trả lời phỏng vấn của Báo Nhân Dân về quan hệ hợp tác giữa hai nướcViệt Nam – Campuchia rằng: Hai nước Campuchia - Việt Nam củng cố tìnhhữu nghị thông qua nhiều hoạt động Trong đó, nổi bật là đợt kỷ niệm 50 nămNgày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (24/6/1967-24/6/2017) Thủtướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen luôn chủtrương đẩy mạnh tiến độ hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhất là phát triển kinh tế,thương mại, củng cố an ninh giữa hai nước Cùng với đó là sự trao đổi kinhnghiệm, hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, công tác xã hội…Sự hợp tác giữahai nước Campuchia và Việt Nam được triển khai cụ thể ở các bộ, ngành Haibên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với Hội Hữu nghị Việt Nam -Campuchia Đây là cầu nối để trao đổi kế hoạch hợp tác cũng như thông báo
về các kết quả hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực [17] Trên nền tảnghòa bình và sự ổn định chính trị, Chính phủ Campuchia dưới sự lãnh đạo củaĐảng Nhân dân Campuchia đã đưa ra mục tiêu phát triển, phấn đấu đưaCampuchia trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước
có thu nhập cao vào năm 2050 Kinh tế Campuchia đạt tăng trưởng ở mức7,1% vào năm 2019, tuy nhiên do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên năm
2020 chỉ ở mức -3.1% Nhờ những nỗ lực của Chính phủ, kinh tế Campuchia
dự kiến tăng trưởng 2,4% trong năm 2021 và phấn đấu tăng trưởng 4,8%trong năm 2022 Cùng với kinh tế, hiện Campuchia đang nỗ lực thực hiện các
Trang 22mục tiêu về tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, hướng tới mở cửa các hoạtđộng giáo dục và sau đó là du lịch [25].
1.3 Khái quát quan hệ Việt Nam – Campuchia trước năm 2010
Nhìn chung, quan hệ Việt Nam - Campuchia kể từ khi Chiến tranhlạnh chấm dứt đã phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tăng
cả về quy mô lẫn chất lượng hợp tác Giai đoạn trước năm 2010 đã chứngkiến sự thay đổi sâu sắc và phát triển một cách toàn diện trong quan hệ ViệtNam - Campuchia, trong đó quan hệ kinh tế được hai nước chú trọng và thuđược nhiều kết quả nổi bật Quá trình gia tăng hợp tác thương mại và đẩymạnh đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia không ngừng được củng cố vàphát triển Các chỉ số quan hệ trong lĩnh vực kinh tế diễn tiến theo hướng tăngdần lên và thu hút ngày càng nhiều tập đoàn, doanh nghiệp của hai bên cùngtham gia Hơn nữa, quan hệ giữa hai nước được triển khai trên tất cả các bìnhdiện cả song phương lẫn đa phương và trong hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế,chính trị, an ninh, khoa học - kỹ thuật Các kết quả hợp tác trong các bìnhdiện và các lĩnh vực trên đều thu được những kết quả rất đáng khích lệ
Trong hầu hết các lĩnh vực hợp tác, Việt Nam và Campuchia đã tiếnhành hàng loạt cuộc gặp các cấp, từ Trung ương đến địa phương với nhiềuchính sách, biện pháp và cách thức hết sức đa dạng, phong phú và linh hoạt
Sự đa dạng thể hiện qua rất nhiều chuyến thăm lãnh đạo từ cấp Trung ươngđến địa phương, các cuộc trao đổi giao lưu giữa các tổ chức hữu nghị củanhân dân hai nước được thực hiện hàng năm Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam -Campuchia trên lĩnh vực chính trị và an ninh vẫn còn rất nhiều hạn chế Đặcbiệt là vấn đề biên giới trên bộ chưa thể giải quyết triệt để, chưa phân địnhđược biên giới trên biển và còn nhiều vướng mắc trong công tác quản lý biêngiới như vấn đề xâm canh, xâm cư, di dân trái phép, buôn lậu, tội phạm quanbiên giới Ngoài ra, còn một số vấn đề phức tạp và khá nhạy cảm khác nhưvấn đề người Việt sinh sống và làm ăn bất hợp pháp ở Campuchia Nhưng
Trang 23khi xem xét mối quan hệ này trên mọi khía cạnh thì quan hệ an ninh - chínhtrị vẫn là điểm nhấn quan trọng nhất trong quan hệ Việt Nam - Campuchia và
là trụ cột thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển một cách toàn diện, kể cả hợptác kinh tế.Bên cạnh đó, quan hệ Việt Nam - Campuchia cũng phải đối diệnvới nhiều khó khăn bắt nguồn từ những vấn đề do lịch sử để lại giữa hai nướcnhư vấn đề biên giới, những nảy sinh trong quá trình mở rộng quan hệ hợp tácgiữa hai bên Ngoài ra, những nguy cơ do sự biến đổi khó lường của thế giới
và khu vực cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các cường quốc tại khu vựcĐông Nam Á cũng góp phần làm gia tăng những thách thức đối với mỗi nước
và tác động trực tiếp lên quan hệ hai nước
Xét cho cùng, cả Việt Nam và Campuchia đều có đủ lý do để duy trìmột mối quan hệ hữu hảo với nhau Trong cặp quan hệ này, vấn đề an ninh -chính trị vẫn luôn đóng vai trò then chốt và là động lực cho hợp tác kinh tế vàcác lĩnh vực quan hệ khác Thế nhưng, quan hệ Việt Nam - Campuchia sẽkhông giống như trước năm 1991, nhất là sau khi Campuchia đã có sự thayđổi lớn về thể chế chính trị và tính thực dụng trong chính sách đối ngoại cũngnhư nhu cầu lợi ích được đặt nặng trong triển khai chính sách đối ngoại, thìquan hệ giữa hai bên cũng đã nảy sinh những khó khăn, trở ngại Do đó, khixem xét mối quan hệ này cần suy tính cụ thể trên tất cả các mặt, đặc biệt phải
phân tích kỹ lưỡng cả những điều kiện chủ quan và khách quan
Trang 24Tiểu kết Chương 1
Sau Chiến tranh lạnh, khép lại quá khứ, quan hệ Việt Nam –Campuchia đã bước sang trang mới, dần dần hồi phục và phát triển toàn diệntrên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, an ninh, khoa học - kỹ thuật Có thể nóirằng quan hệ Việt Nam – Campuchia trước năm 2010 đã có những bước pháttriển dần và đạt được nhiều thành tựu quan trọng Tuy nhiên, mối quan hệ nàycòn nhiều hạn chế cần phải giải quyết để phát triển theo đúng phương châm
“Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu
dài” vì lợi ích của nhân dân hai nước Với phương châm này, quan hệ giữa
hai nước vừa đi theo chiều rộng, từng bước đi vào chiều sâu có hiệu quả hơn,mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước Để giải quyết được nhữnghạn chế này, Việt Nam và Campuchia, trước hết phải có thiện chí hợp tácthực sự trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ củanhau, bình đẳng cùng có lợi Dù vậy, không thể phủ nhận những thành quảđạt được trong quan hệ hai nước ở thời kỳ trước năm 2010 có ý nghĩa hết sứcquan trọng, đặt nền tảng cho quan hệ Việt Nam - Campuchia trong những giaiđoạn kế tiếp Chúng ta hi vọng rằng, quan hệ giữa hai nước trong những nămsắp tới ngày càng tốt đẹp hơn góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hòabình, ổn định và phát triển của hai nước nói riêng và của khu vực Đông Nam
Á nói chung
Trang 25Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA (2010 – 2020)
2.1 Quan hệ chính trị - an ninh
Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng gần gũi, có mốiquan hệ truyền thống lâu đời Ngày 24/6/1967, hai nước đã chính thức thiếtlập quan hệ ngoại giao Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu mới trong quan hệgiữa hai nước, đặc biệt nó thể hiện sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối vớicuộc đấu tranh bảo vệ nền hòa bình, độc lập và trung lập của Campuchia.Đồng thời nó cũng thể hiện sự ủng hộ của nhân dân Campuchia đối với cuộcđấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam
Là hai quốc gia láng giềng, có chung đường biên giới trên đất liền vàtrên biển do đó, hợp tác quốc phòng, an ninh là một trong những lĩnh vựcđược hai nước ưu tiên Hợp tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại có bướcphát triển mới, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả, là trụ cột quan trọngtrong quan hệ hai nước Hai bên phối hợp giữ vững ổn định chính trị, an ninhquốc phòng và phát triển ở mỗi nước, tiếp tục phối hợp thực hiện tốt Nghịđịnh thư hợp tác giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an Việt Nam với Bộ Nội vụCampuchia và kế hoạch hợp tác an ninh giữa hai Bộ Quốc phòng hằng năm;tiếp tục duy trì và phát huy các cơ chế hợp tác quốc phòng; xây dựng tuyếnbiên giới ổn định và phát triển bền vững; phối hợp trao đổi nhiều đoàn cáccấp, các quân khu, tổng cục, bộ tư lệnh, bộ đội biên phòng, quân chủng hảiquân, bộ tư lệnh cảnh sát biển, nhằm thúc đẩy triển khai kế hoạch hợp táchằng năm; tăng cường trao đổi thông tin, tình hình, chia sẻ kinh nghiệm, ngănchặn và vô hiệu hóa các hoạt động của các lực lượng thù địch chống phá ViệtNam, Campuchia và quan hệ hai nước; tăng cường phối hợp tuần tra chung,giữ vững an ninh, trật tự, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới trên bộ và trênbiển; tổ chức giao lưu kết nghĩa, duy trì đường dây nóng, phối hợp đấu tranh
Trang 26chống các loại tội phạm xuyên quốc gia, xâm canh, xâm cư, vượt biên tráiphép, giải quyết các vấn đề nảy sinh, xây dựng củng cố, quản lý đường biêngiới, vành đai an ninh, hòa bình, ổn định, giữ vững chủ quyền quốc gia, trật
tự, an toàn khu vực biên giới; tiếp tục tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốtquân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia; tiếp tụctrùng tu tôn tạo các Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Bên cạnh đó, haibên cũng đã thỏa thuận về phương hướng hợp tác lâu dài giữa lực lượng công
an Việt Nam và Campuchia; tổ chức phối hợp nắm tình hình và trao đổi về
âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dântộc, nhân quyền để kích động, gây chia rẽ đoàn kết, làm mất ổn định chính trị
- xã hội mỗi nước, kịp thời ngăn chặn các hoạt động của lực lượng phản động
và khủng bố, chống tội phạm xuyên quốc gia, ngăn chặn người vượt biên tráiphép, ngăn chặn việc tuyên truyền, xuyên tạc, gây mất ổn định an ninh
Về phân giới cắm mốc, đường biên giới trên bộ Việt Nam – Campuchia
có chiều dài 1.137 km chạy qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 9 tỉnh biêngiới của Campuchia, toàn tuyến biên giới có 10 cửa khẩu quốc tế, 12 cửakhẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ khác tạo điều kiện cho việc thông thương
hàng hóa, qua lại giữa nhân dân hai nước [27] Do đó, vấn đề biên giới luôn
được hai bên quan tâm và tạo mọi điều kiện để giải quyết ổn thỏa, nhằm pháttriển kinh tế - xã hội mỗi nước và của cả khu vực Việt Nam và Campuchiacũng đã đạt được những thành quả quan trọng về vấn đề phân giới, cắm mốcbiên giới Thực hiện các thỏa thuận về phân định biên giới đã được ký kếtgiữa hai nước, đặc biệt là Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dânCampuchia (ký ngày 27 tháng 12 năm 1985, thường được gọi tắt là Hiệp ướchoạch định biên giới 1985) và Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giớiquốc gia năm 1985 (ký ngày 10 tháng 10 năm 2005, thường được gọi tắt là
Trang 27Hiệp ước Bổ sung), kể từ năm 2006, Việt Nam và Campuchia đã nỗ lực tiếnhành phân giới cắm mốc đường biên giới trên bộ Ngày 24/6/2012, nhân dịp
kỷ niệm 45 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen đã dự lễ khánh thành cột mốc số
314 giữa tỉnh Kiên Giang và Kampot Đây là cột mốc có số thứ tự cuối cùngtrên bộ, đồng thời là cơ sở để hoạch định biên giới trên biển [11] Tháng 10-
2019, hai bên đã ký kết Hiệp ước bổ sung năm 2019 và Nghị định thư ghinhận thành quả phân giới, cắm mốc 84% biên giới trên bộ và tổ chức traonhận bản đồ địa hình biên giới Việc ký kết hai văn kiện pháp lý này có ýnghĩa to lớn, đặt nền tảng để hai bên duy trì ổn định, thúc đẩy phát triển kinh
tế khu vực biên giới Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam và Campuchia đã cónhững hợp tác chặt chẽ nhằm đối phó với những thách thức an ninh phi truyềnthống ngày càng xuất hiện nổi trội Hai nước tiếp tục tăng cường hợp táctrong các lĩnh vực trao đổi thông tin, kinh nghiệm, huấn luyện phối hợp bảo
vệ biên giới, ngăn chặn sự xâm nhập và phá hoại của các thế lực thù địch,chống âm mưu diễn biến hoà bình, phòng chống tội phạm… Ngoài các hoạtđộng trên, hai nước còn có các hoạt động hợp tác nhằm ngăn chặn các loại tộiphạm xuyên biên giới, đặc biệt là tệ nạn buôn bán ma túy Những thách thức
an ninh- chính trị cũng đặt ra yêu cầu hai nước cần phải thắt chặt hơn nữacông tác phòng chống tội phạm, triển khai hệ thống an ninh - chính trị vữngchắc vì hai nước có đường biên giới khá dài với địa hình phức tạp Rõ ràng,hợp tác đối phó với những thách thức an ninh- chính trị giữa Việt Nam vàCampuchia trong khoảng hai thập niên qua kể từ khi đất nước Campuchia đivào hòa hợp dân tộc đến nay đã đạt những thành tựu khả quan, tạo điều kiệntiền đề vững chắc cho cả hai nước hợp tác sâu rộng hơn nữa trong thời giantới
Hai bên tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng và quyết tâm củng cố quan
hệ hợp tác truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước
Trang 28Việt Nam - Campuchia, trong đó quan hệ chính trị - ngoại giao giữ vai trònòng cốt, định hướng tổng thể cho quan hệ hai nước Hai bên duy trì và pháthuy hiệu quả các cơ chế hợp tác thông qua việc tăng cường trao đổi cácchuyến thăm, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao và các cấp; kýkết nhiều văn kiện hợp tác làm cơ sở cho việc phát triển hợp tác toàn diệngiữa hai nước; phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm Nhân dịp các ngày
lễ lớn của hai nước, lãnh đạo Đảng, Nhà nước hai nước đều gửi lời chúcmừng lẫn nhau Trên lĩnh vực đối ngoại, trong bối cảnh mới, Việt Nam vàCampuchia đẩy mạnh triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đốingoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng Lãnh đạohai nước bày tỏ nguyện vọng và quyết tâm tăng cường quan hệ đoàn kết, hữunghị Việt Nam - Campuchia Đặc biệt, trong chuyến thăm Campuchia củaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 12/2011), hai bên nhất trí lấy năm
2012 là “Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia” và trong các chuyến thămtiếp theo của lãnh đạo cấp cao, hai bên đều khẳng định: “Quan hệ Việt Nam -Campuchia đang phát triển ngày càng sâu rộng, thiết thực và hiệu quả trên cáclĩnh vực, trở thành tài sản chung quý báu của hai dân tộc và là nhân tố quantrọng bảo đảm thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.Hai bên quan tâm giữ gìn, không ngừng phát huy và truyền tiếp cho các thế
hệ mai sau tình đoàn kết hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện ViệtNam - Campuchia” [16]
Thời gian qua, hai bên tích cực tăng cường phối hợp trong các hoạtđộng đối ngoại quốc phòng, an ninh và ngoại giao tại các diễn đàn quốc tế vàkhu vực Thường xuyên thực hiện tham vấn chính trị, chia sẻ thông tin kịpthời và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế
và khu vực, nhất là trong khuôn khổ hợp tác của Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN), Liên hợp quốc và các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mê Công,
Trang 29góp phần giữ vững hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực và trênthế giới.
Để thúc đẩy ngoại giao nhân dân hai nước, trong những năm qua, haibên đã triển khai nhiều kế hoạch, nhiều hoạt động cụ thể trên nhiều phươngdiện, từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội v.v… Trong đó, nổi lên một sốhoạt động sau đây:
(i) Tổ chức kết nghĩa giữa các địa phương của hai nước
Phong trào kết nghĩa giữa các địa phương vốn rất phát triển trong giaiđoạn trước đây, khi hai nước hợp tác chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranhchống chế dộ diệt chủng và hồi sinh đất nước Campuchia Phong trào kếtnghĩa không chỉ được thực hiện ở các tỉnh có đường biên giới mà còn ở cáctỉnh khác cách xa nhau về mặt địa lý, ví dụ tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang(Việt Nam) kết nghĩa với tỉnh Kampong Chhnăng, tỉnh Bạc Liêu kết nghĩavới tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia v.v Điều đáng nói là bắt đầu từnăm 2012, hai nước đã thống nhất thực hiện phong trào kết nghĩa cụm dân cưbiên giới được thực hiện theo chỉ thị số 2219/CT-BTLBP của Bộ tư lệnh Biên
phòng ngày 19/9/2012.Phong trào này tập trung tuyên truyền vận động nhân
dân hai bên biên giới thực hiện tốt quy chế biên giới, các hiệp định, thỏathuận đã được ký kết giữa Chính phủ hai nước Đồng thời, phong trào kếtnghĩa còn góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết dân tộc vốn có lâu đờigiữa nhân dân hai bên biên giới Thông qua phong trào kết nghĩa, hai bên đãquan tâm giúp nhau trong việc trao đổi, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý
ở cấp cơ sở, trao đổi về văn hóa truyền thống, giúp nhau trong giáo dục, y tếv.v… Những hoạt động này thực sự gắn kết quan hệ của cộng đồng cư dânkhu vực biên giới
(ii) Gắn kết thế hệ trẻ hai nước Việt Nam - Camuchia
Ngày 22/12/2013, Trung ương Hội Thanh niên Việt Nam và Trungương Hội Liên hiệp thanh niên Campuchia đã hội đàm và ký kết hợp tác giữa
Trang 30hai Hội giai đoạn 2013 - 2017 Theo đó, hai bên thể hiện quyết tâm hợp tácgiáo dục truyền thống hữu nghị Việt Nam - Campuchia cho thanh thiếu niênhai nước; tích cực trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục và tậphợp thanh niên, tổ chức hoạt động thanh niên Đặc biệt, hai Hội đã đẩy mạnhcác hoạt động thanh niên tình nguyện vì an sinh cộng đồng.
Trong các năm 2013 - 2017, tuổi trẻ hai nước đã có nhiều hoạt độngthiết thực như tổ chức giao lưu Thanh niên Việt Nam - Campuchia, giao lưugặp mặt thanh niên các tỉnh biên giới, tổ chức gặp mặt giao lưu hữu nghị họcsinh Campuchia tại Việt Nam Ngoài ra, tuổi trẻ hai nước còn có các hoạtđộng giao lưu hữu nghị trong khuôn khổ hợp tác giữa tuổi trẻ ba nước ViệtNam, Lào, Campuchia Tháng 12/2014, Hội nghị hợp tác thanh niên ViệtNam – Lào - Campuchia được tổ chức tại Hà Nội Hội nghị là diễn đàn hếtsức quan trọng để thanh niên ba nước “hiểu biết lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau,học hỏi lẫn nhau, cổ vũ lẫn nhau, tăng cường hữu nghị và chung tay hànhđộng” [20]
(iii) Tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện
Những năm trở về đây, hai nước đã phối hợp tạo điều kiện cho một sốdoanh nghiệp, tổ chức, địa phương của Việt Nam giúp đỡ Campuchia xâydựng các cơ sở y tế Năm 2010, Công ty cổ phần đầu tư y tế Sài Gòn, trong đó
có bệnh viện Chợ Rẫy và Công ty Sokimex, Campuchia, hợp tác xây dựngbệnh viện Chợ Rẫy Phnôm Pênh Bệnh viên Chợ Rẫy Phnôm Pênh hoànthành, đi vào hoạt động không chỉ giúp người dân Campuchia chăm lo sứckhỏe, tiết kiệm tài chính, thời gian (trước đây, khoảng 70-80% người dânCampuchia khi có bệnh đều muốn được sang Bệnh viện Chợ Rẫy tại TP Hồ
Chí Minh khám và điều trị) [26] mà còn tạo điều kiện cho đội ngũ thầy thuốc
Campuchia nâng cao tay nghề của mình thông qua việc học hỏi, trao đổi vềchuyên môn với các bác sĩ Việt Nam tại bệnh viện Đồng thời, phía Việt Nam
đã tổ chức nhiều đợt thăm khám, điều trị miễn phí cho rất nhiều người bệnh
Trang 31và tổ chức trao quà cho một số hộ nghèo và trẻ em ở Campuchia, nhất là cácđịa phương ở khu vực biên giới Các hoạt động thiện nguyện này không chỉ
có ý nghĩa nhân đạo mà còn thể hiện mối quan hệ đoàn kết của nhân dân ViệtNam với nhân dân Campuchia
(iv) Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật
Từ năm 2007 đến nay, hai nước thường xuyên luân phiên tổ chức cácTuần lễ Văn hóa tại mỗi nước Tại các Tuần lễ Văn hóa, hai nước Việt Nam
và Campuchia đã giới thiệu những nét đặc sắc về nền văn hóa truyền thống,giới thiệu những thành tựu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mình,qua đó giúp nhân dân hai nước có sự hiểu biết sâu sắc về nhau Muốn yêunhau hơn thì phải hiểu nhau nhiều hơn Việc tổ chức Tuần lễ Văn hóa tại mỗinước đã đáp ứng được yêu cầu này
Các hoạt động ngoại giao nhân dân dưới hình thức Tuần lễ Văn hóahay giao lưu, liên hoan nghệ thuật không chỉ giới thiệu đến công chúng hainước về những tinh hoa, đặc sắc của nền văn hóa truyền thống lâu đời, đậm
đà bản sắc dân tộc của nhau mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ đoàn kết gắn
bó vốn có của hai dân tộc Việt Nam, Campuchia
(v) Tăng cường công tác thông tin, truyền thông
Những năm qua, hai bên đã có nhiều hình thức để đưa các thông tin vềtình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi nước đến với công chúng Ở ViệtNam, các tỉnh, nhất là các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống ở khu vựcbiên giới như tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp… trong chương trìnhphát thanh và truyền hình luôn có chương trình thời sự và văn nghệ bằngtiếng Khmer Sóng phát thanh và truyền hình được truyền và phủ qua một sốtỉnh lân cận giáp biên của Campuchia và ngược lại các địa phương giáp biêncủa Việt Nam cũng nhận được sóng phát thanh và truyền hình Campuchia.Nhờ những cố gắng này mà nhân dân hai bên biên giới hiểu được tình hình
Trang 32kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhau, thúc đẩy thêm tình đoàn kết, gắn
bó của cư dân hai bên biên giới
Năm 2017, Việt Nam và Campuchia đã tổ chức nhiều hoạt động trọngthể kỷ niệm 50 năm sự kiện có nghĩa hết sức quan trọng này Lãnh đạo Cấpcao hai nước cũng đã nhất trí chọn năm 2017 là Năm Hữu nghị Việt Nam -Campuchia Thành tựu nổi bật của năm 2017 là việc hai nước đã phối hợp tổchức thành công hơn 70 hoạt động kỷ niệm có ý nghĩa từ cấp Trung ương đếnđịa phương, nhất là các hoạt động tại hai thủ đô Hà Nội và Phnompenh vàtrao đổi khoảng gần 100 đoàn các cấp, trong đó phải kể đến chuyến thămCampuchia cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (7/2017);chuyến thăm chính thức Campuchia, khánh thành Cầu hữu nghị Long Bình(An Giang) - Chrey Thom (Kandal), dự Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEANtại Phnompenh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (4/2017); hànhtrình ký ức tìm đường lật đổ chế độ diệt chủng tại Bình Dương và Bình Phướccủa Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen (6/2017); chuyến thămchính thức Việt Nam và tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệngoại giao tại Hà Nội của Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech HengSamrin (6/2017)… Hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước với các
cơ chế hợp tác thiết thực được thiết lập và thực hiện ngày càng hiệu quả.Tháng 3/2017, tại Phnompenh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giaoPhạm Bình Minh đã cùng Bộ trưởng Cao cấp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vàHợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 15 Ủyban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học
kỹ thuật; và cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia SamdechSar Kheng đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt
Nam - Campuchia lần thứ 9
Năm 2017, hoạt động ngoại giao nhân dân của hai nước tiếp tục diễn rasôi động và phong phú cả về nội dung và hình thức, trong đó đáng chú ý có
Trang 33Đoàn đại biểu Hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốcCampuchia do Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin dẫn đầu
dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam tại HàNội (6/2017); Đoàn đại biểu cựu quân tình nguyện, cựu chuyên gia giúpCampuchia do Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Vũ Mão dẫnđầu thăm Campuchia (7/2017); Đoàn Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam doChủ tịch Trần Thanh Mẫn dẫn đầu thăm Campuchia và dự Hội nghị xây dựngđường biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 5 tại tỉnh Kampot, Campuchia(8/2017); Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức chuyến xe hữu nghịthăm và giao lưu hữu nghị với phụ nữ Lào và Campuchia và tổ chức Diễn đànPhụ nữ ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia (9/2017); Hội nghị Hợp tácthanh niên Việt Nam - Lào - Campuchia 2017 và Gặp gỡ thanh niên ViệtNam - Campuchia tại Thành phố Hồ Chí Minh (9/2017); Gặp gỡ hữu nghị vàhợp tác nhân dân Việt Nam - Campuchia lần thứ 4 do Hội Hữu nghị ViệtNam - Campuchia tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (10/2017)
Trên tinh thần của các chuyến thăm, các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cấpcao hai Đảng, hai Nhà nước, quan hệ chính trị Việt Nam - Campuchia ngàycàng được củng cố và phát triển sâu rộng Tháng 4-2017, trong chuyến thămchính thức Campuchia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, hainước cùng nhất trí: Tiếp tục thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đã được nêutrong Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia các năm 1999, năm 2005, năm
2009, năm 2011, năm 2014, tháng 6-2016 và tháng 12-2016; tái khẳng địnhtôn trọng và thực hiện đầy đủ các hiệp ước hoạch định biên giới và các hiệpđịnh, thỏa thuận liên quan đến biên giới đã ký kết giữa hai nước Đặc biệtnăm 2017, nhân dịp kỷ niệm “40 năm con đường cứu nước của Thủ tướngHun Sen” và “50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam -Campuchia (1967 - 2017)”, Thủ tướng Hun Sen đã sang thăm Việt Nam, bày
tỏ lòng biết ơn vì sự hy sinh mà Việt Nam đã dành cho Campuchia và mong
Trang 34muốn “mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia mãi mãi xanhtươi, đời đời bền vững” Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳngđịnh: “Vận mệnh của hai dân tộc là không thể tách rời nhau, đó là một chân lý
từ thực tiễn lịch sử của hai nước” [21] Trong chuyến thăm chính thứcCampuchia của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào năm 2017
và năm 2019, hai bên đã ra Tuyên bố chung, trong đó khẳng định tiếp tụccủng cố và tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống,hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam - Campuchia
Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, haibên không thực hiện được các chuyến thăm trao đổi đoàn cấp cao trực tiếpsong vẫn duy trì quan hệ chính trị thông qua các kênh tiếp xúc như các cuộchội đàm, phù hợp với tình hình thực tế Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, Chínhphủ và các bộ, ban, ngành cũng gửi thư thăm hỏi và chia sẻ về tình hình dịchbệnh COVID-19 ở cả hai nước Hai bên ủng hộ lẫn nhau trang thiết bị, vật tư
y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Hiện hai bên đang tích cực chuẩn
bị cho việc phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa nhân dịp kỷniệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967- 24/6/2022), góp phầntăng cường tuyên truyền tới nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước cùng trântrọng và giữ gìn quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc
2.2 Quan hệ kinh tế
Trên nền tảng quan hệ chính trị- an ninh ngoại giao tốt đẹp, các lĩnhvực hợp tác song phương Việt Nam - Campuchia những năm gần đây tiếp tụcđược đẩy mạnh Đến nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước còn có các cơ chếhợp tác khác, như: Hội nghị xúc tiến đầu tư và thương mại vào Campuchia;Hội chợ thương mại Việt Nam - Campuchia; Hội nghị hợp tác thương mạibiên giới Việt Nam - Campuchia; giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành, đoànthể địa phương hai nước Đặc biệt là các cơ chế hợp tác như Chương trìnhHợp tác Kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Ủy hội sông Mê Công
Trang 35quốc tế (MRC), Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - MêCông (ACMECS) Hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào -Việt Nam là cơ chế hợp tác quan trọng duy trì sự ổn định về an ninh chính trị,
an toàn xã hội tại biên giới ba nước Thông qua các cơ chế phối hợp, nhiềulĩnh vực hợp tác giữa hai nước đã được triển khai và đạt được những kết quảquan trọng Hai bên chủ động, tích cực triển khai các hiệp định giữa haiChính phủ và thỏa thuận tại các kỳ họp Ủy ban hỗn hợp về kinh tế, văn hóa,khoa học - kỹ thuật; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, kịpthời trao đổi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy hợp tác
Nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế, Chính phủ hai nước thỏathuận việc xây dựng và thực hiện cơ chế mở cửa thông thoáng cho các hoạtđộng xuất, nhập khẩu hàng hóa, du lịch liên quốc gia, hợp tác lao động, thủtục hải quan, xuất, nhập cảnh và các quy chế về thương mại, tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào thị trường của nhau Đồng thời,hoàn thiện cơ chế và chính sách ưu đãi các doanh nghiệp về đào tạo lao động,
hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, thực hiện xúc tiến đầu tư,thương mại, tổ chức các diễn đàn, tham gia hội chợ, xúc tiến thị trường tạiCampuchia và Việt Nam; đa dạng hóa các hoạt động đầu tư của Việt Nam vàCampuchia và ngược lại Về thị trường, hai bên thống nhất kế hoạch nghiêncứu mang tính chiến lược lâu dài đối với thị trường của hai nước, trước mắttập trung vào các thị trường có tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên, như: bưuchính, viễn thông, xuất khẩu hàng hóa, điện, chế biến nông sản, cây côngnghiệp có giá trị lớn, dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch Đồng thời, tậptrung vào các chương trình mang tính xã hội cao; tăng cường quản lý, kiểmtra, giám sát, bảo đảm thực hiện đúng mục đích, hiệu quả; khuyến khích các
bộ, ngành, doanh nghiệp, địa phương hai bên hợp tác giúp đỡ lẫn nhau
Trang 362.2.1 Về thương mại
Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, một khu vực có tốc độ pháttriển nhanh và năng động nhất trên thế giới, Việt Nam và Campuchia đangbước vào giai đoạn hợp tác kinh tế, thương mại sôi động nhất trong suốt chiềudài lịch sử quan hệ hai nước Xuất phát từ chính sách phát triển kinh tế củahai Chính phủ cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới Trong đó, phát triểnquan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng,được Chính phủ và nhân dân hai nước đánh giá cao Bởi vì, Việt Nam vàCampuchia có vị trí địa lý chiến lược trong cửa ngõ Đông Nam Á nối liền nềnkinh tế các nước ASEAN, đồng thời hai nước còn có những tiềm năng kinh tếthuận lợi có thể hợp tác và đầu tư Điều này đã làm cho tình hình hoạt độngthương mại giữa Việt Nam và Campuchia diễn ra thường xuyên và mạnh mẽhơn
Campuchia là một nước nông nghiệp, có nhiều sản phẩm tương tự ViệtNam như lúa, ngô, lạc, cao su, thuốc lá, thủy sản điều này cho thấy thịtrường tiêu dùng giữa hai nước khá tương đồng Campuchia là thị trường hấpdẫn với mức cầu khá cao Người dân Campuchia với mức sống thấp nên họ
ưa chuộng các mặt hàng giá rẻ với chất lượng tốt, điều này rất phù hợp vớicác loại hàng hóa của Việt Nam Với tiềm năng và đặc điểm của thị trườngCampuchia, đó là những lợi thế mà phía Việt Nam có thể tận dụng và hợp tác.Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt về tiềm năng, thế mạnh kinh tế và tàinguyên của mỗi nước, triển vọng hợp tác thuơng mại giữa Việt Nam vàCampuchia là rất phong phú và đa dạng Thực tiễn trong những năm qua đãchứng minh việc triển khai trong hợp tác thưong mại ban đầu đã mang lạihiệu quả kinh tế rõ rệt
Năm 2011 tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 2,829 tỷ USD,tăng 54,75 % so với năm 2010 Tiếp nối đà này, kim ngạch thương mại haichiều Việt Nam – Campuchia trong năm 2012 đạt khoảng 3,3 tỷ USD, tăng
Trang 37hơn 17% so với năm 2011, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sangCampuchia đạt 2,8 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2011; trong khi kim ngạchxuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam đạt 486 triệu USD, tăng 13,19%[28] Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 3,37 tỷ USD.Năm 2016 con số này là 2,92 tỷ USD, giảm 13,1% so với năm 2015, trong đóhàng hóa Việt Nam xuất sang Campuchia đạt khoảng 2,2 tỷ USD, giảm 8,8%;hàng hóa Campuchia xuất sang Việt Nam đạt 725,8 triệu USD, giảm 24% sovới năm 2015 Tính đến hết tháng 2/2017, kim ngạch thương mại songphương đạt 624,1 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2016 [24].
Bảng 2.1 Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia giai đoạn
2011-2016
(Đơn vị: triệu USD và %)
Mức tăng trưởng tổng kim
ngạch
Nguồn: Hồ sơ thị trường Campuchia, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI, 3/2016); Số liệu năm 2016 từ Thông cáo chung Hộinghị Hợp tác các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 9, PhnomPenh, 15/3/2017
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu là xăngdầu, các sản phẩm từ chất dẻo, hàng dệt may, bánh kẹo và các sản phẩm từngũ cốc, các sản phẩm từ cao su, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và phụtùng, hóa chất, sắt thép và các sản phẩm từ kim loại, điện thoại và linh kiệnđiện thoại, gốm sứ các loại, hàng tiêu dùng Mặt hàng nhập khẩu từCampuchia vào Việt Nam là cao su, gỗ và các sản phẩm gỗ, nông sản (ngô,