1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khung pháp lý quốc tế và pháp luật việt nam trong phòng chống và xử lý tội phạm buôn bán trái phép động vật hoang dã trên không gian mạng

41 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khung Pháp Lý Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Trong Phòng Chống Và Xử Lý Tội Phạm Buôn Bán Trái Phép Động Vật Hoang Dã Trên Không Gian Mạng
Tác giả Nguyễn Hoàng Trang
Người hướng dẫn ThS. Vũ Thị Ngọc Trang, ThS. Phạm Thanh Tùng
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Cụ thể về Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên không gian mạng, tác giả đãnghiên cứu và tham khảo các công trình khoa học dưới đây:- Nhận diện các thủ đoạn sử dụng công nghệ thông tin,

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Trang

Mã sinh viên: LTMQT50C10978

Lớp tín chỉ PPNCKH-LTMQT50.4_LT

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TIỂU LUẬNMôn: Phương pháp nghiên cứu khoa học

KHUNG PHÁP LÝ QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ TỘI PHẠM BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG

VẬT HOANG DÃ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Lớp:

Mã lớp tín chỉ:

Mã sinh viên:

ThS Vũ Thị Ngọc TrangNguyễn Hoàng TrangLTMQT50C1

PPNCKH-LTMQT50.4_LTLTMQT50C10978

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, sốliệu, kết luận trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực và khách quan Tôi hoàn toànchịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Nguyễn Hoàng Trang

Trang 4

là sự ủng hộ, giúp đỡ, động viên từ gia đình và bạn bè, đã trở thành nguồn động lựclớn thúc đẩy tôi hoàn thiện bài nghiên cứu dưới đây.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng bài nghiên cứu không thể tránh khỏi nhiều hạnchế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn từquý thầy cô để có thêm cơ hội hoàn thiện bài nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

loại động, thực vật hoang dã nguy cấp

các loài động, thực vật hoang dã toàn cầu

tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục từ viết tắt iii

Mục lục iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG 4

1.1 Khái niệm về ĐVHD 4

1.2 Khái niệm về Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD 6

1.3 Khái niệm Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên không gian mạng 8

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VÀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG 10

2.1 Văn bản pháp lý quốc tế 10

2.2 Văn bản pháp lý Việt Nam 15

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ TRONG XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG 20

3.1 Thực trạng về tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM tại Việt Nam 20

3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên không gian mạng 22

3.3 Khuyến nghị về nâng cao hiệu quả xử lý và hoàn thiện khung pháp lý xử lý hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM 23

KẾT LUẬN 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 7

DANH MỤC BẢNG THAM KH

Bảng 1 1 Tội danh về ĐVHD tại các quốc gia nguồn, trung gian và điểm đến 8YBảng 2 1 Phân loại Giấy phép và Chứng nhận sử dụng trong thủ tục về hoạtđộng thương mại ĐVHD trong Phụ lục CITES 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH THAM KHẢ

Hình 1 1 Website quảng cáo, rao bán mật gấu 21

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, buôn bán trái phép ĐVHD là một trong những loại hình tội phạmmang lại nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới 1 Theo báo cáo từ UNODC, gần 6,000loài động, thực vật khác nhau đã rơi vào tình trạng khai thác trái phép từ 1999 đến

2018, với phạm vi trải dài gần như là toàn cầu 2 Do vậy, thực hành nghiên cứu,phân tích và xây dựng pháp luật là thiết yếu đối với thực tiễn phòng, chống buôn báitrái phép ĐVHD trên thế giới

Nằm tại vị trí thuận lợi, Việt Nam trở thành một trong những nước mắt xích,trung gian kết nối những mạng lưới buôn bán trái phép ĐVHD trong khu vực 3 Sựphát triển của công nghệ đã tạo điều kiện cho các hành vi trên trở nên thêm tinh vi,khó lường, bao gồm việc sử dụng các nền tảng trực tuyến để tham gia và vận hànhcác thị trường mua bán trái phép

Tới nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong công tác phòng chống

và xử lý tội phạm về buôn bán trái phép ĐVHD Tuy nhiên, cần khẳng định rằng bấtcập vẫn còn tồn tại trong những quy định hiện hành Bởi vậy, thực tiễn quá trìnhđiều tra, xử lý tội phạm về buôn bán trái phép ĐVHD vẫn còn gặp nhiều khó khăn

- Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với yêu cầu của Công ước CITES vềbảo vệ động vật hoang dã Nguyễn Phương Anh, Tạp chí Kiểm sát

1 INTERPOL, Poaching and the illegal wildlife trade has become a major area of activity for organized

crime groups,

https://www.interpol.int/en/News-and-Events/News/2023/Illegal-wildlife-trade-has-become-one-of-the-world-s-largest-criminal-activities , truy cập ngày 20/01/2024

2 UNODC (2020), World Wildlife Crime Report 2020: Trafficking in Protected species, May 2020

3 Global Initiative Against Transnational Organized Crime (2022), Vietnam’s virtual landscape for illicit wildlife trading: A snapshot of e-commerce and social media, October 2022

Trang 9

Cụ thể về Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên không gian mạng, tác giả đãnghiên cứu và tham khảo các công trình khoa học dưới đây:

- Nhận diện các thủ đoạn sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông để buônbán trái phép động vật hoang dã Hoàng Hải Yến, Tạp chí Kiểm sát

- Khung pháp lý xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã trênkhông gian mạng tại Việt Nam Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Đào MaiKhánh, Nguyễn Lương Nguyên; Kỷ yếu Hội thảo khoa học

Các nghiên cứu trên tập trung đánh giá và bình luận về hệ thống pháp luật ViệtNam trong phòng chống, xử lý hành vi buôn bán động vật hoang dã Do đó, đề tàitiểu luận của tác giả không trùng lặp với nội dung, hướng nghiên cứu của các côngtrình kể trên

3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài

- Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu khung pháp lý quốc tế về phòng chống tội phạm buôn bán trái phépĐVHD nói chung và cụ thể thực tiễn áp dụng pháp luật phòng chống và xử lý tộiphạm buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM nói riêng Từ đó, rút ra khuyến nghị choViệt Nam

- Nhiệm vụ của đề tài:

+ Nghiên cứu làm rõ những quy định của pháp luật quốc tế về tội phạm buônbán trái phép ĐVHD trên KGM

+ Nghiên cứu tình hình áp dụng pháp luật quốc tế vào quá trình xây dựng hệthống pháp luật về buôn bán trái phép ĐVHD tại Việt Nam

+ Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam

+ Nêu ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong hoàn thiện khung pháp lý vànâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những văn bản pháp luật quốc tế, pháp luật ViệtNam và thực tiễn đấu tranh phòng chống và xử lý tội phạm

2

Trang 10

- Phạm vi nghiên cứu: Các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật ViệtNam về ĐVHD; thực tiễn hoạt động phòng chống và xử lý tội phạm vềĐVHD.

4 Nội dung tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Tiểu luận có bố cục như sau

Chương 1 Lý luận về buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM

Nêu lên và giải thích các khái niệm về ĐHVD, tội phạm về ĐVHD và tội phạm

về ĐVHD trên KGM Theo đó, phân loại các nhóm loài ĐVHD dựa trên một số cơ

sở pháp lý quốc tế và phân loại tội phạm về ĐVHD theo địa điểm mà chúng bắtnguồn

Chương 2 Quy định về buôn bán trái phép ĐVHD và buôn bán trái phép

ĐVHD trên KGM

Làm rõ nội dung một số văn bản pháp lý quốc tế và bộ công cụ chính yếu tronggiải quyết tội phạm liên quan đến ĐVHD trên không gian mạng Nêu lên những quyđịnh hiện hành của pháp luật Việt Nam trong phạm vi nêu trên

Chương 3 Thực tiễn và khuyến nghị trong xử lý tội phạm về buôn bán trái

phép ĐVHD trên KGM

Khái quát tình hình tội phạm về buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM thông qua

số liệu thống kê về các vụ án, sản phẩm được buôn bán trái phép và các phươngthức, thủ đoạn được sử dụng trong các hoạt động buôn bán bất hợp pháp Theo đó,đưa ra tổng quan về tình hình xử lý các hành vi vi phạm theo pháp luật hành chính

và hình sự Cuối cùng, tiểu luận đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam trong nâng caohiệu quả xử lý và hoàn thiện khung pháp lý

Trang 12

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG

DÃ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

1.1 Khái niệm về ĐVHD

1.1.1 Định nghĩa “Động vật hoang dã”

Cụm từ “Loài hoàng dã” trong Tiếng Anh là “Wildlife”, được từ điển Oxfordđịnh nghĩa như sau: “Animals, birds, insects, etc that are wild and live in a naturalenvironment” 4 Theo đó, ĐVHD cũng có thể được hiểu là những loài động vật,chim muông, côn trùng, v.v sống hoang dã trong môi trường tự nhiên và khôngchịu sự tác động từ con người

Tuy nhiên định nghĩa về ĐVHD trong các văn bản pháp lý có nhiều biến thể từquốc gia này tới quốc gia khác 5, nhưng từ góc nhìn quốc tế, chúng đã được kết tinhlại dưới quan điểm của một số tổ chức quốc tế như sau Hiệp hội quốc tế bảo vệ

động vật hoang dã (ICCWC) cho rằng Loài hoang dã bao gồm tất cả các quần thể

động vật và thực vật bao gồm các loài động vật, chim muông, cá, lâm sản từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ 6 Theo một nghiên cứu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp

Liên Hợp Quốc (FAO), Loài hoang dã, thường được hiểu theo nghĩa hẹp là Động

vật hoang dã, bao gồm cả động vật không xương và có xương nhưng loại trừ cá 7

Để có thể nghiên cứu, hiểu biết chuyên sâu về ĐVHD, cần phải nắm rõ địnhnghĩa về ĐVHD được quy định trong các văn bản pháp lý Việt Nam Luật Đa dạng

sinh học năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2018) quy định: Loài hoang dã là loài

https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/american_english/wildlife,truy cập 01/01/2024

5 Miaomiao Tian, Gary R Potter, Jacob Phelps (2023), “What is “wildlife”? Legal

definitions that matter to conservation”, Biological Conservation, Volume 287

Trang 13

động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và phát triển theo quy luật 8 Luật

Lâm nghiệp 2017 quy định: Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

là loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ

bị tuyệt chủng 9

Như vậy, ĐVHD là các cá thể, quần thể động vật sống trong môi trường tựnhiên, phát triển tự do, tham gia quá trình chọn lọc tự nhiên và không chịu kiểmsoát trực tiếp từ con người

Các tổ chức quốc tế và các quốc gia thường sử dụng định nghĩa “Loài hoang dã”trong các văn bản pháp lý của mình thay vì “Động vật hoang dã” bởi tính khái quátcao của cụm từ Bài nghiên cứu dưới đây tập trung khai thác các khía cạnh liênquan đến ĐVHD, bởi vậy, các định nghĩa về “Loài hoang dã” cũng đã bao hàm địnhnghĩa về “Động vật hoang dã”

1.1.2 Phân loại các loài ĐVHD

Hiện nay có nhiều phương pháp, tiêu chí để phân loại các loài ĐVHD ngoài môitrường tự nhiên Trong các ngành khoa học tự nhiên, để nghiên cứu chuyên sâu vềĐVHD, cần phải có kiến thức về giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài của từng cá thể

10 Bên cạnh đó, trong quá trình phân loại, cũng cần quan tâm đến khu vực sinhsống, quy mô, xu hướng vận động hay tình trạng sinh tồn của các loài ĐVHD trongmôi trường tự nhiên11

Đặc biệt, trong ngành khoa học pháp lý, cần chú ý tới một số Công ước quốc tế

đã phân loại các loài ĐVHD Các Công ước đã trở thành nguồn pháp luật vữngchắc, thúc đẩy sự thống nhất trong pháp luật quốc tế và hỗ trợ các quốc gia xâydựng, ban hành các điều luật phù hợp, cập nhật với quy định quốc tế về phân loạiĐVHD Các công ước kể trên bao gồm:

8 Luật Đa dạng sinh học, 13 tháng 11 năm 2008, điều 3, khoản 13

9 Luật Lâm nghiệp, 15 tháng 11 năm 2017, điều 2, khoản 14

10Vernell Leavings, Wendy McDougal, Animal Classification Systems: History &

Examples, https://study.com/academy/lesson/what-is-animal, truy cập 20/01/2024

11 Nothern Territory Government, Classification of wildlife, 2024 Nothern Territory

Government of Australia, wildlife, truy cập 08/01/2024

https://nt.gov.au/environment/animals/classification-of-6

Trang 14

- Công ước về buôn bán quốc tế các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp

- Công ước về các Loài di cư

Sách đỏ IUCN cũng là nguồn đảm bảo và uy tín, cung cấp, cập nhật thông tin vềtình trạng sinh tồn của các loài động, thực vật, nấm trên thế giới

Theo đó, Việt Nam đã ban hành một số trong văn bản pháp lý nhằm áp dụngđiều khoản Công ước quốc tế, thống nhất về cách phân loại ĐVHD trong phạm viquốc gia:

- Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Nghị định số64/2019/NĐ-CP)

- Danh mục Động vật rừng thuộc nhóm I và nhóm II (Nghị định CP)

06/2019/NĐ Danh mục các loài ĐVHD quy định trong phụ lục của CITES (Thông tư số04/2017/TT-BNNPTNT)

1.2 Khái niệm về Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD

1.2.1 Định nghĩa Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD

Buôn bán ĐVHD là các hoạt động thương mại mua bán, trao đổi cá thể, mẫuvật, sản phẩm trích xuất từ các loài sống trong môi trường tự nhiên

Giống với các định nghĩa về “Loài hoang dã” và “Động vật hoang dã”,không có một định nghĩa thống nhất giữa các cơ quan quốc tế về như thế nào là

“Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD” , các định nghĩa được đưa ra sao cho phùhợp với hoạt động, mục đích của từng cơ quan Để khái quát, tội phạm buôn bán tráiphép động, thực vật hoang dã là một điển hình cho tội phạm về môi trường 12 Trong

đó, bao gồm những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế hoặc pháp luật quốc gia vềbảo vệ, bảo tồn các loài động, thực vật Theo Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống

Ma tuý và Tội phạm (UNODC), buôn bán trái phép ĐVHD bao gồm các hành vi

trao đổi; mua bán trái phép; buôn lậu; săn bắt; nuôi nhốt; tàng trữ các loài nguy

12 Ola Jennersten, Wildlife Crime, 2022 WWF – World Wild Fund For Nature,

https://www.wwf.eu/what_we_do/biodiversity/wildlife_crime/#:~:text=Wildlife

%20crime%20is%20a%20major,legislation%20that%20protects%20wildlife

%20species, truy cập 08/01/2024

Trang 15

cấp, cần được bảo tồn hoặc các mẫu vật, sản phẩm bắt nguồn từ các loài nói trên

13 Thêm vào đó, Liên mình phòng chống tội phạm về các loài động thực vật hoang

dã toàn cầu (ICCWC) đã làm rõ thêm khái niệm bằng cách bổ sung thêm rằng: Tội

phạm về ĐVHD còn liên quan tới cả những hoạt động xuất, nhập khẩu trái phép ĐVHD 14

Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội phạm liên quan bảo vệ động vậtnguy cấp, quý, hiếm 15 Trong đó, quy định một số tội danh liên quan trực tiếp tớitội phạm về buôn bán trái phép ĐVHD: Săn bắn, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vậnchuyển, buôn bán trái phép ĐVHD; bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm từ động vật

1.2.2 Phân loại Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD

Các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến buôn bán trái phép ĐVHDkhông chỉ được thực hiện, tiến hành trong phạm vi từng quốc gia mà còn có quy môvượt biên giới Các nhóm tội phạm trên hoạt động sôi nổi không chỉ tại các nướcnguồn, quê hương các loài mà còn tại các nước trung gian, các nước là điểm đếntiêu thụ các cá thể, mẫu vật ĐVHD 16

Để đạt được hiệu quả cao trong phòng chống tội phạm buôn bán trái phépĐVHD, cần phân loại rõ ràng, cụ thể các tội danh liên quan Trong Bộ công cụ Phântích về Tội phạm về động, thực vật hoang dã và vi phạm lâm luật, ICCWC đã phânloại tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD tại các nước nguồn, nước trung gian vànước điểm đến như sau 17:

Tội danh liên quan đến Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHDNước nguồn  Săn bắt trái phép

 Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm

 Bắt nhốt con mồi (phối giống con cái, cá thể con non)

 Sở hữu trái phép

 Chế biến sản phẩm từ ĐVHD

 Xuất, nhập khẩu trái phép

 Nuôi nhốt trái phép vì mục đích phối giống

 Phá hoại trái phép

13 The Education for Justice (2019) Teaching Module Series: Wildlife Crime,

UNODC, Module 3

14 ICCWC (2022), Wildlife and Forest Crime: Analytic Toolkit, Second Edition

15 Bộ luật Hình sự, ngày 20 tháng 6 năm 2017, điều 234, điều 244

16 ICCWC (2022), Wildlife and Forest Crime: Analytic Toolkit, Second Edition

17 ICCWC (2022), Wildlife and Forest Crime: Analytic Toolkit, Second Edition

8

Trang 16

Nước trung

gian  Nhập khẩu trái phépSở hữu trái phép

 Cung cấp và buôn bán trái phép

 Cung cấp và buôn bán trái phép

 Mua và tiêu thụ trái phépBảng 1 1 Tội danh về ĐVHD tại các quốc gia nguồn, trung gian và điểm đến

Cụ thể trong pháp luật Việt Nam, bên cạnh Điều 234 và 244 BLHS quy định cụthể các Tội danh liên quan đến quản lý, bảo vệ ĐVHD, một số điều khoản liên quantrực tiếp tới buôn bán trái phép ĐVHD có thể tìm thấy trong các văn bản Nghị định,Nghị quyết, Thông tư của cơ quan có thẩm quyền liên quan Cụ thể sẽ được phântích chuyên sâu hơn trong phần II của tiểu luận

1.3 Khái niệm Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên không gian mạng

Là một trong những nhóm tội phạm có tổ chức lớn nhất thế giới cùng với tộiphạm buôn bán trái phép chất ma tuý và tội phạm mua bán người 18, tội phạm vềbuôn bán trái phép ĐVHD dần trở nên tinh vi hơn trong hành động và thủ đoạn củamình Những hành vi buôn bán trái phép ĐVHD không chỉ xuất hiện trong nhữnggiao dịch truyền thống, trực tiếp mà giờ đây đã phát triển cả trên nền tảng số, thôngqua các trang mạng xã hội, hội chợ online, v.v

CITES đưa ra khái niệm như sau: Tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD trên

không gian mạng là các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến mua bán, trao đổi bất hợp pháp các cá thể, mẫu vật, sản phẩm bắt nguồn từ ĐVHD, thông qua các kênh thông tin truyền thông; nền tảng số; các trang web (bao gồm cả trang web công cộng và trang web đen); hội chợ số; nền tảng mạng xã hội; ứng dụng nhắn tin, mạng ngang hàng P2P hoặc dịch vụ email 19

Pháp luật Việt Nam định nghĩa Không gian mạng (KGM) là mạng lưới kết nối

của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet,

18 UNODC, Transnational organized crime: the globalized illegal economy, https://www.unodc.org/toc/en/crimes/organized-crime.html, truy cập ngày 04/01/2024

19 CITES, CITES glossary, https://cites.org/eng/resources/terms/glossary.php, truycập 08/01/2024

Trang 17

mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian 20 Trên cơ sở nhận thức này về KGM, có thể hiểu hành vi vi phạmpháp luật về buôn bán ĐVHD trên KGM là những hoạt động thương mại bất hợppháp, xâm phạm đến quy định của Nhà nước về bảo vệ và quản lý ĐVHD, đặc biệtbao gồm các loài nguy cấp, quý, hiếm được pháp luật quốc gia công nhận; sử dụngKGM như một phương tiện, công cụ thúc đẩy thực hiện các hoạt động trên Có thểliệt kê một số hành vi vi phạm pháp luật điển hình về ĐVHD trên KGM như: Đăngtin quảng cáo rao bán ĐVHD và sản phẩm từ ĐVHD; Sử dụng KGM làm phươngtiện liên lạc trong hoạt động mua bán bất hợp pháp và Đăng hình ảnh giết mổ, hành

hạ, tàng trữ ĐVHD lên không gian mạng 21

Sự phát triển của Internet đã vô tình trở thành kênh phương tiện hữu hiệu, tạođiều kiện cho phép các nhóm tội phạm lách luật, thực hiện hành vi trái pháp luật củamình Cho tới hiện nay, đã đưa tới không ít khó khăn cho các quốc gia trong quátrình điều tra và truy bắt bởi tình phức tạp của nó Tiểu luận của tác giả tập trungnghiên cứu các hành vi liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại nên sẽ làm rõhơn về các hành vi đăng tin quảng cáo nhằm rao bán và liên lạc thông qua KGM ởcác phần sau

20 Luật An ninh mạng, 12 tháng 6 năm 2018, điều 1, khoản 3

21 Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Đào Mai Khánh, Nguyễn Lương Nguyên (2023),

“Khung pháp lý xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã trên khônggian mạng tại Việt Nam”, Hội thảo Pháp luật về phòng ngừa, xử lý các hành vi viphạm quy định về bảo bệ động vật hoang dã, từ ngày 17/03/2023 đến 19/03/2023,

Hà Nội và Ninh Bình, 194 -211

10

Trang 19

CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH VỀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VÀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT

HOANG DÃ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

2.1 Văn bản pháp lý quốc tế

Hiện nay, không có văn bản pháp lý quốc tế cụ thể quy định trực tiếp về tộiphạm buôn bán trái phép ĐVHD trên KGM và các chế tài liên quan Các công ướcquốc tế chỉ đưa ra khung pháp lý chung nhất về bảo vệ, quản lý, kiểm soát hoạtđộng buôn bán liên quan đến các loài ĐVHD Bên cạnh đó, còn có các Bộ công cụcũng được ban hành bởi các tổ chức quốc tế có thẩm quyền nhằm hỗ trợ các quốcgia áp dụng điều khoản công ước đặt ra vào thực tiễn áp dụng pháp luật

2.1.1 Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp

Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp(CITES) được ký tại Washington D.C ngày 01 tháng 03 năm 1973 Là Hiệp địnhgiữa các Chính phủ, được thiết lập nhằm kiểm soát các hoạt động thương mại liênquan đến động, thực vật hoang dã; đảm bảo không khai thác quá mức, dẫn đến tìnhtrạng tuyệt chủng của các loài 22 Gồm 25 điều, quy định các nguyên tắc cơ bảntrong hoạt động trao đổi và mua bán ĐVHD, phạm vi bảo vệ của CITES đã lên tớixấp xỉ 34,000 loài 23 Và với số lượng thành viên là 175 quốc gia, CITES đã trởthành Công ước chính nhất trong bảo vệ và quản lý các hoạt động thương mại vềđộng, thực vật hoang dã

22 Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, 01tháng 3 năm 1973, Lời tựa

23 ThS Tạ Đình Tuyên, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật

hoang dã nguy cấp và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan, Trường

đại học Kiểm sát Hà Nội , ban-quoc-te-cac-loai-dong-thuc-vat-hoang-da-nguy-cap-va-cac-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-co-lien-quan-8630.html, truy cập ngày 20/01/2024

https://hpu.vn/thong-tin-khoa-hoc/cong-uoc-ve-buon-12

Trang 20

Các quy định do CITES đề ra có hiệu lực trên toàn thế giới, đối với cả các quốcgia không phải là thành viên của Công ước 24 Theo đó, CITES yêu cầu các quốc giathành viên tham gia Công ước phải có các biện pháp phù hợp, áp dụng điều khoảnCông ước cũng như hài hoà hoá các điều khoản với pháp luật quốc gia 25

Việt Nam tham gia CITES năm 1994, trở thành thành viên thứ 172 của Côngước với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES là Tổng cục Lâm nghiệp, trực thuộc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 26 Tới nay, Việt Nam đã xây dựng và đangtrong quá trình hoàn thiện một hệ thống pháp luật về bảo vệ, quản lý ĐVHD dựatrên khuôn khổ CITES

Công ước CITES được đánh giá là nguồn pháp luật quốc tế hữu hiệu nhất trong

áp dụng pháp luật phòng chống buôn bán trái phép ĐVHD bởi CITES đã tạo ra mộtthiết chế bền vững trong công cuộc quản lý và kiểm soát các hoạt động thương mạiliên quan đến ĐVHD Đặc biệt, là Công ước quốc tế duy nhất quy định cụ thể cáchoạt động thương mại nào là bất hợp pháp, trao quyền tới các nước thành viên đượcphép tịch thu, triệt phá những nguồn cung ĐVHD và sản phẩm từ ĐVHD bất hợppháp 27

2.1.1.1 Hoạt động thương mại trong CITES 28

Các hoạt động chính yếu về buôn bán được đề cập đến trong CITES bao gồm:xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu và nhập nội từ biển

Trong đó, tái xuất khẩu được hiểu là xuất khẩu mẫu vật mà đã được nhập khẩutrước đó Nhập nội từ biển được định nghĩa là vận chuyển tới quốc gia, những mẫu

24 Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, 01tháng 3 năm 1973, điều 10

25 Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, 01tháng 3 năm 1973, điều 8

26 Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyèn hạn và cơ cấu tổ chức của cơquan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, ngày 23tháng 10 năm 2020, điều 1, khoản 1

27 UNODC, CITES and the international trade in endangered species,

issues/cites-and-the-international-trade-in-endangered-species.html, truy cập ngày20/01/2024

https://sherloc.unodc.org/cld/en/education/tertiary/wildlife-crime/module-2/key-28 Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, 01tháng 3 năm 1973, điều 1

Ngày đăng: 16/03/2024, 23:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w