Để cương kì 1

4 0 0
Để cương kì 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ 1 Phần I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé: - Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? A Nghị luận C Tự sự B.Biểu cảm D Thuyết minh Câu 2 (0,5 điểm): Câu nói: “Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm” là lời của nhân vật nào? A Ông lão C Cô bé B Bà mẹ D Người kể chuyện Câu 3 (0,5 điểm): Bông hoa thần dược có thể chữa bệnh cho mẹ là? A Bông cúc xanh C Bông cúc trắng B Bông cúc vàng D Bông cúc đỏ Câu 4 (0,5 điểm): Cô bé đã làm gì khi tìm được bông hoa? A Chạy nhanh về nhà C Đem bông hoa tới nhà ông lão B Bật khóc nức nở D Xé cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ Câu 5 (0,5 điểm): Có bao nhiêu danh từ trong câu sau: “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo.” A Một C Hai B Ba D Bốn Câu 6 (0,5 điểm): Hãy chọn một nhan đề phù hợp nhất cho văn bản trên: A.Sự tích hoa cúc trắng C Câu chuyện của ông lão B.Một người con D Phép màu Câu 7 (0,5 điểm): Từ “thần dược” được hiểu theo nghĩa nào dưới đây? A.Thuốc thần, thuốc tiên C Thuốc rẻ tiền B.Thuốc đắt tiền D Thuốc quý hiếm Câu 8 (0,5 điểm): Em thấy cô bé trong câu chuyện trên là người như thế nào? A Nhanh nhẹn C Siêng năng B Hiếu thảo D Nhút nhát Câu 9 (1,0 điểm): Bông hoa cúc trong văn bản biểu tượng cho điều gì? Câu 10 (1,0 điểm): Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi qua văn bản trên là gì? II LÀM VĂN (4,0 điểm) Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em Đề 2 Phần I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút Thỏ đuổi theo Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới Một chú Nhím vừa đi đến Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được - Tôi đã hỏi rồi Ở đây chẳng có ai may vá gì được Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim Tôi thiếu gì kim Nói xong, Nhím xù lông Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may [ ]” (Trích “Những chiếc áo ấm” - Võ Quảng) Thực hiện các yêu cầu : Câu 1 Văn bản có chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào ? A Truyện cổ tích B Truyện thơ C Truyện đồng thoại D Truyện ngắn Câu 2 Từ nào dưới đây không phải là từ láy ? A Cành cây B Lất phất C Bần bật D Ào ào Câu 3 Đoạn trích trên kể về những nhân vật nào ? A Thỏ và Rùa B Thỏ và Nhím C Nhím và Cáo D Thỏ và Cáo Câu 4 Trong đoạn trích trên, Nhím nhổ lông để làm gì ? A Để tấn công Thỏ B Để làm kim may áo cho mình C Để làm kim may áo cho Thỏ D Để thay lớp lông mới đẹp hơn Câu 5 Dòng nào sau đây nêu lên chủ đề của đoạn trích ? A Yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh trành B Nhanh nhạy xử lý tình huống C Trải nghiệm giúp ta khám phá những điều mới mẻ D Giúp đỡ người khác sẽ được báo đáp Câu 6 Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trên ao nước” là gì ? A Trôi nổi, nhấp nhô theo làn sóng B Không cân bằng, không vững C Trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng D Khi lên cao, khi xuống thấp một cách không đều, không nhịp nhàng Câu 7 Qua hành động của Nhím, em nhận thấy Nhím là một người bạn như thế nào ? A Quan tâm đến Thỏ khi biết Thỏ gặp khó khăn B Nhím là người bạn nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè C Biết cách xử lý mọi việc một cách chu đáo, vì người khác D Khéo tay, biết may vá quần áo cho mọi người Câu 8 Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong câu văn sau: “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật.” ? A So sánh B Nhân hóa C Ẩn dụ D Hoán dụ Câu 9 Nếu em là Nhím thì em có hành động như vậy không? Vì sao? Câu 10 Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? II LÀM VĂN (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em ĐỀ 3 I ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) : CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: - Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được! - Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói - Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" - Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy - Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó? - Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy Ốc sên con bật khóc, nói: - Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta - Vì vậy mà chúng ta có cái bình! - Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1 “Câu chuyện ốc sên” được viết theo thể loại nào? (1) A Truyện cổ tích B Truyện đồng thoại C Truyền thuyết D Thần thoại Câu 2 Tác phẩm được kể bằng lời của ai? (2) A Lời của Ốc sên con B Lời của Ốc sên mẹ C Lời của người kể chuyện D Lời của Ốc sên mẹ và Ốc sên con Câu 3 Câu chuyện có mấy nhân vật chính? (1) A Một B Hai C Ba D Bốn Câu 4 Cho biết câu văn sau là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp"mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra lại phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"(3) A Trực tiếp B Gián tiếp Câu 5 Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? (1) A Vì phải đeo cái bình vừa nặng, vừa cứng trên lưng B Vì cơ thể không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò C Vì không được bầu trời bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở D Vì Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh Câu 6 Em hiểu thế nào về câu nói của Ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”? (7) A Chúng ta phải tin vào chính bản thân mình, biết trân trọng, yêu quý B Không nên tị nạnh, so đo với người khác và cũng chẳng phải dựa vào ai C Chúng ta phải tin rằng mình có nhiều đặc điểm mà người khác không có được D Biết chấp nhận hoàn cảnh, cố gắng vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình Câu 7 Phép tu từ được người viết sử dụng trong văn bản trên (8) A Hoán dụ B Nhân hóa C So sánh D Ẩn dụ Câu 8: Ốc Sên đã tự so sánh mình với những ai? (7) A Với mẹ Ốc Sên B Với Giun Đất và Bướm C Với Sâu Róm và Bướm D Với Giun Đất và Sâu Róm Câu 9 Trình bày quan điểm của em về thông điệp được đặt ra trong văn bản (9) Câu 10 Em có đồng ý với cách suy nghĩ và hành động của Ốc sên con trong câu chuyện không

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:32

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan