1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dàn ý tả con vật

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dàn Ý Tả Con Vật
Thể loại bài luận
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 136,83 KB

Nội dung

giữ ấm, chống nắng, chống vi khuẩn, chống ướt… - Miêu tả chi tiết về con vật đó: miêu tả theo từng bộ phận của cơ thể:  Hình dáng và kích thước của đầu  Hình dáng, màu sắc và khả năng

Trang 1

Dàn ý Tả con vật

a Mở bài: Giới thiệu về con vật mà em muốn miêu tả.

 Con vật đó được đón về từ đâu? (được tặng hay mua về)

 Con vật đó đã sống ở nhà em bao lâu rồi?

 Tên của con vật đó là gì? (nếu có)

b Thân bài:

- Miêu tả khái quát về con vật đó:

 Con vật đó thuộc giống gì? (ví dụ: nếu là mèo thì có mèo lông ngắn, mèo mướp, mèo ba

tư, mèo xiêm, mèo tai cụp…)

 Con vật đó là giống cái hay giống đực?

 Cân nặng, chiều cao, thể tích của con vật đó? Kích thước ấy có gì đặc biệt (to hơn hay nhỏ hơn so với các con vật khác cùng giống loài)?

 Bộ lông (hoặc lớp da) bên ngoài của con vật đó có màu sắc như thế nào? Khi chạm vào

có cảm giác ra sao? Tác dụng của bộ lông đó với cơ thể của con vật? (giữ ấm, chống nắng, chống vi khuẩn, chống ướt…)

- Miêu tả chi tiết về con vật đó: miêu tả theo từng bộ phận của cơ thể:

 Hình dáng và kích thước của đầu

 Hình dáng, màu sắc và khả năng nhìn trong bóng tối của đôi mắt

 Hình dáng, trạng thái (cụp, dựng thẳng…) và khả năng nghe của đôi tai

 Cái mõm/miệng/mỏ của con vật có hình dáng gì, có sắc nhọn không, có khả năng

gặm/cắn tốt không

 Phần lưng, bụng của con vật có hình dáng gì? Có đặc điểm nào đặc biệt nổi trội không?

 Con vật có bao nhiêu cái chân? Chân có móng vuốt hay đệm lót không và tác dụng của chúng là gì?

 Đuôi của con vật có hình dáng và kích thước như thế nào? Chúng cụp xuống/ xòe ra/ dựng lên… khi có điều gì diễn ra?

- Miêu tả hoạt động của con vật:

 Con vật thích ăn gì, chơi gì cùng với ai

 Con vật dành nhiều thời gian để làm việc gì trong ngày, những thời gian còn lại thì nó làm gì

 Con vật có giúp ích gì cho cuộc sống của con người hay không

c Kết bài: Tình cảm của em dành cho con vật đó

Em có yêu quý con vật đó không?

Em muốn làm những việc gì cho con vật đó?

Trang 2

Tả con mèo

Vào ngày sinh nhật lần thứ 8 của em , bà ngoại có tặng em một chú mèo rất dễ thương và đáng yêu Vừa nhìn thấy chú là em đã vui mừng và thích thú lắm!Em thường gọi chú với cái tên dễ thương là Mi

“Meo, meo, meo”, hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học bài là chú Mi lại đến nằm dụi đầu vào chân em Mi thân thiết và gắn bó với em từng ngày

Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ nhưng bây giờ thì nó đã to bằng cái chai Cô-ca đại bự Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng và điểm thêm vài vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy Cái tai của chú mới thính làm sao ! Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người Cổ Mi được quàng một chiếc khăn màu trắng đục Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt

Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Mi di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại dấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao ! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Mi đang rình chúng đấy Ban đêm, Mi ta mới đi làm cho chủ Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột

Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày Chú Mi ngụy trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc Mi nằm yên như đang ngủ Bỗng “chụp” một cái, chỉ nghe thấy tiếng“chít” tuyệt vọng, Mi ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú Hả hê với chiến thắng của mình, Mi tha con chuột đó ra vườn Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất Mi tỏ vẻ sung sướng lắm

Mi ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một

Em thường nghe mọi người nói “ăn như mèo” quả không sai Dù đói đến đâu thì Mi cũng ăn rất

Trang 3

từ tốn Khác với Vàng- chú cún tinh nghịch nhà em, cứ ăn hùng hục Vàng và Mi rất thân với nhau Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả

Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Mi nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu Thỉnh thoảng , nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt Buổi tối, khi cả nhà

ăn cơm xong, bao giờ Mi cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu

Em rất yêu quý Mi Míu không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là “dũng

sĩ diệt chuột” của nhà em Mi giúp nhà em rất nhiều trong chiến dịch diệt chuột Từ ngày có Mi, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá Em sẽ chăm sóc Mi cho khỏe, chơi với Mi vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Mi cho em

Trang 4

Đề thi Học kì 1 Toán lớp 4

I Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 Số 134 095 314 đọc là: (0,5 điểm)

A Một trăm ba mươi tư triệu không trăm chín mươi lăm nghìn ba trăm mười bốn

B Một trăm ba tư triệu chín mươi lăm nghìn ba trăm mười bốn

C Một trăm ba mươi tư triệu không trăm chín mươi năm nghìn ba trăm mười bốn

D Một trăm ba tư triệu không trăm chín mươi lăm nghìn ba trăm mười bốn

Câu 2 Trong số 5 148 627, chữ số 6 thuộc: (0,5 điểm)

A Hàng chục nghìn, lớp nghìn

B Hàng nghìn, lớp nghìn

C Hàng trăm, lớp đơn vị

D Hàng triệu, lớp triệu

Câu 3 Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ: (0,5 điểm)

A XVII B XVIII C XIX D XX

Câu 4 Trong số 2 815 794, giá trị của chữ số 8 hơn giá trị của chữ số 1 số đơn vị là: (0,5 điểm)

A 7 đơn vị

B 790 000 đơn vị

C 79 000 đơn vị

D 7 900 đơn vị

Câu 5 Cô Hà có một mảnh đất hình chữ nhật dài 32 m, chiều dài mảnh đất gấp 4 lần chiều rộng Cô chia mảnh đất đó thành 4 lô bằng nhau Vậy diện tích của mỗi lô đất là: (0,5 điểm)

A 80 m2 B 32 m2 C 60 m2 D 64 m2

Câu 6 Cân nặng của con mèo (như bức tranh dưới đây) là: (0,5 điểm)

Trang 5

A 7 kg B 4 kg C 19 kg D 5 kg

II Phần tự luận (7 điểm)

Bài 1 Đặt tính rồi tính (1 điểm)

182 555 + 74 829

………

………

………

956 328 – 273 509 ………

………

………

85 579 : 5 ………

………

………

………

………

………

17 219 × 4 ………

………

………

Bài 2 Tính giá trị của biểu thức (1 điểm) 281 250 + 7 015 × 4 = ………

= ………

250 000 + 12 860 : 4 – 53 215 = ………

= ………

Bài 3 >; <; =? (1 điểm) 7 tấn 650 kg … 21 645 kg : 3 6 tấn 18 yến … 3 125 kg × 2 2 m2 45 dm2 … 170 dm2 + 75 dm2 2 060 cm2 × 5 … 1 m2 800 cm2 Bài 4 Số? (1 điểm) Hình vẽ bên có: … hình bình hành … hình thoi Bài 5 Một tấm gỗ hình chữ nhật có chu vi là 36 dm Chiều dài của tấm gỗ hơn chiều rộng 6 dm Tính chiều dài, chiều rộng của tấm gỗ đó (2 điểm) Bài giải ………

………

………

Trang 6

………

………

………

………

Bài 6 Tính bằng cách thuận tiện nhất (1 điểm) 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19 ………

………

………

Trang 7

Môn Tiếng việt

I PHẦN KIỂM TRA ĐỌC HIỂU

Đọc bài văn sau, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện các yêu cầu sau:

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim Kết quả, ông bị ngã gãy chân Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu

óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay

được?"

Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần

Có người bạn hỏi:

- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?

Xi-ôn-cốp-xki cười:

- Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi

Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này, ông đã đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục."

(Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn)

Câu 1 (M1) Nhân vật chính của câu chuyện "Người tìm đường lên các vì sao" là ai?

A M.Gorki

B Xi-ôn-cốp-xki

C Anh-xtanh

D Niu-tơn

Câu 2 (M1) Ngay từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ước mơ điều gì?

A Ước mơ được đọc thật nhiều sách

B Ước mơ được trở thành một nhà khoa học nổi tiếng

C Ước mơ có được đôi cánh để bay lên bầu trời

D Ước mơ được bay lên bầu trời

Trang 8

Câu 3 (M2) Điều mà Xi-ôn-cốp-xki hằng tâm niệm là gì?

A Theo đuổi đam mê thành công

B Chỉ cần cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng cả thế giới

C Dù sao thì trái đất vẫn quay

D Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục

Câu 4 (M2) Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?

A Vì gia đình ông có điều kiện để theo đuổi đam mê của mình

B Vì ông được rất nhiều người ủng hộ và cổ vũ

C Vì ông có ước mơ, có mục tiêu của riêng mình và có quyết tâm, nghị lực, ý chí để thực hiện ước mơ đó

D Vì ông gặp may mắn

Câu 5 (M3) Theo em, nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói điều gì?

………

………

………

………

Câu 6 (M1) Tên cơ quan tổ chức nào viết đúng: A Trường Tiểu học Lê Hồng Phong B Đài truyền hình hà Nội C Bộ Giáo dục và đào tạo D Công ty thuốc lá Thăng long Câu 7 (M2) Gạch chân dưới các tính từ trong câu văn sau: Những hạt sương trắng nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng Câu 8 (M3) Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hóa về hiện tượng tự nhiên ………

………

II PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (5 ĐIỂM )

Đề bài: Em hãy miêu tả con chó nhà em hoặc con chó nhà hàng xóm mà em biết

Trang 9

Đề 2:

Ông Trạng thả diều Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền Chú bé rất ham thả diều Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ Bài của chú chữ tốt, văn hay, vượt xa các học trò của thầy

Thế rồi vua mở khoa thi Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta

( Theo Trinh Đường )

Dựa vào nội dung đoạn văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm theo yêu cầu:

Câu 1: Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

A Lên sáu tuổi đã học ông thầy trong làng

B Đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học

C Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ

D Học đến đâu hiểu ngay đến đó

Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

A Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học

B Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ

C Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ

D Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ Câu 3: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?

Trang 10

A Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú thông minh.

B Vì khi đỗ Trạng nguyên, Hiền vẫn là chú bé ham thích chơi diều

C Vì khi còn nhỏ, Hiền là một chú bé ham thích chơi diều

D Vì chú làm diều rất đẹp

Câu 4: Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên khi bao nhiêu tuổi?

A 11 tuổi B 12 tuổi C 13 tuổi D 14 tuổi

Câu 5: Nội dung bài “Ông Trạng thả diều” nói lên điều gì?

………

………

………

………

Câu 6: Viết lại tính từ có trong câu sau: “Những làn mây trôi nhẹ nhàng hơn Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.”? Tính từ: ………

Câu 7: Thêm 1 từ ngữ thích hợp vào chỗ … trong câu sau cho phù hợp nhất? Ông mặt trời chầm chậm ………… lên sau dãy núi Câu 8: “Tài trí” có nghĩa là gì? A Có tài và có tiếng tăm B Có tài năng và trí tuệ C Có tài năng và đức độ D Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp Câu 9: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu sau cho sinh động hơn: “Những vì sao sáng lấp lánh.” ………

Câu 10: Qua câu chuyện “Ông Trạng thả diều” em rút ra được bài học gì cho bản thân? ………

……… Tập làm văn: Em hãy viết một bức thư cho người thân

Trang 11

I Phần đầu bức thư

- Địa điểm và thời gian viết thư: viết ở góc phía bên phải trang giấy.Ví dụ:

Thanh Hóa, ngày … tháng … năm …

- Lời chào đầu tiên dành cho người nhận thư - người bạn của em Ví dụ:

Hà Lan thân mến!

Tuấn Hùng yêu quý!

Xin chào Mai Hoa!

2 Phần nội dung bức thư

- Nêu mục đích, lý do mà em viết bức thư này: kể cho bạn nghe về tình hình học tập của bản thân trong thời gian vừa qua

- Gửi những lời hỏi thăm đến bạn ở đầu thư Gợi ý:

 Về sức khỏe của bạn và gia đình bạn

 Về thời tiết, khí hậu ở nơi bạn sống hiện nay

 Về ngôi trường, bạn bè mới của cậu ấy trong thời gian gần đây

- Chia sẻ tình hình học tập của em cho bạn Gợi ý:

 Gần đây em học tập rất tập trung, chăm chỉ, nghiêm túc

 Luôn làm bài tập về nhà đầy đủ, đến lớp đúng giờ

 Hăng hái tham gia phát biểu, xây dựng bài

 Đã khắc phục được những nhược điểm trước đây trong môn học nào đó (tính toán nhanh hơn, viết chữ đẹp hơn, viết văn hay hơn…)

 Đã đạt được những điểm 9, điểm 10, được thầy cô khen…

 Được tham gia vào các nhóm, các hoạt động tập thể của trường

- Trình bày những mong muốn, tình cảm của em dành cho bạn Gợi ý:

 Bày tỏ tình yêu thương, quý mến, nhớ nhung của em dành cho bạn vì đã lâu rồi chưa gặp

 Thể hiện mong muốn sớm được gặp lại bạn trong thời gian sắp tới (nghỉ hè, nghỉ lễ…)

- Gửi đến bạn và gia đình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và vui vẻ

- Thể hiện mong muốn sớm nhận được thư hồi âm từ bạn

3 Phần cuối bức thư

Chữ kí của người viết thư, cùng từ xưng hô thân mật

Ví dụ: Bạn thân của cậu, tên

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:30

w