1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ai đã đặt tên cho dòng sông (2)

3 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông
Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
Thể loại Bút Kí
Năm xuất bản 1975
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 20,32 KB

Nội dung

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG - Hoàng Phủ Ngọc Tường – “ Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về đất nước mình thì cất lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền, vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi” "Trăm dáng sông xuôi ấy" không chỉ đẹp trong tự nhiên mà còn trở thành những dòng sông gợi thương gợi nhớ trong trang văn, trang thơ của biết bao người nghệ sĩ Đó là dòng Vàm Cỏ Đông trong thơ Hoài Vũ, dòng sông quê hương "xanh biếc" trong thơ Tế Hanh, là "sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh" trong thơ Hoàng Cầm, là dòng Đà giang "độc bắc lưu" trong tùy bút Nguyễn Tuân Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng mang đến cho văn đàn một áng văn tuyệt mĩ mà cảm hứng được khơi nguồn từ dòng sông xứ Huế thơ mộng: Sông Hương Trong bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?", dòng Hương giang được Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả, cảm nhận qua nhiều phương diện và trong cả hành trình dài từ thượng nguồn đến khi ra biển cả Đoạn văn: "Trong những dòng sông chân núi Kim Phụng" khắc họa vẻ đẹp của sông Hương trong mối quan hệ với dãy Trường Sơn Qua đoạn văn người đọc còn cảm nhận được những nét độc đáo, tài hoa trong bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông được in trong tập bút kí cùng tên, gồm có 8 bài kí, được tác giả viết ngay sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, khi cả nước đang tưng bừng xây dựng chủ nghĩa xã hội Còn với Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thường gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu truyền thống văn hóa của dân tộc Sông Hương được tác giả miêu tả với ba trạng thái ở ba khúc khác nhau: khi ở thượng nguồn, rồi ở trong lòng và ngoại vi thành phố, thêm một chút đôi nét về văn hóa xứ sở Với khúc thượng nguồn, Hương giang được nhà văn miêu tả với vẻ đẹp của một "cô gái Di gan phóng khoáng và man dại", biện pháp nghệ thuật nhân hóa làm cho dòng sông hiện lên như là một cô gái đầy nữ tính, khi mãnh liệt, cháy bỏng, khi thì lại trầm mặc, êm đềm Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn dòng sông dưới con mắt của "một kẻ si tình", ông yêu, ông mến cái vẻ đẹp đầy man dại, độc đáo ấy của sông Hương Dòng sông còn được miêu tả như một bản trường ca của rừng già "Giữa rừng già, dòng sông là một bản trường ca, nó rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, nó mãnh liệt vượt qua những ghềnh thác, rồi nó cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ẩn" Với mỗi một dòng sông, khúc thượng nguồn là nơi nước chảy xiết nhất, mãnh liệt nhất, cho nên Hương giang cũng như vậy, nguồn nước của nó dồi dào, mạnh mẽ đủ để chảy vào bao quanh cả thành phố Huế của nó Vừa là bản trường ca của rừng già, sông Hương vừa là "một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở", chính sông Hương đã cung cấp lượng phù sa giàu có cho 1 người dân nơi đây, cho thiên nhiên xứ Huế Nhà văn đã thể hiện được sự hiểu biết và gắn bó sâu sắc của mình với dòng sông của mảnh đất quê hương, bởi ông sinh ra và lớn lên tại thành phố này Tình yêu dành cho xứ Huế khiến cho cô gái ấy không muốn mở lòng mình ra, chỉ dành trọn tình yêu cho xứ Huế mà trái tim nàng "đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng" Trong tâm thức của mỗi người, dù có đi qua trăm núi, ngàn sông, thì dòng sông quê Hương vẫn luôn là dòng nhớ, dòng thương vô tận Với tình yêu sâu nặng dành cho con sông xứ sở, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông bằng cái nhìn đầy ưu ái, có chút "thiên vị" trong câu văn đầu tiên của bài bút kí Nhà văn chẳng ngại ngần khi xếp sông Hương ngang hàng cùng những dòng sông đẹp trên thế giới Không những vậy, sông Hương còn thuộc về duy nhất thành phố Huế Đó là điểm riêng biệt của dòng Hương: Tạo hóa sinh ra sông Hương là để dành riêng cho thành phố Huế Nên không phải ngẫu nhiên Hoàng Phủ Ngọc Tường trong suốt bài kí này đã nhất quán trong việc khắc họa con sông như đã đi cùng Huế bằng cả một mối tình trọn vẹn, nhìn sông Hương và Huế như một cặp tình nhân lí tưởng, gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở: “ Nếu như chẳng có dòng hương Câu thơ xứ Huế nửa đường đánh rơi” Vượt qua khúc thượng nguồn, sông Hương tìm về với thành phố thân yêu của nó Sông Hương theo dòng thủy trình đã tìm về thành phố Huế như một sự tìm kiếm có ý thức "từ ngã ba tuần sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế." Nó tìm về nơi mà nó phải thuộc về, cũng như dòng sông Xen của Pari hay sông Đa - nuýp của Buđapet chỉ chảy trong lòng một thành phố duy nhất Tâm trạng của người con gái mộng mơ "vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc" khi nó được gặp người tình của mình, chính là thành phố Huế Về với miền đất quen thuộc, Hương giang được ví với "tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya", khơi gợi ra một nét đẹp đặc trưng của cố đô Huế, đó là nhã nhạc cung đình Huế Làm sao người đọc có thể quên được những lời hát tình tứ, những điệu nhạc du dương vốn đã trở thành nền văn hóa thi ca trên những con thuyền xuôi dòng Hương giang trong những đêm trăng sáng hờ hững, thơ mộng Phải yêu thiên nhiên, yêu quê hương của mình lắm thì nhà văn mới có thể cảm nhận sâu sắc về dòng sông Hương đến như vậy Hương giang nhảy "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế", nó muốn gắn chặt với nơi đây lâu nhất có thể Nhưng dù có chậm rãi đến như thế nào thì cũng đến lúc sông Hương phải từ biệt thành phố để tiếp tục thủy trình của mình Hình ảnh chia tay của người con gái ấy được miêu tả với tâm trạng đầy lưu luyến, bịn rịn: "Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi 2 giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ " Cả một hành trình vượt bao gian nan để gặp được người tình của mình, Hương giang chẳng nỡ lìa xa tình yêu mãnh liệt của nó, cho nên nó đột ngột chuyển dòng, để được gặp lại thành phố một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ Tại đây, sông Hương nói lời thề của mình dành cho thành phố: "“Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…” Lời tạm biệt của dòng sông với xứ Huế gợi liên tưởng đến cảnh chia ly của những đôi tình nhân, cũng bịn rịn, thắm thiết không nỡ rời xa Thương mến và giàu tình cảm đến như vậy, làm sao người đọc và thành phố này có thể lãng quên đi người con gái thủy chung, son sắt ấy? Cuối cùng, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả dòng sông Hương với vẻ đẹp gắn liền với những nét đẹp văn hóa của dân tộc Sông Hương là dòng sông của lịch sử, đã cùng các vị vua Hùng trải qua thời kì khó khăn dựng nước và giữ nước, nó là chứng nhân cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ xâm lược, đặc biệt là sự kiện Xuân Mậu Thân năm 1968 Biết bao tội ác của quân giặc được sông Hương nhớ mãi và găm vào trái tim mình Cùng với đó là những hình ảnh bất khuất, kiên cường của cả dân tộc không thể nào quên Sông Hương vẫn cứ ở đó, trầm mặc khi bình thường và man dại khi cần thiết, nó sẽ tiếp tục theo chân thành phố và cả dân tộc trong những năm tháng tiếp theo của tương lai Yêu biết bao vẻ đẹp của con sông trữ tình và mộng mơ ấy! Với bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh một dòng sông Hương với vẻ đẹp thật nữ tính, làm mê đắm không chỉ với người dân xứ Huế mà còn cả những người lữ khách từng đặt chân tới nơi đây Đọc tác phẩm, người đọc muốn xách ba lô lên và đi ngay, để được thăm thú và ngắm nhìn người con gái tình tứ với quê hương, với xứ sở thân yêu của nó, cùng như lòng chung thủy bền vững của con người trong tình yêu 3

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w