1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn vi sinh đề tài tiểu luận virus viêm gan b và virus viêm gan c

33 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Virus Viêm Gan B Và Virus Viêm Gan C
Tác giả Huỳnh Thị Ngọc Duyên, Phan Trần Minh Hạnh, Trần Nguyễn Diệu Tâm
Người hướng dẫn Huỳnh Thị Ngọc Lan
Trường học Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Chuyên ngành Vi Sinh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,95 MB

Nội dung

Môn vi sinh đề tài tiểu luận virus viêm gan b và virus viêm gan c Môn vi sinh đề tài tiểu luận virus viêm gan b và virus viêm gan c Môn vi sinh đề tài tiểu luận virus viêm gan b và virus viêm gan c Môn vi sinh đề tài tiểu luận virus viêm gan b và virus viêm gan c

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA Y - - MÔN: VI SINH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN VIRUS VIÊM GAN B VÀ VIRUS VIÊM GAN C Giáo viên hướng dẫn : Huỳnh Thị Ngọc Lan Lớp : MD22DH-MD3 Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Ngọc Duyên 2213060003 2213060154 Phan Trần Minh Hạnh 2213060108 Trần Nguyễn Diệu Tâm Nhóm :7 Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2023 MỤC LỤC I VIRUS VIÊM GAN B 3 1 Đặc điểm cấu tạo virus viêm gan B .3 2 Tính kháng nguyên 5 3 Đặc điểm quá trình nhân lên của virus 6 4 Khả năng gây bệnh 8 5 Triệu chứng và chẩn đoán 10 5.1 Triệu chứng .10 5.2 Chẩn đoán .11 6 Dịch tễ học 12 7 Phòng ngừa 13 7.1 Thực hiện biện pháp vệ sinh môi trường 13 7.2 Vaccine phòng ngừa 14 8 Điều trị 16 8.1 Interferons .17 8.2 Thuốc kháng virus được dùng trong điều trị 18 II VIRUS VIÊM GAN C .21 1 Đặc điểm cấu tạo virus viêm gan C .22 2 Đặc điểm quá trình nhân lên của virus .23 3 Khả năng gây bệnh .24 4 Chẩn đoán 26 4.1 Xét nghiệm chẩn đoán 26 4.2 Xét nghiệm chẩn đoán vi sinh 28 5 Dịch tễ học 28 1 6 Phòng bệnh 29 7 Điều trị 29 7.1 Viêm gan C cấp tính .29 7.2 Viêm gan C mạn tính .29 2 I VIRUS VIÊM GAN B Hepatitis B Virus (HBV) thuộc họ Hepadnaviridae là virus DNA gây bệnh thường gặp ở người Virus này gây bệnh viêm gan B, còn gọi là viêm gan huyết thanh 1883: Phát hiện ra bệnh viêm gan huyết thanh 1965: Blumberg tìm ra kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B: HBsAg (Hepatitis B surface antigen) Trong 6 virus viêm gan chỉ có virus viêm gan B có vật chất di truyền là DNA 1 Đặc điểm cấu tạo virus viêm gan B Quan sát HBV trong huyết thanh bệnh nhân dưới kính hiển vi phát hiện được 3 dạng cấu trúc: hình cầu (d=22nm) chiếm đa số; hình ống hoặc hình sợi (d=22nm) và hạt virion hoàn chỉnh Tiểu thể hình cầu hay hình ống là HBsAg (kháng nguyên bề mặt của HBV) được sản xuất dư thừa ở bào tương tế bào gan Virion hoàn chỉnh (còn gọi là tiểu thể Dane) có hình cầu, d=42nm, gồm hai phần có cấu trúc đồng tâm là màng bao và lõi Màng bọc chứa HBsAg, bao quanh lõi nucleocapsid Lõi virus chứa bộ gen DNA và HBcAg (kháng nguyên lõi), HBeAg (kháng nguyên hòa tan) và các men như DNA polymerase, protein kinase 3 Genome: sợi đôi DNA dạng vòng không khép kín dsDNA (RT) gồm 3,2 kb, trọng lượng phân tử 2 x 106 dalton ADN của HBV là hai sợi có chiều dài khác nhau: - Sợi L (sợi dài) nằm ngoài, chiều âm Tạo thành vòng tròn liên tục, chiều dài cố định là 3,2 kb và mã hóa cho các thông tin di truyền của virus - Sợi S (sợi ngắn) nằm trong, chiều dương Chiều dài thay đổi từ 50 - 100% chiều dài bộ gen Trên sợi dương có 4 đoạn gen chính mã hóa cho 7 polypeptide Các polypeptide này là những protein cấu trúc bề mặt, protein của lõi, protein X (yếu tố hoạt hóa), men polymerase (P) lớn gồm DNA polymerase, men phiên mã ngược (reverse transcriptase) và RNase H activities + Đoạn tiền gen S (pre-S, pre-S2) và S mã hóa để tổng hợp các protein vỏ (HBsAg) + Đoạn gen C mã hóa cho HBcAg và HBeAg + Đoạn gen P mã hóa cho polymerase + Đoạn gen X mã hóa cho protein có chức năng hoạt hóa chéo Các HBV phân lập được có 90 - 98% trình tự nucleotide tương đồng Cho đến nay đã phát hiện được nhiều genotype khác nhau là A,B,C,D,E,F,G Ở Việt Nam chủ yếu là genotype B, C và một tỷ lệ rất thấp là A Có sự khác nhau về đặc tính sinh học cũng như đặc điểm gây bệnh giữa những genotype 4 Khả năng đề kháng: HBsAg và khả năng gây nhiễm có tính ổn định khác nhau Tuy nhiên, HBsAg và khả năng gây nhiễm đều tồn tại ở -20oC trong 20 năm Các tính chất này cũng bền vững khi đông băng và tan băng Virus tồn tại ở 37oC/60 phút, sau đông khô và 25oC trong 1 tuần HBV nhạy cảm với nhiệt độ cao (100oC/1 phút) hoặc 60oC/10 giờ sẽ bị bất hoạt 1 phần Ở pH=2.4/6 giờ HBsAg vẫn bền vững, nhưng mất khả năng gây nhiễm Sodium hypochloride 0.5% phá hủy tính kháng nguyên trong 3 phút ở nồng độ protein thấp, nhưng nếu pha loãng mẫu huyết thanh thì cần tăng nồng độ đến 5% Chiếu tia cực tím vào huyết tương và sản phẩm máu khác không phá hủy đc HBsAg Tính gây nhiễm của HBV cũng đề kháng với thuốc điều trị 2 Tính kháng nguyên HBV có 3 loại kháng nguyên chính: - HBsAg (Hepatitis B surface antigen): kháng nguyên bề mặt, hiện diện trên màng bọc của HBV Được tạo ra nhiều trong huyết thanh dưới dạng hình sợi hoặc hình cầu đường kính 22nm Kháng thể tương ứng anti-HBs (kháng thể bảo vệ) - HBcAg (Hepatitis B core antigen): kháng nguyên lõi HBcAg chỉ tồn tại trong tế bào gan, không tìm thấy trong huyết thanh người bệnh với các kỹ thuật thông thường Nó được tìm thấy trong nhân tế bào gan bị nhiễm bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang HBcAg kích thích cơ thể tạo kháng thể tương ứng anti-HBc (IgM, IgG) thấy trong nhiễm cấp và mãn tính, không có vai trò quan trọng để chống lại bệnh 5 - HBeAg[1] (Hepatitis B e antigen): là thành phần protein hòa tan (có thể hòa tan trong huyết thanh) có trong lõi của virus viêm gan B Sự tồn tại kéo dài của kháng nguyên này trong huyết thanh bệnh nhân có ý nghĩa bệnh diễn tiến mạn tính HBeAg kích thích tạo kháng thể anti-HBe [1] “e” trong HBeAg có thể hiểu là evolution: sự diễn tiến Trong máu có HBeAg (+) → virus đang tăng trưởng mạnh mẽ ⇒nguồn lnguồn lây nhiễm rất mạnh cho những người xung quanh 3 Đặc điểm quá trình nhân lên của virus Virus viêm gan B chưa nuôi cấy được trên tế bào trong ống nghiệm Sự nhân lên của HBV diễn ra trong tế bào gan của ký chủ: (1) Sự xâm nhập của virus vào tế bào vật chủ: phần vỏ của HBV bám vào màng tế bào gan của vật chủ bằng cách liên kết với thụ thể của polypeptide đồng vận chuyển natri taurocholate (sodium taurocholate co-transporting polypeptide receptor: NTCP receptor) Sau đó siêu vi hòa nhập với protein màng của tế bào gan và xâm nhập vào (2) Vận chuyển rcDNA[2] từ bào tương vào nhân tế bào: Sau khi vào tế bào chất, HBV được loại bỏ lớp vỏ và lõi để lộ ra rcDNA của virus, rcDNA được di chuyển vào nhân tế bào gan (3) rcDNA biến đổi để hình thành cccDNA[3]: giúp virus nhân bản hoặc tạo thành DNA sợi kép thẳng (double-stranded linear DNA: dslDNA) tích hợp vào bộ gen của nhân tế bào gan dưới dạng các DNA tích hợp (DNA integration) của HBV (4) Sao chép cccDNA: cccDNA phiên mã để tổng hợp các mRNA của virus (5) Dịch mã: là quá trình các mRNA dịch mã để tổng hợp các protein tương ứng của virus (protein lõi, polymerase, protein X, protein vỏ) (6) Lắp ráp pgRNA [4] thành lõi nhân: protein lõi bao bọc pgRNA và men polymerase tạo thành capsid (7) Phiên mã ngược: pgRNA phiên mã ngược để tổng hợp DNA và sau đó là rcDNA (8a) Khoảng 10% các lõi chứa rcDNA (nucleocapsid) quay vòng trở lại nhân (nuclear recycling) tế bào gan để tạo thành nhiều cccDNA hơn (sự khuếch đại cccDNA nội 6 bào) hoặc tạo thành dslDNA để tích hợp vào DNA của nhân tế bào gan dưới dạng các DNA tích hợp (8b) Khoảng 90% các lõi chứa rcDNA (nucleocapsid) được bao bọc bằng các protein vỏ (HBsAg) tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh (virions), hoặc tạo thành các capsid rỗng hình cầu hoặc hình sợi không chứa genome chỉ chứa HBsAg để được giải phóng ra khỏi tế bào gan [2] rcDNA (relaxed circular DNA): DNA vòng giãn [3] cccDNA (covalently closed circular DNA): đóng vai trò làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã thành các mRNA của virus [4] pgRNA (pregenomic RNA): RNA tiền gen, là sản phẩm phiên mã trực tiếp của cccDNA cccDNA tồn tại trong tế bào gan của người nhiễm virus rất lâu Dẫn đến tình trạng đa số những người bị nhiễm virus viêm gan B sẽ phải theo dõi định kì để điều trị suốt đời Vì cccDNA nằm trong tế bào gan rất khó đào thải và khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm thì cccDNA sẽ tái hoạt và tổng hợp những hạt virus mới ⇒nguồn l tái phát bệnh viêm gan B 4 Khả năng gây bệnh HBV là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra viêm gan virus cấp tính sau viêm gan A (gây viêm gan trên 40% số trường hợp viêm gan virus cấp tính) 7 - Đường lây truyền chính: máu, tình dục, mẹ truyền sang con Sau khi xâm nhập vào tế bào gan, HBV nhân lên lan tràn trong mô gan và lưu hành trong tuần hoàn Bệnh lây chủ yếu qua truyền máu và các sản phẩm của máu, đường tiêm chích qua kim tiêm, bơm tiêm Máu và vật phẩm của máu là yếu tố lây nhiễm quan trọng nhất vì có lượng HBV cao Sàng lọc thường quy máu của người hiến để phát hiện HBsAg đã gần như xóa xổ tình trạng lây nhiễm sau truyền máu vốn phổ biến trước đây, nhưng lây nhiễm qua dùng chung kim tiêm ở những người sử dụng ma túy vẫn còn phổ biến Nguy cơ nhiễm HBV tăng lên ở những bệnh nhân chạy thận, nằm ở khoa ung thư, và ở nhân viên bệnh viện tiếp xúc với máu Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh có từ 70 đến 90% nguy cơ bị viêm gan B trong quá trình sinh đẻ trừ khi trẻ được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) và được tiêm phòng ngay sau khi sinh Lây truyền trước đó qua nhau thai có thể xảy ra nhưng hiếm gặp Nguy cơ lây truyền HBV theo chiều dọc cũng được giảm thiểu bằng cách điều trị cho phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh tích cực với tải lượng virus cao trong ba tháng thứ ba của thai kỳ bằng tenofovir Đa số xảy ra trong thời kỳ chu sinh hay những tháng đầu sau sinh, không lây nhiễm qua nhau thai Ở những vùng lưu hành HBsAg cao, kiểu lây nhiễm này là quan trọng nhất, thường gặp ở những nước vùng châu Á Mức độ lây nhiễm tùy thuộc vào nồng độ HBV-DNA và tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ Mẹ có HBeAg (+), trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch Mẹ có HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32% Tỷ lệ lây nhiễm cho con tăng lên từ 0% nếu HBV DNA của mẹ thấp hơn 105 copies/ml đến 50% nếu HBV-DNA của mẹ từ 109–1010 copies/ml 28 - 39% trẻ vẫn bị nhiễm dù đã chích ngừa HBV sau sanh nếu HBV-DNA của mẹ từ 109 copies/ml trở lên HBsAg có trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp do đó lây truyền chủ yếu là do trẻ bú cắn vào vú mẹ gây trầy sướt Người ta tìm thấy HBV hiện diện trong dịch tiết ra từ cơ thể người bệnh gồm dịch màng bụng, dịch khớp, sữa mẹ, tinh dịch,… Lây qua đường tình dục (quan hệ tình dục không an toàn), qua sử dụng chung kim tiêm (chích thuốc, châm cứu, xăm, xỏ lổ trên cơ thể như xỏ lổ tai, lổ mũi…) với người bị nhiễm HBV là kiểu lây theo chiều ngang 8 thường gặp nhất Dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… có dính máu hay dịch của người bị nhiễm cũng có thể bị lây nhiễm HBV - Thời kỳ ủ bệnh từ 50-180 ngày tùy theo số lượng HBV gây nhiễm và cách truyền bệnh - Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HBV rất đa dạng: Đa số các trường hợp là nhiễm virus nhưng không có triệu chứng 40% có các triệu chứng viêm gan cấp 0,1 - 0,5% có biểu hiện viêm gan tối cấp (Ly giải tế bào gan trên diện rộng thông qua cơ chế miễn dịch của các tế bào gan bị nhiễm virus) Tỷ lệ tử vong 70 - 90% Viêm gan mạn tính gây xơ gan, ung thư tế bào gan Nhiễm HBV mãn tính có nhiều biểu hiện: không có triệu chứng trong nhiều năm, có hoặc không có biểu hiện lâm sàng về gan-mật, có các thay đổi về sinh hóa hoặc mô học Tỉ lệ nhiễm HBV giữa bệnh nhân không vàng da và vàng da là 4:1 Sau khi nhiễm HBV, bệnh nhân có thể bình phục hoặc diễn tiến đến tình trạng viêm gan mãn tính và hiếm hơn là tử vong do viêm gan tối cấp Ở người lớn, 65 - 80% người nhiễm không có triệu chứng lâm sàng, 90 - 95% bệnh nhân bình phục hoàn toàn Trái lại, 80 - 95% trẻ nhiễm HBV trở thành người mang mầm bệnh mãn tính Nếu viêm gan B chuyển sang mạn tính thì bệnh nhân có thể bị xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan ngay cả khi bệnh nhân không bị xơ gan trước đó Viêm gan B cấp đôi khi diễn tiến thành viêm gan tối cấp Bệnh viêm gan tối cấp liên quan đến tình trạng bội nhiễm các tác nhân khác Đồng nhiễm vi-rút viêm gan D (HDV) gây ra dạng nhiễm HBV mạn tính nặng nhất; nếu không được điều trị, tỷ lệ xơ gan ở bệnh nhân lên tới 70% Nhu mô và chức năng gan thường hồi phục hoàn toàn ở bệnh nhân không có tử vong 5 Triệu chứng và chẩn đoán 5.1 Triệu chứng Viêm gan B cấp tính (tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn, kéo dài trong vòng 6 tháng đầu tiên) Bệnh viêm gan B có thời gian ủ bệnh 1- 6 tháng, vì vậy trong giai đoạn này người bệnh thường không có triệu chứng Song cũng có một số người viêm gan B có thể gặp phải một số triệu chứng trong giai đoạn đầu và có thể kéo dài vài tuần Có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa Trường hợp 9 tế bào Đây được xem là cơ chế chống vi trùng trực tiếp của loại thuốc kháng virus viêm gan B này Trước khi bắt đầu điều trị bằng interferon alfa-2b, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm để định lượng: huyết sắc tố ngoại biên, tiểu cầu, bạch cầu hạt,… 8.2 Thuốc kháng virus được dùng trong điều trị Hiện tại có 5 loại thuốc kháng virus được chấp thuận cho người lớn bị nhiễm viêm gan B mãn tính Chúng được uống dưới dạng thuốc viên nén, mỗi ngày một lần trong 1 năm hoặc lâu hơn hoặc đôi khi là suốt đời, tùy theo tổn thương gan đã có do siêu vi Tenofovir: Tenofovir disoproxil fumarate là một muối tiền dược của tenofovir disoproxil được hấp thu nhanh và chuyển thành tenofovir rồi thành tenofovir diphosphate do được phosphoryl hóa trong tế bào Chất này ức chế enzyme polymerase của ADN virus viêm gan B, do tranh chấp với cơ chất tự nhiên là deoxyadenosine 5’-triphosphate và sau khi gắn vào ADN sẽ chấm dứt kéo dài thêm chuỗi ADN Tenofovir có thể được sử dụng như: + Liệu pháp đầu tay cho bệnh nhân chưa từng điều trị + Liệu pháp bổ sung ở bệnh nhân kháng lamivudine, telbivudine hoặc entecavir + Liệu pháp thay thế ở bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với adefovir, nhờ vào hoạt tính kháng vi rút mạnh hơn Entecavir là một thuốc tổng hợp tương tự nucleosid purin dẫn xuất từ guanin có hoạt tính kháng virus viêm gan B ở người (HBV) Thuốc được các enzym trong tế bào phosphoryl hóa để tạo thành một chất chuyển hóa có hoạt tính, là entecavir 18 triphosphat Bằng cách cạnh tranh với cơ chất tự nhiên deoxyguanosin triphosphat, entecavir triphosphat ức chế DNA polymerase (enzym phiên mã ngược) của virus viêm gan B ở người, do đó đã ngăn chặn được mọi giai đoạn hoạt tính của enzym Entecavir ức chế virus viêm gan B, ức chế cả các chủng virus viêm gan B kháng lamivudin và adefovir Loại thuốc kháng virus viêm gan B này được chỉ định để điều trị nhiễm HBV mạn tính và có sẵn dưới dạng cả viên nén lẫn dung dịch uống (0,05 mg/mL; 0,5 mg = 10 mL) Tuy nhiên Entecavir ít hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm HBV kháng lamivudine Telbivudine được phosphoryl hóa nội bào thành dạng triphosphat hoạt động, cạnh tranh với thymidine 5'-triphosphat, cơ chất tự nhiên của men sao chép ngược của virus viêm gan B (HBV), dẫn đến kết thúc chuỗi DNA và ức chế sự sao chép của HBV được chỉ định cho những bệnh nhân có: + Virus viêm gan B đang nhân lên + Hoạt động aminotransferase tăng cao + Bằng chứng mô học của bệnh gan đang hoạt động Cân nhắc dùng telbivudine cho những bệnh nhân không đáp ứng với interferon hoặc không thể dung nạp interferon Tình trạng kháng thuốc là một nhược điểm lớn của phương pháp này Adefovir Dipivoxil là tiền chất đường uống của adefovir Adefovir là một chất tương tự acyclic nucleotid của adenosin monophosphat, được phosphoryl hóa thành chất chuyển hóa có hoạt tính adefovir diphosphat bởi các men kinase của tế bào Adefovir diphosphat ức chế men DNA polymerase của HBV (men sao chép ngược) bằng cách cạnh tranh để liên kết trực tiếp với cơ chất tự nhiên deoxyadenosin triphosphat và sát nhập vào DNA của virus gây kết thúc chuỗi DNA Là một loại thuốc uống mỗi ngày một lần, với ít tác dụng phụ, trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn Tuy nhiên, tương tự như telbivudine, đây cũng là một thuốc lựa chọn điều trị hàng thứ hai Đồng thời, trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân phải được theo dõi chức năng thận thường xuyên 19

Ngày đăng: 16/03/2024, 11:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w