1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tiềm năng phát triển du lịch văn hoá của huyện nghi xuân

91 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Văn Hoá Ở Huyện Nghi Xuân
Tác giả Phạm Thị Vân Nam
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Diệu Thúy
Trường học Học viện hành chính quốc gia
Chuyên ngành Quản lý xã hội
Thể loại báo cáo tổng hợp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,08 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (10)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (11)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Bố cục đề tài (14)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ (15)
    • 1.1. Một số khái niệm cơ bản (15)
      • 1.1.1. Khái niệm du lịch và du lịch văn hóa (15)
      • 1.1.2. Khái niệm tiềm năng và tiềm năng du lịch (18)
      • 1.1.3. Khái niệm phát triển và phát triển du lịch (18)
      • 1.1.4. Khái niệm tài nguyên và sản phẩm du lịch (19)
    • 1.2. Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa (21)
      • 1.2.1. Đường lối, chính sách phát triển du lịch ở địa phương (21)
      • 1.2.2. Điều kiện về kinh tế, cơ sở hạ tầng (22)
      • 1.2.3. Điều kiện về nhân lực (23)
      • 1.2.4. Điều kiện về an sinh, an toàn xã hội (24)
      • 1.2.5. Điều kiện về nguồn tài nguyên du lịch (25)
    • 1.3. Khái quát về huyện nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (27)
      • 1.3.1. Vị trí địa lý (27)
      • 1.3.2. Đặc điểm về tự nhiên (28)
      • 1.3.3. Đặc điểm về lịch sử văn hóa, xã hội (29)
      • 1.3.4. Đặc điểm về kinh tế (33)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH (36)
    • 2.1. Tài nguyên thiên nhiên huyện Nghi Xuân-tỉnh Hà Tĩnh (36)
      • 2.1.1. Hồng Sơn liệt chướng (36)
      • 2.1.2. Đan Nhai quy phàm (36)
      • 2.1.3. Song Ngư hý thuỷ (37)
      • 2.1.4. Giang Đình Cổ Độ (37)
      • 2.1.5. Cô Độc lâm lưu (37)
      • 2.1.6. Quần Mộc bình sa (37)
      • 2.1.7. Uyên Trừng danh tự (38)
      • 2.1.8. Hoa Phẩm thắng triền (38)
    • 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở huyện Nghi Xuân-tỉnh Hà Tĩnh (39)
      • 2.2.1. Các di tích lịch sử-văn hóa (39)
      • 2.2.2. Lễ hội (43)
      • 2.2.3 Làng nghề (44)
      • 2.2.4. Ẩm thực (45)
      • 2.2.5. Phong tục, tập quán (46)
      • 2.2.6. Nghệ thuật (47)
    • 2.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (49)
      • 2.3.1. Quan điểm, chính sách phát triển du lịch văn hóa (49)
      • 2.3.2. Kinh tế, cơ sở hạ tầng (53)
      • 2.3.3. Nguồn nhân lực quản lý và trình độ nguồn nhân lực (55)
      • 2.3.4. An sinh, an toàn xã hội (56)
      • 2.3.5. Các sản phẩm du lịch (58)
      • 2.3.6. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch (59)
      • 2.3.6. Khách du lịch (60)
      • 2.3.7. Các tuyến, điểm du lịch (62)
      • 2.3.8. Các dịch vụ hỗ trợ (62)
    • 2.4. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh (63)
      • 2.4.1. Những ưu điểm (63)
      • 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế (64)
      • 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế (66)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ (68)
    • 3.1.1. Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh (68)
    • 3.1.2. Đối với UBND huyện Nghi Xuân (68)
    • 3.1.3. Đối với cộng đồng dân cư (69)
    • 3.2. Một số giải pháp khai thác phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh (69)
      • 3.2.1. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ (69)
      • 3.2.2. Đầu tư và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật ngành du lịch (71)
      • 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ quản lý (72)
      • 3.2.4. Đẩy mạnh công tác quảng bá văn hoá và du lịch (72)
      • 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch (73)
  • PHỤ LỤC (79)

Nội dung

Trang 1 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAKHOA QUẢN LÝ XÃ HỘIBÁO CÁO TỔNG HỢPĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Trang 2 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAKHOA QUẢN LÝ XÃ HỘIBÁO CÁO TỔNG HỢPĐỀ

Lý do lựa chọn đề tài

Trong bối cảnh đất nước phát triển theo nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, ngành Du lịch Việt Nam đã và đang trên đà ngày một phát triển, du lịch dần trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người Không thể phủ định tầm quan trọng, vai trò to lớn mà ngành Du lịch đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước, đặc biệt là sự phát triển về kinh tế Là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn, ngành Du lịch đã và đang được Nhà nước chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, không ngừng phát triển.

Du lịch văn hóa là một trong hai hình thức quan trọng nhất trong ngành Du lịch là du lịch văn hoá và du lịch sinh thái Du lịch văn hóa một mặt vừa góp phần vào sự phát triển của ngành Du lịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, một mặt lại góp phần trong công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Việt Nam được biết đến là một quốc gia có bề dày về truyền thống văn hóa với lịch sử hơn 4000 năm cha ông dựng nước và giữ nước, nước ta có nền văn hóa dân tộc đa dạng, thống nhất Bên cạnh đó, là quốc gia của di sản văn hoá, Việt Nam có hệ thống đồ sộ về di tích lịch sử, di sản văn hóa bao gồm vật thể và phi vật thể trải dài, xuyên suốt từ Bắc vào Nam Nước ta có 107 Di tích Quốc gia đặc biệt, 395 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, đặc biệt có 8 Di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, Sự phong phú, đa dạng trong bản sắc văn hóa của Việt Nam cùng với hệ thống di sản văn hóa khổng lồ đó đã trở thành một nguồn tài nguyên văn hóa giàu có, là một lợi thế để nước ta phát triển du lịch văn hóa.

Là một huyện của tỉnh Hà Tĩnh, nhắc đến Nghi Xuân là nhắc đến làng văn hóa Tiên Điền, là quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, là mảnh đất của ca trù, dân ca ví giặm, Hiện nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân, có tổng 240 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 1 Di tích quốc gia đặc biệt, 9 di tích quốc gia, 77 di tích cấp tỉnh và nhiều di tích được chú trọng bảo tồn khác Không chỉ giàu có về tài nguyên văn hoá, ở huyện Nghi Xuân hội tụ đầy đủ dạng địa hình sông - núi - biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện Nghi Xuân khai thác và phát triển du lịch.

Với mong muốn ngành du lịch văn hóa phát triển hơn trên quê hương Nghi,tác giả chọn đề tài “ Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu để làm rõ hơn về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Nghi Xuân, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch văn hóa tại đây.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Nhóm đề tài nghiên cứu về Du lịch văn hóa: Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Du lịch văn hóa Nổi bật có Giáo trình Du lịch văn hóa (Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ) của nhóm tác giả Trần Thuý Anh - Triệu Thế Việt - Nguyễn Thu Thuỷ - Phạm Thị Bích Thuỷ - Phan Quang Anh Công trình này đã đưa ra những khái niệm cơ bản, các thuật ngữ liên quan đến du lịch văn hóa, đồng thời xác định rõ những đối tượng, mục tiêu cũng như kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam Bên cạnh đó, công trình tập trung nghiên cứu về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch văn hóa theo hướng phát triển bền vững Giáo trình “Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch” năm

2010 của tác giả Lê Hồng Lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đề cập đến các cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa, tập trung phát triển du lịch.

Ngoài ra, đã có rất nhiều luận văn cũng như các đề tài khác nhau nghiên cứu liên quan đến văn hóa du lịch Luận văn “Phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Hà Nam” năm 2008 của tác giả Lương Thị Tố Uyên, từ việc đưa ra cơ sở lý luận về phát triển loại hình du lịch văn hóa đã đi sâu nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Hà Nam Luận văn “Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc với việc phát triển du lịch văn hóa”năm 2014 của Trần Thị Huyền Trang thông qua nghiên cứu, tìm hiểu về địa chỉ đỏ ở Ngã ba Đồng Lộc, đã quảng bá, giới thiệu văn hóa nhằm phát triển du lịch văn hóa tại di tích này. Ngoài ra còn có một số công trình khác như luận văn “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình” năm 2015 tác giả Võ Thị Bích Phương,

“Phát triển du lịch văn hoá tại huyện Đông Triều” năm 2013 của Phạm Minh Thắng đã nghiên cứu sâu về những tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở huyện Đông Triều.

- Nhóm đề tài nghiên cứu về du lịch huyện Nghi Xuân

Bên cạnh đó, còn có “Non nước Việt Nam” năm 2009 của Tổng Cục Du lịch đã giới thiệu về tỉnh Hà Tĩnh và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Khoá luận “Hoạt động du lịch biển và sinh kế của người dân xã Xuân Thành - huyện

Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh” năm 2008 của Lê Thị Dung đã có những đánh giá khá chi tiết về hoạt động du lịch ở biển Xuân Thành Khoá luận “Bước đầu đánh giá tiềm năng tự nhiên và nhân văn tỉnh Hà Tĩnh” năm 2008 của Nguyễn Văn Tuấn Khoá luận “Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh” năm 2013 của tác giả Ngô Thị Huế đã tìm hiểu, phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Nghi Xuân, đồng thời đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện.

Ngoài ra, cũng đã có rất nhiều bài báo, bài viết lên quan đến văn hoá du lịch của huyện được đăng tải trên các diễn đàn, trang điện tử của tỉnh Hà Tĩnh và huyện Nghi Xuân.

Nhìn chung, đã có các đề tài nghiên cứu tổng quan về du lịch văn hoá, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch của huyện Nghi Xuân. Nhưng các công trình này chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu tổng quan về tiềm năng du lịch, mà chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu về tiềm năng du lịch văn hoá cũng như đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn huyện Nghi Xuân cả Như vậy, đề tài “ Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá của huyện Nghi Xuân” là một đề tài mang tính mới, và cần được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Phương pháp nghiên cứu

Để có được kết quả nghiên cứu chính xác, đánh giá khách quan nhất, tác giả đã tiến hành một số phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp thu thập thông tin và phân tích tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp thu thập những thông tin lý luận về du lịch văn hoá, các thông tin về huyện Nghi Xuân cũng như tài nguyên du lịch văn hoá ở huyện Nghi Xuân, từ đó tiến hành xây dựng tổng quan nghiên cứu vấn đề, các lý luận về văn hoá, du lịch, du lịch văn hoá, tài nguyên du lịch, điều kiện phát triển du lịch,

- Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế: Để đánh giá khách quan, chính xác nhất về tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân, tác giả đã thực hiện đợt khảo sát vào tháng 1 năm 2023 Thông qua đợt khảo sát này, tác giả có những đánh giá khách quan, chân thực nhất về tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tại địa phương này, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc khai thác, phát triển du lịch văn hoá cho huyện nhà.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: trong quá trình đi điền dã và khảo sát thực tế, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp ban quản lý Phòng Văn hoá - Thông tin huyện và ban quản lý tại các điểm du lịch, khu di tích và một số người dân địa phương về nhận thức, hoạt động tham gia vào du lịch tại huyện, từ đó có thể đưa ra những đánh giá khách quan, xác thực hơn về thực trạng phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

Bố cục đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch văn hoá

Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân, tỉnh

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác phát triển du lịch văn hóa ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm du lịch và du lịch văn hóa

Có rất nhiều khái niệm về du lịch, mỗi một học giả, mỗi một nhà nghiên cứu đều đưa ra một khái niệm khác nhau về du lịch.

Thuật ngữ du lịch đầu tiên được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: Tornos nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được La tinh hóa thành Tornur và sau đó thành

"Tour" (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” có nghĩa là người đi dạo chơi Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được dịch thông qua tiếng Hán Trong đó, “du” có nghĩa là đi chơi, “lịch” có nghĩa là sự từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức.[2]

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO ( Word Tourist Organization) cho rằng, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức ( International Union Of Offical Travel Oragnization) IUOTO định nghĩa: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống ”

Liên hiệp quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: "Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ".

Theo Khoản 1, Điều 3, Chương 1 Luật Du lịch Việt Nam số 09/2017/QH14 định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh như sau:

- Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.

- Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.

Như vậy, có thể hiểu, ngành du lịch là tổng hợp các điều kiện, các hiện tượng và các mối quan hệ tác động qua lại giữa khách du lịch với nhà cung cấp các sản phẩm du lịch, với chính quyền và cộng đồng dân cư ở địa phương trong quá trình tiếp đón khách du lịch.

Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố đặc điểm, vị trí, phương tiện, mục đích, hoạt động du lịch đa dạng và phong phú về loại hình Mỗi loại hình du lịch biểu hiện nét đặc trưng của một nhóm khách du lịch.

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, du lịch có thể chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa Căn cứ vào tài nguyên du lịch, có loại hình du lịch tự nhiên và du lịch văn hoá Căn cứ vào vị trí địa lý của cơ sở du lịch, có du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi, du lịch thành thị, du lịch nông thôn Bên cạnh đó, còn có thể căn cứ theo mục đích chuyến đi, có nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thể thao, lễ hội, công vụ, thương gia, nghiên cứu học tập, chữa lành,

Ngoài ra các loại hình du lịch còn có thể căn cứ dựa trên các loại hình cơ sở lưu trú, căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông, vào thời gian của chuyến đi, vào phương thức hợp đồng, Nhìn chung, giữa các loại hình du lịch có sự kết hợp chặt chẽ với nhau.

Như vậy, có thể hiểu, du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người với nhiều mục đích khác nhau như tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, trải nghiệm, giải trí, hoặc kết hợp mục đích khác trong thời gian không quá 01 năm.

1.1.1.2 Khái niệm du lịch văn hóa

Du lịch văn hoá là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hoá của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hoá, những phong tục tập quán còn hiện diện.

Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Du lịch 2017 định nghĩa: “Du lịch văn hoá là loại hình du lịch được phát triển dựa trên cơ sở khai thác giá trị văn hoá, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, tôn vinh giá trị văn hoá mới của nhân loại.”

Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa

1.2.1 Đường lối, chính sách phát triển du lịch ở địa phương

Chính sách là hệ thống nguyên tắc có chủ ý, hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý Một chính sách là một tuyên bố về ý định và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức Chính sách phát triển của chính quyền thường giữ vai trò quyết định đến hoạt động du lịch tại địa phương Nếu như một địa phương có lợi thế, tiềm năng về tài nguyên du lịch, có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, thuận lợi về vị trí địa lý, nhưng ở địa phương lại không có những chính sách hỗ trợ, thì hoạt động du lịch tại địa phương đó khó mà phát triển được. Ở nước ta, chính sách phát triển ngành du lịch đã được quy định rõ trong Điều 5, Chương 1 Luật du lịch số 09/2017/QH14.

Các chính sách về phát triển du lịch ở địa phương giúp cho hoạt động phát triển du lịch phát triển theo đúng quan điểm, đúng định hướng của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, gia tăng sự đoàn kết, tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, Hiện nay, du lịch đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, mang lại nguồn thu nhập khổng lồ, tạo ra cơ hội việc làm cho lao động cũng là nhờ vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, chính sách của chính quyền còn kiểm soát sự phát triển du lịch với các vấn đề tiêu cực khác như tác động đến môi trường, thương mại hoá văn hoá, mai một về tài nguyên du lịch, Ở Việt Nam, ngành du lịch nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và

Nhà nước thể hiện qua nước ta có một ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch theo Quyết đinh số 23/100/QĐ-TTg Bên cạnh đó, nhà nước cũng ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến ngành du lịch, đặc biệt là Luật du lịch năm 2005, Luật du lịch năm 2017 Đây cũng chính là khung pháp lý quan trọng, thể hiện quyết tâm của chính phủ Việt Nam coi ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.

1.2.2 Điều kiện về kinh tế, cơ sở hạ tầng

Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch Ngành du lịch và các ngành kinh tế khác có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau Du lịch phát triển dựa trên thành quả của các ngành kinh tế khác, điển hình là nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ Du lịch được coi là thị trường tiêu thụ lớn hàng hoá được cung ứng từ các ngành kinh tế này Muốn phát triển du lịch, các ngành sản xuất không chỉ cần đảm bảo về khối lượng hàng hoá cung ứng mà còn phải đảm bảo về chất lượng, thẩm mỹ, đa dạng về chủng loại Điều này cũng có nghĩa là những địa phương có nền kinh tế càng phát triển, càng có thể đáp ứng nguồn hàng hoá chất lượng cao, khối lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tại địa phương Du lịch văn hoá cũng như các loại hình du lịch khác, không tồn tại độc lập mà nằm trong hệ thống hữu cơ các ngành nghề khác nhau.

Yếu tố kinh tế thứ hai có tác động lớn đến cầu du lịch là thu nhập Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt và mang tính tổng hợp cao, thể hiện sự mong muốn tạm thời rời nơi ở thường xuyên để đến với thiên nhiên và văn hoá ở một nơi khác; là nguyện vọng cần thiết của con người muốn được giải phóng khỏi sự căng thẳng, tiếng ồn, sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng tại trung tâm công nghiệp, đô thị, để nghỉ dưỡng, giải trí, tăng cường sự hiểu biết, phục hồi sức khoẻ, nhu cầu du lịch xuất hiện khi nhu cầu sinh học và nhu cầu an toàn được thoả mãn Kinh tế yếu tố quan trọng có thể thoả mãn 2 nhu cầu này.Khi thu nhập của một gia đình sau khi chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, ngủ nghỉ, mặc, mà vẫn còn thừa một khoản tiền nhàn rỗi Số tiền nhàn rỗi đó sẽ được chi trả cho các hoạt động vui chơi, giải trí của con người và các chuyến du lịch Các chuyến du lịch dài ngày hay ngắn ngày, sang trọng hay không sẽ tuỳ thuộc vào số tiền nhàn rỗi đó Với những gia đình có điều kiện kinh tế, thu nhập càng cao, nhu cầu đi du lịch của họ càng lớn, chất lượng của các chuyến du lịch càng cao [2]

Hiện nay, trước sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, nhu cầu đi du lịch của con người cũng ngày một tăng cao Theo khảo sát nhu cầu và xu hướng khách du lịch của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân và Báo VnExpress tổ chức khảo sát online, với tổng số 10.717 người tham gia khảo sát, có gần 90% số người tham gia muốn đi du lịch trong 10 tháng tới, 27% sẵn sàng đi du lịch ngay trong tháng đầu.

Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, hê thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, Đóng vai trò là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố tiền đề đảm bảo khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận các điểm đến du lịch và được thoả mãn các nhu cầu trong suốt chuyến đi.

Ngoài ra, sự phát triển của giao thông vận tải gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước Sự phát triển của giao thông vận tải được thể hiện về cả số lượng và chất lượng Về số lượng, giao thông vận tải có sự đa dạng về các loại hình giao thông, sự tăng lên về số lượng phương tiện vận chuyển Về chất lượng, sự ra đời của nhiều phương tiện vận chuyển với tốc độ cao nhằm tiết kiệm thời gian di chuyển, cho phép khách du lịch đi những nơi xa hơn, giữ chân khách tại điểm du lịch, đảm bảo sự an toàn, tiện nghi mà giá cả lại rất rẻ cho du khách, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm, không ngại di chuyển, kích thích nhu cầu đi du lịch đối với các khách hàng có mức thu nhập thấp hoặc trung bình.

1.2.3 Điều kiện về nhân lực

Theo Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.

Nhân lực du lịch là lực lượng lao động tham gia và quá trình phát triển du lịch, bao gồm cả nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp Trong đó, nhân lực trực tiếp là những người làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, còn nhân lực trực triếp là những người làm việc tại các bộ phận, ban, ngành liên quan đến hoạt động du lịch như văn hoá, xuất nhập cảnh, giao thông,

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch Đây là nhân tố có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý, tình cảm, sự hài lòng, thoả mãn của du khách đối với điểm du lịch Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động du lịch yêu cầu cao về tính chuyên môn, chủ yếu là lao động thời vụ, trẻ Bên cạnh trình độ, kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý, một người làm du lịch cần có thêm những yêu cầu về phẩm chất như sự thân thiện, tinh tế, chuyên nghiệp, và sự am hiểu về văn hoá địa phương.

1.2.4 Điều kiện về an sinh, an toàn xã hội

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, vấn đề an sinh, an toàn xã hội, an ninh chính trị luôn được đặt hàng đầu mỗi chuyến đi du lịch Điều này đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà bao gồm cả sự phát triển của ngành du lịch nói riêng.

Du lịch chỉ có thể phát triển được trong điều kiện hoà bình, hữu nghị giữa các quốc gia và các dân tộc Các mối quan hệ từ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá đến chính trị giữa các dân tộc chỉ được mở rộng trong điều kiện hoà bình về chính trị, kể cả hoạt động du lịch Thực tế, nếu như một đất nước, quốc gia có chế độ chính trị ổn định, tình hình trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, thu hút rất lớn lượng khách du lịch đến tham quan và du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển về du lịch, là một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch quốc tế, được rất nhiều khách du lịch đến từ nhiều quốc gia biết đến như một quốc gia hoà bình, thân thiện Ngược lại, ở những nước, vùng có sự bất ổn về chính trị, xung đột, chiến tranh sẽ gây ảnh hướng rất xẩu hoặc dẫn đến sự ngừng trệ các hoạt động du lịch Tại những đất nước này, tính mạng và sự an toàn của khách du lịch không được đảm bảo, bị đe doạ trực tiếp hoặc gián tiếp qua các biến cố như đảo chính, bất ổn chính trị, khủng bố, nội chiến, Bên cạnh những bất ổn về chính trị, các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, động đất, hoặc các loại dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của du lịch. Điều kiện công nhận điểm du lịch đã được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP.[7]

Thực tế, nếu như nền kinh tế kém phát triển, hệ thống chính sách xã hội thiếu bền vững sẽ không thể có an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đầy đủ Ngược lại, nền kinh tế phát triển và tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững trong một xã hội có hệ thống chính sách xã hội bảo đảm bền vững và phát triển phù hợp.

1.2.5 Điều kiện về nguồn tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản, hàng đầu hình thành nên sản phẩm du lịch Là cơ sở quan trọng trong việc hình thành nên các loại hình du lịch cũng như quyết định đến mục đích chuyến đi của khách du lịch. Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hoá, có sức hấp hẫn đối với khách du lịch, được bảo vệ, tôn tạo và được khai thác cho hoạt động du lịch, mang lại nguồn lực kinh tế.

Khái quát về huyện nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Huyện Nghi Xuân là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông

Bắc tỉnh Hà Tĩnh, với tổng diện tích 218km 2 Huyện Nghi Xuân cách thành phố

Hà Tĩnh 47km, cách thị xã Hồng Lĩnh 15km về phía Nam, cách sân bay Vinh chưa đầy 20km có vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp thành phố Vinh (Nghệ An), thị xã Cửa Lò và huyện Nghi Lộc

- Phía Đông giáp Biển Đông

- Phía Tây giáp thị xã Hồng Lĩnh và huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An

- Phía Nam giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà

1.3.2 Đặc điểm về tự nhiên

Về địa hình, huyện Nghi Xuân có địa hình nghiêng từ Tây Nam sang Đông Bắc, phía Tây là con sông Lam dọc theo ranh giới của 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, phía Tây Nam chắn bởi dãy núi Hồng Lĩnh, kế tiếp là dải đồng bằng nhỏ hẹp ở ven núi Hồng Lĩnh và cuối cùng là bãi cát ven biển và Biển Đông Địa hình huyện được chia làm 3 vùng: vùng phù sa sông Lam và cát biển phía Bắc, vùng đồi núi có độ dốc lớn thuộc dãy núi Hồng Lĩnh và vùng cồn cát kéo dài dọc theo bờ biển Dãy núi Hồng Lĩnh là địa giới tự nhiên giữa huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Can Lộc và Thị xã Hồng Lĩnh Dòng sông Lam chạy qua huyện, từ Chế xã Xuân Lam đến cửa biển Hội Thống dài 23km, là ranh giới giứa huyện Nghi Xuân với huyện Hưng Nguyên, thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc Đường bờ biển dài 32km trải dài từ cửa Hội đến lạch Động Kèn Huyện Nghi Xuân xanh bát ngát “Núi xanh, sông xanh lẫn trời xanh”.

Có thể nói, huyện có vị trí địa lý khá lý tưởng, nằm trong thế tam hợp tuần châu của núi, sông và biển Được ví như một đất nước Việt Nam thu nhỏ, huyện Nghi Xuân có địa hình thú vị với sự giao thoa giữa núi đồi thấp, đồng bằng hẹp và giữa dòng sông Lam và biển Đông.

Về khí hậu, huyện Nghi Xuân có khí hậu điển hình là nhiệt đới gió mùa,chịu sự chi phối bởi yếu tố địa hình sườn núi Hồng Lĩnh nên có sự phân hoá hai mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa Nền nhiệt trung bình ở huyện tương đối cao,lượng mưa tương đối lớn, phân bố không đều, tập trung vào cuối tháng 8 đến tháng 11 Mùa hè ở huyện Nghi Xuân khô nóng, oi bức chịu ảnh hưởng của gió

Lào, khí hậu rất khắc nghiệt Mùa đông chịu tác động của gió Đông Bắc, thời tiết lạnh và kèm theo mưa phùn.

Ngoài ra, Nghi Xuân còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ triều sông Lam và các sông suố nhỏ khác Sông Lam chảy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 28km, lưu lượng dòng chảy bình quân năm của các sông khoảng 15m 3 /s, mùa lũ có thể đạt tới 3000m 3 /s Rào Mỹ Dương dài 24km qua xã Xuân Viên, Xuân Mỹ, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián với chiều dài 24km Nguồn nước chủ yếu lấy từ nước mưa và một vài suối nhỏ của dãy Hồng Lĩnh và các hồ. Tuy hệ thống sông Lam có chảy qua trên địa bàn nhưng do sát biển nên thường bị nhiễm mặn, không thể sử dụng để phục vụ cho tưới tiêu cho nông nghiệp và sinh hoạt Nguồn nước ngầm khá dồi dào, mức độ nông sâu phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa ở từng khu vực trên địa bàn.

Tài nguyên thiên nhiênhuyện Nghi Xuân khá phong phú và đa dạng, bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và tài nguyên biển, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng các loại hình kinh tế ở huyện Trên toàn huyện, có 4.800,71 ha đất lâm nghiệp, chiếm 21,58% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất có 1619,19 ha, đất rừng phòng hộ có 3.181,53 ha Chủ yếu, rừng trên địa bàn huyện là thông, keo tràm, bạch đàn, phi lao có giá trị kinh tế khá thấp, do đó cần được đầu tư, tái tạo và phát triển rừng nâng cao thu nhập cho người dân Khoáng sản chủ yếu trên địa bàn huyện có đất sét, đá Granit, sỏi, cát, đá hoa cương, mỏ sắt, mỏ titan, Huyện có đường bờ biển dài 32km đây là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển về giao thông vận tải đường biển, phát triển các ngành nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản [14]

1.3.3 Đặc điểm về lịch sử văn hóa, xã hội

Lịch sử hình thành của huyện Nghi Xuân đến nay đã trên, dưới 7000 năm. Theo sử sách và Ngọc Phả Hùng Vương, Lục Tục (2919 TCN-2792 TCN) là con của Đế Minh với Vũ Tiên, cháu 3 đời của Viêm Đế, cháu 4 đời vua Thần Nông, được vua Đế Minh phong làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương Ông là người đã hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên - Xích Quỷ (sau là một phần của nước Văn Lang) vào năm Nhâm Tuất (2879 TCN) Tương truyền, Kinh Dương Vương trên đường đi tuần thú phương Nam để tìm đất định kinh đô, men theo chân núi Hồng Lĩnh đến vùng đất giáp cửa biển Hội Thống ngày nay, thấy phong cảnh tươi đẹp, non nước hữu tình, đường núi quanh co, đường sông uốn khúc, địa thế rồng cuộn hổ ngồi, bốn hướng cùng trông bèn xây dựng kinh thành để định nơi cho bốn phương triều cống Truyền thuyết ông Đùng vác đá xếp 99 đỉnh non Hồng hay chuyện về chim Hồng 100 con về tìm đất đậu cũng ở thời này Sau này, mặc dù lập kinh đô mới ở núi Nghĩa Lĩnh (đất Phong Châu) và nhường ngôi cho con trai Lạc Long Quân, Kinh Dương Vương vẫn trở lại cựu đô để sống đến khi hoá sinh bất diệt Hơn 4000 năm, mặc dù thời gian đã che đi nhiều dấu cổ, vết tích của kinh đô Ngàn Hống, nhưng vẫn còn đó những luỹ đá, bàn cờ tiên, giếng ngọc, đồi bắn cung, bãi tập ngựa, lùm dấu voi hay vọng gác tiền tiêu trên núi Đụn,

Sau thế kỷ thứ VII (TCN), thời Văn Lang - Âu Lạc, đất này thuộc bộ Cửu Đức Đến giai đoạn nghìn năm Bắc thuộc, nơi đây có nhiều tên khác nhau Thời thuộc Ngô là Dương Thành, thời thuộc Tấn là Dương Toại, thời thuộc Tần lại gọi là Phố Dương, đến thời Nhà Trần và thời thuộc Minh được gọi là Nha Nghi, sau đó là Nghi Chân, Đến năm Kỷ Sửu 1469 (Quang Thuận thứ 10), vua

Lê Thành Tông định lại bản đồ cả nước, cái tên Nghi Xuân được hình thành. Khi đó, huyện Nghi Xuân là một huyện nằm trong Phủ Đức Quang cùng với Thiên Lộc, La Sơn, Chân Phúc, Thanh Chương và Hương Sơn Huyện bao gồm cả một phần đất Đức Thọ và Hưng Nguyên ngày nay Đến thời nhà Nguyễn, vua Khải Định (1916-1925), một phần đất ở phía bờ Bắc sông Lam được cắt về huyện Hưng Nguyên, một phần đất phía Tây được cắt về huyện Đức Thọ Tuy địa giới hành chính có thay đổi nhưng địa danh vẫn được trường tồn từ năm

1469 đến nay, trở thành một miền quê đi vào thơ ca và lịch sử dân tộc, “một vùng như thể cây quỳnh cành dao”.[25]

Nếu như đất Hà Tĩnh xưa kia là nơi miền biên viễn, vùng đất “phên dậu” phía Nam của Tổ Quốc, được coi là chốn rừng thiên nước độc, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai triền miên, thú hữ hoành hành, đây là bàn đạp để mở đất của mỗi triều đại, là trận địa và là nơi cung cấp quân và lương thảo để đánh giặc Bồn

Man, Chiêm Thành, Chân Lạp thì Nghi Xuân lại được coi là một vùng đất an lành của xứ ấy Là nơi Lý Thái Tổ mở trại định phiên, nơi vua Lý Thánh Tông dựng hành cung ở núi Lầu, Xuân Lam, nơi Lý Nhật Quang đặt sở lỵ ở Tả Ao, Xuân Giang, nơi Quang Trung dừng chân trước khi tiến quân ra Bắc

Về hành chính, huyện Nghi Xuân với 27.689 hộ gia đình và 100.046 nhân khẩu (2020, bao gồm 15 xã và 2 thị trấn (thị trấn Xuân An và thị trấn Tiên Điền). Các xã bao gồm Xuân Hội, Đan Trường, Xuân Phổ, Xuân Hải, Xuân Yên, Xuân Giang, Xuân Mỹ, Xuân Thành, Xuân Hồng, Xuân Viên, Xuân Lam, Xuân Lĩnh, Xuân Liên, Cổ Đạm, Cương Gián Dân cư phân bố, tập trung chủ yếu tại các xã ven biển, thưa dần về phía Nam sát núi Hồng Lĩnh Nghi Xuân chủ yếu là dân tộc Kinh, không có đồng bào dân tộc thiểu số 2

Về xã hội, Nghi Xuân là huyện đi đầu cả tỉnh trong xây dựng khu dân cư

NTM kiểu mẫu, tổ dân phố văn minh, vườn kiểu mẫu Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghi Xuân đạt chuẩn huyện nông thông mới kiểu mẫu điển hình về văn hoá giai đoạn 2020 - 2025 Hiện nay trên địa bàn huyện có

02 Khu dân cư, 17 vườn được công nhận đạt chuẩn Một cửa hàng bán sản phẩm nông sản an toàn được thành lập trên địa bàn thị trấn Tiên Điền và 2 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch biển tại Cương Gián và Xuân Thành Đến cuối năm 2020, 02 xã Xuân Mỹ, Xuân Phổ đạt chuẩn NTM nâng cao Cảnh quan môi trường, đường làng ngõ xóm, khu dân cư đảm bảo vệ sinh, xanh - sạch - đẹp với hơn 264 km hàng rào được phủ xanh; có 207,96 trong tổng 310,86 km trục đường xã, thôn được trồng cây xanh hai bên đạt 67%.

Chất lượng giáo dục, đào tạo từng bước được nâng lên trước tình hình chung của cả toàn cầu về đại dịch Covid -19 Huyện luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, có 8 trường đạt kiểm định chất lượng mức độ 3, trường chuẩn quốc gia mức độ

2 Chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân được quan tâm, số người tham giá BHYT tính đến tháng 11/2019 đạt 95.616 người chiếm 95,62%.

Tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn huyện luôn được giữ vững và ổn định, không có cá nhân, tổ chức hoạt động chống phá Đảng, phá chính quyền, truyền đạo trái phép, không có khiếu kiện vượt cấp phức tạp, không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội 100% cán bộ, công chức của xã đạt chuẩn theo quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn Đảng bộ ở các xã/thị trấn đều được cấp uỷ, chính quyền huyện đánh giá, xếp loại “Trong sạch, vững mạnh”.

PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH

Tài nguyên thiên nhiên huyện Nghi Xuân-tỉnh Hà Tĩnh

Là một trong những vùng đất đầy tiềm năng du lịch của tỉnh Hà Tĩnh địa ở Nghi Xuân có đầy đủ cả sông, núi và biển, được ví như một đất nước Việt Nam thu nhỏ Ngự trên thế đất quý, Nghi Xuân tự hào có 8 cảnh quan thiên nhiên đẹp - Nghi Xuân bát cảnh, được tác giả Nguyễn Đăng Việt gói gọn trong

“Nghi Xuân tôi cạnh bờ biển rộng/Bên non Hồng, thơ mộng sông Lam/”Hồng Sơn liệt chướng” phía nam/Bắc là Cửa Hội “quy phàm Đan Nhai”/“Song Ngư hý thuỷ” xa khơi/Trông như đôi cá đang bơi hữu tình/Sương khói biếc, “Giang Đình Cổ Độ”/Cánh chim về bến cũ xôn xao/Vời trông “Cô độc Lâm Lưu”/Ơi con nghé lẻ lội rào xa xa!/Đây “quần mộc bình sa” bát ngát/Đêm trăng vàng, ngọc dát thần tiên/Chợ vui “Hoa phẩm thắng triền”/“Uyên trừng danh tự” bình yên chuông chùa/Trên quê mẹ bốn mùa hoa nở/Đất địa linh rạng rỡ bình minh/Quê ta phong cảnh hữu tình/Người đi mang cả dáng hình cố hương”.[22]

2.1.1 Hồng Sơn liệt chướng Đây là dãy núi phía Nam huyện Nghi Xuân, là núi Hồng, là dải Hồng Lĩnh hay còn được gọi là núi Ngàn Hống và là biểu tượng của xứ Nghệ nói chung và huyện nói riêng Nơi đây, thi nhân Bùi Dương Lịch đã từng ca ngợi “ Giữa điệp trùng la liệt nối trời mây” Tương truyền, núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh, ngọn cao nhất là 678m, và tuỳ theo hình dáng, mà các đỉnh núi có nhiều cái tên như: Thiên Tượng Ngũ Mã, Sư tử, Hàm rồng, Lập phong, lại có nhiều đỉnh được đặt tên theo truyền thuyết như Rú Cơm, Rú Cà, Tháp Son, Hương Tích, Hồng Lĩnh sừng sững, uy nghi từ bao đời, không chỉ có những cảnh quan thiên nhiên đẹp, trên núi còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên, chùa Thiên Tượng,

Xuôi theo cửa sông Lam là cửa Đan Nhai, nay gọi là Cửa hội, thuộc địa phận xã Xuân Hội Cụ thi nhân Bùi Dương Lịch đã từng tả:

“Muôn ánh tà dương ráng ửng hồng Thuyền về lớp lớp hướng theo dòng Ngàn Cả triều lên nồm biển dậy ”

Cửa Hội mang vẻ đẹp với bãi biển hoang sơ, yên bình, phong cảnh thiên nhiên đẹp, biển lặng, sóng êm, là một trong những địa điểm thích hợp khai thác du lịch.

Nếu như đứng từ cửa Hội, nhìn ra hướng Bắc sẽ thấy hai hòn đảo Song Ngư - ngay thuộc địa phận tỉnh Nghệ An Hai hòn đảo này như hai con cá lớn đẩy đủ thân và đuôi, như đang đùa giỡn trên biển, với từng đợt sóng vỗ vào thân trắng xoá, tạo nên một khung cảnh rất sống động.

2.1.4 Giang Đình Cổ Độ Đây là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của huyện, là sự kết hợp giữa loại hình du lịch văn hoá tâm linh, và thắng cảnh nổi tiếng giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Đứng từ du thuyền, du khách không chỉ được thưởng thức các loại hình di sản văn hoá của địa phương, được ngắm dòng sông Lam thơ mộng, được ngắm nhìn 99 ngọn núi Hồng soi bóng xuống dòng sông Lam, được đi qua nhiều danh thắng khác như cồn Mục Bình Sa, cầu phao Bến Thuỷ, đền vua Quang Trung đến Đền Củi,

Cô Độc lâm lưu - núi Cô Độc thuộc xã Xuân Hồng được ví như một đàn trâu đang cúi mình và một con nghé đứng riêng Đây là một ngọn núi đá nằm bên bờ sông, chân núi cắm ra sông trước, nước chảy cuồn cuộn phía dưới, thuyền chạy luồn qua, tạo nên một cảnh quan rất thú vị Phía trên sườn núi còn có một ngôi đền, đứng nên núi có thể nhìn bốn phía, phong cảnh cực kỳ nên thơ, trữ tình.

Quần Mộc bình sa hay còn gọi là Cồn Mộc bình sa thuộc địa phận XuânGiang, trước đây là bãi cát bồi bằng phẳng, xung quanh là rừng bần xanh tươi tốt, cứ chiều chiều hàng ngàn cò trắng về đậu trên rừng bận, tạo nên một khung cảnh hết sức thơ mộng Trong làng có nhà thờ họ Hồ nổi tiếng, không khí trong lành mát mẻ, cảnh đẹp nên thơ, nơi đây có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

Uyên Trừng danh tự là chùa có tên Hoa Tàng, hay gọi là Chùa Dằng, được dựng trên Rú Dằng, thuộc địa phận xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân Chùa tựa lưng vào Ngàn Hống, trước mặt có Rú Cóc, có tiểu khê cầu bắc, có am viện, có ao đá Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, sự bào mòn của chiến tranh, chùa Uyên Trừng đã trở thành một trong những di tích, đi vào sử sách, đi vào tâm tí của nhân dân huyện Nghi Xuân.

2.1.8 Hoa Phẩm thắng triền Đây là tên của chợ nằm trước chân núi Na thuộc địa phận xã Xuân Lam, là chợ Củi ngày nay Chợ Hoa Phẩm nằm ở giữa lưng chừng núi, phía dưới là đường cái quan thông thương Nam Bắc, phía xa là sông Lam tấp nập thuyền bè. Chợ gắn với văn hoá làng xã xưa của nước ta, vừa là nơi buôn bán trao đổi hàng hoá, lại cũng là nới giao lưu gặp gỡ của mọi người.

Ngoài “Nghi Xuân bát cảnh”, huyện Nghi Xuân còn có nhiều thắng cảnh khác, là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch như:

Biển Xuân Thành thuộc địa phận xã Xuân Thành với đường bờ biển dài 5km, có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn màng, nước biển có độ mặn vừa phải, trong, xanh và sạch Điểm đặc biệt mà biển Xuân Thành có là dòng sông Mỹ Dương chạy song song với biển, hai bên là rặng dừa, thảm thực vật luôn xanh tốt, là điểm nhấn thu hút rất đông đảo khách du lịch Ngoài ra, biển Xuân Thành đã đầu tư Khu biệt thự nghỉ dưỡng Hoa tiên Paraside với 563 căn biệt thự cao cấp, điểm du lịch sinh thái Hoa Nắng rất độc đáo với 130 phòng bằng container, với rất nhiều dịch vụ khác thu hút khách du lịch như: lái ca nô, chèo thuyền, cưỡi ngựa, xem đua chó,

Khu du lịch sinh thái nhà vườn Đức Đường ở thôn Nam Sơn, xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân, với không gian xanh tươi của rừng cây, không khí trong lành, ở đây hứa hẹn là một trong những điểm đến thú vị cho du khách Diện tích gần 2 ha, khu du lịch ẩn mình giữa núi rừng điệp trùng của dãy Hồng Lĩnh với hệ thống khu nhà vui chơi - hệ thống nhà nghỉ biệt lập - nhà điều hành - nhà vòm - bể bơi - cầu treo - cầu thuyền - vườn hoa cây cảnh.

Như vậy, huyện Nghi Xuân nằm ở ven biển, lại có đủ đồng bằng, đồi núi,sông và biển, mang nhiều giá trị về tự nhiên Không chỉ tự hào về “Nghi Xuân bát cảnh”, huyện còn có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên khác như biển XuânThành, biển Cương Gián, biển Xuân Đan, khe Xuân Viên, Đây là một trong những điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên mà huyện có thể kết hợp khai thác để phát triển du lịch văn hoá.

Tài nguyên du lịch nhân văn ở huyện Nghi Xuân-tỉnh Hà Tĩnh

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, địa hình tam hợp đầy đủ đồng bằng - đồi núi - sông biển và lịch sử hình thành từ lâu đời, Nghi Xuân cũng nhờ vậy mà trở thành một vùng đất cổ giàu trầm tính về văn hoá Sự giàu có được thể hiện qua hệ thống giá trị văn hoá khá đồ sộ bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề truyền thống, danh thắng cảnh đẹp, phong tục, tập quán và nghệ thuật Đây cũng chính là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn để Nghi Xuân phát triển du lịch văn hoá.

2.2.1 Các di tích lịch sử-văn hóa

Nghi Xuân là một huyện có hệ thống giá trị văn hoá lịch sử đồ sộ bao gồm đình, đền, chùa, và nhà thờ của nhiều dòng họ Theo Bác Trần Vũ Quang - Phó phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết, Nghi Xuân hiện có trên 240 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích Nguyễn Du), 9 di tích cấp quốc gia, 77 di tích cấp tỉnh và nhiều di tích được khoanh vùng bảo vệ [Phụ lục 3, T87] Trong đó, Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du và Đền Chợ Củi là hai điểm du lịch văn hoá nổi bật và thu hút đông đảo khách du lịch hiện nay.

Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du thuộc địa phận xã Tiên Điền, huyệnNghi Xuân, được thành lập để tưởng niệm, lưu giữ những giá trị văn hoá về cuộc đời của Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều qua dòng chảy của thời gian Đến đây, du khách được tìm hiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của

Nguyễn Du, được tìm hiểu về không gian văn hoá của dòng họ Nguyễn - Tiên Điền trâm anh thế phiệt một thời, trải nghiệm không gian văn hoá Truyện Kiều với nhiều loại hình nghệ thuật rất thú vị.

Nhằm tôn vinh những giá trị to lớn của Đại thi hào Nguyễn Du đối với nền văn hoá nhân loại, ngày 27/9/2012, theo Quyết định số 1419/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ 3 , Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt Quần thể di tích Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du gồm có:

Nhà thờ Nguyễn Du:được xây dựng từ những năm 1924 tại ngay khu vườn của cụ ở Xóm Tiền Giáp Năm 1954, thực dân Pháp đánh bom khiến cho nhà thờ bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại bức tường chơ vơ trên nền cũ Từ những năm

1954 đến nay, nhà thờ được xây dựng và tu sửa nhiều dựa trên kiến trúc cũ.

Nhà Văn thánh - Bình văn:Đây là nơi Nguyễn Nghiễm xây dựng nhằm văn thánh hàng huyện thờ Khổng Tử Mỗi dịp xuân về đây cũng là nơi mà các bậc nho túc trong làng, trong vùng trở về để báo ơn, bình văn, đọc thơ, làm lễ “Cầu khoa” cho con cháu trong làng được thành danh trên con đường khoa cử. Đàn tế, bia đá Nguyễn Quỳnh (Ông nội Nguyễn Du): Sau khi Nguyễn Nghiễm được phong làm Tể tướng vào năm 1762, ông đã cùng em trai mình là Nguyễn Trọng Lập, cùng lập đàn tế và dựng bia đá để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ.

Mộ Đại thi hào Nguyễn Du: Sau khi lâm bệnh nặng và mất tại Huế, Nguyễn Du được chôn cất tại cánh đồng Bàu Đá, An Ninh, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế Năm 1824, Mộ của Nguyễn Du được con cháu dời về cải táng tại quê nhà Xóm Tiền Năm 1826, mộ được dịch chuyển ra cạnh đó 500m, 2 năm sau lại được chuyển ra khu nghĩa trang ở xứ Đồng Do sự tàn phá của khí hậu thiên nhiên, đến nay, Khu mộ của Nguyễn Du đã trải qua nhiều lần cải tạo, tu sửa ngày một nghiêm trang hơn xứng tầm là Danh nhân Văn hoá Thế giới, đón thực khách bốn phương về dâng hương. Đền thờ, mộ Nguyễn Nghiễm (1708 - 1776): Nguyễn Nghiễm là con trai thứ hai của Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh, là cha của Đại thi hào Nguyễn Du.

Là một nhà chính trị, nhà giáo dục, nhà sử học, Nguyễn Nghiễm đứng đầu về con đường khoa cử dòng họ Nguyễn - Tiên Điền Năm 1731 đậu tiến sỹ, năm

1742 ông giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám, năm 1762 giữ chức Tể tướng Trong khoảng 5 thập kỷ hoạt động quan trường dưới triều Lê - Trịnh, ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị như “Đại Việt sử ký bản tục biên”, “Quân trung liện vịnh”, “Xuân đình tạp vịnh”, Đền thờ của ông được xây dựng từ những năm

1741 ngay cả lúc ông còn sống Được xây dựng theo kiến trúc chữ nhị ( 二) lương long tử vi theo lối kiến trúc thời Hậu Lê Năm 1954, Nhà thờ bị bom Pháp đánh trúng, hư hỏng hoàn toàn, chỉ còn lại hai tượng quan hầu, hai con voi, hai con ngựa bằng đá, trước cổng đền còn 4 chữ Hán: Hạ Mã (xuống ngựa) và Khuynh Cải (nghiêng ngó). Đền thờ Nguyễn Trọng (1710 - 1789):Lam Khê hầu Nguyễn Trọng là chú ruột của Nguyễn Du, là một người giỏi về văn thơ, lý, số, y học Đền thờ của ông được xây từ lúc còn sống, ở thôn Tiên Quang, xã Tiên Điền Với kiến trúc đơn giản, trước đền là tấm bia với ba chữ “Tích thiện gia” do ông viết và sai người Tàu khắc để giáo huấn cho con cháu Ngoài ra, trước đền thờ còn có một đôi nghê, một đôi sư tử, mội đôi voi, hai tượng quan đều bằng đá do ông đem từ Trung Quốc về Phía bên trong đền, có theo tấm biển khắc 4 chữ “Hồng sơn linh khí” nghĩa là khí thiêng núi Hồng, ngoài ra còn có tấm biển ghi chép lại các bài thơ văn đề vịnh của những bậc túc nho nổi tiếng.

Khu lăng Văn Sự: là khu mộ tổ đời thứ 3 của dòng họ Nguyễn - Tiên Điền, gồm có mộ Nguyễn Thể - Phụ thân của Nguyễn Quỳnh, Thuật Hiên công Nguyễn Khản, Phương Trạch hầu Nguyễn Ổn; Lê Quý thị - vợ của Phương Trạch hầu, Giới Hiên công Nguyễn Huệ và vợ Nguyễn Quý Thị.

Không gian văn hoá Nguyễn Du: Được xây dựng vào năm 2000, bao gồm có tượng đài Nguyễn Du của tác giả Lê Đình Bảo phác thảo, bảo tàng Nguyễn

Du với hơn 1000 hiện vật, tư liệu được trưng bày, thư viện Nguyễn Du với hơn

500 ấn phẩm nghiên cứu về thân thế, công danh, sự nghiệp của cụ và bộ sưu tập

47 bản sưu tập Truyện Kiều,

Hiện nay, Khu lưu niệm Nguyễn Du là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách khi đặt chân đến huyện Nghi Xuân Theo Trưởng BQL Khu di tích, hàng năm Khu lưu niệm đón 20.000-30.000 lượt khách tham quan, trong đó có rất nhiều đoàn khách quốc tế, các chuyên gia, sinh viên đến để tìm hiểu và nghiên cứu.

Một trong những điểm đến, di tích lịch sử không kém hấp dẫn ở huyện Nghi Xuân là Di tích đền Chợ Củi hay gọi là Đền Ông Hoàng Mười, Thánh Mẫu Linh từ Nằm dưới chân núi Ngũ Mã, bên bờ sông Lam, đền Chợ Củi thuộc địa phận xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân Được xây dựng vào thời Lê Sơ, đây là công trình rất độc đáo với vẻ đẹp cổ kính, kỳ vĩ nằm ở núi Hồng, sông Lam, lưng tựa vào núi, mặt quay về hướng Bắc, soi mình dưới dòng sông Lam Trải qua hàng chục thập kỷ với biến động của thời gian, đền Chợ Củi vẫn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu là chữ tam ( 三)với ba toà Hạ điện - Trung điện và

Thượng điện, ngoài ra còn có miếu cậu, bia đá, hai vị quan tả hữu, hồ bán nguyệt và hệ thống cổng tam quan Đền Chợ Củi có bố cục cấu trúc nối liền với nhau theo trục thần đạo và toàn bộ không gian được bố trí thành các cung thờ từ trên xuống dưới Gồm có cung thờ Thánh Mẫu (Tam phủ), cung thờ Ngũ vị Tôn ông, cung thờ Quan Hoàng Mười, cung Chầu Mười và cung Trần Triều.

Toà thượng điện là nơi đặt bàn thờ Tam toà Thánh Mẫu gồm có Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải

Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

2.3.1 Quan điểm, chính sách phát triển du lịch văn hóa Đảng bộ và UBND tỉnh đã có nhiều sự quan tâm đối với hoạt động phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân Cụ thể Nghị quyết số 93/2018/NQ- HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng hoa sứ trình đồ giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo; Quyết định số 3149/QĐ-UBND V/v công bố Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của SởVăn hoá, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện chính sách hỗ trợ Hướng dẫn viên du lịch, viên chức hoạt động nghệ thuật bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành Chương trình Hành động số 23 - CTR/HU ngày 10 tháng 5 năm 2018 về việc thực hiện Nghị Quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” và Nghị quyết 06 - NQ/TU, ngày 07/12/2018 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo”.

Uỷ ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện số 34/KH- UBND ngày 21/3/2019 về Phát triển Du lịch huyện giai đoạn 2019-2020; Định hướng phát triển đến 2025.

Quyết định số 23/QĐ - UBND ngày 8/1/2020 về việc thành lập ban chỉ đạo phát triển du lịch cấp huyện của UBND huyện Nghi Xuân Huyện tập trung chỉ đạo xây dựng, kết nối tour tuyến du lịch trong huyện với Du lịch trong tỉnh, các huyện lân cận gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, du lịch biển, du lịch văn hoá danh nhân, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch sinh thái nhà vườn, du lịch du thuyền sông Lam, du lịch cộng đồng,

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nghi Xuân ban hành Nghị quyết số 02- NQ/HU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025 Nghị quyết Số 02-NQ/HU đã đề ra mục tiêu: Tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức, hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về vai trò quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và phát huy mạnh mẽ tiềm năng về tài nguyên du lịch huyện có; huy động nguồn lực xã hội để phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ kết nối, chuyên nghiệp, quy mô; xây dựng sản phẩm có thương hiệu, mang bản sắc, chất lượng cao, gây ấn tượng cho du khách đối với Nghi Xuân Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đảm bảo hài hoà lợi ích cho cộng đồng; thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá ngành “công nghiệp dịch vụ”; tăng cường hệ thống các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, có khả năng cạnh tranh về sản phẩm Quyết tâm đưa ngành du lịch Nghi Xuân trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025.

Cũng tại Nghị quyết số 02 này, Ban chấp hành Đảng bộ huyện cũng đã đề ra một số chỉ tiêu đến năm 2025 như: Đóng góp trên 10% tổng giá trị sản xuất toàn huyện Có trên 400.000 lượt khách tham quan du lịch, có trên 120.000 lượt khách lưu trú du lịch/năm Lao động trong lĩnh vực du lịch có trên 1500 người, trong đó trên 65% lao động được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ Trên 70 cơ sở lưu trú, trong đó có 8-10 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên với khoảng 1000 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn Có trên 10 khu, điểm du lịch đạt chuẩn theo quy định của Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch. UBND huyện Nghi Xuân ban hành văn bản số 07/CTR - UBND Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 15/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025; Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.

Bên cạnh đề ra chính sách, chủ trương về phát triển du lịch, huyện cũng đồng thời quan tâm đến công tác quản lý và bảo tồn, tôn tạo các công trình văn hoá, di tích lịch sử, di tích cách mạng Quyết định số 2360/QĐ-UBND ngày 17/6/2021 về việc Quy định Tiêu chí hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp di tích Lịch sử - Văn hóa UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã thành lập Quỹ bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều nhằm huy động nguông lực tài chính từ xã hội nhằm hỗ trợ, thúc đẩy quảng bá, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản một các hiệu quả và bền vững.

Ngoài ra, huyện thực hiện triển khai một số dự án nhằm bảo tồn các giá trị di tích lịch sử văn hoá và phát triển du lịch như Dự án “Tu bổ, tôn tạo các di tích gốc và xây dựng cơ sở hạ tầng Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn

Du, tỉnh Hà Tĩnh (giai đoạn 1)”; Dự án Bảo tồn, trùng tu khu di tích Phôi Phối,Bãi Cọi Xuân Viên và một số di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, cấp tỉnh đã được xếp hạng; Dự án đầu tư Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu di tích đền thờ và mộ

Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ; Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng di tích Đền chợ Củi; Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Hải - Hội huyện Nghi Xuân; Dự án đầu tư thí điểm tuyến phố văn hoá, thương mại gắn với phát triển du lịch (trước Khu di tích Nguyễn Du); Dự án phát triển các tuyến du lịch trọng điểm tại 05 di tích văn hoá - lịch sử của huyện Nghi Xuân; Dự án xây dựng mô hình du lịch nông thôn mới huyện Nghi Xuân; Dự án xây dựng hình ảnh, giới thiệu và quảng bá du lịch huyện Nghi Xuân, Để phát huy những tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch văn hoá huyện Nghi Xuân, đưa ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, huyện đã có một số chính sách cụ thể như sau. Đề án “Xây dựng huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hoá gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025” thể hiện quan điểm và định hướng xây dựng huyện NTM kiểu mẫu, điển hình về văn hoá gắn với phát triển du lịch: nhằm phát huy những kết quả đạt được trong phong trào xây dựng NTM, dựa trên các tiềm năng, lợi thế để đưa huyện tiếp tục phát triển một cách toàn diện, xây dựng NTM bền vững, đi vào chiều sâu và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của người dân Xây dựng huyện NTM kiểu mẫu về văn hoá trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể gắn với cộng đồng; xây dựng bản sắc văn hoá con người huyện Nghi Xuân, nhằm phát triển du lịch bền vững, hiệu quả, tiền đề quan trọng để xây dựng Thành phố Di sản trong tương lai Phát triển du lịch gắn liền với các hình thức du lịch văn hoá, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng trên nền tảng phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp và an toàn [22] Đề án cũng đã xác định mục tiêu xây dựng NTM huyện Nghi Xuân phát triển toàn diện và bền vững gắn với đô thị hoá, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và kết nối, kinh tế nông nghiệp phát triển từng bước hiện đại, các giá trị văn hoá

- lịch sử được bảo tồn và phát huy gắn với phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Như vậy, thông qua các số liệu trên khoảng 10 văn bản từ Nghị Quyết, các kế hoạch, văn bản chỉ đạo, đề án của UBND tỉnh và huyện đã từng bước đặt ra mục tiêu, cũng như chỉ đạo thực hiện các công tác khai thác và phát triển du lịch xoay quanh các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản, hỗ trợ HDV, viên chức hoạt động nghệ thuật, định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường công tác lãnh đạo của đội ngũ quản lý nhà nước, Nhìn chung UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng như huyện Nghi Xuân đã có sự quan tâm đối với hoạt động khai thác và phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn huyện.

2.3.2 Kinh tế, cơ sở hạ tầng

Hạ tầng thương mại trên địa bàn huyện Nghi Xuân được đầu tư và nâng cấp, gắn với các mô hình chợ xã, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, siêu thị mini, đáp ứng nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hoá của du khách.

Hệ thống giao thông ở huyện đồng bộ, đối ngoại với 3 nhánh tuyến quốc lộcó chiều dài hơn 50km, đi qua địa bàn và 3 cây cầu bắc qua sông Lam kết nối

2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, tạo điều kiện phát triển du lịch và dịch vụ Hệ thống giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên thôn hầu hết được nhựa hoá, bê tông hoá, thuận lợi việc di chuyển, đi lại, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng được xây dựng để kết nối Khu du lịch Cửa Lò (Nghệ An) với huyện Nghi Xuân. Trong đó, cầu Cửa Hội được hoàn thành, thông qua đó, Nghi Xuân trở thành điểm kết nối quan trọng, nối toàn bộ khu vực dải ven biển Hà Tĩnh với khu vực phía Nam thành phố Vinh, khoảng cách từ biển Cửa Lò đến Nghi Xuân chỉ mất

15 phút, rút ngắn thời gian, khoảng cách một số khu vực khác tiếp cận với sân bay Vinh, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Đồng thời, hệ thống đường sắt cao tốc Bắc - Nam và tuyến đường bộ được hình thành, đẩy nhanh thời gian di chuyển từ các tỉnh phía Bắc về Nghi Xuân Hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh là động lực thúc đẩy huyện Nghi Xuân phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch.[22]

Về hệ thống cơ sở lưu trú, toàn huyện hiện có 902 phòng đảm bảo cho2.000 khách nghỉ dưỡng, trong đó có các cơ sở khách sạn, nghỉ dưỡng 4 sao, 5 sao, đảm bảo chất lượng lưu trú cho khách du lịch Trên địa bản huyện có 11 cơ sở lưu trú đạt tiêu chẩn từ 1 sao trở lên.

STT CƠ SỞ LƯU TRÚ ĐỊA CHỈ

Thôn Thành Vân, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

2 Song Lam Waterfront Hotel Khối 2, Thị trấn Xuân An, Nghi

3 Khách sạn Lam Kiều Thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà

4 Khách sạn Minh Hường Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

5 Nhà khách Bộ đội Biên

An Lộc, Thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

6 Nhà nghỉ Chung Mỹ Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

7 Khách sạn Hoa Đô Khối 1, Thị trấn Xuân An, Nghi

8 Nhà nghỉ Anh Tuấn Khối 1, Thị trấn Xuân An, Nghi

9 Khách sạn Quân khu 4 Thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà

10 Khách sạn Hoàng Gia 2 Khối 1, Thị trấn Xuân An, Nghi

11 Khách sạn Cát Thành Thôn 1, Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà

12 Khách sạn Thanh Thuỷ Biển Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà

13 Khách sạn Sinh Thái Thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà

14 Nhà nghỉ Lào Biển Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà

15 Khách sạn Hanvet Hotel Biển Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà

16 Nhà nghỉ Hùng Nhung Biển Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà

17 Nhà nghỉ Tân Thành Vinh Biển Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà

18 Nhà nghỉ 473 Biển Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà

19 Khạch sạn Thanh Bình Khối 1, Thị trấn Xuân An, Nghi

10 Khách sạn Hoàng An Xuân Lam, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Bảng 2.4 Thống kê các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Nghi Xuân

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân có thể thấy, hoạt động du lịch ở đây đang ngày một phát triển tích cực.

Cái tài nguyên văn hoá, tài nguyên tự nhiên được chú trọng đưa vào khai thác du lịch, đạt được thành tựu đáng kể, thu hút được lượng lớn khách du lịch. Công tác bảo tồn, tu bổ được chú trọng quan tâm hơn, trở thành một trong những điểm tham quan của nhân dân địa phương và các vùng phụ cận, bên cạnh đó các lớp trẻ cũng được tiếp cận thông qua việc giáo dục truyền thống, thế hệ trẻ có cơ hội hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống của quê hương, từ đó nâng cao nhận thức về việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống Đặc biệt, nhiều di tích đã được khai thác tốt như Khu di tích quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du, Đền thờ và Khu lăng mộ Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, Khu Di tích lịch sử Đình Hoa Vân Hải, đây hiện đang là một trong những điểm du lịch thu hút đông đảo lượng khách tham quan.

Bên cạnh đó, huyện Nghi Xuân còn là huyện đầu tiên được tỉnh Hà Tĩnh công nhận đạt chuẩn NTM trước thời hạn 2 năm, nên về hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật được đầu tư và kết nối đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu về vật chất - tinh thần ngày càng cao của không chỉ người dân huyện Nghi Xuân mà còn là nhu cầu của khách du lịch ghé huyện Hình ảnh Nghi Xuân ngày càng hoàn thiện hơn trong mắt du khách, không còn là một vùng quê nghèo nàn như ngày nào nữa.

Một số sản phẩm du lịch bước đầu được hình thành như DLCĐ thônPhong Giang xã Tiên Điền, Du thuyền Giang đình Cổ Độ, Du lịch sinh thái nhà vườn Đức Đường, Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Phú Minh Gia, Du lịch trải nghiệm NTM xã Xuân Mỹ, kết hợp sản phẩm OCCP dưa lưới Nga Hải, kẹo Cu đơ Quỳnh Hội, nước mắm Lạch Kèn, đã bước đầu thu hút được khách du lịch từ các tỉnh, thành phố, thậm chí là khách nước ngoài tìm về huyện Nghi Xuân.[14]

Hoạt động đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực được tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao nghiệp vụ du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch tại địa phương, mang đến sự hài lòng cho du khách Nguồn nhân lực tham gia hoạt động du lịch ngày càng đông đảo, về cơ bản nắm rõ được cách thức tổ chức và quản lý, nghiệp vụ du lịch Người dân thay vì tiếp tục công việc lao động chân tay nặng nhọc, tham gia vào hoạt động du lịch vừa giảm bớt sự vất vả về thể lực, lại có một nguồn thu nhập khá, cải thiện đời sống, lại càng có ý nghĩa hơn trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của địa phương.

Hoạt động xúc tiến và quảng bá hiệu quả, thu hút nhiều nhà đầu tư đổ vào như Công ty CP Dược và Vật tư thú y Hanvet đầu tư xây dựng khách sạn 4-5 sao với tổng mức đầu tư lên đến 100 tỷ đồng, Doanh thu và lượt khách ghé huyện Nghi Xuân có sự tăng trưởng đều theo từng năm, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng 2020, huyện vẫn giữ được một lượng khách khá ổn định, đây là một trong nhưng điểm tích cực, thể hiện sự phục hồi, trở lại của huyện Nghi Xuân.

Dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban, ngành cấp tỉnh, huyện Nghi Xuân đã khơi dậy, phát huy được những tiềm năng, lợi thế của mình, từng bước đưa ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, phát triển kinh tế dựa trên nền tảng các giá trị văn hoá truyền thống của quê hương.

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh đạt được những thành tựu tích cực, huyện Nghi Xuân vẫn còn một số hạn chế như:

Trước hết, huyện Nghi Xuân là một trong những huyện chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khí hậu nhìn chung có phần khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt là một trong hạn chế lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác, đầu tư và phát triển du lịch Bên cạnh đó, hoạt động du lịch ở huyện Nghi Xuân còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tính mùa vụ.

Sản phẩm du lịch vẫn còn đơn điệu, chất lượng còn hạn chế Các nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn chưa có sự đầu tư chuyên sâu về những món ăn truyền thống, nên vẫn chưa có sự đặc sắc về ẩm thực, chưa có thương hiệu đặc trưng thu hút khách du lịch Các loại hình dịch vụ chưa mang tính đồng bộ, còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp Cơ sở lưu trú chưa phát triển, các dịch vụ vui chơi giải trí còn hạn chế, các điểm tham quan du lịch còn nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết.

Mặc dù công tác bảo tồn và phát huy tại các di tích được chú trọng thực hiện, tuy nhiên, vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phát huy được các tiềm năng phát triển du lịch văn hoá, nhiều di tích, lễ hội quan trọng chưa được chú trọng đầu tư để gắn với phát triển du lịch bền vững.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu du lịch vẫn còn yếu, chưa đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng, và nhu cầu đầu tư phát triển du lịch hiện nay Tuyến Quốc lộ 8B, Tuyến 22/12, Tuyến An - Viên - Mỹ - Thành đang trong quá trình hoàn thiện Hệ thống ATM, trạm rút tiền tự động vẫn còn hạn chế, chưa được lắp đặt tại một số điểm du lịch Hệ thống tắm tráng công cộng vẫn còn hạn chế, không đủ phục vụ du khách, nhất là vào các dịp lễ 30/4, 1/5 Các dự án triển khai còn chậm trễ, trong đó có dự án Bãi đậu xe ở đền Chợ Củi, trong khi bãi giữ xe hiện tại chỉ chứa được khoảng 100 xe, điều này dẫn đến xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực khác như tự ý nâng giá vé xe, các điểm giữ xe tự phát,

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch chưa thực hiện thường xuyên,chất lượng thấp, thông tin mang tính chung chung, chưa có sự ấn tượng đối với thị trường khách trong nước cũng như khách quốc tế, chưa có sự khai thác đặc trưng về tài nguyên để hình thành nên các sản phẩm du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch; chưa gắn với thực tiễn phát triển du lịch Các tour, tuyến vẫn còn thiếu sự liên kết, thiếu sự đặc sắc, chưa thu hút được sự đầu tư từ các doanh nghiệp, chưa thể giữ chân khách lâu, mức chi tiêu của du khách vẫn còn ít.

Bên cạnh đó, nhận thức về du lịch của các cấp, các ngành, thậm chí là người dân, vẫn còn sai lệch, chưa thật sự xem ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn Điều này dẫn đến, công tác quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn gặp nhiều bất cập, khả năng quản lý, chiến lược kinh doanh còn hạn chế, nguồn nhân lực chất lượng còn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp.

Vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nghi Xuân vẫn còn tồn tại, gây mất vệ sinh, thẩm mỹ đối với cảnh quan tự nhiên, đặc biệt là ở các bãi biển trải dài từ Xuân Thành đến Xuân Đan.

Công tác phát triển du lịch còn mang tính tự phát, còn bất cập, chưa khai thác hết tiềm năng, chưa thu hút được nhà đầu tư có năng lực tham gia đầu tư. Bên cạnh đó, công tác khai thác giá trị của các di tích, danh thắng, vẫn còn hoạt động độc lập, chưa có sự kết nối với hoạt động du lịch.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh

Để khai thác và phát triển du lịch văn hoá ở huyện Nghi Xuân có hiệu quả,

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh cần có những kế hoạch tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch không chỉ của huyện Nghi Xuân mà cả tỉnh

Hà Tĩnh, để bản đồ du lịch của tỉnh ngày một rõ nét hơn.

Hỗ trợ cân nhắc, thoả thuận, phê duyệt và chủ trương triển khai các dự án như Dự án Khu đô thị sinh thái, du lịch vui chơi giải trí Đảo Xuân Giang 2 và vùng ven sông Lam, Thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ ngân sách cho địa phương trong công tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư kinh phí để hoàn thiện, nâng cấp một số điểm du lịch trọng yếu trên địa bàn như Khu du lịch biển Xuân Thành, Khu di tích quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du, để trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Đầu tư kinh phí nhằm tổ chức, khôi phục các lễ hội truyền thống hàng năm như Lễ hội Cầu Khoa, Trò Sỹ nông công thương ngư ở Xuân Thành, Lễ cầu ngư, Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các CLB dân ca có trên địa bàn, thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hoá, đặc biệt là Tuần lễ văn hoá Truyện Kiều -Nguyễn Du nhằm bảo tồn, quảng bá, nâng tầm giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch.

Đối với UBND huyện Nghi Xuân

UBND huyện Nghi Xuân cần có những chính sách hỗ trợ kinh phí, tổ chức các hoạt động văn nghệ, các cuộc thi, các sự kiện văn hoá, giao lưu văn hoá giữa các xã, thị trấn nhằm quảng bá, tuyên truyền những giá trị văn hoá truyền thống của huyện, là động lực thúc đẩy phát triển du lịch văn hoá trên địa phương.

Bên cạnh đó, Huyện Uỷ cần có các kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc,khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm ngặt đối với các trường hợp vi phạm; đôn đốc các dự án thực hiện kịp với tiến độ.

Đối với cộng đồng dân cư

Cộng đồng dân cư là đội ngũ nhân lực tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch trên địa bàn huyện như tham gia hoạt động du lịch với thái độ làm việc nghiêm túc, xây dựng hình ảnh con người Nghi Xuân chân chất, hiếu khách, niềm nở trong mắt khách du lịch Có ý thức trách nhiệm tận tâm với nghề, sự nghiệp du lịch của địa phương, đảm bảo sống và làm việc theo pháp luật, có trách nhiệm trong việc bảo vệ giá trị văn hoá của địa phương, bảo vệ cảnh quan môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.

Thay đổi nhận thức, coi trọng ngành du lịch, là một trong những ngành kinh tế mũi mọi của địa phương Luôn học hỏi, trau dồi kỹ năng, chuyên môn,ngoại ngữ, sẵn sàng thích ứng với ngành du lịch Đảm bảo vừa làm kinh tế, vừa kết hợp bảo vệ truyền thống văn hoá của địa phương, hài hoà giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng.

Một số giải pháp khai thác phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh

Để khai thác và phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân có hiệu quả, tác gỉa đề tài đề xuất một số giải pháp như sau:

3.2.1 Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ

Một điểm du lịch thu hút được du khách thông qua sản phẩm du lịch mang bản sắc, đặc trưng văn hoá của địa phương Chính vì vậy, việc nâng cao chất sản phẩm du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch là một trong những vấn đề cần đặt ra trước mắt, tạo ấn tượng cho du khách Huyện Nghi Xuân cần có sự kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với loại hình du lịch văn hoá như tham quan danh lam, thắng cảnh, các di tích, lịch sử văn hoá, kết hợp đưa các làng nghề truyền thống, nghệ thuật dân gian vào tour du lịch Bên cạnh đó, xây dựng các tour, tuyến du lịch liên kết với các điểm du lịch vùng lân cận như biển Cửa Lò - Nghệ An, Chùa Hương - Can Lộc, Di tích Ngã ba Đồng Lộc, Điều chỉnh quy hoạch, tập trung nguồn lực phát triển du lịch tại các khu vực trọng điểm như: Khu du lịch biển Xuân Thành, Xuân Yên, Cương Gián, Xuân Hội; Khu vui nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, sân golf, trường đua chó; các điểm du lịch tâm linh Thác Tràng Vưng - Xuân Viên, đền Chợ Củi - Xuân Hồng, Đền Huyện, Đền thờ Thánh sư địa lý Tả Ao - Vũ Đức Huyền, Thiền viện Trúc Lâm Hồng Lĩnh, chùa Thanh Lương, tạo điều kiện thuận lợi phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.

Xây dựng các sản phẩm du lịch theo hướng liên kết chuỗi, khai thác các giá trị di sản văn hoá nổi bật như Truyện Kiều - Nguyễn Du, các loại hình văn nghệ dân gian như dân ca ví giặm, ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều, Sắc bùa, chầu văn, nhằm quảng bá, phát huy giá trị văn hoá của huyện, thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế Bổ sung các chương trình dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, check in, để du khách trải nghiệm Có thể xây dựng không gian văn hoá Truyện Kiều, kết hợp với cho thuê trang phục, biểu diễn Trò Kiều, để du khách được trải nghiệm một không gian cực kỳ đặc sắc của Truyện Kiều Xây dựng mô hình các làng nghề truyền thống như làng trống Xuân Hội hay làng nón, tơi Tiên Điền, tạo điều kiện cho du khách được trực tiếp trải nghiệm, kết hợp với các loại hình nghệ thuật dân gian, khôi phục những câu chuyện có giá trị về văn hoá, lịch sử sẽ là một điểm nhấn lớn, thu hút khách du lịch đến tham quan. Đa dạng hoá ẩm thực, đặc sản của địa phương, dựa trên dự án OCCP của huyện như dưa lưới Nga Hải, nước mắm Lạch Kèn, cu đơ Quỳnh Hội, sứa ăn liền Thái Long, nước mắm Sáu Đệ, lạc cúc Xuân Thành, chả cá Mậu Nguyễn,tôm nõn khô Hoa Linh Chi, cá ngần khô Hoa Linh Chi, dưa lưới Ngọc Khuê,sứa ép Hương Quê, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, mang thương hiệu, đặc trưng riêng và thuận lợi để kết nối, tiêu thụ ngay trên địa bàn huyện.Kết hợp đưa vào chương trình mua sắm, thực đơn tại các nhà hàng, vừa tiện cho khách hàng được thưởng thức, vừa kết hợp bán hàng, làm quà cho du khách mang về, lại tiện cho việc quảng bá đặc sản địa phương.

Xây dựng những tour, tuyến du lịch văn hoá mới, có thể kết hợp với các điểm du lịch ở các tỉnh lân cận như Làng Sen Quê Bác ở Nam Đàn, chùa Đại Tuệ, đền Bạch Mã ở Thanh Chương, chùa Cổ Am, khu di tích Truông Bồn, ở Nghệ An; Di tích lịch sử Thành Nhà Hồ, di tích lịch sử Lam Kinh, Khu di tích

Bà Triệu, ở Thanh Hoá, Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc ở huyện Can Lộc, Khu lưu niệm Trần Phú ở Đức Thọ, Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông ở Hương Sơn, Ngoài ra có thể kết hợp hài hoà các điểm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển trong tour, tuyến để đáp ứng được nhu cầu vừa nghỉ dưỡng vừa tìm hiểu về văn hoá của du khách.

3.2.2 Đầu tư và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật ngành du lịch

Tiếp tục chú trọng đầu tư nguồn lực nhằm phát triển cơ cấu hạ tầng du lịch, hoàn thiện hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, điện, đèn, tại các điểm du lịch, đảm bảo phục vụ du khách Đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Bên cạnh đó, cần đảm bảo môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp, môi trường du lịch văn hoá, văn minh, an toàn, lịch sự để thu hút khách du lịch.

Nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng dịch vụ tại các nhà hàng ăn uống, tạo không gian rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát Có thể kết hợp với một số chương trình nghệ thuật dân gian tại các nhà hàng như dân ca ví giặm, ca trù Cổ Đạm, Trò Kiều, để du khách có thể vừa thưởng thức ẩm thực, đặc sản quê hương vừa được trải nghiệm trong không gian âm nhạc truyền thống.

Tăng cường thu hút đầu tư phát triển kinh tế du lịch, thu hút đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, mua sắm, tại các điểm du lịch, trung tâm đô thị với hệ thống khách sạn từ 3-5 sao, đảm bảo hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt nhằm phục vụ khách lưu trú Phát triển hệ thống WifiFree tại các điểm du lịch, hệ thống tắm tráng tại các bãi biển, đảm bảo phục vụ nhu cầu của khách du lịch Kêu gọi vốn đầu tư từ nhà nước, các doanh nghiệp,đặc biệt là các lao động xa quê, đang làm việc tại nước ngoài.

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ quản lý

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ du lịch, tin học ngoại ngữ Đặc biệt là thay đổi nhận thức từ cán bộ quản lý đến người dân về định hướng quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho không chỉ đội ngũ cán bộ quản lý mà tất cả lao động đã, đang và sẽ tham gia vào phát triển du lịch tại địa phương về nghiệp vụ du lịch, về tài nguyên du lịch của huyện, tâm lý khách hàng, các kỹ năng cơ bản của một cá thể tham gia hoạt động du lịch Nâng cao trình độ, chuyên môn, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nâng cao hiểu biết về truyền thống văn hoá, lịch sử huyện Nghi Xuân, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp, tinh thần, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp Bên cạnh đó, cần đảm bảo các chương trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, chất lượng mới có thể cho ra nguồn nhân lực chất lượng.

Lớp lao động trẻ trên địa bàn huyện hiện nay, có xu hướng đi xuất khẩu lao động, làm ăn xa quê nhiều Đây là đội ngũ lao động dồi dào, lại có sức khoẻ, năng động, nhiệt huyết, không ngại khó khăn, áp lực, có khả năng học hỏi tốt, bắt kịp công nghệ tiên tiến, xu thế của xã hội, vậy nên cần đặt vấn đề nhằm thu hút, kêu gọi lực lượng lao động này tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn. Cần chú trọng 3 yếu tố đào tạo - sử dụng - đãi ngộ để có một nguồn nhân lực chất lượng tham gia vào hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn địa phương.

3.2.4 Đẩy mạnh công tác quảng bá văn hoá và du lịch Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân dân về tầm quan trọng của ngành du lịch và định hướng đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các dự án liên quan đến du lịch ở địa phương.

Xác định sản phẩm du lịch chủ đạo, tập trung nguồn lực để đầu tư và phát triển thương hiệu Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội và một số phương tiện truyền thông khác như báo chí, phát thanh, truyền hình,

Tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng các trang thông tin điện tử của huyện, các xã, thị trấn với giao diện bắt mắt, thu hút, thông tin cập nhật nhanh chóng, uy tín Trên các trang wed của huyện, cần có mục riêng về du lịch văn hoá ở huyện, update đầy đủ các thông tin về các điểm du lịch, truyền thống văn hoá, các điểm cung ứng dịch vụ du lịch về khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, nghỉ dưỡng,

Hiện nay, Tik tok là một nền tảng mạng xã hội đứng hàng đầu Việt Nam về số lượng người dùng, đa dạng về độ tuổi, từ lớp trẻ, thanh, thiếu niên cho đến bậc trung niên lớn tuổi Được coi là “mảnh đất vàng” để quảng bá thương hiệu, huyện Nghi Xuân cần có một tài khoản Tiktok, cập nhật những đoạn video ngắn về du lịch văn hoá ở Nghi Xuân với nhiều chủ đề khác nhau, thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Bên cạnh đó, huyện có thể hợp tác cùng các vlogger, reviewer, Kol nổi tiếng với hàng triệu lượt theo dõi như Khoai Lang Thang - youtuber chuyên về mảng du lịch với hơn 1.8 triệu lượt subcribe trên nền tảng Youtube, hay Lê Hà Trúc - một trong những kols du lịch nổi tiếng với những bài đăng có lượt tương tác khủng, Thông qua các kênh này, đối với khách chưa đến huyện, có thể thu hút sự chú ý, quan tâm, tò mò, kích thích sự khám phá của du khách Đối với khách đã từng có trải nghiệm du lịch văn hoá ở huyện, thông qua các bài đăng, video có thể nhận về những lượt phản hồi, đánh giá, nhận xét của khách, từ đó huyện có thể xem xét, và thay đổi đối với những phản hồi tiêu cực, phát huy tốt hơn với những đánh giá tích cực Đồng thời, có thể tăng độ nhận diện của khách du lịch đối với du lịch văn hoá huyện Nghi Xuân.

Ngày đăng: 16/03/2024, 09:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w