1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động

115 1,7K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 17,57 MB

Nội dung

Nếu như hệthống bản đồ số và thông tin internet là ứng dụng phổ biến của công nghệ thông tin toàn cầu,thì hệ thống điều khiển các thiết bị từ xa là sản phẩm thường được gặp và áp dụng cá

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Công nghệ tự động hóa và công nghệ thông tin toàn cầu là hai lĩnh vực có tốc độ pháttriển rất mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong thời gian gần đây Nếu như hệthống bản đồ số và thông tin internet là ứng dụng phổ biến của công nghệ thông tin toàn cầu,thì hệ thống điều khiển các thiết bị từ xa là sản phẩm thường được gặp và áp dụng các côngnghệ tự động hóa như định vị toàn cầu, lập trình vi điều khiển, cập nhật và truyền thông tinthiết bị qua mạng viễn thông,…

“Ngôi nhà thông minh” là một cụm từ không còn xa lạ đối với nền công nghệ pháttriển hiện nay Lúc đầu, ý tưởng được thực hiện nhờ vào tia hồng ngoại để điều khiển từ xa,nhưng khoảng cách bị hạn chế Về sau, nhiều nghiên cứu nhằm cải tiến khoảng cách điềukhiển mang lại nhiều thành công và có ý nghĩa thực tiễn như điều khiển thông quađường dây điện, đường dây điện thoại…Khi công nghệ wireless phát triển, người ta lạinghĩ đến điều khiển qua mạng không dây_điều khiển từ xa dùng máy tính ra đời Không dừnglại ở đó, khi mà các mạng điện thoại đang cạnh tranh gay gắt, chiếc điện thoại trở nên vậtdùng không thể thiếu của mỗi cá nhân, người ta lại nghĩ về một chiếc điện thoại tích hợp khảnăng điều khiển từ xa

Đi cùng xu hướng phát triển đó, nhóm thực hiện đã chọn đề tài: “Thiết kế và thi công

hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động”

Với đề tài này, nhóm muốn sử dụng điện thoại di động điều khiển thiết bị điện dân dụng, dùng Module Sim548c trên nền mạng GSM để thu SMS điều khiển

M c l c ục lục ục lục

Chương I:Tổng quan hệ thống 5 1.1:Tầm quan trọng của hệ thống: 5

Trang 2

1.2:Các lợi ích khi sử dụng thiết bị điều khiển các thiết bị từ xa: 6

1.3:Mục đích nghiên cứu: 6

1.4:Phương pháp nghiên cứu: 7

Chương II:Cơ sở lí thuyết 7

2.1:Mạng di động GSM: 7

2.1.1:Đặc điểm công nghệ GSM: 8

2.1.2:Cấu trúc mạng GSM: 8

2.2:Tổng quan về SMS: 13

2.2.1:Giới thiệu về SMS: 13

2.2.2:Cấu trúc một tin nhắn SMS: 15

2.2.3:Ưu điểm của SMS: 15

2.2.4:Tin nhắn SMS chuỗi/tin nhắn SMS dài: 15

2.2.5:SMS center/SMSC: 16

2.3:Tập lệnh AT dùng cho SMS, ứng dụng của module SIM548c và code chương trình 16

2.3.1:Giới thiệu 16

2.3.2:Sử dụng ứng dụng GSM cho dịch vụ gửi tin nhắn và cuộc gọi: 18

2.3.3: Các thuật ngữ 18

2.3.5:Nhận cuộc gọi 23

2.3.6: Thiết lập cuộc gọi 24

2.3.7:Đọc tin nhắn: 25

2.3.8:Gửi tin nhắn 26

2.4 Một số tập lệnh AT cơ bản sử dụng cho ứng dụng GSM 27

2.4.1 Các thuật ngữ 27

2.4.2 Các lệnh thiết lập và cài đặt cho cuộc gọi 28

2.4.3 Các lệnh thiết lập và cài đặt cho tin nhắn SMS 34

2.4.4Các lệnh đặc biệt dành cho SIM548 39

2.4.5 Các thông báo lỗi 43

Chương III:Thiết kế mạch trên Orcad và Layout 45

Trang 3

CAPTURE 45

3.1 Tổng quan về Orcad Capture 45

3.2 Vẽ mạch nguyên lý bằng Orcad Capture 45

3.2.1 Khởi động phần mềm Orcad Capture 45

3.2.2 Kiểm tra lỗi và tạo file Netlist: 63

LAYOUT 65

3.3 Vẽ mạch in bằng Orcad Layout 65

3.3.1Khởi động Orcad Layout 65

Chương IV:Sơ đồ khối hệ thống và thông tin về một số linh kiện chính 71

4.1:Sơ đồ khối hệ thống: 71

4.2 Cấu trúc các khối 72

4.2.1: Khối vi điều khiển ATmega32: 72

4.2.3 Khối hiển thị: 93

4.2.4: Khối nguồn: 95

Chương V:Mạch thực tế và kết quả thực hiện 100

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 4

Lời cảm ơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trường Viện Đại học Mở Hà Nội đãtận tình dạy dỗ trong suốt những năm qua Trong đó phải kể đến quý thầy cô trong KhoaĐiện tử - viễn thông đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện đồ án tốt nghiệp này

Đặc biệt, nhóm xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Ts Nguyễn HoàngDũng đã tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình lựa chọn đề tài và hỗ trợ chúng em trongquá trình thực hiện đề tài

Bên cạnh đó, nhóm thực hiện cũng xin cảm ơn anh Nguyễn Thế Trường –Viện điện tửviễn thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đóng góp ý kiến cho nhóm thực hiện đề tàiđạt hiệu quả hơn

Với thời gian thực hiện đề tài ngắn, kiến thức còn hạn hẹp, dù nhóm đã rất cố gắngnhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót, nhóm rất mong nhận được lời chỉ dẫn thêm củaquý thầy cô và bạn bè

Hà Nội,ngày ….tháng… năm 2013 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Chí TrungPhạm Thị Trang

Trang 5

Chương I:Tổng quan hệ thống

Trước thực tế các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt.Điện là 1 trong những nguồn tàinguyên đó.Trên thế giới chúng ta cũng có rất nhiều chương trình,dự án lớn nhỏ được tiếnhành nhằm tiết kiệm tối đa điện năng

Trong khi đó,các thiết bị điện tử vẫn tiêu hao năng lượng điện khi ở chế độ chờ Việcngắt hoàn toàn các thiết bị điện trong gia đình ra khỏi lưới vừa tiết kiệm được điện cho giađình, cho đất nước vừa đảm bảo an toàn điện cho chính ngôi nhà của mình Tuy vậy, sốngười có thói quen để các thiết bị điện, điện tử ở chế độ chờ cũng không nhỏ Không may là

ở chỗ thói quen đó có thể diễn ra ở hộ gia đình và cả công sở Sản phẩm này giúp chúng tangắt toàn bộ các thiết bị điện ra khỏi lưới điện chỉ thông qua một cuộc gọi

Việc tạo ra một sản phẩm tích hợp được tính năng như trên là xu hướng mà các nướctiên tiến trên thế giới làm.Đối với một nước đang phát triển công nghiệp hóa như nước ta thìcàng cần có hơn

1.2:Các lợi ích khi sử dụng thiết bị điều khiển các thiết bị từ xa:

-Tạo ra những thiết bị thông minh,giúp con người có thể kiểm soát các thiết bị điệntử,đồng thời điều khiển chúng từ xa

-Tránh lãng phí điện và hoả hoạn do cháy chập điện gây ra

Các thiết bị điện tử vẫn tiêu hao năng lượng điện khi ở chế độ chờ Việc ngắt hoàn toàn các thiết bị điện trong gia đình ra khỏi lưới vừa tiết kiệm được điện cho gia đình, cho đấtnước vừa đảm bảo an toàn điện cho chính ngôi nhà của mình Tuy vậy, số người có thói quen

để các thiết bị điện, điện tử ở chế độ chờ cũng không nhỏ Không may là ở chỗ thói quen đó

có thể diễn ra ở hộ gia đình và cả công sở Sản phẩm này giúp chúng ta ngắt toàn bộ các thiết

bị điện ra khỏi lưới điện chỉ thông qua một cuộc gọi

-Tránh hỏng hóc hàng hoá, thiết bị do sự cố kho lạnh

-Sản phẩm cũng có thể tự động cảnh báo tới người có trách nhiệm thông qua điện thoại hoặc tin nhắn, giúp tránh được các rủi ro có thể xảy ra

-Tiết kiệm chi phí, nhân công vận hành, theo dõi hệ thống

Đối với các hệ thống đòi hỏi thu thập, giám sát tình trạng làm việc như trạm BTS dùng trong

Trang 6

viễn thông hay các phòng lạnh, kho lạnh,…Sản phẩm có thể giúp truyền thông tin một cách kịp thời và nhanh chóng theo thời gian thực Điều này giúp các chủ đầu tư giảm thiểu được chi phí nhân công trong việc vận hành và theo dõi

Trên đây cũng là những mục tiêu cuối cùng mà đồ án tốt nghiệp muốn hướng tới Đó thực sự

là kết quả rất phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang yêu cầu

Hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động dùng tin nhắn SMS cóchức năng như sau:

- Có thể kiểm tra trạng thái của thiết bị trước khi điều khiển

- Từ kết quả kiểm tra trạng thái, người dùng có thể dùng lệnh bằng tin nhắn để điều khiển

- Hệ thống sau khi nhận tin nhắn xuất lệnh điều khiển các thiết bị và tự động báo trạng tháicác thiết bị sau điều khiển

Nhóm thực hiện tiến hành khảo sát Module Sim548c, ứng dụng để thi côngmạch cụ thể điều khiển đóng mở bóng đèn tượng trưng cho thiết bị với đặc điểm sau:

- Điều khiển các thiết bị trong nhà (cụ thể là điều khiển một thiết bị công suất trung bình)bằng tin nhắn SMS tại ví trí có phủ sóng của mạng điện thoại di động đang hoạt động trongnước như Viettel, Mobile Phone, Vina Phone …

- Tự động gửi tin nhắn ngược trở lại cho người điều khiển, với nội dung tin nhắn chứathông tin hoạt động của thiết bị (on/off)

1.4:Phương pháp nghiên cứu:

Trong đề tài này, nhóm đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tham khảo tài liệu: bằng cách thu thập thông tin từ sách, tạp chí về điện tử, viễn thông, truy cập từ mạng internet, các đồ án của khóa trước

- Phương pháp quan sát: khảo sát một số mạch điện từ mạng internet, khảo sát các điện thoại di động để chọn lựa phương án thiết kế sau này

- Phương pháp thực nghiệm: từ những ý tưởng và kiến thức của nhóm,kết hợp sự hướng dẫn của giáo viên,nhóm đã lắp ráp thử nghiệm nhiều dạng mạch khác nhau để từ đó chọn lọc những mạch điện tối ưu

Trang 7

Chương II:Cơ sở lí thuyết

2.1:Mạng di động GSM:

GSM (Global System for Mobile communication) là hệ thống thông tin di động số toàncầu, là công nghệ không dây thuộc thế hệ 2G (second generation) có cấu trúc mạng tế bào,cung cấp dịch vụ truyền giọng nói và chuyển giao dữ liệu chất lượng cao với các băng tầnkhác nhau: 400Mhz, 900Mhz, 1800Mhz và 1900Mhz, được tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu(ETSI) quy định

GSM là một hệ thống có cấu trúc mở nên hoàn toàn không phụ thuộc vào phần cứng,người ta có thể mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau

Do nó hầu như có mặt khắp mọi nơi trên thế giới nên khi các nhà cung cấp dịch vụ thựchiện việc ký kết roaming với nhau nhờ đó mà thuê bao GSM có thể dễ dàng sử dụng máyđiện thoại GSM của mình bất cứ nơi đâu

Mặt thuận lợi to lớn của công nghệ GSM là ngoài việc truyền âm thanh với chất lượngcao còn cho phép thuê bao sử dụng các cách giao tiếp khác rẻ tiền hơn đó là tin nhắn SMS.Ngoài ra để tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ thì công nghệ GSM được xâydựng trên cơ sở hệ thống mở nên nó dễ dàng kết nối các thiết bị khác nhau từ các nhà cungcấp thiết bị khác nhau

Nó cho phép nhà cung c ấp dịch vụ đưa ra tính năng roaming cho thuê bao của mìnhvới các mạng khác trên toàn thế giới.Và công nghệ GSM cũng phát triển thêm các tính năngtruyền dữ liệu như GPRS và sau này truyền với tốc độ cao hơn sử dụng EDGE

Ở nước ta, mạng thông tin di động đầu tiên ra đời vào năm 1992 với khoảng 5.000 thuêbao Hai nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn là Mobifone (VMS) ra đời năm 1993 –liên doanh giữa công ty bưu chính viễn thông VN (VNPT) và tập đoàn COMVIK (ThụyĐiển) và Vinafone của trung tâm dịch vụ viễn thông (GPC) thuộc VNPT ra đời năm 1996.Đến năm 2002 Sfone của tập đoàn TELECOM của Hàn Quốc và tháng 6/2004, Viettell củacông Ty Viễn Thông Quân Đội cùng bước vào cuộc Cuộc chạy đua của các nhà khai tháclàm cho giá cước giảm xuống và các dịch vụ càng đa dạng

2.1.1:Đặc điểm công nghệ GSM:

 Cho phép gởi và nhận những mẫu tin nhắn văn bản bằng kí tự dài đến 126 kí tự

 Cho phép chuyển giao và nhận dữ liệu, FAX giữa các mạng GSM với tốc độ hiện hành lên đến 9.600 bps

 Tính phủ sóng cao: Công nghệ GSM không chỉ cho phép chuyển giao trong toàn mạng mà còn chuyển giao giữa các mạng GSM trên toàn cầu mà không có một

sự thay đổi, điều chỉnh nào Đây là một tính năng nổi bật nhất của công nghệ GSM(dịch vụ roaming)

Trang 8

 Sử dụng công nghệ phân chia theo thời gian TDM (Time division multiplexing ) để chia ra 8 kênh full rate hay 16 kênh haft rate

 Công suất phát của máy điện thoại được giới hạn tối đa là 2 watts đối với băng tần GSM 850/900Mhz và tối đa là 1 watts đối với băng tần GSM

1800/1900Mhz

 Mạng GSM sử dụng 2 kiểu mã hoá âm thanh để nén tín hiệu âm thanh 3,1khz đó là

mã hoá 6 và 13kbps gọi là Full rate (13kbps) và haft rate (6kbps)

2.1.2:Cấu trúc mạng GSM:

a,Cấu trúc tổng quát:

Hình 2.1 Cấu trúc tổng quát

Hệ thống GSM được chia thành nhiều hệ thống con như sau:

- Phân hệ chuyển mạch NSS (Network Switching Subsystem)

- Phân hệ trạm gốc BSS (Base Station Subsystem)

- Phân hệ bảo dưỡng và khai thác OSS (Operation Subsystem)

- Trạm di động MS (Mobile Station)

b,Mô hình hệ thống trong thông tin di động GSM:

Trang 9

Hình 2.2 : Mô hình hệ thống trong thông tin di động

*Phân hệ chuyển mạch SS:

Hệ thống con chuyển mạch bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của GSM cũngnhư các cơ sở dữ liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao.Chứcnăng chính của SS là quản lý thông tin giữa những người sử dụng mạng GSM với nhau vàvới mạng khác

 Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động MSC

Trong SS,chức năng chuyển mạch chính được MSC thực hiện.Nhiệm vụ chính củaMSC là điều phối việc thiết lập cuộc gọi đến những người sử dụng mạngGSM Một mặt MSCgiao tiếp với phân hệ BSS, mặt khác nó giao tiếp với mạng ngoài

MSC thực hiện cung cấp các dịch vụ của mạng cho thuê bao, chứa dữ liệu và thực hiệncác quá trinh chuyển giao cuộc gọi (Handover) Ngoài ra MSC còn làm nhiệm vụ phát tin tứcbáo hiệu ra các giao diện ngoại vi

 Bộ ghi định vị thường trú HLR:

Là cơ sở dữ liệu quan trọng nhất của hệ thống thông tin di động GSM HLR lưu trữ các sốliệu và địa chỉ nhận dạng cũng như các thông số nhận thực của thuê bao trong mạng.Cácthông tin lưu trử trong HLR gồm:khóa nhận dạng thuê bao IMSI, MSISDN, VLR hiện thời,trạng thái thuê bao, khóa nhận thực và chức năng nhận thực, số lưu động tram di độngMSRN

HLR chứa những cơ sở dữ liệu bậc cao của tất cả các thuê bao trong mạng GSM.Những dữ liệu này được truy nhập từ xa bởi các MSC và VLR của mạng

HLR lưu giử các dịch vụ mà thê bao đăng kí, lưu giử số liệu động về vùng mà ở đóđang chứa thuê bao của nó

 Bộ ghi định vị tạm trú VLR

Trang 10

VLR là cơ sở dữ liệu thứ 2 trong mạng GSM Nó được nối với một hay nhiều MSC và

có nhêm vụ lưu giữ tạm thời số liệu thuê bao hiện đang nằm trong vùng phuc vụ của MSCtương ứng và đồng thời lưu giử số liệu về vị trí thuê bao nói trên ở mức độ chính xác hơnHLR Các chức năng của VLR thường được liên kết với các chức năng của MSC

 Trung tâm nhận thực AuC

AuC quản lí các thông tin nhận thực và mật mã liên quan đến từng cá nhân thuê baodựa trên một khóa nhận dạng bí mật Ki đ đảm bảo an toàn số liệu cho các thuê bao đượcphép Khóa này cũng được lưu giữ vĩnh cửu và bí mật trong bộ nhớ ở MS Bộ nhớ này códạng Simcard có thể rút ra và cắm lại được AuC có thể được đặt trong HLR hoặc MSC hoặcđộc lập với cả hai

 Bộđăng kí nhận dạng thiết bị EIR

Quản lý thiết bị di động được thực hiện bởi bộđăng ký nhận dạng thiết bị EIR EIR lưugiữ tất cả các dữ liệu liên quan đến phần thiết bị di động ME của trạm di động MS EIR đượcnối với MSC thông qua đường báo hiệu để kiểm tra sự được phép của thiết bị bằng cách sosánh các tham số nhận dạng thiết bị di động quốc tế IMEI (International MobileEquipment Identity) của thê bao gửi tới khi thiết lập thông tin với số IMEI lưu giữ trongEIR phòng trường hợp đây là những thiết bị đầu cuối bịđánh cắp, nếu so sánh không đúng thìthiết bị không thể truy nhập vào mạng được

 Tổng đài di động cổng G – MSC

Tất cả các cuộc gọi vào mạng GSM sẽđược định tuyến cho tổng đài di động cổngGateway – MSC Nếu một người nào đó ở mạng cốđịnh PSTN muốn thực hiện một cuộc gọiđến một thuê bao di động của mạng GSM Tổng đài tại PSTN sẽ kết nối cuộc gọi này đếnMSC có trang bị một chức năng đựoc gọi là chức năng cổng Tổng đài MSC này gọi là MSCcổng và nó có thể là một MSC bất kỳở mạng GSM G- MSC sẽ phải tìm ra vị trí của MSCcần tìm Điều này được thực hiện bằng cách hỏi HLR nơi MS đăng ký HLR sẽ trả lời, khi đóMSC này có thể định tuyến lại cuộc gọi đến MSC cần thiết Khi cuộc gọi đến MSC này, VLR

sẽ biết chi tiết hơn về vị trí của MS Như vậy có thể nối thông một cuộc gọi ở mạng GSM có

sự khác biệt giữa thiết bị vật lý và đăng ký thuê bao

 Khối IWF

Để kết nối MSC với một số mạng khác cần phải thích ứng các đặc điểm truyền dẫncủa mạng GSM với các mạng này Các thích ứng này gọi là chức năng tương tác IWF IWFbao gồm một thiết bịđ thích ứng giao thức và truyền dẫn IWF có th thực hiện trong chứcnăng MSC hay có thể ở thiết bị riêng, ở trường hợp hai giao tiếp giữa MSC và IWF được để

mở

* Phân hệ trạm gốc BSS:

BSS giao diện trực tiếp với các trạm di động MS bằng thiết bị BTS thông qua giao diện

vô tuyến Mặt khác BSS thực hiện giao diện với các tổng đài ở phân hệ chuyển mạch SS

Trang 11

Tóm lại, BSS thực hiện đấu nối các MS với tổng đài và nhờ vậy đấu nối những người sửdụng các trạm di động với những người sử dụng viễn thông khác BSS cũng phải được điềukhiển, do đó nó được đấu nối với phân hệ vận hành và bảo dưỡng OSS Phân hệ trạm gốcBSS bao gồm:

- BSC (Base Station Controler): Bộ điều khiển trạm gốc

- BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát gốc

BSS thực hiện nhiệm vụ giám sát các đường ghép nối vô tuyến, liên kết kênh vô tuyếnvới máy phát và quản lý cấu hình của các kênh này Đó là:

- Điều khiển sự thay đổi tần số vô tuyến của đường ghép nối (Frequency Hopping) và

sự thay đổi công suất phát vô tuyến

- Thực hiện mã hóa kênh và tín hiệu thoại số, phối hợp tốc độ truyền thông tin

- Quản lý quá trình Handover

- Thực hiện bảo mật vô tuyến

 Trạm thu phát gốc BTS

Một BTS bao gồm các thiết bị phát thu tín hiệu sóng vô tuyến, anten, bộ phận mã hóa

và giải mã giao tiếp với BSC và xử lý tín hiệu đặc thù cho giao diện vô tuyến Có thể coiBTS là các Modem vô tuyến phức tạp có thêm một số các chức năng khác.Một bộ phậnquan trọng của BTS là TRAU (Transcoder and Rate Adapter Unit: khối chuyển đổi mã

và thích ứng tốc độ) Khối thích ứng và chuyển đổi mã thực hiện chuyển đổi mã thông tin từcác kênh vô tuyến (16 Kb/s) theo tiêu chuẩn GSM thành các kênh thoại chuẩn (64 Kb/s)trước khi chuyển đến tổng đài TRAU là thiết bị mà ở đó quá trình mã hoá và giải mã tiếngđặc thù riêng cho GSM được tiến hành, ở đây cũng thực hiện thích ứng tốc độ trong trườnghợp truyền số liệu TRAU là một bộ phận của BTS, nhưng cũng có thể đặt cách xa BTS vàthậm chí trong nhiều trường hợp được đặt giữa BSC và MSC

BTS có các chức năng sau:

- Quản lý lớp vật lý truyền dẫn vô tuyến

- Quản lý giao thức cho liên kết số liệu giữa MS và BSC

Trang 12

Trong thực tế, BSC là một tổng đài nhỏ có khả năng tính toán đáng kể Một BSC có thểquản lý vài chục BTS tuỳ theo lưu lượng các BTS này Giao diện giữa BSC và MSC là giaodiện A, còn giao diện giữa nó với BTS là giao diện A-bis

Nhân viên khai thác có thể từ trung tâm khai thác và bảo dưỡng OMC nạp phần mềmmới và dữ liệu xuống BSC, thực hiện một số chức năng khai thác và bảo dưỡng, hiển thị cấuhình của BSC

BSC có thể thu thập số liệu đo từ BTS và BIE (Base Station Interface Equipment:Thiết bị giao diện trạm gốc), lưu trữ chúng trong bộ nhớ và cung cấp chúng cho OMC theoyêu cầu

*Trạm di động MS

Trạm di động là thiết bị duy nhất mà người sử dụng có thể thường xuyên nhìn thấy của

hệ thống MS có thể là: máy cầm tay, máy xách tay hay máy đặt trên ô tô Ngoài việc chứacác chức năng vô tuyến chung và xử lý cho giao diện vô tuyến MS còn phải cung cấp cácgiao diện với người sử dụng (như micrô, loa, màn hiển thị, bàn phím để quản lý cuộc gọi)hoặc giao diện với môt số các thiết bị khác (như giao diện với máy tính cá nhân, Fax…).Hiện nay, người ta đang cố gắng sản xuất các thiết bịđầu cuối gọn nhẹđ đấu nối với trạm diđộng Ba chức năng chính của MS:

- Thiết bịđầu cuối thực hiện các chức năng không liên quan đến mạng GSM

- Kết cuối trạm di động thực hiện các chức năng liên quan đến truyền dẫn ở giaodiện vô tuyến

- Bộ thích ứng đầu cuối làm việc như một cửa nối thông thiêt bịđầu cuối với kếtcuối di động Cần sử dụng bộ thích ứng đầu cuối khi giao diện ngoài trạm di động tuân theotiêu chuẩn ISDN đ đấu nối đầu cuối, còn thiết bị đầu cuối lại có th giao diện đầu cuối –modem

Máy di động MS gồm hai phần:Module nhận dạng thuê bao SIM (Subscriber IdentityModule) và thiết bị di động ME (Mobile Equipment)

Để đăng ký và quản lý thuê bao, mỗi thu bao phải có một bộ phận gọi là SIM SIM làmột module riêng được tiêu chuẩn hoá trong GSM Tất cả các bộ phận thu, phát, báo hiệu tạothành thiết bị ME ME không chứa các tham số liên quan đến khách hàng, mà tất cả cácthông tin này được lưu trữ trong SIM SIM thường được chế tạo bằng một vi mạch chuyêndụng gắn trên thẻ gọi là Simcard Simcard có thể rút ra hoặc cắm vào MS

Sim đảm nhiệm các chức năng sau:

- Lưu giữ khoá nhận thực thuê bao Ki cùng với số nhận dạng trạm di động quốc tế IMSInhằm thực hiện các thủ tục nhận thực và mật mã hoá thông tin

Trang 13

- Khai thác và quản lý số nhận dạng cá nhân PIN (Personal Identity Number) để bảo vệquyền sử dụng của người sở hữu hợp pháp PIN là một số gồm từ 4 đến 8 chữ số, được nạpbởi nhà khai thác khi đăng ký lần đầu.

2.2:Tổng quan về SMS:

2.2.1:Giới thiệu về SMS:

SMS là từ viết tắt của Short Message Service Đó là một công nghệ cho phép gửi vànhận các tin nhắn giữa các điện thoại với nhau SMS xuất hiện đầu tiên ở Châu Âu vàonăm 1992 Ở thời điểm đó, nó bao gồm cả các chuẩn về GSM (Global Systemfor Mobile Communication) Một thời gian sau đó, nó phát triển sang công nghệ wirelessnhư CDMA và TDMA Các chuẩn GSM và SMS có nguồn gốc phát triển bởi ETSI(European Telecommunication Standards Institute) Ngày nay 3GPP (Third GenerationPartnership Project) đang giữ vai trò kiểm soát về sự phát triển và duy trì các chuẩn GSM vàSMS

Như chính tên đầy đủ của SMS là Short Message Service, dữ liệu có thể được lưu giữbởi một SMS là rất giới hạn.Một SMS có thể chứa tối đa là140 byte (1120 bit) dữ liệu Vìvậy, một SMS có thể chứa:

- 160 ký tự nếu mã hóa ký tự 7 bit được sử dụng (phù hợp với mã hóa các ký tự latinnhư alphatet của tiếng Anh)

-70 ký tự nếu như mã hóa ký tự 16 bit Unicode UCS2 được sử dụng (dùng cho các ký

tự không phải mã latin như chữ Trung Quốc…)

SMS dạng text hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau Nó có thể hoạt động tốt với nhiềungôn ngữ mà có hỗ trợ mã Unicode, bao gồm Arabic,Trung Quốc,Nhật Bản, Hàn Quốc… Bên cạnh gửi tin nhắn dạng text thì tin nhắn còn có thể mang dữ liệu dạng binary

Nó cho phép gửi nhạc chuông, hình ảnh cùng nhiều tiện ích khác…tới điện thoại khác.Một trong những ưu điểm nổi trội của SMS là được hỗ trợ bởi các điện thoại sử dụngGSM hoàn toàn Hầu hết các tiện ích cộng thêm gồm cả dịch vụ gửi tin nhắn giá rẻ đượccung cấp, sử dụng thông qua sóng wireless

Các yếu tố kích thích sự phát triển của SMS:

Việc nhắn tin liên mạng giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong cùng một khu vực tạo cho kháchhàng của cả hai mạng một cơ hội sử dụng dịch vụ nhắn tin SMS giống như dịch vụ thoại Cáckhách hàng có thể gọi điện cung nhu nhắn tin cho nhau từ các mạng khác nhau

Dịch vụ nhắn tin ngắn trả trước

Đây là một nguyên nhân rất quan trọng quyết định sự phát triển mạnh mẽ của dich vụ SMS.Nhắn tin SMS trả trước(SMS for prepayment) cho phép khách hàng co thể trả tiền trước chodich vụ mà không cần phải đăng ký với nhà khai thác

Trang 14

Ví dụ như ở mạng Vodaphone ở Anh có 3 triệu khách hàng trả sau và 2 triệu khách hàng trảtrước nhưng khách hàng trả trước có số tin nhắn SMS nhiều gấp đôi số khách hàng trả sau.

Dự đoán văn bản được bấm trên máy

Sự đơn giản hóa việc nhắn tin cũng làm tăng lượng tin nhắn được gửi đi Vì vậy sự ra đời cácthuật toán dự báo tin nhắn được bấm đã làm giảm một cách đáng kể việc bấm phím Sự tíchhợp thuật toán này vào các máy điện thoại đã làm cho dịch vụ SMS ngày càng phát triển

Chuẩn hóa các giao thức

Việc chuẩn hóa các giao thức đã tạo ra một môi trường siêu chuẩn cho sự phát triển của cácnhà hoạch định, phát triển và triển khai dịch vụ của các nhà kinh doanh

Chuẩn hóa giao thức cũng làm cho người sử dụng dễ dàng hơn trong việc trả lời tin nhắn vàtruy nhập tới các dịch vụ tin nhắn khác thông qua giao diện menu trên máy

Sự phát triển của các thiết bị đầu cuối

Việc cho ra đời các thiết bị đầu cuối dễ sử dụng cũng góp phần làm tăng việc sử dụng tinnhắn

Instructions tohandset

Instructions toSIM (optional)

Message Body

 Instructions to air interface: chỉ thị dữ liệu kết nối với air interface (giao diệnkhông khí)

 Instructions to SMSC: chỉ thị dữ liệu kết nối với trung tâm tin nhắn SMSC

 Instructions to handset: chỉ thị dữ liệu kết nối bắt tay

 Instructions to SIM (optional): chỉ thị dữ liệu kết nối, nhận biết SIM

 Message body: nội dung tin nhắn SMS

2.2.3:Ưu điểm của SMS:

 Tin nhắn có thể được gửi và đọc tại bất kỳ thời điểm nào

 Tin nhắn SMS có thể được gửi tới các điện thoại dù chúng đang bị tắt nguồn

 Ít gây phiền phức trong khi bạn vẫn có thể giữ liên lạc với người khác

Trang 15

 Được sử dụng trên các điện thoại di động khác nhau và có thể gửi cùng mạnghoặc khác mạng đều được

 Phù hợp với các ứng dụng wireless sử dụng cùng với nó như: chức năngSMS được hỗ trợ 100% bởi các điện thoại sử dụng công nghệGSM; có thể gửi nhạc chuông, hình ảnh…; hỗ trợ chi trả các dịch vụ trựctuyến download nhạc chuông…

2.2.4:Tin nhắn SMS chuỗi/tin nhắn SMS dài:

Để khắc phục khuyết điểm mang lượng giới hạn dữ liệu, một mở rộng mới ra đời đó làSMS chuỗi (SMS dài) Một SMS dạng text dài có thể chứa nhiều hơn 160 ký tự theo chuẩndùng trong tiếng Anh SMS chuỗi có cơ cấu hoạt động như sau: điện thoại di động sẽ chia tinnhắn dài ra thành nhiều phần nhỏ và sau đó gửi các phần nhỏ này như tin nhắn SMS đơn Khicác tin nhắn SMS này đã được gửi tới đích hoàn toàn thì nó sẽ được kết hợp lại với nhau trênmáy di động của người nhận

Khó khăn của SMS chuỗi là nó ít được hỗ trợ nhiều so với SMS ở các thiết bị có sửdụng sóng wireless

2.2.5:SMS center/SMSC:

Một SMS Center (SMSC) là nơi chịu trách nhiệm luân chuyển các hoạt động liênquan tới SMS của một mạng wireless Khi một tin nhắn SMS được gửi đi từ một điện thoại

di động thì trước tiên nó sẽ được gửi tới một trung tâm SMS Sau đó, trung tâm SMS này

sẽ chuyển tin nhắn này tới đích (người nhận) Một tin nhắn SMS có thể phải đi quanhiều hơn một thực thể mạng (netwok) (chẳng hạn như SMSC và SMS gateway) trước khi đitới đích thực sự của nó Nhiệm vụ duy nhất của một SMSC là luân chuyển các tin nhắn SMS

và điều chỉnh quá trình này cho đúng với chu trình của nó Nếu như máy điện thoại củangười nhận không ở trạng thái nhận (bật nguồn) trong lúc gửi thì SMSC sẽ lưu trữ tin nhắnnày Và khi máy điện thoại của người nhận mở nguồn thì nó sẽ gửi tin nhắnnày tới người nhận

Thường thì một SMSC sẽ họat động một cách chuyên dụng để chuyển lưu thôngSMS của một mạng wireless Hệ thống vận hành mạng luôn luôn quản lí SMSC của riêng

nó và ví trí của chúng bên trong hệ thống mạng wireless.Tuy nhiên hệ thống vận hànhmạng sẽ sử dụng một SMSC thứ ba có vị trí bên ngoài của hệ thống mạng wireless

Bạn phải biết địa chỉ SMSC của hệ thống vận hành mạng wireless để sử dụng, tinhchỉnh chức năng tin nhắn SMS trên điện thoại của bạn Điển hình một địa chỉ SMSC là một

số điện thoại thông thường ở hình thức, khuôn mẫu quốc tế Một điện thoại nên có mộtthực đơn chọn lựa để cấu hình địa chỉ SMSC Thông thường thì địa chỉ được điều chỉnh lạitrong thẻ SIM bởi hệ thống mạng wireless Điều này có nghĩa là bạn không c ần phải làm bất

cứ thay đổi nào cả

Trang 16

2.3:Tập lệnh AT dùng cho SMS, ứng dụng của module SIM548c và code chương trình 2.3.1:Giới thiệu

Các lệnh AT là các hướng dẫn được sử dụng để điều khiển một modem AT là một cáchviết gọn của chữ Attention Mỗi dòng lệnh của nó bắt đầu với “AT” hat “at” Đó là lý do tạisao các lệnh Modem được gọi là các lệnh AT Nhiều lệnh của nó được sử dụng để điều khiểncác modem quay số sử dụng dây nối (wired dial-up modems), chẳng hạn như ATD (Dial),ATA (Answer), ATH ( Hool control) và ATO (return to online data state), cũng được hỗ trợbởi các modem GSM/GPRS và các điện thoại di động

Bên cạnh bộ lệnh AT thông dụng này, các modem GSM/GPRS và các điện thoại di độngcòn được hỗ trợ bởi một bộ lệnh AT đặc biệt đối với công nghệ GSM Nó bao gồm các lệnhliên quan đến SMS như AT+CMGS (gửi tin nhắn SMS), AT+CMSS (gửi tin nhắn SMS từmột vùng lưu trữ), AT+CMGL ( chuỗi liệt kê các tin nhắn SMS) và AT+CMGR ( đọc tinnhắn SMS)

Chú ý là khởi động “AT” là một tiền tố để thông báo tới modem về sự bắt đầu của mộtdòng lệnh Nó không phải là một phần của tên lệnh AT Ví dụ như D là một tên lệnh thực tếtrong ATD và +CMGS là tên một lệnh AT thực tế trong AT+CMGS Tuy nhiên, một số sáchhay một số trang web lại sử dụng chúng thay cho nhau như là tên của một lệnh AT

Sau đây là một vài nhiệm vụ có thể được hoàn thành bằn cách sử dụng các lệnh AT kếthợp với sử dụng một modem GSM/GPRS hay một điện thoại di động:

 Lấy thông tin cơ bản về điện thoại di động hay modem GSM/GPRS Ví dụ nhưtên của nhà sản xuất (AT+CGMI), số modem (AT+CGMM), số IMEI( International Mobile Equipment Identiny) ( AT+CGSN) và phiên bản phầnmềm (AT+CGMR)

 Lấy các thông tin cơ bản về những người ký tên dưới đây Thí dụ, MSISDN(AT+CNUM) và số IMS (International Mobile Subscriber Identiny) (AT+CIMI)

 Lấy thông tin trạng thái hiện tại của điện thoại di động hay modem(GSM/GPRS) Ví dụ như trạng thái hoạt động của điện thoại (AT+CPAS), trạngthái đăng ký mạng mobile (AT+CREG), chiều dài sóng radio (AT+CSQ), mứcsạc pin và trạng thái sạc pin (AT+CBC)

 Thiết lập một kết nối dữ liệu hay kết nối voice tới một remote điều khiển (ATD,ATA,…)

 Gửi và nhận fax (ATD, ATA, AT+F*)

 Gửi (AT+CMGS, AT+CMSS), đọc (AT+CMGR, AT+CMGL), viết(AT+CMGW) gay xóa tin nhắn SMS (AT+CMGD) và nhận các thông báo củacác tin nhắn SMS nhận được mới nhất (AT+CNMI)

 Đọc (AT+CPBR), viết (AT+CPBW) hay tìm kiếm (AT+CPBF) các mục về danh

bạ điện thoại (phonebook)

 Thực thi các nhiệm vu liên quan tới an toàn, chẳng hạn như mở hay đóng cáckhóa chức năng (AT+CLCK), kiểm tra xem một chức năng được khóa hay chưa(AT+CLCK) và thay đổi password (AT+CPWD) ( Các ví dụ về kháo chức năng:

Trang 17

khóa SIM [một password phải được cho vào thẻ SIM mỗi khi điện thoại đượcmở] và khóa PH-SIM [một thẻ SIM nào đó có liên kết tới điện thoại, và để sửdụng được các thẻ SIM khác thì buộc phải đăng nhập một password trong nó] ).

 Điều khiển hoạt động của các mã kết quả/ các thông báo lỗi của các lệnh AT Ví

dụ, bạn có thể điều khiển cho phép hay không cho phép kích hoạt hiển thị thôngbáo lỗi (AT+CMEE)và các thông báo lỗi nên được hiển thị theo dạng số hay theodạng dòng chữ (AT+CMEE=1 hat AT+CMEE=2)

 Thiết lập thay đổi cấu hình của điện thoại di động hay modem GSM/GPRS Ví

dụ, thay đổi mạng GSM (AT+COPS), loại dịch vụ của bộ truyền tin(AT+CBST), các thông số protocol liên kết với radio (AT+CRLP), địa chỉ trungtâm SMS (AT+CSCA) và khu vực lưu trữ các tin nhắn SMS (AT+CPMS)

 Lưu và phục hồi các cấu hình của điện thoại di động hay modem GSM/GPRS Ví

dụ, lưu (AT+COPS) và phục hồi (AT+CRES) các thiết lập liên quan tới tin nhắnSMS chẳng hạn như địa chỉ trung tâm tin nhắn SMS

Các modem GSM/GPRS được thiết kế dành cho các ứng dụng wiriless mà có được các

hỗ trợ tốt về các lệnh AT hơn là các điện thoại di động thông thường khác

Thêm vào đó, một vài lệnh AT yêu cầu sự hỗ trợ từ các tổng đài của mạng di động ví

dụ, SMS thông qua GPRS có thể được kích hoạt trên các điện thoại di động có sử dụng GPRS

và các modem GPRS với lệnh +CGSMS (tên lệnh ở dạng text: Select Service for MO SMSMessage) Nhưng nếu tổng đài mạng điện thoại không hỗ trợ quá trình truyền dẫn SMS thôngqua GPRS, thì bạn không thể sử dụng chức nang này được

2.3.2:Sử dụng ứng dụng GSM cho dịch vụ gửi tin nhắn và cuộc gọi:

Sử dụng tập lệnh AT dành cho GSM của module SIM548 trong các thao tác dùng chodịch vụ SMS (Short Message Service) và cuộc gọi, bao gồm:

Trang 18

MT : Mobile Terminal Thiết bị đầu cuối mạng (trong trường hợp này là module SIM548).

TE : Terminal Equipment Thiết bị đầu cuối (máy tinh, hệ vi điều khiển)

2.3.4: Khởi tạo cho ứng dụng GSM:

- Đưa module về chế độ nghỉ (sleep mode)

Hình 2.3 Chuyển từ chế độ bình thường sang chế độ nghỉ (sleep mode).

(3) Chuyển trạng thái chân DTR từ mức 0 sang mức 1

Module hoạt động ở chế độ sleep mode

- Chuyển từ chế độ nghỉ sang chế độ hoạt động bình thường

Trang 19

Hình 2.4: Đưa module trở về trạng thái hoạt động.

(1) Đưa chân DRT chuyển từ mức 1 xuống mức 0

Module thoát khỏi chế độ sleep

(2) AT+CFUN=1<CR>

Đưa module trở về chế độ hoạt động bình thường

(3) MT trả về chuỗi <CR><LF>OK<CR><LF>

(4) Module gửi tiếp chuỗi thông báo <CR><LF>Call Ready<CR><LF>

Thời gian kể từ lúc nhận lệnh AT+CFUN=1<CR> đến lúc module gửi về thông báo trênkhoảng 10 giây

- Khởi tạo cấu hình mặc định cho modem

Trang 20

Hình 2.5: Khởi tạo cấu hình mặc định cho module SIM548.

(1) ATZ<CR>

Reset modem, kiểm tra modem dã hoạt động bình thường chưa Gửi nhiều lần cho chắc

ăn, cho đến khi nhận được chuỗi: ATZ<CR><CR><LF>OK<CR><LF>

Trang 21

Thông thường, ở chế độ mặc định, khi có cuộc gọi đến, chuỗi trả về sẽ có dạng:

Lưu cấu hình cài đặt được thiết lập bởi các lệnh AT+CMGF và AT+CNMI

- Xóa tin nhắn trước khi hoạt động :

Trang 22

Hình 2.6 : Khởi tạo module SIM548.

đó, tin nhắn từ thuê bao khác, …) Mỗi ngăn được đại diện bằng một số thứ tự

Khi nhận được tin nhắn mới, nội dung tin nhắn sẽ được lưu trong một ngăn trống có sốthứ tự nhỏ nhất có thể

Việc xóa nội dung tin nhắn ở hai ngăn 1 và 2 cho phép tin nhắn nhận được luôn được lưuvào trong hai ô nhớ này, giúp dễ dàng xác định vị trí lưu tin nhắn vừa nhận được, và giúp choviệc thao tác với tin nhắn mới nhận được trở nên dễ dàng và đơn giản hơn, giảm khả năngviệc tin nhắn mới nhận được bị thất lạc ở một vùng nhớ nào đó mà ta không kiểm soát được

Trang 23

(3) Giai đoạn thông thoại

(4A) Kết thúc cuộc gọi Đầu còn lại gác máy trước

(4B) Kết thúc cuộc gọi, chủ động gác máy bằng cách gửi lệnh ATH

Trang 24

6: Thiết lập cuộc gọi

Hình 2.7 :Thiết lập cuộc gọi.

(1) ATDxxxxxxxxxx;<CR>

Quay số cần gọi

(2) Chuỗi trả về có dạng: <CR><LF>OK<CR><LF>

Chuỗi này thông báo lệnh trên đã được nhận và đang được thực thi

Sau đó là những chuỗi thông báo kết quả quá trình kết nối (nếu như kết nối không được thựchiện thành công)

(2A) Nếu MT không thực hiện được kết nối do sóng yếu, hoặc không có sóng,chuỗi trả về sẽ

có dạng:

<CR><LF>NO DIAL TONE<CR><LF>

(2B) Nếu cuộc gọi bị từ chối bởi người nhận cuộc gọi, hoặc số máy đang gọi tạm thời khônghoạt động (chẳng hạn như bị tắt máy) chuỗi trả về có dạng:

<CR><LF>NO CARRIER<CR><LF>

Trang 25

(2C) Nếu cuộc gọi không thể thiết lập được do máy nhận cuộc gọi đang bận (ví dụ như đangthông thoại với một thuê bao khác), chuỗi trả về sẽ có dạng:

(4A) Đầu nhận cuộc gọi gác máy trước.Chuỗi trả về sẽ có dạng:

<CR><LF>NO CARRIER<CR><LF>

(4B) Đầu thiết lập cuộc gọi gác máy trước.Phải tiến hành gửi lệnh ATH, và chuỗi trả về sẽ códạng: <CR><LF>OK<CR><LF

2.3.7: Đọc tin nhắn :

Hình 2.8: Đọc tin nhắn từ 2 vùng nhớ 1 và 2 trên SIM.

Mọi thao tác liên quan đến quá trình nhận tin nhắn đều được thực hiện trên 2 ngăn 1 và 2của bộ nhớ nằm trong SIM

Trang 26

(1) Đọc tin nhắn trong ngăn 1 bằng lệnh AT+CMGR=1

(2A) Nếu ngăn 1 không chứa tin nhắn, chỉ có chuỗi sau được trả về:

Đây là định dạng mặc định của module SIM548 lúc khởi động dạng mở rộng có thểđược thiết lập bằng cách sử dụng lệnh AT+CSDH=1 trước khi thực hiện đọc tin nhắn

(3) Sau khi đọc, tin nhắn được xóa đi bằng lệnh AT+CMGD=1

Thao tác tương tự đối với tin nhắn chứa trong ngắn thứ 2 trong các bước 4, 5A (5B) và 6

2.3.8: Gửi tin nhắn.

Trang 27

Hình 2.9 : Gửi tin nhắn.

(1) Gửi tin nhắn đến thuê bao bằng cách sử dụng lệnh AT+CMGS=”số điện thoại”

(2) Nếu lệnh (1) được thực hiện thành công, chuỗi trả về sẽ có dạng:

<CR><LF>> (kí tự “>” và 1 khoảng trắng)

(3) Gửi nội dung tin nhắn và kết thúc bằng kí tự có mã ASCII 0x1A

(3A) Gửi kí tự ESC (mã ASCII là 27) nếu không muốn tiếp tục gửi tin nhắn nữa Khi đó

TE sẽ gửi trả về chuỗi <CR><LF>OK<CR><LF>

(4) Chuỗi trả về thông báo kết quả quá trình gửi tin nhắn Chuỗi trả về có định dạng nhưsau:

<CR><LF>+CMGS: 62<CR><LF>

<CR><LF>OK<CR><LF>

Trong đó 62 là một số tham chiếu cho tin nhắn đã được gửi Sau mỗi tin nhắn được gửi

đi, giá trị của số tham chiếu này sẽ tăng lên 1 đơn vị Số tham chiếu này có giả trị nằm trongkhoảng từ 0 đến 255

Thời gian gửi một tin nhắn vào khoảng 3-4 giây (kiểm tra với mạng Mobi phone)

(4A) Nếu tình trạng sóng không cho phép thực hiện việc gửi tin nhắn hoặc chức năng RF củamodem không được cho phép hoạt động (do sử dụng các lệnh AT+CFUN=0 hoặcAT+CFUN=4), hoặc số tin nhắn trong hàng đợi phía tổng đài vượt qua giới hạn cho phép,hoặc bộ nhớ chứa tin nhắn của MT nhận được tin nhắn bị tràn, MT sẽ gửi thông báo lỗi trở về

Trang 28

MT : Mobile Terminal Thiết bị đầu cuối mạng (trong trường hợp này là module SIM548).

TE : Terminal Equipment Thiết bị đầu cuối (máy tinh, hệ vi điều khiển)

2.

4.2 Các lệnh thiết lập và cài đặt cho cuộc gọi

ATD Đi trước một số điện thoại để thực hiện cuộc gọi

ATD><mem><n> Thực hiện cuộc gọi đến số điện thoại đã lưu trong bộ nhớ

ATD<str> Thực hiện cuộc gọi đến số đã lưu và có tên <str>

ATO Chuyển từ chế độ nhận lệnh sang chế độ nhận dữ liệu

ATZ Thực hiện lệnh này trước khi cài đặt lại các thông số của module.AT&F Thiết lập các thông số cài đặt là các thông số mặc định

AT&V Hiện thị cấu hình đã cài đặt cho module

+++ Chuyển từ chế độ dữ liệu và kết nối mạng GPRS về chế độ lệnh

Bảng 2.1 : Các lệnh thiết lập và cài đặt cuộc gọi.

- Chi tiết về tập lệnh thiết lập và cài đặt cho cuộc gọi:

MT gửi trả <CR><LF>OK<CR><LF> khi kết nối

thành công

MT gửi trả <CR><LF>NO CARRIER <CR><LF> khi

kết nối không thành công

ATD[<n>][<msgm>][;] Lệnh thực hiện cài đặt dịch vụ cuộc gọi

Trang 29

Lệnh này có thể hủy bỏ bằng việc nhận 1 lệnh ATHhoặc 1 ký tự khi lệnh đang thực thi.

Nếu cuộc gọi được kết nối và cài đặt hoàn tất MT gửitrả:

i Hủy chế độ CLIR(Hiện thị số người gọi)

G Kích hoạt chế độ gọi nội bộ(chỉ dànhriêng cho cuộc gọi này)

g Hủy chế độ gọi nội bộ

<;>: Kết thúc và thực hiện cài đặt cuộc gọi ATD<mem><n>[<I>][<G>]

[;]

Lệnh thực hiện quay số có trong danh bạ riêng biệt.Lệnh này có thể hủy bỏ bằng việc nhận 1 lệnh ATHhoặc 1 ký tự khi lệnh đang thực thi

Module bị lỗi MT gửi trả:

Trang 30

Không kết nối hoặc bị từ chối :

“FD” danh bạ trong sim

“LD” danh sách các số đã gọi trongsim

“MC” danh sách các cuộc gọi nhỡ “ME” tất cả các số có trong danh bạ

<n>: Một số nguyên là vị trí bộ nhớ có thể sử

dụng

<msgm>: I Kích hoạt CLIR (Không hiện thị số

người gọi)

i Hủy chế độ CLIR(Hiện thị số người gọi)

G Kích hoạt chế độ gọi nội bộ(chỉ dànhriêng cho cuộc gọi này)

g Hủy chế độ gọi nội bộ

<;>: Kết thúc và thực hiện cuộc gọi ATD><n>[<I>][<G>][;] Thực hiện cuộc gọi từ dạnh bạ

Lệnh thực hiện quay số có trong danh bạ riêng biệt.Lệnh này có thể hủy bỏ bằng việc nhận 1 lệnh ATHhoặc 1 ký tự khi lệnh đang thực thi

Module bị lỗi MT gửi trả:

+CME ERROR:<err>

Nếu không đổ chuông MT gửi trả:

<CR><LF>NO DIALTONE<CR><LF>

Số máy đang bận:

Trang 31

i Hủy chế độ CLIR(Hiện thị số người gọi)

G Kích hoạt chế độ gọi nội bộ(chỉ dànhriêng cho cuộc gọi này)

g Hủy chế độ gọi nội bộ

<;>: Kết thúc và thực hiện cuộc gọi ATD><str>[<I>][<G>][;] Lệnh thực hiện cuộc gọi đến số đã lưu trong danh bạ có

Trang 32

<str>: Chuỗi ký tự “abc123” đã lưu torng dạnh

bạ

<msgm>: I Kích hoạt CLIR (Không hiện thị số

người gọi)

i Hủy chế độ CLIR(Hiện thị số người gọi)

G Kích hoạt chế độ gọi nội bộ(chỉ dànhriêng cho cuộc gọi này)

g Hủy chế độ gọi nội bộ

<;>: Kết thúc và thực hiện cuộc gọi.

Lệnh này có thể hủy bỏ bằng việc nhận 1 lệnh ATHhoặc 1 ký tự khi lệnh đang thực thi

Module bị lỗi MT gửi trả:

Lệnh được thực hiện MT gửi trả:

<CR><LF>OK<CR><LF>

Ví dụ:

SIMCOM_ltd

Trang 33

ATL[value] Lệnh cài đặt độ lớn của loa

Lệnh thực hiện thành công.MT gửi trả:

<CR><LF>OK<CR><LF>

Tham số:

[value]: Có bốn mức độ 0,1,2,3

ATM[value] Lệnh cài đặt các chế độ cho loa

Lệnh thực hiện thành công MT gửi trả:

<CR><LF>OK<CR><LF>

Tham số:

[value]: 0 Tắt loa

2 Mở loa khi nhấc máy

mạng GPRS Lệnh này thực hiện hủy bỏ kết nối và trở

về chế độ nhận lệnh

Lệnh thực hiện thành công MT gửi trả:

<CR><LF>OK<CR><LF>

Thực hiện chuyển từ chế độ nhận lệnh trở về chế độnhận dữ liệu và kết nối mạng gửi lệnh ATO

ATO[n] Lệnh thực hiện chuyển module từ chế độ nhận lệnh sang

Trang 34

Bảng 2.2: Chi tiết các lệnh thiết lập và cài đặt cuộc gọi.

2.4.3 Các lệnh thiết lập và cài đặt cho tin nhắn SMS.

AT+CMGD Xóa tin nhắn sms

AT+CNMI MT gửi thông báo khi có tin nhắn mới

AT+CPMS Các tin nhắn riêng biệt được lưu

AT+CSMP Cài đặt định dạng chữ của tin nhắn

Bảng 2.4: Lệnh thiết lập và cài đặt cho tin nhắn SMS

- Chi tiết mô tả các lệnh dành cho tin nhắn sms :

AT+CMGD=<index> Lệnh xóa tin nhắn sms đã lưu tron bộ nhớ

Lệnh thực hiện thành công.MT gửi trả:

<CR><LF>OK<CR><LF>

Nếu lệnh không thực hiện được.MT gửi trả:

Trang 35

+CMS ERROR <err>

Tham số:

<index> Vị trí của tin nhắn lưu trong bộ nhớ <err> Cho biết lỗi

AT+CMGF=[<mode>] Lệnh cài đặt định dạng của tin nhắn gửi và nhận

Lệnh thực hiện thành công.MT gửi trả:

<CR><LF>OK<CR><LF>

Tham số:

[<mode>] 0 Dạng PDU

1 Dạng văn bản AT+CMGL=[<stat>] Danh sách tin nhắn đã lưu

Tham số:

+ Nếu tin nhắn là dạng văn bản:

[<stat>] “_REC UNREAD” tin nhắn chưa đọc “RED READ” tin nhắn đã đọc

“STO UNSEND” tin nhắn chưa gửi được “STO SEND” tin nhắn đã gửi

“ALL” tất cả tin nhắn+ Nếu tin nhắn là dạng PDU:

[<stat>] 0 tin nhắn chưa đọc

1 tin nhắn đã đọc

2 tin nhắn chưa gửi

3 tin nhắn đã gửi

4 tất cả tin nhắnNếu lệnh thực hiện thành công,MT gửi trả chuỗi có định dạngnhư sau :

+ Nếu tin nhắn là dạng văn bản (+CMGF=1) :

Trang 36

+CMGL: [<index>,[<stat>],[<oa/da>],[<alpha>],[<scts>][,<tooa/toda>,<length>] <CR><LF>[<data>]<CR><LF>

Không thay đổi trạng thái của tin nhắn

Ví dụ : Tin nhắn sẽ không chuyển từ 'received unread’ sang'received read’ khi được đọc

Lệnh thực hiện thành công,MT gửi trả lại chuỗi có dạng:+ Nếu tin nhắn là dạng văn bản (+CMGF=1)

Trang 37

"STO UNSENT" tin nhắn chưa gửi được.

"STO SENT" tin nhắn đã gửi

"ALL" tất cả tin nhắn

<length> Độ dài của tin nhắn (số ký tự)

<data> Nội dung tin nhắn

AT+CMGS=<da>[,<toda>

]

<CR>nội dung tin nhắn

<ctr-Z/ESC>

Lệnh gửi tin nhắn dạng văn bản

Gửi <ESC> cho module để hủy bỏ việc gửi tin nhắn khi lệnhđang thực thi

Tham số:

<da> “số điện thoại gửi tin nhắn”

Nếu lệnh được thực hiện thành công và tin nhắn đã được gửiđi,MT gửi trả:

CR><LF>+CMGS: <mr><<CR><LF>

<CR><LF>OK<CR><LF>

Nếu lệnh không thực hiện được,MT gửi trả:

Trang 38

Lệnh lưu tin nhắn vào bộ nhớ.

Gửi <ESC> cho module để hủy bỏ việc lưu tin nhắn khi lệnhđang thực thi

Lệnh thực hiện thành công,tin nhắn đã được lưu vào bộnhớ.MT gửi trả:

Lệnh gửi tin nhắn từ bộ nhớ lưu tin nhắn

Lệnh thực hiện thành công,MT gửi trả:

Trang 39

+CMT: <oa>, [<alpha>],<scts>

[,<tooa>,<fo>,<pid>,<dcs>,<sca>,<tosca>,<length>]<CR><LF><data>

Bảng 2.5 Chi tiết các lệnh thiết lập và cài đặt tin nhắn SMS.

2.4.4 Các lệnh đặc biệt dành cho SIM548.

AT+CPOWD Tắt nguồn cung cấp cho module

AT+CMIC Thay đổi đổ lớn của microphone

AT +UART Cầu hình cho truyền thông nối tiếp

AT+ECHO Cài đặt tiếng vọng cho cuộc gọi

AT+CSMINS Cho biết sim đã gắn vào đế hay chưa

Trang 40

AT+CMTE Đọc nhiệt độ hiện tại của module.

AT+CMGDA Xóa tất cả các tin nhắn

Bảng 2.6: Các lệnh đặc biệt dành cho SIM548c.

- Chi tiết về các lệnh đặc biệt dành cho SIM548 :

AT+CPOWD = <n> Lệnh ngắt nguồn cung cấp cho module hoạt động

Tham số :

<n> 0 Ngắt nguồn khẩn cấp

1 Ngắt nguồn bình thường

AT+UART=<uart>[,<baud>] Lệnh cấu hình cho truyền thông nối tiếp

Lệnh được thực hiện thành công,MT gửi trả :

Ngày đăng: 26/06/2014, 23:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2 : Mô hình hệ thống trong thông tin di động - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 2.2 Mô hình hệ thống trong thông tin di động (Trang 9)
Hình 2.6: Nhận cuộc gọi. - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 2.6 Nhận cuộc gọi (Trang 23)
Hình 3.1: Khởi động phần mềm Orcad Capture. - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.1 Khởi động phần mềm Orcad Capture (Trang 45)
Hình 3.5 Thay đổi kích thước bản vẽ. - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.5 Thay đổi kích thước bản vẽ (Trang 48)
Hình 3.7: Tab Grid Display - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.7 Tab Grid Display (Trang 49)
Hình 3.10: Tab Miscellaneous: - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.10 Tab Miscellaneous: (Trang 50)
Hình 3.11: Tab Text editor. - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.11 Tab Text editor (Trang 50)
Hình 3.18: Tạo tên linh kiện. - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.18 Tạo tên linh kiện (Trang 56)
Hình 3.19: Hoàn chỉnh  ATmega32 trên Orcad. - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.19 Hoàn chỉnh ATmega32 trên Orcad (Trang 56)
Hình 3.20 : Sơ đồ khối nguồn. - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.20 Sơ đồ khối nguồn (Trang 57)
Hình 3.22 :  Khối module sim 548c. - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.22 Khối module sim 548c (Trang 58)
Hình 3.23:  Khối điều khiển thiết bị. - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.23 Khối điều khiển thiết bị (Trang 58)
Hình 3.39. Giao diện lầm việc của Layout - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.39. Giao diện lầm việc của Layout (Trang 66)
Hình 3.41. Hình dạng linh kiện trong thư viện Layout - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.41. Hình dạng linh kiện trong thư viện Layout (Trang 67)
Hình 3.43. Thay đổi kích cỡ - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.43. Thay đổi kích cỡ (Trang 68)
Hình 3.44. Hình dạng mặt TOP - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.44. Hình dạng mặt TOP (Trang 69)
Hình 3.45. Hình dạng mặt BOTTOM - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.45. Hình dạng mặt BOTTOM (Trang 70)
Hình 3.46. Hình dạng mạch in hoàn chỉnh - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 3.46. Hình dạng mạch in hoàn chỉnh (Trang 70)
Sơ đồ cấu trúc bên trong của ATmega32: - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Sơ đồ c ấu trúc bên trong của ATmega32: (Trang 75)
Hình 4.4. Cấu trúc bộ nhớ - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 4.4. Cấu trúc bộ nhớ (Trang 78)
Hình 4.5. Hình dạng SIM548c - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 4.5. Hình dạng SIM548c (Trang 80)
Hình 4.7.Mức làm việc của chân PWMRKEY Dùng chân PWMRKEY để bật ứng dụng GSM - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 4.7. Mức làm việc của chân PWMRKEY Dùng chân PWMRKEY để bật ứng dụng GSM (Trang 87)
Hình 4.10.Cấu tạo đế SIM Card - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 4.10. Cấu tạo đế SIM Card (Trang 91)
Hình 4.12.Chuẩn giao tiếp nối tiếp của SIM548 - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 4.12. Chuẩn giao tiếp nối tiếp của SIM548 (Trang 93)
Hình 4.14.Hình ảnh IC LM2576 - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 4.14. Hình ảnh IC LM2576 (Trang 96)
Hình 5.2.Khối Module - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 5.2. Khối Module (Trang 100)
Hình 5.1.Mạch thực tế hoàn chỉnh - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 5.1. Mạch thực tế hoàn chỉnh (Trang 100)
Hình 5.3.Khối VĐK - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 5.3. Khối VĐK (Trang 101)
Hình 5.4.Khối mạch ngắt - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 5.4. Khối mạch ngắt (Trang 101)
Hình 5.5.Khối hiển thị - thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động
Hình 5.5. Khối hiển thị (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w