- Đầu tư KTCB bq/ha 1000đ 28
2.5.1. Các nhân tố vĩ mô
* Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển cao su tiểu điền
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên các loại hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn nước ta nói chung và huyện Hương Trà nói riêng đã có những bước tiến đáng kể. Mỗi người nông dân, cá nhân hay hộ gia đình có đủ điều kiện đều có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao thu
Cụ thể, từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay nước ta đã có những chủ trương, chính sách về phát triển cao su tiểu điền như:
- Ngày 15/02/1992, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định nêu rõ: “Theo phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000, các cấp động viên cao độ sức lực, trí tuệ, tiền của của mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau tham gia dự án để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, rừng bãi bồi ven biển và mặt nước”. Xuất phát từ đó, các tỉnh có đất trống đồi núi trọc đã xây dựng các dự án để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực đất đai của tỉnh mình.
- Ngày 25/04/1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án Đa dạng hóa nông nghiệp của Bộ NN & NT, nội dung bao gồm phát triển cao su tiểu điền bao gồm cả trồng mới 60.000 ha và khôi phục 17.600 ha cao su hiện có ở các tỉnh, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ngày 29/07/1998, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 666 TTG về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó cây cao su là một trong những cây được lựa chọn để thực hiện dự án.
Chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng, có ý nghĩa định hướng trong sản xuất nông nghiệp. Từ những năm 60 đặc biệt là từ những năm 90 đến nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm định hướng phát triển cây cao su theo mô hình kinh tế hộ, điều này đã tạo một động lực rất lớn để cây cao su phát triển mạnh như hiện nay.
Trên cơ sở các chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đưa ra, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều quyết định chỉ đạo về việc phân bổ diện tích trồng cao su tiểu điền trên địa bàn các huyện có điều kiện thuận lợi cũng như thành lập ban quản lý dự án nhằm thực hiện dự án hiệu quả nhất.
Đến nay, dự án Đa dạng hoá nông nghiệp đã thực hiện thành công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Với các phương thức đầu tư của dự án đã giúp tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển các mô hình sản xuất cao su tiểu điền đạt hiệu quả, góp phần đáng kể trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong 05 năm (từ 2002 đến 2006), Dự án đã trồng mới 6.042,4 ha cao su và phục hồi 1.555,51 ha cao su, trong đó
có 1.100 ha đã đưa vào khai thác mủ. Pha 1 của Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp đã kết thúc để lại những kết quả cần được duy trì và phát huy.
Chương trình 327 và dự án ĐDHNN với việc phục hồi và trồng mới Cao su đã đưa cây Cao su đến với đất HươngTrà, từ 67,69 ha năm 1993 lên 2.156 ha năm 2008 đã sử dụng vốn đất hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Cao su là cây đã thay thế được các loại cây như: Chè, Cà phê, Hồ tiêu và được xác định là cây trồng chủ lực trên đất huyện Hương Trà nên trong thời gian qua chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích người dân tập trung chăm sóc để nâng cao chất lượng vườn cây. Đồng thời, tăng cường công tác thâm canh, hướng dẫn kỹ thuật trong khai thác để nâng cao chất lượng tuổi thọ vườn cây và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
* Công tác quy hoạch vùng sản xuất
Việc quy hoạch vùng sản xuất hợp lý sẽ là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển sản xuất cây cao su, bởi lẽ cao su là cây công nghiệp lâu năm thời gian 30- 40 năm, tán rộng, thân gỗ không thể muốn chặt bỏ là chặt ngay được. Đồng thời khi vườn cây bước vào TKKD thì việc quy hoạch hệ thống giao thông nội vùng hợp lý trước đó sẽ giúp cho việc khai thác và tiêu thụ mủ Cao su nhanh chóng, nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất cho các nông hộ. Mặt khác, công tác phòng hộ gió bão và phòng cháy chữa cháy sẽ thuận lợi hơn.
Công tác quy hoạch vườn Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà chưa đồng bộ, ban đầu chỉ xác định vùng nào có đất nhiều rồi tiến hành phân chia cho người dân để trồng Cao su, điều này dễ phân tán vườn cây, mức độ tập trung hóa không đều dẫn tới việc xây dựng các hệ thống phòng hộ cũng như đường giao thông nội vùng lên Lô cao su gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưỏng rất lớn trong việc sản xuất và khai thác mủ cao su của người dân. Ngoài ra, việc phòng gió bão và phòng cháy chữa cháy chưa được tốt, cơn bão số 6 năm 2006 đã làm bật gốc khá lớn diện tích cao su đã khai thác trên địa bàn huyện, có xã tới 40 ha cao su bị gãy đổ.
Song song với vấn đề lựa chọn thị trường, thì vấn đề giá cả các nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra là vấn đề có thể quyết định rất lớn đến tình hình sản xuất Cao su của nông hộ. Đặc biệt hơn, cao su là cây công nghiệp lâu năm nên yếu tố biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn. Sản xuất cao su là quá trình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ luôn gắn với thị trường và giá cả cũng chư chịu sự tác động của chúng. Trong những năm gần đây:
- Giá phân bón và thuốc BVTV biến động làm chi phí đầu tư của nông hộ biến động theo, năm sau thường cao hơn năm trước. Mặt khác, khi giá phân bón quá cao làm mức độ đầu tư cho cây cao su thường ít đi sẽ ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng cho mủ sau này của cây cao su.
- Giá cao su: biến động giảm sẽ làm thu nhập của người dân giảm xuống, họ sẽ ít chú ý chăm sóc cho vườn cây gây nên tình trạng nhiễm bệnh ảnh hưởng đến năng suất của cây. Ngược lại, giá cao su biến động tăng làm thu nhập của người dân tăng, đây là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, có hiện tượng họ khai thác quá mức sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của vườn cây.
Trong 4 năm qua của thời kỳ kinh doanh, tình hình giá cả có nhiều biến động dẫn đến chi phí và thu nhập của nông hộ cũng không ổn định.
Năm
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008
Giá Cao Su 1000đ/kg 8 8 9 11
Giá phân NPK 1000đ/kg 3,9 3,5 6,7 12
Giá thuốc BVTV 1000đ/lít 75 75 95 150
Chi phí /ha 1000đ/ha 9.795 9.975 14.755 20.950
Thu nhập
của Nông hộ 1000đ/ha 21.600 28.800 35.640 59.400
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008
* Sự phát triển cơ sở hạ tầng
Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Cơ sở hạ tầng càng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua lãnh đạo huyện Hương Trà đã đầu tư xây dựng nhiều công trình để phục vụ cho sản xuất nói chung và phát triển cây cao su nói riêng. Tổng chiều dài đường quốc lộ đi qua huyện là 59 km, trong đó: đường quốc lộ 1A chạy qua huyện dài 12 km; quốc lộ 49A qua huyện dài 22 km; quốc lộ 49B đi qua xã Hải Dương dài 7 km. Đường tránh thành phố Huế đi qua huyện dài 19 km với tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
Đường Quốc phòng có hai tuyến tổng chiều dài 39,4 km, trong đó tuyến Hương Văn - Hương Bình đi qua thị trấn Tứ Hạ đến xã Hương Bình, Bình Điền dài 25 km (Đã được nâng cấp thành tỉnh lộ), tuyến Hương Xuân- Hương Phong dài 14 km, trong đó 6 km đi qua địa bàn xã Hương Toàn đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng.
Điều này rất thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa trên địa bàn Huyện. Nhà máy chế biến mủ Cao su ở Hương Vân đóng trên địa bàn huyện đưa vào hoạt động với quy mô thu mua và chế biến mủ cao su ngày càng cao, đồng thời có công ty Cao su Quảng Trị là nhà
tích cao su trên địa bàn. Trụ sở làm việc của bộ máy chính quyền đang được cải thiện đầy đủ và khang trang hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các công việc liên quan đến sản xuất của người dân như: cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, cấp thêm đất canh tác, công tác đặt mua giống...
Tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng nhìn chung hệ thống giao thông ở các xã vùng sâu, vùng gò đồi vẫn còn kém phát triển đã gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động sản xuất cao su của các nông hộ. Do không có quy hoạch đồng bộ nên đến nay, hệ thống giao thông nội đồng phục vụ cho sản xuất Cao su vẫn là vấn đề quan tâm của các nông hộ: Đường đi lên lô Cao su chủ yếu đường mòn, việc khai thác và vận chuyển mủ găp rất nhiều khó khăn, chỉ có phương tiện xe máy mới vào được tận lô cao su nên công tác thu mua mủ chỉ có thể diễn ra tại nhà nông hộ, điều này làm cho nông hộ phải chi thêm phần vận chuyển mủ, bên cạnh đó gây tình trạng hao mủ với số lượng lớn. Ngoài ra, hệ thống rừng phòng hộ cho vườn cây không được chú trọng, điều này sẽ gây tác hại khi thời tiết có gió bão mạnh và khô hạn.
* Sự phát triển của hệ thống dịch vụ
Từ khi mô hình cao su tiểu điền xuất hiện và phát triển vào năm 1993, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một mạng lưới cung cấp các yếu tố đầu vào và đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất cao su hàng hóa.
Đầu vào quan trọng hàng đầu là giống cây cao su đã được người dân đặt mua thông qua trụ sở UBND các xã với thủ tục đơn giản và chất lượng giống khá đảm bảo, hình thức này rất phù hợp với điều kiện và trình độ dân trí của đại bộ phận nông dân ở đây. Các đầu vào khác như: phân bón, hóa chất dụng cụ sản xuất đều được cung cấp khá đầy đủ và đa dạng về chủng loại sản phẩm, do các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước đóng trên địa bàn thực hiện theo mức giá của thị trường. Sự thuận lợi trong hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào đã tác động tích cực đến việc phát triển diện tích cây Cao su.
Sự phát triển quy mô ngày càng lớn mạnh của công ty cao su Quảng Trị (có sự hợp tác của Malaixia), nhà máy chế biến mủ Hương Vân và hệ thống thu gom trên địa bàn huyện đã thực sự là một thuận lợi rất lớn trong khâu tiêu thụ mủ cao su của người sản xuất. Toàn
Cao su. Mức giá tuy có chênh lệch nhưng với mức độ không đáng kể. Mức giá thu mua luôn thay đổi theo sự biến động của giá thị trường, tình trạng ép giá, hạ giá không đáng kể... nên hoạt động tiêu thụ diễn ra khá dễ dàng và thuận lợi cho người dân.
Kỹ thuật canh tác cây cao su tuy khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì sản lượng khai thác sẽ không cao, đôi khi còn làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng vườn cây trong suốt thời kỳ kinh doanh. Đây cũng là nguyên nhân chính làm năng suất của hầu hết các vườn cây cao su tiểu điền thường thấp hơn các mô hình sản xuất cao su khác. Khi đưa chương trình “phủ xanh đất trống đồi núi trọc” và dự án “Đa dạng hóa nông nghiệp” đến với vùng đất Hương trà, đã có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật được tổ chức hàng năm nhằm phổ biến và nâng cao hiểu biết và kỹ thuật canh tác cây cao su cho người nông dân. Với sự quan tâm tuyên truyền của các bộ phận chức năng nên tỷ lệ người dân tham gia tập huấn rất cao (khoảng 97%) và điều này đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Tuy vậy vẫn còn tồn tại một số hộ canh tác thiếu khoa học, không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vườn cây.