1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giới thiệu về nghệ thuật trúc chỉ

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giới thiệu về nghệ thuật Trúc Chỉ
Tác giả Phan Hải Bằng
Người hướng dẫn Giảng viên Đại học Nghệ thuật
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Nghệ thuật
Thể loại Tài liệu tham khảo
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Giới thiệu về nghệ thuật Trúc Chỉ: Nghệ thuật Trúc chỉ là một loại hình nghệ thuật mới của Huế, Việt namdo Họa sỹ Phan Hải Bằng, giảng viên Đại học Nghệ thuật, Đại học Huếcùng với các cộ

Trang 2

MỤC LỤC

Phần mở đầu

1 Giới thiệu nghệ thuật Trúc Chỉ

2 Giới thiệu về họa sĩ Phan Hải Bằng

3 Giới thiệu về triển lamc nghệ thuật “THẮM”

Phần nội dung

I Không gian nghệ thuật ở “THẮM”

1 Không gian Hành trình Trúc Chỉ

2 Không gian Nghệ thuật Trúc Chỉ

3 Không gian mỹ thuật ứng dụng

4 Không gian Thiền trà

Phần kết luận

I Những giá trị của “THẮM”

Tài liệu tham khảo

Phần mở đầu

Trang 3

I Giới thiệu chung:

1 Giới thiệu về nghệ thuật Trúc Chỉ:

Nghệ thuật Trúc chỉ là một loại hình nghệ thuật mới của Huế, Việt nam

do Họa sỹ Phan Hải Bằng, giảng viên Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế cùng với các cộng sự nghiên cứu, sáng tạo nên Bằng cách kết hợp nghề giấy thủ công truyền thống và nguyên lý của nghệ thuật Đồ họa đã tạo ra nghệ thuật Trúc Chỉ

Xuất phát từ ý niệm: “làm cho giấy có thêm khả năng thoát khỏi thân phận làm nền để trở thành một tác phẩm độc lập”, tên gọi Trúc Chỉ do Nhà văn, Dich giả Bửu Ý định danh vào năm 2012 với ý niệm “sử dụng hình ảnh cây Tre như một biểu tượng của văn hóa và tinh thần Việt”, theo đó Trúc Chỉ là danh từ để chỉ một loại giấy nghệ thuật mới của người Việt

Trúc Chỉ sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau sẵn có tại các địa phương để tiện cho việc chế tác như rơm, tre, bèo, mía, chuối, cỏ Quy trình tạo ra một tác phẩm Trúc Chỉ đòi hỏi sự sáng tạo cao và kiên trì từ làm giấy đến Trúc Chỉ, mỗi bước đều được thực hiện rất công phu và tâm huyết

Từ loại giấy, cách kết hợp với nước, sau đó là Trúc Chỉ đều được lựa chọn cẩn thận để tạo ra được những hiệu ứng ánh sáng tinh tế nhất trong không gian

Từ những nguyên liệu cây cỏ tự nhiên, họa sĩ Phan Hải Bằng xử lý theo phương thức xeo giấy thủ công: rửa sạch, ngâm nước vôi trong, nghiền nhỏ nấu thành bột giấy Sau đó, bột giấy được hòa vào bể nước rồi dùng khung xeo láng bột tạo lớp giấy nền Vật liệu này hoàn toàn 100% từ thiên nhiên nên rất thân thiện với môi trường

Để bắt đầu tạo nên một tác phẩm tranh Trúc Chỉ, người họa sĩ phải lên ý tưởng, sáng tạo hình ảnh trước Họ phải tạo hình mẫu đặt lên lớp giấy nền khi còn ướt rồi dùng áp lực nước để bóc từng lớp bột giấy một theo nguyên

lý đồ họa Vòi nước có nhiệm vụ như một chiếc "bút vẽ" để họa sĩ sáng tạo

Trang 4

những hiệu ứng dày mỏng trên tấm giấy, tương ứng với hệ thống sắc độ sáng tối khi ra ánh sáng

Chính vì khai thác nhiều loại nguyên liệu xơ sợi nên mỗi loại Trúc Chỉ lại cho một biểu hiện khác nhau Họa sĩ Trúc Chỉ vận dụng, kết hợp linh hoạt các loại xơ, bột để tạo hiệu ứng sắc màu Đơn cử như xơ tre non sau khi xử

lý thì sẽ cho ra màu sáng, tre già thì màu sẽ vàng hơn Tùy vào sự sáng tạo của họa sĩ cùng với việc sử dụng loại xơ sợi phù hợp thì mỗi tác phẩm đều mang một vẻ đẹp riêng.Sự chênh lệch màu sắc của các loại bột giấy đã dẫn đến chênh lệch màu trên tác phẩm bởi trong quá trình dùng áp lực nước tách từng lớp bột giấy, những xơ sợi sẽ tác động qua lại giúp bện chặt, kết dính lại với nhau hoàn toàn không dùng keo kết dính

Nếu như tranh in khắc kim loại chỉ cho 1 hiệu ứng duy nhất là hiệu ứng bề mặt với sắc độ tương ứng với độ ăn mòn nông, sâu trên mặt kim loại, với Trúc Chỉ lại có khả năng mang đến 2 hiệu ứng trên cũng một tác phẩm một cách linh hoạt Hiệu ứng bề mặt: ánh sáng thuận chiếu từ bên ngoài vào tranh cho thấy những chỗ dày thì sáng, đậm thì tối Hiệu ứng xuyên sáng: ánh sáng chiếu ngược từ bên trong ra cho thấy những chỗ dày thì tối, mỏng thì sáng hơn

Đây chính là điều làm nên sự khác biệt, đặc trưng của Trúc Chỉ, tạo nên

hệ thống lớp lang, sắc độ, sắc nhị tinh tế cho tác phẩm đồ họa giấy mà trước nay chỉ mới có được ở Trúc Chỉ, là một trong những đặc điểm thu hút và gợi cám hứng cho nghệ sỹ và người thưởng ngoạn của Nghệ thuật Trúc Chỉ

2 Giới thiệu về họa sĩ Phan Hải Bằng:

Trang 5

Họa sĩ Phan Hải Bằng giới thiệu tranh Trúc Chỉ (nguồn: Phòng thờ Việt)

Phan Hải Bằng là một họa sĩ Trúc Chỉ nổi tiếng tại Việt Nam Ông là giảng viên tại Đại học Nghệ thuật Huế và là người sáng lập công ty TNHH MTV Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam Ông đã có nhiều đóng góp cho nghệ thuật Trúc Chỉ, đặc biệt là trong việc giới thiệu giá trị của loại giấy nghệ thuật này đến với công chúng Ông cũng là một trong những họa sĩ tham gia triển lãm “Thắm” tại Hà Nội, một trong chuỗi triển lãm kỷ niệm 10 năm Trúc Chỉ hình thành

Từ năm 2000, Hoạ sĩ Phan Hải Bằng và đồng đội đã không ngừng nghiên cứu và phát triển Trúc Chỉ Ông chia sẻ:“Chúng tôi không chỉ đơn thuần thấy Trúc Chỉ là một chất liệu mới, mà còn là một phương tiện nghệ thuật độc đáo” Không chỉ sử dụng cây tre, mà còn kết hợp xơ sợi từ trúc, giang, chuối, ngô, rơm, lục bình, dừa, bã mía… để tạo nên những tác phẩm với độ óng và màu sắc độc đáo

Bắt đầu như một dự án cá nhân của họa sĩ Phan Hải Bằng, tại Trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế, Trúc Chỉ đã từng bước phát triển từ một

ý tưởng đơn giản đến một nguồn cảm hứng sáng tạo không ngừng Đặt ra bởi nhu cầu khám phá giấy thủ công mới, ông đã dành thời gian nghiên cứu sâu rộng về giấy thủ công tại các làng nghề trải dài khắp Việt Nam Kết quả

Trang 6

là sự táo bạo xuất phát: Giấy thủ công có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật tự thân và độc lập

Theo họa sĩ Phan Hải Bằng, hình ảnh nón bài thơ Huế, với yếu tố nghệ thuật thị giác, đã trở thành nguồn cảm hứng cho ông để bắt đầu với tranh Trúc Chỉ Ông chia sẻ, “Nón bài thơ là câu chuyện về chàng trai viết bài thơ tình của mình lên chiếc nón, để khi đưa nó lên cao dưới ánh sáng, sự hiện diện còn lại chỉ là bài thơ Còn ở Trúc Chỉ, “bài thơ” ấy chính là một tác phẩm rõ ràng.”

3 Giới thiệu về triển lãm nghệ thuật “THẮM”

Hồi chiều ngày 19/11, tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hàng Buồm, một sự kiện đáng chú ý đã diễn ra – buổi tọa đàm “Trúc Chỉ trong Đời sống Hiện nay.” Đây là một phần không thể thiếu của Triển lãm “THẮM – Hành trình Xây dựng một Giá trị Việt mới,” thuộc chuỗi hoạt động của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023 Triển lãm giới thiệu đến công chúng 79 tác phẩm, chia thành 18 chuyên đề trưng bày theo:

- Không gian “Hành trình Trúc chỉ”

- Không gian “Nghệ thuật Trúc chỉ”

- Không gian mỹ thuật ứng dụng

- Không gian Thiền trà

“THẮM” là triển lãm thứ hai của Trúc chỉ trong năm 2023, sau triển lãm

“Năng” tại Đà Nẵng vào tháng 7/2023 Mỗi một sắp đặt trong triển lãm này đều có tính đối thoại với di sản, với không gian văn hóa nên đồng thời cũng

là cơ hội nâng cao giá trị nghệ thuật, kiến trúc, di sản

Trang 7

Phần nội dung

I Không gian nghệ thuật ở “THẮM”

Với cách sắp xếp bố cục một cách rất hợp lý, khi đến với “THẮM” chúng ta sẽ cảm nhận được sự chín muồi về nghệ thuật ứng dụng và bản sắc của Trúc Chỉ thông qua khả năng, biểu hiện, phạm vi sáng tạo và sự thích

Trang 8

ứng với đời sống đương đại mà Trúc Chỉ đã đạt được trong chặng đường 10 năm

1 Không gian Hành trình Trúc Chỉ

Đầu tiên là không gian “Hành trình Trúc Chỉ”, ở đây chúng ta sẽ thấy được các giai đoạn hình thành cũng như sự phát triển của nghệ thuật Trúc Chỉ Từ một loại hình nghệ thuật do họa sĩ Phan Hải Bằng giảng viên Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế cùng cộng sự nghiên cứu, sáng tạo nên bằng cách kết hợp nghề giấy thủ công truyền thống và nguyên lý của nghệ thuật

Đồ họa, hiện nay nghệ thuật Trúc Chỉ đang được phổ biến lan rộng và có rất nhiều người đã biết đến loại hình nghệ thuật này Một số thành tựu có thể kể đến như:

- Năm 2014, đạt được một số giải thưởng tầm quốc gia như: Giải Ba triển lãm Mỹ thuật Ứng dụng toàn quốc; Giải thưởng tại Festival Nghệ thuật Trẻ toàn quốc…”

- Vào năm 2017 được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chọn tranh Trúc Chỉ làm quà tặng khi Nhật hoàng và Hoàng hậu đến thăm Huế

- Đặc biệt nhất là xây dựng được hệ thống kiến trúc thương hiệu thông qua

kỹ thuật đồ họa Trúc Chỉ gồm: Tranh nghệ thuật với kỹ thuật đồ họa Trúc Chỉ; Trúc Chỉ - Tín niệm Tường Minh: các tác phẩm mang tinh thần tín ngưỡng dân gian; Nghệ phẩm: các sản phẩm phụ kiện chế tác từ Trúc Chỉ;

Quà tặng: được chế tác từ Trúc Chỉ với phong cách 2D, 3D Dòng sản phẩm nội thất Trúc Chỉ: bình phong, bàn trà, thiền trà, tủ… Giấy Trúc Chỉ

dùng cho sáng tạo…

Trang 9

2 Không gian Nghệ thuật Trúc Chỉ

Tiếp theo là không gian “Nghệ thuật Trúc Chỉ”, ở đây chúng ta có thể thấy được các tác phẩm của 9 họa sĩ Trúc Chỉ qua nhiều thời kỳ Mỗi thời

kỳ đều có một nét đặc sắc khác nhau, tất cả làm nên một chặng đường phát triển đầy thú vị cho nghệ thuật Trúc Chỉ

Trang 10

3 Không gian mỹ thuật ứng dụng

Sau đấy là không gian mỹ thuật ứng dụng, các tác phẩm ứng dụng của kỹ thuật đồ họa Trúc Chỉ và các nghệ phẩm ứng dụng độc bản, riêng biệt Vào đây ta sẽ như được mở mang tầm mắt với những tác phẩm tuyệt vời do chính bàn tay những người nghệ nhân ở Việt Nam sáng tạo nên

Trang 11

4 Không gian Thiền trà

Cuối cùng là không gian Thiền trà, đây là nơi đặc biệt nhất của triển lãm này Ở đây những người yêu nghệ thuật có thể dừng lại, thưởng trà, ngắm tranh và chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc về Trúc chỉ Người yêu nghệ thuật không chỉ thưởng lãm các tác phẩm Trúc Chỉ, mà còn có cơ hội trò chuyện và trải nghiệm giá trị nghệ thuật về sản phẩm sơn mài thủ công Từ

đó lan tỏa sự giao thoa giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, tôn vinh và phát huy giá trị di sản

Trang 12

Phần kết luận

I Những giá trị của “THẮM”

Sau khi thăm quan chiêm ngưỡng các tác phẩm được trưng bày ở

“THẮM” chúng ta như một phần hiểu thêm về những đặc sắc của các nghệ thuật ở Việt Nam Biết đến với nghệ thuật Trúc Chỉ, triển lãm đã phác họa một hành trình tìm tòi sáng tạo để tạo nên được những tác phẩm nghệ thuật

vô cùng đặc sắc và mãn nhãn

Ngoài ra, “THẮM” thể hiện sự chín muồi về nghệ thuật ứng dụng và bản sắc của Trúc chỉ thông qua khả năng, biểu hiện, phạm vi sáng tạo và sự thích ứng với đời sống đương đại mà Trúc chỉ đã đạt được trong chặng đường 10 năm qua Đây là dịp Trúc chỉ giới thiệu các họa sĩ tài năng của mình, đặt dấu mốc cho hành trình 10 năm tiếp theo cùng nghiên cứu phát triển, đưa Trúc chỉ trở thành một giá trị văn hóa mới của Việt Nam

Tại “THẮM”, người yêu nghệ thuật không chỉ thưởng lãm các tác phẩm Trúc Chỉ, mà còn có cơ hội trò chuyện và trải nghiệm giá trị nghệ thuật về

Trang 13

sản phẩm sơn mài thủ công Từ đó lan tỏa sự giao thoa giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, tôn vinh và phát huy giá trị di sản

Hiện tại, Trúc Chỉ đã hiện diện như một giá trị văn hóa nghệ thuật mới của Huế, được tạo dựng trên nền tảng nghề giấy thủ công truyền thống, kết hợp

và ứng biến với nhiều loại nguyên liệu, kỹ thuật và ý tưởng mới để làm nên một loại hình nghệ thuật mới, một giá trị văn hóa mới, góp thêm vào vốn văn hóa Việt Nam

Tài liệu tham khảo

tham-su-chin-muoi-ve-nghe-thuat-ung-dung-va-ban-sac-cua-truc-chi-135164.html

https://luxuo.vn/culture/phan-hai-bang-hanh-trinh-dua-anh-sang-moi-goc-nhin-moi-va-doi-song-moi-vao-tac-pham-truc-chi.html

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w