Bài tập Luật hình sự Cao học

9 0 0
Bài tập Luật hình sự  Cao học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong luật hình sự Việt Nam, có rất nhiều loại hình phạt khác nhau, trong đó hình phạt nghiêm khắc nhất là hình phạt tử hình. Bộ luật hình sự 2015 đã giảm số lượng hình phạt tử hình đối với nhiều tội danh so với các Bộ luật hình sự trước đó, điều này nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập chung, cũng như phù hợp với Chiến lược cải cách tư pháp nước ta. Hiện tại, Bộ luật hình sự 2015 chỉ còn 15 điều quy định hình phạt tử hình. Vấn đề hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam luôn được đem ra để cân nhắc giữa loại bỏ hình phạt tử hình và giữ lại hình phạt tử hình trong mỗi lần làm luật hình sự ở Việt Nam.

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐỀ THI LUẬT HÌNH SỰ I Đề bài: Trình bày hiểu biết và đánh giá của học viên về hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 Họ và Tên : …………… Mssv : ………… Lớp : …………… Môn : Luật hình sự Hà Nội, ngày … tháng 06 năm 2022 1 Đề bài Trình bày hiểu biết và đánh giá của học viên về hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 Bài làm Trong luật hình sự Việt Nam, có rất nhiều loại hình phạt khác nhau, trong đó hình phạt nghiêm khắc nhất là hình phạt tử hình Bộ luật hình sự 2015 đã giảm số lượng hình phạt tử hình đối với nhiều tội danh so với các Bộ luật hình sự trước đó, điều này nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập chung, cũng như phù hợp với Chiến lược cải cách tư pháp nước ta Hiện tại, Bộ luật hình sự 2015 chỉ còn 15 điều quy định hình phạt tử hình Vấn đề hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam luôn được đem ra để cân nhắc giữa loại bỏ hình phạt tử hình và giữ lại hình phạt tử hình trong mỗi lần làm luật hình sự ở Việt Nam I Khái quát chung về hình phạt và mục đích hình phạt trong luật hình sự Việt Nam: Hình Theo Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định khái niệm hình phạt như sau: “Điều 30 Khái niệm hình phạt: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.” Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó 2 Mục đích của hình phạt được áp dụng tại bộ luật hình sự Việt Nam Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm II Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam: Hình phạt tử hình được quy định tại “Chương VI: Hình phạt” trong Bộ luật hình sự Việt Nam Theo đó, điều 40 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm 2 phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật hình sự quy định” 1 Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật hình sự 2015 quy định 2 Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử 3 Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn 4 Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân Hình phạt tử hình là loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống các hình phạt trong Bộ luật hình sự Tính nghiêm khắc nhất của hình phạt này ở chỗ nó tước đi sinh mạng, tính mạng - quyền sống của người bị kết án trong trường hợp cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội không còn khả năng cảo tạo, giáo dục để hoàn lương Vì vậy, chỉ có tử hình giúp loại bỏ họ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội, giúp đem lại cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc Như vậy, hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, chỉ áp dụng cho loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 phân loại tội phạm dựa trên tính chất nguy hiểm và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, bao gồm bốn loại tội phạm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Trong đó, “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định 3 đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình” (khoản 4 điều 9) Hình phạt tử hình chỉ được áp dụng với những người (cá nhân , pháp nhân thương mại pham tội) bị kết án trong những trường hợp tội gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Cụ thể, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng phải thuộc một trong các nhóm tội phạm được quy định tại Phần thứ hai Các Tội phạm của Bộ luật hình sự, bao gồm: các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm xâm phạm đến tính con người, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng và một số loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác mà theo đòi hỏi chung phải bị trừng phạt nghiêm khắc nhất Nhà nước là người đứng ra đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân loại bỏ, tước bỏ mạng sống của những người thuộc trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Như vậy, việc tước bỏ mạng sống của người thuộc trường hợp này là vì lợi ích của số đông dân cư, vì lợi ích chung, và như vậy, tử hình cũng đã nhằm mục đích phòng ngừa chung, răn đe, cảnh báo để mọi người tôn trọng và tuân thủ pháp luật Khoản 2 điều 40 Bộ luật hình sự quy định: “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử” - Đối với người chưa thành niên (người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi- điều 21 Bộ luật dân sự 2015) phạm tội: 1 Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù… (khoản 1 điều 101 Bộ luật hình sự 2015); 2 Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù… (khoản 2 điều 101 Bộ luật hình sự 2015); 3 Đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử, căn cứ để chứng minh có thai là xác nhận của cơ quan 4 y tế có thẩm quyền, căn cứ để xác định phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,… thì đều không được áp dụng hình phạt tử hình 4 Đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử, có thể hiểu là khi phạm tội người đó đủ 75 tuổi trở lên rồi hay khi phạm tội chưa đủ 75 tuổi trở lên, nhưng khi được đem ra xét xử thì người phạm tội đó từ đủ 75 tuổi trở lên rồi thì cũng đều không được áp dụng hình phạt tử hình đối với những trường hợp này Và với quy định tại khoản 3 điều 40 Bộ luật hình sự 2015: “Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lí tội phạm hoặc lập công lớn” Quy định tại khoản 3 có thể hiểu rằng bản án kết án những trường hợp người phạm tội mà hình phạt quy định trong bản án là hình phạt tử hình, trong quá trình xét xử hay thời gian kháng nghị, kiến nghị, thời gian chờ thi hành án, những người phạm tội đó chưa có một trong các dấu hiệu tại khoản 3 điều 40 và có thể áp dụng hình phạt tử hình, thế nhưng đến thời gian thi hành án, thì người phạm tội lại có một trong các dấu hiệu quy định tại khoản 3 điều 40 thì hình phạt tử hình quy định trong bản án không được thi hành, nghĩa là những trường hợp trên được miễn hình phạt tử hình, mà hình phạt tử hình chuyển thành hình phạt tù chung thân Một điểm nữa, người bị kết án tử hình có quyền xin ân giảm của Chủ tịch nước Nếu như Chủ tịch nước đồng ý chấp nhận đơn xin ân giảm án tử hình thì người bị kết án tử hình chuyển thành tù chung thân Nếu Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án từ hình thì hình phạt án tử hình sẽ được thi hành III Phân tích đánh giá về Hình phạt tử hình trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam Thứ nhất, như đã nói, do tử hình là hình phạt đặc biệt, nghiêm khắc nhất trong các hình phạt, nên trình tự, thủ tục thi hành hình phạt này cũng được quy định chặt chẽ, để đảm bảo mặc dù tước bỏ mạng sống của người khác, 5 nhưng vẫn nhân đạo nhất, tránh được tối đa việc vi phạm quyền con người, quyền công dân Điều đó được thể hiện ở một số điểm sau: - Một, bản án phạt tử hình chỉ được thi hành khi không có kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, không có đơn xin ân giảm của người bị thi hành án được Chủ tịch nước chấp nhận ân giảm Trong trường hợp người bị kết án tử hình không có đơn xin ân giảm thì Ban giám thị trại giam phải lập biên bản và yêu cầu người bị kết án kí vào biên bản Điều này đảm bảo tối thiểu nhất cơ hội cho người bị kết án tử hình được miễn hình phạt tử hình, được chuyển sang hình phạt tù chung thân - Hai, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Chánh án Tòa án sơ thẩm ra quyết định thi hành án, lập biên bản có rõ ràng thông tin, gửi đến các cơ quan có thẩm quyền quyền khác, đồng thời Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyền định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình… - Ba, hình phạt tử hình được thi hành bằng hình thức tiêm thuốc độc Thứ hai, trong Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948, tại điều 3 và cụ thể hóa tại điều 6 ICCPR (Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966): Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống; Quyền này phải được pháp luật bảo vệ; Không ai có thể bị tước đoạt mạng sống một cách tùy tiện Ngoài ra, việc áp dụng hình phạt tử hình không được trái với những quy định của ICCPR và Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng (CPPCG);… Như vậy, Việt Nam đã là thành viên của các Công ước này, mặc nhiên, phải tuân thủ theo Các công ước hướng tới việc bảo vệ tối đa quyền cơ bản nhất của công dân là quyền sống Tuy nhiên, điều 6 ICCPR cũng không thể được coi là cơ sở pháp lí để viện dẫn trong việc bảo vệ ý kiến cho việc trì hoãn hình phạt tử hình đối với những người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội đã bị kết án tử hình, chuẩn bị thi hành án Hay điều 6 ICCPR cũng không thể coi là căn cứ pháp lí để ngăn cản việc xóa bỏ hình phạt tử hình ở pháp luật hình sự mỗi quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam Thứ ba, trong mối quan hệ giữa hình phạt tử hình và quyền sống, Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) cũng không bắt buộc các quốc gia thành viên phải xóa bỏ hình phạt tử hình, thế nhưng mặc nhiên cũng không được lạm dụng hình phạt này một cách bừa bãi mà phải hạn chế sử dụng nó, chỉ được sử dụng đối với “những tội ác nghiêm trọng nhất” và đặt ra những giới hạn trong việc áp dụng hình phạt này Pháp luật Việt Nam 6 hình phạt tử hình vẫn được duy trì trong Bộ luật hình sự, tuy nhiên đã được giảm đi đáng kể, cụ thể: Bộ luật hình sự 1985 từ 44 điều xuống còn 29 điều trong bộ luật hình sự 1999, và còn 22 điều trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009; đến nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ tiếp đi 7 điều, hiện chỉ còn 15 điều quy định hình phạt tử hình Như vậy, việc giới hạn áp dụng hình phạt tử hình được Việt Nam tuân thủ rất triệt để, cũng theo xu hướng nhân đạo chung của Quốc tế có thể những lần sửa đổi luật tiếp theo Việt Nam sẽ còn giảm tiếp những quy định tội phạm với hình phạt tử hình Thứ tư, quá trính áp dụng hình phạt tử hình, Công ước ICCPR cũng yêu cầu các quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo đảm những thủ tục tố tụng trong những vụ việc bị cáo bị xét xử với mức án tử hình phải được thực hiện công bằng nhất Trong hệ thống luật pháp Việt Nam, những vấn đề này được quy định khá chặt chẽ từ Hiến pháp tới Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự…, có thể kể tới: quyền không bị tra tấn (điều 20 Hiến pháp 2013; điều 10, điều 11 BL TTHS 2015), quyền được suy đoán vô tội và quyền không bị áp dụng hồi tố (điều 31 Hiến pháp 2013; điều 13, điều 3 BL TTHS 2015…), quyền được kháng cáo (điều 331 BL TTHS 2015),… IV Một số kiến nghị hoàn thiện về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam: Thứ nhất, tại Việt Nam, hình phạt tử hình chưa thể bỏ được vì thực trạng tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp, tăng cường về quy mô và mức độ nguy hiểm, việc duy trì hình phạt tử hình còn chưa thể đảm bảo được tội phạm sẽ giảm, vì thế chưa thể bỏ được hình phạt tử hình Loại hình phạt nghiêm khắc nhất này khi được áp dụng vẫn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân và vẫn có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa, phòng chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của chế độ Tuy nhiên, đối với những tội phạm nào mà không bao giờ áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế, cũng như đã trải qua nhiều lần sửa đổi mà chưa áp dụng hay không thực sự nghiêm trọng, không phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế xã hội thì nên xem xét loại bỏ tiếp tục hình phạt tử hình đối với những tội danh này và có những biện pháp thay thế phù hợp, thích đáng đối với những tội danh này Thứ hai, theo quy định tại khoản 3 điều 40, đối với những trường hợp phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ tài sản… thì nên loại bỏ khỏi hình phạt tử hình, kể cả trong trường hợp người phạm tội không “nộp lại được ít nhất ¾ tài 7 sản tham ô, nhận hối lộ…” mà nên khuyến khích họ có các biện pháp khôi phục lại càng nhiều tài sản đã tham ô, hối lộ càng có ích cho ngân sách Quốc gia, và có biện pháp thay thế phù hợp để trừng phạt họ phạm tội tham ô, nhận hối lộ, cũng như răn đe đối với những trường hợp phạm tội khác; mặt khác cũng đã giảm thiểu hẳn hình phạt tử hình đối với loại hình phạt này Thứ ba, trong điều luật quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự vẫn chưa quy định cụ thể chi tiết, chưa giải thích rõ nghĩa “tử hình” nghĩa là như thế nào, mặc dù trong các văn bản khác đã giải thích khi tiến hành thi hành biện pháp tử hình sẽ áp dụng như thế nào Đây là điểm thiếu sót, cần phải được sửa đổi bổ sung Thứ tư, cần thống nhất, đồng bộ, nhất quán trong quá trình sửa đổi hình phạt tử hình khi đặt nó trong mối quan hệ giữa hình phạt tử hình với các hình phạt khác (hình phạt chính, hình phạt bổ sung), trong mối quan hệ giữa chế định hình phạt và các chế định của Bộ luật hình sự, giữa Bộ luật Hình sự với Bộ luật tố tụng hình sự… Thứ năm, luật hình sự là một phần trong hệ thống pháp luật nước ta, phục vụ cho mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ giai cấp Vì thế, việc hoàn thiện, sửa đổi, rà soát pháp luật hình sự nói chung trong đó có chế định hình phạt, hình phạt tử hình cần phải tiến hành đồng bộ, thống nhất với các đạo luật có liên quan, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, hay những lỗ hổng pháp luật V Kết luận Tóm lại, với tính chất là hình phạt nghiêm khắc nhất, song cũng là loại hình phạt truyền thống và có từ lâu đời, tử hình là hình phạt tước đi quyền sống của con người, chỉ được áp dụng đối với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, được quy định trong Bộ luật hình sự và được áp dụng với trình tự thủ tục chặt chẽ do Tòa án nhân dân quyết định Trong thời kì ngày nay, tại Việt Nam, hình phạt tử hình vẫn có tác dụng là phương tiện mạnh mẽ để bảo vệ con người, công dân, bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa trước những hành vi nguy hiểm đặc biệt đáng kể của xã hội Bởi như một tính tất yêu khách quan, tội phạm đe dọa đến sự tồn tại của xã hội thì phải có những cách trừng trị thích đáng với người phạm tội Như C.Mác đã viết: “Nếu như khái niệm tội phạm giả định phải có sự trừng phạt, thì tội phạm thực tế lại giả định phải có một mức độ trừng phạt nhất định Tội phạm thực tế là có giới hạn, Vì vậy, cả 8 sự trừng phạt cũng phải có giới hạn…” vậy nên hình phạt tử hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong chế định hình phạt của Bộ luật hình sự Việt Nam Ngày nào vẫn còn những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thì ngày đó hình phạt tử hình vẫn còn phát huy tính trừng phạt, răn đe, giáo dục của nó Tài liệu đã tham khảo: 1 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội; 2 Bộ luật Hình sự 2015 3 Luật thi hành án hình sự 2010 4 Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc 9

Ngày đăng: 15/03/2024, 15:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan