1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH THPT TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

47 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trường Đại Học Của Học Sinh THPT Tại Miền Trung Và Tây Nguyên
Người hướng dẫn Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Trường học Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Thể loại Dự Án Học Phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,24 MB

Cấu trúc

  • I. Bối cảnh nghiên cứu (9)
  • II. Mục đích nghiên cứu (9)
  • III. Mục tiêu nghiên cứu (10)
  • IV. Ý nghĩa nghiên cứu (10)
  • V. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • VI. Hạn chế nghiên cứu (10)
  • I. Cơ sở lý thuyết (11)
  • II. Giả thuyết nghiên cứu (12)
  • I. Kết luận (40)
  • II. Kiến nghị (41)
  • PHỤ LỤC (41)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (47)

Nội dung

do đó ko có điểm cao cho bất cứ nội dungnàoĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌNTRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH THPT TẠI MIỀN TRUNG VÀTÂY NGUYÊNGiảng viên: Chu Nguyễn Mộng NgọcMã

Bối cảnh nghiên cứu

“Giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển” (Bùi Huy Khôi và Đàm Trí Cường, 2019 trích dẫn từ S.Husain et al., 2018) Việc giáo dục đại học là một sự lựa chọn của phần lớn các học sinh trung học phổ sau khi tốt nghiệp ở Việt Nam Nhưng trong những năm trở lại đây, số lượng học sinh có nguyện vọng học tiếp lên đại học đang có xu hướng giảm xuống, điều này là do xuất phát từ nhiều yếu tố như: học phí, thời gian, việc làm, khả năng, trình độ học vấn của học sinh … Việc lựa chọn một ngôi trường đại học/cao đẳng phù hợp với học sinh để các bạn có thể tiếp tục con đường học vấn và đạt được một công việc trong tương lai ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết Và để tìm hiểu xem quan niệm về việc chọn trường đại học ấy thay đổi như thế nào, chúng tôi thực hiện khảo sát này với đối tượng chính là học sinh THPT.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này giúp cho học sinh có một cái nhìn tổng quan về việc lựa chọn “tương lai” cho chính mình, được lấy từ những phát hiện về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết tổng hợp và đưa ra hệ thống các yếu tố làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc chọn lựa trường đại học của học sinh Chúng tôi tin rằng những kết luận của nghiên cứu này cung cấp những thông tin cần thiết cho học sinh trong việc đưa ra quyết định và cho các trường đại học trong việc thay đổi, đáp ứng nhu cầu của học sinh, đồng thời phục vụ nhu cầu tuyển sinh của mình.

Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện đề tài nhằm:

 Nâng cao khả năng làm việc nhóm

 Đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của một quá trình khảo sát

 Biết áp dụng những phương pháp thống kê để phân tích số liệu

Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này nhằm điều tra và xác định những nhân tố có tác động đến việc chọn lựa trường đại học của học sinh và sinh viên Từ đó, đưa ra các đề xuất phù hợp dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm hỗ trợ học sinh trong việc chọn lựa trường đại học tương lai phù hợp cho bản thân.

2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung của nghiên cứu, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

 Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học;

 Thu thập số liệu, phân tích số liệu thu thập được;

 Đánh giá các tác động của những nhân tố này đến việc chọn trường đại học dựa trên kết quả phân tích;

Ý nghĩa nghiên cứu

 Đề tài thực tế và gần gũi trong xã hội ngày nay.

 Chúng tôi chọn đề tài này vì muốn tìm hiểu sâu hơn về suy nghĩ của học sinh THPT về vấn đề chọn trường đại học, từ đó thấy được những ảnh hưởng, cách nhìn nhận cũng như hiểu biết của học sinh trước quyết định cho cả tương lai sau này.

 Phân tích dữ liệu thống kêu từ đó nêu lên vai trò của việc chọn trường đại học.

Hạn chế nghiên cứu

 Chỉ tập trung dựa trên học sinh THPT tại miền Trung và Tây Nguyên ở một số trường nhất định, điều này dẫn đến việc số lượng mẫu còn hạn chế Với hạn chế về thời gian, việc thu thập mẫu chưa đủ lớn có thể dẫn đến việc kết quả khảo sát chưa thật sự chính xác và khách quan.

 Ngoài ra, khảo sát được thực hiện bằng hình thức online trên google form do đó không thể kiểm soát hầu hết các câu trả lời và không thể tránh khỏi những câu trả lời thiếu trung thực, đánh bừa hay không chính xác hoàn toàn.

PHẦN B CƠ SỞ LÝ LUẬN

Cơ sở lý thuyết

Trong hơn 3 thập kỷ qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng về sự lựa chọn (quyết định lựa chọn) của học sinh trong việc lựa chọn một ngôi trường đại học để theo học Trong khuôn khổ giới hạn của dự án này, chúng tôi xin trình bày ba công trình chính và nổi bật có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Trong phạm vi thế giới, Chapman (1981) được biết đến với công trình nghiên cứu về

“mô hình lựa chọn trường đại học của sinh viên” được đăng trên tạp chí “Giáo dục đại học” đã đề xuất mô hình có 5 yếu tố bao gồm: nỗ lực giao tiếp với các sinh viên; chi phí; người quan trọng, khả năng và mức độ đam mê của học sinh Điểm thú vị ở đây là tác giả nhận thấy rằng đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh (còn gọi là nhóm yếu tố bên trong) và đặc điểm cũng như nỗ lực giao tiếp của trường đại học (nhóm yếu tố bên ngoài) là 2 nhóm yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến các quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh Tiếp theo, Hossler & Gallagher (1987) với công trình nghiên cứu lựa chọn đại học của sinh viên bằng mô hình ba giai đoạn xuất bản trên tạp chí “Cao đẳng & Đại học” Thực chất 4 nghiên cứu này kế thừa và tiếp nối công trình của D.W Chapman Hai ông đã hoàn thiện mô hình các yếu tố ở mức độ chi tiết hơn (Trần Văn Quí & Cao Hào Thi, 2009)

Còn về phạm vi Việt Nam, tiêu biểu nhất phải kể đến công trình “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học” của tác giả Trần Văn Quí và Cao Hào Thi được đăng trên tạp chí “Khoa học công nghệ” vào năm 2009 Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đề xuất mô hình có 7 yếu tố bao gồm:

(1) Yếu tố về cá nhân, (2) yếu tố về đặc điểm trường đại học, (3) yếu tố về bản thân học sinh, (4) yếu tố về cơ hội học tập cao hơn, (5) yếu tố về cơ hội làm việc trong tương lai, (6) yếu tố về nỗ lực giao tiếp với sinh viên của trường đại học, và (7) yếu tố đặc trưng giới tính (Trần & Cao, 2009)

Tóm lại, có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học/ cao đẳng của học sinh Những mô hình lý thuyết này đã được kiểm nghiệm và đề cập ở trên sẽ trở thành những cơ sở để hình thành mô hình thực nghiệm trong nghiên cứu này và sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo sau đây.

Giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào các cơ sở lý thuyết đã được các tác giả trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện trước đây; kết hợp cùng với các yếu tố đặc trưng của học sinh THPT ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu chúng tôi đề xuất 6 giả thuyết về nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học/ cao đẳng của học sinh cấp 3 tại miền Trung và Tây Nguyên:

 Độ danh tiếng của trường

 Ảnh hưởng của gia đình và xã hội

PHẦN C PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng Google biểu mẫu.

 Sử dụng phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word, Google Sheet.

 Một mẫu ngẫu nhiên gồm 150 học sinh cấp 3 tại miền Trung và Tây Nguyên đã được khảo sát.

 Phân tích các kết quả thu thập được (định tính, định lượng) để lập bảng, vẽ biểu đồ sau đó tiến hành báo cáo trên kết quả đã được phân tích.

PHẦN D BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH

Câu 1: Biểu đồ thể hiện vùng miền sinh sống của người tham gia khảo sát

Khu vực Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Bảng 1: Bảng tần số, tần suất thể hiện vùng miền sinh sống của người tham gia khảo sát

Hình 1: Biểu đồ thể hiện vùng miền sinh sống của người tham gia khảo sát

Nhận xét: Cuộc khảo sát được tiến hành bằng hình thức trực tuyến với 165 mẫu khảo sát hợp lệ đến từ các bạn học sinh cấp 3 đang sinh sống và học tập tại khu vực miền trung và Tây Nguyên Trong số đó, có tới 88 đối tượng khảo sát đến từ miền Trung chiếm tỉ lệ 53%, 62 học sinh THPT đến từ khu vực Tây Nguyên chiếm tỉ lệ 38% và cuối cùng là 15 đối tượng tại các khu vực khác như miền Nam, các tỉnh lân cận chiếm tỉ lệ 9% Vì mẫu khảo sát nhằm khảo sát ý kiến của các bạn học sinh đến từ các trường THPT tại miền Trung và Tây Nguyên vì vậy chúng em sẽ loại 9% các trường hợp lựa chọn khu vực khác với phạm vi khảo sát chúng em đã đưa ra.

Câu 2: Biểu đồ giới tính

Giới tính Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Bảng 2: Bảng tần số, tần suất thể hiện giới tính của người tham gia khảo sát

Hình 2: Biểu đồ thể hiện giới tính của người tham gia khảo sát

Nhận xét: Trong tổng số 150 đối tượng khảo sát có 84 đối tượng là nữ chiếm 56% tổng số, trong khi đó, có 66 đối tượng là nam chiếm 44%.

Câu 3: Biểu đồ thể hiện thời gian bắt đầu suy nghĩ chọn trường Đại học

Lớp Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Bảng 3: Bảng tần số, tần suất thể hiện thời gian bắt đầu suy nghĩ chọn trường Đại học

Hình 3: Biểu đồ thể hiện thời gian bắt đầu suy nghĩ chọn trường Đại học của người tham gia khảo sát

Nhận xét: Thời gian suy nghĩ chọn trường Đại học trở nên phổ biến và được chú trọng nhiều hơn khi học sinh tiến gần đến những năm cuối cấp Năm lớp 10 và 11, học sinh bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc chọn trường Đại học, với số lượng 46 và 34 học sinh trong tổng số 150 đối tượng khảo sát, chiếm 30,67% và 22,67% theo thứ tự lần lượt đã cho thấy rằng học sinh đã bắt đầu có sự chuyển mình về ý thức và mục tiêu học tập Thời điểm lớp 12, chúng em nhận thấy rằng với số lượng 52 chiếm 34,67% càng cho thấy rõ sự áp lực và căng thẳng trong việc lựa chọn trường Đại học.

Câu 4: Đồ thị thể hiện trường đại học/ cao đẳng được xem xét lựa chọn thuộc khối ngành theo học

Các khối ngành được chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Xã hội và nhân văn 19 0.127 13%

Bảng 4: Bảng tần số, tần suất thể hiện trường đại học/ cao đẳng được xem xét lựa chọn thuộc khối ngành nào của người tham gia khảo sát

Hình 4: Biểu đồ thể hiện trường đại học/ cao đẳng được xem xét lựa chọn thuộc khối ngành nào của người tham gia khảo sát

Nhận xét: Từ biểu đồ ta có thể thấy rằng có sự chênh lệch về sức hút của các ngành đối với 150 đối tượng khảo sát, đem đến cái nhìn rõ ràng hơn về xu hướng lựa chọn ngành nghề ở học sinh Nổi bật nhất là khối ngành Kinh tế chiếm tỷ trọng cao với khoảng 47% - khối ngành có số lượng lớn các học sinh lựa chọn, cho thấy đây là khối ngành phổ biến và có nhu cầu cao Tiếp theo là khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ chiếm khoảng 20% cũng được phần lớn các đối tượng lựa chọn, điều này có thể do bối cảnh cuộc sống đang trong giai đoạn phát triển và cần nhu cầu về nguồn nhân lực lớn nên học sinh có sự quan tâm đặc biệt Trong khi đó, các khối ngành Xã hội và nhân văn chiếm khoảng 13%, khối ngành Y chiếm khoảng 10%, khối ngành Sư phạm chiếm 3% và các khối ngành khác chiếm khoảng 5% có số lượng học sinh lựa chọn tương đối thấp, cho thấy sự lựa chọn có thể bị giới hạn bởi các yếu tố như nhu cầu, sức hấp dẫn của ngành cũng như yêu cầu đầu vào.

Câu 5: Biểu đồ thể hiện điểm chuẩn cao nhất năm vừa rồi

Khoảng giá trị Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Bảng 5: Bảng tần số, tần suất thể hiện điểm chuẩn cao nhất của các trường đại học/ cao đẳng năm 2023 mà người tham gia khảo sát đang nhắm đến

Phương sai 1,77 Độ lệch chuẩn 11,60

Khoảng biến thiên 5,55 Độ lệch -0,60 Độ trải giữa 1,00

Bảng tóm tắt dữ liệu điểm chuẩn cao nhất của các trường đại học/cao đẳng năm 2023

Hình 5.1: Biểu đồ thể hiện điểm chuẩn cao nhất của các trường đại học/cao đẳng năm 2023 mà người tham gia khảo sát đang nhắm đến

Hình 5.2: Biểu đồ thể hiện điểm chuẩn cao nhất của các trường đại học/cao đẳng năm 2023 mà người tham gia khảo sát đang nhắm đến

Nhận xét: Thông qua khảo sát, điểm chuẩn của các trường đại học/cao đẳng mà các đối tượng khảo sát chọn có ngưỡng cao trong khoảng 27-27,9 điểm với 42,67% tương đương với 64/150 câu trả lời.Và các mức điểm xuất sắc như 28-28,9 và 29-29,9 cũng chiếm tỉ trọng không nhỏ với 19,33% và 12% Điều này cho chúng ta thấy sự cạnh tranh cao trong việc đạt được những điểm số này, đồng thời phản ánh chất lượng học tập của các trường Đại học/ cao đẳng đang dần được nâng cao Các trường Đại học/ chú trọng đến chất lượng học tập và đào tạo Sự cạnh tranh trong việc đạt được điểm chuẩn cao là một thách thức, nhưng cũng là động lực mạnh mẽ để nâng cao chất lượng giáo dục và tạo ra một môi trường học tập tích cực và kích thích tư duy phát triển của giới trẻ.

Câu 6: Biểu đồ thể hiện điểm chuẩn thấp nhất năm vừa rồi

Khoảng giá trị Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Bảng 6: Bảng tần số, tần suất thể hiện điểm chuẩn thấp nhất của các trường đại học/ cao đẳng năm 2023

Phương sai 11,97 Độ lệch chuẩn 6,14

Khoảng biến thiên 11,76 Độ lệch -0,04 Độ trải giữa 7,00

Bảng tóm tắt dữ liệu điểm chuẩn thấp nhất của các trường đại học/cao đẳng năm

Hình 6.1: Biểu đồ thể hiện điểm chuẩn thấp nhất của các trường đại học/cao đẳng năm 2023 mà người tham gia khảo sát đang nhắm đến

Hình 6.2: Biểu đồ thể hiện điểm chuẩn thấp nhất của các trường đại học/cao đẳng năm 2023 mà người tham gia khảo sát đang nhắm đến

Nhận xét: Từ biểu đồ trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận ra rằng, dường như điểm chuẩn mà các đối tượng khảo sát lựa chọn rơi tập trung vào 14-15,9 với 18,00%; tiếp theo là 22-23,9 với 19,33% và đặc biệt là 24-25,9 với 20,00%(chiếm tỉ trọng cao nhất) Điều này cho thấy sự cạnh tranh ngày một gay gắt hơn giữa các bạn học sinh,song song với điều đó là sự đầu tư nỗ lực ngày càng lớn từ phía các trường đại học/ cao đẳng để có thể nâng cao chất lượng đội ngũ sinh viên Việc gia tăng điểm chuẩn không chỉ góp phần tạo ra một môi trường học tập chất lượng hơn mà còn thể hiện sự chú trọng vào việc xây dựng cộng đồng sinh viên có nền tảng vững chắc hơn trong thời đại 4.0.

Câu 7: Biểu đồ thể hiện điểm trung bình của đối tượng năm ngoái tham gia khảo sát

Khoảng giá trị Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Bảng 7: Bảng tần số, tần suất thể hiện điểm trung bình năm vừa rồi của người tham gia khảo sát

Phương sai 0,34 Độ lệch chuẩn 4,23

Khoảng biến thiên 3,10 Độ lệch -1,20 Độ trải giữa 1,00

Bảng tóm tắt dữ liệu điểm trung bình năm vừa rồi của người tham gia khảo sát

Hình 7: Biểu đồ thể hiện điểm trung bình năm vừa của các đối tượng tham gia khảo sát

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ thể hiện điểm trung bình của các đối tượng khảo sát. Chúng tôi nhận thấy được số điểm trung bình khá cao chiếm phần lớn ở các điểm khá giỏi trong đó số điểm từ 8.0-8.9 chiếm số lượng tương đối lớn (53,33%) Số điểm trung bình năm ngoái của ĐTKS cao nhất được ghi nhận là 9.8 thấp nhất là 6.4 Học sinh đang ngày càng cố gắng nâng cao điểm trung bình hằng năm, cũng như học tập đang ngày càng tốt lên để phục vụ cho các phương thức tuyển sinh ngày càng đa dạng của các trường đại học/cao đẳng, bên cạnh đó ta còn thấy được hiện tượng khó phân cấp học sinh khi điểm trung bình ngày càng cao và mức độ chênh lệch ngày càng ít đưa tới nhiều bất lợi cho việc tuyển sinh của các trường đại học/ cao đẳng Từ đó việc tăng cạnh tranh ở phương thức xét tuyển học bạ là tương đối lớn Các trường đại học/ cao đẳng cần có những biện pháp cụ thể cho hiện tượng “bão hòa” điểm số để có thể lựa chọn được các sinh viên thật sự chất lượng.

Câu 8: Biểu đồ thể hiện khối được chọn để xét vào ĐH/CĐ của người tham gia khảo sát

Khối Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Bảng 8: Bảng tần số, tần suất thể hiện khối được chọn để xét đại học/cao đẳng của người tham gia khảo sát

Hình 8: Biểu đồ thể hiện khối được chọn để xét đại học/cao đẳng của người tham gia khảo sát

Nhận xét: Biểu đồ cho thấy khối A00 là khối thi phổ biến nhất với 56 đối tượng khảo sát, chiếm 29%; tiếp theo đó là khối A01 và D01 với tần số là 52 và 58, chiếm 26,9% và 24,9% theo thứ tự lần lượt; từ đó cho thấy khối A00 và A01 là hai khối có nhiều ngành học thuộc lĩnh vực tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ Đây là những ngành học có nhu cầu tuyển sinh cao và được nhiều thí sinh lựa chọn, do nhu cầu nhân lực của các ngành này ngày càng nhiều; tiếp theo là khối D01 - khối có nhiều ngành học thuộc lĩnh vực xã hội, nhân văn Đây là những ngành học đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Câu 9: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa học phí và việc chọn trường

Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Bảng 9.1: Bảng tần số thể hiện mức độ sẵn sàng chi trả các chi phí phát sinh khi học đại học

Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Bảng 9.2: Bảng tần số thể hiện mức độ sẵn sàng chi trả mọi chi phí để học trường có chất lượng đào tạo tốt

Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Bảng 9.3: Bảng tần số thể hiện mức độ ưu tiên cho những trường đại học/cao đẳng có mức sinh hoạt phí phù hợp với kinh tế gia đình

Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Bảng 9.4: Bảng tần số thể hiện mức độ quan trọng về học phí khi chọn trường đại học/cao đẳng

Hình 9: Đồ thị thể hiện mức độ ảnh hưởng của yếu tố tài chính đến quyết định lựa chọn trường ĐH/CĐ

Nhận xét: Từ biểu đồ trên, chúng ta có thể nhìn thấy học phí chính là một trong những yếu tố quan trọng mà hầu hết các bạn học sinh luôn quan tâm, điều đó thể hiện qua mức độ “hoàn toàn đồng ý” với quan điểm “học phí là điều quan trọng đối với bạn khi chọn trường đại học/cao đẳng” chiếm 43,33% Ngoài ra, biểu đồ trên còn cho thấy những quan điểm khác của học sinh về học phí Chẳng hạn như các khoản chi phí phát sinh thêm có thể khiến các bạn học sinh băn khoăn chiếm 41,33% lựa chọn “đồng ý”.

Về quan điểm “sẵn sàng chi trả mọi khoản học phí để có chất lượng đào tạo tốt’’ có mức độ “trung lập” chiếm 31,33% là bởi lẽ học sinh có thể sẵn sàng chi trả học phí cao hơn nếu họ tin rằng chất lượng đào tạo của trường đó tốt và giúp họ có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn Và song song với điều đó, quan điểm “ưu tiên cho những trường đại học/cao đẳng có học phí phù hợp với kinh tế gia đình” chiếm 65/150 phiếu “hoàn toàn đồng ý”

Học phí luôn là vấn đề “cân não” của học sinh, cũng bởi vậy mà hiện nay nhiều bạn trẻ có xu hướng “chỉ lấy bằng cấp 3” rồi rẽ hướng sang học nghề hay xuất khẩu lao động để có thể mau chóng kiếm thêm thu nhập Chính vì thế mà các trường đại học/cao đẳng cần có những chính sách hỗ trợ học phí phù hợp để giúp các học sinh có cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học.

Câu 10: Mối quan hệ giữa mức sinh hoạt phí sẵn lòng chi trả trong một tháng và thu nhập thực tế của gia đình bạn trong một tháng:

Mức sẵn lòng(triệu) Tần số Tần suất tích luỹ Tần suất phần trăm

Bảng 10.1: Bảng tần số thể hiện mức sẵn lòng chi trả cho phí sinh hoạt trong một tháng khi học đại học (đơn vị: triệu đồng)

Phương sai 5,28 Độ lệch chuẩn 2,30

Khoảng biến thiên 13,00 Độ lệch 0,80 Độ trải giữa 3,00

Bảng tóm tắt dữ liệu mức sẵn lòng chi trả cho chi phí sinh hoạt trong một tháng khi học đại học của người tham gia khảo sát

Hình 10 1: Biểu đồ thể hiện mức sẵn lòng chi trả cho chi phí sinh hoạt trong một tháng khi học đại học của người tham gia khảo sát (đơn vị: triệu đồng)

Nhận xét: Mức sẵn lòng chi trả của học sinh cho phí sinh hoạt trong một tháng dao động từ 2 triệu đồng đến 15,9 triệu đồng Khoảng giá 4 - 5,9 triệu đồng và 6 - 7,9 triệu đồng có tần suất cao nhất và ngang nhau đều chiếm 28,67% trong tổng số học sinh được khảo sát, có thể thấy đây là mức giá sinh hoạt phí mà đa số học sinh mong muốn Tiếp theo là các khoảng giá 2 -3,9 triệu đồng, 8 - 9,9 triệu đồng, và 10 - 11,9 triệu đồng, với tần suất lần lượt là 24,00%, 14,00%, và 3,33% Mức sinh hoạt phí 12 - 13,9 triệu đồng và 14 - 15,9 triệu đồng có cùng tần suất, chiếm 0,67%.

 Có 36 học sinh, chiếm 24,00% tổng số học sinh được khảo sát, chỉ sẵn lòng chi trả dưới 4 triệu đồng cho phí sinh hoạt trong một tháng Điều này có thể do gia đình không có nhiều điều kiện kinh tế hoặc có đông thành viên hay có nhu cầu tiết kiệm chi phí.

Kiến nghị

Dựa vào kết quả của nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị cho các bạn học sinh THPT tại miền Trung và Tây Nguyên về việc chọn trường Đại học như sau:

 Thứ nhất, nên chọn trường Đại học có đào tạo ngành nghề mà bản thân yêu thích, đam mê để tạo động lực thúc đẩy học tập và phát triển Tránh trường hợp chán nản, nhụt chí rồi bỏ cuộc giữa chừng, làm lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc

Thứ hai, nên tìm hiểu rõ ràng, kĩ càng về trường Đại học mà bản thân quyết định học trong tương lai có phù hợp với cá nhân mình hay không thay vì chạy theo số đông, theo bạn bè, hay vì trường đó được PR rộng rãi

Thứ ba, nên lắng nghe và có chọn lọc đối với sự góp ý, chia sẻ của gia đình,thầy cô hay các anh chị đi trước để có nhiều kinh nghiệm, sự hiểu biết về việc chọn trường trong tương lai.

Ngày đăng: 15/03/2024, 12:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w