Thuyết minh đồ án tổ chức thi công phân tích công nghệ thi công nhà cao tầng

85 0 0
Thuyết minh đồ án tổ chức thi công  phân tích công nghệ thi công nhà cao tầng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐHXD MIỀN TRUNG KHOA XÂY DỰNG THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG Giảng viên hướng dẫn : ThS Đoàn Huỳnh Thuận Sinh viên thực hiện : Lê Trần Anh Khoa Lớp : D20XDK1 MSSV : 20DQ5802011114 STT : 9 Phú Yên, 2023 MỤC LỤC NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH 7 1.1 Phân tích công nghệ thi công công trình 7 1.1.1 Phân tích công nghệ thi công nhà cao tầng 7 1.1.2 Đặc điểm công trình 7 1.2 Thi công phần ngầm 7 1.2.1 Thi công ép cọc 7 1.2.2 Đào đất đài cọc, giằng móng 8 1.2.3 Sửa hố đào bằng thủ công 8 1.2.4 Phá bê tông đầu cọc 8 1.2.5 Bê tông lót đài cọc, giằng móng 9 1.2.6 Gia công lắp dựng cốt thép đài cọc, giằng móng .9 1.2.7 Gia công lắp dựng ván khuôn đài cọc, giằng móng 9 1.2.8 Đổ bê tông lót đài cọc, giằng móng 9 1.2.9 Tháo ván khuôn đài cọc, giằng móng 9 1.2.10 Lấp đất hố móng đến cao trình đáy sàn tầng hầm 9 1.2.11 Gia công lắp dựng ván khuôn sàn tầng hầm .9 1.2.12 Đổ bê tông lót sàn tầng hầm 10 1.2.13 Gia công lắp dựng cốt thép sàn tầng hầm .10 1.2.14 Đổ bê tông sàn tầng hầm 10 1.2.15 Gia công lắp dựng cốt thép cột, vách tầng hầm 10 1.2.16 Gia công lắp dựng ván khuôn cột, vách tầng hầm 10 1.2.17 Đổ bê tông cột, vách tầng hầm .11 1.2.18 Tháo ván khuôn cột, vách tầng hầm .11 1.2.19 Gia công lắp dựng ván khuôn dầm, sàn tầng trệt 11 1.2.20 Gia công lắp dựng cốt thép dầm, sàn tầng trệt .11 1.2.21 Đổ bê tông dầm, sàn tầng trệt 12 1.2.22 Tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn tầng trệt 12 1.3 Thi công phần thô 12 1.3.1 Gia công lắp dựng cốt thép cột, vách tầng 1 .12 1.3.2 Gia công lắp dựng ván khuôn cột, vách tầng 1 13 1.3.3 Đổ bê tông cột, vách tầng 1 13 1.3.4 Tháo ván khuôn cột, vách tầng 1 13 1.3.5 Gia công lắp dựng ván khuôn dầm, sàn tầng 2 13 1.3.6 Gia công lắp dựng cốt thép dầm, sàn tầng 2 .13 1.3.7 Đổ bê tông dầm, sàn tầng 2 14 1.3.8 Tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn tầng 2 14 1.4 Thi công phần hoàn thiện 14 1.4.1 Xây tường các tầng 14 1.4.2 Trát trong các tầng 15 1.4.3 Trát ngoài toàn bộ công trình 15 1.4.4 Lát nền các tầng .15 1.4.5 Công tác bả mastic 15 1.4.6 Công tác sơn nước 15 1.5 Lập biểu mẫu danh mục các công tác 16 1.6 Tính toán khối lượng các công tác 18 1.7 Tính toán nhân lực, máy thi công 29 1.7.1 Tra định mức tính toán nhân lực, máy thi công 29 1.7.2 Ghép các công tác thi công 34 1.7.2.1 Thi công phần ngầm 34 1.7.2.2 Thi công phần thô .35 1.7.2.3 Thi công phần hoàn thiện 35 1.8 Tính toán biên chế tổ đội thợ và thời gian thi công các công tác .36 1.8.1 Tính toán biên chế các tổ đội 36 1.8.1.1 Tổ đội thi công ép cọc .36 1.8.1.2 Tổ đội đào đất 36 1.8.1.3 Tổ đội phá bê tông đầu cọc .36 1.8.1.4 Tổ đội thợ bê tông .36 1.8.1.5 Tính toán biên chế tổ đội ván khuôn 36 1.8.1.6 Tính toán biên chế tổ đội cốt thép .37 1.8.1.7 Tính toán biên chế tổ đội nề 37 1.8.1.8 Tính toán biên chế tổ đội sơn 37 1.9 Tính thời gian thi công các công tác .38 CHƯƠNG 2 LẬP TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 43 2.1 Mục đích thiết kế và phân loại tổng mặt bằng xây dựng 43 2.1.1 Mục đích thiết kế tổng mặt bằng xây dựng 43 2.1.2 Phân loại tổng mặt bằng xây dựng 43 2.1.2.1 Phân loại theo giai đoạn thi công 43 2.1.2.2 Phân loại theo giai đoạn thiết kế 43 2.1.2.3 Phân loại theo sự hoạt động 43 2.1.2.4 Phân loại theo đối tượng xây dựng 43 2.1.3 Phạm vi hướng dẫn của tài liệu 44 2.2 Quy trình thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trường văn phòng công ty bất động sản An Phú 44 2.2.1 Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng chung 44 2.2.2 Định vị các công tác công trình xây dựng 44 2.2.3 Bố trí máy xây dựng 44 2.2.4 Quy hoạch mạng lưới giao thông trên công trường 44 2.2.5 Bố trí kho bải trên công trường 45 2.2.6 Bố trí xưởng gia công trên công trường 46 2.2.7 Quy hoạch nhà tạm trên công trường .46 2.2.8 Thiết kế hệ thống an toàn, bảo vệ, vệ sinh xây dựng và vệ sinh môi trường trên công trường 47 2.2.9 Thiết kế hệ thống cấp, thoát nước trên công trường 47 2.2.10 Thiết kế mạng lưới cấp điện trên công trường 48 2.2.11 Thiết kế công trình tạm ngoài công trường 48 2.3 Thiết kế tổng mặt bằng riêng cho công trình 49 2.3.1 Tóm tắt lý thuyết thiết kế kho, bãi trên công trường 49 2.3.2 Thiêt kế kho, bãi chứa trên công trường 49 2.3.2.1 Thiết kế kho chứa xi măng 49 2.3.2.2 Thiết kế bãi chứa cát 50 2.3.2.3 Thiết kế bãi chứa gạch 51 2.3.2.3 Thiết kế bãi chứa thép .51 2.3.2.4 Thiết kế bãi chứa ván khuôn .52 2.3.2.5 Thiết kế bãi chứa cột chống, đà giáo 53 2.3.2.5.1 Bãi chứa cột chống .53 2.3.2.5.2 Bãi chứa thanh giằng 54 2.3.2.5.3 Bãi chứa đà giáo 54 2.3.2.6 Thiết kế bãi chứa giàn giáo khung chữ H bao quanh công trình .55 2.3.3 Thiết kê các xưởng gia công 55 2.3.4 Tính toán thiết kế nhà ở cán bộ, và hệ thống điện nước trong công trình 55 2.3.4.1 Thiết kế nhà làm việc ban chỉ huy .55 2.3.4.2 Thiết kế trạm y tế 57 2.3.4.3 Thiết kế nhà để xe .57 2.3.4.4 Thiết kế nhà bảo vệ 57 2.3.4.5 Thiết kế nhà vệ sinh 58 2.3.5.Thiết kế hệ thống cấp nước cho công trình .58 2.3.6 Thiết kế hệ thống cấp điện cho công trình 60 2.3.7 Thiết kế hệ thống an toàn bảo vệ, vệ sinh xây dựng, vệ sinh môi trường 63 2.3.8 Chọn phương tiện phục vụ thi công 63 2.3.8.1 Chọn cần trục tháp 63 2.3.8.2 Chọn máy vận thăng 65 2.3.8.3 Chọn phương tiện vận chuyển bê tông 66 CHƯƠNG 3 AN TOÀN LAO ĐỘNG 70 3.1 An toàn thi công đào đất 70 3.2 An toàn khi sử dụng dụng cụ vật liệu 71 3.3 An toàn khi vận chuyển các loại máy 71 3.4 An toàn khi vận chuyển bê tông 72 3.5 An toàn khi đầm, đổ bê tông 73 3.6 An toàn khi bảo dưởng bê tông .73 3.7 An toàn trong công tác gia công lắp dựng, tháo ván khuôn 74 3.8 An toàn trong công tác gia công lắp dựng cốt thép 74 MỤC LỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Bảng tiêu chuẩn số người trong các nhà tạm trên công trường 57 Bảng 2.2 Tiêu chuẩn dùng nước cho sản xuất 58 Bảng 2.3 Tiêu chuẩn dùng nước dùng cho chữa cháy .60 Bảng 2.4 Công suất tiêu thụ của máy sử dụng điện trực tiếp 62 Bảng 2.5 Công suất tiêu thụ của máy sử dụng điện trên công trường xây dựng .62 Y Đồ án Tổ chức thi công GVHD: ThS Đoàn Huỳnh Thuận CHƯƠNG 1 TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH 1.1 Phân tích công nghệ thi công công trình Công nghệ là sự kết hợp giữa trình tự và biện pháp kỹ thuật thi công các công tác.Việc phân tích công nghệ thi công sẽ giúp người lập tiến độ thi công hình dung trình tự các công tác để lập biểu danh mục các công tác hợp lý Việc phân tích công nghệ cũng giúp người lập tiến độ hình dung các biện pháp thi công từng công tác để chuẩn bị nhân lực, máy, thiết bị thi công, mặt bằng… xác định mối quan hệ các công tác một cách hợp lý đảm bảo chất lượng, an toàn lao động, thời hạn thi công và vệ sinh môi trường 1.1.1 Phân tích công nghệ thi công nhà cao tầng - Về công nghệ thi công: Thi công bê tông cốt thép toàn khối - Về công nghệ vật liệu bê tông: Bê tông sử dụng cho công trình có cấp độ bền nhỏ hơn B25 có thể sử dụng phụ gia tùy theo kết cấu - Về công nghệ trộn, vận chuyển, phân phôi, rót hỗn hợp bê tông: Sử dụng bê tông thương phẩm bên ngoài công trường và vận chuyển bằng các xe chuyên dụng đến công trường và vận chuyển lên cao bằng máy bơm bê tông để đổ cho kết cấu móng, dầm và sàn Sử dụng trạm trộn theo nguyên lý rơi tự do (công suất nhỏ) cung cấp bê tông tại công trường, vận chuyển bê tông lên cao bằng cần trục để đổ cho cấu kiện cột - Về công nghệ ván khuôn: Sử dụng ván khuôn gỗ phủ phim… gia công thành từng bộ phận, vận chuyển và lắp ghép tạo hình kết cấu Sử dụng ván khuôn phủ phim tấm lớn làm ván khuôn các ô sàn bê tông cốt thép, cột 1.1.2 Đặc điểm công trình - Nền móng: Móng cọc bê tông cốt thép tiết diện cọc vuông 400x400mm - Kết cấu chịu lực: Khung bê tông (thông thường) cốt thép toàn khối chịu lực, kết hợp với vách cứng lỗi thang máy - Kết cấu bao che, hoàn thiện: Sử dụng tường gạch làm kết cấu bao che, trát, ốp, lát, bả matit, sơn nước chống thấm - Trang trí công trình: Sử dụng các vật liệu gạch ceramic, kính alu, sơn nước vừa chống thấm vừa trang trí công trình 1.2 Thi công phần ngầm 1.2.1 Thi công ép cọc Thường sử dụng móng cọc ép bê tông cốt thép đúc sẵn có tiết diện vuông, tiết diện ống dự ứng lực Hiện nay phổ biến sử dụng phương pháp ép đỉnh để ép cọc bê tông cốt thép đúc sẵn Ngoài ra một số nhà thầu đã bắt đầu sử dụng máy ép hông ép cọc ống bê SVTH: Lê Trần Anh Khoa 7 Lớp:D20XDK1 Đồ án Tổ chức thi công GVHD: ThS Đoàn Huỳnh Thuận tông cốt thép dự ứng lực tiết diện hình ống Khi sử dụng 11 máy ép đỉnh thường bố trí 02 giàn chất đối trọng để giảm bớt thời gian trung chuyển đối trọng - Trường hợp nền có khả năng chịu lực tốt, vùng áp lực gió không lớn có thể sử dụng móng bè, móng băng giao nhau trên nền thiên nhiên hoặc có gia cố nền bằng hệ cọc cát, giếng cát + đệm cát, bấc thấm + đệm cát… 1.2.2 Đào đất đài cọc, giằng móng Khi ép cọc thường hay sử dụng biện pháp ép âm (ép cọc thấp hơn cote mặt đất tự nhiên) Sau khi ép cọc đại trà toàn bộ công trình xong tiến hành đào đất đài cọc, giằng móng Sử dụng máy đào gầu nghịch để đào đất hố móng nếu chiều sâu hố đào lớn Sử dụng biện pháp thủ công trường hợp chiều sâu hố đào và khối lượng đất đào nhỏ Trường hợp chiều sâu chôn đài nhỏ (chiều sâu hố đào nhỏ hơn hoặc bằng 2.5m) có thể đào 1 đợt, đào từng hố độc lập hoặc phải đào rãnh, ao nếu các móng quá gần nhau Trường hợp chiều sâu hố đào lớn hơn 2.5m nếu đào từng hố công nhân lên xuống hố đào và việc vận chuyển vật liệu dụng cụ thiết bị thi công lên xuống hố móng khó khăn, nên thường phải chia đợt đào; đợt 1 đào ao đến cao trình đáy sàn tầng hầm hoặc đến cao trình đỉnh đài nếu công trình không có tầng hầm Khi đào máy chỉ đào đến cao trình cách đáy hố đào khoảng 200 thì dừng lại, vì tránh phá vỡ cấu trúc nền đất đáy hố móng làm giảm khả năng chịu lực đất nguyên thổ, đồng thời bảo vệ nền đất nguyên thổ không bị phá hoại do thời tiết mưa gió trước khi thi công lớp bê tông lót… Sau khi đào sửa đáy hố móng bằng thủ công, cần phải đầm nén chặt đất nền trước khi thi công bê tông lót, do vậy phải chừa lại lớp đất phòng lún khi đầm nén Chú ý: nếu cho phép đào bằng máy đến cao trình lớp bê tông lót, thường máy đào có thể đào phạm vào lớp đất nguyên thổ, trước khi thi công phải san gạt và đầm nén cho đồng nhất nếu không ứng suất đáy móng không đều dẫn đến đáy móng lún không đều, và lớp bê tông lót bị nứt, nước ngầm xâm thực vào làm rỉ cốt thép 1.2.3 Sửa hố đào bằng thủ công Khi đào đất bằng máy hình dạng hố đào chưa chính xác nên cần phải dùng xẻng chỉnh sửa cho đáy hố đào bằng phẳng, sửa đáy hố đào cho đúng cao trình thiết kế, khoảng hở giữa kết cấu móng và chân mái dốc hố đào đủ khoảng cách tối thiểu 500 mm đến 700 mm thuận lợi cho việc thi công lắp dựng cốt thép và ván khuôn đài cọc, giằng móng 1.2.4 Phá bê tông đầu cọc SVTH: Lê Trần Anh Khoa 8 Lớp:D20XDK1 Đồ án Tổ chức thi công GVHD: ThS Đoàn Huỳnh Thuận Trường hợp cọc bê tông cốt thép đúc sẵn tiết diện vuông sử dụng búa phá bê tông để đập phần bê tông đầu cọc để lộ phần thép chờ neo vào đài móng; trường hợp cọc bê tông cốt thép dự ứng lực tiết diện ống sử dụng máy cưa mâm cắt phần cọc thừa SVTH: Lê Trần Anh Khoa 9 Lớp:D20XDK1 Đồ án Tổ chức thi công GVHD: ThS Đoàn Huỳnh Thuận 1.2.5 Bê tông lót đài cọc, giằng móng Lắp dựng ván khuôn có hình dạng kích thước rộng hơn kích thước đài cọc, giằng móng mỗi bên 100, trộn bê tông, vận chuyển và đổ bê tông (vì nhà cao tầng lượng bê tông lót lớn nên thường sử dụng bê tông đá 1x2 thi công sẽ tiết kiệm thời gian và giảm công lao động hạ giá thành) 1.2.6 Gia công lắp dựng cốt thép đài cọc, giằng móng Cốt thép đài móng và giằng móng được gia công tại bãi chế tạo hoặc xưởng rồi vận chuyển đến vị trí lắp đặt Cốt thép đài cọc: Sau khi nghiệm thu bê tông lót thì tiến hành lắp cốt thép đài cọc Cốt thép giằng móng: Sau khi nghiệm thu bê tông lót, ván khuôn giằng móng thì tiến hành lắp cốt thép giằng móng 1.2.7 Gia công lắp dựng ván khuôn đài cọc, giằng móng Đài cọc: Sau khi nghiệm thu cốt thép đài cọc thì tiến hành lắp ván khuôn, hệ sườn phụ, sườn chính và cây chống thành đài cọc Giằng móng: Sau khi chỉnh sửa đáy bê tông lót giằng thì ta tiến hành đổ bê tông lót giằng có chiều dày 100mm và rộng hơn đáy giằng mỗi bên 100mm sau đó nghiệm thu và tiến hành lắp ván khuôn thành giằng 1.2.8 Đổ bê tông lót đài cọc, giằng móng Sử dụng máy bơm bê tông dạng có cần di động để thuận lợi trong thi công (vì không tốn thời gian lắp, tháo ống) thực tế mỗi giờ bơm khoảng 20÷40m3 Vì giằng móng kiêm dầm tầng hầm khi đổ bê tông đài cọc và giằng móng chỉ đổ bê tông đến cao trình đáy sàn tầng hầm thì dừng lại chừa mạch ngừng để sau này lắp đặt cốt thép sàn tầng hầm 1.2.9 Tháo ván khuôn đài cọc, giằng móng Ván khuôn đài cọc, giằng móng thuộc loại ván khuôn thành không chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (theo TCVN 4453-1995 bê tông đạt cường độ 50N/cm2) nên thường sau khi đổ bê tông 24h có thể tháo ván khuôn đài cọc và giằng móng 1.2.10 Lấp đất hố móng đến cao trình đáy sàn tầng hầm Sử dụng máy đào gầu nghịch xúc đất bên ngoài đắp vào để san lấp hố đào, đắp từng lớp một có chiều dày 20-30cm rồi đầm chặt cứ như thế đến cao trình lớp bê tông lót của nền tầng hầm thì dừng lại 1.2.11 Gia công lắp dựng ván khuôn sàn tầng hầm Đổ bê tông dầm (giằng móng kiêm luôn dầm tầng hầm) tới dưới cao trình đáy lớp bê tông lót sàn tầng hầm thì chừa mạch ngừng, san phẳng và đầm chặt đất nền sàn SVTH: Lê Trần Anh Khoa 10 Lớp:D20XDK1

Ngày đăng: 15/03/2024, 09:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan