1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP SẠCH”

123 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu Tư Xây Dựng Và Kinh Doanh Kết Cấu Hạ Tầng Khu Công Nghiệp Sạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 8,99 MB

Nội dung

Trang 3 KHU CÔNG NGHIỆP VTK HƯNG YÊN ---ooo0ooo--- BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP SẠCH” Địa điểm: xã Hồng

Trang 3

KHU CÔNG NGHIỆP VTK HƯNG YÊN

-ooo0ooo -

BÁO CÁO

ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU

HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP SẠCH”

Địa điểm: xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu và xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi,

tỉnh Hưng Yên

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU TẮT 3

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

DANH MỤC CÁC HÌNH 6

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8

1.1 Tên chủ dự án đầu tư 8

1.2 Tên dự án đầu tư 8

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 9

1.3.1 Quy mô, Công suất của dự án đầu tư 9

1.3.2 Công nghệ sản xuất 10

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 11

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của Dự án 12

1.4.1 Các loại nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng 12

1.4.2 Nguồn cung cấp điện, nước của dự án 13

CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 17

2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 17

2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 17

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 18

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 18

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 18

3.1.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải 20

3.1.3 Xử lý nước thải 24

3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 48

3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 50

3.3.1 Đối với chất thải sinh hoạt 50

3.3.2 Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường 51

3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 52

3.4.1 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại 52

3.4.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải công nghiệp phải kiểm soát (bùn thải) 53

3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 53

Trang 6

3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử

nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 54

3.6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 54

3.6.2 Công trình, thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường 56

3.6.3 Các trường hợp và cách phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với nước thải của trạm XLNT tập trung 57

3.7 Các biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi 62

3.8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) 62

CHƯƠNG 4 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 64

4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 64

4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải 64

4.1.2 Lưu lượng xả thải: 64

4.1.3 Số lượng dòng nước thải: 64

4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng thải: 64

4.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận 65

4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 66

4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 66

4.4 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (nếu có) 67

4.5 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có) 67

CHƯƠNG 5 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 68

5.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải 68

5.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 68

5.2 Chương trình quan trắc chất thải 69

5.2.1 Chương trình quan trắc định kỳ 69

5.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: 70

5.2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án 72

5.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 72

CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 73

PHỤ LỤC BÁO CÁO 74

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

B

BOD : Nhu cầu ôxi sinh hóa (Biochemical oxygen Demand)

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

C

COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CTNH : Chất thải nguy hại

D

DO : Ôxi hòa tan (Dessolved Oxygen)

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

TCCP : Tiêu chuẩn cho phép

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TSS : Tổng chất rắn lơ lửng trong nước (Total Suspended Solids)

U

Trang 8

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất của KCN Sạch 9

Bảng 1.2 Bảng thống kê danh mục hợp đồng thuê đất 9

Bảng 1.3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của Dự án 11

Bảng 1.4 Danh mục ngành nghề thu hút đầu tư của KCN Sạch 12

Bảng 1.5 Nguyên vật liệu, hóa chất phục vụ cho vận hành dự án 12

Bảng 1.6 Tổng hợp nhu cầu dùng nước 13

Bảng 1.7 Tổng hợp khối lượng, thiết bị cấp nước 15

Bảng 1.8 Nhu cầu xả nước thải của KCN Sạch 15

Bảng 3.1 Các thông số hệ thống thu gom, thoát nước mưa KCN 20

Bảng 3.3 Thống kê vật liệu thoát nước thải KCN Sạch 22

Bảng 3.4 Tổng hợp thông tin về trạm XLNT tập trung của KCN đã được xây lắp 24

Bảng 3.5 Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của trạm XLNT tập trung 25

Bảng 3.6 Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý của trạm XLNT tập trung 26

Bảng 3.7 Hiệu suất xử lý của trạm XLNT tập trung 30

Bảng 3.8 Thông số kỹ thuật của trạm XLNT tập trung 31

Bảng 3.9 Danh mục máy móc thiết bị lắp đặt cho trạm XLNT 32

Bảng 3.10 Nhu cầu hoá chất cho trạm xử lý nước thải 4.100 m3/ngày.đêm 41

Bảng 3.11 Định mức sử dụng hóa chất của hệ thống xử lý mùi 50

Bảng 3.12 Khối lượng, chủng loại CTR công nghiệp thông thường 52

Bảng 3.13 Chất thải nguy hại 52

Bảng 3.14 Các kịch bản sự cố và phương án phòng ngừa 57

Bảng 3.15 Một số thay đổi so với Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá

tác động môi trường 62

Bảng 4.1 Thông số nước thải đầu vào và tiêu chuẩn nước thải đầu ra của Trạm XLNT tập trung 64

Bảng 4.2 Giá trị giới hạn cho phép đối với khí thải 66

Bảng 4.3 Giới hạn tiếng ồn cho phép 67

Bảng 4.4 Giới hạn tiếng ồn cho phép 67

Bảng 5.1 Chương trình quan trắc, giám sát chất lượng nước thải KCN Sạch 70

Bảng 5.2 Kinh phí quan trắc môi trường hàng năm 72

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Cơ cấu sử dụng đất của KCN 10

Hình 1.2 Sơ đồ cân bằng nước của KCN Sạch 16

Hình 3.1 Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước mưa của KCN Sạch 18

Hình 3.2 Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước thải của KCN Sạch 21

Hình 3.3 Vị trí điểm xả nước thải của KCN Sạch 23

Hình 3.4 Quy trình công nghệ của trạm XLNT tập trung 27

Hình 3.5: Sơ đồ khối hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục 42

Trang 11

MỞ ĐẦU

Dự án “Đầu tư Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sạch (gọi tắt là Dự án KCN Sạch) đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư tại văn bản số 1070/QĐ-TTg Ngày 06/07/2021 và nhà đầu tư gồm:

- Nhà đầu tư thứ nhất: Tập đoàn Nhà đất Hàn Quốc

- Nhà đầu tư thứ hai: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland

- Nhà đầu tư thứ ba: Tập đoàn phát triển Hạ tầng và Đô thị Hàn Quốc tại nước ngoài

- Nhà đầu tư thứ tư: Công ty xây dựng KBI

- Nhà đầu tư thứ năm: Ngân hàng Shinhan

Các nhà đầu tư của Dự án đã góp vốn và được cấp giấy chứng nhận đăng ký

doanh nghiệp với tên Công ty: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Khu công nghiệp VTK Hưng Yên để quản lý các hoạt động của Dự án KCN Sạch

Dự án KCN Sạch có diện tích 143,08 ha nằm trên địa bàn xã Hồng Tiến (huyện Khoái Châu) và xã Xuân Trúc (huyện Ân Thi), tỉnh Hưng Yên Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định

số BTNMT ngày 08/03/2022 (sau đây gọi tắt là Quyết định số BTNMT ngày 08/03/2022)

429/QĐ-Đến thời điểm hiện tại, Công ty đã xây dựng xong các hạng mục công trình bảo

vệ môi trường theo báo cáo ĐTM được phê duyệt Tuân thủ theo Luật bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Công ty phối hợp với đơn vị Tư vấn hoàn thiện các thủ tục hồ sơ xin cấp phép môi trường để đưa dự án vào hoạt động theo quy định

Căn cứ theo khoản 1 điều 39, Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường Căn cứ theo khoản 1, điều 41 Luật Bảo vệ môi trường,

dự án thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường Mẫu báo cáo tuân thủ theo Phụ lục 08 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường

(Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm)

Trang 12

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Tên chủ dự án đầu tư

- Chủ dự án: công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên

- Địa chỉ trụ sở chính: Tòa nhà văn phòng điều hành, khu đô thị Ecopark, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

- Đại diện theo pháp luật: Ông HAN JONGDEOK

- Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Số điện thoại: 024.7108.6366

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: 0901107527 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp, đăng ký lần đầu ngày 06 tháng 09 năm 2021; đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 09 tháng 06 năm 2023

- Giấy chứng nhận đầu tư số 9860878201 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên cấp chứng nhận lần đầu ngày 06/08/2021

1.2 Tên dự án đầu tư

- Tên dự án: “Đầu tư Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sạch”

- Địa điểm thực hiện dự án: xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu và xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng

+ Văn bản số 88 ngày 12/4/2022 của Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng về việc thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sạch tại huyện Khoái Châu và huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên

+ Văn bản số 160 ngày 14/06/2022 của Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng về việc thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh hạng mục cấp điện thuộc dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sạch tại huyện Khoái Châu và huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên

- Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường

+ Quyết định số 429/QĐ-BTNMT ngày 08/03/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sạch” xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

- Quy mô của dự án đầu tư: thuộc nhóm A (căn cứ theo mục c khoản 1- Điều 8, Luật đầu tư công năm 2019)

Trang 13

- Phân loại: Dự án có tiêu chí về môi trường thuộc nhóm I theo quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10.1.2022 của Chính Phủ quy định chi tiết 1 số điều của Luật Bảo vệ môi trường

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1 Quy mô, Công suất của dự án đầu tư

(1) Quy mô của dự án đầu tư

Theo Quyết định số 429/QĐ-BTNMT ngày 08/03/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, diện tích sử dụng đất của KCN Sạch là 143,08 ha, nằm trên địa phận xã Hồng Tiến, huyện

Khoái Châu và xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên

- Dự án khu công nghiệp sạch có ranh giới tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc: giáp Đường tỉnh 384 và dự án Cửa hàng xăng dầu và trạm dừng nghỉ;

+ Phía Nam: giáp Đất canh tác (Quy hoạch KCN số 5)

+ Phía Đông: giáp đường huyện 41

+ Phía Tây: giáp đường nối hai cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình

- Cơ cấu sử dụng đất của dự án:

Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất của KCN Sạch STT Hạng mục Theo Quyết định số 2391/QĐ- UBND ngày

18/10/2021 về phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 của KCN Sạch

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

Tới thời điểm hiện tại, công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên đã được UBND tỉnh Hưng Yên cho thuê đất 03 lần tại 03 Quyết định cho thuê đất Cụ thể:

Bảng 1.2 Bảng thống kê danh mục hợp đồng thuê đất

cho thuê (m 2 )

1 Quyết định số 1456/QĐ-UBND ngày 06/07/2022 của UBND tỉnh

Hưng Yên về việc cho Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu

công nghiệp VTK Hưng Yên thuê đất (lần 1) tại xã Xuân Trúc,

huyện Ân Thi để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh

1.245.386,7

Trang 14

kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sạch

2 Quyết định số 2704/QĐ-UBND ngày 22/11/2022 của UBND tỉnh

Hưng Yên về việc cho Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu

công nghiệp VTK Hưng Yên thuê đất (lần 2) tại xã Hồng Tiến,

huyện Khoái Châu để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh

doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sạch (giai đoạn 1)

166.263

3 Quyết định số 1525/QĐ-UBND ngày 24/07/2023 của UBND tỉnh

Hưng Yên về việc cho Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu

công nghiệp VTK Hưng Yên thuê đất (lần 3) tại xã Xuân Trúc,

huyện Ân Thi để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh

kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sạch

4883,3

4 Tổng diện tích đất cho thuê tại các Quyết định 1.416.533

5 Diện tích đất còn lại chưa cho thuê

(Trong đó có 4.359 m 2 đất nghĩa trang và 9.951 m 2 đất cây xanh

cách ly)

14.310

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

- Phần diện tích đất chưa được bàn giao là 14.310 m2, bao gồm đất nghĩa trang, đất cây xanh cách ly quanh khu vực nghĩa trang Vị trí cụ thể được thể hiện tại hình dưới đây

Hình 1.1 Vị trí đất chưa bàn giao cho KCN

1.3.2 Công nghệ sản xuất

Công nghệ hoạt động của KCN Sạch chủ yếu là cung cấp các dịch vụ sau:

- Kinh doanh hạ tầng KCN

Vị trí đất chưa bàn giao

Trang 15

- Cho các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp vào KCN thuê đất sản xuất, kinh doanh

- Cung cấp các dịch vụ cấp điện, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải nước trên

cơ sở thu phí các dịch vụ cung cấp

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm của dự án đầu tư là hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN và các doanh nghiệp đã được thu hút đầu tư vào KCN

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa; hệ thống thu gom nước thải

- Hệ thống xử lý nước thải tập trung với tổng công suất 4.100 m3/ngày.đêm (gồm

2 module: module 1 công suất 2.050 m3/ngày.đêm, module 2 công suất 2.050

m3/ngày.đêm) và 01 hồ ứng phó sự cố dung tích 12.300 m3

Cụ thể, Danh mục các công trình bảo vệ môi trường của Dự án như sau:

Bảng 1.3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của Dự án

Đã xây dựng hoàn thiện

Đã xây dựng hoàn thiện

Đã xây dựng hoàn thiện

4 01 kho chứa chất thải rắn

công nghiệp thông thường có

diện tích 50 m2

01 kho chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường có diện tích 105,3 m2

Đã xây dựng hoàn thiện

5 01 kho chứa chất thải nguy

hại có diện tích 50 m2

01 kho chứa chất thải nguy hại có diện tích 105,3 m2

Đã xây dựng hoàn thiện

6 01 kho chứa bùn thải có diện

tích 100 m2

01 kho chứa bùn thải có diện tích

380, m2

Đã xây dựng hoàn thiện

7 Không đề xuất 01 hệ thống xử lý mùi của trạm

XLNT tập trung với công suất 4.500

m3/giờ

Đã xây dựng hoàn thiện

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

Trang 16

(2) Danh mục ngành nghề thu hút đầu tư của KCN Sạch

Theo Quyết định số 429/QĐ-BTNMT ngày 08/3/2022 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường, danh mục ngành nghề thu hút đầu tư của KCN Sạch bao gồm:

Bảng 1.4 Danh mục ngành nghề thu hút đầu tư của KCN Sạch

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản

phẩm quang học

C26

Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào

đâu

C28

Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

Tính tới thời điểm hiện tại, KCN sạch chưa thu hút bất kì doanh nghiệp thứ cấp nào

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của Dự án

1.4.1 Các loại nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng

Với loại hình là dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, không thuộc nhóm dự án sản xuất, trong quá trình vận hành dự án, nguyên vật liệu, hóa chất chủ yếu là các loại hóa chất tẩy rửa, hóa chất phục vụ cho nhà máy xử lý nước thải tập chung Khối lượng dự kiến như sau:

Bảng 1.5 Nguyên vật liệu, hóa chất phục vụ cho vận hành dự án

TT Loại nguyên liệu,

Trang 17

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

1.4.2 Nguồn cung cấp điện, nước của dự án

(1) Nguồn cung cấp điện

- Tổng Nhu cầu sử dụng điện của KCN Sạch khoảng 35,899 mVA

- Nguồn cấp điện chính điện cho dự án Khu công nghiệp sạch được lấy từ trạm biến áp Lý Thường Kiệt 2 –2x63mVA-110/22kV;

Để đáp ứng nhu cầu tải của khu công nghiệp Sạch, Nhà đầu tư sẽ xây dựng một trạm cắt mạch vòng 22kV cấp điện cho toàn khu công nghiệp Nguồn điện cấp cho trạm biến áp được lấy từ đường dây trạm biến áp 110/22kV Kim Động

Để đảm bảo tính mỹ quan trong khu Công nghiệp các tuyến cáp cấp điện từ trạm biến áp 110/22kV bắt đầu từ hàng rào vào dự án đến các nhóm phụ tải sẽ được bố trí trạm cắt đầu vào được hạ ngầm

Với công trình tuyến cáp ngầm, thiết kế sử dụng loại cáp cách điện tổng hợp XLPE/SWA/PVC ruột dẫn bằng đồng, loại cáp này có chất lượng cách điện cao, tải điện tốt, có các tiêu chuẩn và điều kiện lắp đặt phù hợp với điều kiện Việt Nam Dự án này chọn cáp ruột đồng, loại ba pha, điện áp định mức 22kV

(2) Nguồn cung cấp nước

- Nhu cầu sử dụng nước của KCN Sạch: Khoảng 6.300 m3/ngày.đêm

Bảng 1.6 Tổng hợp nhu cầu dùng nước

Trang 18

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

vị cung cấp nước sạch khác trên địa bàn theo Quyết định số số 2416/QĐ-UBND ngày 28/8/2017 phê duyệt Quy hoạch cấp nước sạch tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Việc sử dụng nguồn nước từ các nhà máy cấp nước hiện hữu quanh khu vực dự án sẽ đảm bảo khả năng cấp nước cho các nhà máy trong khu công nghiệp, không phát sinh nhu cầu khai thác nước mặt, nước ngầm Hệ thống đường ống cấp nước được bố trí trong phạm vi hạ tầng các tuyến đường giao thông nội bộ của Khu công nghiệp Sạch

Điểm đấu nối cấp nước cho dự án tại vị trí cổng vào khu công nghiệp tiếp giáp với tuyến đường bộ nối 2 đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ- Ninh Bình Tại đây chủ đầu tư KCN có bố trí tuyến ống DN400 cấp nước từ trạm tăng áp số

5

Trang 19

Bảng 1.7 Tổng hợp khối lượng, thiết bị cấp nước

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

(3) Nhu cầu xả nước thải của Dự án

- Nước rửa đường giao thông, nước tưới cây được thẩm thấu qua bề mặt và chảy vào hệ thống thoát nước mưa Nước sử dụng cho vệ sinh máy ép bùn tận dụng nước thải sau xử lý Vì vậy lượng nước thải phát sinh dẫn về Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN theo tính toán là 4.100 m3/ngày.đêm

- Nhu cầu thoát nước thải của Dự án được tổng hợp theo bản sau:

Bảng 1.8 Nhu cầu xả nước thải của KCN Sạch

Trang 20

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

Dự án đã xây dựng một trạm XLNT tập trung công suất 4.100 m3/ngày.đêm Với tổng khối lượng nước sạch và nước thải của KCN tai thời điểm hiện tại, sơ đồ cần bằng của KCN Sạch được thể hiện như sau:

Hình 1.2 Sơ đồ cân bằng nước của KCN Sạch

Trang 21

CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Sạch” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 429/QĐ-BTNMT ngày 08/03/2022 Các quy hoạch về bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường của tỉnh Hưng Yên không sự thay đổi so với thời điểm báo cáo ĐTM của dự án được phê duyệt

Bên cạnh đó nội dung “Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường” đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường Do vậy, Chủ dự án không thực hiện đánh giá lại nội dung này

2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Hiện tại tỉnh Hưng Yên chưa ban hành báo cáo đánh giá về khả năng chịu tải của môi trường cho khu vực thực hiện dự án

Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của dự án là kênh M3 sau đó chảy ra kênh Điện Biên, thuộc địa phận xã Xuân Trúc, huyện Ân Thị, tỉnh Hưng Yên Trong quá trình hoạt động Chủ đầu tư cam kết xử lý chất thải phát sinh đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng, giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường Cụ thể:

- Xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra của dự án đạt QCĐP 01:2019/HY - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên với Kq = 0,9; Kf=1, Khy = 0,9

- Yêu cầu các đơn vị thứ cấp trong KCN phát sinh chất thải (CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp thông thường, CTNH) phải thu gom, phân loại và thuê đơn vị có đủ chức năng đến vận chuyển và xử lý theo đúng quy định Đối với khí thải phát sinh cần được xử lý đạt QCVN hiện hành trước khi thải ra môi trường

Trang 22

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, cụ thể:

- 01 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa;

- 01 Hệ thống thu gom, thoát nước thải;

- 01 Trạm xử lý nước thải tập trung, công suất 4.100 m3/ngày.đêm với hệ thống quan trắc nước thải tự động đã được lắp đặt

- 01 hệ thống xử lý mùi của trạm XLNT tập trung với công suất 4.500 m3/giờ

- 01 Hồ sự cố với dung tích 12.300 m3;

- 01 hồ sinh học với dung tích khoảng 6500 m2;

- 01 kho chứa CTR công nghiệp thông thường có diện tích: 105,3 m2;

- 01 kho chứa bùn thải với diện tích: 380,64 m2;

- 01 Kho chứa chất thải nguy hại với diện tích: 105,3 m2

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

(1) Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa được xây dựng tách riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải và hoạt động theo nguyên tắc tự chảy

- Nguyên lý hoạt động: Nước mưa từ mặt đường, các nhà máy và công trình trong KCN được thu gom thông qua các hố ga và mạng lưới thoát nước mưa, sau đó thoát vào tuyến mương trung tâm và tuyến mương bao quanh của KCN, rồi chảy ra kênh Điện Biên Tổng số cửa xả thoát nước mưa là 17 cửa xả

Hình 3.1 Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước mưa của KCN Sạch

- Hệ thống kênh mương xung quanh dự án: Dự án xây dựng hệ thống mương bao quanh KCN gồm tuyến mương M2 và M3 để hoàn trả mạng lưới mương hiện hữu của khu vực đã bị dự án san lấp Xây dựng thêm tuyến mương M1 trung tâm đi giữa giải phân cách tuyến đường N3, cắt ngang KCN

Nước mưa chảy tràn

Hệ thống thu gom nước mưa của KCN (Cống thu gom nước mưa)

Tuyến mương M1, M2, M3

Kênh Điện Biên

Trang 23

+ Mương hoàn trả: Hoàn trả kênh tiêu chính qua trạm bơm Quang Trung 2 bằng kênh M2 chạy dọc giáp ranh giới KCN sạch (ranh giới phía Nam dự án) và kênh M3 chạy dọc đường nối hai cao tốc với chỉ tiêu kỹ thuật như sau:

• Cao độ đáy kênh: ≤ 0,0 m

• Chiều rộng đáy kênh tại cao độ 0,0:≥12,0 m

• Cao trình đỉnh bờ kênh theo cao độ quy hoạch tuyến đường đã được phê duyệt

• Hệ số mái thiết kế m = 1,0÷1,5 có giải pháp gia cố mái taluy

+ Kênh hoàn trả đấu nối với kênh hiện trạng bằng cống hộp có chỉ tiêu kỹ thuật như sau:

+ Lưu vực 2 ở phía Nam của dự án có dòng chảy chính từ phía Nam lên phía Bắc gom về tuyến mương trung tâm, và một phần lưu vực nhỏ chảy vào mương bao KCN ở phía Nam của dự án

Nước mặt từ hệ thống kênh mương này sẽ thoát ra sông Điện Biên qua cống hộp qua đường có kích thước 2(3.0x3.0) ở phía Tây Nam qua đường nối 2 cao tốc Pháp Vân Cầu Rẽ và Hà Nội - Hải phòng

- Kết cấu mạng lưới thoát nước mưa trong KCN:

+ Mạng lưới thoát nước trong khu công nghiệp dùng rãnh bê tông cốt thép đậy đan bê tông cốt thép được đi trên vỉa hè (đoạn qua nhà máy sẽ gia cố rãnh bê tông cốt thép) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 Cống bê tông cốt thép

+ Đoạn qua đường giao thông dùng cống hộp bê tông cốt thép, cống hộp qua đường đi dưới lớp cấu tạo đường (dưới lớp cấp phối base và lớp nhựa) Tuyến rãnh đậy đan chạy dọc theo các đường giao thông để thu nước mưa của đường và trong các

lô đất khu công nghiệp Thu nước đường ở khu công nghiệp dùng hố thăm kết hợp với

hố thu nước bản ghi Hapulico (thu nước mưa trực tiếp) đặt dọc theo theo lề đường

+ Tất cả các tuyến rãnh đậy đan đi trên vỉa hè dưới lớp lát hè là 100mm riêng các giếng thăm thì đặt bằng mặt hè hoàn thiện Phía bắc của dự án thoát nước cho tuyến đường DT384 dùng cống hộp 2(2.0x2.0) nối với mương hiện trạng với tuyến mương bao ở phía Bắc

+ Các tuyến mương bao ở phía Bắc, Nam, phía Tây và mương trung tâm dùng mương hở có mái dốc 1:1 Đoạn qua đường của các mương dùng cống hộp đổ tại chỗ

+ Hệ thống các hố ga thu, ga thăm bằng bê tông cốt théo bố trí theo các tuyến cống với khoảng cách theo yêu cầu kỹ thuật Các cửa xả nước mưa được xây dựng bằng bê tông cốt thép

Trang 24

Bảng 3.1 Các thông số hệ thống thu gom, thoát nước mưa KCN

- Quy trình vận hành tại các cửa xả thoát nước mưa: Tất cả các cửa xả thoát nước mưa KCN đều vận hành theo chế độ tự chảy

3.1.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải

Hệ thống thu gom, thoát nước thải được tách riêng với hệ thống thu gom, thoát nước mưa, đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong KCN Sạch

(1) Mạng lưới thu gom nước thải

- Nước thải từ các nhà máy thứ cấp:

+ Mạng lưới thu gom nước thải bên trong các nhà máy thứ cấp do các doanh nghiệp tự thực hiện, bao gồm hệ thống đường ống thu gom riêng và công trình xử lý cục bộ tại từng nhà máy, để làm sạch sơ bộ nước thải và đạt Giới hạn tiếp nhận nước thải KCN Sạch Trong đó, nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại và nước thải sản xuất sẽ được xử lý bằng các công nghệ xử lý phù hợp được phê duyệt trong hồ sơ môi trường của mỗi doanh nghiệp

Trang 25

Hình 3.2 Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước thải của KCN Sạch

+ KCN Sạch quy định tất cả các nhà máy hoạt động trong KCN đều phải đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN, không được xả ra ngoài môi trường

+ Nước thải của các nhà máy thành viên sau xử lý sẽ đấu nối với hố ga thu gom nước thải đầu vào rồi chảy về bể thu gom của trạm XLNT của KCN

- Nước thải từ khu nhà điều hành, dịch vụ của KCN và nhà quản lý vận hành của trạm XLNT: Được thu gom bằng hệ thống thoát nước trong nhà, được xử lý sơ bộ

(bể tách dầu mỡ với khu nhà ăn, bể tự hoại) rồi xả trực tiếp vào mạng lưới thoát nước

thải của KCN Sạch

- Hướng thoát nước thải chính của toàn KCN: Tất cả nước thải được thu gom tập trung về trạm XLNT đặt tại khu đất hạ tầng kỹ thuật, phía Tây Nam KCN Các tuyến ống tự chảy theo hướng về trạm XLNT hoặc kết hợp qua 01 trạm bơm chuyển bậc tăng áp tới trạm XLNT

- Cấu tạo mạng lưới thu gom nước thải:

+ Cấu tạo của hệ thống thu gom nước thải tự chảy bao gồm các tuyến ống nhựa HDPE gân sóng 2 vách đường kính D300, D400(mm) chôn ngầm dưới vỉa hè và qua đường chịu tải trọng thiết kế tiêu chuẩn Ống đi dưới đường dùng ống HDPE tải SN8 phía trên có tâm đan dàn tài, ống đi trên vỉa hè dùng ống HDPE tải SN4 để đảm bảo chịu lực Các ống có áp sau trạm bơm nước thải dùng ống HDPE PN10 bố trí trong mương đặt ống

+ Hố ga thu, ga thăm bằng bê tông cốt thép M250, bố trí theo các tuyến cống với khoảng cách theo yêu cầu kỹ thuật

Kênh Điện Biên

Công trình xử lý nước thải cục bộ,

nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn

tiếp nhận của trạm XLNTTT

- Khu nhà điều hành, dịch vụ của KCN; Nhà vận hành của trạm XLNT

Trang 26

+ KCN có sử dụng 01 trạm bơm nước thải với công suất Q=160m3/h, đặt chìm Kích thước trạm (dài x rộng) = (5,8 x 4,6)m, sâu 5,94m Phần móng sử dụng cọc bê tông ly tâm PHC D300mm Kết cấu trạm bằng bê tông cốt thép Bên trong lắp đặt các máy bơm và thiết bị, phụ kiện theo yêu cầu ký thuật

Bảng 3.3 Thống kê vật liệu thoát nước thải KCN Sạch

lượng

Ghi chú

1 Ống HDPE gân sóng 2 vách thoát nước D300 m 4351

2 Ống HDPE gân sóng 2 vách thoát nước D400 m 523

6 Trạm xử lý nước thải Q=4100 m3/ngày.đêm Trạm 1

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

(2) Mạng lưới thoát nước thải

Nước thải từ trạm XLNT tập trung, sau khi xử lý đạt QCĐP 02:2019/HY (với

Kq=0,9; Kf=1, Khy=0,9) sẽ chảy vào mương quan trắc (khu vực có lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động và liên tục), thông qua đường ống HDPE DN400 để chảy

vào hồ sinh học của KCN, rồi qua đường ống HDPE DN400 và cửa xả để đổ ra kênh M3, rồi chảy vào kênh Điện Biên

+ Hồ sinh học: Có dung tích khoảng 6.500 m3, lót đáy HDPE dày 2mm

(3) Điểm xả nước thải sau xử lý:

- Cửa xả: Cửa xả nước thải ra nguồn tiếp nhận dạng cống tròn, kết cấu BTCT Khu vực điểm xả nước thải có biển báo, có sàn công tác diện tích 1m2 và có lối đi thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát phù hợp theo quy định

- Vị trí xả nước thải ra nguồn tiếp nhận: Kênh M3, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên

- Tọa độ vị trí xả thải: X= 2303351.93, Y= 556058.72

- Đặc điểm nguồn tiếp nhận:

+ Kênh M3 là công trình thủy lợi

+ Cơ quan quản lý công trình thủy lợi: Chi cục thủy lợi tỉnh Hưng Yên

+ Thực hiện các yêu cầu về BVMT:

o Xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra của dự án đạt QCĐP 01:2019/HY - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên với Kq = 0,9; Kf=1, Khy = 0,9

o Có các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, đảm bảo nước thải chưa được xử lý sẽ không xả ra được môi trường bên ngoài

Trang 27

Hình 3.3 Vị trí điểm xả nước thải của KCN Sạch

Trang 28

3.1.3 Xử lý nước thải

(1) Công trình xử lý nước thải

Theo Quyết định số 429 ngày 8/3/2023 của Bộ TNMT về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án, trạm XLNT tập trung của KCN Sạch có công suất 4.100 m3/ngày.đêm (chia thành module 1 có công suất 2.050 m3/ ngày.đêm, module 2 công suất 2.050 m3/ngày.đêm) Tới thời điểm hiện tại, Dự án đã hoàn thiện toàn bộ trạm XLNT tập trung với tổng công suất là 4.100 m3/ngày.đêm

Bảng 3.4 Tổng hợp thông tin về trạm XLNT tập trung của KCN đã được xây lắp

1 Tên đơn vị thiết kế Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị

Công ty TNHH Ecoba công nghệ môi trường

4 Tên đơn vị giám

sát xây dựng

Viện Khoa học công nghệ xây dựng

5 Công nghệ xử lý Công nghệ xử lý hóa lý kết hợp AO

9 Công suất 4.100 m3/ngày.đêm, chia làm 2 mô đun Mỗi mô đun có

công suất 2.050 m3/ngày.đêm

10 Đặc điểm - 02 mô đun của trạm XLNT tập trung sử dung chung

cụm bể gom, bể điều hòa, Bể chứa bùn hóa lý, bể chứa bùn sinh học, mương quan trắc và hệ thống quan trắc tự động, liên tục

- Mỗi mô đun có cum bể xử lý riêng, bao gồm: bể keo tụ,

bể tạo bông, bể lắng hóa lý, bể thu bùn hóa lý, Bể sinh học thiếu khí, bể sinh học hiếu khí, bể lắng sinh học, bể thu bùn sinh học, bể khử trùng

11 Quy chuẩn nước

thải sau xử lý

QCĐP 02:2019/HY với Kq = 0,9; Kf =1, Khy = 0,9

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

Trang 29

- Để kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào, chủ dự án đã xây dựng tiêu chuẩn đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN Sạch như sau:

Bảng 3.5 Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của trạm XLNT tập trung

Stt Các chỉ tiêu chất lượng nước Đơn vị Tiêu chuẩn đấu nối

nước thải của KCN

Trang 30

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

- Các thông số thiết kế đầu ra sau xử lý của trạm XLNT tập trung:

Bảng 3.6 Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý của trạm XLNT tập trung

STT Các chỉ tiêu chất lượng nước Đơn vị QCĐP 02:2019/HY

Trang 31

29 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

(1).Quy trình công nghệ của trạm XLNT:

Hình 3.4 Quy trình công nghệ của trạm XLNT tập trung

Trang 32

Nước thải phát sinh từ các sơ sở trong KCN sẽ theo mạng lưới thu gom nước thải chung dẫn về hố thu gom của trạm XLNT tập trung

- Bước 1 Xử lý sơ bộ:

+ Tại hố gom, lắp đặt máy lược rác thô Các loại rác, cặn có kích thước lớn

>10mm, sẽ được giữ lại, tránh gây ra các tình trạng tắc nghẽn bơm Rác sẽ được nhân viên vận hành thu gom và chuyển giao xử lý định kì Nước sau khi tách rác sẽ chảy về ngăn lắng cát, sau đó sang bể thu nước và được bơm về bể điều hòa

+ Phía trước bể điều hòa có lắp đặt máy lược rác tinh Nước bơm lên từ hố gom

sẽ chảy qua máy lược rác tinh, cặn có kích thước nhỏ (2mm) sẽ được giữ lại tại khoang chứa rác, nước sau tách cặn sẽ chảy xuống bể điều hòa Rác sẽ được nhân viên vận hành thu gom và xử lý định kì

+ Tại bể điều hòa, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm Bể điều hòa được bố trí hệ thống sục khí chìm ở đáy bể để xáo trộn đều chất ô nhiễm và giảm tối đa mùi hôi do quá trình phân hủy yếm khí Nước thải được bơm sang công đoạn xử lý tiếp theo

- Bước 2 Xử lý hóa lý:

Cụm xử lý hóa lý nhằm loại bỏ kim loại nặng, độ màu đầu vào, một phần COD,

BOD, TSS, Photpho bằng keo tụ, tạo bông, lắng

+ Bể keo tụ: có chức năng cung cấp chất trợ keo tụ chứa các hạt keo, có tác dụng oxy hóa, phá hủy bề mặt các hạt cặn, các hợp chất vô cơ, kim loại nặng có trong nước,… nâng cao hiệu quả của quá trình tạo bông ở ngăn tiếp theo Hóa chất điều chỉnh pH sẽ được châm vào nhờ đầu dò pH tự động được lắp đặt trong

bể Motor khuấy trộn có tác dụng đảo trộn đều nước thải, giúp hóa chất tiếp xúc

và các chất ô nhiễm Sau đó nước sẽ tiếp tục chảy sang bể tạo bông + Bể tạo bông: Tại đây, các hạt cặn (đã bị phá vỡ tính bền) trong quá trình chuyển động sẽ va chạm và kết dính với nhau, làm tăng tỉ trọng và lắng xuống dưới Châm hóa chất trợ tạo bông (Polymer) vào giúp quá trình tạo bông diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn và tăng trọng lượng của bông cặn Tiến hành khuấy nhẹ, tránh tình trạng vỡ bông bùn, cũng như giúp các hạt cặn và hóa chất tiếp xúc với nhau Nước sau quá trình tạo bông sẽ đến bể lắng hóa lý

+ Bể lắng hóa lý: Nước sẽ đi vào ống trung tâm và có xu hướng chảy ngược từ dưới lên trên, các hạt cặn có kích thước và tỉ trọng lớn sẽ lắng xuống đáy Phần nước trong sẽ hướng lên trên vào chảy vào máng răng cưa thu nước và dẫn về bể thiếu khí (bể anoxic) Hệ thống thu gạt bùn đáy có tác dụng đẩy bùn về rốn thu bùn, sau nó sẽ được dẫn về bể bơm bùn và bơm về ngăn chứa bùn

- Bước 3 Xử lý sinh học:

+ Bể sinh học thiếu khí: Có công dụng xử lý được Nitơ, Phospho, BOD5, COD Trong bể sử dụng máy khuấy để đảo trộn nước, giúp vi sinh tiếp xúc tốt với nước thải, tối ưu hiệu quả xử lý Nước được tuần hoàn từ bể lắng trở lại bể anoxic nhằm mục đích khử triệt để Nitơ trong nước thải nhờ các vi sinh vật thiếu khí và duy trì nồng độ

Trang 33

bùn hoạt tính luôn ở mức ổn định

+ Bể sinh học hiếu khí: Tại đây diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì nhờ oxy cấp từ máy thổi khí Các vi sinh vật hiếu khí kết hợp chủng vi sinh phân lập Biobug AS, Biobug NH3, Dưỡng chất Biobug MN (gồm 2 chủng VSV Nitrosomonas

và Nitrobacter) thực hiện cơ chế oxy hóa hàm lượng tổng nitơ thành gốc đơn giản Nitrit và Nitrat, cuối công đoạn hiếu khí một phần nước bùn được bơm bùn tuần hoàn

về bể anoxic cho quá trình khử Nitrat thành Nito ở bể anoxic, một phần nước sang bể lắng để lắng tách bùn Quá trình nitrate hóa là quá trình oxy hóa các hợp chất chứa nitơ, đầu tiên là oxy hóa amonia thành nitrit, sau đó oxy hóa nitrite thành nitrate Quá trình nitrate hóa ammonia diễn ra theo 2 bước liên quan tới 2 loại vi sinh vật tự dưỡng

là nitrisomonat và nitrobacter

Sau quá trình xử lý hiếu khí, nước sẽ chảy sang bể trung chuyển

+ Bể lắng sinh học: Tại bể này, lắp đặt máy khuấy nhằm đảo trộn bùn và có tác dụng giảm lượng oxy hòa tan trong nước, hạn chế quá trình nổi bùn tại bể lắng Sau quá trình xử lý sinh học, nước sẽ chứa lượng bùn rất lớn, vì thế cần tách pha lỏng và pha rắn qua quá trình lắng Nước từ bể trung chuyển sẽ chảy vào ống trung tâm của bể lắng, di chuyển ngược hướng từ dưới lên; dưới tác dụng của trọng lực, bùn có tỉ trọng lớn sẽ rơi xuống và trượt về hố thu bùn; phần nước trong sẽ tiếp tục di chuyển lên trên, chảy qua hệ thống máng răng cưa thu nước và tới bể trung gian Phần bùn lắng dưới đáy bể sẽ được hệ thống gạt bùn đưa về rốn thu bùn Bùn sẽ được dẫn bề bể bơm bùn

và được bơm tuần hoàn liên tục về hệ thống sinh học, nhằm đảm bảo lượng sinh khối cho quá trình xử lý Trong trường hợp nồng độ bùn trong hệ thống quá cao, cần tiến hành bơm lượng bùn dư (theo thực tế vận hành) về bể nén bùn

Bùn sinh ra từ bể lắng hóa lý và bùn dư từ bể lắng sinh học sẽ bơm về bể nén bùn, sau đó sẽ được ép bằng máy ép bùn và chuyển giao cho đơn vị chức năng thu gom, xử lý Nước sau quá trình ép bùn sẽ được dẫn ngược về hố thu gom và tiếp tục quá trình xử lý

- Bước 4 Xử lý hoàn thiện:

+ Bể khử trung: Trong nước thải sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh trong nước, vì thế cần phải tiến hành khử trùng Dung dịch dùng để khử trùng ở đây là Clo, Clo có tính oxy hóa cao sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào, ngắt quá trình trao đổi chất của vi sinh vật, dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt Nước thải sau khử trùng sẽ đạt quy chuẩn theo quy định, sau đó sẽ chảy ra mương quan trắc, trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

- Hệ thống quan trắc tự động, liên tục: Tại mương quan trắc, lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục Các chỉ tiêu quan trắc tự động bao gồm: Lưu lượng (đầu vào, đầu ra), nhiệt độ, pH, COD, và TSS và Amonium Hệ thống đo đạc, thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu, truyền tín hiệu về cơ quan quản lý (Sở TNMT) đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành bảo trì theo Thông tư 24/2017/TT-BTNMT

Trang 34

Trong trường hợp hệ thống sự cố, hoặc chất lượng nước không đạt yêu cầu, nước sẽ tạm ngưng cấp về các công đoạn xử lý Nước sẽ dẫn từ Hố gom về Hồ sự cố lưu chứa tạm Thời điểm khắc phục xong sự cố hệ thống tiếp tục vận hành thì nước từ

Hồ sự cố sẽ được bơm ngược về bể điều hòa để tiếp tục xử lý đến khi đạt tiêu chuẩn xả thải

- Cụm xử lý bùn thải: Bùn sinh ra từ bể lắng hóa, bùn dư từ hệ thống sinh học

được bơm xả về bể chứa bùn, sau đó được bơm lên máy ép bùn để ép tách nước ra khỏi bùn nhằm giảm thể tích và trọng lượng bùn trước khi chuyển giao xử lý theo quy định Nước thải sau tách nước ở bể chứa bùn và nhà ép bùn được thu gom và chuyển

về bể thu gom để tái xử lý

- Cụm xử lý mùi: Khí thải gây mùi phát sinh chủ yếu ở các hạng mục chứa nước

thải chưa được xử lý như bể điều hòa Các khí gây mùi ở khu vực bể điều hòa được thu gom và hút về hai tháp xử lý mùi Cơ chế xử lý mùi là cho dòng khí thải tiếp xúc trực tiếp với vi sinh chuyên xử lý mùi Biobug WHC Sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ

và mang lại hiệu quả xử lý mùi cao, được áp dụng rộng rãi ở thị trường Việt Nam Sau khi qua hai tháp xử lý, khí thải được phát thải ra môi trường đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện hành

Bảng 3.7 Hiệu suất xử lý của trạm XLNT tập trung

(2) Thông số kỹ thuật của trạm XLNT tập trung công suất 4.100 m 3 /ngày.đêm của KCN Sạch như sau:

Trang 35

Bảng 3.8 Thông số kỹ thuật của trạm XLNT tập trung

TT Hạng mục Số

lượng

Kích thước (m) Thời

gian lưu nước (giờ)

Vật liệu

3 Bể keo tụ 2 LxBxH=2,5x1,7x5,5 0,25 Bê tông cốt thép

4 Bể tạo bông 2 LxBxH=3,5x1,7x5,5 21 Bê tông cốt thép

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên,2023

(3) Danh mục máy móc thiết bị lắp đặt cho trạm XLNT:

Danh mục các máy móc, thiết bị lắp đặt cho trạm XLNT được tổng hợp tại bảng sau:

Trang 36

Bảng 3.9 Danh mục máy móc thiết bị lắp đặt cho trạm XLNT

Ngày đăng: 14/03/2024, 15:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN