1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP YÊN QUANG GIAI ĐOẠN 1

73 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 3,07 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I (8)
    • 1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (8)
    • 1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (8)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư (10)
      • 1.3.1. Công suất của dự án đầu tư (10)
      • 1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (13)
      • 1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (14)
    • 1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (17)
      • 1.4.1. Nguyên, vật liệu, hóa chất cho hệ thống XLNT tập trung (17)
      • 1.4.2. Nhu cầu sử dụng điện, nguồn cung cấp điện (17)
      • 1.4.3. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cấp nước cho Dự án (18)
    • 1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (20)
      • 1.5.1. Quá trình triển khai Dự án (20)
      • 1.5.2. Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cho thuê đất của Dự án (20)
  • CHƯƠNG II (22)
    • 2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BVMT QUỐC GIA, (22)
    • 2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (24)
  • CHƯƠNG III (25)
    • 3.1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI (26)
      • 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (26)
      • 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (29)
      • 3.1.3. Xử lý nước thải (32)
    • 3.2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI (49)
    • 3.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG (49)
      • 3.3.1. Công trình lưu giữ, xử lý CTR sinh hoạt (49)
      • 3.3.2. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (50)
    • 3.4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI (51)
    • 3.5. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG (53)
    • 3.6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (53)
      • 3.6.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ (53)
      • 3.6.2. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố vận hành hệ thống XLNT tập trung (0)
      • 3.6.3. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố rò rỉ, đổ hóa chất (0)
    • 3.8. CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (63)
  • CHƯƠNG IV (65)
    • 4.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI (65)
      • 4.4.1. Nguồn phát sinh nước thải (65)
      • 4.4.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa (65)
      • 4.4.3. Dòng nước thải (65)
      • 4.4.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải (65)
    • 4.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI (66)
    • 4.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG (67)
      • 4.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (67)
      • 4.3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (67)
      • 4.3.3. Giới hạn giá trị đối với tiếng ồn, độ rung (67)
  • CHƯƠNG V (68)
    • 5.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN (68)
      • 5.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (68)
      • 5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (68)
    • 5.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT (69)
      • 5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ nước thải (69)
      • 5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục nước thải (70)
      • 5.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường khác (70)
    • 5.3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM (70)
  • CHƯƠNG VI (72)

Nội dung

60 Trang 5 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CƠNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MƠI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN .... Kinh phí quan trắc môi trường trong quá trình vận hành của Dự án

TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Tên Chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần An Việt Hòa Bình

- Địa chỉ văn phòng: KCN Yên Quang, xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

- Người đại diện theo pháp luật của Chủ dự án đầu tư: Bà Hoàng Thế Anh Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Mã số dự án: 2848821462 Chứng nhận lần đầu ngày 31/3/2015 Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 03/12/2015 Đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 06/12/2018

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần mã số doanh nghiệp số 5400455120 đăng ký lần đầu ngày 06/11/2014, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 29/6/2023 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp.

TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Tên Dự án đầu tư: “Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang”

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình (Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án, địa điểm thực hiện Dự án là xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình Tuy nhiên, theo Điểm h Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã thuộc tỉnh Hòa Bình: Thành lập xã Quang Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ 17,89km 2 diện tích tự nhiên, 1.900 người của xã Phúc Tiến và toàn bộ 22,40km 2 diện tích tự nhiên, 4.330 người của xã Yên Quang Sau khi thành lập, xã Quang Tiến có 40,29km 2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.230 người Do đó, địa điểm thực hiện dự án đầu tư hiện nay thuộc xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình)

- Các giấy phép liên quan đến môi trường của Dự án đầu tư và cơ quan cấp phép:

+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1” môi trường của dự án đầu tư:

++ Văn bản số 2860/SXD-PTĐT&HTKT ngày 31/10/2018 của Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở - Phần hạ tầng kỹ thuật dự án đầu tư: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang;

++ Văn bản số 154/HĐXD-QLTK ngày 05/7/2021 của Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng về việc thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD dự án Xây dựng và Kinh doanh Hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang (hạng mục: Trạm xử lý nước thải tập trung và Khu nhà điều hành);

++ Văn bản số 3889/SXD-PTĐT&HTKT ngày 04/12/2020 của Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình về việc thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang;

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 2417/QĐ-BTNMT ngày 19/9/2019 của Bộ TNMT;

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án nhóm A (Dự án đầu tư tổng thể hạ tầng khu công nghiệp không phân biệt tổng mức đầu tư)

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường của Dự án: Theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 28 Luật BVMT số 72/2020/QH14, đây là dự án nhóm I (dự án sử dụng đất quy mô lớn từ 100ha trở lên quy định tại số thứ tự 6 Phụ lục III Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) Đồng thời, Dự án đã được BTNMT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2417/QĐ-BTNMT ngày 19/9/2019 Vì vậy, căn cứ vào Khoản 1 Điều 41 Luật BVMT số 72/2020/QH14, Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ TNMT

Tính đến thời điểm lập báo cáo cấp GPMT, Dự án “Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1” đã đầu tư xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình trên phần diện tích 33,84 ha thuộc giai đoạn 1 nằm phía Tây Bắc Dự án, bao gồm:

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên phần diện tích 33,84 ha thuộc giai đoạn 1 của

Dự án gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện – chiếu sáng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp nước và PCCC, hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

- Modun số 01 của hệ thống XLNT tập trung có công suất 2.000 m 3 /ngày đêm và 01 hồ sự cố dung tích 2.000m 3

Do đó phạm vi đề xuất cấp GPMT của Dự án bao gồm toàn bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình BVMT đã hoàn thiện trong phần diện tích 33,48ha nằm trong giai đoạn 1.

Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư

Dự án được thực hiện theo 02 giai đoạn, trong đó: giai đoạn 1 đã xây dựng hoàn thiện toàn bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật trên phần diện tích 33,48ha; giai đoạn 2 chưa bắt đầu đầu triển khai xây dựng

Cơ cấu sử dụng đất của Dự án được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất của Dự án

Cơ cấu sử dụng đất Diện tích giao đất theo từng giai đoạn (ha) Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) Giao đất đợt 1 (*)

1 Đất xây dựng nhà máy (đất KCN) 27,769 82,0 14,4 3,79 9,58

2 Đất công trình (hạ tầng kỹ thuật, đất cây xanh, mặt nước, )

- (*): Quyết định số 2521/QĐ-UBND ngày 02/11/2021 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty CP An Việt Hòa Bình thuê đất (đợt 1) thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang tại xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình

- (**): Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty CP An Việt Hòa BÌnh thuê đất (đợt 2) để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang tại xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình

- (***): Quyết định số 2441/QĐ-UBND ngày 25/10/2023 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc chuyển mục đích sử dụng đất (đợt 3) để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Yên Quang giai đoạn 1”

Hình 1.1 Ranh giới và cơ cấu sử dụng đất của KCN Yên Quang giai đoạn 1”

Hình 1.2 Vị trí Dự án trong KCN Yên Quang công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư Đặc thù của Dự án là đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác và bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật, do đó, công nghệ sản xuất vận hành Dự án liên quan trực tiếp đến các hoạt động này Trong giai đoạn vận hành, Chủ dự án đầu tư – Công ty Cổ phần An Việt Hòa Bình đóng vai trò là đơn vị đầu tư xây dựng, vận hành và bảo trì toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật Các nhà đầu tư thứ cấp nhận mặt bằng sạch đã san nền, thực hiện việc xây dựng, vận hành các nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch riêng, trên cơ sở thỏa thuận với Chủ dự án đầu tư thông qua hợp đồng thuê đất và hợp đồng dịch vụ hạ tầng kỹ thuật

Căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 2417/QĐ-BTNMT ngày 19/9/2019 của Bộ TNMT, danh mục các ngành nghề được phép thu hút đầu tư trong KCN Yên Quang được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 1.2 Danh mục ngành nghề được phép thu hút đầu tư trong KCN Yên Quang

C CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

10 Sản xuất, chế biến thực phẩm

12 Sản xuất sản phẩm thuốc lá

15 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (không thuộc da)

16 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

18 In, sao chép bản ghi các loại

21 Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu

23 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

25 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

26 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

27 Sản xuất thiết bị điện

28 Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu

29 Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác

30 Sản xuất phương tiện vận tải khác

31 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

32 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác

33 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị

353 Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hòa không khí và sản xuất nước đá

58 Hoạt động xuất bản công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

Ghi chú: Mã ngành của Dự án căn cứ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày

06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm của Dự án đầu tư là quỹ đất sạch đã san nền cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trên phần diện tích 33,84 ha Chi tiết được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.3 Sản phẩm và tiến độ thực hiện của Dự án

TT Hạng mục Khối lượng, tiến độ thực hiện

- Đã GPMB xong, hoàn thiện thủ tục cho thuê đất trên phần diện tích 33,84 ha

- Đã thực hiện xong thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa 2 vụ (28,54 ha)

- Diện tích san nền: 33,84 ha

- Cao độ san nền: +71,8m đến +88,8m

- Hướng dốc san nền: từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc

- Đã thực hiện xong quá trình san nền

2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

2.1 Hệ thống đường giao thông

- Đã xây dựng hoàn thiện 400m đường giao thông gồm:

- Quy mô tuyến đường: nền đường rộng BnAm; chiều rộng mặt đường Bm=2x10,5!m; chiều rộng vỉa hè và thảm cỏ Bvh=2x7,5m; chiều rộng dải phân cách Bdpc=5m; mặt đường trải nhựa asphalt

- Số lượng nút giao: 01 nút

2.2 Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

- Đã thỏa thuận với Công ty Điện lực Hòa Bình về việc cấp điện cho Dự án

- Đã xây lắp hoàn thiện hệ thống mương cáp ngầm, cột đèn chiếu sáng và tủ điện dọc theo đường giao thông nội bộ dài 1268,7m

- Đã xây lắp hoàn thiện 01 TBA dạng treo công suất 320kVA cấp điện cho 01 modun thuộc hệ thống XLNT tập trung và chiếu sáng

2.3 Hệ thống cấp nước - Đã thỏa thuận với Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà về việc cấp nước sạch

- Đã bố trí tuyến đường ống cấp nước trên diện tích 33,84 ha

2.4 Hệ thống thông tin liên lạc Đã xây lắp hoàn thiện hệ thống rãnh cáp, ống luồn cáp D110-160, ga cáp trên diện tích 33,84 ha

2.5 Hệ thống thoát nước mưa

- Đã xây lắp hoàn thiện hệ thống thu gom, thoát nước mưa trên diện tích 33,84 ha

- Điểm xả nước mưa: 01 điểm xả nằm phía Đông Bắc Dự án vào suối Cái

2.6 Hệ thống thoát nước thải

- Đã xây lắp hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải phát sinh từ các nhà máy thứ cấp trên diện tích 33,84ha về hệ thống XLNT tập trung giai đoạn 1 công suất 2.000 m 3 /ngày đêm

TT Hạng mục Khối lượng, tiến độ thực hiện

+ Thời gian Dự án mở rộng đường Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình chưa được triển khai: nước thải sau xử lý chảy theo vệt trũng tự nhiên ra suối Cái qua 01 điểm xả

+ Thời điểm Dự án mở rộng đường Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình đi vào triển khai mở rộng: 01 điểm xả nằm phía Tây Bắc Dự án vào suối Cái

3 Hệ thống XLNT tập trung Đã xây lắp xong 01 modun công suất 2.000 m 3 /ngày đêm:

- Công nghệ xử lý: hóa lý kết hợp sinh học

- Quy trình xử lý: Nước thải của các nhà máy đã qua tiền xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN (QCVN 40:2011/BTNMT, cột B) → Bể gom → Bể điều hòa → Bể phản ứng → Bể lắng hóa lý → Bể Anoxic → Bể hiếu khí → Bể lắng sinh học → Bể trung gian → Cột lọc → Bể khử trùng → QCVN 40:2011/BTNMT, cột A

- Quy chuẩn nước thải đầu vào: Tiêu chuẩn đấu nối của KCN

- Quy chuẩn nước thải đầu ra: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A

4 Hồ sự cố 01 hồ sự cố dung tích 2.000m 3

6 Mặt nước Diện tích 3.165m 2 công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.4.1 Nguyên, vật liệu, hóa chất cho hệ thống XLNT tập trung

Quá trình vận hành hệ thống hạ tầng của Dự án không sử dụng nguyên, vật liệu, hóa chất; chỉ sử dụng hóa chất cho quá trình xử lý nước thải của 01 modun thuộc hệ thống XLNT tập trung công suất 2.000 m 3 /ngày đêm

Bảng 1.4 Danh mục hóa chất sử dụng cho 01 modun hệ thống XLNT tập trung

TT Hóa chất Đơn vị Khối lượng Công đoạn sử dụng

1 NaOH Kg/ngày 15 Bể điều hòa

2 H2SO4 Kg/ngày 20 Bể điều hòa

3 PAC Kg/ngày 166,7 Ngăn tiếp xúc của bể phản ứng

4 PAA Kg/ngày 0,8 Ngăn tạo bông của bể phản ứng

5 Chlorine Kg/ngày 10 Bể khử trùng

6 Bio phốt Kg/năm 3 Bể tự hoại 3 ngăn

1.4.2 Nhu cầu sử dụng điện, nguồn cung cấp điện a Nhu cầu sử dụng điện

Quá trình vận hành của Dự án cần cấp điện cho hệ thống XLNT tập trung và hệ thống đèn chiếu sáng Nhu cầu sử dụng điện như sau:

Bảng 1.5 Nhu cầu sử dụng điện trong quá trình vận hành Dự án

TT Hạng mục Đơn vị Nhu cầu sử dụng

1 01 modun thuộc hệ thống XLNT tập trung kWh/tháng 28.500

3 Hoạt động của doanh nghiệp thứ cấp - Phụ thuộc vào quy mô đầu tư của các dự án b Nguồn cung cấp điện

Nguồn cấp điện cho Dự án được lấy từ đường dây 35kV hiện có xuất phát từ TBA 110/35/22kV của khu vực do Công ty Điện lực Hòa Bình quản lý Điểm đấu nối cấp điện tại cột điểm đấu nối ngoài hàng rào KCN Yên Quang nằm phía Tây Bắc Dự án

Vị trí đấu nối cấp điện được thể hiện tại Bản đồ tổng mặt bằng Dự án đính kèm Phụ lục

Hiện nay, Chủ dự án đã đầu tư xây dựng 01 TBA công suất 320kVA dạng treo để cấp điện cho hệ thống XLNT tập trung và chiếu sáng trong phạm vi 33,84ha thuộc giai đoạn 1

Khi các nhà đầu tư thứ cấp thực hiện đầu tư nhà máy, xí nghiệp vào KCN, Chủ dự án sẽ phối hợp với nhà đầu tư thứ cấp khảo sát, xác định vị trí đấu nối và triển khai công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1” hệ thống cấp điện đảm bảo sản xuất cho doanh nghiệp theo hợp đồng được thỏa thuận, ký kết giữa 02 bên

(Hợp đồng cấp điện số 01.2023/HĐMBĐ giữa Chủ dự án và Công ty Cổ phần dịch vụ điện lực Việt Nam về việc mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt đính kèm Phụ lục 1 báo cáo)

1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cấp nước cho Dự án a Nhu cầu sử dụng nước

Bảng 1.6a Nhu cầu sử dụng nước trong quá trình vận hành của Dự án

TT Hạng mục Định mức Quy mô

Nhu cầu sử dụng nước (m 3 /ngày đêm)

1 Nước cấp cho đất kỹ thuật 4 lít/m 2 (*) 13.840 55,36

4 Nước cấp cho doanh nghiệp thứ cấp 25 m 3 /1ha

5 Nước PCCC (tính cho 2 đám cháy xảy ra cùng lúc) (***) - - 324

Vậy tổng nhu cầu sử dụng nước cho Dự án ước tính khoảng 782 m 3 /ngày đêm

- (*): QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng

- (**): Căn cứ TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế, đồng thời ngành nghề của dự án có ngành sản xuất giấy, dệt (không sản xuất rượu bia, sữa, đồ hộp, chế biến thực phẩm) và các ngành công nghiệp khác, do đó định mức cấp nước trung bình ước tính khoảng 25 m 3 /1ha

- Nước cấp cho PCCC không sử dụng thường xuyên, chỉ sử dụng khi xảy ra đám cháy b Nguồn cung cấp nước

Nguồn cấp nước cho Dự án là Nhà máy nước Vinaconex công suất 300.000m 3 /ngày đêm tại xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình, cách Dự án khoảng 4km Vị trí đấu nối cấp nước nằm phía Tây Bắc Dự án tại nút giao tuyến đường D1 và đường Khu đô thị mới phía Bắc Vị trí đấu nối cấp nước được thể hiện tại Bản đồ tổng mặt bằng Dự án đính kèm Phụ lục 1 báo cáo

Khi các nhà đầu tư thứ cấp thực hiện đầu tư nhà máy, xí nghiệp vào KCN, Chủ dự án sẽ phối hợp với nhà đầu tư thứ cấp khảo sát, xác định vị trí đấu nối và triển khai công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1” hệ thống cấp nước đảm bảo sản xuất cho doanh nghiệp theo hợp đồng được thỏa thuận, ký kết giữa 02 bên

(Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 152/2021/HĐHT/AVHB-HBW giữa Chủ dự án và Công ty Cổ phần nước sạch Hòa Bình về việc thiết kế, thi công, vận hành và tiêu thụ nước sạch tại KCN Yên Quang và Biên bản làm việc ngày 27/10/2022 với Công ty

Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà đính kèm Phụ lục 1 báo cáo)

Bảng 1.6b Thống kê khối lượng cấp nước của Dự án

STT Hạng mục Đơn vị Số lượng

I Đường ống cấp nước sạch

3 Ống thép đen lồng ống D300 m 17

4 Ống thép đen lồng ống D250 m 40

II Đường ống cấp nước PCCC

1 Cụm cấp nước cứu hỏa DN100 từ đường ống D250 Cụm 2

2 Cụm cấp nước cứu hỏa DN100 từ đường ống D200 Cụm 2

I Đường ống cấp nước sạch

2 Ống thép đen lồng ống D250 m 30

II Đường ống cấp nước PCCC

1 Cụm cấp nước cứu hỏa DN100 từ đường ống D200 Cụm 6

I Đường ống cấp nước sạch

2 Ống thép đen lồng ống D250 m 100

II Đường ống cấp nước PCCC

1 Cụm cấp nước cứu hỏa DN100 từ đường ống D200 Cụm 3

I Đường ống cấp nước sạch

II Đường ống cấp nước PCCC

1 Cụm cấp nước cứu hỏa DN100 từ đường ống D110 Cụm 1

I Đường ống cấp nước sạch

II Đường ống cấp nước PCCC

1 Cụm cấp nước cứu hỏa DN100 từ đường ống D110 Cụm 1 công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.5.1 Quá trình triển khai Dự án

Dự án “Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1” do Công ty Cổ phần An Việt Hòa Bình làm Chủ dự án đầu tư có tổng diện tích 200,11 ha thuộc địa phận xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình (trước đây là xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) Quá trình triển khai đầu tư xây dựng Dự án gồm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Diện tích khoảng 36 ha, nằm phía Tây Bắc Dự án Tính đến tháng 11/2023, Dự án đã hoàn thiện các thủ tục GPMB, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa 2 vụ, cho thuê đất, san nền và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên phần diện tích 33,84 ha thuộc giai đoạn 1

- Giai đoạn 2: Diện tích khoảng 164,11 ha Tính đến tháng 11/2023, giai đoạn 2 của Dự án đang triển khai các thủ tục đền bù, GPMB, chưa hoàn thiện quá trình thuê đất Tiến độ hoàn thiện thi công xây dựng giai đoạn 2 dự kiến hết năm 2025

1.5.2 Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cho thuê đất của Dự án

Tính đến tháng 11/2023, Dự án đã hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa 2 vụ và cho thuê đất trên phần diện tích 33,84 ha bao gồm: đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng lúa nước 02 vụ), đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác và đất sông suối

Trong đó, toàn bộ diện tích đất trồng lúa 02 vụ (28,54 ha) đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Hòa Bình cho phép chuyển đổi để thực hiện Dự án Chủ dự án cũng đã hoàn thiện thủ tục nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa

Các văn bản pháp lý liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa bao gồm:

- Văn bản số 93/TTg-NN ngày 25/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

- Quyết định số 2521/QĐ-UBND ngày 02/11/2021 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty Cổ phần An Việt Hòa Bình thuê đất (đợt 1) thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang tại xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình (chuyển mục đích sử dụng

145.275,8m 2 đất trồng lúa 2 vụ và cho thuê đất 158.925,4m 2 );

- Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh Hòa Bình về công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1” việc chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty Cổ phần An Việt Hòa Bình thuê đất (đợt 2) để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang tại xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình (chuyển mục đích sử dụng

46.189,7m 2 đất trồng lúa 2 vụ; 226m 2 đất trồng lúa nước còn lại và cho thuê đất 48.777,4m 2 );

- Quyết định số 2441/QĐ-UBND ngày 25/10/2023 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty Cổ phần An Việt Hòa Bình thuê đất (đợt 3) để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang tại xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình (chuyển mục đích sử dụng 93.907,3m 2 đất trồng lúa 2 vụ; 20.935,7m 2 đất trồng lúa nước còn lại và cho thuê đất 130.699,3m 2 )

- Văn bản số 1429/STC-QLG&CS ngày 15/6/2021 của Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình về việc thông báo mức tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi CMĐ sử dụng đất trồng lúa thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang tại xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình (diện tích đất trồng lúa 02 vụ là 145.476,3m 2 )

- Văn bản số 3690/STC-QLG&CS ngày 17/12/2021 của Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình về việc thông báo mức tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi CMĐ sử dụng đất trồng lúa thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang tại xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình (diện tích đất trồng lúa 02 vụ là 46.189,7m 2 )

- Văn bản số 879/STC-QLG&CS ngày 06/4/2022 của Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình về việc thông báo mức tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi CMĐ sử dụng đất trồng lúa thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Quang tại xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình (diện tích đất trồng lúa 02 vụ là 100.404,5m 2 )

- Giấy nộp tiền (theo Văn bản số 1429/STC-QLG&CS ngày 15/6/2021) về việc thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa với số tiền là 4.727.980.000 đồng

- Giấy nộp tiền (theo Văn bản số 3690/STC-QLG&CS ngày 17/12/2021) về việc thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa với số tiền là 1.501.165.250 đồng

- Giấy nộp tiền (theo Văn bản số 879/STC-QLG&CS ngày 06/4/2022) về việc thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa với số tiền là 3.263.146.000 đồng

(Văn bản pháp lý đính kèm Phụ lục 1 báo cáo) công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BVMT QUỐC GIA,

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (tháng 1/2024), Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được phê duyệt Do đó, báo cáo căn cứ theo các quyết định tại thời điểm hiện tại để đánh giá về sự phù hợp của Dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Cụ thể như sau:

- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có thể hiện mục tiêu tổng quát là: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh Hòa Bình Các doanh nghiệp thứ cấp đầu tư vào

Dự án theo đúng ngành nghề được phép thu hút đầu tư và đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục về BVMT theo quy định của Nhà nước và hợp đồng ký kết, thỏa thuận với Ban quản lý KCN Yên Quang Bên cạnh việc giám sát các hoạt động BVMT của nhà máy thứ cấp, Ban quản lý KCN Yên Quang còn có trách nhiệm thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình vận hành các nhà máy thứ cấp về hệ thống XLNT tập trung của KCN để xử lý, đảm bảo đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT và chịu trách nhiệm trong việc xả nước thải vào suối Cái Đồng thời, Chủ dự án cũng đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở TNMT tỉnh Hòa Bình và bố trí 01 hồ sự cố để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

- Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025 có thể hiện mục tiêu cụ thể gồm kiểm soát tốt các nguồn khí thải công công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1” nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đảm bảo các cơ sở sản xuất công nghiệp kiểm soát, xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Quá trình vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Dự án không phát sinh khí thải Hoạt động của các nhà máy thứ cấp có thể phát sinh khí thải làm ảnh hưởng đến môi trường Tuy nhiên, trách nhiệm của các nhà đầu tư thứ cấp khi triển khai đầu tư nhà máy, xí nghiệp vào KCN Yên Quang cần thực hiện đầy đủ các thủ tục về BVMT; bố trí và vận hành các công trình thu gom, xử lý chất thải và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng và vận hành nhà máy thứ cấp Trách nhiệm này của nhà đầu tư thứ cấp được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng ký kết với Ban quản lý KCN Yên Quang

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2050 có nêu:

+ Quan điểm: Quản lý tổng hợp CTR là quản lý toàn bộ vòng đời chất thải từ khi phát sinh đến khi xử lý cuối cùng, bao gồm phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý cuối cùng nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, BVMT, tiết kiệm tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước

+ Mục tiêu tổng quát: Phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn gia tăng, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước

Tại Dự án không bố trí điểm trung chuyển và xử lý CTR cho các nhà máy thứ cấp Tại từng nhà máy, nhà đầu tư thứ cấp có trách nhiệm bố trí kho/điểm tập kết, lưu trữ CTRCNTT và CTNH phát sinh trong quá trình vận hành theo đúng quy định và ký kết hợp đồng với đơn vị chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải rắn BQL KCN Yên Quang có trách nhiệm giám sát hoạt động quản lý CTR tại các nhà máy thứ cấp

- Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 19/01/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có nêu thể hiện nội dung: Thu hút, đẩy nhanh công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1” tiến độ triển khai các dự án đầu tư thu gom, xử lý CTR, nước thải

Dự án được thực hiện nhằm mục tiêu xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ hoạt động của BQL KCN Yên Quang và các nhà máy thứ cấp đầu tư trong KCN, đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Trong giai đoạn vận hành, toàn bộ nước thải của Dự án sau xử lý tại 01 modun công suất 2.000m 3 /ngày đêm của trạm XLNT đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột

A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là suối Cái

Nội dung đánh giá khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải (suối Cái) với lưu lượng xả nước thải tối đa là 5.000m 3 /ngày đêm đã được thể hiện tại báo cáo ĐTM của dự án cho thấy: suối Cái còn khả năng tiếp nhận toàn bộ lượng nước thải của dự án Do đó suối Cái hoàn toàn có khả năng tiếp nhận lưu lượng xả nước thải tối đa của dự án là 2.000m 3 /ngày đêm công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Chủ dự án đã bố trí hệ thống thu gom, thoát nước mưa tách riêng với nước thải

*) Tại khu vực nhà điều hành hệ thống XLNT tập trung: Nước mưa trên mái nhà điều hành theo ống PVC D110 chảy vào hệ thống thoát nước dọc sân đường nội bộ rồi tiếp tục thoát ra hệ thống thoát nước mưa chung của KCN

*) Tại khu vực xây dựng các nhà máy thứ cấp:

- Trong phạm vi các nhà máy thứ cấp, nhà đầu tư tự bố trí hệ thống thu gom, thoát nước mưa tách riêng với nước thải sau đó đấu nối vào hệ thống thu gom, thoát nước chung của KCN

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa chung của KCN: hướng thoát nước mưa chung của toàn Dự án theo hướng từ Đông Nam về Tây Bắc, bao gồm 7 tuyến thoát nước có đường kính D600 – D1500

Ngoài ra còn có bố trí hệ thống hố ga trung bình 30m Thân ga xây bằng gạch chỉ VXM M75, phía trong lòng ga trát vữa xi măng dày 2cm Cổ ga và đáy ga làm bằng BTCT M200 Nắp ga dùng nắp composite đế vuông có đai khóa, tải trọng trên hè công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

125KN, dưới lòng đường 400KN

Theo quy hoạch, thiết kế đã được phê duyệt, nước mưa chảy tràn trong giai đoạn 1 của Dự án được thu gom sau đó đấu nối tại 01 điểm vào hệ thống thoát nước mưa dọc tuyến đường vào KCN Yên Quang nằm phía Bắc Dự án do BQL các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư Tuy nhiên, theo tình hình thực tế, tính đến tháng 1/2024, tuyến đường vào KCN chưa thi công hoàn thiện; do đó, việc đấu nối chưa được triển khai Để đảm bảo việc tiêu thoát nước mưa cho Dự án, Chủ dự án bố trí 01 tuyến mương hở tạm kích thước 2x2(m) dọc ranh giới phía Bắc Dự án để thoát nước mưa ra suối Cái tại 01 điểm xả

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa của Dự án

Nước mưa trên mái nhà vận hành hệ thống XLNT

Nước mưa chảy tràn trên bề mặt Ống PVC D110

Cống BTCT D600-1500, hố ga dọc đường

HT thoát nước mưa dọc tuyến đường vào KCN Yên Quang

Nước mưa sân đường nội bộ khu vực hệ thống XLNT

Sau khi hoàn thiện đường vào KCN Yên Quang do BQLDA tỉnh làm CĐT

Tuyến mương hở tạm BxH=2x2(m)

Trước khi hoàn thiện đường vào KCN Yên Quang do BQLDA tỉnh làm CĐT công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

Hình 3.2 Cống thoát nước mưa

Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Dự án được trình bày tại bảng sau:

Bảng 3.2 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Dự án

TT Hạng mục Đơn vị Chiều dài/ Số lượng

I Hệ thống thoát nước mưa nhà điều hành 01 modun hệ thống XLNT tập trung

1 Ống thoát nước mái PVC D110 - - Chiều dài 1 ống: 4,5m

II Hệ thống thoát nước mưa chung

*) Vị trí đấu nối nước mưa:

- Vị trí đấu nối: Điểm đấu nối từ tuyến mương hở BxH = 2x2(m) vào hệ thống thoát nước mưa dọc tuyến đường vào KCN Yên Quang nằm ngoài ranh giới Dự án

- Tọa độ vị trí đấu nối: X = 2321623; Y = 438918 (theo hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 106 o , múi chiếu 3 o )

- Chế độ thoát: tự chảy công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

Bản vẽ mặt bằng thu gom, thoát nước mưa kèm vị trí điểm xả và bản vẽ hoàn công các công trình thu gom, thoát nước mưa của Dự án đính kèm Phụ lục 4 báo cáo

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải

3.1.2.1 Hệ thống thu gom nước thải

Chủ dự án đã bố trí hệ thống thu gom, thoát nước thải tách riêng với hệ thống thu gom, thoát nước mưa Cụ thể như sau:

- Tại nhà điều hành 01 modun hệ thống XLNT tập trung:

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh được thu gom bằng đường ống PVC D200 về 01 bể tự hoại 3 ngăn; kích thước (2.610x1.640x1.800)mm; dung tích 7m 3 để xử lý sơ bộ, sau đó theo đường ống PVC D200 về hệ thống XLNT tập trung

+ Nước thải từ máy ép bùn theo đường ống PVC D200 dẫn về hệ thống XLNT tập trung

- Tại khu vực xây dựng các nhà máy thứ cấp:

+ Trong phạm vi các nhà máy thứ cấp: Các nhà đầu tư có trách nhiệm bố trí hệ thống thu gom, thoát nước thải tách riêng với nước mưa Toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình vận hành nhà máy thứ cấp sau tiền xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN được dẫn vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN để dẫn về hệ thống XLNT tập trung Vị trí điểm đấu nối nước thải sẽ do Ban quản lý KCN và nhà đầu tư thứ cấp xác nhận trên hợp đồng thỏa thuận, ký kết giữa 02 bên trong các giai đoạn sau

+ Hệ thống thu gom, thoát nước thải chung của KCN: Nước thải từ các nhà máy thứ cấp đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN gồm các cống D300 - D600 để dẫn về hệ thống XLNT tập trung

▪ Các tuyến cống D300 – D500 được bố trí ngầm trên vỉa hè dọc tuyến đường N1 và D3

▪ Dọc các tuyến cống D300 – D500 bố trí các hố ga

+ Nước thải đầu ra của hệ thống XLNT tập trung đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A được dẫn ra nguồn tiếp nhận là suối Cái

Tuy nhiên căn cứ hiện trạng khu vực Dự án, Chủ dự án đã gửi Công văn số 1710/2020/CV-AVHB ngày 24/10/2023 tới UBND xã Quang Tiến về việc đề xuất phương án kết nối hệ thống thoát nước thải sau xử lý của KCN Sau khi nhận được công văn, UBND xã đã kiểm tra thực tế, xác minh vị trí và hiện trạng khu vực vệt trũng tự nhiên từ điểm xả nước thải sau xử lý của KCN tới suối Cái đã được giải công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1” phóng mặt bằng và thuộc quyền quản lý của UBND xã Quang Tiến

Theo đó, UBND xã Quang Tiến đã phúc đáp Chủ dự án thông qua Văn bản số 279/UBND-ĐC ngày 24/10/2023 với phương án kết nối hệ thống thoát nước thải sau xử lý của KCN Yên Quang vào suối Cái Cụ thể như sau:

- Trong thời gian dự án “Mở rộng đường Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình” chưa được triển khai: UBND xã Quang Tiến đồng ý với đề xuất của Công ty Cổ phần An Việt Hòa Bình, nước thải sau xử lý sẽ được chảy theo vệt trũng tự nhiên từ điểm xả trong ranh giới Dự án ra suối Cái

- Tới thời điểm dự án “Mở rộng đường Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình” triển khai xây dựng: đề nghị Công ty Cổ phần An Việt Hòa Bình phối hợp cùng với Chủ đầu tư dự án “Mở rộng đường Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình” chi tiết phương án thoát nước từ điểm xả trong ranh giới Dự án tới suối Cái, đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và phù hợp với thiết kế chung dự án “Mở rộng đường Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình”

Do đó, báo cáo trình bày phương án thoát nước thải sau xử lý của Dự án được chảy theo vệt trũng tự nhiên ra suối Cái Cụ thể như sau:

Hình 3.3 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của Dự án

NTSH khu nhà vận hành HT

Nước thải từ các nhà máy thứ cấp

Hệ thống thu gom nước thải của các nhà máy thứ cấp

Hệ thống XLNT của các nhà máy thứ cấp

Hệ thống thu gom nước thải chung của KCN gồm cống D300 – D500

Hệ thống XLNT tập trung công suất

Suối Cái QCVN 40:2011/BTNMT, cột A

Tiêu chuẩn đấu nối của KCN Nước thải từ máy ép bùn công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

Hình 3.4 Cống thu gom nước thải

Chi tiết hệ thống thu gom nước thải đã xây dựng của Dự án được trình bày tại bảng sau:

Bảng 3.3 Hệ thống thu gom nước thải của Dự án

TT Hạng mục Đơn vị Chiều dài/

I Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt khu nhà điều hành HT XLNT tập trung

1 Đường ống PVC D200 thu gom nước thải từ nhà vệ sinh về bể tự hoại m 6,5

2 Đường ống PVC D200 thu gom nước thải từ bể tự hoại về hệ thống XLNT tập trung m 15

II Đường ống PVC D200 thu gom nước thải từ máy ép bùn về hệ thống XLNT tập trung m 18

III Hệ thống thu gom nước thải chung của KCN

3.1.2.2 Hệ thống thoát nước thải

CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI

Quá trình vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình phụ trợ thuộc của

Dự án không làm phát sinh bụi, khí thải Đối với bụi và khí thải phát sinh trong quá trình vận hành các nhà máy thứ cấp, các nhà đầu tư có trách nhiệm bố trí công trình thu gom, xử lý và thực hiện biện pháp giảm thiểu theo quy định của Nhà nước và địa phương Chủ dự án đầu tư hạ tầng KCN có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc tuân thủ của các nhà đầu tư thứ cấp trong KCN

Do đó, Chủ dự án không đề xuất các công trình, biện pháp xử lý bụi và khí thải.

CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG

Chất thải rắn thông thường (chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường) phát sinh tại KCN được quản lý theo đúng quy định tại các Điều 75, Điều 81, Luật Bảo vệ môi trường Cụ thể như sau:

- Đối với các nhà máy, xí nghiệp, các nhà đầu tư thứ cấp trong Dự án có trách nhiệm bố trí hệ thống thùng chứa, kho chứa phù hợp với khối lượng chất thải phát sinh và ký hợp đồng với đơn vị chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý

- Chủ dự án đầu tư hạ tầng KCN chỉ bố trí công trình và thực hiện biện pháp lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ khu nhà điều hành hệ thống XLNT tập trung KCN không bố trí khu vực trung chuyển CTR thông thường trong phạm vi KCN

3.3.1 Công trình lưu giữ, xử lý CTR sinh hoạt

Quá trình vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống XLNT tập trung của

Dự án sử dụng tối đa 30 người Định mức phát thải là 0,3 kg/người/ngày, do đó khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là 9 kg/ngày tương đương 2,88 tấn/năm

Bảng 3.7 Thành phần, khối lượng CTR sinh hoạt của Dự án

Thành phần Mô tả Khối lượng

Chất thải có thể phân hủy sinh học

Rác hoa quả Vỏ hoa quả

1,78 Thức ăn thừa Bánh, kẹo,

Chất thải có thể tái chế, tái sử dụng

Kim loại Can, vỏ lon nhôm, thiếc

Nhựa có thể tái sinh Chai, túi dẻo trong, vỏ hộp, nhựa plastic,

Giấy có thể tái sinh Khăn giấy, bao bì giấy, giấy in, giấy báo, bìa carton, công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

Thành phần Mô tả Khối lượng

Giấy không thể tái sinh Khăn giấy ăn, khăn giấy nhà vệ sinh,

Nhựa không thể tái sinh Túi nhựa màu 0,3

*) Biện pháp quản lý chung:

Chủ dự án thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao CTR sinh hoạt theo quy định tại Điều 75, Luật bảo vệ môi trường; cụ thể như sau:

- Phân loại rác tại nguồn:

+ Đối với CTR có thể tái chế, tái sử dụng: thu gom và bán cho các cơ sở thu mua, tái chế tại địa phương

+ Đối với CTR là thực phẩm tận dụng cho người dân địa phương sử dụng cho chăn nuôi

+ Đối với CTR sinh hoạt khác thu gom vào các thùng chứa và bàn giao cho đơn vị chức năng để xử lý theo quy định

- Lập nội quy và phổ biến cho CBCNV làm việc tại Dự án về ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định

*) Công trình lưu giữ CTR sinh hoạt:

- Bố trí 02 thùng chứa dung tích 60 lít tại khu nhà vận hành hệ thống XLNT tập trung để chứa rác thải phát sinh

- Bố trí 01 thùng chứa dung tích 60 lít tại khu văn phòng của Ban quản lý KCN mượn tạm trụ sở UBND xã Yên Quang để thu gom chất thải phát sinh

- Chủ dự án đã ký hợp đồng số 49.2023/HDDDV-RTSH ngày 01/11/2023 với Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hoàng Long về việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt tại Dự án Tần suất thu gom định kỳ khoảng 2-3 lần/tuần hoặc có thể thay đổi tùy khối lượng phát sinh thực tế Bản sao hợp đồng đính kèm Phụ lục 2 báo cáo

3.3.2 Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Khối lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành giai đoạn 1 của Dự án được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 3.8 Khối lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh của Dự án

TT Tên chất thải Mã chất thải Khối lượng

1 Giấy và bao bì giấy các tông thải bỏ 18 01 05 50 công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

TT Tên chất thải Mã chất thải Khối lượng

Hộp chứa mực in (loại không có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất như mực in văn phòng, sách báo) thải khác với các loại trên

4 Bùn đất nạo vét khác với các loại trên 11 05 06 500

Biện pháp quản lý, công trình lưu giữ chất thải:

Thực hiện quản lý chất thải phát sinh theo quy định tại Điều 81, Luật bảo vệ môi trường; cụ thể như sau:

- Giấy, bìa carton phát sinh từ văn phòng nhà vận hành hệ thống XLNT tập trung được chứa trong các thùng carton đặt tại văn phòng và bán cho đơn vị thu mua phế liệu tại địa phương

- Chủ dự án sẽ thuê đơn vị chức năng thực hiện hạng mục nạo vét hệ thống thoát nước mưa với tần suất 1-2 năm/lần Bùn thải phát sinh do đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

- Bố trí 02 thùng chứa dung tích 120 lít có nắp đậy tại khu vực hệ thống XLNT tập trung để chứa rác thải vớt từ song chắn rác

- Bố trí 01 thùng chứa dung tích 60 lít để chứa mực in thải

- Chủ dự án đã bố trí 01 bãi tập kết CTRCNTT diện tích khoảng 57m 2 , kích thước DxR=(6,25x9,11)m, nền đổ bê tông Bản vẽ hoàn công ngăn chứa CTR công nghiệp thông thường đính kèm Phụ lục

- Chủ dự án đã ký hợp đồng số 54/2023/HĐK/HB-AVHB tháng 2/2023 với Công ty Cổ phần môi trường Công nghệ cao Hòa Bình về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp, CTNH tại KCN Bản sao hợp đồng đính kèm Phụ lục 2 báo cáo.

CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình vận hành giai đoạn 1 của Dự án được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 3.9 Khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn 1 của Dự án

TT Tên chất thải Mã

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn)

1 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải 16 01 06 Rắn 15

2 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải 17 02 03 Lỏng 50

3 Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm 18 02 01 Rắn 50 công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

TT Tên chất thải Mã

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn)

Số lượng (kg/năm) cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

4 Bao bì mềm (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) 18 01 01 Rắn 100

5 Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) 18 01 03 Rắn 80

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải công nghiệp

*) Biện pháp quản lý chung:

- Hướng dẫn, phổ biến cho công nhân vận hành hệ thống XLNT tập trung các loại, mã CTNH phát sinh

- Xác định loại CTNH phát sinh và bố trí thùng chứa có dãn nhãn, nắp đậy phù hợp cho từng loại chất thải

*) Công trình lưu giữ CTNH:

- Chủ dự án đã bố trí 06 thùng chứa HDPE dung tích 60 lít dán mã CTNH tương ứng, có nắp đậy để chứa các loại CTNH nguy hại phát sinh

- Chủ dự án đã bố trí 02 kho chứa CTNH, cụ thể như sau:

+ Kho chứa CTNH số 1 dùng để lưu chứa bùn thải từ 01 modun của hệ thống XLNT tập trung Kho có diện tích khoảng 12m2, kích thước (1,71x7,1x3,8)m Kết cấu tường xây gạch trát vữa xi măng, mái lợp tôn, nền lát gạch chống thấm, có cửa ra vào và biển tên kho, biển cấm lửa, biển báo nguy hiểm theo quy định

+ Kho chứa CTNH số 2 dùng để lưu chứa các loại CTNH còn lại Kho có diện tích khoảng 100m 2 , kích thước (14,1x7,1x3,8)m, có vách ngăn ở giữa chia làm 2 giai đoạn phù hợp với tiến độ lấp đầy KCN Kết cấu tường xây gạch trát vữa xi măng, mái lợp tôn, nền lát gạch chống thấm, có cửa ra vào và biển tên kho, biển cấm lửa, biển báo nguy hiểm theo quy định Dọc tường bao bên trong ngăn bố trí rãnh thu kích thước 15x15(cm) và 01 hố thu kích thước dài x rộng x sâu = 600x600x500(mm), có nắp đậy để thu gom trong trường hợp chất thải lỏng bị đổ tràn ra nền Ngoài ra, trong ngăn chứa CTNH đã bố trí xẻng, cát và các thiết bị chữa cháy cần thiết Bản vẽ hoàn công ngăn chứa CTNH đính kèm Phụ lục 4 báo cáo

- Chủ dự án đã ký hợp đồng số 54/2023/HĐK/HB-AVHB tháng 2/2023 với Công ty Cổ phần môi trường Công nghệ cao Hòa Bình về việc thu gom, vận chuyển và công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1” xử lý chất thải công nghiệp, CTNH Bản sao hợp đồng đính kèm Phụ lục 2 báo cáo

Thùng chứa CTNH Kho chứa CTNH

CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG

*) Đối với các nhà máy thứ cấp: Các nhà đầu tư thứ cấp chủ động thực hiện các biện pháp hoặc bố trí công trình giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung phát sinh từ quá trình vận hành máy móc, thiết bị tại nhà máy theo quy định

*) Đối với Chủ dự án đầu tư hạ tầng KCN: Thực hiện các biện pháp giảm thiểu như sau:

- Bố trí phòng riêng đặt máy phát điện dự phòng có tường ngăn cách với xung quanh

- Tại khu vực hệ thống XLNT tập trung:

+ Thường xuyên kiểm tra, định kỳ hiệu chuẩn kỹ thuật máy bơm, máy thổi khí + Máy móc được gắn cố định hoặc kê cân bằng

+ Trồng hàng rào cây xanh xung quanh.

PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về PCCC, an toàn điện trong quản lý và vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật của giai đoạn 1

- Bố trí hệ thống đường ống cấp nước và trụ cứu hỏa dọc các tuyến đường N1, D3 và các thiết bị chữa cháy tại chỗ như bình bột, bình CO2,… tại nhà vận hành hệ thống XLNT tập trung

- Hệ thống cấp điện được lắp đặt hệ thống chống sét, nối đất và các rơle chống sự cố để hạn chế chạm điện, những tình huống xấu do sự cố về điện gây ra công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

- Chủ dự án đã hoàn thiện hệ thống PCCC theo đúng thiết kế được cơ quan thẩm quyền phê duyệt Dự án đã được Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh Hòa Bình cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 98/TD-PCCC ngày 26/9/2018 Bản sao giấy chứng nhận đính kèm Phụ lục

- Nguồn cấp nước chữa cháy: Nhà máy nước Vinaconex và suối Cái

Bảng 3.10 Các hạng mục PCCC của Dự án

TT Hạng mục Thông số kỹ thuật

- Khoảng cách tối đa giữa các họng cứu hỏa: 150m

- Áp lực nước tối thiểu tại mỗi họng nước: 10m

- Lưu lượng cấp tại điểm lấy nước: 15 lít/giây

2 Bình CO2 - Số lượng: 5 bình loại 45kg (68 lít)

3 Hệ thống báo cháy, đèn chỉ dẫn, biển báo Số lượng: 01 hệ thống

3.6.2 Phương án phòng ngừa, ứng phó tràn nước thải mạng lưới thoát nước a Kịch bản xảy ra sự cố

Quá trình hoạt động của KCN có thể xảy ra sự cố đối với đường ống và hố ga thoát nước thải, cụ thể như sau:

- Đường ống thoát nước bị tắc nghẽn do rác thải cuốn xuống

- Đường ống bị vỡ do lượng nước phát sinh lớn b Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố

- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì mối nối trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất

- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh đường ống thu gom nước thải, tránh tình trạng kẹt rác trong thời gian dài

- Không xây dựng bất cứ công trình nào trên đường ống dẫn nước

3.6.3 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố vận hành hệ thống XLNT tập trung a Kịch bản xảy ra sự cố

Các sự cố có khả năng xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống XLNT tập trung gồm:

- Sự cố lượng nước thải tăng đột biến

- Sự cố chất lượng nước thải đầu vào vượt ngưỡng tiêu chuẩn đấu nối của KCN

- Sự cố chất lượng nước thải đầu ra không đạt quy chuẩn cho phép (QCVN công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

- Sự cố hư hỏng thiết bị, máy móc b Phương án phòng ngừa sự cố

- Vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn

- Nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải được tập huấn về chương trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống

- Bố trí một số thiết bị dự phòng để kịp thời thay thế trong trường hợp xảy ra hư hỏng, sự cố

- Bảo trì máy móc, thiết bị thường xuyên theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà cung cấp, lắp đặt

- Lập nhật ký vận hành cho hệ thống XLNT tập trung

- Vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục và định kỳ giám sát nước thải theo quy định

- Bố trí 01 hồ sự cố dung tích 2.000m 3 đảm bảo lưu chứa nước thải trong vòng

1 ngày Hồ sự cố được lót bạt HDPE chống thấm, đáy hồ và bờ hồ kè đất Bản vẽ hoàn công hồ sự cố đính kèm Phụ lục 4 báo cáo c Phương án ứng phó sự cố c1 Sự cố lượng nước thải tăng đột biến

Công tác vận hành hệ thống XLNT tập trung được thực hiện liên tục 24h/ngày Tại bể thu gom, bơm nước thải hoạt động tự động dựa trên nguyên lý độ cao phao mực nước trong bể gom Cán bộ vận hành hệ thống XLNT có trách nhiệm giám sát sự biến động mực nước tại bể thu gom trong toàn bộ ca làm việc Khi phát hiện sự thay đổi bất thường về lưu lượng, trình tự thực hiện ứng phó như sau:

- Bật bơm tăng cường để gia tăng lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý

- Ngay lập tức bố trí cán bộ đi kiểm tra, rà soát hố ga đấu nối nước thải của các nhà máy thứ cấp để xác định vị trí phát sinh lưu lượng bất thường

- Báo cáo với BQL KCN để thông báo tạm ngưng tiếp nhận nước thải của nhà máy thứ cấp phát sinh bất thường vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN Việc đấu nối chỉ thực hiện trở lại khi nhà máy thứ cấp khắc phục được sự cố

- BQL KCN báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng phụ trách môi trường tại địa phương để phối hợp giám sát, xử lý và có chế tài phù hợp với nhà máy thứ cấp trong trường hợp vi phạm quy định BVMT công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1” c2 Sự cố chất lượng nước thải đầu vào vượt ngưỡng tiếp nhận của hệ thống XLNT tập trung

Tại nhà vận hành hệ thống XLNT tập trung đã bố trí 01 phòng thí nghiệm để phân tích nhanh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải như pH, COD, BOD5, TSS, độ màu, tổng Nitơ, tổng Photpho Khi phát hiện sự cố bất thường về chất lượng nước thải đầu vào, trình tự thực hiện ứng phó như sau:

- Lấy mẫu và phân tích nhanh nước thải đầu vào để đánh giá chất lượng

- Ngay lập tức bố trí cán bộ đi kiểm tra, rà soát cửa xả của các nhà máy thứ cấp, xác định vị trí nước thải đấu nối có sự bất thường về màu, mùi, độ đục,…

- Thực hiện đo nhanh một số chỉ tiêu tại hiện trường Nếu vượt quy chuẩn đầu vào, báo cáo với BQL KCN để thông báo tạm ngừng tiếp nhận nước thải của nhà máy thứ cấp phát sinh bất thường vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN Việc đấu nối chỉ thực hiện trở lại khi nhà máy thứ cấp khắc phục được sự cố

- BQL KCN báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng phụ trách môi trường tại địa phương để phối hợp giám sát, xử lý và có chế tài phù hợp với nhà máy thứ cấp trong trường hợp vi phạm quy định BVMT

Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành hệ thống hạ tầng giai đoạn 1 của Dự án, BQL KCN thường xuyên thực hiện việc kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào của các nhà máy thứ cấp Cụ thể:

- BQL KCN ký hợp đồng đấu nối và xử lý nước thải với nhà đầu tư thứ cấp, trong đó nêu rõ các điều kiện mà nhà đầu tư thứ cấp phải tuân thủ về BVMT và đấu nối, xử lý nước thải Theo đó, nhà đầu tư thứ cấp có trách nhiệm xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN để dẫn về hệ thống XLNT tập trung

- BQL KCN phân chia các nhà máy thứ cấp thành 3 nhóm cần theo dõi kiểm tra: + Nhóm 1: Nhà máy có lưu lượng xả thải thấp

+ Nhóm 2: Nhà máy kinh doanh, sản xuất ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm cao, tính chất nước thải phức tạp

+ Nhóm 3: Nhà máy có lưu lượng xả thải cao

CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Quá trình thực hiện Dự án có các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM như sau:

Bảng 3.12 Tổng hợp các hạng mục công trình BVMT của Dự án được điều chỉnh, thay đổi so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt

TT Hạng mục Theo QĐ phê duyệt ĐTM số 2417/QĐ-

BTNMT Thực tế đã xây dựng Lý do điều chỉnh

Hệ thống XLNT tập trung giai đoạn 1 công suất 2000 m 3 /ngày đêm

Quy trình công nghệ xử lý: Nước thải của các nhà máy đã qua tiền xử lý đạt yêu cầu tiếp nhận của KCN (QCVN 40:2011/BTNMT, cột B) → Mương lắng cát → Bể gom → Bể điều hòa → Bể phản ứng → Bể lắng hóa lý → Bể Anoxic → Bể hiếu khí → Bể lắng sinh học → Bể khử trùng → QCVN 40:2011/BTNMT, cột A

- Lược bỏ công đoạn xử lý mương lắng cát

- Bổ sung công đoạn xử lý cột lọc

- Quy trình công nghệ xử lý sau điều chỉnh: Nước thải của các nhà máy đã qua tiền xử lý đạt yêu cầu tiếp nhận của KCN (QCVN 40:2011/BTNMT, cột B) → Bể gom → Bể điều hòa → Bể phản ứng → Bể lắng hóa lý → Bể Anoxic → Bể hiếu khí MBBR →

Bể lắng sinh học → Bể trung gian

→ Cột lọc → Bể khử trùng → QCVN 40:2011/BTNMT, cột A

- Đối với bể Anoxic và bể hiếu khí: thay đổi cấu trúc của bể từ 1 ngăn thành 2 ngăn (giữ nguyên diện tích và thể tích các bể).

- Nước thải tiền xử lý yêu cầu đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN, đồng thời dọc hệ thống cống thu gom nước thải của Dự án đã bố trí các hố ga lắng cặn, do đó, lược bỏ công đoạn xử lý mương lắng cát

- Bổ sung công đoạn xử lý cột lọc và cải tiến bể hiếu khí nhằm gia tăng hiệu quả xử lý nước thải, loại bỏ triệt để hơn các chất ô nhiễm và cặn lơ lửng trong nước thải sau xử lý

- Thuận tiện cho quá trình vận hành hệ thống XLNT tập trung

Kho CTR công nghiệp thông thường

01 kho diện tích 50m 2 KCN bố trí 01 bãi tập kết chất thải diện tích 57m 2 , nền đổ bê tông

Bùn thải từ hệ thống XLNT tập trung của Dự án thuộc mã 12 06 05 Phụ lục III Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT là CTNH Do đó, điều chỉnh diện tích bãi chứa CTR công nghiệp thông thường Đồng thời bố trí 01 kho chứa

3 Kho CTNH 01 kho diện tích 20m 2

KCN bố trí 02 kho chứa, bao gồm:

- 01 kho chứa bùn thải diện tích 12m 2

TT Hạng mục Theo QĐ phê duyệt ĐTM số 2417/QĐ-

BTNMT Thực tế đã xây dựng Lý do điều chỉnh

- 01 kho chứa các loại chất thải còn lại diện tích 100m 2 riêng để lưu chứa bùn thải, thuận tiện cho quá trình thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

4.4.1 Nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt tại nhà vệ sinh khu nhà điều hành hệ thống XLNT tập trung

- Nguồn số 02: Nước thải từ máy ép bùn

- Nguồn số 03: Nước thải của các nhà máy thứ cấp trong KCN

4.4.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa

Lưu lượng xả nước thải tối đa của Dự án là 2.000 m 3 /ngày đêm

Chủ dự án đề nghị cấp phép đối với 01 dòng nước thải sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận là suối Cái

4.4.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải

Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về BVMT và QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, hệ số Kq = 0,9 và Kf = 1,0 Căn cứ theo Điểm a Khoản 2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ/CP ngày 10/1/2022 và số thứ tự 1 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ/CP: Dự án thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục và quan trắc nước thải định kỳ Cụ thể như sau:

Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

1 Lưu lượng (đầu vào và đầu ra) m 3 /ngày đêm 2.000

Thực hiện quan trắc tự động, liên tục

4 Chất rắn lơ lửng mg/l 50

7 Tổng phốt pho (tính theo P) mg/l 4

11 Asen mg/l 0,05 công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

24 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 5

4.4.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải

- Vị trí xả nước thải:

+ Suối Cái thuộc địa phận xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình + Tọa độ vị trí xả nước thải (theo Hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 106 o , múi chiếu 3 o ): X#21677; YC8463

- Phương thức xả nước thải: Nước thải sau xử lý được xả ra Suối Cái qua ống thoát nước theo phương thức bơm cưỡng bức Điểm xả nước thải sau xử lý có biển báo, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám soát nguồn thải

- Chế độ xả nước thải: Liên tục, 24 giờ/ngày đêm

- Hình thức xả: Bơm cưỡng bức, xả mặt, xả ven bờ suối Cái.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI

Do đặc trưng của cơ sở là hạ tầng kỹ thuật của KCN gần như không phát sinh khí thải cũng như bụi phát tán trong quá trình hoạt động Lượng bụi, khí thải phát sinh chủ yếu từ các phương tiện, thiết bị hoạt động của mỗi nhà đầu tư thứ cấp Ngoài ra đối với mỗi nhà đầu tư thứ cấp sẽ thực hiện trong hồ sơ riêng Do đó báo cáo không đề xuất cấp phép đối với khí thải công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG

4.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 01: Máy phát điện dự phòng tại nhà vận hành hệ thống XLNT tập trung

- Nguồn số 02: 01 modun thuộc hệ thống XLNT tập trung công suất 2000 m 3 /ngày đêm

4.3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung

Bảng 4.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung của Nhà máy

STT Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung

Tọa độ (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 106 0 00’ múi chiếu 3 0 )

1 Máy phát điện dự phòng tại nhà vận hành hệ thống

2 Hệ thống XLNT tập trung công suất 2000 m 3 /ngày đêm 438485 2321772

4.3.3 Giới hạn giá trị đối với tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về BVMT và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung Cụ thể như sau:

Bảng 4.3 Giới hạn đối với tiếng ồn và độ rung của Dự án

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Giá trị giới hạn theo quy chuẩn quy định QCVN 27:2010/BTNMT

QCVN 26:2010/BTNMT (khu vực thông thường)

60 (từ 21-6h) - công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN

5.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Chi tiết thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của

- Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 4 tháng

- Thời gian dự kiến bắt đầu vận hành thử nghiệm: sau khi được cấp giấy phép môi trường Chi tiết về thời gian bắt đầu vận hành thử nghiệm của Dự án sẽ được Chủ dự án làm văn bản thông báo gửi đến BTNMT và cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh trước ít nhất 10 ngày kể từ ngày vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định tại Khoản 5 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Bảng 5.1 Thời gian vận hành thử nghiệm của Dự án

Hạng mục công trình vận hành thử nghiệm

Thời gian vận hành thử nghiệm Công suất

Bắt đầu Kết thúc Thiết kế

Thời điểm kết thúc giai đoạn VHTN

Hệ thống XLNT tập trung

Sau khi được cấp GPMT

4 tháng sau khi bắt đầu VHTN

5.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải

5.1.2.1 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường

Thực hiện quan trắc trong quá trình vận hành thử nghiệm 01 modun hệ thống XLNT tập trung theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

Bảng 5.2 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường

TT Giai đoạn Thời gian, tần suất lấy mẫu Loại mẫu lấy

1 Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả công

Mẫu tổ hợp (giai đoạn điều chỉnh hiệu quả công trình xử công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

TT Giai đoạn Thời gian, tần suất lấy mẫu Loại mẫu lấy trình xử lý chất thải 5 đợt lý khí thải) được lấy tại 3 thời điểm khác nhau (sáng, trưa, chiều) phân tích 3 mẫu và lấy kết quả trung bình

Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý chất thải

Mẫu đơn (trong giai đoạn vận hành ổn định công trình xử lý)

5.1.2.2 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu thải

Bảng 5.3 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu nước thải

Hạng mục Vị trí Thông số quan trắc Quy chuẩn so sánh

XLNT tập trung giai đoạn 1 công suất

NT1: Nước thải đầu vào của hệ thống XLNT tập trung tại bể thu gom

Nhiệt độ; pH; Chất rắn lơ lửng;

COD; Tổng nitơ; Tổng phốt pho (tính theo P); Amoni (tính theo N);

Màu; BOD5 (20 o C); Asen; Thủy ngân; Chì; Cadimi; Crom (VI);

Crom (III); Đồng; Kẽm; Niken;

Mangan; Sắt; Tổng xianua; Tổng phenol; Tổng dầu mỡ khoáng;

Sunfua; Florua; Clorua; Clo dư;

QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột A, Kq

NT2: Nước thải đầu ra của hệ thống XLNT tập trung tại bể khử trùng

5.1.2.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch Để đánh giá hiệu quả của quá trình vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường của Dự án, Chủ dự án dự kiến phối hợp với Viện nghiên cứu Công nghệ và Phân tích môi trường (IETA)

- Địa chỉ trụ sở chính: tầng 3 số 158 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

- Quyết định số 256/QĐ-BTNMT ngày 07/2/2022 của BTNMT về việc chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm và đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (mã số VIMCERTS 228)

Bản sao quyết định và VIMCERT đính kèm Phụ lục.

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

5.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ nước thải công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

- Vị trí: 01 điểm tại đầu ra hệ thống XLNT tập trung công suất 2.000 m 3 /ngày đêm trước khi thoát ra suối Cái

- Thông số giám sát: Màu; BOD5 (20 o C); Asen; Thủy ngân; Chì; Cadimi; Crom (VI); Crom (III); Đồng; Kẽm; Niken; Mangan; Sắt; Tổng xianua; Tổng phenol; Tổng dầu mỡ khoáng; Sunfua; Florua; Clorua; Clo dư; Coliform

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, hệ số Kq = 0,9; Kf = 1,0 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

5.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục nước thải

- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại đầu ra của hệ thống XLNT tập trung công suất 2.000 m 3 /ngày đêm trước khi thoát ra suối Cái

- Tần suất giám sát: liên tục

- Thông số giám sát: Lưu lượng đầu vào và đầu ra; nhiệt độ; pH; chất rắn lơ lửng; COD; tổng nitơ; tổng phốt pho; amoni

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, hệ số Kq = 0,9; Kf = 1,0 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải của Dự án đã được lắp đặt xong và thực hiện các thủ tục để truyền dữ liệu về Sở TNMT tỉnh Hòa Bình Chủ dự án sẽ tiếp tục duy trì vận hành hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải và định kỳ hàng năm kiểm định, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật

5.2.3 Hoạt động quan trắc môi trường khác

- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại cổng vào KCN

- Thông số giám sát: tiếng ồn, độ rung

- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần

+ QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

+ QCVN 27:2010/BTMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM

Kinh phí quan trắc chất lượng môi trường được tính theo Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 18/10/2019 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc Ban hành bộ đơn giá cho hoạt động quan trắc và phân tích môi trường áp dụng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

Kinh phí thực hiện các công tác quan trắc cụ thể như sau:

Bảng 5.4 Kinh phí quan trắc môi trường trong quá trình vận hành của Dự án

TT Chỉ tiêu Số lượng vị trí Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)

6 Tổng phốt pho (tính theo P) 01 272.000 272.000

II Tiếng ồn, độ rung 236.100

Tổng kinh phí giám sát 1 đợt (I+II+III) 13.539.400

Vậy, tổng kinh phí giám sát 1 đợt của Dự án là 13.539.400 đồng công nghiệp Yên Quang – giai đoạn 1”

1 Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác, toàn vẹn của các số liệu, thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường Nếu có gì sai trái chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam

2 Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan

- Cam kết thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tương ứng

- Cam kết vận hành thường xuyên, đúng quy trình các công trình xử lý chất thải bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; quản lý chất thải theo quy định của pháp luật Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chất ô nhiễm, tiếng ồn, độ rung không đạt yêu cầu cho phép tại giấy phép đã được cấp và dừng ngay việc xả nước thải, phát sinh tiếng ồn, độ rung để thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật

- Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường đã được cấp và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Cam kết báo cáo kịp thời về cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan chức năng ở địa phương nếu xảy ra các sự cố đối với các công trình xử lý chất thải, sự cố khác dẫn đến ô nhiễm môi trường

- Cam kết trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi khác với các nội dung quy định tại Giấy phép đã được cấp sẽ thực hiện báo cáo cơ quan cấp phép

*) Cam kết việc thu gom, xử lý nước thải:

- Cam kết giám sát, kiểm tra việc xử lý nước thải của các nhà máy thứ cấp được đầu tư trong Dự án, đảm bảo nước thải khi đấu nối về hệ thống XLNT tập trung của KCN đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN

- Cam kết xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ các nhà máy thứ cấp được đầu tư trong Dự án đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, hệ số Kq = 0,9 và Kf = 1,0 trước khi thoát ra suối Cái.

Ngày đăng: 12/03/2024, 22:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN