1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế hệ thống sản xuất

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Hệ Thống Lắp Ráp Tủ Gỗ Tại Công Ty TNHH Thế Giới Mộc
Người hướng dẫn GVHD:
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Khoa Cơ Khí Giao Thông
Thể loại Đồ Án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 677 KB

Nội dung

Thiết kế hệ thống lắp ráp tủ gỗ của công ty ABC, Hệ thống sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và vận hành chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất đến giao hàng cuối cùng. Trong bối cảnh ngày nay, khi thị trường ngày càng cạnh tranh và yêu cầu về hiệu quả ngày càng tăng, quản lí hệ thống sản xuất trở thành yếu tố quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Hệ thống sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và vận hành chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất đến giao hàng cuối cùng Trong bối cảnh ngày nay, khi thị trường ngày càng cạnh tranh và yêu cầu về hiệu quả ngày càng tăng, quản lí hệ thống sản xuất trở thành yếu tố quyết định đối với sựthành công của doanh nghiệp

Đồ án này được thực hiện nhằm nghiên cứu và phân tích các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực hệ thống sản xuất, đồng thời đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu suất toàn bộ hệ thống đồ gỗ nội thất Chúng em đã tiếp cận đồ án với tinh thần sáng tạo và quyết tâm tìm kiếm những phương pháp tiên tiến nhất để tối ưu hóa các quy trình sản xuất từ nguyên vật liệu đến các chi tiết của nội thất gỗ

Bằng cách tiếp cận này, chúng tôi hy vọng rằng đồ án sẽ đóng góp vào sự hiểu biết và phát triển trong lĩnh vực sản xuất, đồng thời mang lại giá trị thực tế cho doanh nghiệp và cộng đồng ngành nghề

Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và đóng góp của tất cả những người đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện đồ án này

Hy vọng rằng cô đọc sẽ có những thông tin hữu ích và sâu sắc từ báo cáo này

Đà Nẵng, ngày 3 tháng 01 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

CHƯƠNG I: XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở hình thành đề tài

Trong quá trình tìm hiểu và học hỏi về quy trình lắp ráp tủ gỗ Cân bằng dây chuyền sản xuất vàlắp ráp, tối ưu số trạm làm việc, bố trí công việc và số công nhân là những công việc quan trọngtrong rất nhiều công việc của kỹ sư công nghiệp trong bộ phận kỹ thuật và kế hoạch sản xuất củacông ty, tuy nhiên kỹ sư hệ thống công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện Trongthực tế tính toán số liệu định mức và quá trình thử nghiệm thực tế không hề đơn giản vì nhiều lý do

về con người , máy móc,….gây tốn kém về tài chính và ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất

Những vấn đề đó sẽ được khắc phục bởi quá trình cải tiến liên tục, khi phát hiện vấn đề còn bấtcập trong quá trình sản xuất cần phải được ghi nhận, phân tích và lên phương án để cải thiện, từngbước sửa đổi nhằm mang lại hiệu quả sản xuất tối đa

1.2 Mục tiêu đề tài.

Đề tài nghiên cứu nâng cao hiệu suất, hiệu quả trong vận hành quy trình lắp, thiết kế lại dâychuyền sản xuất, đưa ra các giải pháp thích hợp để tối ưu hóa năng suất trên chuyền của côngty:

- Thu thập số liệu thực tế tại Công ty tiến hành kiểm tra năng suất thực tế của chuyền bằngphần mềm Arena Xuất ra kết quả sản xuất thực tế của mô hình Dựa vào kết quả mô phỏngđánh giá dây chuyền sản xuất, xác định các điểm thắt cổ chai và thời gian nhàn rỗi tại mỗicông đoạn trong dây chuyền

- Áp dụng 2 phương pháp cân bằng chuyền (phương pháp ứng cử viên lớn nhất và phươngpháp Ranked Positional Weight) để tính toán cân bằng và chọn phương pháp nào tối ưu đểtiến hành cân bằng dây chuyền trong mô hình mô phỏng Arena

- Xây dựng mô hình mô phỏng quy trình lắp ráp tủ gỗ sau khi cân bằng bằng phần mềm Arena.Nhận xét kết quả của quy trình sau cân bằng

- Đề xuất các giải pháp cải tiến cho mô hình nhằm khắc phục những điểm thắt cổ chai vànhững điểm nhàn rỗi để nâng cao mức sử dụng nguồn lực (máy móc, thiết bị, con người…),nâng cao hiệu quả sản xuất so với dây chuyền thực tế, đảm bảo số lượng và chất lượng sảnphẩm đầu ra

1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

- Đề tài giúp cho các quản lý chuyền nhận biết và giải quyết được những vấn đề trên chuyềnmột cách nhanh chóng để đảm bảo năng suất sản xuất, cải thiện và tối ưu hơn nhờ phần mềm.Giúp công ty tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong công việc

Trang 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

2.1 Cơ sở lý thuyết của cân bằng chuyền.

2.1.1 Giới thiệu chung về cân bằng chuyền

Trong bố trí sản xuất theo sản phẩm, quá trình sản xuất được thiết kế theo dây chuyền, chiathành rất nhiều các bước công việc nhỏ khác nhau Lợi ích thu được từ việc phân chia các bướccông việc này là rất lớn Mỗi bước công việc thực hiện được nhanh chóng nhờ công nhân và máymóc thiết bị chuyên môn hóa rất cao Tuy nhiên, thời gian của các bước công việc cơ sở thường tínhbằng giây và phần lớn thời gian của các nguyên công rất nhỏ, một người không thể đảm nhiệmđược Do đó, các bước công việc thường được nhóm thành từng nhóm có thể quản lý và phân côngcho một người hoặc vài người thực hiện tại một nơi làm việc

Quá trình quyết định phân giao nhiệm vụ cho nơi làm việc gọi là quá trình cân đối dây chuyền.Trong một số trường hợp, thứ tự công việc phụ thuộc vào công nghệ và có thể bố trí dây chuyền saocho khu vực làm việc và thiết bị có thể có nhiều cách tuần tự sắp xếp Trường hợp này rất phổ biếnđối với các công việc lắp ráp bằng tay, ở đó có thể bố trí sản phẩm theo nhiều thứ tự khác nhau Khi

có nhiều cách lựa chọn, người ta dùng mô hình toán học như Mô hình cân bằng dòng chảy, để tìmcách gộp các nguyên công thành nhóm thực hiện trong một khu vực làm việc sao cho thích hợp nhất

có thể hoàn thành nhiệm vụ với thời gian xấp xỉ bằng nhau Nếu dây chuyền được cân bằng mộtcách hoàn hảo, thời gian gia công tại các stations là đồng nhất Tuy nhiên, thực tế thì khó mà đạtđược như vậy và thời gian gia công dài nhất của một station sẽ được gọi là chu kỳ sản xuất của toàn

bộ dây chuyền lắp ráp

Có nhiều kỹ thuật để xây dựng một dây chuyền lắp ráp, nhưng chúng đều có một nguyên tắc:chia nhỏ công việc tổng thành các nhiệm vụ nhỏ và xác định mối quan hệ giữa chúng, đó là quyếtđịnh nhiệm vụ nào phải được hoàn thành trước khi nhiệm vụ bắt đầu và những nhiệm vụ nào có thểthực hiện song song

2.1.2.2 Một số thuật ngữ

- Công đoạn:

Trang 6

Để gia công một sản phẩm trên một dây chuyền sản xuất bao gồm nhiều trạm làm việc (stations)thì công việc phải được chia thành những công việc thành phần Những công việc này được chianhỏ đến mức không thể chia nhỏ được nữa và có thể gia công được trên một máy, ta gọi đó nguyêncông hay công đoạn.

Chúng ta có thể kí hiệu thời gian cần thiết để thực hiện một công đoạn i là Tei Thời gian Tei củacông đoạn này thường được xem là hằng số Trên thực tế thời gian gia công này có thể thay đổi daođộng quanh một giá trị nào đó, đặc biệt là trong những dây chuyền lắp ráp bằng tay nơi có tác độngnhiều của yếu tố con người

- Thời gian hoàn thành công việc (Total work content):

Là tổng hợp tất cả các công việc nguyên tố được thực hiện trên chuyền Ta kí hiệu Twc là thờigian cần thiết để thực hiện tất cả các công việc trên chuyền

Twc=

j=1

n

Tej

- Thời gian gia công ở trạm làm việc thứ i (Workstation process time):

Mỗi máy hay trạm làm việc được đặt dọc theo dây chuyền sản xuất nơi mà các công việc đượcthực hiện bằng tay hay thiết bị tự động Công việc được thực hiện ở mỗi trạm bao gồm một hoặcnhiều công đoạn Thời gian để thực hiện tất cả các công đoạn trên trạm đó được gọi là thời gian giacông của trạm làm việc và kí hiệu là Tsi Ý nghĩa của Tsi là thời gian gia công ở trạm (station) itrong dây chuyền gồm n trạm (station) Và chắc chắn:

- Thời gian chu kỳ (Cycle time):

Đây là thời gian chu kỳ lí thuyết hay lí tưởng của dây chuyền, ký hiệu là CT, nó chính là khoảngthời gian giữa hai sản phẩm kề nhau ra khỏi chuyền Giá trị của CT được xác định theo năng suấtsản xuất mà ta hoạch định cho chuyền Giá trị CT phải thỏa mãn điều kiện:

CT ≤ E

R p

Với E: hiệu quả chuyền (efficiency)

Rp: năng suất cần thiết (required production rate)

Giá trị nhỏ nhất của thời gian chu kỳ CT là bằng thời gian gia công tại điểm nghẽn (bottleneckstation) của chuyền

CT ≥ maxT si

Nếu CT = max Tsi, thì sẽ có thời gian rãnh tại những station có Ts < CT Nói tóm lại thời gianchu kì phải lớn hơn hoặc bằng thời gian gia công tại bất kì một station trong chuyền CT Tei với i Tei với  i  i

Trang 7

= 1, 2, …

- Ràng buộc trước sau (Precedence constraints):

Nó còn được gọi là yêu cầu thứ tự trong quy trình công nghệ Hầu như trong mọi quy trình côngnghệ hoặc quy trình lắp ráp đều có một trình tự nhất định khi thực hiện gia công các công đoạn, cácthao tác để hoàn thành sản phẩm

Ngoài những ràng buộc thứ tự gia công thuộc về công nghệ như mô tả trên, có những loại ràngbuộc thứ tự khác liên quan đến những hạn chế khi tiến hành bố trí các máy, các trạm làm việc Đầutiên ta nói đến các ràng buộc vùng (Zoning constraints), loại ràng buộc này được chia thành ràngbuộc vùng dương và ràng buộc vùng âm Ràng buộc vùng dương có nghĩa là những công việc nàynên được đặt gần những công việc khác, tốt hơn là cho gia công trên cùng một workstation Trongkhi ràng buộc vùng âm thì ngược lại, một số công việc có thể gây ảnh hưởng, gây nhiễu đến côngviệc khác, vì thế chúng không thể được đặt gần nhau

Ví dụ các công việc đòi hỏi sự tinh vi, chính xác thì không nên đặt gần những station gây ranhiều tiếng ồn lớn và rung động

Loại ràng buộc thứ hai là ràng buộc vị trí (Position constraints) Loại ràng buộc này thường gặptrong lắp ráp những sản phẩm lớn như ôtô hoặc những sản phẩm lớn tương tự Sản phẩm này quálớn để một công nhân có thể thực hiện công việc trên cả hai mặt của sản phẩm, vì thế công nhân vàtrạm làm việc được bố trí ở cả hai bên của sản phẩm, do đó được gọi là ràng buộc vị trí

- Sơ đồ thứ tự gia công (Precedence Diagram):

Đây là sơ đồ thể hiện thứ tự các công đoạn được gia công dựa vào ràng buộc trước sau như đãnói ở trên Các nút (node) được dùng để kí hiệu cho các công đoạn và mũi tên nối giữa các nút(node) chỉ thứ tự gia công Công việc phải làm trước được đặt bên trái của biểu đồ Thời gian thựchiện mỗi công đoạn được đặt trên mỗi nút (node)

- Phương pháp nghiên cứu thời gian:

Nghiên cứu thời gian là một kỹ thuật thiết lập định mức thời gian cho phép để hoàn thành côngviệc đã cho Kỹ thuật này dựa trên cơ sở đo lường công việc được chứa trong phương pháp đã mô tảvới sự thừa nhận hợp lý mệt mỏi và cá tính con người để tránh chậm trễ khi thực hiện công việcđược giao

 Điều kiện của nghiên cứu thời gian: Định mức cần thiết trên công việc mới hoặc côngviệc cũ mà trong đó phương pháp hoặc một phần phương pháp đã được thay đổi

 Người vận hành hoàn toàn quen thuộc với kỹ thuật mới

 Phương pháp được tiêu chuẩn hóa ở tại tất cả các điểm

+ Nhiệm vụ của nhà phân tích

 Quan sát công nhân ở khâu làm việc

Đánh giá thời gian thực tế để hoàn thành công việc

Trang 8

 Chắc chắn phương pháp được dùng đúng.

 Ghi lại thời gian thực hiện một cách chính xác

 Đánh giá trung thực sự hoàn thành của người điều khiển

 Kiềm chế bất kỳ sự chỉ trích nào của người phê bình

+ Nhiệm vụ của người vận hành

 Sử dụng chính xác phương pháp được mô tả

 Đóng góp thực tế hỗ trợ thiết lập ý tưởng phương pháp

 Chia công việc thành phần tử công việc

- Phương pháp bấm giờ:

 Phương bấm giờ liên tục

 Phương pháp tách thời gian

Vị trí người quan sát: nhà quan sát đứng, không ngồi, tránh đối thoại với người vận hành.Chia thao tác thành những phần tử công việc: công việc nên chia thành những nhóm thao tácđược gọi là những phần tử công việc, nhà phân tích xác định những phần tử công việc trướckhi bắt đầu nghiên cứu

2.1.3 Các công thức tính toán

- Thời gian chu kỳ:

Chu kỳ = thời giansản xuất sảnlượng/ngày

- Số trạm làm việc tối thiểu:

Số trạm tối thiểu =

i=1

n

thời giantrạm chu kỳ

- Hiệu quả chuyền:

(t sMaxt sk)2

Trang 9

2.1.4 Mục tiêu của cân bằng chuyền

Mục tiêu của cân bằng dây chuyền là tạo ra những nhóm bước công việc có những yêu cầu vềthời gian gần bằng nhau Dây chuyền được cân đối tốt sẽ làm giảm tối đa thời gian ngừng máy, cáccông việc hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ

- Kiểm soát hàng gối đầu trên chuyền luôn ở mức cân bằng.

- Đầu ra của mỗi công đoạn trong suốt quá trình sản xuất luôn cân bằng và ổn định.

- Duy trì tinh thần công nhân khi khối lượng công việc giữa các công nhân không quá chênh

lệch

Tối ưu hiệu suất sử dụng bằng cách tối thiểu thời gian chờ của công nhân

2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng chuyền

Thời gian chậm hay thời gian lãng phí được quyết định bởi thời gian hoàn thành tất cả các côngviệc phân bổ cho trạm nhỏ hơn thời gian yêu cầu (thời gian chu kỳ) Người ta mong muốn rằng tổngthời gian cho các trạm phải đúng bằng tổng thời gian các công việc thành phần hay dùng công thứctoán như sau:

Tuy nhiên trên thực tế rất khó đạt được điều này và gần như không thể đạt được, mà người ta chỉ

cố gắng hạn chế sự trên lệch này đến mức thấp nhất có thể Để hạn chế việc chênh lệch giữa tổngthời gian của các trạm và tổng thời gian của tất cả các công việc thành phần người ta thường phânchia công đoạn ra, sau đó phân bổ vào các trạm sao cho tận dụng tối đa nguồn lực của các trạm.Việc này bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố tác động như hành vi, tinh thần, phương pháp làmviệc…tạo nên 2 yếu tố được gọi là không cân bằng và lãng phí nguồn lực Vì vậy, rất khó khăntrong việc cân bằng dây chuyền tuyệt đối Những yếu tố này hạn chế sự tự do trong cân bằng, ngoài

ra việc cân bằng còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thời gian gia công của từng công việc thành phần

2.1.6 Lợi ích của cân bằng chuyền và các cách để giảm lảng phí khi cân bằng chuyền

Cân bằng chuyền tốt sẽ giúp giảm tình trạng nút cổ chai trong sản xuất, giúp dòng sản xuất đềuđặn, năng suất cao cho sản phẩm tối ưu, góp phần tạo nên văn hóa làm việc “cải tiến không ngừng”trong doanh nghiệp Thông thường để cân bằng chuyền tốt, cần tìm hiểu kĩ quy trình sản xuất ra cácbán thành phẩm hoặc sản phẩm và bảng định mức lao động của nhân công thực hiện từng côngđoạn

Các cách để cân bằng chuyền:

- Cải tiến kĩ năng làm việc của công nhân.

- Cải tiến quy trình (giảm bớt các bước, giảm vận chuyển giữa các công đoạn, ).

- Cải tiến chất lượng của máy, bổ sung thêm nhân công và máy móc.

Ngoài ra cần có một số lưu ý khi cân bằng chuyền như nên sắp xếp máy theo một thứ tự nhấtđịnh để dòng chảy suôn sẻ, những vật liệu và quy trình nhỏ nên hoàn thiện gia công, hạn chế việcthay thế các quy trình trong sản xuất, đặc biệt đối với sản xuất dây điện gồm rất nhiều bộ phận thì

Trang 10

cần lắp ráp theo nhóm vật liệu và kết nối, làm thông thoáng dòng chảy bằng các phương pháp nhưquy định vị trí để bán thành phẩm trên bàn layout hoặc loại bỏ những thứ không cần thiết.

2.2.3 Giới thiệu phần mềm mô phỏng Arena

Arena là phần mềm mô phỏng được thống kê sử dụng nhiều nhất cho các dự án mô phỏng, phầnmềm giúp chứng minh dự đoán và đo lường hiệu năng hệ thống trước khi quyết định thực hiện hoạtđộng kinh doanh mang lại hiệu quả bất cứ tính huống nào trong một môi trường kinh doanh điềukiện khác nhau

Với phần mềm mô phỏng này, người sử dụng có thể tạo ra các mô hình mô phỏng quy trình sảnxuất, hệ thống hậu cần, mạng lưới giao thông, trung tâm dịch vụ, … Arena là một công cụ môphỏng với khả năng ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy có dây chuyền sản xuất

2.2.4 Các bước nghiên cứu mô phỏng

Bước 1: Phát biểu bài toán.

Bước 2: Thiết lập mục tiêu và kế hoạch tổng thể dự án.

Bước 3: Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu cho phân tích đầu vào và hợp thức hóa, phân tích dữ

liệu, xác định các biến ngẫu nhiên, các hàm phân phối phù hợp

Bước 4: Mô hình mô phỏng: Mô hình nguyên lý được xây dựng để chuyển về code cho chương

trình mô phỏng bằng máy tính

Bước 5: Kiểm chứng: Là quá trình xác định mô hình logic có đúng không.

Bước 6: Chạy mô hình mô hình và phân tích: Chạy mô hình mô phỏng và phân tích được sử

dụng để ước tính đo lường kết quả cho các kịch bản đang được mô phỏng

Trang 11

Bước 7: Viết báo cáo.

Bước 8: Thực thi.

2.2.5 Các module cơ bản của phần mềm mô phỏng Arena

Create Module: Module này được dùng như điểm bắt đầu của các thực thể (Entity) trong mô

hình mô phỏng Các thực thể được tạo ra bằng cách sử dụng một lịch trình hoặc dựa trên một khoảng thời gian giữa các lần đến Các thực thể sau đó di chuyển vào mô hình và bắt đầu quá trình thông qua hệ thống.

Prosess Module: Module này được sử dụng cho các quá trình trong mô phỏng Những tùy

chọn về các ràng buộc tài nguyên nắm giữ (releasing) là có sẵn Thêm vào đó có các tùychọn cho việc sử dụng “mô hình phụ” và chỉ định phân cấp logic người dùng định nghĩa.Thời gian của quá trình được phân phát đến entity và bao gồm các giá trị Value Added (giá trị cộngthêm vào – VA), Non-Value Added (giá trị không cộng thêm vào – NVA), wait (chờ đợi) hoặcother (khác)

Decicide Module: Module này cho phép ra quyết định để lựa chọn các quá trình trong hệ

thống Nó bao gồm các tùy chọn cho việc ra quyết định lựa chọn dựa vào một haynhiều điều kiện hoặc dựa vào một hay nhiều xác suất

Dispose Module: Là module cuối cùng của mô hình mô phỏng, nó cho biết thực thể đã

được hoàn thành trong hệ thống và đi ra khỏi hệ thống Module này sẽ thống kê các thông

số của thực thể để đưa vào báo cáo

Batch Module: Đây là module nhóm các thực thể lại tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Separate Module: Module này có thể được sử dụng để sao chép một thực thể đến

thành nhiều thực thể hoặc để tách những thực thể được batch trước đó

Assign Module: Module này được sử dụng để gán các giá trị mới cho các biến, các thuộc

tính của thực thể, các loại thực thể, các hình ảnh cho thực thể hoặc các biến khác trong hệthống Gán nhiều chỉ có thể được chỉ trong một Assign module

Match Module: Dùng để hợp nhất hai công đoạn với nhau thành một công đoạn.

Entity Module: Module dữ liệu này định nghĩa các loại entity khác nhau và hình

ảnh ban đầu của chúng trong mô phỏng

Queue Module: Sử dụng để thay đổi quy tắc thứ tự cho xếp hàng.

Resource Module: Module dữ liệu này định nghĩa các tài nguyên trong hệ thống mô

phỏng, bao gồm cả thông tin chi phí và nguồn lực sẵn có

Set Module: Định nghĩa các kiểu khác nhau của tổ bao gồm các nguồn lực.

Trang 12

Schedule Module: Module dữ liệu này có thể được sử dụng kết hợp với Resource Module

để định nghĩa một lịch trình cho một tài nguyên hoặc Create module để định nghĩa mộtlịch trình đến Ngoài ra, một lịch trình có thể được sử dụng và tham chiếu đến hệ số thờigian trì hoãn dựa trên thời gian mô phỏng

Variable Module: Module dữ liệu này được sử dụng để định nghĩa giá trị ban

đầu của một biến Các biến có thể được tham chiếu trong các module khác, cóthể được gán lại một giá trị mới với Assign module và có thể được sử dụng trongbất kỳ biểu thức

2.2.6 Các hàm phân phối xác suất trong mô phỏng Arena

2.2.6.1 Hàm phân phối Normal U (µ, 2) (Phân phối chuẩn)

Làkhoảng thời gian (Time duration) cho nhiều quá trình phục vụ theo phân phối chuẩn Sự phân

bố chuẩn có hai thông số: trung bình (µ) và độ lệch chuẩn (σ) Sự phân bố chuẩn thường là đối) Sự phân bố chuẩn thường là đối

xứng Điều này có nghĩa là có một số lượng tương đương của các quan sát có giá trị nhỏ hơn và lớnhơn trung bình dữ liệu

Hàm mật độ: f(x) =

( ) / (2 ) 2

1 2

Trang 13

Hình 2.1: Hàm mật độ xác suất phân phối chuẩn 2.2.6.2 Hàm phân phối Uniform U(a; b) (Phân phối đều)

Khả năng ứng dụng: sử dụng như một mô hình đầu tiên đối với một số lượng ngẫu nhiên rơi vàogiữa a và b Phân bố U(0;1) là một phân bố rất cần thiết trong việc tạo ra giá trị ngẫu nhiên từ nhữngphân bố khác

Hàm mật độ: f(x) ={b−a1 , a ≤ x ≤ b

0 , a>x , b>x

Hàm phân phối: F(x) = {x−a b−a , a ≤ x ≤ b

0, a>x , x >b

Thông số a và b là số thực với a < b, a là thông số vị trí, b – a là thông số tỉ lệ

Phương sai: (b−a)2

12

Phân phối đều trong [0;1): x nhận các giá trị thuộc nữa khoảng [0;1) với xác suất như nhau Hàm mật độ xác xuất f(x) của nó được biểu diễn như sau:

Hình 2.2: Hàm mật độ xác suất phân phối đều.

2.2.6.3 Hàm phân phối Exponential (β) (Phân phối mũ)

Khả năng ứng dụng: thời gian giữa các lần đến của sự kiện của một hệ thống mà xảy ra ở một tỷ

lệ cố định, hoặc thời gian hư hỏng của một thiết bị

f(x)

1

P(X<a) P(X≥a)

Trang 14

Hình 2.3: Hàm mật độ xác suất phân phối mũ

2.2.6.4 Hàm phân phối Poisson (λ)

Khả năng ứng dụng: số sự kiện xả ra trong một khoảng thời gian ở tỷ lệ cố định, số mẫu trongmột mẻ có kích thước ngẫu nhiên, số mẫu đòi hỏi từ một sự kiểm kê

Trang 15

Phương sai: λ

2.2.6.5 Hàm phân phối Triangular

Khả năng ứng dụng: sử dụng như một mô hình khi thiếu số liệu

Hình 2.6: Hàm phân phối Triangular

2.2.6.6 Hàm phân phối Lognormal LN((µ,2)

Khả năng ứng dụng: thời gian thể hiện một vài công việc

0,2

3 4 5 x

0,3 0,4 0,5 0,6

p(x)

Hình 2.5: Hàm khối lượng Poisson

Trang 16

Hình 2.7: Hàm mật độ Lognormal

2.2.6.7 Ưu nhược điểm của phần mềm mô phỏng Arena

a Ưu điểm

- Kiểm tra, thử nghiệm hệ thống đang hoạt động mà không làm gián đoạn hệ thống.

- Phân tích hệ thống đang tồn tại để hiểu được từng thay đổi bất thường.

- Có thể điều chỉnh được thời gian để tăng tốc độ hoặc làm chậm quá trình.

- Có thể nhìn thấy từng sự thay đổi quan trọng của hệ thống.

- Có thể so sánh, đánh giá với những hệ thống ngẫu nhiên phức tạp.

- Có thể kiểm soát được những điều kiện vận hành.

- Có thể nghiên cứu hệ thống trong thời gian dài.

b Nhược điểm

- Phụ thuộc vào cách thức thu thập và độ chính xác của dữ liệu.

- Quá trình xây dựng mô hình khá phức tạp cần phải hiểu và nắm rõ mới có thể vận hành.

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI MỘC 3.1 Giới thiệu công ty TNHH Thế Giới Mộc

Hình 3.1: Logo Công ty TNHH Thế Giới Mộc

nâng cao Điều này được thể hiện qua nhiều mặt trong đó có không gian sống ngày càng trở nên ấn

Ngày đăng: 12/03/2024, 15:54

w