1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết nối và biện hộ cho hộ gia đình nghèo tiếp cận vốn sản xuất tại xã nghĩa bình, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 52,72 KB

Nội dung

Kết nối và biện hộ cho hộ gia đình nghèo tiếp cận vốn sản xuất tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 1 Khái niệm về biện hộ, vốn sản xuất, tiếp cận vốn sản xuất, hộ gia đình nghèo, biện hộ cho hộ gia đình, biện hộ cho hộ gia đình nghèo Biện hộ: là hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đặc biệt là đối với những người bất lợi thế; thúc đẩy công bằng xã hội cho tất cả những người bất lợi thế trong cộng đồng Cụ thể hơn, đó là việc nhân viên xã hội giúp cho đối tượng nói ra được tiếng nói, quan điểm hoặc đại diện cho họ đưa ra tiếng nói và cố gắng đảm bảo quyền của họ được tôn trọng và nhu cầu của họ được thỏa mãn cũng như mang lại những dịch vụ tốt nhất cho đối tượng [Lan N.T.T và cộng sự, 2011] Vốn sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn cho hoạt động sản xuất Tiếp cận vốn sản xuất: là việc đối tượng nào đó bao gồm cả cá nhân, gia đình hoặc tổ chức được hiểu biết về vốn sản xuất, từ đó có các hoạt động để được sử dụng nguồn vốn đó một cách hợp pháp và đem lại hiệu quả kinh tế Hộ gia đình nghèo: theo dự thảo Quyết định về việc ban hành tiêu chí và mức chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, hộ gia đình nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống (Từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống tại thành thị và 800.000 đồng/người/ tháng trở xuống tại nông thôn) + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách (Từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống tại thành thị và 800.000 đồng/người/ tháng trở xuống tại nông thôn) đến chuẩn mức sống tối thiểu (từ 1.3 triệu đồng/người/tháng trở xuống ở thành thị và 1 triệu đồng/người/ tháng tại nông thôn) và từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin [Trích: số 59/QĐ-Tg,2015] Biện hộ cho hộ gia đình là việc nhân viên xã hội giúp cho gia đình hoặc thay mặt gia đình đưa ra ý kiến, tiếng nói của gia đình với những cá nhân, tổ chức có chức trách, giúp gia đình tiếp cận được với các dịch vụ phù hợp, đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền bình đẳng của gia đình  Biện hộ cho hộ gia đình nghèo tiếp cận vốn sản xuất là việc nhân viên xã hội giúp hoặc thay mặt gia đình gặp khó khăn về kinh tế và khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ về cho vay các khoản chi phí phục vụ cho việc duy trì và phát triển kinh tế được hiểu và biết đến các dịch vụ này Từ đó có các hoạt động phù hợp để sử dụng chúng một cách hợp lý và đem lại hiệu quả tích cực, đảm bảo quyền lợi 2 Giới thiệu về hoàn cảnh sống của hộ gia đình nghèo chưa được tiếp cận vốn sản xuất tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Gia đình của chị A bao gồm năm thành viên: bố chồng, vợ chồng chị A và hai con Chồng chị A 45 tuổi, có sức khỏe tốt, cần cù chịu khó tuy nhiên trình độ học vấn thấp nên không có việc làm ổn định Chị A hiện tại 42 tuổi, có trình độ học vấn hết lớp 12 Chị là người khá nhanh nhẹn, sức khỏe tốt và có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh, đặc biệt là làng xóm láng giềng Dù hầu hết các thành viên trong gia đình đều có sức khỏe tốt, cần cù chịu khó nhưng do không có việc làm ổn định nên thu nhập của gia đình còn thấp Chị A có hai con, con gái 22 tuổi và con trai 16 tuổi Hai con của chị A lại vẫn đang đi học, bố chồng chị A tuy không đau yếu nhưng do tuổi cao nên cũng không lao động nhiều để tạo thêm thu nhập cho gia đình Gia đình chị A thuộc diện hộ nghèo của địa phương Tuy nhiên vì nhiều lý do mà hầu hết các thành viên không biết đến các chương trình hỗ trợ vốn hay các chính sách của địa phương về vốn sản xuất cho hộ gia đình nghèo Cụ thể, bố chồng chị A và chồng chị A là hai thành viên có sự tiếp cận với nguồn thấp nhất; hầu như họ không biết đến các thông tin về vấn đề hỗ trợ vốn sản xuất (bố chồng chị A: 20% và chồng chị A: 30%), các con chị A có sự tiếp cận lớn hơn (45%) và chị A có sự tiếp cận lớn nhất với các thông tin này (chiếm 60%) dưới sự hỗ trợ từ hội phụ nữ và hội nông dân Hiện tại, gia đình chị có mong muốn được vay vốn để phát triển kinh doanh, thoát nghèo nhưng chưa biết làm cách nào để được vay vốn 3 Các mối quan hệ của hộ gia đình nghèo với việc tiếp cận vốn sản xuất tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Về mối quan hệ của các thành viên trong gia đình với việc tiếp cận vốn sản xuẩt, kết quả phỏng vấn sâu chị A cho thấy sự tương tác và mối quan hệ của các thành viên trong hộ gia đình này với các chương trình hỗ trợ vốn sản xuất ở địa phương được thể hiện: Sơ đồ 1: thể hiện sự tiếp cận vốn sản xuất của các thành viên trong gia đình với các chương trình hỗ trợ vốn sản xuất ở địa phương chị A bố chồng chồng và chị A các con chị A Dựa trên mô tả về hoàn cảnh sống có thể thấy mức độ tiếp cận của các thành viên trong gia đình với nguồn vốn và các chương trình hỗ trợ Mức độ tăng dần và lớn dần của đường mũi tên cho thấy chị A là người có cơ hội tiếp cận cao nhất với nguồn vốn nhưng sự tiếp cận dù cao vẫn chưa được đi vào thực tế [Phụ lục 1] Với các mối quan hệ bên ngoài, gia đình chị A có mối quan hệ và tương tác với các môi trường khác được thể hiện qua các biểu đồ dưới đây: ……………………………………………… 4 Khó khăn về tiếp cận vốn sản xuất của gia đình chị A tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Qua quá trình làm việc SV đã thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu với chị A và cùng tìm ra một số khó khăn dẫn đến vấn đề lớn nhất – khó khăn về vốn sản xuất - Khó khăn trong tiếp cận thông tin về các chương trình hỗ trợ vay vốn [Phụ lục 1] + Không có sự kết nối với cán bộ chính sách tại địa phương để được cán bộ thông báo cho gia đình về các chương trình hỗ trợ vay vốn Qua phỏng vấn sâu cho thấy,gia đình chị A không thường xuyên tham gia các cuộc họp tại địa phương, cộng thêm sự e dè nhút nhát không dám tự liên hệ để hỏi về các chính sách hỗ trợ vốn cho hộ nghèo nên mối liên kết rất lỏng lẻo + Chính quyền địa phương không chủ động hỗ trợ và giúp đỡ về việc kết nối, giới thiệu cho gia đình chị A tới các chương trình hỗ trợ vay vốn Cán bộ và chính quyền địa phương chưa ý thức được trách nhiệm của họ đối với hộ gia đình nghèo Họ chỉ dừng lại ở mức bao quát chung, đưa gia đình chị A vào danh sách hộ nghèo nhưng khi có các chương trình hay dự án về hỗ trợ vay vốn cho hộ gia đình nghèo thì lại bỏ quên, không thông báo hay giới thiệu các chương trình này cho gia đình chị - Khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn [Phụ lục 2] + Không hiểu về quy trình, thủ tục vay vốn: do trình độ học vấn thấp, gia đình lại nghèo không có điều kiện để tìm hiểu các thông tin dựa trên các phương tiện thông tin đại chúng nên không biết tự tìm hiểu các thông tin về quy trình hay thủ tục Hơn nữa gia đình chị A lại chưa bao giờ làm những hồ sơ này, chính quyền địa phương lại chưa chủ động giới thiệu hướng dẫn nên sự hiểu biết về quy trình, thủ tục vay vốn đối với gia đình chị A càng ít + Không có mẫu hồ sơ hợp lệ về vay vốn cho hộ gia đình nghèo: gia đình chị A chưa bao giờ được tiếp cận với các dịch vụ, chương trình cho vay vốn nên đồng nghĩa với việc chưa được tiếp cận với mẫu hồ sơ Hơn nữa do đặc điểm thay đổi của tình hình kinh tế xã hội và những quy định của nhà nước nên các mẫu này cũng sẽ có sự thay đổi nên gia đình chị A không có mẫu hồ sơ hợp lệ về vay vốn cho hộ gia đình nghèo theo quy định + Gặp khó khăn trong việc điền các thông tin của hồ sơ vì trên hồ sơ có nhiều thông tin trên hồ sơ khó hiểu, không biết cách điền cho chính xác: Hầu hết các thành viên trong gia đình đều có trình độ học vấn thấp, vì vậy nhiều những thông tin trong hồ sơ mà các thành viên trong gia đình gặp vướng mắc hoặc không hiểu được Dù trình độ học vấn của chị A ở hệ 12/12 tuy nhiên trong quá trình sinh sống và môi trường làm việc, các kiến thức có nhiều hạn chế Các thành viên khác trong gia đình lại không có trình độ học vấn cao để hỗ trợ cho việc làm hồ sơ, cách liên hệ, tìm hiểu phương thức để hoàn thành hồ sơ hợp lệ và được sử dụng Hai con của chị A đang đi học, có sự tiếp cận với các thông tin tuy nhiên các em chưa thực sự quan tâm đến những thông tin về vốn đối với hộ gia đình nghèo Ngoài ra gia đình chị A có mối quan hệ mật thiết và tích cực với hàng xóm láng giềng, và một số hội ở địa phương như hội phụ nữ, hội nông dân Tuy nhiên, gia đình chị A lại chưa biết tìm đến những người này để được trợ giúp Từ đó, vô tình gia đình chị A đã bỏ phí nguồn lực có thể tận dụng để có thể hoàn thiện với hồ sơ vay vốn + Gặp khó khăn trong việc nộp hồ sơ: vì chưa bao giờ được tiếp cận với các chương trình hỗ trợ vay vốn, chưa bao giờ làm hồ sơ này nên giả sử được hỗ trợ trong việc làm hồ sơ gia đình chị cũng không biết nơi nộp ở đâu, nộp cho ai Vì vậy đây cũng là một trong những khó khăn gia đình chị gặp phải về vấn đề tiếp cận vốn sản xuất [Phụ lục 2] 5 Nhu cầu về tiếp cận vốn sản xuất của gia đình chị A tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Từ việc xác định những khó khăn, gia đình chị A có những nhu cầu nhất định.Các nhu cầu này nhằm giải quyết và thỏa mãn các khó khăn mà gia đình gặp phải trong việc tiếp cận với nguồn vốn sản xuất để có thể thoát nghèo NVXH đã thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu với chị Nguyễn Thị A tại gia đình của chị trong thời gian 1 buổi (4 giờ đồng hồ) với phương tiện hỗ trợ là máy ghi âm và ghi chép [Phụ lục 3] thu được kết quả về các nhu cầu của hộ gia đình chị A như sau: Nhu cầu thứ nhất là nhu cầu được cán bộ chính sách, chính quyền địa phương thông báo cho gia đình chị A về các chương trình hỗ trợ vốn Cán bộ chính sách là người kết nối các chương trình, chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình nghèo Nếu họ không thông báo các chương trình này cho gia đình chị A thì gia đình chị không thể biết đến và làm hồ sơ để được vay vốn và sử dụng nguồn vốn Gia đình chị A là hộ gia đình được xác nhận là gia đình nghèo tại địa phương Tuy nhiên lại chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nào từ phía chính quyền địa phương hay các cơ quan lớn hơn Chính vì vậy nhu cầu cần thiết được cán bộ chính sách thông báo cho gia đình chị những chương trình dịch vụ này rất quan trọng Khi biết đến những chương trình hỗ trợ hay các dịch vụ chính sách này gia đình chị mới có thể có những hoạt động như: đăng kí hồ sơ hay xin vay vốn để có thể được tiếp cận và nhận được sự hỗ trợ cho gia đình Từ đó mới có thể giải quyết vấn đề khó khăn gia đình đang gặp phải được Nhu cầu thứ hai là nhu cầu được hiểu về quy trình và thủ tục vay vốn: muốn được tiếp cận với vốn hay được vay vốn thì trước tiên gia đình chị A phải hiểu về các chương trình này là gì, muốn được vay thì cần tuân thủ những quy trình, quy định như thế nào Nhu cầu thứ ba là nhu cầu được cung cấp mẫu hồ sơ hợp lệ: vì yêu cầu của những hồ sơ vay vốn là phải thống nhất và đúng quy định, mà gia đình chị A lại chưa được tiếp cận với những hồ sơ này nên nhu cầu được cung cấp mẫu hồ sơ là rất cần thiết Nhu cầu thứ tư là nhu cầu được hướng dẫn điền hồ sơ: dưa trên khó khăn về trình độ học vấn thấp, không có nhiều kiến thức hay sự hiểu biết về các mục trong hồ sơ, chính vì vậy cần thiết phải hướng dẫn những cách điền hay giải thích về các thông tin cho các thành viên trong gia đình này hiểu được và hoàn thành các thông tin Giải quyết nhu cầu này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, tận dụng nguồn lực cho gia đình chị A mà còn tăng cường năng lực cho gia đình tự giải quyết khi gặp các trường hợp tương tự Nhu cầu thứ năm là nhu cầu được giới thiệu, hướng dẫn nơi nộp hồ sơ: đây là một trong những nhu cầu quan trọng và tất yếu, nếu như hỗ trợ làm hồ sơ hoàn thiện, biết cách tìm kiếm hồ sơ, điền hồ sơ mà không biết nơi để nộp thì gia đình chị cũng không thể tiếp cận với nguồn vốn được Chính vì vậy cần giải quyết nhu cầu này cho gia đình chị A 6 Nhu cầu ưu tiên vấn đề tiếp cận vốn sản xuất của gia đình chị A tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Kết quả của quá trình phỏng vấn sâu với chị A và buổi làm việc giữa SV cùng các thành viên trong gia đình chị A về nhu cầu ưu tiên được phản ánh theo trật tự: - Nhu cầu được hiểu về quy trình và thủ tục vay vốn - Nhu cầu được cán bộ chính sách, chính quyền địa phương thông báo cho gia đình chị A về các chương trình hỗ trợ vốn - Nhu cầu được cung cấp mẫu hồ sơ hợp lệ - Nhu cầu được hướng dẫn điền hồ sơ - Nhu cầu được giới thiệu, hướng dẫn nơi nộp hồ sơ 7 Nguồn lực có sẵn cho việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn của gia đình chị A tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Bên cạnh những khó khăn hạn gây cản trở cho việc có thể làm hồ sơ vay vốn của gia đình chị thì cũng có những nguồn lực nhất định có thể sử dụng để hỗ trợ cho việc giải quyết nhu cầu của gia đình chị Những nguồn lực này bao gồm cả nguồn lực nội tại, nguồn lực bên ngoài và nguồn lực từ chính quyền địa phương Nội dung Nội tại Bên ngoài Chính quyền địa Nguồn lực phương +Gia đình chị A đã + Gia đình chị A có nằm trong danh sách mối quan hệ tốt với + đã có sự chú ý tới gia hộ gia đình nghèo của hàng xóm, có thể đình chị A, công nhận địa phương [xem mục nhận được sự hỗ trợ gia đình chị là hộ gia 2] giúp đỡ khi cần [xem đình nghèo [xem mục + con chị A đang đi mục 2] 2] học, có trình độ học + Hội nông dân và + tại địa phương có cán vấn cao hơn nên có hội phụ nữ sẵn sàng bộ chuyên trách quản thể hỗ trợ bố mẹ trong hỗ trợ và có sự tương lý về hồ sơ và có cán việc hoàn thiện hồ sơ tác với gia đình chị A bộ chính sách [xem [xem mục 2] [xem mục 3, sơ đồ 2, mục 3, sơ đồ 4] sơ đồ 3] + cán bộ địa phương + Hàng xóm sẵn sàng sẵn sàng giới thiệu, giúp đỡ gia đình chị giúp đỡ và hỗ trợ cho làm hồ sơ khi cần gia đình chị A [xem [xem mục 2; mục 3, mục 3, sơ đồ 4] sơ đồ 4] 8 Giải pháp và kỹ năng CTXH cho việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn của gia đình chị A tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Giải pháp 1: Kết nối gia đình chị A đến cán bộ chính sách tại địa phương để gia đình chị được tìm hiểu về những quy định, điều kiện, quy trình, thủ tục vay vốn b1: giới thiệu với gia đình chị A để biết đến những chương trình, chính sách cho vay vốn tại địa phương, người chịu trách nhiệm và quyền lợi, nghĩa vụ của gia đình; b2: SV làm việc với cán bộ chính sách, biện hộ cho gia đình chị A để cán bộ chính sách thấy được trách nhiệm của họ và để gia đình chị A nhận được sự hỗ trợ từ cán bộ chính sách với nhu cầu tìm hiểu về những quy định hay điều kiện, quy trình và thủ tục vay vốn đó b3: sắp xếp cuộc gặp gỡ và làm việc giữa gia đình chị A với cán bộ chính sách Kỹ năng CTXH để thực hiện giải pháp 1: - Kĩ năng kết nối: gia đình chị A hầu như còn rụt rè và không dám liên hệ với cán bộ địa phương để tìm hiểu thông tin, chính vì vậy vai trò kết nối của NVXH cần được thể hiện và vận dụng tại đây để gia đình chị có thể hiểu được những chương trình chính sách này là gì, các thông tin có liên quan và những quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia để gia đình chị có thể tự chuẩn bị tâm thế, các kế hoạch, hoạt động cụ thể - Kĩ năng biện hộ: vì gia đình chị A không có khả năng tự tìm kiếm những quyền lợi của hộ gia đình nghèo với những chính sách hay các chế độ, chương trình cho gia đình nghèo nên sự biện hộ để gia đình chị A được hưởng những chính sách này là rất cần thiết Nếu không có sự biện hộ thì hầu như gia đình chị A sẽ không có cơ hội được tiếp cận và hưởng những quyền lợi, chính sách hỗ trợ này - Kĩ năng cung cấp kiến thức, giúp thân chủ trực diện với vấn đề: vì trình độ học vấn của gia đình ở mức thấp, việc hoàn thiện hồ sơ đối với họ sẽ gặp khó khăn Chính vì vậy cần cung cấp những kiến thức cho gia đình của chị A để họ có thể hoàn thiện được những hồ sơ này Trong một vài trường hợp không phải NVXH luôn luôn ở cạnh để hỗ trợ cho thân chủ được, vì vậy việc cung cấp kiến thức cho họ là cần thiết Điều này không chỉ mang ý nghĩa hỗ trợ tạm thời cho thân chủ mà còn mang lợi ích lâu dài để sau này nếu thân chủ gặp những trường hợp tương tự thì họ đã được tăng năng lực để tự giải quyết vấn đề mà không cần tìm đến sự giúp đỡ nữa Giúp thân chủ tự trực diện với vấn đề, đối mặt với khó khăn đang gặp phải, không ỷ lại vào bất cứ ai - Phương pháp quản lý trường hợp: Đây là phương pháp cho NVXH đưa ra những kế hoạch để kết nối các dịch vụ, tìm kiếm những nguồn lực tốt nhất xung quanh gia đình chị A và kết nối chúng lại, để gia đình chị A thấy được họ có những gì và làm mẫu để họ thấy được họ nên làm thế nào để tận dụng hiệu quả những nguồn lực này => kết quả dự kiến từ những bước trên để đạt được cho giải pháp Nội dung Bước 1 Bước 2 Bước 3 Kết quả Gia đình chị A được + Gia đình chị A được dự kiến hiểu về những quyền hiểu về những quyền lợi + Gia đình chị A được lợi mình được hưởng, mình được hưởng, biết hiểu về những quyền Giải pháp biết đến những đến những chương trình lợi mình được hưởng, phương để chương trình chính chính sách hỗ trợ là gì, biết đến những chương sách hỗ trợ là gì, và và gia đình chị có những trình chính sách hỗ trợ gia đình chị có những nghĩa vụ gì đối với là gì, và gia đình chị có nghĩa vụ gì đối với những chính sách này những nghĩa vụ gì đối những chính sách này + cán bộ chính sách ý với những chính sách thức được trách nhiệm này 2: NVXH tìm hiểu thông của mình đối với các đối + cán bộ chính sách ý được nhận hồ sơ miễn phí tượng mình đang quản thức được trách nhiệm lý, có sự hỗ trợ cho các của mình đối với các đối tượng này đối tượng mình đang quản lý, có sự hỗ trợ tin, kết nối gia đình đến cho các đối tượng này + gia đình chị A được hiểu về các điều kiện, quy đinh, quy trình thực hiện và thủ tục của các chính sách hỗ trợ phòng chính sách tại địa b1: nvxh cung cấp kiến thức, hỗ trợ gia đình tìm hiểu các thông tin sâu về các hồ sơ, cùng thảo luận về các thông tin, hồ sơ tự chuẩn bị và hồ sơ được cấp b2: kết nối gia đình tới phòng chính sách tại địa phương Kỹ năng CTXH để thực hiện giải pháp 2: - Kĩ năng cung cấp kiến thức, kỹ năng cho thân chủ: khác với các kiến thức về những chương trình chính sách hay dịch vụ hỗ trợ vốn, ở giải pháp 2, NVXH đưa ra các kiến thức sâu hơn và cụ thể hơn để gia đình có thể hiểu được những thông tin đó yêu cầu gì và phải cung cấp, điền vào đó những gì cho cán bộ chính sách Điều này là cần thiết vì đây là lần đâu tiên gia đình chị A được tiếp cận với những hồ sơ này Qua đó họ cũng sẽ được biết đến cách để làm hồ sơ như thế nào, muốn liên hệ để được cung cấp những hồ sơ chuẩn ở đâu,….để những lần sau có thể tự mình tìm kiếm được Những kỹ năng và kiến thức này sẽ là tiền đề làm mẫu cho những nhu cầu khác sau này của gia đình chị A khi họ gặp khó khăn với những vấn đề khác tương tự - Kĩ năng kết nối: sự kết nối với phòng chính sách của địa phương cũng quan trọng và cần thiết trong việc hỗ trợ của NVXH với gia đình chị A Từ chỗ không biết đến sự tồn tại của phòng chính sách và những lợi ích mà phòng này đem lại nếu gia đình có sự tương tác thì gia đình chị A có thể được biết đến và hiểu được những gì họ cần và họ được hưởng những gì, hỗ trợ như thế nào Quan trọng hơn việc kết nối này cũng sẽ làm cho cán bộ chính sách có sự chú ý tới gia đình của chị A hơn để những công việc như liên hệ xin mẫu hồ sơ, nộp hồ sơ hay giải thích các thông tin được dễ dàng và thuận tiện hơn => kết quả dự kiến Nội dung Bước 1 Bước 2 Kết quả dự Gia đình ý thức được trách nhiệm + Gia đình ý thức được trách nhiệm kiến của mình, chuẩn bị tâm thế và chủ của mình, chuẩn bị tâm thế và chủ động chuẩn bị hồ sơ có thể tự làm động chuẩn bị hồ sơ có thể tự làm được được + Gia đình chị A được cán bộ chính sách ở địa phương cấp cho các mẫu hồ sơ để vay vốn theo quy định của nhà nước Giải pháp 3: Sắp xếp 1 buổi hướng dẫn giữa cán bộ chính sách với gia đình chị A, có sự tham gia của NVXH hướng dẫn các nội dung của đơn, nơi nộp, thời hạn b1: hỗ trợ gia đình chủ động chuẩn bị các thông tin cần tìm hiểu b2: NVXH biện hộ cho gia đình chị A với cán bộ chính sách để họ cùng hỗ trợ hướng dẫn cho gia đình chị A hoàn thiện hồ sơ vay vốn b3: sắp xếp buổi làm việc giữa cán bộ chính sách với gia đình chị A, thúc đẩy, lập kế hoạch cho các hoạt động hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về các nội dung của hồ sơ vay vốn như: hoàn thiện nội dung trong hồ sơ, hạn nộp hồ sơ, nơi nộp hồ sơ… đặc biệt chú ý đến nguồn lực là hai con của chị A để tăng cường khả năng tự lực khi không có sự hỗ trợ từ nvxh hay cán bộ Kỹ năng CTXH để thực hiện giải pháp 3: - Kĩ năng tham vấn: tham vấn cho các thành viên trong gia đình đặc biệt là chị A có sự tự tin hơn khi làm việc với cán bộ, đặc biệt là đối với 2 con của chị A vì 2 em này đang đi học, có trình độ học vấn và sự tiếp thu nhanh, hiệu quả hơn, hỗ trợ họ có được sự chuẩn bị về tâm lý để bình tĩnh đưa ra những thắc mắc hay khó khăn mà họ cần được giải đáp - Kĩ năng biện hộ: sự biện hộ cho gia đình chị A của NVXH với cán bộ chính sách là cần thiết vì không có sự biện hộ thì rất có thể các cán bộ sẽ không chủ động tìm đến và cung cấp sự hỗ trợ cho gia đình chị A Việc thực hiện kĩ năng biện hộ ở đây vừa góp phần hỗ trợ cả về tâm lý và giải quyết khó khăn thắc mắc cho gia đình chị A mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ địa phương đối với gia đình chị A nói chung và các hộ gia đình nghèo khác nói riêng - Kĩ năng kết nối: ngoài kĩ năng biện hộ thì việc kết nối sẽ thúc đẩy nhanh hiệu quả của sự hỗ trợ giữa cán bộ chính sách với gia đình chị A hơn Không có sự kết nối và sắp xếp của NVXH thì có thể sẽ không thể có sự tiếp xúc và làm việc và giải đáp thắc mắc, giải quyết vấn đề cho gia đình chị A được => kết quả dự kiến Nội dung Bước 1 Bước 2 Bước 3 Kết quả dự kiến Tăng cường khả năng + Tăng cường khả năng + Tăng cường khả tự lực của gia đình chị A, sự ý thức với việc tự lực của gia đình chị năng tự lực của gia giải quyết nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia A, sự ý thức với việc đình chị A, sự ý thức đình mình giải quyết nhằm thỏa với việc giải quyết mãn nhu cầu của gia nhằm thỏa mãn nhu đình mình cầu của gia đình mình + Cán bộ chính sách + Cán bộ chính sách tham gia hỗ trợ cho gia tham gia hỗ trợ cho đình trong việc hoàn gia đình trong việc thiện hồ sơ hoàn thiện hồ sơ + Gia đình chị A được cán bộ chính sách giải đáp thắc mắc về hồ sơ, hỗ trợ hoàn thành hồ sơ vay vốn và đưa hồ sơ vào thực tế để gia đình có cơ hội được vay vốn + gia đình chị A được tăng cường khả năng nội tại giảm thiểu sự hỗ trợ từ bên ngoài, tăng năng lực tự giải quyết vấn đề khi gặp những khó khăn tương tự 9 Kết luận Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia Người nghèo thường không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông tin, v.v…và điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo Do vậy, mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho người nghèo là phương thức tốt nhất để giảm nghèo bền vững Một trong những hình thức để hỗ trợ và giúp đỡ cho họ là cung cấp nguồn vốn để họ thoát nghèo qua việc cho vay vốn theo các chương trình và kế hoạch chung trên toàn quốc Điều này không chỉ đem lại động lực cho các hộ gia đình vươn lên thoát nghèo mà còn đảm bảo sự công bằng và độ bao phủ rộng lớn, toàn diện với tất cả các hộ gia đình nghèo trên cả nước Tuy nhiên nếu không có sự can thiệp đúng mức và đúng thời điểm thì các hộ gia đình nghèo chưa chắc đã được hưởng đúng những gì họ đáng được hưởng Trên thực tế có nhiều những khó khăn, bất cập hoặc thậm chí là những sai phạm trong quá trình thực hiện những chính sách hỗ trợ đi vào thực tế Với một bộ phận nhỏ các đối tượng, hộ gia đình có nhận thức và trình độ học vấn còn thấp thì đây thực sự là một trở ngại lớn Chính vì vậy, với trách nhiệm của những NVXH và ý nghĩa, nhiệm vụ của nghề CTXH với xã hội nói chung thì sự can thiệp dưới góc độ CTXH là điều vô cùng cần thiết Một lần nữa, em xin cảm ơn ThS, Nguyễn Trung Hải đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận của mình Em xin chân thành cảm ơn PHỤ LỤC [Phụ lục 1]: trích đoạn phỏng vấn sâu chị A, sử dụng công cụ ghi chép và máy ghi âm về việc tiếp cận với các chương trình, dịch vụ hỗ trợ vốn ở địa phương của gia đình chị A SV: trước đây gia đình chị đã từng được vay vốn chưa ạ? Chị A: chưa em ạ, được đưa vào danh sách hộ nghèo nhưng mà chưa được cho vay vốn bao giờ cả SV: gia đình chị có đề nghị với cán bộ để được vay vốn từ các chương trình cho vay vốn ấy không? Chị A: chưa bao giờ cả, mà cũng phải biết mới đề nghị được, chứ mình có biết đâu mà đề nghị SV: tức là gia đình mình không biết chút thông tin nào về các chương trình đấy ạ? Chị A: nói là không biết cũng không đúng, thi thoảng cũng có biết vì ở đây người ta nói chuyện với nhau là nhà này nhà kia được cho vay vốn, nhưng lúc ấy biết thì người ta đã làm xong hết rồi, hết hạn thì đề nghị cũng không được SV: ở địa phương mình cán bộ không họp dân để bình xét rồi quyết định danh sách các hộ đủ điều kiện hưởng hỗ trợ vốn hả chị? Chị A: có chứ em, tại nhà chị bận quá không đi họp được nên chậm thông tin lắm, nhờ cán bộ để ý, có gì thì báo cho gia đình nhưng họ chẳng thông báo gì bao giờ cả [Phụ lục 2]: trích đoạn phỏng vấn sâu chị A, sử dụng công cụ ghi chép và máy ghi âm về những khó khăn khi làm hồ sơ vay vốn của gia đình chị A SV: hiện tại khó khăn lớn nhất mà gia đình chị đang gặp phải là về kinh tế phải không ạ? Chị A: ừ em ạ, cứ nghèo mãi cũng chỉ vì kinh tế yếu kém quá, muốn làm ăn lớn 1 tý thì k có vốn, chẳng vay mướn được ở đâu ra SV: ở địa phương không có vốn quỹ cho hộ nghèo để các hộ nghèo vay hả chị? Chị A: có chứ, nhưng mà chẳng đến lượt đâu em ạ SV: sao lại không đến ạ? Gia đình chị không trong danh sách hộ nghèo địa phương à? Chị A: có chứ em, dân làng với cán bộ xét cho vào danh sách hộ nghèo rồi, nhưng mà không biết vay như thế nào, nhà chị thì học ít, cũng không biết tìm hiểu ở đâu để biết mà vay SV: chị có hỏi cán bộ ở địa phương không? Ví dụ như trưởng thôn, họ sẽ giải thích cho chị chứ Chị A: chẳng mấy khi đi họp hành gì ở thôn nên không biết, lại còn đi hỏi người ta lại trách mắng, chị cũng ngại, trưởng thôn hay bí thư họ cũng có việc, họ chắc không rảnh mà ngồi trả lời mình đâu SV: chị cứ đi hỏi đi, trách nhiệm của họ thì họ phải làm mà, vấn đề vay vốn theo em nghĩ nên hỏi cán bộ chính sách ấy, họ có hiểu biết sâu hơn để hướng dẫn chị làm thế nào để được vay vốn, từ hồ sơ rồi cách thức…họ sẽ hướng dẫn hết Chị A: nhà thì toàn người học ít, làm hồ sơ cũng khó khăn lắm vì không biết làm cho đúng, nhiều cái đọc còn không hiểu họ nói về cái gì, cũng không biết tìm ai hỏi để họ hướng dẫn cho SV: chị để em thử đi tìm cán bộ làm về chính sách ở đây để tìm hiểu cho chị nhé [Phụ lục 3]: trích đoạn phỏng vấn sâu chị A, sử dụng công cụ ghi chép và máy ghi âm về những nhu cầu trong vấn đề vay vốn của gia đình chị SV: em hiểu những khó khăn của gia đình chị hiện tại, nếu như được hỗ trợ thì chị nghĩ chị sẽ cần hỗ trợ những nhu cầu gì? Chị A: Điều cần nhất là được cán bộ thông báo cho khi có các chương trình hỗ trợ vốn em ạ, không nói thì chả biết được mà làm SV: như em tìm hiểu, gia đình mình chưa bao giờ được vay vốn, thế thì chắc các hồ sơ cần thiết phải chuẩn bị để được vay chị có làm được không? Chị A: cũng cần em ạ, nhà thì ít người học cao, có hai cháu đi học nhưng chúng nó không quan tâm nhiều đến mấy cái này, chỉ biết học thôi SV: bây giờ người ta đơn giản hóa hơn nhiều rồi chị ạ, hồ sơ gì cũng có mẫu hết, chị chỉ cần điền vào thôi, việc điền vào chắc các cháu làm được chứ ạ? Chị A: nhưng chị không biết lấy mấy mẫu giấy tờ đấy ở đâu cả, mà chắc cũng khó, nhiều cái đọc còn chẳng hiểu, được cho mẫu đơn rồi có khi còn phải mang đến nhà cán bộ nhờ người ta chỉ cho mà viết rồi còn chỉ chỗ nộp nữa Chưa làm bao giờ nên chẳng biết từ đâu đến đâu cả DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình, TS Nguyễn Thị Thái Lan, TS Bùi Thị Xuân Mai, 2011, NXB Lao động – Xã hội; 2 Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn, PGS.TS Đặng Nguyên Anh,2016; 3 Quyết định số 59/2015/QĐ-Tg của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; 4 Tài liệu Công tác xã hội với người nghèo,TS Nguyễn Thị Thanh Hương,2015; 5 https://voer.edu.vn/m/su-can-thiet-phai-ho-tro-von-cho-nguoi-ngheo/9e2fdcd4, truy cập 16:57 ngày 22/11/2016; 6 http://vovworld.vn/vi-vn/Tieu-diem/Tap-trung-moi-nguon-luc-giup-nguoi-ngheo- tu-thoat-ngheo-ben-vung/478760.vov truy cập 17:20 ngày 22/11/2016; 7 http://www.gouvernement.fr/action/les-aides-en-faveur-des-plus-modestes truy cập 0:27 ngày 27/11/2016

Ngày đăng: 12/03/2024, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w