1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất nông nghiệp tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình

88 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất nông nghiệp tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Tác giả Trần Kim Thu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hiền
Trường học Đại học Lao động – Xã hội
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 279,43 KB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do trên, sinh viên đã lựa chọn đề tài “Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất nông nghiệp tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” làmđề tài nghiên cứu

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi ;

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu

Tác giả khóa luận Trần Kim Thu

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân xãVăn Phương, huyện NhoQuan, tỉnh Ninh Bình, các ban, ngành, hội tại địa phương và hộ nghèo đã tạo điều kiệncung cấp những thông tin, những số liệu quý báu giúp em trong quá trình nghiên cứu vàtrong quá trình hoàn thành bài khóa luận

Em xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ em trong suốt thời gianqua

Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song những thiếu sóttrong khóa luận là không tránh khỏi Kính mong nhận được sự đóng góp và sự chỉ dẫngóp ý và giúp đỡ thêm của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả khóa luận Trần Kim Thu

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo là vấn đề của toàn thế giới, quốc gia và dân tộc Đó làvấn đề cấp thiết đang đặt ra cho mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, các nướcchậm phát triển và các nước nghèo Tùy theo tình hình kinh tế và thực trạng nghèo đóicủa mỗi nước mà quốc gia có những hoạch định, giải pháp và những chương trình hànhđộng để xóa đói giảm nghèo tương ứng cho quốc gia mình

Hiện nay, tại Việt Nam người nghèo đang là đối tượng được Đảng, Nhà nước, xã hộiquan tâm Nhìn nhận được tình hình thực tế của đất nước, những rào cản của người nghèo

và những khó khăn không chỉ họ gặp phải mà còn là khó khăn chung trên toàn quốc,Đảng và Nhà nước ta đang không ngừng nỗ lực có các biện pháp hỗ trợ trên nhiềuphương diện để “chắp cánh bay cao” cho người nghèo Một trong những hình thức để hỗtrợ và giúp đỡ cho họ là cung cấp nguồn vốn để họ thoát nghèo qua việc cho vay vốn theocác chương trình và kế hoạch chung trên toàn quốc

Xã Văn Phương là một trong những xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã và đangchủ động từng bước khắc phục khó khăn, tích cực khai thác tiềm năng thế mạnh, thựchiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên ngoài các thành tựu đángghi nhận về kinh tế thì những con số về tỷ lệ hộ nghèo vẫn đang là một bài toán đặt ra đòihỏi phải có sự giải quyết kịp thời để hỗ trợ cho đời sống các hộ gia đình nghèo được nângcao hơn, bắt kịp với đời sống chung của nhân dân trong xã cũng như bắt kịp với xu thếcủa toàn xã hội Theo thống kê, thực hiện quy định mới về nghèo đa chiều của Đảng vàNhà nước, số hộ nghèo đã được vay vốn là 120 hộ Trên thực tế, tại địa phương cácchương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình nghèo vẫn đang được triển khaithực hiện theo quy định Tuy nhiên bên cạnh các hộ gia đình đã nỗ lực vươn lên từ sự hỗtrợ của chính quyền và cộng đồng thì vẫn có một bộ phận các hộ gia đình nghèo vẫn chưa

có khả năng thoát nghèo được Thách thức đặt ra chính là việc cần phải hỗ trợ như thếnào để các hộ nghèo này thực sự có thể vươn lên thoát nghèo được dựa trên những nỗ lựccủa cộng đồng và địa phương

Trang 5

Xuất phát từ những lý do trên, sinh viên đã lựa chọn đề tài “Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất nông nghiệp tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” làm

đề tài nghiên cứu trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người nghèotại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp để công tác thực hiện chính sách hỗ trợ sảnxuất nông nghiệp cho người nghèo được hiệu quả hơn

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo và chính sách hỗ trợ phát triểnsản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo

Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất nông nghiệp tại huyệnNho Quan, tỉnh Ninh Bình

Đề xuất, khuyến nghị và giải pháp để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuấtnông nghiệp cho hộ nghèo

4 Đối tượng nghiên cứu

Công tác thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo tại huyện NhoQuan, tỉnh Ninh Bình

5 Khách thể nghiên cứu

120 hộ nghèo tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Phỏng vấn sâu 5 cán bộ địa phương, các đoàn-hội có liên quan

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Phạm vi không gian:

huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

6.2 Thời gian nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu từ tháng 3/2018 đến tháng 3/ 2019

6.3 Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu về thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo

Trang 6

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho

hộ nghèo

Giải pháp để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho hộnghèo

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Là phương pháp sử dụng kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập hoặc rút ra từ những nguồntài liệu các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu

Sinh viên nghiên cứu các tài liệu, công trình đã được thực hiện trước đây về vấn đề cóliên quan đến đề tài

Sử dụng những nguồn tài liệu có sẵn từ các báo cáo tổng hợp về tình hình kinh tế - xãhội của của UBND huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Thu thập thông tin từ cán bộ chính sách huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình về các số lượng

và các chương trình đã được thực hiện tại xã trong năm 2018

7.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Trên cơ sở kết quả của việc điều tra bằng bảng hỏi, người nghiên cứu thực hiện các kỹnăng như làm sạch phiếu hỏi, tổng hợp, mã hóa và xử lý số liệu Sử dụng phần mềmSPSS để phân tích và xử lý số liệu

7.3 Phương pháp điều tra bảng hỏi:

Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc: Tâm lý, logic

và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quanđiểm của mình đối với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứuthu nhận được cá thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêunghiên cứu

Số lượng mẫu là 120 hộ trên địa bàn xã chia cho 9 xóm Các mẫu điều tra này được lựachọn đảm bảo yếu tố ngẫu nhiên và các mẫu điều tra không trùng nhau

7.4 Phương pháp phỏng vấn sâu:

Trang 7

Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói

có tính đến mục đích đặt ra Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏitheo một chương trình được định sẵn

Đề tài bao gồm 16 phiếu phỏng vấn sâu, trong đó:

+ 8 câu hỏi phỏng vấn sâu dành cho chính quyền địa phương: Phó chủ tịch UBND xãVăn Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, cán bộ chính sách xã, Hội trưởng hội phụ

nữ, Bí thư Đoàn thanh niên và nhân viên Ngân hàng chính sách xã hội huyện Nho Quan,tỉnh Ninh Bình

+ 9 câu hỏi phỏng vấn sâu hộ nghèo được hỗ trợ sản xuất nông nghiệp : Nội dung của cáccuộc phỏng vấn sâu chủ yếu xoay quanh các vấn đề về nguồn thông tin tiếp cận, nguồnvốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện hoạt động hỗtrợ sản xuất…

Các hộ này được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn, trên cơ sở dựa vào danh sách hộ nghèocủa địa phương năm 2018

7.5 Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằngcách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiêncứu và có ý nghĩa đối với mục đích nghiên cứu

Sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu nhằmxem xét tình hình thực tế và quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ của chính quyềnđịa phương đối với hộ nghèo, cũng như thái độ, sự quan tâm, sự thay đổi của những hộnghèo khi được nhận chính sách

8 Kết cấu của khóa luận

Kết cấu của khóa luận bao gồm những chương cơ bản sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho hộnghèo tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Chương 3: Một số giải pháp

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG

NGHIỆP CHO HỘ NGHÈO

1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢNXUẤT NÔNG NGHIỆP CHO HỘ NGHÈO

1.1.1 Khái niệm nghèo

1.1.1.1 Quan niệm về nghèo đói trên thế giới

Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái BìnhDương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các quốc gia đã thống nhất cao chorằng:

Trang 9

“Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhucầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế

- xã hội phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”[2,Tr4]

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại Copenhagen ở Đan Mạch năm

1995 đã đưa ra một số định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau:

“Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗingười, số tiền được coi như đủ để mua sản phẩm thiết yếu để tồn tại”

Trong “Báo cáo về tình hình phát triển thế giới – Tấn công nghèo đói, năm 2000”,

WB thừa nhận quan điểm truyền thống hiện nay về đói nghèo.Đói nghèo “Không chỉ baohàm sự khốn cùng về vật chất mà còn là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế”.Báo cáo đã mở rộng quan niệm về đói nghèo khi tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương, dễgặp rủi ro của người nghèo Báo cáo nêu bật “Nghèo có nghĩa là không có nhà cửa, quần

áo, ốm đau không ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường” [2,Tr4]

Để đánh giá rõ hơn mức độ nghèo, người ta chia thành 2 loại: Nghèo tuyệt đối vànghèo tương đối

Nghèo tuyệt đối: Theo Robert MCNamara, khi còn là giám đốc Ngân hàng Thếgiới, đã đưa ra khái niệm sau: “Nghèo tuyệt đối … là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồntại.Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong cácthiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượngmang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới tri thức chúng ta” [2,Tr5]

Nghèo tương đối: Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp khôngđầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xãhội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó

Theo Ngân hàng thế giới: Nghèo là đói, thiếu nhà, bệnh không được đến bác sỹ,không được đến trường, không biết đọc, biết viết, không có việc làm, lo sợ cho cuộc sốngtương lai, mất con do bệnh hoạn, ít được bảo vệ quyền lợi và tự do

Qua những khái niệm trên ta có thể thấy được: “Nghèo là sự thiếu thốn cả về vậtchất và phi vật chất, có cuộc sống thấp, nhà ở tạm bợ, thiếu tiện nghi sinh hoạt trong gia

Trang 10

đình, không có vốn để sản xuất, thiếu ăn vài tháng trong năm, con em không được đếntrường, trong số ít có học thì không có điều kiện để học lên cao, bệnh không được đếnbác sỹ, không tiếp cận tiếp cận với thông tin, không có thời gian và điều kiện để vui chơigiải trí vì chủ yếu là dành thời gian để đi làm thêm kiếm tiền, ít hoặc không được hưởngquyền lợi, thiếu tham gia vào phong trào địa phương”

1.1.1.2 Quan niệm nghèo đói của Việt Nam

Đối với Việt Nam, trước năm 1990, vấn đề nghèo đói ít được quan tâm, nó chỉ được đặcbiệt chú ý từ sau năm 1990, tức là sau 3 năm chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tấptrung bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, vấn đề phân hóa giàu nghèo xuất hiện và diễn

ra nhanh chóng.Bên cạnh đó, vấn đề nghèo đói đang là vấn đề búc xúc trên phạm vi toàncầu, nhất là các nước chậm và đang phát triển như khu vực Châu Phi và Châu Á

Nhìn chung, Việt Nam vẫn là nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, đầunhững năm 1990 thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 200 USD/ người/ năm,đến đầu năm 1997 mới đạt 320 USD/ người/ năm và năm 2007 cũng chỉ đạt 640 USD/người/ năm.Vì vậy, qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ở các Bộ,ngành đã đi đến thống nhất là cần có khái niệm, chuẩn mực riêng cho nghèo đói ở ViệtNam

Ở Việt Nam, đói và nghèo thường được chia làm hai khái niệm riêng biệt:

Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần nhữngnhu cầu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộngđồng xét trên mọi phương diện

Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành hầunhư toàn bộ cho nhu cầu ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như khôngcó

Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thunhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống

Sự nghèo khổ, sự bần cùng là đói, là tình trạng con người không có cái ăn, ăn không

đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống hàng ngày và không đủ sức

Trang 11

để lao động, để tái sản xuất sức lao động.Về mặt năng lượng, con người chỉ được thỏamãn 1500 calo/ngày thì đó là thiếu đói, dưới mức đó là đói gay gắt.

Nghèo đói thường phản ánh ở ba khía cạnh:

+ Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người

+ Có mức sống thấp dưới mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú

+ Không được hưởng cơ hội lựa chọn, quyết định và tham gia vào quá trình phát triểncộng đồng [5,T131,132]

1.1.2 Khái niệm hộ nghèo

Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Các hộ gia đình có thu nhập bình quân tính theo

đầu người nằm dưới giới hạn nghèo được gọi là hộ nghèo.Theo đánh giá chung của nhiều nước, hộ có thu nhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội là hộ nghèo” [8,T328]

Hộ nghèo và cận nghèo cũng được Đảng và Nhà nước ta quy định một cách rõ ràng

và cụ thể hơn như sau:

Theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo

áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015:

- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống

- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đông/người/năm) trở xuống

- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng –520.000 đồng/người/tháng

- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng –650.000 đồng/người/tháng

Khái niệm chuẩn nghèo

“Chuẩn nghèo là số tiền đảm bảo mức tiêu dùng thiết yếu (bao gồm cả lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm) cho 1 người trong 1 tháng Những hộ dân cư có thu nhập bình quân đầu người dưới chuẩn nghèo là hộ nghèo Thu nhập thực tế là thu nhập hiện hành của hộ dân cư tại thời gian điều tra sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của

Trang 12

giá cả theo thời gian (theo tháng) và không gian (theo thành thị, nông thôn các vùng)” (Bộ LĐ – TBXH, sđd)

Tại Việt Nam ngưỡng nghèo được đánh giá thông qua chuẩn nghèo, dựa trên các tínhtoán của các cơ quan chức năng như Tổng cục Thống kê hay Bộ Lao động – Thương binh

+ Nghèo chung: Tổng chi dùng cho cả giỏ tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằngcách ước lượng tỷ lệ; 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm; 30% cho các khoảncòn lại

Theo cách xác định trên, năm 1998 chuẩn nghèo lương thực thực phẩm của Việt Nambằng 107.234 VND/tháng, chuẩn nghèo chung bằng 149.156 VND/tháng Năm 2006 cácmức chuẩn này đã được xác định lại để đánh giá chính xác ngưỡng nghèo cho các thờiđiểm, các mức chuẩn cần hiệu chỉnh lại theo chỉ số giá tiêu dùng

Chuẩn nghèo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được xác định một cáchtương đối bằng cách làm tròn số và áp dụng cho từng khu vực và vùng miền khác nhau(nông thôn miền núi, hải đảo, nông thôn đồng bằng, thành thị)

Theo chuẩn nghèo của Việt Nam hiện nay: Xét theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động

– Thương binh và Xã hội, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 09/2011/QĐ-TTg vềviệc ban hành chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

Trang 13

1.1.3 Khái niệm nông nghiệp

Theo Từ điển Tiếng Việt: “ Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sửdụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi là tư liệu vànguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu chocông nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành:Trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủysản”

Khái niệm ngành nông nghiệp, cũng được Chương trình ESP (Chương trình đi làmviệc tại Hàn Quốc theo luật cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc)định nghĩa lại một cách cụ thể và ngắn gon hơn như sau: “Ngành nông nghiệp là hoạtđộng sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi các cây trồng và vật nuôi hữu ích cho conngười”

Xét theo tầm quan trọng của ngành nông nghiệp thì nông nghiệp được định nghĩa nhưsau: “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp nhiều loại sảnphẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấpnhiều nguồn nhân lực và tạo nên tích lũy ban đầu cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đấtnước”

1.1.4 Khái niệm chính sách

Theo từ điển bách khoa toàn thư định nghĩa “Chính sách là tập hợp các chủ trương vàhành động về phương diện nào đó của Chính phủ Nó bao gồm các mục tiêu kinh tế - vănhóa – xã hội – môi trường mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện cácmục tiêu đó”

Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1988 “Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụthể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị và tình hình thực tế mà

đề ra” hay “Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chínhphủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội”

Theo Franc Ellis cho rằng “trên tầm vĩ mô, chính sách được xem như đường lối hànhđộng mà Chính phủ lựa chọn đối với quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó, có thể là

Trang 14

kinh tế, xã hội và môi trường” (Nguồn: Franc Ellish “Chính sách nông nghiệp trong cácnước đang phát triển”, NXB Nông nghiệp 1995, trang 23)

Samuelson cho rằng: “Ngay cả khi Chính phủ không đưa ra một chính sách trong bốicảnh bất đắc dĩ nào đó để thực hiện mục đích nào đó, thì đó cũng là một kiểu chính sách”[3,Tr117]

Theo Jones (1984) thì chính sách luôn gồm các yếu tố bao gồm:

+ Dự định: Là mong muốn của người làm (hoạch định) chính sách

+ Mục tiêu: Cụ thể hóa dự định thành tích cần đạt tới

+ Đề xuất giải pháp: Cách thức tác động để nhằm đạt được mục tiêu

+ Quyết định lực chọn giải pháp để triển khai thực hiện

Theo Ngô Đức Cát và Vũ Đình Thắng cho rằng, chưa có định nghĩa thống nhất về

“chính sách” và đưa ra cách hiểu về “chính sách” là “phương pháp can thiệp” của Nhànước nhằm mục tiêu nào đó và trong thời hạn nhất định

Từ những định nghĩa trên, Giáo trình Xây dựng và phân tích chính sách nông nghiệp,nông thôn của TS.Chu Tiến Quang đã định nghĩa lại một cách khái quát và cụ thể nhất.Tác giả của giáo trình này cho rằng: “Chính sách là tập hợp các chủ trương, quan điểm,giải pháp, công cụ nhằm đạt những mục tiêu nhất định Quá trình hình thành chính sách

có sự tác động của nhiều yếu tố.Trước hết là sự nảy sinh một vấn đề kinh tế - xã hội nào

đó cần giải quyết.Trên cơ sở thực tế vấn đề và mong muốn, Chính phủ sẽ lựa chọn mụctiêu cần đạt, đưa ra giải pháp và công cụ trên cơ sở cân nhắc các điều kiện kinh tế, xã hội,chính trị, văn hóa, tâm lý nhân dân … để hiện thực hóa được chủ trương đã định”[9,Tr204]

Theo cách tiếp cận này thì Chính sách được hiểu là:

- Chính sách chính là phương thức tác động của chủ thể vào khách thể để đạt tới mụctiêu mà chủ thể mong muốn, tương tự như định nghĩa về “Quản lý là một quá trình, trong

đó chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý để đạt tới mục tiêu do chủ thể quản lýđưa ra”

- Chính sách còn là công cụ của quá trình quản lý mà Người quản lý tác động lên đốitượng bị quản lý

Trang 15

- Chủ thể chính sách là các cơ quan ban hành và thực thi chính sách gồm Đảng, Chínhphủ, Quốc hội, các Bộ ngành, khách thể chính sách hay đối tượng điều chỉnh của chínhsách là những cá nhân, tổ chức, Doanh nghiệp, hộ gia đình mà chính sách sẽ tác độngvào.

Như vậy có thể thấy rằng: “Chính sách là một phạm trù của khoa học quản lý, nó đềcập các giải pháp tác động của Chủ thể đến khách thể, có phạm vi rộng từ cấp vĩ mô(quốc gia, chính phủ) tới các cấp địa phương như tỉnh, huyện, xã và tới từng đơn vị kinh

tế - xã hội trong một hệ thống kinh tế - xã hội xác định”

Điểm chung nhất trong khái niệm về chính sách, dù ở cấp độ nào cũng là một trongcác công cụ của quản lý Phải có 3 nhóm yếu tố, đó là: Chủ thể, khách thể và mục tiêucủa chính sách

Mỗi chính sách đều phục vụ cho một hoặc một vài mục tiêu nhất định, do một chủ thểnào đó đưa ra và tác động (ảnh hưởng) đến một hoặc một số khách thể (đối tượng hưởnglợi) nhằm đạt tới mục tiêu đã xác định

Vì vậy, mỗi chính sách phải có: Chủ thể, khách thể và mục tiêu của nó Chính sách sẽ

là vô nghĩa hay không khả thi khi nó không xác định được 3 nhóm nhân tố nói trên haynói cách khác là chính sách bắt nguồn từ ý chí của chủ thể, không định được khách thể(đối tượng hưởng lợi) và không đưa ra được mục tiêu cần đạt tới

1.1.5 Khái niệm chính sách xã hội

Chính sách xã hội là loại chính sách được thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nướcthành một hệ thống, quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp để giải quyếtnhững vấn đề xã hội nhất định, trước hết là những vấn đề xã hội liên quan đến công bằng

xã hội và phát triển an sinh xã hội, nhằm góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội.[4,Tr80]

Chính sách xã hội bao gồm các chức năng:

Chức năng nhận thức: Chính sách xã hội với những nhiệm vụ khám phá ra các quy luật,các điều kiện và mối quan hệ qua lại giữa các quan hệ xã hội, quan hệ chính trị, quan hệkinh tế giữa nhu cầu và lợi ích của những nhóm xã hội trong một cơ cấu xã hội cụ thể Từ

đó chính sách xã hội có thể phát hiện ra tính quy luật của xã hội, tính quy luật chính trị là

Trang 16

sự vận động của hệ thông chính trị trong xã hội Tính quy luật của đời sống tinh thần xãhội, nó phản ánh đời sông văn hoá và các quan hệ văn hoá xã hội khác Tất cả các tínhquy luật này đều phản ánh nội dung của chính sách và đóng vai trò quy định nội dung,phương hướng của chính sách xã hội, nên việc nhận thức nó là điều hết sức quan trọngcủa chính sách xã hội.

Chức năng phân tích, dự báo, đề xuất các biện pháp cho công tác quản lý xã hội: Mộtchính sách xã hội khoa học gắn liền với thực tiễn xã hội sẽ giúp cho các nhà quản lý, lãnhđạo phân tích, dự báo những vấn đề xã hội trong một tương lai gần, hoặc xa, làm cơ sở để

đề xuất một chính sách mơi phù hợp

Chức năng thực tiễn: Chính sách xã hội phản ánh đúng thực tiễn, phù hợp với thực tiễn

và xâm nhập vào thực tiễn một các thích hợp, nó sẽ làm cho xã hội luôn ở trạng thái ểnđịnh, góp phần hoàn chỉnh cơ cấu xã hội, đẩy mạnh tính tích cực của các thành viên trong

xã hội, sử dụng tốt tiềm năng lao động của đất nước Sự hoàn thiện chính sách xã hội phụthuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nhưng chính sách xã hội khônghoàn toàn phụ thuộc một cách máy móc mà có tính độc lập tương đôi

1.1.6 Khái niệm Chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo

Chính sách Nông nghiệp là tổng thể các giải pháp và công cụ do Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội xây dựng và tổ chức thực hiện để giải quyết những vấn đề chính sách nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn.

Chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp:

- Là “tổng thể các giải pháp của Nhà nước tác động vào phát triển sản xuất nông

nghiệp, nông thôn theo những mục tiêu nhất định và trong khoảng thời gian nhất định”.

- Chính sách phát triển sản xuất đối với nông nghiệp rất rộng, bao gồm cả pháp luật,

cơ chế, chế độ do Nhà nước ban hành, được áp dụng phù hợp đối với từng đối tượng củanông nghiệp, nông thôn và bao gồm các nhóm chính sách: kinh tế, xã hội và môi trườngdiễn ra ở nông thôn

- Mục tiêu của chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp bao gồm:

+ Tạo sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế

Trang 17

+ Gia tăng không ngừng các loại phúc lợi xã hội, dân trí và đời sống tinh thần chocộng đồng dân cư nông thôn.

+ Duy trì, bảo vệ môi trường sinh thái mang tính nông thôn phục vụ cho phát triểnchung của toàn nền kinh tế, đặc biệt là đối với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mỗiquốc gia

Như vậy, có thể thấy rằng: “chính sách phát triển nông nghiệp là tập hợp nhiều

chính sách khác nhau, cùng tác động lên các khách thể ở nông thôn (là những đối tượng điều chỉnh của các chính sách khác nhau) cùng hoạt động trên địa bàn nông thôn và cùng tham gia vào quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, theo nghĩa vừa có lợi ích, vừa có trách nhiệm”.

Nội dung chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp:

Nội dung của chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp cũng rất đa dạng, thay đổi theođiều kiện đặc thù ở mỗi giai đoạn của nền kinh tế, ở mỗi quốc gia đều riêng biệt Nhưngxét về cách thức tác động có thể hình thành 2 nhóm chính sau:

a Nhóm tác động trực tiếp

Trong nhóm này, Nhà nước sử dụng các nguồn lực của mình để tác động trực tiếpvào sản xuất nông nghiệp qua các hoạt động, đầu tư, cung cấp các dịch vụ tín dụng, khoahọc công nghệ bằng nguồn vốn của Nhà nước và bằng sự hình thành các Chương trìnhmục tiêu quốc gia hướng tới những nhóm đối tượng nhất định và trong thời gian nhấtđịnh

b Nhóm tác động gián tiếp

Trong nhóm này, Nhà nước áp dụng các giải pháp mang tính hỗ trợ, ưu đãi nhằmkhuyến khích, thúc đẩy các tác nhân tại nông thôn cùng tham gia vào các hoạt động pháttriển nông nghiệp bao gồm cả kinh tế - xã hội và môi trường

- Vai trò của chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn

a Là công cụ để Nhà nước tác động vào các đối tượng trên địa bàn nông thôn

- Đối tượng của chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp bao gồm kinh tế hộ giađình, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội trong hoạt động lĩnh vực kinh tếnông nghiệp, phi nông nghiệp và các lĩnh vực xã hội trong nông thôn

Trang 18

- Đối với các nước đang phát triển thì chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nôngnghiệp tập trung chủ yếu vào nông dân do đối tượng này đang chiếm số đông và cầnđược chính sách hỗ trợ.

b Là công cụ để Nhà nước hướng dẫn các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôncùng thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển do Nhà nước xác định

- Vai trò này thể hiện quyền lực riêng có của Nhà nước và đồng thời là nghĩa vụ củaNhà nước trong việc đưa ra định hướng phát triển nền kinh tế nói chung và phát triểnnông nghiệp nói riêng

- Chính sách đóng vai trò như công cụ dẫn dắt, định hướng cho các đối tượng này thựchiện quy hoạch Nếu quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn không có chính sách đikèm để thúc đẩy và định hướng các đối tượng thực hiện quy hoạch thì quy hoạch đó sẽkhông thể triển khai

c Là công cụ để thúc đẩy sự gắn kết các đơn vị kinh tế, hộ gia đình cùng hợp tác để pháttriển sản xuất nông nghiệp

- Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn thường liên quan đến nhiều đơn

vị kinh tế khác nhau như: các hộ gia đình, các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanhtrong một ngành sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp, trên cùng một địa bàn

- Yêu cầu hợp tác và liên kết giữa các đối tượng khác nhau cùng tham gia sản xuấtmột sản phẩm nào đó là yêu cầu khách quan, chính sách là công cụ để Nhà nước tácđộng, thúc đẩy sự gắn kết các đơn vị kinh tế trong hợp tác cùng phát triển nông nghiệpnông thôn

d Là công cụ để Nhà nước thực hiện phân phối lại thu nhập giữa các đơn vị kinh tế trongnông nghiệp, nông thôn

- Nhà nước ban hành các chính sách điều chỉnh việc phân bố các nguồn lực đầu vào(đất đai, nước, điện, hạn mức khai thác tài nguyên ) và các chính sách về thuế trong sửdụng các nguồn lực này

- Thông qua các chính sách trên, Nhà nước đã tác động, điều chỉnh thu nhập của cácđơn vị kinh tế, các hộ gia đình theo chủ trương, quan điểm nào đó, đảm bảo sự công bằng

Trang 19

và bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng các nguồn lực nói trên Từ đó, góp phần xóa đóigiảm nghèo, cải thiện đời sống kinh tế của người dân

1.2 NHU CẦU VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ NGHÈO

1.2.1 Nhu cầu của hộ nghèo

Là con người xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất và nhu cầutinh thần Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và phát triển Nhucầu con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống,yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ Để tồn tại, con người cần phải được đápứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự sống như: ăn, mặc, nhà ở và chăm sóc y tế, ;

để phát triển, con người cần đáp ứng các nhu cầu cao hơn như: nhu cầu được an toàn,được học hành, được yêu thương, được tôn trọng và khẳng định

Người nghèo hay các hộ gia đình nghèo cũng vậy Họ cũng cần tới các nhu cầu thiếtyếu cho cuộc sống như ăn, mặc, ở hay các nhu cầu cao hơn để có thể thích nghi với cuộcsống của họ và đời sống chung của toàn xã hội Tuy nhiên các nhu cầu này sẽ là chưa đủnếu như họ sống trong xã hội mà không có sự tham gia vào xã hội với sự tôn trọng haykhẳng định bản thân

Như vậy, có thể thấy rằng người nghèo hay các đối tượng khác trong xã hội, dù là ai

họ cũng luôn cần đến những nhu cầu tối thiểu trên để tồn tại Tuy nhiên, trong xã hội vẫnluôn tồn tại những người thiếu thốn các nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân vàgia đình Trong đó, có những người đặc biệt khó khăn không có khả năng tự bảo đảm chocuộc sống của cá nhân từ việc lo ăn, lo mặc đến chữa bệnh và học hành và có nguy cơ bị

đe dọa sự an toàn của cuộc sống Những đối tượng này rất cần được sự giúp đỡ của Nhànước và xã hội Đây cũng là một trong những hướng tiếp cận với người nghèo để hiểuđược những mong muốn, đồng thời từ đó xuất phát tìm hiểu các phương pháp giải quyết

và hỗ trợ cho họ để họ ngoài việc được đảm bảo có ăn, có mặc và nơi ở an toàn, họ cònđược hỗ trợ để tiến xa hơn, giao tiếp một cách tự tin với xã hội, cùng hòa mình và đónggóp cho những hoạt động chung của cộng đồng, từ đó khẳng định bản thân, được tôntrọng

1.2.2 Đặc điểm của hộ nghèo

Trang 20

Theo định nghĩa của World Bank, nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phươngdiện: Thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo ra thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêudùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít cókhả năng truyền đạt nhu cầu và khó khăn tới những người có khả năng giải quyết Đâycũng chính là đặc điểm của hộ nghèo.

Thứ nhất, hộ nghèo “chủ yếu là các hộ nông dân”, chiếm trên 80% số nguời nghèo

Hộ nông dân nghèo với trình độ học vấn thấp, trình độ tay nghề thấp và khả năng tiếp cậnđến các thông tin và kỹ năng chuyên môn, nguồn vốn bị hạn chế, có ít đất canh tác hoặckhông có đất nhưng có rất ít cơ hội có thể tạo ra thu nhập ổn định từ các hoạt động phinông nghiệp Những người sống dưới ngưỡng nghèo thường là thành viên của những hộ

có chủ hộ là nông dân tự do

Thứ hai, hộ nghèo “là những hộ không có thu nhập ổn định từ công ăn việc làm, từcác khoản chuyển nhượng của phúc lợi xã hội” Tại nhiều quốc gia, nhiều vùng “chi tiêu

có một công việc tốt” hay có “lương hưu” là những tiêu chuẩn để xếp các hộ vào cácnhóm sung túc hơn mặc dù thu nhập từ những nguồn này thường không cao, song ý nghĩachủ yếu của chúng là sự ổn định và đảm bảo

Mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so với mức sống chung

và đặc biệt với nhóm có mức sống cao.Sự gia tăng chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20%giàu nhất và 20% nghèo nhất (từ 7,3 lần năm 1993 lên 8,9 lần năm 1998) cho thấy, tìnhtrạng tụt hậu của người nghèo (trong mối tương quan với người giàu) Mặc dù, chỉ sốnghèo đói có cải thiện, nhưng mức cải thiện ở nhóm người nghèo chậm hơn so với mứcchung và đặc biệt so với những người có mức sống cao Hệ số chênh lệch mức sống giữathành thị và nông thôn còn rất cao

Thứ ba, Hộ nghèo “là những hộ có trình độ thấp” Do vậy, bản thân các hộ nghèo đềuhiểu được rằng trình độ học vấn là chìa khóa quan trọng để thoát nghèo Ở thành thị, cácthành viên trong hộ cần phải có trình độ cao hơn mức phổ thông cơ sở thì mới có cơ hộikiếm được một công việc ổn định Ở nông thôn, các hộ thường gắn tầm quan trọng củahọc hành với khả năng nhận biết những cơ hội mới và nắm bắt được các kỹ thuật mới,khả năng biết đọc, biết viết, khả năng tính toán, ngôn ngữ, kỹ thuật là chỉ tiêu được đánh

Trang 21

giá cao.Việc tiếp xúc với cán bộ khuyến nông, quan hệ với những người ở ngoài cộngđồng, tiếp cận với thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng đã trở thành nhữnglĩnh vực ưu tiên quan trọng đối với các hộ nghèo.

Thứ tư, “các hộ có nhiều trẻ em và phụ nữ sống độc thân thường là các hộ nghèo”.Các hộ này thường chỉ không có ít lao động hơn so với miệng ăn trong gia đình mà cònphải trả các chi phí giáo dục lớn hơn cũng như phải chịu thêm các chi phí khám chữabệnh, gây mất ổn định cho kinh tế gia đình Những hộ bị mất lao động, trưởng thành do

bị chết, bỏ gia đình đi hoặc tách ra khỏi hộ thường được cộng đồng xếp vào nhóm hộnghèo nhất, đây thường là hộ do phụ nữ làm chủ hộ Theo thống kê, phụ nữ sống độcthân phần lớn là nghèo hơn so với những hộ nam giới sống độc thân Phụ nữ nông dân ởvùng sâu, vùng xa, nhất là nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là những người nghèo dễ

bị tổn thương nhất Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn, nhưng thu nhập ít hơn,

họ ít có quyền quyết định trong gia đình và cộng đồng do đó họ ít có cơ hội tiếp cận vớicác nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại

Thứ năm, các hộ nghèo “thường là nạn nhận của tình trạng nợ nần” Nguy cơ dễ bịtổn thương bởi những khó khăn theo thời vụ, bởi những đột biến xảy ra với hộ gia đình

và những cuộc khủng hoảng xảy ra với cộng đồng là một khía cạnh quan trọng của nghèođói Những hộ nghèo ít vốn hoặc ít đất đai và những hộ chỉ có khả năng trang trải đượccác chi tiêu của lương thực và phi lương thực thiết yếu khác đều rất dễ bị tổn thươngtrước mọi biến cố Nhiều hộ gia đình tuy mức thu nhập trên ngưỡng nghèo, nhưng vẫngiáp ranh với ngưỡng nghèo đói Do vậy, khi có những lao động về thu nhập cũng có thểkhiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo Tính mùa vụ trong nông nghiệp cũng tạo nên khókhăn cho người nghèo

Cơ hội là một trong những kênh quan trọng nhất để giảm nghèo Cơ hội có thể đượcxem là sự kết hợp giữa hai yếu tố: Sở hữu tài sản (hoặc ít nhất được tiếp cận với tài sản)

và tạo ra lợi nhuận từ tài sản đó Nhiều khi tài sản chính của người nghèo chỉ là sức laođộng, nhưng nếu không có những hoạt động sử dụng sức lao động đó để tạo ra thu nhậptốt thì một mình tài sản này không đủ để đảm bảo cho sự tồn tại của họ Đó chính là các

Trang 22

hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ quy mô nào, nhưng để tiến hành các hoạt độngnày phải có vốn Thiếu vốn kết hợp với thiếu cách làm ăn hiệu quả sẽ dẫn đến nghèo đói.1.3 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNGNGHIỆP

1.3.1 Hỗ trợ về công cụ sản xuất

Theo xu hướng phát triển chung trên thế giới, vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, phát triểnbền vững ngày càng được các quốc gia chú trọng quan tâm Đặc biệt, vấn đề nghèo đóikhông chỉ được nhìn nhận ở khía cạnh nghèo đói về tiền (chủ yếu quan tâm đến thu nhập

và chi tiêu) như trước kia nữa, mà giờ đây nghèo đói được nhìn nhận theo nghĩa rộnghơn, theo nhiều chiều cạnh khác nhau liên quan đến cuộc sống con người như: điều kiệnsống, an ninh lương thực, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, sở hữu tài sản và công cụsản xuất, tình trạng phát triển kinh tế – xã hội,…Chính vì vậy không chỉ hỗ trợ về vốn mànhà nước đnag quan tâm hơn đến các chinh sách hỗ trợ về các lĩnh vực khác trong đó có

hỗ trợ về công cụ sản xuất

Hỗ trợ về công cụ sản xuất là một trong những sự hỗ trợ quan trọng có vai trò thúc đẩycác hỗ trợ các cho người nghèo như: hỗ trợ về việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo.Công cụ sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn,gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật,công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộnghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ Đồng thời muốn thực hiện tốt,cần kết hợp chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưutiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạynghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợxuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả nước

Trang 23

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp gồm các công cụ về sản xuất nông nghiệp như cácloại máy móc, xưởng, vật tư, dịch vụ ngành nghề.

Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và quản lý chương trình, dự án phát triển sản xuất gồm: tậphuấn, chuyển giao kỹ thuật; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;quản lý, kiểm tra giám sát

Người nghèo, hộ nghèo đã được tập huấn các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triểnngành nghề, được tiếp cận với các kiến thức, khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào thực tế.Nhiều việc làm đã được tạo ra cho người nghèo, đời sống của người dân, nhất là ngườinghèo đã từng bước được cải thiện

* Định mức hỗ trợ:

Hộ theo quy định tại khoản 1, Điều 2 được hỗ trợ như sau:

- Hộ nghèo được hỗ trợ tối đa 18 triệu đồng/hộ/dự án

- Hộ cận nghèo được hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng/hộ/dự án

- Hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ tối đa 13 triệu đồng/hộ/dự án

Doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 2, Điều 2 được hỗ trợ chi phí;số công

cụ được hỗ trợ phụ thuộc vào nội dung dự án; thời gian tính hỗ trợ theo hợp đồng với đạidiện nhóm nông dân tham gia dự án

Định mức hỗ trợ được phân ra các đối tượng: Hộ nghèo được hỗ trợ tối đa 18 triệu đồng/hộ/dự án, hộ cận nghèo được hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng/hộ/dự án, hộ mới thoát nghèođược hỗ trợ tối đa 13 triệu đồng/hộ/dự án

Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và quản lý dự án không quá 5% tổng kinh phí thực hiện dựán

1.3.2 Hỗ trợ về giống cây, con, phân bón

Hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thành phố rà soát nhucầu hỗ trợ của hộ dân về các loại cây, con giống Tổ chức họp bản, cho hộ dân viết đơnđăng ký nhu cầu cần hỗ trợ với điều kiện các hộ đảm bảo về: chuồng trại, đất canh tác;cam kết thực hiện đúng quy trình kỹ thuật canh tác, chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng giốngđúng mục đích Cùng đó, tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ sản xuất 30a và hướngdẫn Nhân dân các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi Được hỗ trợ con giống,

Trang 24

cây trồng và tập huấn phương thức sản xuất mới, bà con dân tộc giảm gánh nặng đầu tưban đầu, nên yên tâm phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống.

* Điều kiện được hỗ trợ:

Hộ chưa tham gia dự án có nguyện vọng tham gia dự án và đáp ứng theo điều kiện tạiKhoản 1 Điều 3 của Nghị định này;

Hộ nghèo đã tham gia dự án phát triển sản xuất tại Điều 4 có nguyện vọng tiếp tục được

hỗ trợ cung cấp giống cây, con, phân bón hướng tới tăng cao hiệu qủa kinh tế đem lại từsản xuất nông nghiệp, để giảm nghèo

Doanh nghiệp, hợp tác xã đáp ứng theo điều kiện tại điểm b, Khoản 1, Điều 4 của Nghịđịnh này

* Nội dung và mức hỗ trợ

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp gồm: giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư,dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, tiêuthụ sản phẩm;

Người nghèo được tiếp cận và sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và giátrị cao hơn để thay thế cho các giống cũ, phương thức canh tác, nuôi trồng cũ, năng suấtthấp ở địa phương Số lượng đàn gia súc đã tăng lên, phù hợp với nguyện vọng của ngườidân Nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chọn giống cây trồng vậtnuôi, phương thức canh tác, chăm sóc, bảo vệ rừng ngày càng được cải thiện

Hộ đã tham gia dự án được hỗ trợ tối đa bằng 50% mức hỗ trợ đối với hộ mới tham gia

Dự án phát triển sản xuất để giảm nghèo kết thúc có hiệu quả, nâng cao thu nhập chongười dân; có trên 50% số hộ đang tham gia dự án muốn mở rộng dự án và có thêm ítnhất 30% số hộ mới tham gia dự án

Doanh nghiệp, hợp tác xã được hỗ trợ như quy định Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và quản

lý dự án gồm: tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thịtrường, tạo việc làm; quản lý, kiểm tra giám sát; tuyên truyền, nhân rộng mô hình khôngquá 5% tổng kinh phí thực hiện nhân rộng dự án

1.3.3 Hỗ trợ về vốn

Trang 25

Hỗ trợ vay vốn cho hộ nghèo là khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo cósức lao động, nhưng thiếu thốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phảihoàn trả số tiền gốc và lãi; tùy theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khácnhau nhằm giúp người nghèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hòa nhập cùngcộng đồng Sự hỗ trợ này hoạt động theo từng mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện riêng, khácvới các loại hình tín dụng của các ngân hàng thương mại mà trong đó có các nội dung cơbản sau:

Về mục tiêu: nhằm vào việc hỗ trợ những hộ gia đình nghèo đói có vốn phát triển sảnxuất kinh doanh, nâng cao đời sống, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận

Về nguyên tắc: cho các hộ nghèo có sức lao động vay nhưng thiếu tư liệu sản xuất, thiếuvốn sản xuất kinh doanh Các hộ này phải là những hộ được xác định theo chuẩn mựcnghèo đói do bộ Lao động – Thương binh Xã hội hoặc do địa phương công bố theo từngthời kỳ Thực hiện cho vay có hoàn trả bao gồm cả gốc và lãi theo kỳ hạn đã thỏa thuận

Về điều kiện: có một số điều kiện cho từng chương trình, chính sách hỗ trợ vay vốn tùytheo từng nguồn vốn, thời kỳ khác nhau, ở từng địa phương khác nhau sẽ có những quyđịnh về điều kiện phù hợp với tình hình thực tế Nhưng một trong những điều kiện cơ bảnnhất của tín dụng đối với người nghèo đó là: khi được vay vốn không phải thế chấp tàisản

Về vai trò của vốn vay trong việc giảm nghèo:

Nguồn vốn có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước Nhưng có không phải

là điều kiện đủ mà nguồn vốn chỉ là một trong những điều kiện cần thiết và là trung gianphân bố nguồn lực cho phát triển Vì vậy, vai trò của nguồn sống trong việc giảm nghèo

có thể được hiểu như sau:

Thứ nhất, nguồn vốn có thể mua các vật tư cần thiết đầu tư cho sản xuất nông nghiệp nhưmáy móc, trang thiết bị, giống, và các khoản đầu tư khác Trên thực tế, tại nông thônViệt Nam, bản chất của người nông dân là tiết kiệm, cần cù, nhưng nghèo đói dễ trởthành trở ngại cho họ vì không có nguồn vốn đầu tư, thay đổi sản xuất, nâng cao chấtlượng cuộc sống Chính vì vậy, nguồn vốn đối với họ có ý nghĩa rất lớn để vượt qua đóinghèo Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù của mình bằng sức lao động của bản

Trang 26

thân và gia đình, họ mới có điều kiện mua sắm, đầu tư sản xuất và tự nâng chao chấtlượng đời sống cho chính mình

Thứ hai, nguồn vốn góp phần vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thựchiện việc phân công lại lao động xã hội Trong nông nghiệp, vấn đề quan trọng là để cóthể đi lên một nền sản xuất thì phải có cơ cấu kinh tế phù hợp, kết hợp với các biện phápkhoa học kỹ thuật mới vào sản xuất Cụ thể trong nông nghiệp với các hộ gia đình nghèo,chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với vận dụng các ứng dụng khoa học kĩ thuật vàosản xuất là một trong những phương thức hỗ trợ sự thay đổi tốt nhất và bền vững nhấtcho họ Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi họ phải có sự đầu tư từ nguồn vốn khálớn, kết hợp với các nguồn lực sẵn có để thực hiện được Từ đó có thể thấy rằng, hỗ trợvốn cho hộ gia đình nghèo ngoài vai trò hỗ trợ trực tiếp cho kinh tế của gia đình mà cònđóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp nông thôn, góp phần đẩymạnh ứng dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề dịch vụmới trong nông nghiệp, tạo sự phân hóa trong phân công lao động của xã hội

Thứ ba, hỗ trợ nguồn vốn được coi là công cụ chủ chốt nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn: Thunhập thấp – tiết kiệm ít – sản lượng thấp Đặc biệt là vùng nông thôn nơi mà phần lớn dân

số là những người nông dân có thu nhập thấp Khi thu nhập thấp sẽ dần đến tiết kiệmđược ít, không đủ vốn cho những đầu tư sản xuất, gây ra hiệu quả thấp về sản lượng.Thứ tư, nguồn vốn cho phép các hộ nghèo được góp phần phát triển xã hội, thể hiện vaitrò xã hội cũng như thay đổi bộ mặt đời sống chung của toàn xã hội, nhất là đời sốngnông thôn, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội

Thứ năm, nguồn vốn đóng vai trò hỗ trợ người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thịtrường, trong đó có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường.Vốn được cung cấp nhưng gắn với trách nhiệm hoàn trả vốn và lãi suất, đòi hòi ngườiđược cung cấp vốn vay phải có sự đầu tư tìm hiểu có tính toán để có khả năng quản lý và

sử dụng số vốn một cách hiệu quả Từ đó tạo cho chính họ sự sáng tạo, chủ động trongsản xuất kinh doanh của chính hộ gia đình mình

Thứ sáu, hỗ trợ nguồn vốn cho người nghèo còn là công cụ giúp cho việc duy trình và sựphát huy quyền bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới Họ có điều kiện để tham gia làm

Trang 27

kinh tế, tạo thu nhập cho gia đình và giảm phụ thuộc kinh tế vào người chồng Nguồnvốn giúp cho phụ nữ thực hiện hoạt động sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình nhưbuôn bán, tiểu thủ công,,,,

1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘ NGHÈO SẢNXUẤT NÔNG NGHIỆP

1.4.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất nông nghiệp

Sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp,nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn Nông nghiệptiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặthàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới Kinh tế nông thôn chuyển dịchtheo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếptục đổi mới Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nôngthôn thay đổi Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thônngày càng được cải thiện Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn Hệ thống chính trị ởnông thôn được củng cố và tăng cường Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tươngxứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng Nông nghiệp phát triển cònkém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa pháthuy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ

và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quyhoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; nănglực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế Đời sống vật chất và tinh thần củangười dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùngsâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn,phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc

Trong nghị quyết hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành trung ương khoá x về nông nghiệp,nông dân, nông thôn nêu rõ:

Trang 28

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triểnkinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữgìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quátrình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân vànông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn vớixây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản;phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dânphải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điềukiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợitrong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nôngthôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứngdụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn,phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chínhtrị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cườngvươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đờisống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nôngnghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân

Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợithế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúađảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài Cơ cấu lại ngành

Trang 29

nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường Phát triển sản xuất với quy mô hợp

lý các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế nông sản thay thế nhập khẩu Tăngcường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, công nghệsinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, thông tin hoá, thay thế lao động thủ công, thay đổi tậpquán canh tác lạc hậu để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả và

sức cạnh tranh của nông sản.Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hànghoá tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới

có năng suất, chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu; đẩy nhanh cơ giới hoá đồng

bộ các khâu sản xuất; hiện đại hoá công nghiệp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng,

vệ sinh an toàn thực phẩm và giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa Bố trí lại cơ cấu câytrồng, mùa vụ và giống để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh phù hợp với điều kiệncủa từng vùng Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh sản xuất lúa, nhất là ở đồng bằng sông CửuLong, đồng bằng sông Hồng Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt

và lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong phát triển nông nghiệp Có chính sách bảo đảm lợiích cho người trồng lúa, địa phương và vùng trồng lúa Xây dựng các vùng sản xuất câycông nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa hàng hoá tập trung, trước hết là các vùng nguyên liệucho công nghiệp chế biến và xuất khẩu

Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, antoàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng; chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc

ăn cỏ ở trung du, miền núi và Tây Nguyên; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượnggiống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả;tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh; phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôicông nghiệp; tổ chức lại và hiện đại hoá cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm

1.4.2 Trình độ chuyên môn của cán bộ

Ngành NN & PTNT là một ngành đa lĩnh vực, với chức năng tham mưu cho các cơ quanliên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,thuỷ lợi và phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn, an toàn nông sản, lâm sản và thuỷsản trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường, các dịch vụ thuộc ngành Nông

Trang 30

nghiệp và phát triển nông thôn Các cán bộ làm việc tai đây là lực lượng trực tiếp đưanhững tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến đến với bà con nông dân, từng bước đóng gópthúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng tại Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp

công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong

những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụcho cán bộ, CNVCLĐ ngành Nông nghiệp và PTNT luôn được quan tâm, chú trọng vàđạt những kết quả đáng khích lệ

Công tác bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, tư cách cán bộ, CNVCLĐ được quan tâm chútrọng hàng đầu, nhằm mục đích giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng choCNVCLĐ; xây dựng lực lượng CNVCLĐ có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa

xã hội, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng; nhạy bén và vững vàng trước nhữngdiễn diến phức tạp của tình hình trong nước và trên thế giới; có tinh thần đoàn kết,thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, sống và làm việc theo pháp luật Từ sự quan tâm củangành, trong những năm qua, lực lượng CNVCLĐ ngành NN & PTNT đã nhận thức sâusắc và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, nội quy, kỷ luật của cơ quan, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí,không có cán bộ, CNVCLĐ vi phạm pháp luật

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghềnghiệp cho cán bộ, CNVCLĐ, đặc biệt là lực lượng trẻ được chú trọng, phong trào tự họctập của cán bộ, công chức được phát huy mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức như tự nghiêncứu sách, tài liệu kỹ thuật, khai thác thông tin trên mạng internet…

Đến nay, nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, lao động nhất là cán bộ lãnhđạo chủ chốt có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động và sáng tạo, hăng hái thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Trình độ kiến thức vànăng lực hoạt động thực tiễn ngày càng được nâng cao, được cử đi đào tạo, bồi dưỡngnâng cao trình độ cơ bản phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và chuyên môn đang đảm nhiệm,

Trang 31

phát huy được kiến thức, năng lực trong từng lĩnh vực được phụ trách, đáp ứng yêu cầunhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các chỉtiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành và của địa phương hàng năm.

Tuy nhiên công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viênchức lao động còn một số bất cập như: đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn kết chặt chẽ với côngtác quy hoạch và sử dụng cán bộ, chưa quan tâm đúng mức đến đào tạo cán bộ theo chứcdanh, đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình

độ về lý luận chính trị còn thấp do số lượng được phân bổ ít so với tỷ lệ cán bộ công chứccủa ngành; một bộ phận cán bộ, công chức vừa học vừa làm nên thời gian học tập trungkhông nhiều, nội dung được đào tạo chủ yếu nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ,chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý điều hành và tổ chức thực hiện, nhất là

xử lý các tình huống trong thực tiễn; chế độ chính sách cho cán bộ, công chức được cử điđào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay…

Chính vì vậy cần rà soát, đánh giá đúng trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,lao động và công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua, từ đó xác định nhu cầu đàotạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm và cảgiai đoạn phù hợp với từng chức danh, ngạch, bậc, trên cơ sở quy hoạch cán bộ và nhucầu thực tiễn của từng đơn vị, của ngành Có cơ chế khuyến khích, động viên cán bộ,công chức, viên chức tự nâng cao trình độ về mọi mặt Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, cần chú trọng bồi dưỡng phẩmchất đạo đức cách mạnh, bồi dưỡng lý luận phải đi đôi với kiến thức thực tiễn

1.4.3 Nhận thức của người nghèo

Một số người nghèo không hoặc chưa nhận thức được mình nghèo, không tỏ ra lo lắngkhi thiếu đói và thiếu các điều kiện vật chất tối thiểu trong sinh hoạt hàng ngày; một số ýthức được điều này, nhưng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước Đây là một trong nhữngnguyên nhân lý giải vì sao kết quả xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) chưa được như mongmuốn và cũng đặt ra yêu cầu đổi mới công tác truyền thông về giảm nghèo Một hội thảochuyên đề, bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông về giảm nghèo vừađược BQL Dự án PRPP của tỉnh tổ chức đã thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà

Trang 32

nghiên cứu Giảm nghèo là một chủ trương, mối quan tâm lớn của tỉnh, thực hiện mụctiêu này, thời gian qua đã có nhiều chương trình, dự án mang tính đòn bẩy được đầu tưvào các vùng nông thôn, nhưng hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn Trong rấtnhiều nguyên nhân dẫn đến công tác giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả, có phần rất quantrọng của hoạt động truyền thông tác động đến nhận thức của người dân về giảm nghèo.Thành quả trong quá trình XĐGN có sự đóng góp rất lớn của các chương trình, đề án hỗtrợ giảm nghèo với các nhóm dự án như: Nhóm các chính sách, dự án và hoạt động giảmnghèo chung gồm hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ về y tế,giáo dục, nhà ở; nhóm hỗ trợ trực tiếp thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia như30a, 135, 134, xây dựng nông thôn mới, nhân rộng mô hình giảm nghèo; nhóm cơ chế,chính sách hỗ trợ gián tiếp giảm nghèo gồm Đề án đổi mới phát triển nghề, đào tạo nghềcho lao động nông thôn, vay vốn tạo việc làm, hỗ trợ nâng cao năng lực truyền thông,giám sát, đánh giá Các chính sách này được thực hiện từ nhiều năm, đã có tác động trựctiếp đến cuộc sống người dân Tuy nhiên, qua phân tích của tổ tư vấn Dự án PRPP chothấy: Việc đầu tư, hỗ trợ rất lớn nhưng hiệu quả thấp, chưa đạt được mục tiêu Bên cạnhmặt tích cực, quá trình hỗ trợ giảm nghèo cũng làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗtrợ bên ngoài của một bộ phận người nghèo.

Chính bản thân người nghèo chưa nhận thức hoặc nhận thức không đúng, không đầy đủ

về vị trí, vai trò của người nghèo đối với công cuộc xóa nghèo nên dẫn đến một số nhậnthức sai lầm Một số người nghèo không hoặc chưa nhận thức được mình nghèo, không

tỏ ra lo lắng khi thiếu đói và thiếu các điều kiện vật chất tối thiểu trong sinh hoạt hàngngày; một số ý thức được mình nghèo, nhưng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước Ngay cảkhi đã thoát nghèo, nhưng họ không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo, coi việc hỗ trợcủa Nhà nước là nguồn lợi có một cách tự nhiên và cần phải được hưởng thường xuyên;lại có một bộ phận khác do lười lao động, lười suy nghĩ, thờ ơ với cuộc sống của chínhbản thân

Đối với công tác truyền thông về giảm nghèo thời gian qua đã đạt được những kết quảđáng khích lệ, tác động trực tiếp đến người dân Thông qua hoạt động truyền thông, đãgiúp một bộ phận người nghèo chủ động, tranh thủ được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà

Trang 33

nước, các tổ chức xã hội, từng bước vươn lên thoát nghèo Nhưng hoạt động truyền thôngcủa các cơ quan thông tin đại chúng, thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật và quahoạt động đội ngũ báo cáo viên vẫn mang nặng tính hình thức, chưa linh hoạt, chưa sátthực với người dân Mặt khác, chất lượng truyền thông về giảm nghèo chưa cao, nhiềunội dung quan trọng, cần phải truyền thông nhưng chưa được đề cập hoặc đề cập còn mờnhạt.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá cụ thể hiệu quả hoạt động truyền thông tác động đến tâm

lý người dân, tổ tư vấn đưa ra các giải pháp: Trong quá trình truyền thông phải căn cứvào đặc điểm đối tượng, phải tìm nguyên nhân dẫn đến nghèo để phân loại thành cácnhóm, từ đó xây dựng căn cứ cho việc xác định nội dung, phương pháp truyền thông Nộidung truyền thông, phải làm rõ vai trò của người nghèo đối với công tác giảm nghèo, họvừa là chủ thể, vừa là đối tượng và người được hưởng lợi từ XĐGN, chỉ rõ nguyên nhânđói nghèo Đồng thời cũng nêu rõ, trách nhiệm của người nghèo là phải chủ động tìmbiện pháp xóa nghèo dưới sự hỗ trợ về vật chất, sự hướng dẫn về phương pháp, cách thứcgiảm nghèo của Đảng, Nhà nước Đặc biệt, phải làm cho người nghèo thấy rõ sự giúp đỡcủa Đảng, Nhà nước chỉ là hỗ trợ, người nghèo tự vươn lên là chính Thông qua hoạtđộng truyền thông, cần chỉ cho người nghèo thấy trách nhiệm tự tìm giải pháp giảmnghèo phù hợp với điều kiện thực tế, họ phải tự đúc rút, học hỏi kinh nghiệm, vận độngnhững người nghèo cùng tìm giải pháp để giảm nghèo, tiến tới xóa nghèo

1.4.4 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật chất quan trọng để phát triểnkinh tế xã hội, là điều kiện thường xuyên, cần thiết trong quá trình sản xuất và là mộttrong những yếu tố đóng vai trò quan trọng

Mức độ nghèo đói thường có quan hệ mật thiết với điều kiện địa lí tự nhiên Ở các vùngđịa lí cách biệt, có rất ít tài nguyên cơ bản như đất, nước, ít mưa cùng với các điều kiệnkhí hậu khắc nghiệt khác Chẳng hạn, nền kinh tế tăng trưởng chậm vì đất nước phải chịunhiều thiệt hại từ nhiều cơn lũ hàng năm Những vùng chịu ảnh hưởng bởi các điều kiệnđịa lí, thiên tai như vậy, mọi thứ đều thiếu thốn hoặc ở trong tình trạng rất tệ, từ các dịch

Trang 34

vụ công cộng thiết yếu như điện, nước, y tế Tất cả những đặc điểm này đã phần nào gây

ra tình ra tình trạng nghèo khổ của người dân nông thôn

Bên cạnh đó, khả năng đối phó và khắc phục rủi ro này của người nghèo rất kém donguồn thu nhập thấp, bấp bênh và khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chốngchọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, thiên tai, mất nguồn lao động,mất sức khỏe,…) Với năng lực kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khuvực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn trong cuộc sống của họ và tấtnhiên người nghèo thì càng nghèo hơn

Khả năng quản lí của chính phủ và chính quyền địa phương: Một yếu tố quan trọng nữatrong yếu tố vùng ảnh hưởng đến nghèo đói đó là khả năng quản lí của nhà nước và chínhquyền địa phương Điều này tuỳ thuộc vào chính sách tăng trưởng kinh tế, khả năng ổnđịnh thị trường cũng như ổn định chính trị, hệ thống pháp luật công bằng, hiệu quả, anninh trong khu vực và toàn cầu Các cải cách thị trường có thể thúc đẩy tăng trưởng vàtrợ giúp người ngheo nhưng chúng cũng có thể gây ra những sai lệch không mong đợi.Khả năng của chính phủ và chính quyền địa phương còn thể hiện ở khả năng cung cấp cơ

sở hạ tầng và các dịch vụ công Cơ sở hạ tầng càng tốt thì người dân trong vùng có nhiều

cơ hội phát triển do điều kiện kinh doanh thuận lợi và tiếp cận thị trường dễ dàng

Những tác động của chính sách vĩ mô đến người nghèo chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư chonông nghiệp và nông thôn còn thấp Việc phân phối lợi ích tăng trưởng trong các nhómdân cư gồm cả các nhóm thu nhập phụ thuộc vào đặc tính của tăng trưởng chưa hợp lý.Thông thường, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn những người nghèo

và như vậy đã làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa nội thành và ngoại thành làđiều khó tránh khỏi

Tiểu kết chương 1

Qua chương 1, tác giả đã hệ thống lại các vấn đề cơ bản về hệ thống lý luận liên quan đến

đề tài nghiên cứu như

Đưa ra hệ thống lý luận về đề tài và các thông tin có liên quan trong các đè tàinghiên cứu Từ đó làm cơ sở để lựa chọn các nội dung và làm rõ hơn về đề tài

Trang 35

Trình bày hệ thống các khái niệm có liên quan về chương trình hỗ trợ sản xuấtnông nghiệp cho người nghèo nói chung và người nghèo trên địa bàn xã Văn Phươnghuyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình nói riêng bao gồm: Khái niệm nghèo, khái niệm sảnxuất nông nghiệp, khai niệm chính sách,….và hệ thống lý luận liên quan.

Lý luận chương I cho thấy nhu cầu, đặc điểm của người nghèo Ngoài ra tác giảtrình bày về các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến chính sách

hỗ trợ sản xuất cho người nghèo Các hoạt động triển khai thực hiện áp dụng các quanđiểm, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương Từ đó, đề tài có thể nghiên cứu,khai thác, phân tích tình hình thực tế và làm tiền đề cho các giải pháp giải quyết các vấn

đề đã trình bày ở chương II

Trên cơ sở đó, tác giả tiếp tục đi sâu phân tích thực trạng thực hiện chính sách hỗtrợ sản xuất nông nghiệp, các chính sách đã và đang được thực hiện tại địa phương

CHƯƠNG 2:

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH

BÌNH

2.1 ĐỊA BÀN VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Văn Phương là một xã thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam Xã cách trungtâm thành phố Ninh Bình 26 km, nằm trên quốc lộ 12B nối thành phố Tam Điệp với thịtrấn Nho Quan đi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La Xã được thành lập theo quyết định số 199/

QD ngày 22/7/1964 trên cơ sở tách từ xã Quang Trung

Diện tích: 8,95 km²

Trang 36

Dân số: 3923 người

Mật độ dân số: 438 người/km²

Địa giới hành chính, xã này nằm giáp các xã:

- Phía đông giáp xã Thanh Lạc, Nho Quan

- Phía nam giáp xã Văn Phú, Nho Quan

- Phía tây giáp xã Cúc Phương, Nho Quan

- Phía bắc giáp 2 xã Yên Quang và Văn Phong, Nho Quan

Về địa hình : Địa hình của xã khá phức tạp, có độ cao từ 250m đến 800m so với mựcnước biển chủ yếu là núi đá vôi và được chia thành hai tiểu vùng rõ rệt.Vùng đồng có độcao trung bình từ 250 đến 500m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang đượcnhân dân canh tác cây hàng năm, là vùng thấp nên địa hình tương đối bằng phẳng, lưuthông đi lại dễ dàng Vùng cao địa hình chủ yếu là các thung lũng hẹp Là địa hình núicao có độ cao từ 500m đến 800m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đangđược nhân dân canh tác ngô, đỗ tương, lạc và khoanh nuôi tái sinh rừng Với địa hìnhnúi cao nên đường xá đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc áp dụng khoa học vào sản xuấtcũng như lưu thông hàng hóa còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hộicủa vùng

Về khí hậu: Xã Văn Phương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành 2mùa rõ rệt mùa nóng và mùa lạnh Mùa nóng thường từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa rétchuyển dần từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình từ 19,80C, thấp nhất30C, cao nhất từ 380C – 390C Sương mù thỉnh thoảng xuất hiện về mùa Đông, Xuân.Thỉnh thoảng có năm có sương muối, mưa đá nhưng lượng mưa không nhiều, nên mức

độ thiệt hại không đáng kể Nhìn chung khí hậu và thời tiết của xã tương đối thuận lợicho phát triển trồng trọt và chăn nuôi

Về kinh tế: Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã ban hànhcác cơ chế, chính sách có tác động tích cực tới tình hình kinh tế - xã hội của xã nhà Tốc

Trang 37

độ tăng trưởng giá trị xản xuất của xã đạt 11% năm 2014, chủ yếu là sản xuất Nông, lâmnghiệp chiếm trên 78%, còn công nghiệp – TTCN và Dịch vụ chưa phát triển Giá trị sảnxuất bình quân đầu người đạt 10 triệu đồng Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp, thuỷ sản11,302 tỷ đồng, bình quân lương thực đầu người đạt trên 550kg, giá trị sản phẩm trên 1

ha đất trồng trọt đạt 39 triệu đồng; bước đầu hình thành một số mô hình sản xuất hànghoá như thuốc lá, dâu tằm… đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh lương thực Lĩnhvực lâm nghiệp được quan tâm đúng mức, thực hiện nhiều chương trình, dự án phát triểnrừng, chăm sóc tốt rừng phòng hộ; nâng độ che phủ rừng lên 73,3% Chất lượng sảnphẩm chăn nuôi được nâng cao, chu kỳ sản xuất được rút ngắn Chăn nuôi gia súc, giacầm chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt đem lại thu nhập đáng kể cho người dân Công tácphòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, không để phátsinh dịch bệnh lớn trên địa bàn (Nguồn: UBND xã Văn Phương)

Về xã hội: Cùng với việc phát triển kinh tế thì văn hoá xã hội cũng có sự thay đổi và pháttriển Công tác giáo dục đào tạo luôn được quan tâm, chất lượng dạy và học ngày càngđược nâng cao Các trường học của xã được Nhà nước đầu tư xây và nâng cấp, toàn xã có

1 trường Tiểu học và 2 phân trường Một trường Mầm non chung cơ sở vật chất vớitrường Tiểu học ở trung tâm xã Hiện nay đang được đầu tư xây dựng và Các giáo viênluôn được nâng cao nghiệp vụ để phục vụ cho công tác giảng dạy Công tác kế hoạch hoágia đình ngày càng được củng cố và phát triển,có trạm y tế kiên cố ba gian khám chữabệnh cho nhân dân thường xuyên, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu nên nhu cầu củangười dân khi đến khám, chữa bệnh còn hạn chế Khoảng 85-90% người dân được ngheđài xem vô tuyến truyền hình, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chưa đượcphổ biến, do công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế Thực hiện tốt chương trình giảmnghèo, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đối với các hộ nghèo, các hộ thuộc diện chínhsách Tỷ lệ hộ nghèo 31/12/2010 là 58,26%, đến 31/12/2015 còn 18,31% Sang giai đoạn

2016 – 2020, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 50% Mạng lưới y tế được củng cố và hoàn thiện,chất lượng khám chữa cho người dân ngày càng được nâng lên Trong năm 2018, có

1236 lượt người đến khám tại trạm y tế Giảm tỉ suất sinh đến 1,36%, tỷ lệ trẻ em suy

Trang 38

dinh dưỡng giảm 1,3% đạt 71% kế hoạch Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa được triển khai có hiệu quả, đời sống văn hóa, tinh thần của người dânđược cải thiện, có 298/ 355 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa Công tác chăm sóc cácđối tượng gia đình chính sách, người có công, đối tương bảo trợ xã hội được triển khaithường xuyên đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ chính sách Giải quyết lao động việclàm, xóa đói giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo, tìm kiếm việc làm cho 35 người trong

đó, loại trong 3 tháng là 15 người, loại 6 tháng là 12 người, loại ổn định lâu dài là 8người Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 50.14% , cận nghèo còn 8.7% (Nguồn: UBND xã VănPhương)

Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của xã trong những năm qua đã có bước phát triểntích cực, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, các công trìnhtrọng điểm được quan tâm và đầu tư như: Trường học, giao thông, công trình thuỷ lợi,các chỉ tiêu phát triển kinh tế đang trên đà phát triển theo chiều thuận lợi, các hoạt độngdịch vụ thương mại cũng đang theo hướng phát triển, đặc biệt ngành nông lâm nghiệpđang theo hướng sản xuất thành hàng hoá Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao,phương thức canh tác chưa theo kịp với sự phát triển chung của huyện, của tỉnh Các cơ

sở hạ tầng nông thôn thiếu và chưa đồng bộ dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội Mặt khác trình độ dân trí trong khu vực còn thấp gây ảnh hưởng tớiquá trình phát triển

2.1.2 Khách thể nghiên cứu

2.1.2.1 Quy mô, cơ cấu

Về quy mô

Theo báo cáo tổng kết người nghèo giai đoạn 2017-2018 Năm 2018, xã Văn Phương có

120 hộ nghèo, giảm 8 hộ so với cùng kỳ năm 2017 Số hộ cận nghèo là 70 hộ, tăng 19 hộ

Bảng 2.1: Bảng so sánh người nghèo năm 2017 – 2018

Hộ gia đình Năm 2017 (hộ) Năm 2018 (hộ)

Trang 39

=> Có thể thấy rằng diễn biến về số lượng các hộ nghèo và cận nghèo tại xã Văn

Phương từ năm 2017 đến năm 2018 đã có sự thay đổi Tuy nhiên dù số lượng hộ nghèo

đã giảm nhưng số lượng hộ cận nghèo lại tăng Có sự tồn tại về sự trái ngược này là do trong năm 2017 bắt đầu thực hiện xét hộ nghèo theo quy định mới của Nhà nước về nghèo đa chiều Chính vì vậy mà để được xác nhận là hộ nghèo, từng cụm dân cư đã phải bình xét rất kỹ, hộ nào thực sự thỏa mãn điều kiện mới được chứng nhận Điều này tương ứng với việc những hộ đã được trong danh sách hộ nghèo từ năm 2017 mà đến năm 2018 không được sẽ vào danh sách cận nghèo Nhưng chính vì bất cập đó mà nhìn chung, về tổng số hộ nghèo và cận nghèo vẫn có sự biến động theo chiều hướng tăng lên

Trong đó phân theo giới tính chủ hộ;

+ Số hộ nghèo có chủ hộ là nam gồm 67 hộ, chiếm 55,8% tổng số hộ nghèo toàn xã, số

hộ nghèo có chủ hộ là nữ là 53 hộ, chiếm 44,2%

Trang 40

+ Số hộ cận nghèo có chủ hộ là nam là 128 hộ, chiếm 63,1% tổng số hộ cận nghèo toàn

xã, số hộ cận nghèo có chủ hộ là nữ chiếm 75 hộ, với 36,9%

Bảng 2.2 : Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

(Nguồn: kết quả điều tra bảng hỏi của đề tài)

Cụ thể về cơ cấu các đặc điểm của khách thể nghiên cứu:

- Cơ cấu hộ nghèo theo số thành viên trong gia đình: Qua bảng số liệu trên ta có

thể thấy, số hộ gia đình thuộc hộ nghèo ở xã Văn Phương phổ biến là từ 2 đến 3 thành viên Số hộ gia đình thuộc hộ cận nghèo lại rơi chủ yếu vào những hộ gia đình có từ 4 thành viên trở lên với tỷ lệ lớn là 37.7% Cũng theo báo cáo khảo sát, hầu hết những gia đình là người nghèo đều có một đến hai thành viên hưởng bảo trợ xã hội như người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật hay phụ nữ đơn thân…

- Cơ cấu hộ gia đình nghèo phân theo nhóm tuổi: Qua bảng trên, có thể thấy; Việc

phân chia người nghèo theo lứa tuổi ở những gia đình thuộc hộ nghèo chủ yếu tập trung

ở giai đoạn từ 26-45 với 36,9% và đứng thứ 2 là ở giai đoạn từ 46-60 tuổi với 34,1% Ở những hộ gia đình thuộc cận nghèo, giai đoạn chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 46-60 tuổi Có thể thấy, người nghèo chủ yếu tập trung ở giai đoạn trung niên.

2.1.2.2 Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo tại xã Văn Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Ngày đăng: 12/03/2024, 14:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w