1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của Dự án NHÀ MÁY CHẾ TẠO CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ, PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ MẠNG VÀ CÁC SẢN PHẨM ÂM THANH ĐA PHƯƠNG TIỆN GOERTEK ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

173 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án Nhà Máy Chế Tạo Các Sản Phẩm Điện Tử, Phương Tiện Thiết Bị Mạng Và Các Sản Phẩm Âm Thanh Đa Phương Tiện Goertek Điện Tử Việt Nam
Trường học Công Ty TNHH Goertek Điện Tử Việt Nam
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 33,11 MB

Cấu trúc

  • 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN (9)
    • 1.1. Thông tin chung về dự án (9)
    • 1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật (10)
    • 1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan (10)
  • 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM (11)
    • 2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường (11)
    • 2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án (14)
    • 2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường (15)
    • 3.1. Tổ chức thực hiện (15)
    • 3.2. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM (17)
    • 3.3. Trình tự thực hiện (19)
  • 4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (19)
    • 4.1. Các phương pháp ĐTM (19)
    • 4.2. Các phương pháp khác (20)
  • 5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM (20)
    • 5.1. Thông tin về dự án (20)
    • 5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường (23)
    • 5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án (24)
    • 5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án (25)
    • 5.5. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án (26)
  • CHƯƠNG 1 (28)
    • 1. TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN (28)
      • 1.1.1. Tên dự án (28)
      • 1.1.2. Chủ dự án (29)
      • 1.1.3. Vị trí của dự án (29)
      • 1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất tại khu vực dự án (32)
      • 1.1.6. Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình Dự án (32)
      • 1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án (34)
        • 1.2.1. Các hạng mục công trình (34)
        • 1.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường (42)
      • 1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án (43)
        • 1.3.3. Sản phẩm của dự án (49)
      • 1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành (49)
      • 1.5. Biện pháp tổ chức thi công (54)
      • 1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án (54)
  • CHƯƠNG 2 (56)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (56)
    • 2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án (56)
      • 2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường (56)
      • 2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học (60)
      • 2.2.3. Thông tin chung về Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh (60)
    • 2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án (60)
    • 2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án (60)
  • CHƯƠNG 3 (62)
    • 3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành (62)
      • 3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động (62)
    • 3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (107)
      • 3.3.1. Danh mục công trình biện pháp bảo vệ môi trường của dự án (107)
      • 3.3.2. Tổ chức thực hiện (108)
    • 3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo (109)
      • 3.4.1. Mức độ chi tiết của các đánh giá tác động môi trường (109)
      • 3.4.2. Độ tin cậy của đánh giá tác động môi trường (110)
  • CHƯƠNG 4 (113)
    • 4.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN (113)
    • 4.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 108 1. Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành (116)
  • CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THAM VẤN (118)
    • I. Tham vấn cộng đồng (118)
      • 5.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng (118)
        • 5.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử (118)
        • 5.1.2. Tham vấn bằng văn bản theo quy định (118)
      • 5.2. Kết quả tham vấn cộng đồng (118)
      • 1. KẾT LUẬN (119)
      • 2. KIẾN NGHỊ (119)
      • 3. CAM KẾT (119)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (122)

Nội dung

Trang 1 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của Dự án NHÀ MÁY CHẾ TẠO CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ, PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ MẠNG VÀ CÁC SẢN PHẨM ÂM THANH ĐA PHƯƠNG TIỆN GOERTEK ĐIỆN TỬ VIỆT NAM Đị

XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

Thông tin chung về dự án

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội Tỉnh Bắc Ninh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh có nhiều chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Khu công nghệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh đã được chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng theo quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 08/01/2021 của Thủ tướng chính phủ và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại quyết định số 286/BTNMT ngày 09/02/2021, phê duyệt cấp giấy phép môi trường số 47/GPMT - BTNMT ngày 28/02/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Khu công nghiệp chủ yếu thu hút các các ngành nghề như: Công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin, phần mềm tin học; Sản xuất thiết bị điện; Công nghiệp cơ khí, lắp ráp chế tạo máy, tự động hóa, công nghiệp ô tô; Dệt (không có công đoạn nhuộm); Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu…

Nhận thấy tiềm năng vị thế phát triển của ngành công nghiệp và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Ninh, Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam quyết định đầu tư Dự án

“Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek điện tử Việt Nam” tại Lô đất A1, Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh, phường Nam Sơn, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh và xã Lạc Vệ, huyện Tiên

Du, tỉnh Bắc Ninh Chủ dự án tiến hành thuê lại nhà xưởng sẵn có (xưởng A5, A6, A6, A8 thuộc lô đất A1- Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh) của Công ty TNHH công nghệ thông minh Goertek Vina theo hợp đồng số GTK20240301/HDTNX ngày 01/3/2024 để tiến hành các hoạt động sản xuất các sản phẩm

Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số 2301275139 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp đăng ký lần đầu ngày 22/02/2024 Dự án “Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek điện tử Việt Nam” đã được Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 2 đăng ký đầu tư mã số 3227726644, chứng nhận lần đầu ngày 21/03/2024 với mục tiêu: Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng, sản xuất thiết bị truyền thông, sản xuất linh kiện điện tử… với công suất 52.000.000 sản phẩm/năm Cụ thể như sau:

(1) Sản xuất tai nghe với quy mô: 30.000.000 sản phẩm/năm

(2) Sản xuất hộp sạc tai nghe với quy mô: 2.000.000 sản phẩm/năm

(3) Sản xuất đồng hồ thông minh với quy mô: 5.000.000 sản phẩm/năm

(4) Sản xuất kính thực tế ảo VR; Kính thực tế tăng cường AR với quy mô: 5.000.000 sản phẩm/năm

(5) Sản xuất bảng mạch điện tử với quy mô: 10.000.000 sản phẩm/năm

Như vậy, căn cứ số thứ tự 17 - Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022, Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô công suất lớn (sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử với quy mô công suất trên 1.000.000 thiết bị, linh kiện/năm), vì vậy dự án thuộc thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Căn cứ theo Điều 35 của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 thì dự án thuộc quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nội dung báo cáo được lập dựa trên hướng dẫn theo mẫu số 04 - Phụ lục II - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật

- Dự án Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek điện tử Việt Nam do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

- Dự án phù hợp với Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018;

- Dự án phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022;

- Dự án phù hợp với Thông tư 06/2022/TT-BCA quy định về Quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân và QCVN 06:2021/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình

Ngoài ra, việc xây dựng Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh nói chung, của địa phương nói riêng, cụ thể như sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 3

Dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-

2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 18/7/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh;

Dự án phù hợp với ngành nghề thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh tại Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 08/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ

Dự án phù hợp với phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 lô đất A1, Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh, tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 49/QĐ- BQLKCN ngày 22/8/2023 của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Dự án phù hợp với các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh phát triển hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh, tỉnh Bắc Ninh được phê duyệt tại Quyết định số 286/BTNMT ngày 09/02/2021 và hồ sơ cấp giấy phép môi trường số 47/GPMT - BTNMT ngày 28/02/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

- Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015;

- Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;

- Luật số 35/2018/QH14 của Quốc hội Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;

- Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020;

- Luật số 62/2020/QH 14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005

- Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016

- Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2017

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 4

- Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 10/1/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;

- Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 của chính phủ sửa đổi một số điều nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

- Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 /5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 28/02/2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ trưởng Bộ LĐTB & Xã hội về Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 5

- Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ trưởng Bộ LĐTB & Xã hội Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

- Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ LĐTB & Xã hội Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 20/6/2021 Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;

- Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH quy định chi tiết một số nội dung về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

- Thông tư 149/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương và nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày

15 tháng 5 năm 2018 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương

- Thông tư 31/2022/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 08/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều quy định danh mục chi tiết theo mã HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo một số thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương b Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

 QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

 QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

 QCVN 08-MT:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

 QCVN 09-MT:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

 QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 6

 QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

 QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

 QCVN 02:2019/BYT về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc

 QCVN 03:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

 QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

 QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

+ QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

 QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất

 Tiếng ồn và độ rung

+ QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

+ QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

 QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

+ QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, hạ tầng và các quy chuẩn khác:

 TCVN 3254:1989 – An toàn cháy – yêu cầu chung

 TCVN 7957: 2008 Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế

 TCVN 2622:1995 – Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình

 QCVN 06:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

 QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

Các căn cứ pháp lý liên quan đến KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh

+ Quyết định số 1107/QĐ-TTg, ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

+ Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 08/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh phát triển hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh, tỉnh Bắc Ninh

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 7

+ Quyết định số 286/QĐ-BTNMT ngày 09/02/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh phát triển hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh, tỉnh Bắc Ninh quy mô: 300 ha

+ Giấy phép môi trường số 47/GPMT-BTNMT ngày 28/02/2023 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho dự án "Đầu tư xây dựng và kinh doanh phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh, tỉnh Bắc Ninh, quy mô 300ha" của Tổng Công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP

Các căn cứ pháp lý liên quan đến đơn vị cho thuê nhà xưởng (Công ty TNHH công nghệ thông minh Goertek Vina)

+ Quyết định số 1281/QĐ-BTNMT ngày 18/5/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek Nam Sơn – Hạp Lĩnh

+ Quyết định số 49/QĐ-BQLKCN ngày 22/8/2023 của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 lô đất A1, Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh, tỉnh Bắc Ninh

Các căn cứ pháp lý liên quan đến dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 3227726644 do Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninhchứng nhận lần đầu ngày 21/02/2024

- Hợp đồng thuê nhà xưởng số GTK20240301/HDTNX ngày 01/3/2024 giữa Chủ dự án và Công ty TNHH công nghệ thông minh Goertek Vina.

Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Báo cáo thuyết minh đầu tư dự án “Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek điện tử Việt Nam” của Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam;

- Báo cáo thuyết minh hệ thống xử lý nước thải;

- Các sơ đồ bản vẽ thiết kế liên quan đến dự án do chủ đầu tư thực hiện năm 2022, 2023;

- Các tài liệu, số liệu về vị trí địa lý, khí tượng thủy văn, cơ sở hạ tầng, tình hình kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án;

- Các thông tin thu thập về tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học trong quá trình điều tra, tham vấn

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Tổ chức thực hiện

Báo cáo do chủ đầu tư là Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa thực hiện, những thông tin cơ bản gồm:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 8 a Chủ dự án

Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam

- Địa chỉ liên lạc: Lô đất A1, Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh, phường Nam Sơn, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh và xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

- Đại diện: Ông Jiang Hong Zhai

- Chức vụ: Tổng giám đốc

- Số điện thoại: 02226251119 b Đơn vị tư vấn thực hiện báo cáo ĐTM

Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa

- Địa chỉ: Số 62A, ngõ 304 Lê Duẩn, P Trung Phụng, Quận Đống đa, Hà Nội

- Đại diện bởi: Ông Nguyễn Thế Khoa Chức vụ: Giám đốc

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 9

Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM

Bảng 1.1 Danh sách cán bộ tham gia thực hiện báo cáo ĐTM

STT Họ và tên Chức danh/ Chuyên ngành

Nội dung phụ trách Chữ ký

I Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam

1 Jiang Hong Zhai Tổng Giám đốc Duyệt báo cáo ĐTM trước khi trình thẩm định và sau khi trình phê duyệt

Trần Thị Quyên KS Môi trường Kiểm tra hồ sơ và cung cấp các tài liệu về dự án; Phối hợp khảo sát hiện trạng môi trường

II Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa

1 Nguyễn Thế Khoa Giám đốc/ ThS Khoa học môi trường Kiểm duyệt nội dung báo cáo

2 Hoàng Thị Cẩm Anh KS Thủy văn và Tài nguyên nước/ Nhân viên

Khảo sát hiện trạng dự án; Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3 Trần Xuân Nam KS Môi trường Đánh giá tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu trong quá trình chuẩn bị và thi công xây dựng dự án

4 Đào Thị Nguyệt KS Môi trường Xây dựng chương trình giám sát môi trường

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 10

STT Họ và tên Chức danh/ Chuyên ngành

Nội dung phụ trách Chữ ký

5 Ngô Văn Liêm CN Môi trường Tham vấn cộng đồng, lập các sơ đồ quan trắc môi trường

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 11

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Lập và thông qua đề cương chi tiết của báo cáo

- Bước 2: Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu đã có

+ Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình của dự án (bao gồm thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi và các bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án)

+ Các tài liệu, thông tin liên quan về môi trường, kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án thu thập được

- Bước 3: Thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án, đo đạc, lấy mẫu và phân tích

+ Sử dụng các thiết bị thí nghiệm, khảo sát đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án

- Bước 4: Phân tích xử lý số liệu, viết báo cáo

+ Phân tích và xử lý số liệu về hiện trạng môi trường khu vực dự án

+ Trên cơ sở số liệu nhận được, tiến hành nhận dạng và dự báo mức độ gây ô nhiễm, đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

+ Tổng hợp số liệu, soạn thảo báo cáo.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Các phương pháp ĐTM

Phương pháp 1: Phương pháp mô hình hoá toán học

Phương pháp này được sử dụng để:

- Dự báo tải lượng ô nhiễm

- Dự báo sự lan truyền và phân bố các yếu tố ô nhiễm Đây là phương pháp mang tính định lượng cho các dự báo Phương pháp này có độ tin cậy càng cao khi số lượng và độ chính xác của các thông số đầu vào của mô hình được đáp ứng càng cao Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của báo cáo

Phương pháp 2: Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm

Dựa trên phương pháp đánh giá tác động môi trường để tính toán tải lượng ô nhiễm và đánh giá các tác động của các nguồn gây ô nhiễm theo hệ số ô nhiễm của Tổ chức y tế thế giới (WHO) Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của báo cáo

Phương pháp 3: Phương pháp dự báo

Nhằm dự báo trước các ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của các hoạt động trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành đến môi trường khu vực xung quanh Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của báo cáo

Phương pháp 4: Phương pháp kế thừa

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 12

Sử dụng các tài liệu đã có của khu vực nghiên cứu, các tài liệu được công bố và xuất bản… liên quan tới đánh giá tác động môi trường của Dự án, làm cơ sở ban đầu cho các nghiên cứu và đánh giá Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của báo cáo

Phương pháp 5: Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia

Các đánh giá dựa trên kiến thức và kinh nghiệm về khoa học & công nghệ môi trường của các chuyên gia tham gia thực hiện công tác đánh giá và dự báo các tác động chính, các giải pháp giảm thiểu tác động Chủ dự án kết hợp với Đơn vị tư vấn gửi hồ sơ đến các chuyên gia để xin ý kiến về báo cáo đánh giá tác động môi trường Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của báo cáo

Phương pháp 6: Phương pháp lập bảng liệt kê

Dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa tác động của Dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động nhằm mục tiêu nhận dạng các tác động môi trường Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong quá trình thi công, vận hành Dự án Cụ thể là các bảng danh mục đánh giá nguồn tác động, các đối tượng chịu tác động trong giai đoạn hoạt động Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của báo cáo.

Các phương pháp khác

Phương pháp 1: Tổ chức khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa nhằm thu thập thông tin từ các nguồn tại khu vực thực hiện dự án

- Quan sát các dấu hiệu đặc trưng

- Tài liệu thu thập được tại địa phương

Phương pháp 2: Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Các tài liệu được nghiên cứu bao gồm:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân văn từ các nguồn khác nhau

- Các văn bản pháp lý có liên quan

Phương pháp 3: Phương pháp đo đạc và phân tích môi trường

Phương pháp này dựa trên việc khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm các thông số về chất lượng các thành phần môi trường (khí, nước và đất) để cung cấp số liệu cho việc đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án Phương pháp có độ tin cậy dựa trên những số liệu đo đạc trực tiếp tại hiện trường, phản ánh đúng hiện trạng môi trường, đảm bảo tính khách quan cao.

TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án

Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek điện tử Việt Nam

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 21

Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam

- Địa chỉ liên lạc: Lô đất A1, Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh, phường Nam Sơn, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh và xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

- Đại diện: Ông Jiang Hong Zhai

- Chức vụ: Tổng giám đốc

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Quý I/2024: Hoàn thành sửa chữa cải tạo nhà xưởng (nếu có), tuyển dụng nhân sự, góp vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty

+ Quý II/2024: Dự án chính thực đi vào hoạt động sản xuất

1.1.3 Vị trí của dự án

1.1.3.1 Vị trí địa lý của dự án

Dự án thực hiện tại lô đất CN12, Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh, phường Nam Sơn, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh và xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; Tổng diện tích Dự án là 176.463,31 m 2

Ranh giới tiếp giáp của Dự án như sau:

- Phía Nam giáp nhà xưởng sản xuất của Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam

- Phía Bắc giáp tuyến đường nội bộ của khu công nghiệp

- Phía Tây giáp nhà xưởng sản xuất của Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam

- Phía Đông giáp khu phụ trợ của Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam

Vị trí tọa độ khoanh vùng dự án theo hệ tọa độ VN 2000 kinh tuyến trục 105 0 00’, múi chiếu 3 độ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.8 Tọa độ các điểm khép góc dự án

STT Tên điểm Tọa độ (X) Tọa độ (Y)

Nguồn: Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 22

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 23

Hình 1 1 Vị trí dự án trong tổng thể mặt bằng nhà xưởng của Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 24

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất tại khu vực dự án

Dự án tiến hành thuê lại nhà xưởng để phục vụ sản xuất, do vậy hiện trạng khu đất dự án đã có sẵn các nhà xưởng và các công trình phụ trợ đảm bảo kết nối phục vụ quá trình hoạt động Hình ảnh hiện trạng các công trình được mô tả như sau:

Hình 1.2 Hiện trạng sử dụng đất dự án

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án nằm trong khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh cách ≥ 500m so với các khu dân cư tập trung

Nước thải sau xử lý được đấu nối vào trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh theo thỏa thuận đấu nối

1.1.6 Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình Dự án

Dự án Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek điện tử Việt Nam góp phần tạo tiền đề thực hiện các mục tiêu:

+ Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng

+ Sản xuất thiết bị truyền thông

+ Sản xuất linh kiện điện tử

+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách địa phương + Góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch công nghiệp theo hướng công nghệ cao

+ Xây dựng nhà máy sản xuất có cơ sở hạ tầng đồng bộ và thống nhất theo quy hoạch phân khu của KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh, các quy hoạch phát triên kinh tế, xã hội của địa phương

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 25

1.1.6.2 Quy mô, công suất và loại hình dự án

Bảng 1.9 Quy mô công suất của Dự án

Nội dung Quy mô công suất Ghi chú

Sản xuất tai nghe Công suất 30.000.000 sản phẩm/năm

Tổng công suất các sản phẩm của dự án: 52.000.000 sản phẩm/năm

Hộp sạc tai nghe Công suất: 2.000.000 sản phẩm/năm

Sản xuất đồng hồ thông minh Công suất: 5.000.000 sản phẩm/năm

Sản xuất kính thực tế ảo VR;

Kính thực tế tăng cường AR

Công suất: 5.000.000 sản phẩm/năm

Sản xuất bảng mạch điện tử Công suất: 10.000.000 sản phẩm/năm

Nguồn: Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam Công nghệ sản xuất:

- (1) Quy trình công nghệ, lắp ráp các sản phẩm điện tử (U01 ÷ U16): Tiếp nhận đơn hàng → Chuẩn bị sản xuất (chuẩn bị khuôn, nguyên vật liệu, các thiết bị, )

→ Lắp ráp sản phẩm (hàn nối, lắp ráp các chi tiết; gắn keo hoàn thiện sản phẩm)

→ Kiểm tra sản phẩm (kiểm tra công năng, kiểm tra ngoại quan) → Dán nhãn, đóng gói sản phẩm → Lưu kho và xuất hàng

- (2) Quy trình công nghệ sản xuất, gia công các sản phẩm từ nhựa (TW2.1, TW2.2, TW2.3, TW2.4, TW2.5): Tiếp nhận đơn hàng → Chuẩn bị sản xuất (chuẩn bị khuôn, nguyên vật liệu, các thiết bị, ) → Gia nhiệt, ép khuôn định hình sản phẩm → Sơn lót → Cắt sản phẩm theo khuôn mẫu, khắc laser → Kiểm tra sản phẩm (kiểm tra công năng, kiểm tra ngoại quan) → Dán nhãn, đóng gói

→ Lưu kho và xuất hàng

- (3) Quy trình sản xuất, gia công ốp khung bảo vệ mặt đồng hồ bằng kim loại (KW): Tiếp nhận đơn hàng → Chuẩn bị sản xuất (chuẩn bị khuôn, nguyên vật liệu, các thiết bị, ) → Khắc laser bên trong và bên ngoài ốp khung → Đánh bóng và làm sạch bề mặt ốp khung → Gắn nút bấm, dán băng keo → Lắp ráp ống lót và đinh tán → Khắc mã, quét mã QR → Kiểm tra sản phẩm → Dán nhãn, đóng gói → Lưu kho và xuất hàng

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 26

Dự án Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek điện tử Việt Nam là dự án đầu tư mới và thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có công suất lớn (căn cứ phụ lục II – phụ lục bàn hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án

1.2.1 Các hạng mục công trình

Các hạng mục công trình nhà xưởng của Dự án được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.10 Quy mô các hạng mục công trình

STT Hạng mục công trình

2 Nhà xưởng A6-X6 (nhà xưởng và nhà ăn) 11.400 45.572,9 4

Nguồn: Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam

Ngoài ra, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động của dự án bao gồm: trạm xử lý nước thải tập trung công suất 2.200 m 3 /ngày đêm, nhà xe, trung tâm động lực, nhà bảo vệ, nhà rác thải thông thường, nhà rác thải nguy hại

Toàn bộ các công trình nhà xưởng, công trình phụ trợ đã được chủ dự án ký hợp đồng thuê với công ty TNHH công nghệ thông minh Goertek Vina tại hợp đồng số GTK20240301/HDTNX

1.2.1.1 Các hạng mục công trình chính a) Nhà xưởng A5-X5:

 Diện tích xây dựng: 11.400 m 2 Tổng diện tích sàn 39.259,45 m 2 Số tầng: 4 Cốt nền xây dựng công trình: GL+0.0 Định vị công trình: xác định trên bản vẽ kiến trúc A-01-001 thiết kế cơ sở

 Nền nhà chênh cốt so với nền đường là 0.300m Mái được làm bằng vật liệu tôn Kết cấu bao che: Tường bao che là tường gạch Hoàn thiện nền: nhà xưởng nền bê tông cốt thép, sơn phủ Hardener

 Hệ thống cửa: sử dụng cửa cuốn bằng thép, cửa đi sử dụng cửa thép mở 1 cánh, cửa lấy sáng khung nhôm kính b) Nhà xưởng A6-X6:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 27

 Diện tích xây dựng: 11.400 m 2 Tổng diện tích sàn: 45.572,9 m 2 Số tầng: 4 Cốt nền xây dựng công trình cos: GL+_0.0

 Nền nhà chênh cốt so với nền đường là 0.30m Chiều cao từ cốt nền đến đỉnh mái là 12m

 Mái được làm bằng mái tôn Kết cấu bao che: Tường bao che hoàn thiện là tường gạch Hoàn thiện nền: nhà xưởng nền bê tông cốt thép, sơn phủ Hardener Hệ thống cửa: sử dụng cửa cuốn bằng thép, cửa đi sử dụng cửa thép mở 1 cánh, cửa lấy sáng khung nhôm kính c) Nhà xưởng A7-X7:

 Diện tích xây dựng: 11.400 m 2 Tổng diện tích sàn: 45.815,48 m 2 Số tầng: 4 Cốt nền xây dựng công trình cos: GL+_0.0

 Nền nhà chênh cốt so với nền đường là 0.30m Chiều cao từ cốt nền đến đỉnh mái là 12m

 Mái được làm bằng mái tôn Kết cấu bao che: Tường bao che hoàn thiện là tường gạch Hoàn thiện nền: nhà xưởng nền bê tông cốt thép, sơn phủ Hardener Hệ thống cửa: sử dụng cửa cuốn bằng thép, cửa đi sử dụng cửa thép mở 1 cánh, cửa lấy sáng khung nhôm kính d) Nhà xưởng A8-X8:

 Diện tích xây dựng: 11.400 m 2 Tổng diện tích sàn: 45.815,48 m 2 Số tầng: 4 Cốt nền xây dựng công trình cos: GL+_0.0

 Nền nhà chênh cốt so với nền đường là 0.30m Chiều cao từ cốt nền đến đỉnh mái là 12m

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Dự án “Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek điện tử Việt Nam” được thực hiện tại Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh, tỉnh Bắc Ninh Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh, đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 286/BTNMT ngày 09/02/2021 và Giấy phép môi trường số 47/GPMT - BTNMT ngày 28/02/2023 Căn cứ khoản 2.1, chương II - Mẫu 04, Phụ lục II kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Báo cáo không bắt buộc thực hiện đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Do đó, trong phạm vi báo cáo này sẽ không tiến hành đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực thực hiện Dự án (căn cứ khoản 2.1, chương II - Mẫu 04, Phụ lục II kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Báo cáo không bắt buộc thực hiện đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội).

Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường

2.2.1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường Để đánh giá hiện trạng môi trường, Báo cáo tham khảo dữ liệu về hiện trạng môi trường từ kết quả quan trắc môi trường dự án “Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đã phương tiện” được thực hiện vào tháng 2 năm 2023 Kết quả như sau: a) Hiện trạng chất lượng môi trường không khí

Bảng 2.1 Kết quả hiện trạng môi trường không khí

Stt Thông số Đơn vị Kết quả phân tích

5 Hướng gió - Đ-ĐN Đ-ĐN Đ-ĐN Đ-ĐN -

6 Bụi tổng số (TSP) μg/Nm 3 65,5 64,8 71,2 62,9 300

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 49

Stt Thông số Đơn vị Kết quả phân tích

Stt Thông số Đơn vị Kết quả phân tích

QCCP: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung 2.2.1.2 Kết quả hiện trạng các thành phần môi trường

Nhằm mục đích đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án, Chủ dự án đã phối hợp cùng đơn vị tư vấn và Công ty CP Quan trắc và Xử lý môi trường Thái Dương tiến hành đo đạc lấy mẫu hiện trường vào ngày 01/3/2024

Thời gian tiến hành lấy mẫu bắt đầu từ 8h30 – 16h00 các ngày Quy trình lấy mẫu tuân thủ theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường Trong đó, tiến hành đo nhanh tại hiện trường một số chỉ tiêu: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió Mẫu không khí lấy tại hiện trường được bảo quản và lưu trữ phù hợp với thông số quan trắc và kỹ thuật phân tích trong trong phòng thí nghiệm

Nội dung chi tiết kết quả khảo sát, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường của dự án được trình bày dưới đây:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 50

Qua khảo sát nghiên cứu của chủ dự án cùng đơn vị quan trắc các mẫu phân tích để đánh giá hiện trạng môi trường được lấy tại các vị trí như sau:

Bảng 2.2 Vị trí các điểm lấy mẫu quan trắc môi trường tại nhà máy Điểm lấy mẫu

Vị trí lấy mẫu Tọa độ Lý do lựa chọn vị trí

KK1 Mẫu không khí tại khu đất dự án gần đường nội bộ khu công nghiệp

2337904.371 561796.046 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại dự án dưới ảnh hưởng của điều kiện gió và tác động của hoạt động giao thông hiện trạng

KK2 Mẫu không khí tại khu đất thực hiện dự án 2337741.357 561790.887

KK3 Mẫu không khí tại khu đất thực hiện dự án 2337793.670 561799.347

B Lựa chọn thông số và quy trình lấy mẫu

- Lựa chọn các chỉ tiêu quan trắc, phân tích

Các chỉ tiêu phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án được chọn lọc theo các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hiện hành bao gồm:

- Đối với mẫu không khí: Nhiệt độ, Độ ẩm, Hướng gió, Tốc độ gió, Tiếng ồn, SO2,

CO, NO2, Tổng bụi lơ lửng (TSP) (Theo QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn)

Các phương pháp phân tích đối với từng chỉ tiêu được thực hiện các TCVN tương ứng như trình bày trong phiếu kết quả phân tích chi tiết kèm theo phụ lục của báo cáo này

C Phương pháp lấy mẫu, đo đạc tại hiện trường:

Lấy mẫu và bảo quản mẫu phân tích được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT, ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 51 a) Kết quả phân tích môi trường không khí

Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí

STT Thông số Đơn vị Phương pháp thử

(TB 1 giờ) KK1 KK2 KK3

5 Tổng bụi lơ lửng (TSP) àg/Nm 3 TCVN

8 CO àg/Nm 3 TD/SOP/PT-

+ QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

+ (1) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Nhận xét: Từ bảng kết quả trên cho thấy, nồng độ của tất cả các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép đối với QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung và QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn Từ đó cho thấy, môi trường không khí khu vực chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 52

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học

Dự án nằm trong Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh Khu công nghiệp đã có các thủ tục về môi trường nên căn cứ theo phụ lục thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 không phải thực hiện nội dung này

2.2.3 Thông tin chung về Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh

Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh, đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 286/BTNMT ngày 09/02/2021 và Giấy phép môi trường số 47/GPMT - BTNMT ngày 28/02/2023.

Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án

vực thực hiện dự án

Các đối tượng có khả năng bị tác động của dự án:

Môi trường không khí Môi trường nước (nước mặt) Môi trường đất

Giao thông khu vực Các nhà máy khác nằm tiếp giáp với dự án

Yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án:

Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô công suất lớn và được đầu tư tại Lô đất A1, Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh, phường Nam Sơn, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh và xã Lạc

Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị.

Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án

Việc đánh giá mức độ phù hợp của dự án với các tiêu chí này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4 Mức độ phù hợp của việc lựa chọn vị trí dự án

Tiêu chí lựa chọn Chi tiết Mức độ phù hợp

Về quy hoạch ngành nghề thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Nam Sơn -

Dự án phù hợp với ngành nghề thu hút đầu tư của Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh theo giấy phép môi trường của

Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho chủ hạ tầng KCN

Cơ sở hạ tầng của

Hiện nay cơ sở hạ tầng của KCN đã hoàn thiện đảm bảo kết nối đồng bộ, trạm xử lý nước thải tập trung của KCN đang vận

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 53

Tiêu chí lựa chọn Chi tiết Mức độ phù hợp hành ổn định nên tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án hoạt động bên trong KCN Điều kiện giao thông Hệ thống đường giao thông nội bộ bên trong KCN đã hoàn thiện đồng bộ hiện đại

Trật tự, an ninh, xã hội

Dự án được thực hiện tại Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh – khu vực có điều kiện về trật tự, an ninh xã hội ổn định

Hiện trạng sử dụng đất

Nhà máy nằm trong KCN và đã được hoàn thiện về san lấp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Nguồn cung cấp lao động

Khu vực có lực lượng lao động dồi dào nên đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động khi dự án đi vào hoạt động

Dự án nằm trong khu vực khá thuận lợi về điều kiện kinh tế, xã hội để phát triển dự án

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 54

Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ra các loại chất thải từ các nguồn cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3 1 Tóm tắt các tác động môi trường khi dự án đi vào hoạt động

Quá trình Nguồn Chất ô nhiễm Vị trí phát sinh

Hoạt động xuất, nhập hàng hóa và nguyên liệu, phương tiện giao thông của công nhân

Phát thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu

Khu vực xuất nhập hàng

Hoạt động gia công lắp ráp thiết bị điện tử

Phát thải từ các công đoạn: hàn, sơn, gắn keo

Chất hữu cơ bay hơi (VOCs) có trong chất trợ hàn, chất làm sạch bề mặt, các loại keo Thành phần chính gồm:

Etylen oxit, Propylen oxit, Vinylclorua, Styren, Ethyl

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 55

Quá trình Nguồn Chất ô nhiễm Vị trí phát sinh

Hoạt động máy đùn ép hạt nhựa

Phát thải do gia nhiệt làm nóng chảy hạt nhựa, công đoạn cắt bavia và đóng gói

Hoạt động sinh hoạt của cán bộ nhân viên

- Chất thải rắn sinh hoạt

3.1.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải

3.2.1.1.1 Tác động đến môi trường không khí a) Nguồn gây tác động

- Bụi và khí thải do các phương tiện giao thông ra vào nhà máy từ phương tiện của công nhân làm việc

- Bụi, khí thải phát sinh trong sản xuất

- Mùi hôi từ thùng lưu giữ rác sinh hoạt b) Đối tượng bị tác động

- Chất lượng môi trường không khí khu vực nhà máy;

- Cán bộ công nhân viên làm việc bên trong nhà máy c) Dự báo tải lượng và đánh giá tác động

Bụi và khí thải do các phương tiện giao thông ra vào khu vực dự án

Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ có một lượng phương tiện tham gia giao thông, cụ thể:

- Xe của công nhân làm việc tại nhà máy;

- Xe vận chuyển nguyên liệu sản xuất và sản phẩm;

Khí thải từ các phương tiện giao thông bao gồm Bụi, COx, NOx, SOx, THC Nguồn ô nhiễm này thuộc loại phân tán, nên khó kiểm soát được

Theo báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Hà Nội” cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính chung cho các

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 56 loại xe gắn máy 2 bánh là 0,03 lít/km, cho các loại ô tô chạy xăng là 0,15 lít/km và các loại ô tô chạy dầu là 0,3 lít/km

Số lượng lượt xe ra vào được dự báo lớn nhất dựa trên số lượng công nhân (1500 người) Trong đó ước tính khoảng 90% đi xe máy và 10% là xe ô tô 4-7 chỗ (giả sử xe dùng nhiên liệu là xăng)

Dự báo số lượt xe máy ra vào dự án mỗi ngày 270 lượt, số lượt xe ô tô khoảng 30 lượt/ngày

- Tuyến đường hoạt động giao thông trung bình là 1km tính từ trung tâm dự án: s

= 1km (lấy tầm ảnh hưởng là 100 m từ tâm đường thì thể tích vùng không khí ảnh hưởng là =1.000*100*100 = 10.000.000 m 3 );

- Quãng đường xe máy chạy là: Sm = 270km;

- Quãng đường xe ô tô chạy là: So = 30 km;

- Lượng xăng xe máy tiêu thụ là: qm = 16,2 lít/ngày;

- Lượng xăng xe ô tô tiêu thụ là: qo = 9 lít/ngày;

- Tổng lượng nhiên liệu cần dùng là: q = 25,2 lít/ngày

Dựa vào hệ số ô nhiễm do đốt nhiên liệu của Tổ chức Y tế thế giới thì trung bình mỗi ngày lượng khí thải vào môi trường khu vực do hoạt động giao thông được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.2 Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông đường bộ

Hệ số ô nhiễm (kg/lít)

Khối lượng nhiên liệu (lit/ngày)

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện giao thông được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ phương tiện giao thông

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 57

QCVN 05:2009/BTNMT – trung bình 1 giờ (mg/m 3 )

- Nồng độ (mg/m 3 ) = Tải lượng (kg/ngày) x 10^6/24/V; với V là thể tích vùng bị tác động; V = 10.000.000m 3 ;

- QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

Theo kết quả bảng trên thì nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải giao từ các phương tiện giao thông vận tải thấp hơn Quy chuẩn Việt Nam cho phép, nên hoạt động này không làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí trong khu vực và vùng lân cận

(1) Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình lắp ráp sản xuất các sản phẩm điện tử

- Tại công đoạn sản xuất, gia công các sản phẩm điện tử, hơi hàn chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, hơi kim loại có thể phát sinh khi nóng chảy kem hàn, các chất trợ hàn, quá trình điểm keo và làm sạch bề mặt Theo quy trình sản xuất các sản phẩm điện tử được mô tả chi tiết tại mục 1.4.1.1 - Chương 1 của báo cáo, khói hàn và hơi hữu cơ phát sinh với hệ số tải lượng ô nhiễm được tham khảo theo tài liệu AP43-EPA [19] để tính toán dự báo như sau:

○ Đối với các thành phần kim loại có trong dây hàn và chất trợ hàn như Đồng (Cu), kẽm (Zn), thiếc (Sn), bạc (Ag), đều là các kim loại nặng có nhiệt độ sôi rất cao (thấp nhất là kẽm sôi ở 907oC) so với nhiệt độ nóng chảy của dây hàn khoảng 400 ÷ 500oC Do vậy, về lý thuyết thì chưa xảy ra hiện tượng bay hơi của các kim loại có trong thành phần kem hàn, chất trợ hàn trong quá trình hàn Tuy nhiên khi tính toán phát thải, giả sử trong quá trình hàn thành phần chứa kim loại có trong hơi hàn ước tính chiếm khoảng 0,05% khối lượng sử dụng

○ Đối với các chất hữu cơ bay hơi (VOCs) có trong chất trợ hàn, chất làm sạch bề mặt, các loại keo Thành phần chính gồm: Etylen oxit, Propylen oxit, Vinylclorua, Styren, Ethyl Acetate, Phenol, Formaldehyt, Về mặt nguyên tắc thì tải lượng đối với

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 58 các hóa chất, dung môi được tính bằng 100% khối lượng sử dụng và các chất gốc keo tính tối đa bằng 5% khối lượng

- Việc tính toán tải lượng và nồng độ hơi hàn, hơi hữu cơ từ quá trình sản xuất các sản phẩm điện tử của dự án theo khối lượng nguyên phụ liệu sử dụng tại các khu nhà xưởng của dự án theo các công thức sau:

+ Công thức tính tải lượng trung bình bụi, khí thải từ việc sử dụng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất của dự án [20,21]:

E(g/h): Tải lượng ô nhiễm trung bình giờ αi (g/kg.NPL)

Hệ số phát thải khí khi tiêu thụ 1 kg.NPL

MNP (kg.NPL/h): Lượng nguyên phụ liệu tiêu thụ trung bình giờ

Các căn cứ tính toán dự báo tải lượng ô nhiễm bụi, khí thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất của dự án, bao gồm:

+ Nhu cầu sử dụng các loại phụ liệu, hóa chất tiêu hao trong sản xuất các sản phẩm điện tử của dự án được tổng hợp tại mục 1.5.1.2(a) - Chương 1 của báo cáo Kết quả tính khối lượng trung bình giờ sản xuất với chế độ làm việc 300 ngày/năm và 08 h/ngày, theo các giai đoạn đầu tư của dự án được trình bày trong bảng sau:

+ Hệ số phát sinh hơi, khí thải từ việc sử dụng nguyên phụ liệu và hóa chất được tham khảo theo tài liệu của US EPA về hệ số phát thải AP-42 [19], Cẩm nang kỹ thuật ước tính lượng phát thải chất gây ô nhiễm quốc gia [20,21] và áp dụng phù hợp với dự án, tính tối đa theo nhu cầu sử dụng và thành phần đặc trưng trong các loại hóa chất phụ liệu phục vụ sản xuất của dự án, bao gồm:

○ Đối với hơi hàn (hơi kim loại) từ quá trình hàn, gắn linh kiện (các lò hàn sóng, hàn đối lưu, lò sấy) được tính tối đa theo hệ số phát thải tương ứng khoảng 0,05% tương ứng với hệ số hơi kim loại có trong khói tối đa khoảng 0,5 g/kg

○ Các chất hữu cơ bay hơi từ chất trợ hàn, chất làm sạch bề mặt,… được tính tối đa bằng 100% thành phần khối lượng có trong chất trợ hàn: Styren, Ethyl Acetate, Phenol, Formaldehyt,

○ Các chất hữu cơ bay hơi có trong keo gốc, sơn phủ bề mặt bản mạch được tính tối đa bằng 5% thành phần trong keo, sơn, bao gồm: Etylen oxit, Propylen oxit, Vinylclorua, Styren, Ethyl Acetate, Phenol, Formaldehyt,

Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.3.1 Danh mục công trình biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

Trên cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường, các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, Chủ đầu tư dự kiến kinh phí đối với các công trình bảo vệ môi trường như sau:

Bảng 3.16 Các hạng mục công trình BVMT của dự án

TT Tên hạng mục công trình Đơn vị

Thông số kỹ thuật Tiến độ thực hiện

1 Hệ thống thu gom thoát nước mưa HT 01

- Trong giai đoạn vận hành

2 Hệ thống thu gom thoát nước thải HT 01 Đường ống thu gom bằng PVC-Class 3, đường kính D200, khẩu độ ống dài 4m, độ dốc i= 0,5%, chất lượng ống theo tiêu chuẩn TCVN6151-96, ISO 4422-

3 Bể tự hoại Bể 03 Tổng dung tích bể tự hoại

Trạm xử lý nước thải tập trung công suất tổng 2200 m 3 /ngày đêm

5 Tháp hấp phụ than hoạt tính xưởng A5

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 100

TT Tên hạng mục công trình Đơn vị

Thông số kỹ thuật Tiến độ thực hiện

6 Tháp hấp phụ than hoạt tính xưởng A5 Hệ thống 01 Q = 5000m 3 /h

7 Tháp hấp phụ than hoạt tính xưởng A6

8 Tháp hấp phụ than hoạt tính xưởng A6 Hệ thống 4 Q = 5000m 3 /h

9 Tháp hấp phụ than hoạt tính xưởng A7

Trong giai đoạn vận hành

10 Tháp hấp phụ than hoạt tính xưởng A7 Hệ thống 2 Q = 30000m 3 /h

11 Tháp hấp phụ than hoạt tính xưởng A7 Hệ thống 6 Q = 25000m 3 /h

12 Tháp hấp phụ than hoạt tính xưởng A7 Hệ thống 8 Q = 15000m 3 /h

13 Tháp hấp phụ than hoạt tính xưởng A7

14 Tháp hấp phụ than hoạt tính xưởng A7 Hệ thống 8 Q = 10000m 3 /h

15 Tháp hấp phụ than hoạt tính xưởng A8

16 Tháp hấp phụ than hoạt tính xưởng A8 Hệ thống 4 Q = 5000m 3 /h

17 Kho chứa chất thải rắn thông thường m 2 800 01 kho

18 Kho lưu giữ CTNH m 2 576 01 kho

3.3.2 Tổ chức thực hiện Để quản lý và giám sát chặt chẽ các hoạt động quản lý môi trường trong nhà máy, Chủ đầu tư sẽ phân công trách nhiệm cho các bộ phận để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và phòng ngừa ứng phó với rủi ro, sự cố

- Trưởng bộ phận kỹ thuật và nhân viên phụ trách môi trường và an toàn sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chương trình quản lý môi trường trong công ty Các nhiệm vụ chính gồm có:

- Thực hiện theo luật và các quy định liên quan tới môi trường đối với hoạt động

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 101 sản xuất của công ty

- Tuân thủ việc xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật

- Báo cáo việc tuân thủ các yêu cầu về môi trường với các cấp quản lý

- Lập chương trình tập huấn và định kỳ thực hành phòng chống và ứng phó với các sự cố rủi ro

- Định kỳ kiểm tra các thiết bị ứng phó với sự cố tần số 1 tháng/1 lần: vòi nước cứu hỏa, bình xịt cứu hỏa, các vật liệu chống tràn đổ…

- Các phòng ban khác trong công ty có trách nhiệm phối hợp cùng nhân viên môi trường giám sát việc phát sinh chất thải, thu gom, phân loại và lưu giữ chất thải đúng quy định của nhà máy

Bộ máy quản lý, vận hành các công trình môi trường tại dự án được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.4 Mô hình quản lý vận hành các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành dự án

Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đã áp dụng các phương pháp như: Phương pháp so sánh; Phương thống kê, phương pháp khảo sát hiện trường và phân tích phòng thí nghiệm, … Trong báo cáo này, các kỹ thuật, công nghệ áp dụng, đánh giá môi trường được thể hiện ở các đánh giá về:

- Hiện trạng môi trường nền: Được đánh giá cụ thể dựa trên các đo đạc môi trường tại các vị trí cụ thể trong khu vực thực hiện Dự án

- Phương án thiết kế và xây dựng lựa chọn cho hạng mục công trình được trình bày chi tiết và rõ ràng

- Các tác động được đánh giá khi vận hành toàn bộ hoạt động Dự án lần lượt được

Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam

Quản lý chất thải rắn, CTNH

Vận hành trạm xử lý nước thải

Phòng an toàn và môi trường

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 102 đánh giá tác nhân gây tác động, tác nhân chịu tác động về tính chất, nguyên nhân hình thành, tính chất ảnh hưởng, khả năng phát thải, ước tính định lượng…

- So sánh với hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường hiện hành về môi trường không khí,đất, nước

Các phương pháp áp dụng để dự báo ô nhiễm môi trường phát sinh đều là các phương pháp phổ biến, đã và đang được sử dụng rộng rãi trong quá trình đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn như:

- Phương pháp sử dụng hệ số phát thải do các tổ chức nước ngoài nghiên cứu biên soạn nên khi áp dụng vào Việt Nam độ chính xác chưa cao do công nghệ, phương tiện tại Việt Nam thường cũ và lạc hậu hơn Các rủi ro, sự cố môi trường mới chỉ đưa ra được các sự cố, rủi ro đại diện, mang tính phổ biến Tuy nhiên trong thực tế còn rất nhiều sự cố, rủi ro khác có thể xảy ra mà do nhiều yếu tố không thể lường trước được

- Quá trình dự báo các tác động đến môi trường đã chọn lọc các phương pháp khoa học gắn liền với tính thực tiễn của Dự án để đưa ra các kết quả tiệm cận với thực tế, giúp chủ đầu tư và các cơ quan Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có cơ sở để triển khai các công việc tiếp theo của Dự án

3.4.2 Độ tin cậy của đánh giá tác động môi trường Độ tin cậy của báo cáo được đánh giá trên các dữ liệu, thông tin, số liệu… cung cấp và tính toán Khả năng, mức độ tin cậy của đánh giá thể hiện:

- Tính chính xác, đặc trưng, đồng bộ của số liệu: tham khảo các số liệu về hiện trạng môi trường nền và thông tin về khu vực dự án;

- Tính trung thực và chính xác: phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm tuân thủ theo các quy định về lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu trong bộ tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành;

- Tính tin cậy: So sánh theo các thông số môi trường trong bộ tiêu chuẩn về môi trường quy định (QCVN 05:2023/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT);

- Quy chuẩn Việt Nam: QCVN 40:2011/BTNMT; QCVN 14:2008/BTNMT; QCVN 03:2023/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 27:2010/BTNMT); một số các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành khác của Việt Nam;

- Tính hợp lệ: Tuân thủ theo các quy định chung về ĐTM cho Dự án theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và thông tư số 02/2022/TT-BTNMT;

Vì vậy có thể đánh giá: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án là đầy đủ, đặc trưng, chính xác về số liệu, thông tin liên quan và phương pháp đánh giá Do vậy, báo cáo có độ tin cậy cao và hợp lệ về mặt pháp lý Báo cáo là cơ sở để Chủ dự án,

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 103

Cơ quan Quản lý Môi trường ở địa phương điều chỉnh và quản lý khi thực thi dự án theo đúng các quy định về môi trường Qua đó, giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường xung quanh và cộng đồng

Mặc dù vậy, trong quá trình đánh giá có thể còn một số tác động đến môi trường chưa nhận dạng được và chưa chắc chắn trong đánh giá do một số nguyên nhân sau: + Sai số thiết bị, sai số do khâu phân tích

+ Yếu tố chủ quan, cảm tính của người đánh giá

Nhìn chung các phương pháp này đưa ra một cách nhìn trực quan đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến Dự án Tuy nhiên độ chính xác còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, sức chịu tải và tính thích nghi của môi trường… Do đó, một cách định tính thì độ chính xác của phương pháp là có thể chấp nhận được trong phạm vi của báo cáo Đánh giá tác động môi trường

Bảng 3.17 Mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá

Mức độ chi tiết Độ tin cậy Diễn giải

Bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông Định lượng tác động

Trung bình Đã định lượng cụ thể tải lượng bụi,

SO2, NO2, phát tán từ công đoạn vận chuyển nguyên vật liệu, chi tiết hóa cho tới từng công đoạn Độ tin cậy cao do sử dụng phương pháp tính toán của tổ chức y tế thế giới (WHO)

Tiếng ồn từ các thiết bị máy móc sản xuất

- Dự báo tác động theo thời gian

- Dự báo tác động theo không gian

- Được đánh giá có độ tin cậy cao vì đã định lượng cụ thể mức ồn tại nguồn của từng thiết bị, máy móc

- Chi tiết hóa các tác động theo từng khoảng cách khác nhau từ nguồn

Nước mưa chảy tràn Định tính tác động

- Mức độ tác động dừng lại ở định tính do chưa thể xác định chính xác các thông số tính lưu lượng nước mưa

- Độ tin cậy ở mức trung bình do tác động ở mức định tính, chưa xác định được khối lượng thực tế

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 104

Mức độ chi tiết Độ tin cậy Diễn giải

- Xác định lưu lượng thải dựa theo số lượng công nhân và định mức cấp nước theo tiêu chuẩn

- Chi tiết hóa tải lượng và nồng độ

5 Chất thải rắn sinh hoạt Định tính và định lượng tác động

Các tác động của chất thải rắn sinh hoạt dựa trên các số liệu về quy mô dân số và hệ số phát thải theo quy định

6 Ảnh hưởng đến giao thông khu vực Định tính tác động

- Xác định các khu vực bị cản trở giao thông, đối tượng tác động

- Độ tin cậy trung bình do tác động ở mức định tính, chưa chi tiết hóa các tác động theo từng vị trí

7 Sự cố do cháy nổ Định tính tác động

- Xác định các khu vực có khả năng xảy ra sự cố chảy nổ

- Độ tin cậy trung bình do tác động ở mức định tính và chưa chi tiết hóa theo từng hạng mục công trình và từng công đoạn sản xuất của nhà máy

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 105

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN

Mục tiêu của chương trình quản lý và quan trắc chất lượng môi trường là thu thập một cách liên tục các thông tin về sự biến đổi chất lượng môi trường, để kịp thời phát hiện những tác động xấu đến môi trường của dự án và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm Ngoài ra, mục tiêu của chương trình quản lý và quan trắc chất lượng môi trường còn đảm bảo phù hợp với các biện pháp giảm thiểu đã đề ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đảm bảo chương trình quản lý đúng đắn và các chức năng quản lý chất thải

Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường “Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek điện tử Việt Nam” là:

- Tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành về môi trường Việt Nam;

- Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường trong các giai đoạn hoạt động của Dự án để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong tất cả các giai đoạn và giám sát tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong Báo cáo ĐTM;

- Quản lý và giám sát các phương án giảm thiểu đề xuất trong Báo cáo ĐTM đối với các giai đoạn thực hiện Dự án;

- Xây dựng kế hoạch dự phòng cho các phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc các sự cố môi trường xảy ra

Dựa vào nội dung của dự án tại chương 1 cũng như việc đánh giá tác động môi trường, biện pháp giảm thiểu tại chương 3 Chương trình quản lý môi trường được xây dựng và thể hiện tại bảng sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 106

Bảng 4.1 Chương trình quản lý môi trường

Các giai đoạn của dự án

Các hoạt động của dự án

Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn thành

Giai đoạn hoạt động Hoạt động của các phương tiện giao thông

- Vệ sinh hàng ngày đường giao thông nội bộ

- Hạn chế tốc độ xe vào khu vực nhà máy < 40 km/h Giai đoạn vận hành

- Lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải

- Xây dựng thông thoáng nhà xưởng

- Thu gom chất thải rắn thông thường, CTNH, thuê đơn vị có chức năng định kỳ đến vận chuyển, xử lý theo đúng quy định của Nhà nước

- Xây dựng kho chất thải

- Vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung

- -Thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 107

Các giai đoạn của dự án

Các hoạt động của dự án

Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn thành

Nước mưa chảy tràn - Môi trường nước

-Xây dựng hệ thống rãnh thoát nước, đường ống, hố ga để thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn

- Định kỳ nạo vét các hố ga

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 108

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 108 1 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành

Giám sát tự động nước thải:

Dự án không thuộc đối tượng lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 2 điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Giám sát định kỳ nước thải:

Bảng 4.2 Chương trình giám sát môi trường nước thải giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành ổn định

STT Vị trí giám sát Số điểm giám sát

Chỉ tiêu giám sát Tiêu chuẩn/quy chuẩn so sánh Tần suất

I Giai đoạn vận hành thử nghiệm

1 Giai đoạn điều chỉnh hiệu suất của từng công đoạn xử lý

Nước thải đầu vào tại bể gom hệ thống xử lý nước thải 01 điểm

Nhiệt độ, pH, BOD5, COD, TSS, Tổng P, Amoni, Tổng dầu mỡ khoáng, Coliform, Clorua

Trong 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm với tần suất 15 ngày/lần

Nước thải sau hệ thống xử lý tại ga hố ga đấu nối với

Nhiệt độ, pH, BOD5, COD, TSS, Tổng P, Amoni, Tổng dầu mỡ khoáng, Coliform, Clorua

Trong 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm với tần suất 15 ngày/lần

2 Giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý

Nước thải sau hệ thống xử lý tại ga hố ga đấu nối với

Nhiệt độ, pH, BOD5, COD, TSS, Tổng P, Amoni, Tổng dầu mỡ khoáng, Coliform, Clorua

1 ngày/1 lần trong 7 ngày liên tiếp

II Giai đoạn vận hành ổn định

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 109

STT Vị trí giám sát Số điểm giám sát

Chỉ tiêu giám sát Tiêu chuẩn/quy chuẩn so sánh Tần suất

Nước thải của dự án được đấu nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh (giai đoạn 2) Dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc môi trường định kỳ theo quy định tại Khoản 2 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP

Giám sát tự động khí thải:

Dự án không thuộc đối tượng phải lắp đặt

Giám sát định kỳ khí thải:

- Vị trí giám sát: 13 vị trí tại 13 ống thoát khí thải của hệ thống xử lý khí thải sản xuất A5, 12 vị trí tại 12 ống thoát khí thải của hệ thống xử lý khí thải sản xuất A6, 28 vị trí tại 28 ống thoát khí thải của hệ thống xử lý khí thải sản xuất A7, 19 vị trí tại 19 ống thoát khí thải của hệ thống xử lý khí thải sản xuất A8

- Tần suất giám sát: 06 tháng/ lần

Tần suất giám sát: 03 tháng/lần đối với các thông số: lưu lượng, bụi tổng; 06 tháng/lần đối với các thông số: styren, etylaxetat, phenol, fomaldehyt, etylen oxyt, propylenoxyt, vinylclorua

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B (Kp = 0,8; Kv = 1,0) và QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

4.2.2.3 Giám sát chất thải rắn thông thường, CTNH

- Quy định quản lý áp dụng: Thực hiện theo các quy định của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Tần suất giám sát: Thường xuyên

- Vị trí giám sát: Các vị trí lưu giữ chất thải rắn thông thường, CTNH

- Nội dung giám sát: Thành phần, lượng thải, công tác thu gom quản lý chất thải rắn thông thường, CTNH

4.2.2.4 Giám sát an toàn hóa chất tại kho chứa hóa chất

- Quy định quản lý áp dụng: Thực hiện theo các quy định của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất

- Tần suất giám sát: Thường xuyên

- Vị trí giám sát: Kho chứa hóa chất

- Nội dung giám sát: Yêu cầu kỹ thuật về kho chứa, bố trí mặt bằng kho chứa, bảo quản hóa chất trong kho chứa

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 110

KẾT QUẢ THAM VẤN

Tham vấn cộng đồng

5.1 Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng

5.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử

5.1.2 Tham vấn bằng văn bản theo quy định

5.2 Kết quả tham vấn cộng đồng

Dự án thuộc phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 nên thuộc đối tượng phải tiến hành tham vấn chuyên gia, nhà khoa học Kết quả tham vấn được tổng hợp như sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 111

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

Những nội dung đã được trình bày trong báo cáo cho thấy dự án “Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek điện tử Việt Nam” là phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, góp phần nâng cao kinh tế, khoa học kỹ thuật, tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ lao động tại địa phương và tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án được thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý, quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, các nguồn số liệu, tài liệu và các phương pháp đánh giá có cơ sở khoa học cao

Về các tác động đến môi trường của dự án:

+ Nhận dạng và đánh giá được các tác động đến môi trường nước, không khí, đất và hệ sinh thái trong và xung quanh khu vực dự án; các sự cố môi trường Thông qua những nhận dạng và đánh giá có thể kết luận quy mô và phạm vi tác động của dự án là không quá lớn, tuy nhiên cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu một cách thích hợp nhất

+ Báo cáo đã đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của các tác động đến môi trường, tính khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng chống rủi ro

Nhận thức rõ những tác động như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật Công ty TNHH Goertek điện tử Việt Nam đã cùng Đơn vị tư vấn lập báo cáo và đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động có tính khả thi về mặt môi trường Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Dự án, Chủ đầu tư mong muốn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo tiến độ Dự án Kính đề nghị các cơ quan chức năng sớm thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM Dự án để dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, sớm đi vào vận hành sản xuất

- Cam kết công bố công khai nội dung của dự án và tiến độ thực hiện dự án

- Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường trong giai đoạn vận hành nhà máy mở rộng theo đúng các nội dung đã trình bày tại chương 3 của báo cáo

- Cam kết đảm bảo nguồn lực về tài chính, nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường của dự án từ khi hoạt động cho đến khi kết thúc dự án

- Cam kết phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 112 các biện pháp bảo vệ môi trường, các yêu cầu và quy định được nêu tại Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và báo cáo ĐTM của dự án

- Cam kết thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các luật liên quan đến môi trường, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và các luật liên quan

- Cam kết tuân thủ các yêu cầu về tiêu thoát nước, an toàn hóa chất, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong quá trình vận hành Cam kết tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường

- Cam kết đền bù thiệt hại khi gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sinh hoạt, đời sống của khu dân cư

- Cam kết tuân thủ các quy định của Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh, cam kết đạt các yêu cầu đấu nối vào Khu công nghiệp

- Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường đối với dự án, các tiêu chuẩn và quy chuẩn quan trọng nhất bao gồm:

Nước thải nhà máy: Sau khi qua các công trình xử lý, nước thải đạt tiêu chuẩn đấu nối trước khi dẫn vào trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Nam Sơn

QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn

QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

QĐ 3733:2002/QĐ-BYT – Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

QCVN 02:2019/BYT về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc

QCVN 03:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

QCVN 07:2009/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 113

Chất thải rắn và chất thải nguy hại được thu gom và xử lý theo dúng quy định của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về PCCC trước khi xây dựng dự án và đưa dự án đi vào vận hành chính thức

- Chủ dự án cam kết sẽ đền bù, khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp chất thải của Dự án gây ô nhiễm môi trường hoặc các rủi ro do sự cố khác

- Đối với gia đoạn vận hành dự án, chương trình quản lý giám sát môi trường có thể được điều chỉnh trong quá trình cấp phép môi trường (nếu có)

- Chủ dự án cam kết kiểm định máy móc với những thiết bị, máy móc yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm định

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Goertek Điện tử Việt Nam Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa 114

Ngày đăng: 12/03/2024, 11:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w