1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

1 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 22,5 KB

Nội dung

Phương pháp làm bài nghị luận tư tưởng mời các bạn cùng đọc và nghiên cứu nếu có ý kiến hãy gửi lời bình cho mình nhé! chúc các bạn thành công.

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

1/ Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Nêu xuất xứ, tầm quan trọng, mục đích của vấn đề, hoàn cảnh xã hội liên quan đến vấn đề….( Dùng 1 trong số các cách đó)

- Nêu vấn đề: Nêu vấn đề cần nghị luận ( Đây là thao tác quan trọng, không thể thiếu)

- Viết lại lời dẫn (nếu có)

2/ Thân bài:

a Giải thích: Trả lời cho câu hỏi Thế nào là?

- Nghĩa đen

- Nghĩa bóng ( Giải thích nghĩa của từng từ, của câu, của bài)

=> Rút ra bài học ( vấn đề cần nghị luận)

b Bình luận

* Khẳng định quan điểm của người viết: Vấn đề nghị luận là đúng hay là

sai? Quan trọng hay không quan trọng? Có ý nghĩa như thế nào?

* Bình: Dùng hệ thống lí lẽ để thuyết phục người đọc tin vào quan điểm mà

mình đưa ra Trả lời cho câu hỏi Tại sao? ( càng nhiều lí lẽ thì bài viết càng

có sự thuyết phục Chú ý các lí lẽ cần được sắp xếp theo trình tự: Không gian, thời gian, tầm quan trọng….cho hợp lí).

- Nêu dẫn chứng minh họa ( Để lí lẽ tăng thêm sức thuyết phục thì cần có dãn chứng Các dẫn chứng đưa ra phải chọn lọc, tiêu biểu)

* Luận: Mở rộng vấn đề:

- Đưa ra quan điểm trái ngược với vấn đề nghị luận để lên án hoặc phê phán

- Trái với vấn đề nghị luận là…

- Vấn đề nghị luận không đồng nghĩa với…

- Liên hệ với quá khứ, tương lai; mở rộng vấn đề đó trong phạm vi rộng hơn

c Bài học cho bản thân : Trả lời cho câu hỏi Ta phải làm gì?

- Nêu ra các biện pháp để thực hiện theo vấn đề nghị luận ( chú ý đến vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội)

3 Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Ngày đăng: 26/06/2014, 23:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w