Ẩm thực của đất nước xứ chùa vàng này chịu ảnh hưởng lớn từnhiều quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.. Quốc kỳ Myanmar 1974 và quốc kỳ Myanmar 2010nguồn: thanhnien.vn, 2010Ý nghĩa:
KHÁI QUÁT CHUNG
Tên đầy đủ
Myanmar có tên đầy đủ là Cộng hòa Liên Bang Myanmar (The Union of Myanmar)
Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc hoa
Quốc kì Myanmar mới được đưa vào sử dụng ngày 21/10/2010 thay thế cho lá cờ cũ từ năm 1974.
Hình 1.1 Quốc kỳ Myanmar 1974 và quốc kỳ Myanmar 2010(nguồn: thanhnien.vn, 2010) Ý nghĩa:
Màu vàng: Tương trưng cho tinh thần đoàn kết của tất cả dân tộc cũng như mọi giai cấp trên đất nước.
Màu xanh lá cây: Là màu của sự hòa bình của đất nước cũng như thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên.
Màu đỏ: Thể hiện tinh thần mạnh mẽ dứt khoát, dũng cảm không sợ khó khăn của người dân Myanmar.
Ngôi sao năm cánh màu trắng: Tương trưng cho năm dân tộc chính của Myanmar:
Burman, Karen, Shan, Kachin, và Chin.
Tiêu ngữ: Cộng hòa Liên bang Myanmar
Hình 1.2: Quốc huy Myanmar (Nguồn: Wikipedia, 2022) Ý nghĩa: Quốc huy của Myanmar có một hoa văn hình tròn gồm bánh xe 14 răng và bản đồ Myanmar tại vị trí trung tâm, bao quanh vòng tròn là bông lúa vàng Bánh xe tượng trưng cho công nghiệp, 14 răng tượng trưng cho 14 bang và vùng, bản đồ biểu thị hình dạng biên giới của Myanmar, bông lúa vàng tượng trưng Myanmar là đất nước có nền nông nghiệp trồng lúa nước Hai bên hình tròn có hai con thánh sư màu vàng canh gác.
Tên bài hát: Gaba Majay Bama Payay Tác giả lời – nhạc: Sayatin
Hoàn cảnh ra đời: Bài hát được sáng tác vào năm
1940 và được chấp nhận đưa vào sử dụng vào năm 1946.
Nội dung: “Chúng ta mãi mãi yêu nồng nàn đất mẹ Myanmar Chúng ta hiến thân vị Liên bang, chúng ta có chủ quyền, chúng ta hiến dâng vì Liên bang, gánh vác trọng trách, đoàn kết nhất trí, bảo vệ vùng đất thiêng liêng này”.
Hình 1.3 Quốc ca Myanmar (Nguồn: Wikipedia, 2022)
Quốc hoa của Myanmar là hoa giáng hương mắt chim hay được gọi là hoa Padauk HoaPadauk thường nở rộ vào đầu tháng 4, hoa có màu vàng ương và có mùi hương thơm nhẹ,chúng thường được sử dụng trong các dịp lễ hội.
Hình 1.4 Hoa Padauk (Nguồn: vnexpress.net, 2017) Ý nghĩa: Hoa Padauk tượng trưng cho tình yêu và tuổi trẻ và sự lãng mạn Ngoài ra đối với Myanmar chúng còn tượng trưng cho sự bền bỉ và mạnh mẽ.
Thủ đô
Hình 1.5 Thủ đô Myanmar (Nguồn: kienthuc.net.vn, 2020)
Thủ đô hiện tại là Naypyidaw, đây được gọi là “Thủ đô kì lạ nhất thế giới” vì có diện tích hơn 7000 km 2 tuy có diện tích khá lớn nhưng dân số ở đây chỉ chiếm 924.608 người tương đương với mật độ 131 người/km 2 dựa theo số liệu của 2019 Ngược lại với quốc gia khác thủ đô thường đông đúc và nhộn nhịp thì thủ đô của Myanmar trông khá vắng vẻ, hoang sơ.
Vị trí địa lý
Myanmar thuộc Châu Á cụ thể nằm ở phía Tây Bắc của Đông Nam Á Có diện tích dài 676.578 km² đứng thứ 39 thế giới và đường bờ biển dài 2.276 km Giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Bangladesh và Ấn Độ, vịnh Bengal và biển Andaman.
Vùng ven biển và trung tâm chủ yếu là đồng bằng Bao quanh chúng là địa hình núi hiểm trở Cụ thể:
- Phía Bắc là đồng bằng nằm ở lưu vực sông Irrawaddy và trung tâm Myanmar, được bảo vệ bởi dãy núi như một vành móng ngựa, có đỉnh núi cao nhất là Hkakabo Razi với độ cao 5.881m.
- Phía Tây có các dãy núi cao trải dài như như dãy núi Arakan, Chin Naga và Hills Patkai.
- Phía Đông dọc theo biên giới Thái Lan là cao nguyên San.
- Phía Trung và Nam là vùng đất thấp nhiệt đới Ở đây được trồng khá nhiều các loại trái cây, rau củ trên cao nguyên San phục vụ cho ngành nông nghiệp của đất nước.
Myanmar có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 3 mùa chính: mùa hè, mùa mưa, mùa khô.
- Mùa hè: Kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 Khoảng thời gian nóng nhất là vào tháng 3 đến tháng 5, thời tiết nóng nực, ít mưa hoặc có thể là không có mưa
- Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 Tùy vào địa hình mà có những nơi có lượng mưa ít hoặc nhiều.
- Mùa thu: Kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau Vào mùa này thì khí hậu ở Myanmar khá mát mẻ, trong lành, ít khi có mưa Là thời điểm phái triễn du lịch mạnh nhất.
Dân số
Dân số hiện tại của Myanmar là 55.097.994 người vào ngày 11/03/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
Dân số Myanmar hiện chiếm 0,69% dân số thế giới Myanmar đang đứng thứ 26 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ
Mật độ dân số của Myanmar là 84 người/km2 Với tổng diện tích đất là 653.407 km2. 31,45% dân số sống ở thành thị (17.173.606 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Myanmar là 29,6 tuổi.
Dân tộc
Myanmar hay Miến Điện là một quốc gia cực kỳ đa dạng về sắc tộc Chính phủ Myanmar chính thức công nhận là 135 dân tộc riêng biệt Các sắc tộc này được nhóm thành tám nhóm dân tộc chính như là Bamar, Chin, Kachin, Karen, Kayah, Môn, Rakhine, Shan, Lư, Khmu, Va.
Các "nhóm dân tộc chính" được phân nhóm chủ yếu theo khu vực chứ không phải liên kết ngôn ngữ hay sắc tộc, ví dụ như Nhóm người Shan chính gồm có 33 nhóm dân tộc nói ngôn ngữ trong ít nhất bốn họ ngôn ngữ khác nhau Ví dụ, người Shan nói ngôn ngữ Tai-Kadai chuẩn, người Lahu nói tiếng thuộc Ngữ tộc Tạng-Miến, người Khamu nói tiếng thuộc Nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer và người Yao nói tiếng thuộc Ngữ hệ H'Mông-Miền.
Hiện tồn tại nhiều nhóm sắc tộc không được công nhận Cộng đồng lớn nhất là ngườiHoa ở Myanmar và người Panthay (cùng chiếm 3% dân số), người Ấn Độ ở Myanmar (chiếm2% dân số), người gốc Anh (Anglo-Myanmar) và người Gurkha Không có số liệu thống kê chính thức về dân số của hai nhóm sau, mặc dù ước tính không chính thức có khoảng 52.000 người Anglo-Myanmar ở Myanmar và khoảng 1,6 triệu người ở ngoài nước.
Tôn giáo
Myanmar (Miến Điện) là một quốc gia đa tôn giáo Không có quốc giáo chính thức, nhưng chính phủ tỏ ra cực kỳ ưu tiên đối với Phật giáo Nguyên thủy, tôn giáo đa số của quốc gia Theo cả hai cuộc điều tra dân số năm 2014 của chính phủ Miến Điện, Phật giáo là tôn giáo thống trị, chiếm 88% dân số, đặc biệt là người Bamar, Rakhine, Shan, Mon, Karen và các nhóm dân tộc Hoa Người Bamar cũng theo tín ngưỡng dân gian Miến Điện dưới tên Phật giáo Hiến pháp mới quy định quyền tự do tôn giáo; tuy nhiên, nó cũng cho phép các ngoại lệ rộng rãi, cho phép chính quyền hạn chế các quyền này theo ý muốn Các dân tộc thiểu số theo Kitô giáo (6,2%, đặc biệt là người Chin, Kachin và Karen), Hồi giáo (4,3%, đặc biệt là người Rohingya, Mã Lai, người Yangon cùng các dân tộc thiểu số khác) và Ấn Độ giáo (0,5%, đặc biệt là người Ấn Độ - Miến Điện).
Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanmar, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi văn hóa Phật giáo Nam truyềnMiến Điện.
Trong các làng Myanmar truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai khi đến tuổi trưởng thành Văn hóa Myanmar được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa Nhiều làng xã ở Myanmar có quy ước, các phong tục và những điều cấm kị riêng.
Tục thờ Nat rất phổ biến ở Myanmar Nat là linh hồn được đặt tên và có thể xuất hiện trên các đền thờ khắp đất nước, đứng một mình hoặc là một phần của chùa Phật giáo Tục thờNat có mối quan hệ với Phật giáo Myanmar và có một đền thờ được công nhận là 37 nat.
Ngôn ngữ
Tiếng Myanmar, tiếng mẹ đẻ của người Bamar và là ngôn ngữ chính thức của Myanmar, về mặt ngôn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc Nó được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn và nửa hình tròn, có nguồn gốc từ ký tự Môn Bảng chữ cái này được phỏng theo ký tự Môn, ký tự Môn được phát triển từ ký tự nam Ấn Độ trong thập niên
70 Những văn bản sớm nhất sử dụng ký tự được biết tới từ thập niên 1000.
Hình 1.6: Ngôn ngữ của người Myanmar (Nguồn: vietsensetravel.com, 2019)
Ký tự này cũng được sử dụng để viết chữ Pali, ngôn ngữ thiêng liêng của Phật giáo Nguyên Thủy Ký tự Miến Điện cũng được dùng để viết nhiều ngôn ngữ thiểu số khác, gồm Shan, nhiều thổ ngữ Karen và Kayah (Karenni); ngoài ra mỗi ngôn ngữ còn có thêm nhiều ký tự và dấu phụ đặc biệt khác Tiếng Mayanmar sử dụng nhiều từ thể hiện sự kính trọng và phân biệt tuổi tác Xã hội Myanmar truyền thống rất nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục Bên trong các ngôi làng, giáo dục do các giáo sĩ truyền dạy thường diễn ra trong các ngôi chùa.Giáo dục trung học và giáo dục cao đẳng/đại học thuộc các trường của chính phủ.
CÁC LĨNH VỰC ĐẶC TRƯNG KHÁC
Lễ hội nổi tiếng
2.2.1 Thingyan:Lễ hội té nước mừng năm mới ở Myanmar
Thingyan thường được tổ chức và diễn ra từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 4 hàng năm. Cũng như các nước Lào, Campuchia hay Thái Lan, người dân Myanmar tin rằng "con nước" sẽ rửa trôi đi hết nhưng điều không may mắn của năm cũ và mang đến những điều may mắn trong năm mới.
Hình 2.4: Lễ hội té nước mừng năm mới ở Myanmar
Không những là lễ hội lớn nhất ở Myamar mà còn là lễ hội truyền truyền thống quan trọng nhất ở "đất nước Phật Giáo này".
Tết té nước Thingyan không những là nét truyền thống mà còn là niềm tin của người dân Myanmar về hòa bình, thịnh vượng. Được biết, Lễ hội té nước ở Myanmar được tổ chức trong không khí rộn ràng của những ngày năm mới, nhộn nhịp và rực rỡ của những tiết mục đặc sắc từ các đoàn vũ công truyền thống Myanmar với trang phục đa màu đa sắc trong nền nhạc đặc trưng của "ngày hội" Té nước Thingyan.
Người người nhà nhà họ té nước vào nhau, những sân khấu được dựng lên ở các dọc đường, người lớn thì dùng ống nước xả vào người đi đường với niềm tin nước sẽ "gột rửa" tội lỗi, những đen đủi của một năm đã qua và mang đến vận may cho năm mới Trẻ em và khách du lịch thì thích thú với "đại chiến" bằng súng nước.
2.2.2 Lễ hội ánh sáng Thadingyut
Lễ hội ánh sáng Thadingyut nổi tiếng và thu hút nhiều du khách ở Myanmar Lễ hội sẽ kéo dài 3 ngày vào khoảng giữa tháng 10 (theo lịch Thadingyut) để kỷ niệm sự kiện Đức Phật trở lại nhân gian sau khi kết thúc 3 tháng Ngài đi giảng đạo.
Vào lễ hội, người dân thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm quyên góp cho các tổ chức từ thiện Bên cạnh đó, họ sẽ trang trí nhà cửa, đường phố ngập tràn ánh sáng Trên các đường phố, các ban nhạc nghiệp dư hay đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp biểu diễn suốt ngày đêm. Đặc biệt, trẻ em thường mang theo nến và các món quà nhỏ cho người già để thể hiện lòng kính trọng.
Ẩm thực nổi tiếng
Mohinga là “món quốc hồn quốc túy không chính thức” của Myanmar Mì sợi tròn được chan nước dùng làm từ cá và hẹ tây Món ăn này được bán rong trên đường phố, thường ăn vào bữa sáng hoặc đêm muộn Bạn có thể cho thêm trứng luộc, akyaw, đậu lentil, chút chanh và bột ớt.
Hình 2.5: Bún cá Mohinga (Nguồn: wikiHow, 2021) 2.3.2 Salad lá trà xanh (Laphet thoke)
Nhắc đến xứ chùa vàng không thể không nhắc đến Laphet thoke lá trà xanh lên men Nó có thể được ăn như món tráng miệng, hoặc cũng có thể chế biến cho món salad lá trà Món ăn được làm từ Lephet trộn với bắp cải, cà chua, đậu phộng rang, tỏi và ớt Món này ăn riêng hoặc ăn với cơm đều ngon.
Trang phục truyền thống
"Longyi" - trang phục truyền thống của người Myanmar là một trang phục quấn tròn quanh eo bằng một miếng vải hình trụ dài khoảng 2m Cả nam giới và nữ giới đều mặc Longyi, chân thường đi dép sandal Longyi được coi là một trang phục chính thức nên thường được mặc ở cả những nơi công cộng.
Hình 2.7: Trang phục truyền thống của Myanmar
Longyi của nam giới thì gọi là “Paso”, Longyi của nữ giới thì gọi là “Thamein” “Paso” thì quấn và thắt nút ở đằng trước, mặc kết hợp với Taipon (áo truyền thống) hoặc áo sơ mi.
“Thamein” thì quấn và gập tà ở ngang hông, mặc kết hợp với áo bó sát người nên áo thường được đặt may theo yêu cầu Mặc Longyi khi trời nóng sẽ thấy mát mẻ, khi trời lạnh sẽ thấy ấm áp, vì thế mà Longyi được mặc quanh năm.
Nam giới thường mặc Longyi kẻ ca rô, nữ giới thì có nhiều màu sắc, hoa văn đa dạng như có loại màu sặc sỡ, loại in hình hoa, chấm bi… Sự kết hợp màu sắc giữa áo và Longyi cũng đa dạng, bạn có thể kết hợp màu áo cùng tông với màu của Longyi hoặc cũng có thể kết hợp màu áo cùng tông với màu của họa tiết trên Longyi.
Phong tục tập quán
Người Myanmar mừng năm mới trong 4 ngày: Năm mới (Thingyan) là kỳ nghỉ lễ lớn đối với người Myanmar "Thingyan" được biết đến là lễ hội té nước, thường diễn ra giữa tháng 4 hàng năm Vào ngày này, khắp nơi kể cả ngân hàng, nhà hàng, cửa hiệu đều đóng cửa Hai thành phố tổ chức lễ hội mừng năm mới lớn nhất tại đây là thành phố Yangon (cách vịnh Martaban 30 km) và thành phố Mandalay (cách Yangon 716 km về phía Bắc) Trong lễ hội, người ta thường té nước vào nhau để rửa sạch những điều không may mắn và tội lỗi của năm trước và phóng sinh cho chim, cá vào ngày cuối cùng của lễ hội
Tập quán bôi Thanaka: Thanaka được xem là phong tục lâu đời nhất của người
Myanmar Tất cả phụ nữ nơi đây đều sử dụng một loại phấn Thanaka Thanakha là tên của một loại cây họ gỗ, được coi là đặc sản của đất nước, và được trồng rất nhiều Khi chế biến bột Thanakha, người ta cắt thân cây thành các khúc và mài vào miếng đá có thấm nước Phần bột được mài ra này sẽ được sử dụng để bôi lên da mặt Đối với họ, đây là loại kem có nhiều công dụng như: chống nắng, trang điểm, dưỡng da cả ngày lẫn đêm.
Hình 2.8: Tập quán bôi Thanaka của Myanmar (Nguồn: Vietnamairlines.hanoi.vn, 2014)
Tục nhai trầu: Ở nơi đây, tục nhai trầu đã trở thành một thói quen thường nhật của người bản xứ Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, đàn ông, đàn bà, không phân biệt lứa tuổi họ đều nhai trầu.Trong hoàn cảnh nào họ cũng có thể nhai trầu, đây như một hói quen không thể nào thay đổi.Cách ăn trầu của mỗi người cũng khác nhau, tùy phụ thuộc vào thói quen của từng người Có người khi ăn trầu, họ nuốt luôn nước trầu, có người thì không, họ nhổ bỏ Thông thường thì người dân nơi đây thường tụ tập tại những quán bán trầu ngoài vỉa hè, uống nước, nhai trầu đôi khi là đàn hát và trò chuyện rôm rả.
Những điều cần lưu ý trong hành vi ứng xử khi đến du lịch tại quốc gia này
Khi đến thăm đền chùa: Khi thăm các đền chùa và các khuôn viên tôn giáo khác của Phật giáo, khách du lịch phải để đầu trần và đi chân đất Không đội mũ, đi giày dép, đi tất, không được mặc quần short, áo phông quá mỏng, váy quá ngắn vào đền chùa Một số nơi còn không cho phép phụ nữ đến gần ban thờ và trực tiếp thắp hương.
Du khách cần tìm hiểu quy định về thời gian, địa điểm được chụp ảnh nếu có, nên xin phép người được chụp ảnh, quay phim Tôn kính tăng ni (tiếng Myanmar gọi là Sangha) và người già; quan tâm để trẻ em là tập quán của người Myanmar Du khách khi tiếp xúc với các nhà sư, không nên bắt tay mà chắp tay chào.
Chào hỏi: Chào nhau kèm với một nụ cười là tập quán phổ biến Người Myanmar coi đỉnh đầu là nơi thể hiện sự tôn trọng; vì vậy người khác không được dùng tay chạm vào đầu họ, ngay cả những đứa trẻ rất đáng yêu cũng không nên xoa đầu chúng Với đồng nghiệp, không thể bá vai bá cổ một cách suồng sã.
Khi đến thăm nhà người bản xứ: Theo phong tục Myanmar, cần bỏ giày dép trước khi bước vào nhà Khi biếu, tằng đồ cho người già; không được dùng tay phải vì tay phải bị xem là nhũng người không sạch sẽ Khi đi thăm các làng bản nông thôn, miền núi; du khách nên tìm hiểu trước và thể hiện sự tôn trọng đối với truyền thống và tập quán của địa phương.
Hãy mang tiền mặt theo người: Myanmar có rất ít cây ATM, vì thế tốt nhất hãy mang theo lượng kha khá tiền mặt khi đi du lịch ở đây Và hãy đảm bảo tiền của bạn không bị nhàu nát, rách góc hay có dấu vết kỳ lạ nào, nếu không sẽ không sử dụng được Thẻ tín dụng hiện chỉ được chấp nhận tại các khách sạn 5 sao và cửa hiệu, nhà hàng lớn.
Tạo tiếng “hôn giả” để gọi bia: Khi muốn gây chú ý với nhân viên phục vụ, người Myanmar thường hôn ngắn hai ba lần Âm thanh "chụt chụt" đó giống như khi bạn gọi chú mèo cưng.
Người Myanmar không có họ, chỉ có tên Khi chào nhau, họ thường chắp hai tay trước ngực hoặc cúi đầu chào.
Người dân Myanmar rất yêu chim chóc Con trâu cũng được trọng vọng Gặp phải một chú trâu trên đường, bất kể già trẻ trai gái đều phải nhường đường cho chú trâu ấy qua trước.Khi vào thăm đình, chùa, bất kể ai cũng phải cởi giày dép.
Nếu bạn mặc các trang phục truyền thống của Myanmar, quý khách nên mặc cao cổ, không hở lưng, không hở bụng, không hở ngực và có mặc áo ngực (với phụ nữ).
Bạn phải mặc quần dài quá gối và áo có tay, không hở ngực, hở bụng, hở lưng khi đi thăm các đền chùa của Myanmar.
Quay phim và chụp hình lại là một vấn đề nhạy cảm ở Myanmar Đây chính là vẫn đề rắc rối nhất mà nhiều khách du lịch gặp phải Bạn nên tránh chụp hình hay quay phim ở những điểm nhạy cảm liên quan tới chính trị, bệnh viện, an ninh Nếu khi chụp hình, bạn bị cảnh sát bắt gặp và bắt phải xóa những tấm hình thì tốt hơn hết là hãy xóa nó đi rồi xin lỗi Đừng bỏ chạy, hay cố gắng thuyết phục vì điều đó chỉ gây thêm rắc rối cho bạn. Đất nước nào cũng có những phong tục và tập quán riêng, trước khi đi du lịch Myanmar, du khách cũng nên tìm hiểu một số phong tục và những điều kiêng kị để không có những hành động để lại ấn tượng xấu cho người dân nơi đây.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO TỪ SAU KHI GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP ĐẾN NAY
Mối quan hệ ngoại giao với Mỹ
GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP ĐẾN NAY 4.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá trị hiện hành từ 2018 – 2020 của Myanmar ĐVT: Triệu USD
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MYANMAR TỪ KHI GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP ĐẾN NAY
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá trị hiện hành từ 2018 – 2020 của Myanmar
Nhận xét: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá trị hiện hành của Myanmar từ năm 2018-2020 giảm 6.153 triệu USD.
GDP bình quân đầu người theo giá trị hiện hành từ 2018 – 2020 của Myanmar
Nhận xét: GDP bình quân đầu người của Myanmar từ năm 2018-2020 giảm
Kim ngạch xuất khẩu từ 2018 – 2020 của Myanmar
Bi u đồồ xuấất nh p kh u t 2018 - 2020 c a Myanmarể ậ ẩ ừ ủ
Xuấất kh u ẩ Nh p kh u ậ ẩ T ng kim ng ch ổ ạ
Nhận xét: kim ngạch xuất khẩu của Myanmar từ năm 2018-2020 tăng 152 triệu USD
Bi u đồồ GDP bình quấn đấồu ngể ười theo giá tr hi n hành t 2018 - 2020 c a Myanmarị ệ ừ ủ
Kim ngạch nhập khẩu của Myanmar từ 2018-2020 giảm 1.390 triệu USD Tổng kim ngạch củaMyanmar từ năm 2018-2020 giảm 1.238 triệu USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 2018 – 2020 của Myanmar
Trong năm tài chính 2018-2019, Myanmar thu hút lượng lớn vốn FDI vào lĩnh vực vận tải và viễn thông, kế đến là lĩnh vực sản xuất và dịch vụ Trong năm 2018-2019, Singapore đã đầu tư 2.4 tỷ USD vào 25 dự án tại Myanmar, chiếm đến 60% tổng vốn FDI Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 2 với 600 triệu USD rót vào 140 dự án tại nước này Tuy nhiên, Myanmar không đạt được mức mục tiêu 5.8 tỷ USD vốn FDI như kỳ vọng, chỉ thu hút được 4.5 tỷ USD.
Năm tài chính 2019-2020 kết thúc vào ngày 30/09 Theo DICA, tính đến ngày 07/09, Myanmar đã thu hút được hơn 5.3 tỷ USD vốn FDI Tổng cộng có 234 dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện tại Myanmar trong giai đoạn từ 01/10/2019-07/09/2020, bao gồm các dự án đầu tư mở rộng của nhà đầu tư đang thực hiện và các dự án đầu tư được thực hiện theo Luật Đặc khu kinh tế.
Năm tài chính kết thúc vào cuối tháng 9/2020, Myanmar đã thu hút 5.5 tỷ USD vốn FDI,trong đó cả lĩnh vực bất động sản và sản xuất đều chiếm gần 20% Tuy nhiên, các số liệu này được dự báo sẽ giảm mạnh trong năm tài chính hiện tại do ảnh hưởng kép bởi Covid-19 và đảo chính.
Các ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của Myanmar
Kinh tế Myanmar là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, đã phải chịu hàng thập kỷ trì trệ do quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế GDP của Myanmar là 71,2 tỉ USD (ước lượng 2019) và tăng trưởng trung bình 2,9% một năm, thấp nhất trong Tiểu vùng
Bi u đồồ vềồ vồấn đấồu t tr c tềấp nể ư ự ước ngoài t 2018 - 2020 c a Myanmarừ ủ
Sông Mekong Mở rộng EU, Hoa Kỳ và Canada đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế Myanmar, nhưng những lệnh cấm vận này đã được dỡ bỏ từ năm 2011 sau khi Myanmar chuyển từ chính phủ quân sự sang chế độ dân sự.
Trong vài năm vừa qua, chính phủ Myanmar đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và trong sạch, bao gồm kiểm soát tốt tỷ giá hối đoái, giảm các rào cản thương mại, cải cách chính sách thuế và quản lý Chính phủ thông qua một số các đạo luật mới trong thương mại và đầu tư nhằm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như nới lỏng một số rào cản hành chính để kinh doanh ở Myanmar Các ngành kinh tế chính của Myanmar là chế biến nông sản; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; đồng, thiếc, Wolfram, sắt; xi măng, vật liệu xây dựng; dược phẩm; phân bón; dầu mỏ và khí tự nhiên; dệt may, cẩm thạch và ngọc.
Myanmar là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á, có tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm dầu khí, thiếc, kẽm, antimon, đồng, vonfram, chì, than đá quý đất đai phì nhiêu với tổng diện tích trồng trọt khoảng 23 triệu hécta, nhiều cây gỗ có giá trị kinh tế cao như gỗ tếch, cao su, cây keo, tre, lim đước, dừa, cọ, vì thế chính phủ Myanmar đang khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông sản, gỗ và các sản từ gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, thăm dò và khai thác dầu khí, khoáng sản
Chế biến nông sản: Với tài nguyên đất trù phú và nguồn nước dồi dào, điều kiện khí hậu đa dạng phục vụ nông nghiệp, biên giới mở cửa, các quy định hạn chế và mức lương thấp, dự đoán về mức tăng trưởng nông nghiệp và chế biến nông sản cả về cung và cầu đều rất lạc quan.
So với các nước đang phát triển khác, những thách thức về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ở Myanmar bao gồm cơ sở hạ tầng hiện đại còn hạn chế và hệ thống ngân hàng cũng như hệ thống pháp lý còn kém phát triển Chính quyền Myanmar đã bắt đầu một chương trình đổi mới chính sách tự do hóa hầu hết các thị trường và mở cửa cho lĩnh vực tư nhân, cả trong nước và nước ngoài Myanmar cũng tăng đầu tư nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành hàng nông sản và nông nghiệp Nước này có vị trí chiến lược đối với các thị trường xuất khẩu, nằm ở biên giới giữa Nam Á, Đông Nam Á và Trung Quốc, có thị trường tiêu dùng 3,6 tỷ dân.Ngành khai khoáng: Một số khoáng sản khai thác ở Myanmar bao gồm hồng ngọc, ngọc trai, thạch và ngọc bích Hồng ngọc là loại khoáng sản quan trọng nhất trong cả nước, chiếm tới 90% số hồng ngọc của thế giới Thái Lan là nước tiêu thụ đá quý lớn nhất của đất nước.Một số loại đá quý hiếm như ngọc bích xanh và hồng ngọc bồ câu được khai thác ở khu vực núi Mogok và thung lũng hồng ngọc.
Ngành dầu khí: Myanmar là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên quan trọng ở châu Á, và đây là quê hương của một trong những ngành công nghiệp dầu khí lâu đời nhất trên thế giới Dầu thô đầu tiên được xuất khẩu ra khỏi đất nước là vào năm 1853 và ngày nay, quốc gia này là một trong những nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu ở lục địa châu Á Đất nước đã không thể phát triển ngành công nghiệp dầu khí thành một đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của đất nước, và điều này là do nhiều năm cô lập đất nước, các lệnh trừng phạt từ cộng đồng quốc tế, chính sách và đầu tư của chính phủ kém, và thiếu năng lực kỹ thuật.Tuy nhiên, đã có những cải cách chính trị chậm chạp ở nước này, đặc biệt là trong thời gian gần đây, dẫn đến việc cộng đồng quốc tế dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.