Lý thuyết thương mại quốc tế TMU gồm lý thuyết tmqt cố điển như trường phái trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith, lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo, lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler; lyd thuyết tmqt hiện đại như lý thuyết lợi thế tương đối, mô hình HO, lý thuyết mới về thương mại quốc tế
Trang 1LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và vô hình)
giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đem lại lợi ích cho các bên
Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước Coi thương mại quốc tế như một tiền đề, một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hóa kinh tế
Cơ sở hình thành là tài nguyên thiên nhiên của thế giới phân bổ không đều, các nước có điều kiện sản xuất khác nhau: đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vốn, trình độ công nghệ…
Mặc dù thương mại quốc tế ra đời cách đây hàng ngàn năm, nhưng phải đến thế kỷ XV mới xuất hiện những nỗ lực đầu tiên nhằm lí giải một cách có căn cứ khoa học lĩnh vực hoạt động quan trọng này Với mục đích là nghiên cứu các lí thuyết giải thuyết nguồn gốc, cơ cấu và lợi ích của thương mại quốc tế
Kết cấu:
+ Mở đầu là lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế, đi từ các quan điểm trọng thương đến lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh
+ Xem xét lý thuyết lợi thế so sánh dưới góc độ tiền tệ và trình bày lý thuyết chuẩn tắc về TMQT
+ Tiếp cận một trong những lý thuyết mạnh nhất của kinh tế học hiện đại là thuyết Keckscher – Ohlin
+ Cuối cùng, trình bày các lý thuyết mới về thương mại quốc tế được xây dựng từ giữa thế kỷ XX đến nay
Phần 1 Các quan điểm về ích lợi của thương mại quốc tế.
Tư tưởng về thương mại nói chung và thương mại quốc tế đã xuất hiện từ thời Cổ đại Tuy vậy, với trình độ thấp kém của lực lưỡng sản xuất, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, thương mại quốc tế thời cố đại chưa có điều kiện phát triển
Đến trường phái Trọng thương đã nhận thức được tầm quan trọng của thương mại quốc
tế, cho rằng thương mại quốc tế là nguồn quan trọng mang về quý kim cho đất nước, là nguồn nhân lực để phát triển kinh tế cho mỗi quốc gia Theo họ, ngoại thương là con đường mang lại sự thịnh vượng cho quốc gia, là nguồn gốc thực sự của của cải, nguồn gốc của sự giàu có Một quốc gia được coi là giàu có và hùng mạnh nếu như tích lũy được nhiều kim loại quý
Trang 2Các nhà Trọng nông cũng có tư tưởng thừa nhận xuất khẩu, thừa nhận phát triển thương mại quốc tế Họ cho rằng cần phải tự do mậu dịch, tự do xuất khẩu nông sản ra nước ngoài để đảm bảo quyền lợi cho giai cấp tư sản nông nghiệp Theo F.Quesney, bất cứ bộ phận nào của thu nhập cũng chỉ được xuất khẩu ra nước ngoài để đổi lấy tiền hay hàng hóa, là việc bình thường
Gắn với tư tưởng nền kinh tế tự điều tiết, không cần nhà nước can thiệp và sự hài hòa dân tộc, A.Smith cho rằng thương mại quốc tế sẽ đem lại lợi ích cho tất cả mọi người, sự giàu
có của một nước là số hàng hóa và dịch vụ có sẵn ở nước đó Ông đã tiếp tục tư tưởng lợi
thế tuyệt đối của các nhà kinh tế học trước đó và đưa lý thuyết lợi thế tuyệt đối lên tầm
cao mới, làm cơ sở lý luận cho hoạt động TMQT
D.Ricardo tán thành mậu dịch tự do và ủng hộ chủ trương bảo vệ nó Theo ông, buôn bán với nước ngoài rất có lợi đối với một quốc gia, bởi vì nó làm tăng thêm số lượng và chủng loại đồ vật mà người ta có thể dùng thương nghiệp để mua và tung ra được nhiều những hàng hóa rẻ, nó khuyến khích và tạo thuận lợi cho tích lũy tư bản Ông khẳng định, ngoại thương sẽ tồn tại trong bất cứ điều kiện nào, do những quy luật kinh tế quyết
định Một trong số đó theo D.Ricardo là quy luật lợi thế so sánh.
Vào giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển và mở rộng sự thống trị ra các nước trên thế giới Thương mại quốc tế phát triển, ngày càng trở thành phương tiện làm giàu và
mở rộng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản K.Marx nghiên cứu và khẳng định: thị trường quốc tế, thương mại quốc tế là đòn bẩy mạnh nhất để phát triển kinh tế tư bản Khi chủ nghĩa tư bản phát triển chuyển mạnh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền và nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời V.I.Lenin nghiên cứu và đưa ra lý luận thị trường, lý luận độc quyền ngoại thương Ông tán thành quan điểm của K.Marx và cũng cho rằng phân công lao động xã hội là căn cứ quy định thị trường Ông đánh giá cao vai trò ngoại thương trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chủ trương thực hiện độc quyền ngoại thương
Sau K.Marx, các nhà kinh tế học tiêu biểu như: Nicolas Boukharine, G.Haberler, Heckscher và Ohlin; P.A.Samuelson; Wassily Leontief… tiếp tục nghiên cứu và bổ sung làm sáng tỏ các lý thuyết thương mại quốc tế Tuy giữa họ có một số quan điểm trái ngược nhau, song điểm thống nhất chung ở họ là thừa nhận vai trò của thương mại quốc
tế Vì vậy, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế ngày nay, thương mại quốc tế đang được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ
Phần 2 Một số lý thuyết thương mại quốc tế
A Các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển:
I Chủ nghĩa trọng thương.
1 Hoàn cảnh ra đời:
Trang 3-Học thuyết trọng thương là học thuyết được hình thành từ chủ nghĩa trọng thương, hình thành và phát triển tại châu Âu từ thế kỉ XVI đến giữ thế kỷ XVIII trong giai đoạn tan rã của chế độ chủ nghĩa và giai đoạn đầu của quá trình tích lũy nguyên thủy
tư bản
-Trong đó học thuyết trọng thương được xem là học thuyết cổ điển về tiền tệ, đề cao vai trò của vàng, bạc và một số kim loại quý khác Không quá khó hiểu khi học thuyết này phát triển mạnh mẽ nhất ở Anh và Pháp, bởi đây là hai quốc gia có hoạt động kinh doanh, sản xuất sôi nổi, quá trình hình thành tư bản chủ nghĩa cũng diễn ra rất sớm
2 Tư tưởng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng thương:
Sự giàu có của mỗi quốc gia được thể hiện bằng số lượng vàng, bạc tích lũy được của nền kinh tế Các quốc gia muốn giàu có thì phải tích lũy nhiều vàng, bạc bằng cách đi xâm chiếm thuộc địa, buôn bán trao đổi với nước ngoài (xuất khẩu > nhập khẩu)
- Về thương mại quốc tế:
Lợi nhuận của việc mua bán, trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành từ quá trình lưu thông, từ việc mua bán, lừa gạt nhau, trao đổi không ngang giá
Thương mại quốc tế là trò chơi có tổng số bằng 0 bởi vì lợi ích của bên A bằng thiệt hại của bên B Các nước chủ trương sử dụng một “cán cân thương mại thặng dư”
- Về vai trò của chính phủ: Nhà nước can thiệp vào ngoại thương bằng cách thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu bằng việc sử dụng các công cụ về thuế, phi thuế
- Quan điểm về cơ sở thương mại: Khuyến khích xuất khẩu càng nhiều càng tốt và hạn chế nhập khẩu ở mức tối đa
3 Mục tiêu
-Tăng cường sức mạnh và quyền lực của nhà nước
-Bảo vệ nền kinh tế quốc gia khỏi sự cạnh tranh nước ngoài
-Thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
-Tích lũy kim loại quý (vàng và bạc)
4 Chính sách
-Thuyết trọng thương dẫn đến một số chính sách kinh tế như:
+ Thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu
+ Trợ cấp cho xuất khẩu
+ Hạn chế đối với đầu tư nước ngoài
+ Quyền kiểm soát chặt chẽ đối với thương mại
5 Đánh giá học thuyết trọng thương
- Tiến bộ :
+ Đây là học thuyết đầu tiên đề cao vai trò của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế Tư tưởng đề cao thương mại tiến bộ hơn các trào lưu tư tưởng phong kiến đương thời - vốn coi thường thương mại và chỉ coi trọng sản xuất tự cung tự cấp, đặc biệt là coi trọng sản xuất nông nghiệp và khai thác Có thể coi học thuyết trọng thương
là tuyên ngôn tư tưởng của chủ nghĩa tư bản giai đoạn tích luỹ ban đầu
Trang 4+ Thấy được vai trò của Nhà nước trong điều tiết hoạt động ngoại thương nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung thông qua các công cụ như thuế quan, hạn ngạch, độc quyền trong ngoại thương
+ Lần đầu tiên trong lịch sử, lý thuyết về kinh tế được nâng lên như là lý thuyết khoa học, khác hẳn với các tư tưởng kinh tế thời trung cổ giải thích các hiện tượng kinh tế bằng quan niệm tôn giáo
- Hạn chế:
+ Quan niệm chưa đúng về sự giàu có của mỗi quốc gia: sự giàu có của mỗi quốc gia được đánh giá bằng số lượng vàng, bạc tính lũy được trong nền kinh tế trong khi đó thì
sự giàu có của mỗi quốc gia phải được đánh giá bằng nguồn nhận lực của mỗi quốc gia đó
+ Thương mại quốc tế là trò chơi có kết quả = 0 : thương mại quốc tế phải dựa trên cơ
sở nguyên tắc 2 bên cùng có lợi chứ không phải lợi ích của bên này được lấy từ thiệt hại của bên kia
+ Theo quan điểm của chủ nghĩa trọng thương thì việc sản xuất và trao đổi hàng hóa không dựa trên hiệu quả sản xuất mà chỉ nhằm vào thặng dư thương mại từ đó không thấy được các quy luật kinh tế khách quan
+ Chính phủ can thiệp quá mức vào thương mại quốc tế
II Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith:
1 Hoàn cảnh ra đời.
Adam Smith thường được nhắc đến là “người sáng lập ra nền kinh tế”, bởi vì rất nhiều điểm khởi đầu của nghiên cứu chính trị kinh tế học hiện đại được phát triển từ Adam Smith Trong nửa cuối thế kỷ XVIII, chính sách trọng thương trở thành một trở ngại cho
sự tiến bộ kinh tế Adam Smith (cha đẻ của chủ nghĩa tự do và khoa học kinh tế) đưa lập luận trong cuốn sách của ông “The Wealth of Nations”, được xuất bản vào năm 1776, ông cho rằng các chính sách trọng thương ủng hộ các nhà sản xuất và gây thiệt hại tới quyền lợi của người tiêu dùng Smith là cũng là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối (absolute advantage) của hoạt động thương mại quốc tế
2 Quan điểm của Adam Smith:
- Ông coi nền kinh tế của mỗi quốc gia chỉ là 1 trật tự tự nhiên, chính vì vậy để tốt cho nền kinh tế thì phải để cho nó tự do bằng “Bàn tay vô hình” được thể hiện qua các quy luật kinh tế khách quan, tự do cạnh tranh, tự do buôn bán mà không có sự can thiệp của chính phủ
- Sản xuất và trao đổi phải dựa trên hiệu quả sản xuất (NSLĐ cao làm giảm CPSX , từ đó lợi nhuận được tạo ra từ quá trình sản xuất chứ không phải là từ ngoại thương) Adam Smith chỉ ra nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận là cơ sở cho sự ra đời của lí thuyết lợi thế tuyệt đối (Bằng cách nào mà sự phân công lao động có thể làm tăng năng suất lao động? Thứ nhất, sự phân công lao động làm tăng kỹ năng, kỹ xảo của từng công nhân; thứ hai, sự phân công lao động làm giảm thời gian chuyển từ loại công
Trang 5việc này sang loại công việc khác; thứ ba, sự phân công lao động phát minh ra các loại máy chuyên dùng cho lao động nhẹ nhàng hơn và một người có thể làm việc của nhiều người)
- Thương mại phải có lợi ích cho tất cả các bên tham gia: Theo Adam Smith, hai quốc gia tham gia mậu dịch với nhau là tự nguyện và cả hai đều cùng phải có lợi (Quan điểm này khác hẳn trường phái trọng thương khi cho rằng trong mậu dịch quốc tế, một quốc gia chỉ
có thể có lợi trên sự hi sinh của một quốc gia khác)
- Cơ sở của thương mại cùng có lợi được dựa trên lợi thế tuyệt đối Lợi thế tuyệt đối ở đây
là chi phí sản xuất thấp hơn (nhưng chỉ có chi phí lao động mà thôi)
3 Khái niệm:
“Lợi thế tuyệt đối là sự khác biệt tuyệt đối về năng suất lao động (hay chi phí lao động) giữa các quốc gia về một sản phẩm nào đó”
- Giả thiết lao động là yếu tố sản xuất duy nhất: Một quốc gia được cho là có lợi thế lao
động so với quốc gia khác trong việc sản xuất một hàng hóa nào đó nếu như với cùng một đơn vị nguồn lực, quốc gia đó có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, nghĩa là có năng suất lao động cao hơn (chi phí sản xuất thấp hơn)
Ví dụ: Năng suất lao động của Mỹ và Anh:
Mỹ có lợi thế tuyệt đối về lúa mì
Anh có lợi thế tuyệt đối về vải
- Công thức:
Năng suất/ chi phí lao động Quốc gia 1 Quốc gia 2
Năng suất sản phẩm A
Chi phí lao động của sản phẩm A
a1
1= 1/a1
a2
2= 1/a2 Năng suất sản phẩm B
Chi phí lao động của sản phẩm B b11= 1/b1 b22= 1/b2
- Nếu a1>a2 (hoặc 1<2) thì quốc gia 1 có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm A
- Nếu b1<b2 (hoặc 1>2) thì quốc gia 2 có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B
4 Nội dung lý thuyết:
Quy luật lợi thế tuyệt đối:
- Giả sử có 2 quốc gia mà mỗi quốc gia có một lợi thế tuyệt đối so với quốc gia kia trong việc sản xuất một hàng hóa thì cả 2 quốc gia sẽ đều có lợi hơn nếu đi vào chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa mà nó có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu hàng hóa mà nó không có lợi thế tuyệt đối
- Cơ sở để xác định lợi thế tuyệt đối là năng suất lao động cao nhất (hay chi phí sản xuất tuyệt đối thấp nhất)
5 Phân tích lợi ích mậu dịch:
Mô hình mậu dịch: Nếu một quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà
Trang 6họ có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu sản phẩm mà các quốc gia khác có lợi thế tuyệt đối, thì tất cả các quốc gia đều có lợi
Ví dụ: Năng suất lao động của Mỹ và Anh:
- Cơ sở mậu dịch: Mỹ có lợi thế tuyệt đối về lúa mì, Anh có lợi thế tuyệt đối về vải
- Mô hình mậu dịch: Mỹ xuất khẩu lúa mì nhập khẩu vải, Anh xuất khẩu vải nhập khâut lúa mì
- Giả thuyết: 2 quốc gia trao đổi 2 mặt hàng, sở thích tiêu dùng giống nhau, lao động là yếu
tố sản xuất duy nhất và tự do di chuyển trong khuôn khổ 1 quốc gia, thương mại quốc tế tự do
- Khung tỷ lệ trao đổi: Mỹ trao đổi khi 6W>2C (đổi 6 lúa mì nhận về nhiều hơn 2 vải); Anh trao đổi khi 4C>1W (đổi 4 vải nhận về nhiều hơn 1 lúa mì) => khung tỷ lệ: Mỹ: 2C<6W<24C; Anh: 1W<4C<12W
+ Giả sử lấy tỷ lệ 6W=6C => Mỹ được lợi 4C hay tiết kiệm được 2h làm việc (Mỹ sử dụng
1 giờ làm vải để chuyên môn hóa sx lúa mì và sx được 6 lúa mì, trao đổi với Anh 6 lúa mì được 6 vải, lợi 4 vải, tương đương với 2h làm việc); Anh được lợi 18C hay tiết kiệm được 4h30 làm việc (nước Anh dùng thời gian sx lúa mì để chuyên môn hóa sx vải, để sx được 6 lúa mì cần 6h, như vậy nước Anh đã dùng 6h sx lúa mì để chuyên môn hóa sx vải và sx được 24 vải, trao đổi với nước Mỹ 6 vải, còn 18 vải, tương đương với 4h30 làm việc)
+ Giả sử lấy tỷ lệ 6W=18C => Mỹ được lợi 16C hay tiết kiệm 8h làm; Anh được lợi 6C hay tiết kiệm 1h30 làm
Tóm lại: 2 bên cùng có lợi
6 Đánh giá tư tưởng lợi thế tuyệt đối của Adam Smith :
Tiến bộ :
- Bước đầu chỉ ra được cơ sở của mậu dịch quốc tế (các quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu đều dựa trên sự khác biệt về lợi thế tuyệt đối, mà lợi thế tuyệt đối sinh ra được là nhờ vào
sự khác biệt năng suất và chi phí lao động)
- Khẳng định mậu dịch quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia
- Nhà nước không nên tham gia vào thương mại quốc tế (nhằm giảm các rào cản thuế quan
và các hạn chế khác đối với hàng hóa và dịch vụ được mua bán giữa các quốc gia)
Hạn chế :
- Thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa Tuy nhiên, lí thuyết này lại đồng nhất hóa sự phân công lao động quốc tế với sự phân công lao động trong nước mà không tính đến sự khác biệt giữa các quốc gia là rất lớn về thể chế chính trị, về phong tục, tập quán…
- Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch thế giới ngày nay, ví dụ như giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển
- Lý thuyết lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được 1 phần nhỏ của thương mại quốc tế, cụ thể: Chỉ giải thích được thương mại trong trường hợp 2 quốc gia mà mỗi quốc gia phải có 1 lợi thế tuyệt đối so với quốc gia kia còn trong trường hợp một quốc gia so với quốc gia khác không có lợi thế tuyệt đối gì thì thương mại hai nước sẽ như thế nào, có giao thương được
Trang 7với nhau nữa hay không? thì thuyết lợi thế tuyệt đối không giải thích được.
Dựa trên giả định lao động là yếu tố sản xuất duy nhất Tóm tắt lại thuyết lợi thế tuyệt đối :
Cơ sở thương mại: Thương mại dựa trên cơ sở lao động tuyệt đối
Mô hình thương mại: Mỗi quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối
Giá trao đổi: nằm trong khoảng chênh lệch giá nội địa
Lợi ích thương mại: Thương mại mang lại lợi ích cho các bên tham gia (trò chơi có kết cục dương)
Chuyên môn hóa: mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa hoàn toàn vào sản phẩm có lợi thế tuyệt đối
Chính sách của nhà nước: Nhà nước không nên can thiệp vào thương mại
III Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo.
1 Hoàn cảnh ra đời:
Học thuyết của David Ricardo ra đời trong thời kì cách mạng công nghiệp đã hoàn thành, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xác lập địa vị thống trị hoàn toàn với hai giai cấp tư sản và vô sản đối lập nhau; phân công lao động xã hội phát triển, mâu thuẫn giai cấp bộc lộ rõ ràng hơn sống trong thời kì này, David Ricardo có thể nhìn nhận và phân tích các quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản và nhìn rõ hơn mâu thuẫn giai cấp trong xã hội
tư bản chủ nghĩa cũng như vạch ra cơ sở kinh tế của những mâu thuẫn đó Ông đã nhận thấy những hạn chế trong học thuyết của Adam Smith và phát triển nó thành học thuyết lợi thế so sánh/lợi thế tương đối (comparative advantage) trong tác phẩm nổi tiếng năm 1817
“Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa”
2 Khái niệm:
- Quan điểm của Ricardo: Ricardo cho rằng cơ sở của thương mại quốc tế không phải là
lợi thế tuyệt đối mà là lợi thế tương đối (lợi thế so sánh)
- Mô hình Ricardo:
+ Thế giới chỉ có 2 nước và sản xuất 2 loại hàng hóa (đơn giản hóa mô hình, dễ phân tích
và đưa ra kết luận)
+ Thương mại là tự do hóa hoàn toàn giữa 2 quốc gia (để trừu tượng lợi ích của thương mại quốc tế)
+ Chi phí sản xuất không thay đổi (chi phí cơ hội, chi phí cận biên không đổi)
+ Chi phí vận tải bằng 0 (không làm tăng chi phí sản xuất)
+ Lao động có thể di chuyển tự do trong nước, nhưng không được phép di chuyển giữa các nước
+ Thừa nhận lý thuyết giá trị lao động (tính giá cả hàng hóa = thời gian lao động đúc kết
để tạo ra sản phẩm)
- Khái niệm về lợi thế so sánh: Lợi thế so sánh là sự khác biệt tương đối về năng suất lao động (hay chi phí lao động) giữa hai quốc gia về một sản phẩm nào đó
Trang 8VD : Năng suất lao động của Mỹ và Anh:
• Nước có năng suất sản phẩm nào cao nhiều hơn thì có lợi thế so sánh ở sản phẩm đó: Mỹ có lợi thế so sánh về C
• Nước có năng suất sản phẩm nào thấp ít hơn thì có lợi thế so sánh ở sản phẩm đó: Anh có lợi thế so sánh về W
- Công thức:
Năng suất sản phẩm A
Chi phí lao động của sản phẩm A 1= 1/a1a1 2= 1/a2a2
Năng suất sản phẩm B
Chi phí lao động của sản phẩm B
b1
1= 1/b1
b2
2= 1/b2
Nếu a a1
2 > b b1
2 hoặc α β1
1 < α β1
2 thì:
- Quốc gia 1 có lợi thế so sánh về sản phẩm A
- Quốc gia 2 có lợi thế so sánh về sản phẩm B
=> Cơ sở mậu dịch: Lợi thế so sánh
3 Nội dung lý thuyết
“Nếu mối quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia khác có lợi thế so sánh, thì tất cả các quốc gia đều có lợi.”
- Mô hình mậu dịch: Xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm không
có lợi thế so sánh
4 Phân tích lợi ích mậu dịch:
Ví dụ: Năng suất lao động của Mỹ và Anh:
- Cơ sở mậu dịch: Mỹ có lợi thế so sánh về vải, Anh có lợi thế so sánh về lúa mì (4/2> 5/1)
- Mô hình mậu dịch: Mỹ xuất khẩu vải, nhập khẩu lúa mì; Anh xuất khẩu lúa mì, nhập khẩu vải
Trang 9- Giả thuyết: 2 quốc gia trao đổi 2 mặt hàng, sở thích tiêu dùng giống nhau, lao động là yếu
tố sản xuất duy nhất và tự do di chuyển trong khuôn khổ 1 quốc gia, thương mại quốc tế tự do
- Khung tỷ lệ trao đổi: Mỹ trao đổi khi 4W<5C<10W, Anh trao đổi khi 2C<4W<5C
+ Giả sử lấy tỷ lệ trao đổi 5C=5W => Mỹ được lợi 1W hay tiết kiệm 1/4 giờ làm (Mỹ dùng
1 giờ làm lúa mì chuyên môn hóa sx vải được 5 vải đổi được 5 lúa mì, lợi 1 lúa mì); Anh được lợi 5W hay 3/4h làm việc (Anh dùng 5h làm vải để chuyên môn hóa sx lúa mì, sx được 10 lúa mì, đổi 5 lúa mì còn lợi 5 lúa mì hay 1h30)
+ Giả sử lấy tỷ lệ trao đổi 5C=7W => Mỹ được lợi 3W hay ¾ giờ, Anh được lợi 3W hay tiết kiệm 1h30
Như vậy cả 2 đều có lợi
5 Lý thuyết lợi thế so sánh dưới góc độ tiền tệ:
VD : Năng suất lao động của Mỹ và Anh:
=> Mô hình mậu dịch: Mỹ xuất vải nhập lúa mì, Anh ngược lại
Giả sử giá lao động 1h ở Mỹ là 20 $, giá lao động 1h ở Anh là 6 £, ta có giá lao động của
Mỹ và Anh:
Gọi e = R ($/£) (đổi £ sang $ bằng cách lấy số tiền £ nhân e)
=> Để Mỹ xuất khẩu vải thì 4$<6e (giá vải ở Anh phải cao hơn giá vải ở Mỹ)
Để Anh xuất khẩu lúa mì thì 3e<5$ (giá lúa mì ở Mỹ phải cao hơn giá lúa mì ở Anh)
=> Khung tỷ lệ trao đổi: 4$ < 6e < 10$ 0.667$< e < 1.667$
+ Giả sử e= 1.5 1.5$=1£; 6£= 9$, Mỹ lợi 5$/1m vải xuất khẩu; 5$=3.334£ Anh lợi 0.334£/1ha lúa mì xuất khẩu Hai bên đều có lợi về tiền tệ
6 Ứng dụng qui luật lợi thế so sánh trong thực tiễn:
- Phương thức xác định lợi thế so sánh của một quốc gia với một sản phẩm:
RCA: hệ số biểu thị lợi thế so sánh Công thức: RCA= E1 Ec/ E 2 Ew trong đó E1: giá trị xuất khẩu sp X của quốc gia 1
E2: giá trị xuất khẩu sp X của thế giới Ec: tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia 1 Ew: tổng giá trị xuất khẩu của thế giới RCA≤ 1: Sp X không có lợi thế so sánh
Trang 101 < RCA < 2.5 : Sp X có lợi thế so sánh cao
2.5 ≤ RCA : Sp X có lợi thế so sánh rất cao
7 Đánh giá lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo:
- Tiến bộ :
+ Lý thuyết lợi thế so sánh mang tính khái quát hơn lợi thế tuyệt đối (lợi thế tuyệt đối chỉ
là một trường hợp đặc biệt trong lợi thế so sánh; giải thích được mậu dịch quốc tế xảy ra khi một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ sản phẩm nào)
+ Lý thuyết lợi thế so sánh chứng minh cơ sở của thương mại quốc tế là sự khác biệt về lợi thế so sánh trong sản xuất 1 hàng hóa nào đó
+ Ngoài ứng dụng trong thương mại quốc tế, thuyết lợi thế so sánh còn được ứng dụng trong nghiên cứu phân công lao động giữa các vùng, địa phương, thậm chí các tổ đội, cá nhân trong doanh nghiệp, tổ chức
- Hạn chế :
+ Trong chi phí sản xuất mới chỉ tính đến 1 yếu tố duy nhất đó là yếu tố lao động do đó không tìm ra được nguyên nhân sự khác nhau về năng suất lao động giữa các nước, ảnh hưởng đến lợi thế của hàng hóa và trao đổi ngoại thương như: sự thay đổi công nghệ, chi phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa và hàng rào bảo hộ thương mại
+ Tính giá trị bằng lao động
- Khái quát lại:
+ Cơ sở thương mại: Thương mại dựa trên cơ sở lợi thế so sánh
+ Mô hình thương mại: Mỗi quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm không có lợi thế so sánh
+ Giá trao đổi: Nằm trong khoảng chênh lệch giá nội địa
+ Lợi ích thương mại: thương mại mang lại lợi ích cho các bên tham gia (trò chơi có kết cục dương)
+ Chuyên môn hóa: Mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa hoàn toàn vào sản phẩm có lợi thế so sánh
+ Chính sách của nhà nước: Nhà nước không nên can thiệp vào thương mại
IV Lý thuyết về chi phí cơ hội của Gottfried Haberler
1 Hoàn cảnh ra đời
Theo tác phẩm “Lý thuyết về thương mại quốc tế” được xuất bản năm 1937, Gottfried Haberler cho rằng để tạo ra sản phẩm hàng hóa, bên cạnh lao động còn có rất nhiều yếu tố sản xuất khác chẳng hạn như vốn, đất đai, công nghệ,… Và bản thân lao động là không đồng nhất, nó có sự khác biệt rất lớn về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn rồi sau đó mới
là năng suất lao động Trong khi đó, lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1817) lại chỉ dựa vào năng suất lao động để giải thích là thiếu tính logic và không phù hợp với thực
tế Những hạn chế này, đã đƣợc nhiều nhà kinh tế học chỉ ra nhƣng lại không tìm được