Chị Trần Thị M sau khi có chứng chỉ đào tạo nghề luật sư đã được Văn phòng luật sư X nhận làm người tập sự dưới sự hướng dẫn của Trưởng Văn phòng là luật sư Nguyễn Văn T và được Đoàn Luật sư tỉnh K có quyết định công nhận. Khi vào tập sự tại văn phòng, theo yêu cầu của Luật sư T là cần phải trang bị thêm các phương tiện, thiết bị và trả tiền thuê văn phòng nên chị M đóng góp 15 triệu đồng cho luật sư T. Tuy nhiên, trong quá trình chị M tập sự, phát hiện thấy chị M có hành vi lôi kéo khách hàng của Văn phòng để làm riêng, luật sư T đã có văn bản đề nghị Đoàn luật sư tỉnh K ra quyết định kỷ luật xóa tên chị M ra khỏi danh sách người tập sự.
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG LS2 1 Tình huống 1 Chị Trần Thị M sau khi có chứng chỉ đào tạo nghề luật sư đã được Văn phòng luật sư X nhận làm người tập sự dưới sự hướng dẫn của Trưởng Văn phòng là luật sư Nguyễn Văn T và được Đoàn Luật sư tỉnh K có quyết định công nhận Khi vào tập sự tại văn phòng, theo yêu cầu của Luật sư T là cần phải trang bị thêm các phương tiện, thiết bị và trả tiền thuê văn phòng nên chị M đóng góp 15 triệu đồng cho luật sư T Tuy nhiên, trong quá trình chị M tập sự, phát hiện thấy chị M có hành vi lôi kéo khách hàng của Văn phòng để làm riêng, luật sư T đã có văn bản đề nghị Đoàn luật sư tỉnh K ra quyết định kỷ luật xóa tên chị M ra khỏi danh sách người tập sự Câu hỏi 1 Theo anh/chị, Đoàn luật sư tỉnh K có thể xóa tên chị M ra khỏi danh sách người tập sự được không? Giải thích tại sao? Tình tiết bổ sung Khi biết luật sư T đã có văn bản đề nghị Đoàn luật sư tỉnh K ra quyết định kỷ luật xóa tên mình ra khỏi danh sách người tập sự, chị M có đơn khiếu nại và yêu cầu luật sư T phải trả lại 15 triệu đồng chị đã đưa cho luật sư T Câu hỏi 2 Theo anh/chị, yêu cầu của chị M có được chấp nhận không? Tại sao? Bài giải: Câu hỏi 1 Theo anh/chị, Đoàn luật sư tỉnh K có thể xóa tên chị M ra khỏi danh sách người tập sự được không? Giải thích tại sao? Với những việc làm của chị M như trong tình huống nêu, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có thể căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 35 Thông tư số 21/2010/TT-BTP ngày 01/12/2010 về quy chế tập sự hành nghề luật sư: xóa tên chị M ra khỏi danh sách người tập sự vì đã có những vi phạm: – Khoản 3 Điều 14 Luật luật sư: “người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp; không được nhận thực hiện dịch vụ pháp lý của khách hàng” – Khoản 1, 2, 5 Điều 11 Thông tư số 21/2010/TT-BTP ngày 01/12/2010 về quy chế tập sự hành nghề luật sư: + khoản 1 Điều 11 nêu: “tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư”; + khoản 2 Điều 11 nêu: “tuân theo điều lệ Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự, quy tắc đạo đức và ứng xử trong hành nghề luật sư” + khoản 5 Điều 11 nêu: “tuân theo nội quy của tổ chức hành nghề luật sư” Câu hỏi 2 Theo anh/chị, yêu cầu của chị M có được chấp nhận không? Tại sao? – Nếu chị M tự nguyện đóng góp thì không được chấp nhận; – Nếu do M và luật sư T thỏa thuận thì căn cứ vào nội dung thỏa thuận giữa hai bên Nếu kkhông giải quyết được, chị M có thể khởi kiện luật sư T ra tòa án nơi có Văn phòng luật sư X hoạt động hoặc nơi cư trú của luật sư T 2 Tình huống 2 Luật sư K thuộc Văn phòng luật sư X được văn phòng cử làm người bào chữa theo chỉ định bào chữa chỉ định cho bị cáo N, bị Tòa án đưa ra xét xử về một tội phạm có mức hình phạt là tử hình Luật sư K đã đến gặp bà M, là mẹ của bị cáo N và nói rằng: việc bào chữa cho bị cáo N là rất khó khăn và phức tạp, rất có thể bị cáo sẽ bị kết án tử hình; nếu gia đình chi cho luật sư K thêm một khoản tiền thì luật sư sẽ hết sức tích cực bào chữa, hy vọng bị cáo chỉ bị kết án tù chung thân Câu hỏi Anh/chị có nhận xét như thế nào về hành động của luật sư K? Giải thích tại sao lại có nhận xét như vậy? Bài giải: * Nhận xét về hành động của luật sư K: trái với nguyên tắc hành nghề luật sư, Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư và các văn bản pháp luật khác có liên quan: * Giải thích vì sao có nhận xét đó: Với hành động luật sư K gặp bà M (mẹ của bị cáo N) đề nghị chi thêm một khoản tiền cho luật sư thì luật sư sẽ tích cực và làm hết sức mình để bào chữa tốt nhất cho bị cáo Luật sư K đã vi phạm khoản 4 Điều 5 Luật luật sư “sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng” – Luật sư K cũng vi phạm khoản 5 Điều 11 Nghị định 28/2007 ngày 26/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật luật sư và Mục I.2 TTLT số 66/2007/TTLT-BTC- BTP hướng dẫn thù lao… của luật sư trong trường hợp được cơ quan tố tụng yêu cầu: “ngoài khoản thù lao và chi phí do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán, luật sư không được đòi hỏi thêm bất cứ khoản tiền nào từ bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ” – Luật sư K vi phạm Quy tắc đạo đức 14.3: “Gợi ý hoặc đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản của khách hàng cho luật sư”… – Luật sư K vi phạm Quy tắc đạo đức 14.5: “đòi hỏi từ khách hàng hoặc người có quyền lợi liên quan với khách hàng bất kỳ khoản tiền chi thêm hoặc tặng vật nào khoản thù lao và các chi phí kèm theo đã thỏa thuận, trừ trường hợp khách hàng tự nguyện thưởng cho luật sư khi kết thúc dịch vụ” – Luật sư K vi phạm Quy tắc đạo đức 14.6: “Tạo ra các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợi cho khách hàng để lôi kéo, đe dọa, làm áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc mưu cầu lợi ích bất chính khác từ khách hàng” 3 Tình huống 3 Luật sư A đã được Cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận là người bào chữa cho bị cáo X, trong một vụ án mà X bị khởi tố và tạm giam về tội trộm cắp tài sản Cha mẹ của bị cáo X khi gặp luật sư A đã nói: Điều tra viên được giao điều tra vụ án đã gặp họ và nói rằng nếu họ chịu chi một khoản tiền (khá lớn) thì Điều tra viên sẽ tìm mọi cách để “giúp” cho bị cáo X được tại ngoại; họ rất thương con và cũng không thiếu gì tiền nên đề nghị luật sư cho họ cách giải quyết Câu hỏi Nếu là luật sư A, anh/chị sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Giải thích tại sao? Bài giải: Nếu là luật sư A, tôi sẽ giải quyết tình huống này: * Thể hiện sự chia sẻ với những bức xúc với tình cảm và nguyện vọng của cha mẹ X và giải thích về mặt pháp luật để cha mẹ bị cáo X hiểu rõ: – Trách nhiệm của người luật sư phải sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho X; – Giải thích để cha mẹ X hiểu việc dùng tiền không thể giải quyết được yêu cầu của gia đình mà đó là hành vi trái pháp luật * Hướng dẫn cho cha mẹ X muốn cho X tại ngoại có thể làm đơn xin bảo lĩnh cho X (theo Điều 92 BLTTHS) nhưng với điều kiện: – Trong đơn phải có ít nhất là hai người (ở đây cha, mẹ X) đứng ra bảo lĩnh; – Khi bảo lĩnh, cha mẹ X phải làm giấy cam đoan không để X tiếp tục phạm tội và đảm bảo sự có mặt của X theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra – Đơn bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cha mẹ X cư trú về việc cha mẹ X có đủ điều kiện bảo lĩnh (về tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật) – Cơ quan điều tra sẽ xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của X để Quyết định cho cha, mẹ X bảo lĩnh – Sau khi được bảo lĩnh nếu cha mẹ X vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này X sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác 4 Tình Huống 4 Anh Hà và Chị Loan là vợ chồng muốn ly hôn Cả 2 đã tìm đến luật sư An ( Bạn học cũ của cả hai) hiện là Trưởng Văn Phòng Luật sư X và nhờ luật sư An tham gia Phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích cho cả hai, vì anh Hà và chị Loan cho rằng họ đã thỏa thuận được các vấn đề chung cần được giải quyết Nhưng qua trao đổi và tiếp xúc, Luật sư An thấy giữa họ có những bất đồng về tài sản nên đã tư vấn cho họ: Luật sư An sẽ bảo vệ cho một người và sẽ cử một luật sư của Văn Phòng Luật sư X bảo vệ cho bên kia Anh Hà đồng ý để Luật sư An bảo vệ cho chị An, còn Anh thì được Luật sư An phân công cho luật sư T bảo vệ Câu 1 (1 điểm): Theo Anh (chị) việc làm của luật sư An có đúng không? Phân tích rõ tại sao? Tình tiết bổ sung: Trong quá trình tư vấn cho chị Loan, luật sư An đã tư vấn muốn được hưởng phần nhiều hơn trong khối tài sản cần bỏ đi tờ giấy mua nhà trước và tìm những người đã bán nhà trước đây nhờ họ xác nhận lại việc đã bán nhà lúc đầu cho cha mẹ chị sau đó cha mẹ chị nhờ vợ chồng chị đứng tên hộ mà thôi Câu 2 (2 điểm): Theo Anh ( chị) việc luật sư An tư vấn cho chị Loan như vậy là đúng hay sai? Phân tích rõ tại sao? Nếu anh ( chị) là luật sư và anh (chị) muốn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình, anh ( chị) có làm vậy không? Sau đó, chị Loan và luật sư An có những bất đồng nên đã làm đơn gửi đến Ban chủ nhiệm Đoàn Luật Sư thành phố H, khiếu nại việc luật sư An mượn chị 300.000.000 đồng đã lâu nhưng không trả, đề nghị Đoàn Luật sư thành phố H buộc Luật sư An phải trả số tiền trên Câu 3 (1 điểm): Theo anh ( chị) đề nghị của chị Loan có được Đoàn Luật sư Thành phố H giải quyết không? Hướng giải quyết như thế nào? Câu 4 (1 điểm): Với tình huống trên, theo anh (chị) Luật sư An có vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư không? Phân tích rõ tại sao? Bài giải: Câu 1 (1 điểm): Theo Anh (chị) việc làm của luật sư An có đúng không? Phân tích rõ tại sao? Theo đề bài thì Luật sư An đã thấy anh Hà và chị Loan đã có những bất đồng về tài sản, nhưng Luật sư An lại tư vấn cho họ: Luật sư An sẽ bảo vệ một người là chị Loan, đồng thời phân công cho luật sư T cũng của Luật sư của văn phòng X để bảo vệ cho anh Hà Việc làm của Luật sư An là trái pháp luật, vì: -Vi phạm điểm a khoản 1 điều 9: “ Cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập cho khách hàng trong cùng vụ việc -Vi phạm điều 11.2.3: “ Luật sư trong cùng một tổ chức hành nghề không đồng thời nhận vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập Câu 2 (2 điểm): Theo Anh ( chị) việc luật sư An tư vấn cho chị Loan như vậy là đúng hay sai? Phân tích rõ tại sao? Nếu anh ( chị) là luật sư và anh (chị) muốn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình, anh ( chị) có làm vậy không? Việc luật sư An đã tư vấn cho chị Loan muốn được hưởng phần nhiều hơn trong khối tài sản cần bỏ đi tờ giấy mua nhà trước và tìm những người đã bán nhà trước đây nhờ họ xác nhận lại việc đã bán nhà lúc đầu cho cha mẹ chị sau đó cha mẹ chị nhờ vợ chồng chị đứng tên hộ mà thôi.Việc tư vấn như vậy là trái pháp luật Vì: - Theo điểm b khoản 1 Điều 9: Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng sai sự thật, xúi giục đương sự khai sai sự thật” – Vi phạm quy tắc 14.1: “ Chủ động xúi giục khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật” – Vi phạm quy tắc 24.2: “ Cung cấp thông tin tài liệu chứng cứ mà luật sư biết sai sự thật, hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài liệu chứng cứ sai sự thật nhằm mục đích lừa dối cơ quan tố tụng” Nếu là Luật sư để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình tôi sẽ không làm như vậy Vì đó là hành vi trái với quy định của luật Luật sư và trái Quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề Luật sư Câu 3 (1 điểm): Theo anh ( chị) đề nghị của chị Loan có được Đoàn Luật sư Thành phố H giải quyết không? Hướng giải quyết như thế nào? -Việc Luật sư An mượn chi Loan 300.000.000 đồng đó là quan hệ dân sự Vì vậy, đề nghị của chị Loan sẽ không được Đoàn Luật sư H giải quyết -Hướng giải quyết: Chị Loan có thể khởi kiện luật sư An bằng một vụ kiện dân sự tại Tòa án nơi có văn phòng Luật sư An hoạt động hoặc nơi cư trú của Luật sư An Câu 4 (1 điểm): Với tình huống trên, theo anh (chị) Luật sư An có vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư không? Phân tích rõ tại sao? Với tình huống trên, Luật sư An vi phạm đạo đức hành nghề Luật sư Cụ thể: - Vi phạm điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 luật Luật sư là những điều cấm Luật sư không làm được - Vi phạm các quy tắc: 11.2.3, 14.1, 24.2 5 Tình huống 5 Chị B mời luật sư X bào chữa cho chồng là A vừa bị Công an Quận N khởi tố và tạm giam về tội cướp tài sản Hơn 1 tháng sau kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận người bào chữa trong giai đoạn điều tra thì luật sư X mới vào trại tạm giam tham gia hỏi cung Khi vụ án chuyển qua Toà án nhân dân Quận N chờ xét xử thì chị B có mời thêm luật sư Y tham gia bào chữa cho A Sau khi được Tòa án cấp giấy chứng nhận bào chữa thì hôm sau luật sư Y vào trại giam gặp A, luật sư Y nói với chị B: “Luật sư X là người không có tâm, không đủ tầm để làm vụ án này, luật sư gì mà nhận rồi cả tháng không vào gặp chồng chị hay là bị Công an ghét cho nên không cho gặp Tôi là người có danh tiếng, uy tín nhất ở đây nên chỉ cần mời hôm trước, hôm sau tôi vào gặp chồng chị ngay, chị nên làm thủ tục từ chối luật sư X, chỉ cần mình tôi bào chữa cho chồng chị là đủ rồi và đỡ rắc rối.” 1 Anh Chị hãy nhận xét gì về xử sự của luật sư Y? Tại sao? 2 Nếu là luật sư Y, anh chị phải ứng xử như thế nào? Gợi ý đáp án: 1 Anh Chị hãy nhận xét gì về xử sự của luật sư Y? Tại sao? – Xử sự của Luật sư Y đã vi phạm Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Bởi vì, Luật sư Y đã vi phạm các Quy tắc trong quan hệ với đồng nghiệp như sau: + Xúc phạm danh dự, uy tín của đồng nghiệp… (QT 21.1) + So sánh năng lực nghề nghiệp… (QT 21.5.1) + Có sự cạnh tranh không lành mạnh (Qt 19) 2 Nếu là luật sư Y, anh chị phải ứng xử như thế nào? – Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp (với Luật sư X); – Góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp (Luật sư X) làm điều sai về việc Luật sư X vào trại giam chậm tiếp để tiếp xúc, trao đổi với chồng là A (Quy tắc 18) 6 Tình huống 6 Luật sư X nhận làm luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Y trong vụ án đầu tư cơ sở hạ tầng do bà Y đứng đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn đòi bồi thường số tiền là 180 triệu đồng Trong hợp đồng dịch vụ, bà Y đồng ý khoản tiền thù lao trọn gói là 20 triệu đồng Trong tòa sơ thẩm được biết bạn mình là V có quan hệ thân thiết với thẩm phán H – người được phân công thụ lý hồ sơ vụ án này Luật sư X ngỏ ý nhờ V tìm hiểu để xem quan điểm của thẩm phán H về việc giải quyết vụ án như thế nào? V gặp thẩm phán H tìm hiểu và thông báo cho luật sư X biết thẩm phán H nói có căn cứ để chấp nhận yêu cầu của bà Y Biết được thông tin đó, X mời bà Y đến VP nói rằng biết bà Y chắc chắn được bồi thường 180 triệu đồng, đề nghị bà Y ký phụ lục hợp đồng trong đó nêu bà Y sẽ được bồi thường 180 triệu đồng và điều chỉnh mức độ thù lao là 30% giá trị số tiền mà Y được bồi thường là 24 triệu đồng Bà Y có nghĩa vụ trả thêm số tiền 34 triệu đồng sau khi kết thúc phiên tòa Bà Y tin và đồng ý ký phụ lục hợp đồng này Kết quả phiên tòa đúng thông tin ông V thông báo Sau phiên tòa, bà Y trả thêm 34 triệu đồng cho luật sư Vụ việc chìm đi không có khiếu nại, tố cáo gì Hỏi hành vi của Luật sư X có vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư hay không? Nếu có, vi phạm quy định nào? Gợi ý đáp án: – Hành vi của Luật sư X đã vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp: + Luật sư X đã thông tin trực tiếp cho khách hàng biết về có người bạn V có quan hệ quen biết với thẩm phán H (QT 9.6: Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của Luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hậu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác) + Luật sư X đã hứa hẹn, cam kết đảm bảo kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của Luật sư (QT9.8: Hứa hẹn, cam kết đảm bảo kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư) CÂU HỎI LÝ THUYẾT Câu 1 (3 điểm): Anh ( chị) hãy viết lập luận để chứng minh nhận định sau: “Nghề Luật sư ở Việt Nam hiện nay tuy còn nhiều cản trở nhưng rất triển vọng để phát triển.” Trả lời: Phân tích, chứng minh những khó khăn trở ngại: – Số lượng luật sư, chất lượng luật sư chưa đáp ứng nhu cầu xã hội – Nhận thức của người dân về nghề luật sư chưa đầy đủ – Một số luật sư chưa giữ đúng đạo đức, phẩm chất luật sư – Một số cơ quan Nhà nước, cơ quan tố tụng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư – Cơ chế pháp lý để đảm bảo luật sư hoạt động chưa đầy đủ Phân tích, chứng minh triển vọng phát triển là rất lớn: – Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ( dẫn chứng); – Xã hội càng hiểu đúng về vị trí, vai trò của Luật sư; – Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng nhiều – Hệ thống pháp luật cho luật sư ngày càng hoàn thiện; – Thể chế thuận lợi ( sự ra đời và phát triển của luật sư, liên đoàn luật sư); – Môi trường trong trường và quốc tế thuận lợi hơn; – Luật sư được đào tạo cơ bản, có các điều kiện cần thiết hành nghề; Câu 2: Trình bày các hình thức hành nghề Luật sư quy định trong Luật Luật sư 2006? Giải thích tại sao Luật Luật sư lại quy định nhiều hình thức hành nghề? Trả lời: Trình bày các hình thức của luật Luật sư 2006: Theo điều 23 luật Luật sư: Hình thức hành nghề luật sư 1 Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư; 2 Hành nghề với tư cách cá nhân; Luật sư được chưa chọn một trong hai hình thức hành nghề quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này để hành nghề (Điều 33 Văn phòng Luật sư; Điều 34 Công ty Luật) Câu 3 Anh/chị hãy trình bày nhận thức của mình về tính “trung thực” được quy định trong nguyên tắc hành nghề của luật sư Trả lời: Trình bày nhận thức về tính “trung thực” trong nguyên tắc hành nghề của luật sư: * Với bản thân: – Tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 6.2 Quy tắc đạo đức) – Giải thích rõ cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư, tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng, những khó khăn thuận lợi… (Quy tắc 6.3) * Với khách hàng: – Không xúi giục, kích động khách hàng kiện tụng hoặc có hành vi khác trái pháp luật (Quy tắc 14.1); – Không tạo ra các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợi cho khách hàng để lôi kéo đe dọa, làm áp lực để tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc mưu cầu lợi ích bất chính khác từ khách hàng (Quy tắc 14.6); – Không sử dụng thông tin biết từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích cá nhân (Quy tắc 14.7); – Không được làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng, trình độ chuyên môn của mình, đưa ra những lời hứa hẹn để lừa dối khách hàng (Quy tắc 14.10); – Không có những lời lẽ gây bất lợi cho khách hàng của mình (Quy tắc 23.3) * Với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan nhà nước khác: – Tôn trọng sự thật khách quan, không suy đoán chủ quan mang tính chất kích động, quy chụp, kết tội người khác… không cố tình trì hoãn, gây trở ngại cho việc xét xử bằng những phương cách bất hợp lý trái đạo đức (Quy tắc 23.3); – Không vì quyền lợi của khách hàng mà cố tình cung cấp những thông tin, tài liệu, chứng cứ mà luật sư biết rõ là sai sự thật, tham gia hay hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài liệu, chứng cứ sai sự thật để cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện những hành vi khác với mục đích lừa dối cơ quan tiến hành tố tụng (Quy tắc 24.2); – Không tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi bất hợp pháp nhằm trì hoãn hoặc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc (Quy tắc 24.3) * Với đồng nghiệp: – Không sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh (Quy tắc 18); – Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc cho mình (Quy tắc 20.5.3) * Với các cơ quan thông tin đại chúng: – Có thái độ tôn trọng và hợp tác trong việc cung cấp thông tin trung thực, chính xác, khách quan theo yêu cầu của các cơ quan này, nếu những thông tin đó không làm ảnh hưởng tới quy tắc bảo mật theo quy định của pháp luật và quyền lợi hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 26.2); – Luật sư không được sử dụng cơ quan thông tin đại chúng để phản ánh sai sự thật nhằm mục đích cá nhân, động cơ khác hoặc tạo dư luận nhằm bảo vệ quyền lợi không hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 26.3); – Việc quảng cáo phải theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về các cam kết trong quảng cáo về chất lượng dịch vụ đối với xã hội (Quy tắc 27) Câu 4 Hãy phân tích làm rõ những việc luật sư không được làm trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng và với cơ quan nhà nước khác Trả lời: Phân tích làm rõ những việc luật sư không được làm trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng:– Nêu quy tắc 24 và phân tích đầy đủ từng ý từng Quy tắc 24.1 đến 24.7 Phân tích làm rõ những việc luật sư không được làm trong quan hệ với cơ quan nhà nước khác: – Nêu và phân tích nội dung của Quy tắc 25.4 Câu 5 Anh/Chị hãy trình bày Quy tắc những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp Hãy đưa ra ví dụ minh họa và phân tích ví dụ? Trả lời: Quy tắc 21 Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp 21.1 Có lời nói, hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của đồng nghiệp hoặc gây áp lực, đe dọa đồng nghiệp 21.2 Thông đồng, đưa ra đề nghị với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để cùng mưu cầu lợi ích cá nhân 21.3 Tiếp xúc, trao đổi riêng với khách hàng đối lập về quyền lợi với khách hàng của mình để giải quyết vụ việc khi biết khách hàng đó có luật sư mà không thông báo cho luật sư đồng nghiệp bảo vệ quyền lợi hoặc luật sư đại diện cho khách hàng đó biết 21.4 Thuê, trả tiền môi giới khách hàng hoặc môi giới khách hàng cho đồng nghiệp để nhận tiền hoa hồng 21.5 Thực hiện các hành vi nhằm mục đích giành giật khách hàng như: 21.5.1 So sánh năng lực nghề nghiệp, phân biệt vùng, miền hoạt động hành nghề của luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư này với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư khác; 21.5.2 Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo luật sư đồng nghiệp; 21.5.3 Trực tiếp hoặc sử dụng các nhân viên của mình hoặc người khác làm người lôi kéo, dụ dỗ khách hàng, trước trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác 21.6 Áp đặt hoặc cố tình chi phối làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong hành nghề của đồng nghiệp có quan hệ phụ thuộc với luật sư như quan hệ thầy – trò, cấp trên – cấp dưới, huyết thống, thân thuộc 21.7 Có hành vi tạo thành phe, nhóm giữa các luật sư để cô lập đồng nghiệp trong quá trình hành nghề 21.8 Thực hiện việc liên kết, liên danh, thành lập nhóm luật sư hoạt động trái với quy định của pháp luật về luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Ví dụ: Trong một vụ án tranh chấp về tài sản chung vợ chồng Luật sư A là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Chị M (nguyên đơn) Luật sư B muốn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Chị M trong vụ án này, nên LS B đã hẹp gặp chị M trao đổi công việc và cho Chị M biết LS A sau khi ký hợp đồng và nhận tiền thù lao của khách xong, thì LS A giao cho LS khác chuyên nhận – Thông đồng, đưa ra đề nghị với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để mưu cầu lợi ích các nhân Câu 6 Quy tắc 7 trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư có nội dung gì? Nêu nội dung quy tắc và Ý nghĩa quy tắc trong thể hiện đạo đức nghề nghề luật sư? Gợi ý đáp án: 1 Nội dung quy tắc Quy tắc 7 Giữ bí mật thông tin 7.1 Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật 7.2 Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật 2 Ý nghĩa quy tắc trong thể hiện đạo đức nghề nghề luật sư Gợi ý đáp án: – Quy tắc 7.1: Luật sư luôn giữ bí mật các thông tin mà mình biết về khách hàng để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện vụ án và đồng thời giữ uy tín, danh dự cho khách hàng – Quy tắc 7.2: Luật sư có trách nhiệm phải cam kết với các luật sư đồng nghiệp và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình không tiết lộ thông tin bí mật mà họ biết và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu họ bị tiết lộ, mục đích nhằm bảo mật thông tin trong quá trình hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư của mình và đồng thời nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng của mình