Đề cương kinh tế quốc tế

40 0 0
Đề cương kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xu hướng bảo hộ mậu dịch:- Khái niệm: Là quá trình CP các nước tiến hành xây dựng và áp dụng các biện pháp thích hợptrong CS TMQT nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.ND: - Chín

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG I NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 1 Khái niệm: Nền kinh tế thế giới là tổng thể nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế của chúng 2 Các tiêu chí phân chia nền KTTG: (4 tiêu chí) 1.Phân chia theo mức thu nhập bình quân: (WB 2013) - các quốc gia có thu nhập cao: > 12616USD/năm - các quốc gia có thu nhập trung bình: tb thấp: 1036-> 4085USD/năm; tb cao: 4086 -> 12615 USD/năm - các quốc gia có thu nhập thấp: < 1035 USD/năm 2 Phân chia theo trình độ phát triển của nền kt: các nước phát triển; Các nước đang phát triển; các nước kém phát triển 3 Phân chia theo nền kinh tế thế giới theo tiêu chí hợp tác và hội nhập ktqt, người ta chia thành các tiir chức kinh tế khu vực và quốc tế: vd ASEAN, EU, NAFTA, OPEC 4 Ngoài ra phân chia theo diện tích, quy mô dân số, quy mô trao đổi thương mại và di chuyển vốn đầu tư, Cách phân chia này giúp đưa ra các phân tích, đánh giá về nền kinh tế thế giới cũng như nhận biết về những biến động, các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế thế giới từ đó đưa ra các điều chỉnh chính sách cho các quốc gia để phù hợp với tình hình biến động của kt thế giới 3.Xu hướng phát triển của nền kt thế giới (6 xu hướng) Thứ nhất: Nhất thể hóa các nền kinh tế: nền kinh tế các nước vừa phát triển vừa tăng cường liên kết với nhau Mỗi nước không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán với các nước khác trước tiên ở cấp độ khu vực -> khu vực mở rộng -> toàn thế giới.bên cạnh các hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh quốc tế, các nước cũng tăng cường hợp tác đa dạng, phong phú, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và nhiều cấp độ VD ASEAN, EU, NAFTA ASEAN +, TPP, WTO, Thứ hai: Tăng cường các biện pháp bảo hộ của các nước ngày càng trở nên tinh vi, đa dạng theo hướng có lợi cho các nước phát triển Tham gia nhất thể hóa vừa mang lại thời cơ và thách thức cho nền KT của các QG => các QG cần nâng cao sức cạnh tranh QG, thực hiện toàn cầu hóa để vượt qua những hàng rào bảo hộ mới xây dựng ngày càng đa dạng và tinh vi Thứ ba: Nhịp độ phát triển tăng cao ở các nước kv Châu Á- TBD Sự phát triển của vòng cung Châu Á – TBD với các QG có nền kt hết sức năng động, đạt nhịp độ phát triển cao liên tục qua nhiều năm, đang là trung tâm của nền KTTG dịch chuyển dần về kv này Thứ tư: Xu thế mở của nền kt trong nước diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên TG để tham gia sâu rộng vào qt hộ nhập KTQT Xu hướng diễn ra mạnh mẽ => thời cơ, thách thức => các QG đánh đổi để phát triển Thứ 5: Các nước canh tranh vị trí thống lĩnh để có ảnh hưởng mạnh, bao trùm đến nền kt khu vực và toàn cầu Xu hướng này đã được diễn ra từ lâu và tăng cường ngày càng mạnh hơn Xu thế này rõ rệt giữa 1 số quốc gia siêu cường về kt như Mỹ, nhật bản, EU, TRung Quốc luôn mong muốn mở rộng quyền kiểm soát, tìm mọi cách để tạo ra và duy trì ảnh hưởng của mình đến các nước có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn hoặc các nước thuộc các khu vực giàu tài nguyên, các nước có vị trí quan trọng về địa lý kinh tế để có sự ảnh hương lan tỏa tới các nước khác Thứ 6: Phát triển nền kinh tế xanh toàn cầu Chương trình MT LHQ đưa ra khái niệm: “nền KT xanh là kết quả mang lại PLXH cho con người và CBXH, nó có ý nghĩa giảm những rủi ro mt và khan hiếm sinh thái” 4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nền KTTG (4 yếu tố): - Các bất ổn về chính trị ở các quốc gia Sự bất ổn về chính trị ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của 1 nước, kéo theo ảnh hưởng toàn cầu Thay đổi liên tục trong hệ thống thể chế lãnh đạo sẽ k tạo tâm lý tốt cho các QH KTQT diễn ra - Các cuộc khủng hoảng tài chính Các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra đã ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thé giới do yếu tố tài chính và tiền tệ quốc tế ảnh hưởng đến tất cả các quan hệ kt quốc tế - Ý thức tham gia nền kinh tế thế giới của các quốc gia Mỗi nước tham gia vào nền kinh tế với nhiều mục tiêu khác nhau, ý thức tham gia có thể là 1 nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tơi hoạt động của nền kt thế giới Ở đây là ý thức tuân thủ các nguyên tắc quốc tế khi tham gia vào các quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ , dầu tư, tài chính , ngân hàng, - Sự khan hiếm nguồn lực ảnh hưởng đến nền KTTG Do nguồn lực luôn là khan hiếm,các quốc gia không có đủ tài nguyên để phục vụ cho nền sản xuất ở trong nước Sự khan hiếm về nguồn lực cũng gây nên sự biến động về giá của các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ sử dụng các yếu tố đầu vào là các yếu tố khan hiếm, hạn chế khả năng sản xuất và khả năng mở rộng quy mô sản xuất 5 Các vấn đề có tính chất toàn cầu Các vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là tập hợp tất cả các mâu thuẫn tự nhiên và XH phức tạp, cấp bách a/h đến toàn TG, mà các giải pháp của nó phụ thuộc vào tiến bộ XH và đảm bảo nền văn minh nhân loại Những vấn đề này đc đặc trưng bởi tính năng động, nổi lên như là một yếu tố khách quan trong sự pt của XH Chúng có a/h lớn đến lợi ích của mỗi QG và mỗi các nhân Cho nên giải pháp khắc phục chỉ có thể thông qua nỗ lực chung của cộng đồng TG Có 6 vấn đền mang tính toàn cầu nổi cộm trong TK XXI: 1 Thảm họa môi trường Do tác động của con người vào mt hiện nay rất đáng báo động 2 Biến đổi khí hậu toàn cầu Đc xem là một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay 3 Vấn đề an ninh lương thực Vẫn bị suy dinh dưỡng, k đủ lương thực do S canh tác giảm do đô thi hóa 4 Đói nghèo: là vấn đề nghiêm trọng nhất toàn cầu TCH =>Sự phân biệt giàu nghèo, kc giàu nghèo VD tỉ lệ nghèo ở các nước châu á giảm từ 58% xuống 16% tại Đông Á Nhưng ở Châu Phí tỷ lệ người nghèo nhất lại tăng 5 Xung đột tôn giáo, sắc tộc: qt TCH k thể tránh khỏi va chạm ( Cơ đốc giáo vs Kito giáo; Hồi giáo với TC Giáo ) các dân tộc khác nhau trong cùng 1 QG 6 Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Sự phát triển của hệ thống TC toàn cầu bên cạnh những cơ hội to lớn cho mỗi QG cũng tồn tại nguy cơ khủng hoảng CHƯƠNG II: PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ 1 Khái niệm: PCLDQT: là quá trình PCLDXH vượt ra ngoài biên giới QG do sự pt mạnh mẽ của LLSX 2 Phân loại: Đc phân theo chức năng và phân loại theo vùng lãnh thổ - Theo chức năng: được chia thành: + PCLD nói chung: là hình thức phân chia LD theo các ngành khác nhau: CN, NN + PCLD chuyên môn hóa: là hình thức phân chia lao động giữa các ngành thuộc cùng 1 lv: CN nặng, CN nhẹ + Phân chia LD cá thể: là hình thức PCLD trong 1 xí nghiệp, GD, cá nhân đc xem như 1 mắt xích trong quá trình sx hàng hóa - PCLD theo lãnh thổ: + PCLD liên khu: là hình thức PCLD theo vùng miền thuộc địa phương thuộc cùng 1 QG + PCLDQT: là hình thức phân chia LD giữa các QG trên pv TG dựa trên nền sx đặc thù của từng vùng  PCLD là một hình thái đặc thù của PCLDXH 3 Chuyên môn hóa: là tình chuyên môn hóa của các DN ở các QG khác nhau trong việc sản xuất một phần SP Hình thức này có MLH chặt chẽ với CM CN-KH-KT CMH QT có thể chia thành 2 hướng:  CMH sx theo ngành, lv or DN  CMH theo lãnh thổ (trong từng nước, kv, các nhóm nước trong 2 quốc gia 4 Hợp tác QT: bao gồm các lv hợp tác sau: + Hợp tác CNSX: chuyển nhượng giấy phép và quyền sở hữu trí tuệ, phát triển và điều phối tài liệu về thiết kế, quy trình, kỹ thuật + Các quá trình KTTM có liên quan đến việc thực hiện hợp tác sx + Bảo dưỡng thiết bị CNKT sau khi bán 5 Hợp tác hóa sx QT: cơ sở khách quan của việc hợp tác sx QT là mức độ ngày càng tăng của LLSX và các MQH SX giữa các DN độc lập cả trong và ngoài nước Hợp tác SXQT hoạt động như một hệ thống xác định của các mqh với 3 đặc trưng cơ bản là phạm vi, lĩnh vực hoạt động và phương pháp hợp tác 6 ĐK phát triển PCLDQT: Quá trình PCLDQT cần có những đk sau: - Sự khác biệt giữa các QG về đk tự nhiên, do đó, các QG phải dựa vào những ưu thế về TNTN để chuyên môn hóa SX, phát huy lợi thế so sánh và đk địa lý của mình - Sự khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển của lực lượng sx, trình độ pt của KH-KT và CN, về truyền thống sx, LLSX - Trong một phạm vi nhất định, chịu a/h và sự tác động của chế độ KT-XH của đất nước PCLD có thể đc ĐN như là một mức độ phát triển quan trọng của phân công lao động lãnh thổ giữa các nước, dựa trên ưu thế chuyên môn sx của từng nước tùy theo các loại sp khác nhau, dẫn đến việc trao đổi kết quả sx giữa chúng trong các mối tương quan nhất định về số lượng và chất lượng Như vậy, tham gia vào qt PCLDQT tạo cho QG những lợi ích KT cộng thêm, sd CP ít nhất để đáp ứng nhu cầu của chính mình 7 Các yếu tố ảnh hưởng đến PCLDQT: Có 2 nhóm yếu tố: Các yếu tố QG và Các yếu tố QT a Các yếu tố quốc gia: -Khác biệt về điều kiện tự nhiên và địa lý: điều kiện khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá trị lãnh thổ, dân số, địa lý kinh tế - Điều kiện kinh tế xã hội: mức độ phát triển KH-KT, nền sản xuất truyền thống và hiện đại, cơ chế tổ chức sản xuất trong nước, vị trí trong nền kinh tế thế giới, loại hình quản lý kinh tế( thị trường hay kế hoạch), cơ chế tổ chức các mối quan hệ kinh tế đối ngoại b Các yếu tố QT: - Mức độ tiến bộ KH-KT, mức độ ngày càng cao thì chuyên môn hóa càng sâu -Mức cầu của thị trường thế giới -Hệ thống thanh toán quốc tế -Vấn đề môi trường đặt ra những câu hỏi mới về giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chất lượng hàng hóa * ĐK xđịnh sự tham gia của các nước vào PCLDQT là những yếu tố của LLSX – phương tiện LD, công cụ LD, lực lượng LD Trong đó PTLD đóng vai trò quyết định Nếu các phương tiện LD trong một nước phát triển, nước đó có thể trở thành nhà cung cấp cho thị trường TG *Động lực tham gia của các QG vào qt PCLD QT: - Là những doanh nhân ở các nước khác nhau Họ muốn bán sp của mình ở nước ngoài với giá đắt hơn, mua hàng hóa ở đó với giá thấp hơn và bán chúng trong nc để thu lợi nhuận Kiếm tìm lợi nhuận lớn hơn - Mâu thuẫn giữa sự phát triển nhu cầu XH và sự thiếu hụt nguồn TN vốn có để đáp ứng chúng 8 Chỉ số phản ánh quá trình tham gia vào PCLDQT Hệ số giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng GDP: cho thấy sự tham gia của các nguồn tài nguyên của đất nước vào phân công lao động quốc tế-> có thể đánh giá triển vọng thay đổi cấp độ, dự báo xu hướng trong mức độ tham gia của các quốcgia vào quá trình phân công lao động quốc tế Er=(E/GPD)*100 Er: tỉ lệ xuất khẩu E: giá trị xuất khẩu GDP: tổng sản phẩm quốc nội Hệ số giữa giá trị nhập khẩu với GDP:được dùng để đánh giá sự tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Chỉ số này cung cấp 1 cái nhìn về xu hướng nhập khẩu, mức độ phụ thuộc của quốc gia này vào thị trường thế giới- biểu hiện cụ thể qua hàng hóa mà nó mua vào từ nước ngoài-> từ đó đo được mức độ tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Ir= (I/GDP)*100 Ir: hệ số nhập khẩu I: giá trị nhập khẩu GDP- tổng sản phẩm quốc nội Tỷ lệ ngoại thương: tỷ số giữa giá trị thương mại nước ngoài với tổng sản phẩm quốc nội cho thấy tổn kim ngạch thương mại nước ngoài của 1 nước so với nước đối tác hoặc toàn bộ cộng đồng thế giới, tuy nhiên không đồng thời cung cấp đánh giá về hiệu quả của nó FTr= ( FT/GDP)*100 FTr: tỷ lệ ngoại thương FT: giá trị thương mại nước ngoài, được xác định bằng khối lượng tiền tham gia vào hoạt động trao đổi thương mại nước ngoài của 1 nước Cụ thể bằng E+I trong 1 thời gian định sẵn GDP tổng sản phẩm quốc nội CHƯƠNG III: CÁC QUAN HỆ KTQT 3.1 Thương mại quốc tế 1 Khái niệm: TMQT là hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa của 1 QG khác trên cơ sở ngang giá dùng tiền tệ làm phương thức tinh toán và mang lại lợi ích cho all các bên 2 Cơ sở thực tiễn hình thành QHKTQT: TMQT ra đời trên sự xuất phát từ 1 số cơ sở thực tiễn sau: + Do sự khác biệt và hạn chế từ điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, tài nguyên giữa các quốc gia + Do sự phát triển không đồng đều về khoa học kĩ thuật, cũng như trình độ kinh tế dẫn đến sự khác nhau về điệu kiện sản xuất của mỗi quốc gia + Trong quá trình phát triển, tất yếu dẫn đến mỗi quốc gia có yêu cầu tối đa quy mô sản xuất cho mỗi ngành mà có lợi thế nhất, điều này là nguyên nhân cho sự phát triển chiều sâu của quan hệ KTQT + Sự đa dạng trong nhu cầu về tiêu dùng, thị hiếu, sở thích, văn hóa, khả năng thanh toán cũng là cơ sở cho việc mở rộng quy mô và các hoạt động trao đổi 3 TMQT và khả năng sản xuất, tiêu dùng a Khả năng sản xuất tiêu dùng khi không có TMQT - Trong trường hợp này, nền kinh tế sản xuất được bao nhiêu thì khả năng tiêu dùng bị hạn chế ở số lượng sản xuất đó Khi đó đường giới hạn khả năng sản xuất cũng chính là đường giới hạn khả năng tiêu dùng VD 2 sản phẩm gạo và vải ở VN: b Khả năng sản xuất và tiêu dùng khi có TMQT - Do số lượng sản xuất giữ nguyên, không thay đổi, do vậy không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, và nhu cầu này sẽ được bù đắp thông qua trao đổi quốc tế, điều này dẫn đến các nước sẽ chuyên môn hóa các mặt hàng có lợi thế để mang đi trao đổi =>mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng VD ở VN với gạo và vải: 4 Lựa chọn sản phẩm tham gia TMQT - Theo chủ nghĩa Trọng thương từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XVII: những mặt hàng XK là các hàng hóa có giá trị cao, XK nguyên liệu bị đánh giá thấp Đối với những hđ NK giữ NK ở mức tối thiểu, dành ưu tiên cho NK nguyên liệu so với thành phẩm Hạn chế hoặc cấm NK thành phẩm nhất là hàng xa xỉ - Theo Adam Smith, chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu các sản phẩm không có lợi thế Các sản phẩm có lợi thế tuyệt đối là các sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn 1 cách tuyệt đối so với các sản phẩm khác - Theo Gottfried và Haberler, quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có chi phí cơ hội thấp, trong 2 quốc gia, quốc gia nào có chi phí cơ hội của mặt hàng nào thấp hơn thì sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng đó - Theo Hecksher và Ohlin các nước có thể quyết định xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng sao cho có lợi nhất khi tham gia vào trao đổi quốc tế dựa vào tỉ lệ cấu thành các yếu tố sản xuất trong sản phẩm đó và sự sẵn có các yếu tố ở quốc gia đó => Như vậy, có thể đưa ra nhiều cách lựa chọn sản phẩm theo lí thuyết nhưng hầu hết các lựa chọn này đều kèm theo các điều kiện giả định của các mô hình lí thuyết, do vậy trong thực tế cần có sự tổng hợp, xem xét dựa trên các điều kiện cụ thể của từng nước 5 Xu hướng tự do hóa và bảo hộ mậu dịch a Xu hướng tự do hóa thương mại: - Khái niệm: Quá trình tự do hóa TM là nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt động thương mại quốc tế của QG nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động đó phát triển 1 cách hiệu quả ND: - Nhà nước từng bước cắt giảm các công cụ, biện pháp gây hạn chế cho hoạt động TMQT như thuế quan, hạn ngạch, các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa với nước khác - Nhà nước từng bước đưa vào thực hiện các chính sách và biện pháp quản lí như yêu cầu kĩ thuật, chính sách chống bán phá giá, chinh sách chống độc quyền, chính sách đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hàng hóa theo các cam kết trong các hiệp định hợp tác đã kí và theo tiêu chuẩn chung của thế giới b Xu hướng bảo hộ mậu dịch: - Khái niệm: Là quá trình CP các nước tiến hành xây dựng và áp dụng các biện pháp thích hợp trong CS TMQT nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài ND: - Chính phủ và các bộ ngành thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các biện pháp, công cụ chính sách phù hợp với xu thế biến động của môi trường kinh tế quốc tế, cũng như mục tiêu, điều kiện phát triển kinh tế trong nước để bảo vệ cho nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài 3.2 Di chuyển vốn quốc tế 1 Khái niệm di chuyển vốn QT: có thể được hiểu là hoạt động vay và cho vay giữa các chủ thể KTQT, cũng như các hoạt động đầu tư quốc tế của các chủ thể KTQT, gắn với các mục tiêu nhất định, có thể là lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận 2 FDI - Khái niệm: + Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “ FDI đc hiểu là nguồn vốn đc đầu tư trực tiếp nhằm đạt những lợi ích mang tính dài hạn trong một đơn vị kinh doanh hoạt động trên lãnh thổ của một nền KT khác nền KT của chủ đầu tư Mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý và chi phối DN đó” (1977) + Theo tổ chức hợp tác và phát triển KT (OECD): “ Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư nhằm thiết lập các mqh KT lâu dài với một DN mang lại khả năng tạo a/h đv quản lý DN Có các mục đầu tư:  Thành lập hoặc mở rộng DN or một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư  Mua lại toàn bộ DN đó  Tham gia vào một DN mới  Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm) + Theo tổ chức TMTG (WTO): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ 1 nước (nc chủ đầu tư) có 1 tài sản ở một nước khác ( nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó  đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại đầu tư p/á mục tiêu của một xí nghiệp cư trú trong 1 nền KT (gọi là nhà đầu tư trực tiếp) là thiết lập một lợi ích cuối cùng ở một xí nghiệp (gọi là xí nghiệp đầu tư trực tiếp) - Các nhân tổ ả/h đến FDI (những nhân tố chủ yếu cầu thành sức hút FDI) a Nhóm nhân tố về kinh tế: - Nhân tố về thị trường : quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là là một trong nhưng nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và nên kinh tế - Nhân tố về lợi nhuận : Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư - Nhân tố về chi phí: Theo nghiên cứu cho thấy, phần đông các doanh nghiệp đầu tư vào các nước là để khai thác tiềm năng, lợi thế về chi phí và chi phí về lao động thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi đưa ra quyết định b Nhóm nhân tố về môi trườngkinh doanh:

Ngày đăng: 10/03/2024, 19:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan