Kinh Doanh - Tiếp Thị - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Quản trị kinh doanh THAM LUẬN HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC TS. Bùi Trần Quỳnh Ngọc Trường Đại học Sư phạm TPHCM 1. Tầm quan trọng của hội nhập quốc tế trong giáo dục Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang là một xu thế tất yếu, tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội mà giáo dục là một trong số đó. Hiện nay, hộ i nhậ p quố c tế là yế u tố quan trọ ng nhằm phát triển và nâng cao chấ t lượng giáo dụ c. Các chương trình h ợp tác gi ữa các trườ ng đại họ c trên thế giới, các ho ạt độ ng giao lưu cũng như dự á n hợp tác nghiên cứu quốc tế đang mở ra những cơ hội học tập tiềm năng và hướng nghiên cứu mới. Dưới tầ m nhìn phát triể n bề n vững, hộ i nhậ p quố c tế trong giáo dụ c chính là giả i pháp giúp đào t ạo nguồn nhân lự c chấ t lượng cao, có đ ủ kiế n thức và k ỹ năng làm vi ệc trong môi trườ ng toàn cầ u. Xu hướng dịch chuyể n lao độ ng quố c tế làm gia tăng tính c ạnh tranh với nguồn lao độ ng trong nước, từ đó cho thấ y tính cấ p thiế t của việc đào t ạo nguồn nhân lự c chấ t lượng cao và đặt ra các vấ n đề về xây dự ng kế hoạch đào t ạo, bồi dưỡng nguồn nhân lự c trong nước có trình độ quố c tế . Trước nhiệm vụ cấ p thiế t ấ y, giáo dụ c không thể đứng ngoài cuộ c và hộ i nhậ p quố c tế trong giáo dụ c chính là xu hướng không thể đả o ngược của các cơ sở giáo dụ c đại họ c hiện nay. 2. Một số hình thức hội nhập quốc tế trong giáo dục Như đã trình bày, hộ i nhậ p quố c tế trong giáo dụ c là xu thế tấ t yế u tại các cơ sở giáo dụ c đại họ c ngày nay v ới các hình th ức liên kế t, hợp tác đào t ạo, quố c tế hóa chương trình đào t ạo ngày càng đư ợc mở rộ ng và đa dạng hóa. Mộ t số hình thức hộ i nhậ p quố c tế trong giáo dụ c có thể kể đế n như sau. Liên kết đào tạo: Chương trình liên kế t đào t ạo với nước ngoài là hình th ức hộ i nhậ p quố c tế phổ biế n của các trườ ng đại họ c. Nhiề u mô hình liên kế t đa dạng như công nhậ n họ c phầ n, chuyể n đổi tín chỉ, trao đổi sinh viên… thúc đẩy quố c tế hóa giáo dụ c mạnh mẽ. Hình thức này tạo điề u kiện cho các trườ ng đại họ c Việt Nam có thể kế t nố i với các trườ ng đại họ c uy tín trên thế giới, từ đó tiế p cậ n với tiêu chuẩn đào t ạo quố c tế . Đồng thờ i, chương trình liên kế t đào t ạo với nước ngoài cũng mở ra nhiề u cơ hộ i thuậ n lợi để ngườ i họ c tiế p xúc với môi trườ ng giáo dụ c quố c tế bên cạnh hình thức du họ c truyề n thố ng. Các mô hình liên kế t sẽ được làm rõ hơn ở phầ n sau. Nghiên cứu khoa học: Liên kế t trong nghiên cứu khoa họ c cho phép các trườ ng đại họ c chia sẻ tài nguyên và kinh nghi ệm của mình với các trườ ng đại họ c khác trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, liên kế t trong nghiên cứu khoa họ c là giả i pháp hi ệu quả nhằ m tăng cườ ng tính chuyên nghiệp quố c tế trong môi trườ ng họ c thuậ t Việt Nam nói riêng và gó p phầ n đưa ra giả i pháp cho nh ững thách th ức toàn cầ u nói chung . Những dự á n hợp tác nghiên cứu giữa các trườ ng đại họ c trên toàn thế giới có khả năng thúc đẩy sự đổi mới, tạo ra thành tự u nghiên cứu có giá trị cho cộ ng đồng quố c tế . Nghiên cứu khoa họ c trong hộ i nhậ p quố c tế được tổ chức đa dạng dưới nhiề u hình thức như hộ i thả o khoa họ c; chương trình, dự á n nghiên c ứu đa quố c gia; tham gia vào các t ổ chức nghiên cứu quố c tế hay hợp tác v ới các t ổ chức phi chính phủ. Để hình thức nghiên cứu khoa họ c trong hộ i nhậ p quố c tế đạt tính hiệu quả , các cơ sở đào t ạo đại họ c cầ n tiế p cậ n chuẩn mự c quố c tế trong nghiên cứu khoa họ c. Mộ t số giả i pháp tiế p cậ n chuẩn mự c quố c tế trong nghiên cứu khoa họ c như: hoàn thi ện và ban hành cơ chế , quy định về nghiên cứu khoa họ c, thành lậ p và tăng tính hiệu quả của các nhóm nghiên c ứu mạnh, tăng cườ ng công bố khoa họ c quố c tế , hình thành m ạng lưới đố i tác để thúc đẩy hộ i nhậ p quố c tế , gia nhậ p các tổ chức khoa họ c và giáo dụ c uy tín như SEA-UNINET, ASIHL, APAIE, AUF, AUN, AUNSEED-Net, RESCIF… Kiểm định quốc tế và xếp hạng quốc tế. Thự c hiện đánh giá, kiể m định chấ t lượng cơ sở giáo dụ c và chương trình đào t ạo theo chuẩn quố c tế là minh ch ứng về chấ t lượng đào t ạo, nhằ m xác đ ịnh vị thế , uy tín của trườ ng đại họ c cũng như bả o chứng về việc đả m bả o chấ t lượng trong quá trình đào t ạo ngườ i họ c. Kiể m định quố c tế các chương trình đào t ạo sẽ tạo sự thuậ n lợi và bả o đả m cho quá trình công nhậ n tín chỉ, bằ ng cấ p, liên thông với các trườ ng đại họ c ngoài nư ớc; gia tăng được số lượng đố i tượng tuyể n sinh quố c tế tiề m năng, phụ c vụ xu thế giáo dụ c đại họ c sẻ chia và đ ại họ c không biên giới, đồng thờ i mở ra cánh c ổng hộ i nhậ p cho chính sinh viên đang họ c tại trườ ng. Mộ t số tổ chức đánh giá kiể m định được quố c tế công nhậ n như: ABET, AQAS, AACSB, ASIIN, ACBSP, AUN- QA, FIBAA, QS STARS, NEAS… Tài trợ quốc tế, liên kết trong đầu tư giáo dục. Hỗ trợ kinh phí hay nguồn nhân lự c từ nước ngoài cũng là mộ t hình thức hộ i nhậ p quố c tế trong giáo dụ c. Hiện nay, nguồn tài tr ợ quố c tế cho các trườ ng đại họ c tương đố i đa dạng, nổi bậ t là các quỹ hoạt độ ng đầ u tư vào dự á n nghiên c ứu phát triể n cộ ng đồng, quỹ đầ u tư cơ sở vậ t chấ t cho cơ sở giáo dụ c… Có thể thấ y hộ i nhậ p quố c tế trong giáo dụ c đang trở thành xu thế tấ t yế u, do đó, các hình th ức hộ i nhậ p cũng vô cùng đa dạng: từ việc xây dự ng, nhậ p khẩu chương trình đào t ạo đế n kiể m định chấ t lượng quố c tế ; từ quá trình giả ng dạy – họ c tậ p đế n công tác đả m bả o chấ t lượng đề u thể hiện tinh thầ n hộ i nhậ p tích cự c. Các hình th ức hộ i nhậ p quố c tế trong giáo dụ c tuy khác nhau về cách th ức song đề u mang lại nhiề u giá tr ị to lớn, ý nghĩa đố i với cơ sở đào t ạo cũng như đố i với ngườ i họ c. Trước hế t, điề u này phù h ợp với xu thế phát triể n trong nước và khu vự c quố c tế . Bên cạnh đó, hộ i nhậ p quố c tế góp phầ n nâng cao chấ t lượng giáo dụ c, là cơ hộ i để các cơ sở đào t ạo hoàn thi ện chấ t lượng đào t ạo chuẩn quố c tế , khẳng định vị thế của trườ ng đại họ c nói riêng và v ị thế của giáo dụ c Việt Nam trên bả n đồ giáo dụ c thế giới nói chung. Hộ i nhậ p quố c tế trong giáo dụ c đồng thờ i cũng mang lại trả i nghiệm họ c tậ p quố c tế tại Việt Nam với mức họ c phí phù hợp, mở ra cơ hộ i tham gia du họ c bậ c cao hơn. 3. Liên kết đào tạo trong hội nhập quốc tế 3.1. Tầ m quan trọ ng củ a liên kế t đào tạ o trong hộ i nhậ p quố c tế Liên kế t đào t ạo là mộ t trong những phương thức hiệu quả giúp các trườ ng đại họ c thự c hiện hộ i nhậ p quố c tế trong giáo dụ c. Việc liên kế t giữa các trườ ng đại họ c tạo ra những chương trình đào t ạo chấ t lượng và đáp ứng nhu cầ u ngườ i họ c trong thế giới toàn cầ u hóa. Mộ t cách khái quát, có thể hiể u chương trình liên kế t là c hương trình đà o tạo được tổ chức bở i nhiề u trườ ng đại họ c khác nhau, ngườ i họ c sẽ được họ c tại mộ t hoặc nhiề u trườ ng và nhậ n được bằ ng tố t nghiệp hay chứng chỉ, chứng nhậ n từ mộ t hoặc tấ t cả các trườ ng đại họ c đó. Chẳng hạn, chương trình liên kế t đào t ạo Erasmus là mộ t trong những chương trình liên kế t nổi tiế ng và thành công nhấ t của Liên minh châu Âu, cho phép ngườ i họ c họ c tậ p tại các trườ ng đại họ c trên khắp châu Âu và nhậ n được bằ ng tố t nghiệp chung. Tại Việt Nam hiện nay, ngày càng nhiề u trườ ng đại họ c xây dự ng đề á n liên kế t và ngày càng nhiề u ngườ i họ c lự a chọ n chương trình này bở i nó mang nhiề u ưu điể m, giá tr ị thự c tiễn. Đố i với các trườ ng đại họ c, chương trình liên kế t giúp cả i thiện chấ t lượng đào t ạo bằ ng cách họ c hỏi kinh nghiệm và kiế n thức từ những trườ ng đại họ c khác. Nói cách khác, liên kế t đào t ạo sẽ giúp cho các trườ ng đại họ c Việt Nam tiế p cậ n với chuẩn mự c đào t ạo của thế giới, hộ i nhậ p và c ạnh tranh, tự đánh giá năng lự c và xác định vị trí của mình để liên tụ c cả i thiện chấ t lượng đào tạo. Quan trọ ng hơn, các cơ sở đào t ạo có thể tăng cườ ng sự đa dạng chương trình và phát triể n chương trình đào t ạo mới, từ đó đáp ứng nhu cầ u ngườ i họ c và nhu cầ u của thị trườ ng lao độ ng toàn cầ u. Đố i với ngườ i họ c, liên kế t đào t ạo tạo ra mộ t môi trườ ng họ c tậ p toàn cầ u, giúp ngườ i họ c tìm hiể u và họ c hỏi từ những sinh viên, giả ng viên và nhà nghiên cứu trên toàn thế giới; từ đó phát triể n các k ỹ năng quan trọ ng như kỹ năng giao tiế p và làm vi ệc trong môi trườ ng đa văn hóa, thích ứng với nề n văn hóa m ới. Ngườ i họ c có thể trả i nghiệm môi trườ ng họ c tậ p khác nhau, tăng cườ ng kiế n thức, kỹ năng, và có thể tiế p cậ n với các cơ hộ i việc làm toàn cầ u thông qua bằ ng cấ p quố c tế mà chương trình liên kế t cung cấ p. 3.2. Mộ t số mô hình liên kế t đào tạ o Các mô hình liên kế t đào t ạo trình độ đại họ c phổ biế n là mô hình 2+2 (2 năm họ c ở Việt Nam, 2 năm tiế p theo họ c tại cơ sở giáo dụ c nước ngoài), mô hình 1+2 hoặc 2+1 (1 hoặc 2 năm họ c ở Việt Nam, 2 hoặc 1 năm họ c tại cơ sở giáo dụ c nước ngoài ), mô hình 4+0 hay còn gọ i là mô hình h ợp tác như ợng quyề n, hợp t...
Trang 1THAM LUẬN HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC
TS Bùi Trần Quỳnh Ngọc Trường Đại học Sư phạm TPHCM
1 Tầm quan trọng của hội nhập quốc tế trong giáo dục
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang là một xu thế tất yếu, tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội mà giáo dục là một trong số đó Hiện nay, hội nhập quốc tế là yếu tố quan trọng nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục Các chương trình hợp tác giữa các trường đại học trên thế giới, các hoạt động giao lưu cũng như dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế đang mở ra những cơ hội học tập tiềm năng và hướng nghiên cứu mới Dưới tầm nhìn phát triển bền vững, hội nhập quốc tế trong giáo dục chính là giải pháp giúp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc trong môi trường toàn cầu Xu hướng dịch chuyển lao động quốc tế làm gia tăng tính cạnh tranh với nguồn lao động trong nước, từ đó cho thấy tính cấp thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đặt ra các vấn đề về xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nước có trình độ quốc tế Trước nhiệm vụ cấp thiết ấy, giáo dục không thể đứng ngoài cuộc và hội nhập quốc tế trong giáo dục chính là xu hướng không thể đảo ngược của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay
2 Một số hình thức hội nhập quốc tế trong giáo dục
Như đã trình bày, hội nhập quốc tế trong giáo dục là xu thế tất yếu tại các cơ sở giáo dục đại học ngày nay với các hình thức liên kết, hợp tác đào tạo, quốc tế hóa chương trình đào tạo ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa Một số hình thức hội nhập quốc tế trong giáo dục có thể kể đến như sau
Liên kết đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài là hình thức
hội nhập quốc tế phổ biến của các trường đại học Nhiều mô hình liên kết đa dạng
Trang 2như công nhận học phần, chuyển đổi tín chỉ, trao đổi sinh viên… thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục mạnh mẽ Hình thức này tạo điều kiện cho các trường đại học Việt Nam có thể kết nối với các trường đại học uy tín trên thế giới, từ đó tiếp cận với tiêu chuẩn đào tạo quốc tế Đồng thời, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài cũng mở ra nhiều cơ hội thuận lợi để người học tiếp xúc với môi trường giáo dục quốc tế bên cạnh hình thức du học truyền thống Các mô hình liên kết
sẽ được làm rõ hơn ở phần sau
Nghiên cứu khoa học: Liên kết trong nghiên cứu khoa học cho phép các
trường đại học chia sẻ tài nguyên và kinh nghiệm của mình với các trường đại học khác trên toàn thế giới Bên cạnh đó, liên kết trong nghiên cứu khoa học là giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp quốc tế trong môi trường học thuật Việt Nam nói riêng và góp phần đưa ra giải pháp cho những thách thức toàn cầu nói chung Những dự án hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại học trên toàn thế giới có khả năng thúc đẩy sự đổi mới, tạo ra thành tựu nghiên cứu có giá trị cho cộng đồng quốc tế
Nghiên cứu khoa học trong hội nhập quốc tế được tổ chức đa dạng dưới nhiều hình thức như hội thảo khoa học; chương trình, dự án nghiên cứu đa quốc gia; tham gia vào các tổ chức nghiên cứu quốc tế hay hợp tác với các tổ chức phi chính phủ
Để hình thức nghiên cứu khoa học trong hội nhập quốc tế đạt tính hiệu quả, các cơ sở đào tạo đại học cần tiếp cận chuẩn mực quốc tế trong nghiên cứu khoa học Một số giải pháp tiếp cận chuẩn mực quốc tế trong nghiên cứu khoa học như: hoàn thiện và ban hành cơ chế, quy định về nghiên cứu khoa học, thành lập và tăng tính hiệu quả của các nhóm nghiên cứu mạnh, tăng cường công bố khoa học quốc tế, hình thành mạng lưới đối tác để thúc đẩy hội nhập quốc tế, gia nhập các
tổ chức khoa học và giáo dục uy tín như SEA-UNINET, ASIHL, APAIE, AUF, AUN, AUN/SEED-Net, RESCIF…
Trang 3Kiểm định quốc tế và xếp hạng quốc tế Thực hiện đánh giá, kiểm định chất
lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế là minh chứng về chất lượng đào tạo, nhằm xác định vị thế, uy tín của trường đại học cũng như bảo chứng về việc đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo người học Kiểm định quốc tế các chương trình đào tạo sẽ tạo sự thuận lợi và bảo đảm cho quá trình công nhận tín chỉ, bằng cấp, liên thông với các trường đại học ngoài nước; gia tăng được số lượng đối tượng tuyển sinh quốc tế tiềm năng, phục vụ xu thế giáo dục đại học sẻ chia và đại học không biên giới, đồng thời mở ra cánh cổng hội nhập cho chính sinh viên đang học tại trường.Một số tổ chức đánh giá kiểm định được quốc tế công nhận như: ABET, AQAS, AACSB, ASIIN, ACBSP,
AUN-QA, FIBAA, QS STARS, NEAS…
Tài trợ quốc tế, liên kết trong đầu tư giáo dục Hỗ trợ kinh phí hay nguồn
nhân lực từ nước ngoài cũng là một hình thức hội nhập quốc tế trong giáo dục Hiện nay, nguồn tài trợ quốc tế cho các trường đại học tương đối đa dạng, nổi bật là các quỹ hoạt động đầu tư vào dự án nghiên cứu phát triển cộng đồng, quỹ đầu
tư cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục…
Có thể thấy hội nhập quốc tế trong giáo dục đang trở thành xu thế tất yếu,
do đó, các hình thức hội nhập cũng vô cùng đa dạng: từ việc xây dựng, nhập khẩu chương trình đào tạo đến kiểm định chất lượng quốc tế; từ quá trình giảng dạy – học tập đến công tác đảm bảo chất lượng đều thể hiện tinh thần hội nhập tích cực Các hình thức hội nhập quốc tế trong giáo dục tuy khác nhau về cách thức song đều mang lại nhiều giá trị to lớn, ý nghĩa đối với cơ sở đào tạo cũng như đối với người học Trước hết, điều này phù hợp với xu thế phát triển trong nước và khu vực quốc tế Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ hội để các cơ sở đào tạo hoàn thiện chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế, khẳng định vị thế của trường đại học nói riêng và vị thế của giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới nói chung Hội nhập quốc tế trong giáo dục đồng
Trang 4thời cũng mang lại trải nghiệm học tập quốc tế tại Việt Nam với mức học phí phù hợp, mở ra cơ hội tham gia du học bậc cao hơn
3 Liên kết đào tạo trong hội nhập quốc tế
3.1 Tầm quan trọng của liên kết đào tạo trong hội nhập quốc tế
Liên kết đào tạo là một trong những phương thức hiệu quả giúp các trường đại học thực hiện hội nhập quốc tế trong giáo dục Việc liên kết giữa các trường đại học tạo ra những chương trình đào tạo chất lượng và đáp ứng nhu cầu người học trong thế giới toàn cầu hóa Một cách khái quát, có thể hiểu chương trình liên kết là chương trình đào tạo được tổ chức bởi nhiều trường đại học khác nhau, người học sẽ được học tại một hoặc nhiều trường và nhận được bằng tốt nghiệp hay chứng chỉ, chứng nhận từ một hoặc tất cả các trường đại học đó Chẳng hạn, chương trình liên kết đào tạo Erasmus là một trong những chương trình liên kết nổi tiếng và thành công nhất của Liên minh châu Âu, cho phép người học học tập tại các trường đại học trên khắp châu Âu và nhận được bằng tốt nghiệp chung Tại Việt Nam hiện nay, ngày càng nhiều trường đại học xây dựng đề án liên kết và ngày càng nhiều người học lựa chọn chương trình này bởi nó mang nhiều
ưu điểm, giá trị thực tiễn Đối với các trường đại học, chương trình liên kết giúp cải thiện chất lượng đào tạo bằng cách học hỏi kinh nghiệm và kiến thức từ những trường đại học khác Nói cách khác, liên kết đào tạo sẽ giúp cho các trường đại học Việt Nam tiếp cận với chuẩn mực đào tạo của thế giới, hội nhập và cạnh tranh, tự đánh giá năng lực và xác định vị trí của mình để liên tục cải thiện chất lượng đào tạo Quan trọng hơn, các cơ sở đào tạo có thể tăng cường sự đa dạng chương trình và phát triển chương trình đào tạo mới, từ đó đáp ứng nhu cầu người học và nhu cầu của thị trường lao động toàn cầu
Đối với người học, liên kết đào tạo tạo ra một môi trường học tập toàn cầu, giúp người học tìm hiểu và học hỏi từ những sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu trên toàn thế giới; từ đó phát triển các kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao
Trang 5tiếp và làm việc trong môi trường đa văn hóa, thích ứng với nền văn hóa mới Người học có thể trải nghiệm môi trường học tập khác nhau, tăng cường kiến thức, kỹ năng, và có thể tiếp cận với các cơ hội việc làm toàn cầu thông qua bằng cấp quốc tế mà chương trình liên kết cung cấp
3.2 Một số mô hình liên kết đào tạo
Các mô hình liên kết đào tạo trình độ đại học phổ biến là mô hình 2+2 (2 năm học ở Việt Nam, 2 năm tiếp theo học tại cơ sở giáo dục nước ngoài), mô hình 1+2 hoặc 2+1 (1 hoặc 2 năm học ở Việt Nam, 2 hoặc 1 năm học tại cơ sở giáo dục nước ngoài), mô hình 4+0 hay còn gọi là mô hình hợp tác nhượng quyền, hợp
tác franchise Khác với các mô hình truyền thống – cơ sở giáo dục nước ngoài
không hoặc chỉ quyền kiểm soát trong trường hợp cần thiết và trong phạm vi thỏa thuận giới hạn, cơ sở giáo dục đại học Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo
chất lượng cho giai đoạn đào tạo tại Việt Nam – trong mô hình franchise, cơ sở
giáo dục nước ngoài vẫn có quyền kiểm soát để đảm bảo việc tổ chức đào tạo theo đúng chương trình, đạt các chuẩn chất lượng như bên nhượng quyền yêu
cầu
Điểm đặc biệt của mô hình franchise là toàn bộ chương trình đào tạo của đối tác nước ngoài sẽ được chuyển giao cho cơ sở giáo dục Việt Nam quản lý và triển
khai thực hiện So với các mô hình truyền thống, mô hình franchise mang nhiều
ưu điểm phù hợp với tình hình thực tiễn Thứ nhất, chất lượng đào tạo được đảm bảo chuẩn quốc tế với chi phí phù hợp, các vấn đề khách quan như thủ tục xin thị thực không gây ảnh hưởng hay cản trở chương trình học Thứ hai, cơ sở đào tạo tại Việt Nam có điều kiện tìm hiểu và triển khai chương trình đào tạo, quy trình kiểm tra đánh giá đã được chuẩn hóa quốc tế, nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên Việt Nam Thứ ba, người học có khả năng cạnh tranh trực tiếp
với du học sinh nước ngoài Người học chương trình liên kết franchise được đào
tạo chương trình quốc tế tại Việt Nam và thực tập tại các tổ chức quốc tế, đa quốc gia tại Việt Nam, do đó nắm bắt được tình hình thực tiễn trong nước, am hiểu văn
Trang 6hóa đặc thù tại khu vực, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh với du học sinh về nước Sau dịch bệnh Covid 19, mô hình nhượng quyền này càng được quan tâm, phát triển hơn nhờ tính thực tiễn của nó Hàng loạt các trường đại học từ các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand…liên tục triển khai các chiến dịch “Go Global” – xuất khẩu chương trình đào tạo ra khỏi biên giới quốc gia
Ngoài ra, liên kết đào tạo còn có hình thức trao đổi học thuật, đối tượng trao đổi có thể là sinh viên hay giảng viên Hình thức này thường được tổ chức dưới dạng chương trình ngắn hạn nhằm tăng cường hợp tác quốc tế và giao lưu văn hóa, đề xuất các cơ hội hợp tác học thuật
Tất cả các mô hình đều thúc đẩy sự phát triển của cơ sở đào tạo và cung cấp cho người học chương trình đào tạo chất lượng cao hơn Tuy nhiên, việc áp dụng
mô hình liên kết nào hay loại hình, hình thức học tập nào (trực tiếp, trực tuyến, dài hạn, ngắn hạn) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu, tính phù hợp, nhu cầu người học, tài nguyên của trường đại học, cơ sở vật chất
3.3 Thực trạng và các hạn chế của chương trình liên kết tại Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của chương trình liên kết, các cơ sở giáo dục đại học đã tăng cường xây dựng đề án thành lập chương trình liên kết hợp tác quốc tế Theo Báo cáo Hội nghị trực tuyến Giáo dục đại học ngày 24/8/2021, tính đến ngày 30/07/2020 có tổng cộng 408 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động, trong đó có 282 chương trình ở trình độ đại học, 106 chương trình ở trình độ thạc sĩ và 20 chương trình ở trình độ tiến sĩ
Trang 7(Nguồn Bộ GD&ĐT)
408 chương trình phân loại theo quốc gia được thể hiện như biểu đồ sau
(Nguồn Bộ GD&ĐT)
Trong chương trình tọa đàm Liên kết đào tạo đại học với nước ngoài tại Việt Nam: “Thực trạng và định hướng phát triển” do Báo Nhân dân tổ chức, Vụ
trưởng Vụ Giáo dục đại học, Nguyễn Thu Thủy cho biết, tính đến đầu năm 2022, cả nước có hơn 300 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng số 25 nghìn sinh viên đang theo học Có thể thấy, so với năm 2020, số lượng chương trình liên kết giảm đi đáng kể Thực trạng này có thể
lí giải từ nhiều nguyên nhân: chương trình hết thời hạn 05 năm trong văn bản phê duyệt nhưng không tiếp tục gia hạn, hết hợp đồng liên kết đào tạo giữa các trường, hoạt động không hiệu quả, không tuyển sinh được theo kế hoạch, sự thay đổi ngành đào tạo liên kết để phù hợp với thị trường lao động
Trang 8Ngoài ra, trong quá trình triển khai và tổ chức đào tạo các chương trình liên kết, có thể chỉ ra khá nhiều hạn chế còn tồn tại Một trong số đó là hạn chế về lựa chọn ngành đào tạo Năm 2022, phân loại các chương trình liên kết với nước ngoài theo nhóm ngành đào tạo được thể hiện như sơ đồ sau:
(Nguồn Bộ GD&ĐT)
Chủ yếu các chương trình liên kết thuộc nhóm ngành Kinh tế và Quản lý (chiếm đa số với 64%) Các chương trình đào tạo trong nhóm ngành Khoa học và công nghệ chiếm 25%; trong nhóm ngành Khoa học xã hội và nhân văn chiếm 8% và các ngành khác (như Y khoa, Dược, Luật…) chỉ chiếm 3% Sự phát triển của các chương trình đào tạo trong nước ở nhóm ngành Kinh tế và Quản lý tăng tính cạnh tranh trực tiếp với các chương trình liên kết
Thứ hai, tác động tiêu cực từ hiệu ứng lan tỏa Mặc dù nhiều chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam có chất lượng đạt chuẩn quốc tế nhưng vẫn tồn tại nhiều chương trình có chất lượng đào tạo không đảm bảo về mặt chất lượng Điều này ảnh hưởng đến ý nghĩa và “sứ mệnh” của chương trình liên kết tại Việt Nam, cụ thể là chưa lan tỏa được chất lượng đào tạo quốc tế đến các chương trình trong nước, của các chương trình liên kết đào tạo, chưa nâng cao được năng lực chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên Vì thế, để phát huy tối đa ý nghĩa, cần có những kiến nghị, giải pháp thỏa đáng cho hình thức hội nhập quốc tế này Thứ ba, hạn chế trong chất lượng tuyển sinh đầu vào Thực trạng tuyển sinh của các chương trình liên kết đào tạo ở trình độ đại học có kết quả điểm trúng tuyển đầu vào thấp hơn nhiều so với các chương trình đào tạo trong nước ở trình độ đại
Trang 9học cùng ngành, cùng cơ sở giáo dục đại học Đặc biệt, nhiều chương trình thực hiện tuyển sinh khi người học chưa đáp ứng điều kiện ngoại ngữ đầu vào Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tổ chức học bồi dưỡng ngoại ngữ trong 6 - 12 tháng nhưng lại không yêu cầu sinh viên phải tham gia đánh giá bằng một kỳ thi lấy chứng chỉ do một tổ chức khảo thí uy tín trong và ngoài nước tổ chức thực hiện Việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh, chiếm trên 85%) ở các chương trình LKĐT với nước ngoài thấp hơn nhiều so với yêu cầu đầu vào ngoại ngữ của chương trình đào tạo khi người học đi du học
4 Kết luận và kiến nghị
Hội nhập quốc tế trong giáo dục đang trở thành một xu thế tất yếu với những hình thức hội nhập đa dạng, phong phú, trong đó nổi bật là liên kết đào tạo với nước ngoài Liên kết đào tạo mang nhiều giá trị to lớn, giúp nâng cao chất lượng đào tạo cho hệ thống giáo dục đại học trong nước, từ đó nâng cao vị thế của nền giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục quốc tế Tuy nhiên, để đạt được giá trị ý nghĩa ấy, chương trình liên kết còn tồn tại nhiều hạn chế cần có giải pháp khắc phục
Thứ nhất, xây dựng chương trình đào tạo cần đi đôi với kiểm định để đảm bảo chất lượng chương trình Kiểm định ngay sau khi có sinh viên tốt nghiệp và kiểm định theo chu kì để rà soát và nâng cao chất lượng liên kết đào tạo, không để xảy ra tình trạng giảm uy tín về mặt chất lượng đào tạo
Thứ hai, các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam cần chú trọng việc lựa chọn các cơ sở giáo dục đối tác nước ngoài Lựa chọn các đối tác uy tín và chất lượng, phát triển các ngành mũi nhọn đặc thù, đúng chuyên môn để thu hút học viên chất lượng cho chương trình Muốn vậy, ngoài việc nghiên cứu các cơ sở đào tạo nước ngoài, cơ sở giáo dục đại học Việt Nam còn cần theo dõi xu hướng xã hội, xu hướng thị trường việc làm để lựa chọn ngành nghề, tìm kiếm đối tác và xây dựng đề án phù hợp với tình hình thực tiễn
Trang 10Thứ ba, chính quyền địa phương cần quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế trong giáo dục bằng cách ban hành chính sách hỗ trợ, phối hợp với các trường đại học để xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực vùng và địa phương Ví dụ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố Từ đây, hàng loạt các đề án được xây dựng và triển khai, trong đó
có Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế 8 ngành giai đoạn
2020-2035 và đại học chia sẻ Đề án này có ý nghĩa định hướng cho các trường đại học
chú trọng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục để người học sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động quốc tế Mục tiêu xây dựng
“thành phố du học” – nơi các trường đại học cung cấp các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, đồng thời thu hút sinh viên nước ngoài đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và châu Á cũng là một trong những nội dung hướng đến trong chiến lược phát triển của thành phố Đây cũng là phương hướng mà các tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thể quan tâm xem xét để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục hội nhập và phát triển bền vững