1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ đề các loại thủ tục kiểm toán

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Loại Thủ Tục Kiểm Toán
Tác giả Chạc Ngọc Liên, Cao Thị Hà Giang, Hán Dương Nhật Huyên, Phạm Thị Thanh Thảo, Bùi Bá Thể, Nguyễn Thị Yến Duyên
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. HCM
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Tất cảcác báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải cần được kiểm tốn trước khi cơng bốra bên ngoài để tránh những nhầm lẫn hay sai sót gây tổn hại đến con đường pháttriển của doanh nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM CHỦ ĐỀ: CÁC LOẠI THỦ TỤC KIỂM TOÁN SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 5 Chạc Ngọc Liên (Trưởng nhóm) Cao Thị Hà Giang Hán Dương Nhật Huyên Phạm Thị Thanh Thảo Bùi Bá Thể Nguyễn Thị Yến Duyên Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG .4 I Thủ tục kiểm toán: 4 1 Khái niệm: .4 2 Đặc trưng của thủ tục kiểm toán: .4 3 Các loại thủ tục kiểm toán: 4 II Thử nghiệm kiểm soát: .10 1 Mục tiêu thử nghiệm kiểm soát: 10 2 Nội dung và phạm vi của thử nghiệm kiểm soát: 11 III Thử nghiệm cơ bản: 13 1 Mục tiêu của thử nghiệm cơ bản: 13 2 Phân loại thử nghiệm cơ bản: 13 IV So sánh thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản: .14 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO .16 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn biến một cách mạnh mẽ, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hội nhập mở cửa đòi hỏi kinh doanh và quản lý có hiệu quả kéo theo việc minh bạch hóa các thông tin tài chính trở nên cấp thiết thì kiểm toán lại đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết vì kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng tài chính của các khách thể kiểm toán và vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành mạnh hóa nên tài chính quốc gia Đi theo xu thế này, các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh để vươn mình phát triển thì việc minh bạch các báo cáo tài chính lại càng quan trọng hơn Tất cả các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải cần được kiểm toán trước khi công bố ra bên ngoài để tránh những nhầm lẫn hay sai sót gây tổn hại đến con đường phát triển của doanh nghiệp Nhận thức được điều đó, Nhà nước và các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn lĩnh vực kiểm toán bằng việc tiếp thu học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển nhằm ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống chuẩn mực kiểm toán và kế toán cũng như các quyết định, bộ luật có liên quan Để đảm bảo độ chính xác của các báo cáo tài chính, kiểm toán có những thủ tục quan trọng và những thử nghiệm cần được thực hiện như: kiểm tra, quan sát, phỏng vấn…Và để tìm hiểu kĩ hơn về các loại thủ tục kiểm toán này, nhóm chúng em đã lựa chọn chủ đề về “Các thủ tục kiểm toán” để trình bày Nhóm em cũng hi vọng rằng đây cũng sẽ là một tài liệu bổ ích giúp cho các bạn đang theo học bộ môn kế toán thấy thú vị và hấp dẫn hơn 3 NỘI DUNG I Thủ tục kiểm toán: 1 Khái niệm: Thủ tục kiểm toán (hoạt động kiểm toán) là thuật ngữ dùng để chỉ một công việc cụ thể do kiểm toán viên thực hiện để thu thập một bằng chứng kiểm toán xác định gắn với mục tiêu kiểm toán Hoặc có thể hiểu đó là các bước được kiểm toán viên thực hiện để thu thập tất cả thông tin về tài chính do công ty cung cấp, từ đó đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, liệu rằng chúng có phản ánh đúng quan điểm và công bằng về tình hình tài chính của tổ chức, doanh nghiệp theo đúng quy định hay không 2 Đặc trưng của thủ tục kiểm toán: - Thứ nhất: Mỗi thủ tục kiểm toán được sử dụng đều có các điểm mạnh và điểm yếu nhất định cho nên kiểm toán viên cần xem xét trong quá trình sử dụng các thủ tục để thực hiện cam kết kiểm toán - Thứ hai: Mục đích của kiểm toán viên là xác định các thủ tục kiểm toán để thu thập được các bằng chứng đáng tin cậy, nhằm đạt được sự hiểu biết nhất định về các rủi ro kiểm toán với chi phí ít nhất - Thứ ba: Kiểm toán viên cần tìm kiếm bằng chứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy từ 03 giai đoạn khác nhau trong quy trình kiểm toán Tuy nhiên, khi kiểm toán viên thực hiện những thủ tục kiểm toán sẽ phát sinh các mâu thuẫn cần được xem xét, giải quyết (chẳng hạn như chi phí kiểm toán với độ tin cậy và số lượng bằng chứng) 3 Các loại thủ tục kiểm toán: Có 7 loại thủ tục kiểm toán: - Kiểm tra - Quan sát 4 - Phỏng vấn - Xác nhận từ bên ngoài - Tính toán lại - Thực hiện lại - Thủ tục phân tích 3.1 Thủ tục kiểm tra: • Kiểm tra tài liệu • Kiểm tra tài sản hiện vật 3.1.1 Kiểm tra tài liệu Bao gồm việc xem xét đối chiếu các tài liệu, sổ sách, chứng từ có liên quan • Đối chiếu giữa báo cáo tài chính với sổ sách kế toán • Đối chiếu giữa sổ sách kế toán với chứng từ liên quan Sổ sách -> chứng từ Chứng từ -> sổ sách • Đối chiếu giữa các sổ sách kế toán với sổ sách khác • Đối chiếu giữa chứng từ với chứng từ 3.1.2 Kiểm tra tài sản hiện vật Được áp dụng đối với tài sản có thể cân, đong, đo, đếm được Bao gồm việc kiểm kê hoặc chứng kiến kiểm kê tài sản thực tế về: - Hàng hóa, vật tư tồn kho, - Máy móc thiết bị, nhà xưởng, - Tiền mặt tồn quỹ… 3.2 Quan sát 5 Quan sát là việc theo dõi một quy trình hoặc thủ tục do người khác thực hiện Thủ tục quan sát có đặc điểm như sau: Ưu điểm - Kiểm toán viên “quan sát” nhân viên của đơn vị được kiểm toán thực hiện các hoạt động kiểm soát → Quan sát và điều tra có thể hỗ trợ việc phỏng vấn Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị, đồng thời cung cấp thêm những thông tin về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị Nhược điểm - Không thể cung cấp đầy đủ các bằng chứng thích hợp nên cần kết hợp các thủ tục kiểm toán khác - Chỉ cung cấp bằng chứng về phương pháp thực thi công việc tại thời điểm quan sát - Chỉ giới hạn ở thời điểm quan sát - Có thể ảnh hưởng đến cách thức thực hiện quy trình hoặc thủ tục đó 3.3 Phỏng vấn Phỏng vấn là việc tìm kiếm thông tin tài chính và phi tài chính từ những người có hiểu biết bên trong hoặc bên ngoài đơn vị Đặc điểm: - Được sử dụng rộng rãi trong suốt quá trình kiểm toán - Có thể có nhiều hình thức, từ phỏng vấn bằng văn bản chính thức đến phỏng vấn bằng lời không chính thức - Việc đánh giá các câu trả lời phỏng vấn là một phần không thể tách rời của quá trình phỏng vấn 3.4 Xác nhận từ bên ngoài 6 Document continues below Discover more from: Kiểm soát nộ bộ AUD_302 Trường Đại học Ngân hàng… 116 documents Go to course Chu trình Bán hàng-thu tiền 11 100% (3) PLĐC HUB-ĐÁP ÁN C1 - 112 21 100% (3) 1 COSO Mc Nally Transition Article- Final COSO Version Proof 5-31-13… 9 Kiểm soát nộ bộ 100% (1) GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI E - baitap 139 Kinh tế quốc tế 100% (2) Advice-of-LC - Mẫu thư thông báo tín dụng Tài liệu cho course Thanh… 1 Kinh tế quốc tế 100% (1) Case study IP - thanh toán quốc tế 2 Kinh tế quốc tế 100% (1) Xác nhận từ bên ngoài là bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được dưới hình thức thư phúc đáp trực tiếp của bên thứ ba (bên xác nhận) ở dạng thư giấy, thư điện tử hoặc một dạng khác • Dùng để xác minh các cơ sở dẫn liệu liên quan đến: - Các số dư tài khoản nhất định và các yếu tố của các số dư tài khoản đó - Các thông tin về giao dịch và điều kiện • Thư xác nhận dạng khẳng định (positive confirmation request): nêu rõ bên xác nhận đồng ý hoặc không đồng ý • Thư xác nhận dạng phủ định (negative confirmation request): chỉ phúc đáp khi bên xác nhận không đồng ý • Kiểm toán viên không được sử dụng thư xác nhận dạng phủ định như là thử nghiệm cơ bản duy nhất nhằm xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu Thư xác nhận không có phản hồi • KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế • Tuy nhiên, nếu sự phản hồi thư xác nhận dạng khẳng định là không thể thiếu để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp xem như giới hạn phạm vi kiểm toán và cho ý kiến thích hợp Ban Giám Đốc không đồng ý gửi thư xác nhận - Xem xét ảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan, kể cả rủi ro do gian lận - Điều tra lý do và thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hợp lý và hợp lệ của các lý do đó • Nếu hợp lý: Thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế được thiết kế để thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp và đáng tin cậy 7 • Nếu không hợp lý: Xem xét ảnh hưởng đến BCTC và trao đổi với đơn vị được kiểm toán 3.5 Tính toán lại - Tính toán lại là việc kiểm tra độ chính xác về mặt toán học của các số liệu - Tính toán lại có thể được thực hiện thủ công hoặc tự động 3.6 Thực hiện lại Thực hiện lại là việc KTV thực hiện một cách độc lập các thủ tục hoặc các kiểm soát đã được đơn vị thực hiện trước đó như một phần kiểm soát nội bộ của đơn vị 3.7 Thủ tục phân tích - Bao gồm đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính - Việc kiểm tra các biến động và các mối quan hệ xác định không nhất quán với các tài liệu, thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với các giá trị dự kiến CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH - Phân tích tính hợp lý - Phân tích tỷ suất - Phân tích xu hướng CÁC NGUỒN SỐ LIỆU CHO PHÂN TÍCH - Số liệu kỳ này – kỳ trước - Số liệu thực tế - kế hoạch - Số liệu đơn vị - Bình quân ngành - Số liệu tài chính - Phi tài chính Phân tích hợp lý 8 • Là quá trình tính toán nhằm đưa ra các ước tính cho một số dư hay một khoản mục trên BCTC - So sánh số liệu ước tính với số liệu sổ sách - Tìm hiểu những chênh lệch bất thường • Thường được thực hiện cho các khoản mục trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích tỷ suất - Kiểm toán viên căn cứ mối quan hệ giữa các tài khoản, khoản mục để tính các tỷ suất - So sánh tỷ suất năm hiện hành với năm trước hay với những đơn vị khác cùng ngành Các loại tỷ suất • Tỷ suất về khả năng thanh toán (liquidity ratios): tỷ suất thanh toán hiện hành, tỷ suất thanh toán tiền mặt • Tỷ suất về khả năng sinh lời (profitability ratios): tỷ suất lãi gộp, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản • Tỷ suất đòn cân nợ (leverage ratios): nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, nợ phải trả trên tổng tài sản • Tỷ suất về quản lý tài sản (tỷ suất hoạt động) (asset management ratios): vòng quay hàng tồn kho, vòng quay nợ phải thu, số ngày bán chịu Phân tích xu hướng Dựa vào sự biến động của số dư một tài khoản, một khoản mục trong suốt thời kỳ hay qua các thời kỳ để xem xét tính hợp lý của số liệu 9 II Thử nghiệm kiểm soát: 1 Mục tiêu thử nghiệm kiểm soát: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiêu“ của hoạt động kiểm soát trong viêc“ ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp đô “cơ sở dẫn liệu Thử nghiệm kiểm soát gồm: Kiểm tra Phỏng vấn Quan sát Thực hiện lại Những thử nghiệm trên đã được phân tích cụ thể ở mục các loại thủ tục kiểm toán ( mục 3 phần I) Và để hiểu rõ hơn về những thử nghiệm kiểm soát, một số trường hợp sau đây sẽ nói rõ hơn Trường hợp 1: Một chứng từ mua hàng quan trọng của công ty X có thể được thanh toán 2 lần trong quá trình xét duyệt - Thủ tục kiểm soát: Ngay khi thanh toán (kỳ phát hành séc) phải đóng dấu đã thanh toán lên trên chứng từ cần thanh toán và các chứng từ có liên quan - Thử nghiệm kiểm soát được áp dung: + Lúc thanh toán, người đóng dấu phải kiểm tra xem có dấu “Đã thanh toán” trên chứng từ này chưa Nếu chưa có hoặc đã có mà con dấu quá mờ, người thanh toán cần phải đóng dấu lại sao cho trên chứng từ có dấu “Đã thanh toán” + Quan sát xem người thanh toán đã cầm con dấu ấn thanh toán vào chứng từ trên chưa Trường hợp 2: Một nghiệp vụ dùng công quỹ của công ty để tổ chức liên hoan có thể không được ghi sổ hoặc có ghi nhưng số tiền được ghi không đúng 10 Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát Tất cả các thủ tục chi tiền đều được người thanh toán về thanh toán bằng séc phương pháp chi quỹ để liên hoan Tất cả các séc thanh toán đều được Phải xem qua số séc tiếp theo trong sổ đánh số liên tục trước khi sử dụng để séc hoặc trong sổ sách chi quỹ để tránh nhầm lẫn phục vụ cho lần thanh toán tiếp theo Những séc chưa được sử dụng qua việc cất giữ séc và đặt thiết phải được cất giữ một cách kĩ càng, bị theo dõi ở nơi cất giữ séc an toàn Hằng ngày sẽ có 1 nhân viên được - việc kiểm tra của người phân công kiểm tra độc lập lại sổ séc được phân công được chi và việc ghi chép việc phát - Thực hiện số séc được hành séc vào sổ chi quỹ phát hành có trùng khớp với việc chi quỹ trong sổ sách không 2 Nội dung và phạm vi của thử nghiệm kiểm soát: 1.1 Nội dung của thử nghiệm kiểm soát: Khi thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải: Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác kết hợp với thủ tục phỏng vấn nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, gồm: Các kiểm soát đã được thực hiện như thế nào tại các thời điểm liên quan trong suốt giai đoạn được kiểm toán; Các kiểm soát có được thực hiện nhất quán hay không; Các kiểm soát được ai thực hiện và thực hiện bằng cách nào? Các thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện đối với những kiểm soát mà kiểm toán viên xác định rằng được thiết kế phù hợp để ngăn chặn hoặc phát hiện và sửa chữa một sai sót trọng yếu trong một cơ sở dẫn liệu Nếu các kiểm soát khác nhau 11 về cơ bản được thực hiện tại những thời điểm khác nhau trong giai đoạn được kiểm toán thì mỗi kiểm soát đó phải được xem xét riêng Thử nghiệm đối với 1 số kiểm soát gián tiếp - Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể cần thu thập bằng chứng kiểm toán để chứng minh tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát gián tiếp , khi kiểm toán viên quyết định kiểm tra tính hữu hiệu của việc người sử dụng soát xét báo cáo ngoại lệ về việc bán hàng vượt hạn mức nợ cho phép, thì việc soát xét của người sử dụng và các hoạt động liên quan sau đó là các kiểm soát được kiểm toán viên xác định là liên quan trực tiếp Các kiểm soát đối với tính chính xác của thông tin trong báo cáo (ví dụ: kiểm soát chung về công nghệ thông tin) được coi là các kiểm soát gián tiếp) - Do tính nhất quán vốn có của quy trình xử lý công nghệ thông tin, bằng chứng kiểm toán về việc thực hiện một ứng dụng kiểm soát tự động, khi được xem xét kết hợp với các bằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát chung của đơn vị (đặc biệt là các kiểm soát đối với sự thay đổi), cũng có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán quan trọng về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát đó 1.2 Phạm vi của thử nghiệm kiểm soát: Kiểm toán viên có thể phải mở rộng phạm vi thử nghiệm đối với một kiểm soát khi cần thu thập bằng chứng kiểm toán thuyết phục hơn về tính hữu hiệu của kiểm soát đó Ngoài mức độ tin cậy vào các kiểm soát, kiểm toán viên có thể xem xét các vấn đề sau khi xác định phạm vi của thử nghiệm kiểm soát: - Tần suất thực hiện kiểm soát của đơn vị trong suốt giai đoạn; - Khoảng thời gian trong giai đoạn kiểm toán mà kiểm toán viên tin cậy vào tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát; - Tỷ lệ sai lệch dự kiến của một kiểm soát; 12 - Tính thích hợp và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán cần thu thập về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát ở cấp độ cơ sở dẫn liệu; - Phạm vi của bằng chứng kiểm toán cần thu thập được từ các thử nghiệm kiểm soát khác liên quan đến cơ sở dẫn liệu đó III Thử nghiệm cơ bản: 1 Mục tiêu của thử nghiệm cơ bản: Thử nghiệm cơ bản là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp đô “cơ sở dẫn liệu Các thử nghiệm cơ bản bao gồm: - Kiểm tra chi tiết (các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh) là quá trình хem хét, kiểm tra đối chiếu các chứng từ, ѕổ ѕách có liên quan ѕẵn có trong đơn ị để chứng minh một thông tin trên BCTC - Thủ tục phân tích cơ bản 2 Phân loại thử nghiệm cơ bản: Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi tiết được thực hiện để thu thập bằng chứng ề các cơ ѕở dẫn liệu khác nhau trong một BCTC Thủ tục phân tích cơ bản Thủ tục phân tích bao gồm iệc ѕo ѕánh phân tích các biến động các thông tin tài chính, các khoản mục trên BCTC, từ đó хác định à khoanh ùng rủi ro trong quá trình thực hiện kiểm toán, nhờ đó giảm bớt gánh nặng chọn mẫu trong kiểm tra chi tiết, làm cho cuộc kiểm toán có hiệu quả hơn Tuу nhiên, khi thực hiện các công việc kiểm toán, tùу ào tình hình thực tế mà KTV ѕẽ phải quуết định khi nào nên ѕử dụng loại thử nghiệm cơ bản nào hoặc ѕử dụng cả hai loại Thông thường thì thủ tục phân tích cơ bản ѕẽ phù hợp ới các 13 giao dịch có ѕố lượng lớn còn kiểm tra chi tiết ѕẽ phù hợp trong iệc thu thập thông tin ề ѕố dư các tài khoản Ví dụ: Khi thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu trên BCTC, do tổng thể lớn à rủi ro từ phần hành nàу cao, nếu chọn thực hiện kiểm tra chi tiết thì ѕẽ phải tiến hành tính toán ới ѕố lượng mẫu rất lớn, mất thời gian à không có hiệu quả Để đảm bảo rủi ro từ iệc kiểm toán khoản mục doanh thu là thấp nhất, KTV có thể ѕử dụng thủ tục phân tích cơ bản để ước tính ra mô hình doanh thu độc lập (nếu khoản mục doanh thu có thể хâу dựng được mô hình) Từ đó, các KTV ѕẽ ѕo ѕánh các chênh lệch của ѕố liệu mô hình ước tính à ѕố liệu trên ѕổ cái tài khoản doanh thu của đơn ị để хác định chênh lệch à хử lý chênh lệch IV So sánh thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản: - Thử nghiệm cơ bản chuyên về tìm những sai sót trọng yếu trên BCTC (liên quan đến tất cả những con số trên BCTC) - Thử nghiệm kiểm soát chuyên về thi hành các thủ tục, quy trình thực hiện kiểm soát đúng pháp luật và đúng theo chuẩn mực kế toán, hỗ trợ thử nghiệm cơ bản Đồng thời thử nghiệm kiểm soát sẽ đánh giá lại hệ thống KSNB xem nó có thật sự hoạt động tốt ko,nếu tốt thì dựa vào hệ thống KSNB để giảm TNCB về số dư và nghiệp vụ 14 KẾT LUẬN Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh đang đứng trước những thử thách mới Thời đại này là thời đại thông tin và nền kinh tế là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Cùng với sự tiến bộ không ngừng và vượt bậc của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự giao lưu văn hoá, sự hội nhập của các nước trong khu vực và chính sách mở cửa của nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh Mọi sản phẩm hàng hoá trên thị trường đều tạo nên một nền kinh tế sôi động với sức cạnh tranh lớn Để hoà nhập cùng với sự phát triển chung, Việt Nam đã và đang tiến hành mạnh mẽ chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, ở trên mọi lĩnh vực Do đó kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường Vì vậy các thủ tục kiểm toán là yếu tố không thể thiếu để hoàn thành, kiểm tra các báo cáo tài chính hay các danh mục sản phẩm một cách trung thực và hợp lý nhất 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trung, N T (2017) Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ, rủi ro gian lận và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 2 Trang, N T Đ (2022) Đại học Ngân hàng TP.HCM 3 Nhung, N T T (2017) Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại do Kiểm toán Nhà nước thực hiện 4 Bộ Tài chính (2012) VSA 330 – Chuẩn mực kiểm toán số 330: Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá được Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC 16 More from: Kiểm soát nộ bộ AUD_302 Trường Đại học Ngân hàng… 116 documents Go to course Chu trình Bán hàng-thu tiền 11 Kiểm soát nộ bộ 100% (3) PLĐC HUB-ĐÁP ÁN C1 - 112 21 Kiểm soát nộ bộ 100% (3) Câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lý luận nhà nước và pháp luật 100% (2) 53 Kiểm soát nộ bộ 1 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN HỌC KIỂM SOÁT NỘI BỘ 100% (1) 3 Kiểm soát nộ bộ Recommended for you 1 COSO Mc Nally Transition Article- Final COSO Version Proof 5-31-13… 9 Kiểm soát nộ bộ 100% (1) GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI E - baitap 139 Kinh tế quốc tế 100% (2) Advice-of-LC - Mẫu thư thông báo tín dụng Tài liệu cho course Thanh… 1 Kinh tế quốc tế 100% (1) Case study IP - thanh toán quốc tế 2 Kinh tế quốc tế 100% (1)

Ngày đăng: 10/03/2024, 15:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w