1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận triết quy luật phủ định

38 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CHÍNH TRỊ, TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN, TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ, TRIẾT HỌC MÁCLENIN TIỂU LUẬN NỘI DUNG, Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG TRONG THỰC TIỄN, Nội dung quy luật phủ định của phủ định

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN TIỂU LUẬN NỘI DUNG, Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG TRONG THỰC TIỄN Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 03 năm 2023 1 NHẬN XÉT GIÁO VIÊN GIẢNG VIÊN MỤC LỤC Mở đầu 1 Chương 1 Nội dung quy luật phủ định của phủ định 1 1.1 Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng 2 1.1.1 Khái niệm phủ định: 2 1.1.2 Khái niệm phủ định biện chứng: .2 1.2 Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng .2 1.3 Nội dung quy luật của phủ định biện chứng .3 1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng của phủ định .5 1.4.1 Cái mới xuất hiện từ cái cũ nhưng không được bỏ hoàn toàn cái cũ 5 1.4.2 Cần chủ động phát hiện, bồi dưỡng, thúc đẩy cái mới 5 1.4.3 Khắc phục thái độ bảo thủ, loại trừ những hủ tục trong xã hội .6 Chương 2 Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay 7 2.1 Sự cần thiết việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay 7 2.2 Quan điểm của Đảng ta về kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc 10 2.3 Những khó khăn, thách thức lớn đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay 19 2.4 Vận dụng quy luật phủ định của phủ định để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc của nước ta hiện nay .27 KẾT LUẬN 34 THAM KHẢO .35 Mở đầu Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, Việt Nam đã và đang không ngừng hội nhập, giao lưu với bạn bè quốc tế Với việc tham gia vào các tổ chức thế giới như WTO, ASSEAN, APEC đã cho thấy Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hoá một cách chủ động nhằm mục tiêu hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước với phương châm đi tắt đón đầu, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, tạo tiền đề cho quá trình xây dựng chũ nghĩa xã hội Tuy nhiên, bất kì cái gì cũng có tính hai mặt Toàn cầu hoá sẽ mang đến thời cơ lớn để xây dựng, phát triển kinh tế xã hội Nhưng mặt khác chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ tự đánh mất mình, đi lệch hướng xã hội chủ nghĩa và đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc Một câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để giữ gìn, kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị văn hoá truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay? Đó là một câu hỏi mang tính thời đại Một trong những hướng tiếp cận để giải quyết câu hỏi trên là dựa vào phương pháp luận phủ định biện chứng Trong cuốn tiểu luận này, tôi lựa chọn đề tài : “Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay” Đề tài với nội dung tập trung chủ yếu vào phép phủ định biện chứng và ứng dụng của nó vào thực tiễn với vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc 1 Chương 1 Nội dung quy luật phủ định của phủ định 1.1 Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng 1.1.1 Khái niệm phủ định: Là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động, phát triển Sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác Khái niệm phủ định dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khả năng theo nghĩa đó, không phải bất cứ sự phủ định nào cũng dẫn tới sự phát triển 1.1.2 Khái niệm phủ định biện chứng: Phủ định biện chứng là những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sinh vật Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng, là mắt xích trong sợi dây chuyền dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ 1.2 Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng Tính khách quan: nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng Bởi vì nó chính là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong bản thân sự vật Tính kế thừa: cái mới ra đời dựa trên cơ sở những hạt nhân hợp lí, tích cực, loại bỏ cái lỗi thời, tiêu cực của cái cũ, để phát triển thành cái mới, tạo nên sự liên tục của quá trình phát triển 2 1.3 Nội dung quy luật của phủ định biện chứng Sự ra đời và tồn tại của sự vật đã khẳng định chính nó Trong quá trình vận động của sự vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra Sự vật đó không còn nữa và bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó có được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực, thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó Sau khi sự phủ định diễn ra 2 lần thì sự phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng như trên là sự thống nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực mới Do vậy, thông qua những lần phủ định biện chứng của bản thân, sự vật sẽ ngày càng phát triển Phạm trù phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một mắt khâu, một nấc thang trong quá trình phát triển nhất định Với tư cách là cái phủ định lần thứ 1, cái mới cũng chứa đựng trong mình xu hướng dẫn tới sự phủ định lần thứ 2 (phủ định của phủ định) Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, dây chuyền của những lần phủ định biện chứng là vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và lại bị cái mới sau phủ định Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định từ thấp đến cao một cách vô tận 3 theo đường “xoáy ốc” hay “vòng xoáy trôn ốc” Sau mỗi chu kỳ phủ định của phủ định, cái mới được ra đời lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên Mỗi vòng của đường “xoáy ốc” thể hiện sự lặp lại nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật – giữa mặt khẳng định và mặt phủ định Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với cái khẳng định ban đầu Sự phủ định lần thứ hai, sự vật mới với tư cách là cái phủ định của phủ định đối lập với cái phủ định và trở lại cái ban đầu nhưng không giống nguyên vẹn như cái cũ mà trên cơ sở cao hơn, tốt hơn Phủ định của phủ định là sự thống nhất biện chứng của cái khẳng định và phủ định, là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực của cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất, cũng như các giai đoạn trước đó Cái tổng hợp này là sự lọc bỏ những giai đoạn đã qua, vì vậy nó có nội dung phong phú hơn, toàn diện hơn Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu cho kỳ phát triển tiếp theo Sự vật lại tiếp tục biện chứng chính mình để phát triển Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn Theo triết học Mác-Lênin thì quy luật phủ định của phủ định là quy luật phổ biến của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy 4 1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng của phủ định Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật Quá trình phát triển của bất kì một sự vật nào cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, nó gồm có nhiều chu kỳ khác nhau Chu kỳ sao bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước Do đó, chúng ta phải hiểu những đặc điểm đó để có cách tác động phù hợp với yêu cầu phát triển Theo đó, mọi sự vật luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu, cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ Do đó, trong hoạt động của mình, con người phải biết kế thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ định sạch trơn Trong giới tự nhiên cái mới phát triển một cách tự phát, còn trong xã hội cái mới ra đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con người Chính vì thế trong hoạt động của chính mình con người phải biết phát hiện cái mới và ủng hộ nó 1.4.1 Cái mới xuất hiện từ cái cũ nhưng không được bỏ hoàn toàn cái cũ Khi nhận thức, hoạt động trong thực tiễn, chúng ta cần lưu ý rằng cái mới luôn thay thế cho cái cũ, sự tiến bộ nhất định sẽ thay thế cho sự lạc hậu Cái mới được ra đời dựa trên cái cũ và kế thừa những điều tích cực từ cái cũ Chính vì vậy, chúng ta cần chống lại hay ngăn ngừa thái độ phủ định hoàn toàn cái cũ 1.4.2 Cần chủ động phát hiện, bồi dưỡng, thúc đẩy cái mới Trong hoạt động thực tiễn, ta cần phát hiện kịp thời cái mới, biết quý trọng và tin tưởng và sự phát triển trong tương lai của cái mới Có thể ban đầu cái mới còn khá ít ỏi và yếu ớt nhưng ta cần hết sức ủng hộ, bồi dưỡng cũng như phát huy cái mới, tạo điều kiện để cái mới có thể chiến thắng cái cũ Trong quá trình đấu tranh 5 cùng cái cũ, chúng ta cần biết sàng lọc để giữ lại những điều tích cực, có giá trị tốt từ cái cũ, cải tạo cái mới sao cho phù hợp với điều kiện mới Cần chống lại thái độ “hư vô chủ nghĩa” khi nhìn nhận và đánh giá quá khứ 1.4.3 Khắc phục thái độ bảo thủ, loại trừ những hủ tục trong xã hội Đồng thời chúng ta cần khắc phục, ngăn ngừa thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại những điều lỗi thời làm cản trở sự phát triển của lịch sử Cần nhận thức rõ ràng đâu là cái lỗi thời, đâu là cái tích cực cần lưu giữ 6 Chương 2 Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay 2.1 Sự cần thiết việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới, là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam; bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, hình thành qua nhiều thế hệ, nấc thang biến đổi, phát triển Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá của dân tộc Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, khách quan, bên cạnh những thách thức đặt ra thì quá trình hội nhập cũng tạo điều kiện cho nước ta mở rộng giao lưu giữa các nền văn hóa, sáng tạo ra giá trị mới, trực tiếp bổ sung, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời kiểm chứng tính bền vững của giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao vị thế của đất nước Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở củng cố ý thức tự tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Hội nhập quốc tế tạo nên nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc Làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc như một sức mạnh nội sinh để phát triển là một vấn đề cần được nghiên cứu để có những định hướng đúng đắn cho con đường phát triển của dân tộc 7

Ngày đăng: 09/03/2024, 23:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN