1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VKU - Nguyễn Phước Thịnh - Báo cáo Thực tập doanh nghiệp

61 176 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Và Thực Hiện Công Việc Của Một Manual Tester
Tác giả Nguyễn Phước Thịnh
Người hướng dẫn ThS. Trịnh Thị Ngọc Linh
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông Việt - Hàn
Chuyên ngành Khoa Khoa Học Máy Tính
Thể loại báo cáo thực tập doanh nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 4,85 MB

Nội dung

Sau khi mua thành công liên hệ lấy slide, đề cương chi tiết, các file logbug + testcase ... Email: fuocthinh411@gmail.com Báo cáo Thực tập doanh nghiệp VKU Đề tài: TÌM HIỂU VÀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA MỘT MANUAL TESTER TRONG DỰ ÁN THẬT CỦA CÔNG TY 1. Kết quả đạt được Tuy thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Thương mại và Công nghệ BITI không được nhiều nhưng cũng để lại cho em những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm sẽ giúp ích cho em sau này có thể làm việc tốt hơn. Em có được những kiến thức và kinh nghiệm là được sự giúp đỡ tận tình của anh Nguyễn Bảo Nguyên và cô ThS. Trịnh Thị Ngọc Linh trong suốt quá trình thực tập đã giúp cho em học hỏi được thêm rất nhiều điều. Em đã đạt được những việc như sau: Biết được các khái niệm về kiểm thử phần mềm, ngành tester. Làm quen với môi trường làm việc thực tế. Rèn luyện được các kĩ năng mềm như ngoại ngữ, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình. Kĩ năng làm việc trong dự án với vai trò là một Manual Tester. 2. Hạn chế Thời gian thực tập còn hạn chế nên chưa thể tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện được nhiều công việc.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT - HÀN

KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

TÌM HIỂU VÀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA MỘT

MANUAL TESTER TRONG DỰ ÁN THẬT CỦA CÔNG TY

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phước Thịnh

Giảng viên hướng dẫn : ThS Trịnh Thị Ngọc Linh Đơn vị thực tập : Công ty TNHH Thương mại

và Công nghệ BITI Người hướng dẫn : Nguyễn Bảo Nguyên

Đà Nẵng, tháng 08 năm 2022

Trang 2

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để đợt thực tập doanh nghiệp lần này đạt kết quả tốt đẹp, em đã nhận được sự hỗ trợ,giúp đỡ tận tình của thầy cô Với tình cảm chân thành, cho phép em được bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập,nghiên cứu và phát triển đề tài

Trước hết em xin gửi tới quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyềnthông Việt - Hàn, Đại Học Đà Nẵng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm

ơn sâu sắc nhất Với sự quan tâm, chỉ bảo tận tình và truyền đạt những kiến thức bổích cho em suốt thời gian học kỳ vừa rồi, giúp em có thêm nhiều kiến thức và hiểu rõhơn các vấn đề mình nghiên cứu, đến nay em đã có thể hoàn thành đề tài báo cáo thựctập doanh nghiệp

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công Ty TNHH Thương mại và Công nghệ BITI đãtạo cơ hội và điều kiện giúp em có thể hoàn thành tốt đề tài báo cáo thực tập lần này.Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên ThS Trịnh Thị NgọcLinh đã quan tâm giúp đỡ tận tình em hoàn thành tốt đồ án thực tập này trong thời gianqua

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, đồ án thực tập này sẽkhông thể tránh được những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ýkiến của các thầy cô, để em có thể bổ sung, nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng của bảnthân để phục vụ cho công việc thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP i

LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ BITI 3 1.1 CƠ QUAN THỰC TẬP 3

1.2 GIỚI THIỆU CHUNG 3

1.2.1 Tổng quan về BITI 3

1.2.2 Các dịch vụ của công ty 4

1.2.3 Dự án nổi bật 4

1.2.4 Đối tác hợp tác 5

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CÔNG TY ĐANG GẶP PHẢI VÀ TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG KIỂM THỬ PHẦN MỀM 6

2.1 Những vấn đề công ty đang gặp phải 6

2.2 Kiểm thử phần mềm là gì? 6

2.3 Tại sao cần phải sử dụng kiểm thử phần mềm? 6

2.4 Điều gì sẽ xảy ra nếu phần mềm không được kiểm thử? 6

2.5 Những lợi ích của việc kiểm thử phần mềm 7

2.5.1 Hiệu quả về chi phí 7

2.5.2 Sự hài lòng của khách hàng 7

2.5.3 Bảo mật 7

2.5.4 Chất lượng sản phẩm 8

2.6 Tester là gì? 8

2.7 Các loại tester phổ biến hiện nay 8

2.7.1 Manual testing 8

2.7.2 Automation testing 8

2.8 Các loại và phương pháp kiểm thử phần mềm phổ biến 8

2.8.1 Các loại kiểm thử 8

2.8.2 Các phương pháp kiểm thử 9

CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 10

Trang 5

3.1 Nghiên cứu về quy trình kiểm thử phần mềm theo tiêu chuẩn CMMI 10

3.1.1 Lập kế hoạch test 10

3.1.2 Thiết kế test 10

3.1.3 Đánh giá thiết kế test 10

3.1.4 Chuẩn bị môi trường test 11

3.1.5 Thực hiện test 11

3.1.6 Đánh giá kết quả test 11

3.1.7 Báo cáo kết quả test 11

3.2 Nghiên cứu về các mức trong kiểm thử phần mềm 11

3.2.1 Unit Test 12

3.2.1.1 Tổng quan về Unit Test 12

3.2.1.2 Lợi ích của việc thực hiện Unit Test 12

3.2.2 Integration Test 12

3.2.3 System Test 12

3.2.4 Acceptance Test 12

3.2.4.1 Alpha Testing 12

3.2.4.2 Beta Testing 13

3.3 Ngiên cứu về việc sử dụng câu lệnh SQL trong kiểm thử phần mềm 13

3.3.1 SQL và mục đích sử dụng SQL trong kiểm thử phần mềm 13

3.3.2 Cách sử dụng SQL trong kiểm thử 13

3.3.2.1 Các câu lệnh SQL cơ bản 13

3.3.2.2 Ngôn ngữ thao tác dữ liệu 15

3.3.3 Một số lưu ý khi viết câu lệnh SQL 16

3.4 Nghiên cứu về API Testing 16

3.4.1 API là gì? 16

3.4.2 API Testing là gì? 16

3.4.3 Lý do cần kiểm thử API 16

3.5 Nghiên cứu, viết và thực thi Testcase 18

3.5.1 Tổng quan về Testcase 18

3.5.1.1 Testcase là gì? 18

3.5.1.2 Vai trò của Testcase 19

3.5.1.3 Cấu trúc cơ bản của Testcase 19

3.5.2 Viết và thực thi Testcase cho một số màn hình 20

3.5.2.1 Cho màn hình Đăng nhập 20

Trang 6

3.5.2.2 Cho màn hình Đăng ký 28

3.6 Nghiên cứu về bug, tìm bug, viết bug, log bug lên hệ thống redmine 39

3.6.1 Tổng quan về bug 39

3.6.1.1 Bug là gì? 39

3.6.1.2 Severity – Priority 39

3.6.1.3 Vòng đời của bug 40

3.6.2 Viết bug và log bug lên hệ thống Redmine 40

3.6.2.1 Cách viết bug dễ hiễu 40

3.6.2.2 Viết bug cho một số màn hình lỗi 41

3.6.2.3 Log bug lên hệ thống Redmine 52

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do thực tập

- Thực tập doanh nghiệp là cơ hội trải nghiệm tuyệt vời giúp sinh viên làm quen môitrường thực tế, vận dụng và hoàn thiện kiến thức, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ… vàchuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu công việc trong tương lai

- Vì vậy, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn đã phốihợp với doanh nghiệp tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên năm 2 hoàn thành họcphần quan trọng này

2 Mục tiêu thực tập

Thông qua kỳ thực tập doanh nghiệp, em hướng đến các mục tiêu chính sau:

- Hoàn thành một cách tốt nhất học phần “Thực tập doanh nghiệp”

- Tiếp cận công việc thực tế sẽ làm trong tương lai

- Có thêm nhiều mối quan hệ với các đồng nghiệp tại đơn vị thực tập

- Trau dồi, học hỏi các kỹ năng mềm(giao tiếp, ngoại ngữ, làm việc nhóm, )

- Phấn đấu hoàn thành tốt các công việc, dự án được giao tại đơn vị thực tập để có thểđược giữ lại làm nhân viên chính thức

3 Phạm vi thực tập

- Nơi thực tập: Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ BITI

- Thời gian bắt đầu thực tập: Ngày 27 tháng 6 năm 2022

- Thời gian kết thúc thực tập: Ngày 31 tháng 7 năm 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực tập, để hoàn thành tốt các công việc được giao, em tiếp cận cáccông việc theo các phương pháp sau:

- Tự tìm hiểu (học hỏi, quan sát, tham khảo ý kiến)

- Vận dụng kiến thức đã học tại trường và qua các khóa học trực tuyến để tiến hànhtham gia thực hiện dự án

- Báo cáo và nhận phản hồi từ người hướng dẫn(Test Leader)

- Học hỏi từ đồng nghiệp bằng cách giao tiếp trực tiếp và trực tuyến(email, mạng xãhội, )

5 Nội dung nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài thực tập doanh nghiệp lần này, em tập trung nghiên cứu các nộidung chính sau:

Trang 8

- Tìm hiểu quy trình KTPM CMMI.

- Tìm hiểu các mức độ KTPM

- Tìm hiểu, viết và thực thi testcase

- Bug (vòng đời, mức độ nghiêm trọng, mức độ ưu tiên, log bug lên hệ thốngRedmine, )

- Tìm hiểu kiểm thử bằng truy vấn SQL

- Tìm hiểu về test API

- Tham gia vào dự án thật

6 Bố cục thực tập

- Mở đầu: Trình bày lý do, mục tiêu, phạm vi, phương pháp và nội dung nghiên cứu và

bố cục tổng quan bài báo cáo

- Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ BITI

- Chương 2: Những vấn đề công ty đang gặp phải và tại sao cần phải sử dụng kiểm thửphần mềm

- Chương 3: Các vấn đề nghiên cứu và thực hiện trong quá trình thực tập

- Kiến nghị và kết luận: Nêu kết quả đạt được và các đề xuất, giải pháp

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ BITI

1.1 CƠ QUAN THỰC TẬP

Tên cơ quan: Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ BITI

Địa chỉ:

- VPĐD tại Việt Nam - 156 Mẹ Thứ, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

- VPĐD tại Pháp - Allee jean baptiste clement, Andresy, France

Hình 2 – Đội ngũ nhân viên xuất sắc của BITI được khen thưởng

- BITI là đơn vị thiết kế website và truyền thông uy tín

- BITI là một công ty chuyên về truyền thông, thiết kế website ứng dụng, giúp đỡkhách hàng đưa thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của mình đến cho người tiêu dùng

Trang 10

- Đến với BITI, mọi khách hàng có thể sử dụng những dịch vụ tốt nhất, và giá thànhcạnh tranh nhất trên thị trường.

- Với đội ngũ nhân viên, kỹ thuật tư vấn viên và giảng viên chuyên nghiệp, BITI tự tin

sẽ là đối tác tuyệt vời của mọi khách hàng

Trang 12

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CÔNG TY ĐANG GẶP PHẢI

VÀ TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG KIỂM THỬ PHẦN MỀM 2.1 Những vấn đề công ty đang gặp phải

- Hiện nay công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển nhanh chóng kéo theo đó là

hệ thống mạng cùng các phần mềm cũng tăng cả về số lượng theo quy mô rộng và cả

về chất lượng phần mềm theo chiều sâu Nhưng cũng từ đó đã nảy sinh ra nhiều vấn đề

về lỗi hỏng hóc phần mềm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội…

- Những lỗi này có thể do tự bản thân phần mềm bị hỏng do không kiểm duyệt kỹlưỡng trước khi đưa cho người dùng Từ đó cho thấy cần phải kiểm thử phần mềm thật

kĩ lưỡng nhằm ngăn chặn lỗi hoặc hỏng hóc còn tiềm tàng trong phần mềm mà chúng

ta chưa nhận ra

2.2 Kiểm thử phần mềm là gì?

- Kiểm thử phần mềm là một quá trình kiểm tra để đưa ra những đánh giá về chứcnăng của một ứng dụng phần mềm với mục đích xem xét liệu phần mềm đó đã đượcphát triển theo đúng tiêu chuẩn hay không, có đáp ứng được các yêu cầu cụ thể không

- Bên cạnh đó, việc xác định được chi tiết lỗi đảm bảo rằng sản phẩm khi cho ra đời sẽkhông có khuyết điểm, hướng đến mục tiêu tạo ra một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh

và chất lượng cao

2.3 Tại sao cần phải sử dụng kiểm thử phần mềm?

- Dù đối với bất kì dự án lập trình phần mềm thì kiểm thử phần mềm là khâu đóng mộtvai trò quan trọng không thể bỏ qua bởi việc phát hiện lỗi sớm và tìm hướng khắcphục nó chính là cách nhanh nhất và hiệu quả để hoàn thiện sản phẩm trước khi đếntay người dùng

- Việc kiểm thử phần mềm sẽ giúp đánh giá được hiệu quả chức năng của một ứngdụng phần mềm nhằm mục đích phát hiện những lỗi sai, hay rủi ro, nguy cơ tìm ẩn,ảnh hưởng đến danh tiếng, giúp phần mềm đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu cụthể để bảo toàn chất lượng sản phẩm

- Một sản phẩm sau khi trải qua quá trình kiểm thử sẽ đảm bảo được độ tin cậy, uy tín,tính bảo mật, hiệu suất cao cũng như giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho kháchhàng và người sử dụng Nếu như sơ sài trong quá trình kiểm thử để xảy ra một lỗi nhỏhay một thiếu sót cũng có thể gây ra các thiệt hại lớn về kinh tế cũng như con người,…

2.4 Điều gì sẽ xảy ra nếu phần mềm không được kiểm thử?

- Với tốc độ phát triển không ngừng về mặt công nghệ kỹ thuật, số hoá, cuộc sống củacon người ngày càng có nhiều sự thay đổi tân tiến, được nâng cao và cải thiện trongmọi lĩnh vực Vì thế theo xu hướng hiện nay, cách làm việc của chúng ta cũng phảilinh hoạt và có sự thay đổi hiện đại hơn

- Ví dụ như ngày nay chúng ta đã có thể dựa và các phần mềm và hệ thống để truy cậpvào ngân hàng trực tuyến, mua sắm, shopping online trên các sàn thương mại điện tử

Trang 13

Now Food, Baemin,…mà không cần phải tốn thời gian, tốn sức để đi xa, và còn nhiềukhía cạnh khác nữa.

- Vậy hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi các hệ thống phần mềm này bị lỗi Chúng

ta đều biết rằng, bất kì lỗi nào xảy ra, dù nhỏ đến mấy cũng sẽ tác động rất lớn đếnhoạt động kinh doanh, gây tổn thất về mặt tài chính và lợi thế thương mại Và trongthực tế, đã có rất nhiều các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ phải trả giá bằng nhữnghậu quả nặng nề

- Thế nên, để ra mắt một sản phẩm chất lượng đến người dùng, chúng ta buộc phảitriển khai việc kiểm thử trong quá trình sản xuất phần mềm, ứng dụng

2.5 Những lợi ích của việc kiểm thử phần mềm

2.5.1 Hiệu quả về chi phí

- Trên thực tế cho thấy các lỗi thiết kế thường sẽ không thể loại trừ được hết hoàn toànđối với bất kì hệ thống phức tạp nào Đó không hẳn là lỗi bất cẩn thuộc về phía nhàphát triển mà đôi khi đó còn là do sự phức tạp của hệ thống Nếu như các các vấn đềtrong thiết kế không được phát hiện kịp thời thì việc tìm kiếm ra những khiếm khuyết

để sửa chữa và khắc phục nó sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều

- Trong quá trình sửa lỗi, có lúc chúng ta sẽ gặp trường hợp như vô tình phát hiện ramột số lỗi nằm ở các module khác Việc xác định chính xác được các lỗi trong giaiđoạn đầu sẽ giúp cho quá trình sửa chữa đỡ tốn kém, tiết kiệm được chi phí hơn

2.5.2 Sự hài lòng của khách hàng

- Dù trong bất kì hoạt động kinh doanh nào, mục tiêu hướng đến cuối cùng là mangđến cho khách hàng những trải nghiệm sản phẩm tốt nhất Đối với doanh nghiệp nàocũng vậy, sự hài lòng của khách hàng luôn là tiêu chí quan trọng hơn hết vì nó sẽ cólợi rất nhiều trong quá trình hợp tác về sau

- Kiểm thử phần mềm chính là phương pháp tối ưu nhất của một ứng dụng để mang lạicho khách hàng sự hài lòng tuyệt vời nhất Khi khách hàng hài lòng thì doanh nghiệp

sẽ thêm được “danh thơm tiếng tốt” đồng nghĩa cũng sẽ gia tăng thêm doanh thu, lợinhuận

- Nếu như phần mềm bạn không có độ bảo mật cao thì người dùng chắc chắn sẽ khôngthể tin tưởng để sử dụng sản phẩm của bạn Không chỉ khách hàng mà ai cũng vậy,tâm lý họ sẽ luôn tìm kiếm và chọn những sản phẩm đáng tin cậy và an toàn Quá trìnhkiểm thử phần mềm sẽ giúp loại bỏ được các lỗ hỏng sai sót trong sản phẩm

Trang 14

- Có thể hiểu theo cách khác đơn giản hơn, tester hính là những người có vai trò tráchnhiệm trong việc kiểm tra phần mềm cũng như các dự án tìm kiếm bugs, errors,…hoặcbất kì vấn đề nào có khả năng xảy ra với phần mềm Hiểu một cách nôm na tóm gọnnhất thì họ chính là người sẽ kiểm tra các lỗi phát sinh hoặc những nguy cơ tiềm ẩnvới rồi báo cáo lại cho các nhóm phát triển để cải thiện sản phẩm được hoàn hảo nhấttrước khi đến tay người sử dụng.

2.7 Các loại tester phổ biến hiện nay

2.7.1 Manual testing

- Theo khảo sát của của nhiều doanh nghiệp, thì đây chính là sự lựa chọn hàng đầuchiếm phần đông đa số của các bạn sinh viên trong ngành công nghệ thông tin khi sắptốt nghiệp Bởi khi đi theo con đường này, nó không đòi hỏi cần biết quá nhiều hay cókiến thức chuyên môn “cao siêu” về kỹ năng lập trình

- Trong quá trình thực hành làm việc, bạn cũng sẽ ít khi gặp phải code, tuy nhiên, mặtkhác bù lại thì nó yêu cầu người lập trình viên cần có tư duy logic tốt, nắm bắt vữngchắc về khái niệm và các định nghĩa, các kỹ thuật hỗ trợ test, để có thể phát hiện ra lỗimột cách nhanh nhất

2.7.2 Automation testing

Sự lựa chọn còn lại đó chính là Automation testing Công việc chính của vị trí này cóphần hơi khác so với kiểu test phía trên, nó buộc bạn phải tự dùng chính những dòngcode của mình tạo ra để kiểm định phần mềm, dò tìm ra các lỗi bug của nó, bên cạnh

đó cũng cần phải hiểu rõ về các tools và các frameworks nào có giá trị hỗ trợ tốt nhấtcho công việc của mình Ngoài ra, nó cũng yêu cầu bạn cần nắm rõ khá nhiều các ngônngữ lập trình phổ biến như: Java, Ruby, PHP, C#, AutoIT, Python,… để có thể thựchiện testing các dự án, phần mềm khác nhau dễ dàng hơn

2.8 Các loại và phương pháp kiểm thử phần mềm phổ biến

2.8.1 Các loại kiểm thử

Thông thường, kiểm thử phần mềm được phân chia thành 3 loại:

- Thử nghiệm chức năng

- Kiểm tra phi chức năng hoặc Kiểm tra hiệu suất

- Bảo trì (Hồi quy và Bảo trì)

Trang 15

2.8.2 Các phương pháp kiểm thử

Gồm 2 phương pháp phổ biến là:

- Kiểm tra tĩnh

- Kiểm tra động

Trang 16

CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

3.1 Nghiên cứu về quy trình kiểm thử phần mềm theo tiêu chuẩn CMMI

Hình 6 – Quy trình KTPM theo tiêu chuẩn CMMI

3.1.1 Lập kế hoạch test

- Mô tả: Sau khi yêu cầu dự án được xác định và dự án đã có kế hoạch tổng thể thì tiếnhành lập kế hoạch test dự án

- Người chịu trách nhiệm: Test Leader

- Người phê duyệt: Project Manager

3.1.2 Thiết kế test

- Mô tả:

+ Lập testcase và test data dựa trên hồ sơ yêu cầu và phân tích, thiết kế dự án.+ Dùng System Testcase để thực hiện Acceptance Test nếu khách hàng yêu cầuthực hiện

+ Cập nhật Requirement Atribute

- Người chịu trách nhiệm: Tester

- Người phê duyệt: Test Leader

3.1.3 Đánh giá thiết kế test

- Mô tả: Thực hiện đánh giá testcase, test data

Trang 17

- Người chịu trách nhiệm: Test Leader.

- Người phê duyệt: Project Manager

3.1.4 Chuẩn bị môi trường test

- Mô tả: Thiết lập và cấu hình môi trường test dựa trên Test Plan được phê duyệt

- Người chịu trách nhiệm: Test Leader

- Người phê duyệt: Project Manager

3.1.5 Thực hiện test

- Mô tả:

+ Cập nhật kết quả test vào Testcase

+ Trong quá trình test nếu phát sinh bug thì đưa lên hệ thống

- Người chịu trách nhiệm: Tester

- Người phê duyệt: Test Leader

3.1.6 Đánh giá kết quả test

- Mô tả:

+ Đánh giá và hiệu chỉnh bug nếu cần thiết

+ Thông báo cho Tester các bug không đúng

- Người chịu trách nhiệm: Test Leader

- Người phê duyệt: Test Leader

3.1.7 Báo cáo kết quả test

- Mô tả: Sau mỗi vòng test thì thực hiện đánh giá và báo cáo kết quả cho ProjectManager thông qua file Test Summary Report

- Người chịu trách nhiệm: Tester, Test Leader

- Người phê duyệt: Project Manager

3.2 Nghiên cứu về các mức trong kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm bao gồm 4 cấp độ cơ bản

Trang 18

Hình 7 – Bốn cấp độ cơ bản của KTPM

3.2.1 Unit Test

3.2.1.1 Tổng quan về Unit Test

- Unit Test là kiểu test kiểm tra xem liệu chức năng nó đang thực hiện có đúng cáchnhư mong đợi hay không

- Unit Test được thực hiện chủ yếu bởi Deverloper

3.2.1.2 Lợi ích của việc thực hiện Unit Test

- Tạo ra môi trường để kiểm tra bất kì đoạn code nào, có khả năng thăm dò và pháthiện lỗi chính xác, duy trì sự ổn định của toàn bộ phần mềm và giúp tiết kiệm thời gian

so với công việc fix bug truyền thống

- Phát hiện các thuật toán thực thi không hiệu quả, các thủ tục chạy vượt quá giới hạnthời gian

- Phát hiện các vấn đề về thiết kế, xử lý hệ thống, hay thậm chí là các mô hình thiết kế

- Phát hiện các lỗi nghiêm trọng có thể xảy ra trong những tình huống rất hẹp

- Giải phóng chuyên viên đảm bảo chất lượng phần mềm khỏi các công việc kiểm traphức tạp

- Tăng sự tự tin khi hoàn thành một công việc

Trang 19

3.2.4 Acceptance Test

- Acceptance Test là test chấp nhận người dùng, phần mềm sẽ được kiểm tra từ ngườidùng nhằm kiểm tra xem phần mềm có phù hợp với sự mong đợi của người dùng vàthực hiện đúng như mong đợi

- Acceptance Test có thể do tester thực hiện hoặc khách hàng sẽ có riêng các tester của

họ để thực hiện

3.2.4.1 Alpha Testing

- Trong loại test này, các người dùng được mời đến điểm tập trung đề xuất ý kiến, họ

sẽ được sử dụng chương trình và người phát triển sẽ chú ý mỗi thông tin liên quanhoặc hành động được đặt ra bởi người dùng Bất kì hành vi bất thường nào của hệthống sẽ được ghi nhận và chỉnh sửa bởi người phát triển

3.2.4.2 Beta Testing

- Trong loại test này, phần mềm được phân bổ như một phiên bản thử nghiệm để ngườidùng kiểm tra ứng dụng tại nơi họ đang sinh sống Người sử dụng sẽ quan sát phầnmềm, trong trường hợp nếu có bất kỳ lỗi nào xảy ra thì người dùng sẽ báo cáo lỗi đóđến người phát triển

3.3 Ngiên cứu về việc sử dụng câu lệnh SQL trong kiểm thử phần mềm

3.3.1 SQL và mục đích sử dụng SQL trong kiểm thử phần mềm

- SQL là viết tắt của Structured Query Language, là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu được sửdụng để tạo, thêm, sửa xóa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu,… Tất cả các hệ quản trị cơ sở

dữ liệu như MySQL, Oracle, MS Access, Sybase, Informix, Postgres và SQL Server

sử dụng SQL như là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu chuẩn

- SQL được sử dụng để truy vấn các dữ liệu trong database phục vụ cho các mục đíchtest khác nhau liên quan đến dữ liệu của hệ thống Ví dụ SQL được sử dụng trongActual Data Testing( Kiểm thử dữ liệu thực) để kiểm tra nội dung của data có chínhxác hay không )

- Đối với 1 tester, có 2 nhóm lệnh SQL chính:

+ Nhóm truy vấn dữ liệu: gồm các lệnh truy vấn lựa chọn(Select) để lấy thôngtin nhưng không làm thay đổi dữ liệu trong các bảng

+ Nhóm thao tác dữ liệu: gồm các lệnh làm thay đổi dữ liệu (Insert, Delete,Update,…) lưu trong các bảng

3.3.2 Cách sử dụng SQL trong kiểm thử

3.3.2.1 Các câu lệnh SQL cơ bản

* Câu lệnh SELECT:

- Truy vấn lựa chọn một số trường của bảng:

SELECT column1, column2, FROM TableName;

- Truy vấn lựa chọn tất cả các trường của bảng (lưu ý: truy vấn này ít dùng vớidatabase lớn)

Trang 20

SELECT * FROM TableName

- Để trả về bản ghi không trùng lặp nhau ta dùng câu lệnh DISTINCT:

SELECT DISTINCT column1, column2, FROM TableName;

* Mệnh đề WHERE - AND, OR, BETWEEEN và LIKE: mệnh đề WHERE được

sử dụng để lọc các bản ghi theo điều kiện trong câu lệnh SELECT, còn được sử dụngtrong câu lệnh UPDATE, DELETE

SELECT column1, column2,

- Khi cần truy vấn dữ liệu trên nhiều bảng, phải sử dụng các câu lệnh kết nối các bảng

dữ liệu với nhau, có các kiểu kết nối như sau:

+ Inner Join (Equi-join, Natural Join)

+ Outer Join (Left outer Join, Right outer join, Full outer join)

+ Cross Join

+ Self Join

- Kết nối trong INNER JOIN:

Có 2 cách sử dụng kết nối trong như sau:

+ Sử dụng điều kiện WHERE

SELECT column_name(s)FROM table1, table2WHERE table1.column_name = table2.column_name;

+ Sử dụng INNER JOIN

SELECT column_name(s)FROM table1

INNER JOIN table2 ON table1.column_name = table2.column_name;

* Mệnh đề ORDER BY: Mệnh đề này cho phép sắp xếp kết quả truy vấn theo cột.

SELECT column1, column2,

Trang 21

FROM table_name

ORDER BY column1, column2, ASC|DESC;

Có thể sắp xếp kết quả theo chiều:

+ Tăng dần (asc) – mặc định khi truy vấn khi order

- Hàm Max(column) - Tìm giá trị lớn nhất trong cột

SELECT MAX(column_name) FROM table_name

WHERE condition;

- Hàm Min(column) - Tìm giá trị nhỏ nhất trong cột

SELECT MIN(column_name) FROM table_name

WHERE condition;

- Hàm Avg(column) - Tìm giá trị trung bình của cột

SELECT AVG(column_name) FROM table_name

WHERE condition;

- Hàm Count – Hàm đếm số bộ

SELECT COUNT(column_name) FROM table_name

WHERE condition;

- Hàm SUM(column) – Tổng các giá trị của cột

SELECT SUM(column_name) FROM table_name

WHERE condition;

Trang 22

3.3.2.2 Ngôn ngữ thao tác dữ liệu

- Ngôn ngữ thao tác dữ liệu gồm các truy vấn cho phép thêm, sửa, xóa dữ liệu trongcác bảng Các truy vấn này bắt đầu bằng từ khóa:

+ INSERT INTO - thêm dữ liệu mới vào bảng

INSERT [INTO] TableName(column1,…,columnN)VALUES (val1,…,valN)

+ UPDATE - cập nhật/sửa đổi dữ liệu trong bảng

UPDATE table_name SET column1 = value1, column2 = value2,

WHERE condition;

+ DELETE - xóa dữ liệu trong bảng

DELETE FROM table_name WHERE condition;

3.3.3 Một số lưu ý khi viết câu lệnh SQL

- SQL không phân biệt chữ hoa chữ thường

- Một số lỗi cú pháp hay gặp:

+ Quên hoặc lựa chọn sai CSDL

+ Viết sai tên bảng hoặc tên cột

+ Viết sai từ khóa

+ Bỏ sót dấu đóng ngoặc với một chuỗi ký tự

+ Query 2 câu lệnh nhưng thiếu dấu “;”

- Sử dụng gợi ý khi viết câu lệnh

- Với database có dữ liệu lớn thì phải truy vấn có điều kiện Trong trường hợp truy vấnphức tạp thì tham khảo truy vấn từ DEV và nhớ kiểm tra lại độ chính xác của câu lệnh

3.4 Nghiên cứu về API Testing

3.4.1 API là gì?

- Các API được sử dụng để tích hợp các hệ thống với nhau Có thể tạo sẵn dữ liệu chocác hệ thống khác truy cập thông qua API hoặc chấp nhận dữ liệu từ các hệ thốngkhác Đây là cách các thiết bị và ứng dụng khác nhau nói chuyện với nhau và chia sẻthông tin

- Các công ty thành công như Facebook, YouTube và Twitter sử dụng API để ứngdụng của họ có thể giao tiếp với các chương trình của bên thứ ba Thông thường, APIhoạt động tương tự như cách hoạt động của bất kỳ trang web nào Yêu cầu (request)

Trang 23

3.4.2 API Testing là gì?

- API testing là một loại kiểm thử phần mềm liên quan đến việc kiểm thử các giao diệnlập trình ứng dụng (APIs) một cách trực tiếp và là một phần của kiểm thử tích hợp đểxác định xem hệ thống có đáp ứng các yêu cầu về tính năng, độ tin cậy, hiệu suất vàbảo mật

- Vì các API không có GUI nên kiểm thử API được thực hiện ở tầng nghiệp vụ(bussiness layer) Trong quá trình kiểm thử API, dữ liệu được trao đổi từ XML hoặcJSON thông qua các yêu cầu và phản hồi HTTP ( HTTP requests and responses) Đây

là những công nghệ độc lập và sẽ làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình và công nghệkhác nhau

3.4.3 Lý do cần kiểm thử API

* Kiểm thử ứng dụng sớm và không cần giao diện người dùng:

Khi bạn tìm thấy lỗi càng muộn thì càng mất nhiều thời gian, công sức để fix nó APItesting đưa người kiểm thử tham gia sớm vào vòng đời phát triển sản phẩm Với APItesting, bạn có thể bắt đầu kiểm thử ứng dụng sớm ngay cả khi không có giao diệnngười dùng Điều này giúp xác định và khắc phục sớm các vấn đề trong vòng đời pháttriển, nếu không thì sẽ tốn kém để khắc phục khi được xác định trong quá trình kiểmthử GUI Ưu điểm của việc kiểm thử API là rất nhiều logic có thể được kiểm tra màkhông bị phụ thuộc vào UI

* Để có được một chiến lược kiểm thử tự động tuyệt vời và giảm chi phí:

Hình 8 – Kim tự tháp Tự động hóa

- Nếu chúng ta hiểu được "Kim tự tháp Tự động hoá" ( Automation pyramid), chúng ta

có thể đưa ra một chiến lược tự động hóa hiệu quả

- Khái niệm kim tự tháp được Mike Cohn phát triển và đã được mô tả trong cuốn sách

"Thành công với Agile" Tầng thứ nhất của kim tự tháp là Unit test Thực hiện unit test

Trang 24

là cách nhanh nhất và mang lại kết quả cao nhất Tầng thứ 2 là kiểm thử API dựa trênservice layer Cuối cùng, ở đỉnh của kim tự tháp là kiểm thử UI.

- Đi từ tầng dưới kim tự tháp lên trên, chi phí liên quan đến việc tạo ra và duy trì cácphương pháp kiểm thử, thời gian thực hiện kiểm thử, phạm vi kiểm thử sẽ tăng lên.Các kim tự tháp tự động (Automation pyramid) nói rằng bạn nên làm nhiều hơn nữakiểm thử tự động thông qua Unit test và API hơn là kiểm thử dựa trên GUI Sự thànhcông của Agile rất phụ thuộc vào phản hồi (feedback) sớm Trong các thực tiễn, việctích hợp liên tục, thời gian kiểm thử hồi quy GUI và nhận lại phản hồi quá dài Kiểmtra giao diện người dùng rất tốn kém để phát triển và duy trì Một sự thay đổi nhỏtrong giao diện người dùng cũng có thể dẫn đến việc thực hiện kiểm thử lại rất nhiều

- Trong một số trường hợp, người kiểm thử bắt buộc phải thực hiện tự động hoá ở tầng

UI Tuy nhiên, kiểm thử có thể chậm và tốn nhiều chih phí Đây là một trong những lý

do khiến nhiều công ty thất bại trong nỗ lực thực hiện chiến lược tự động hoá hiệu quả

* Phát triển phần mềm theo phương pháp Agile và giảm việc thực hiện kiểm thử hồiquy bằng tay:

- API testing là một hình thức thử nghiệm phần mềm độc đáo và đặc biệt có giá trị đốivới các doanh nghiệp nắm bắt quá trình hội nhập liên tục Việc xây dựng trường hợpkiểm thử API trong quá trình phát triển bất kỳ phần mềm hoặc dịch vụ nào có nhữnglợi ích sâu rộng trong các đội, tất cả đều là cách khách hàng trải nghiệm sản phẩm.Làm phần mềm mà khách hàng mục tiêu của bạn sẽ yêu thích là điều thiết yếu cho sựthành công của doanh nghiệp và bằng cách kiểm thử API một cách nghiêm túc vàthường xuyên, là một cách đáng tin cậy để đạt được nó

- Postman là một ứng dụng Google Chrome giúp bạn tạo, lưu, gửi yêu cầu HTTP(HTTP request) và kiểm tra dữ liệu phản hồi ( request) Nó giúp tự động hoá quá trìnhtạo ra các yêu cầu API và kiểm tra các phản hồi API, cho phép thiết lập một quy trìnhlàm việc rất hiệu quả Hầu hết các lập trình viên và người kiểm thử đều quen thuộc vớiPostman Tuy nhiên, nhiều người sử dụng nó chỉ để kiểm tra phản hồi cho các dịch vụ

mà họ đang làm việc trên Họ không biết về các tính năng mạnh mẽ mà Postman đưa

ra như: Collections, Tests and Pre-request scripts Bài viết này sẽ ra một cái nhìn tổngquát của Postman

- Postman có khả năng tự động hóa mạnh mẽ Hơn nữa, việc học tập để sử dụng nó làrất dễ dàng và ứng dụng cung cấp một giao diện người dùng rất trực quan để kiểm trayêu cầu máy chủ của bạn Nó sẽ xác nhận hợp lệ mỗi lần nếu đáp ứng đúng Viết testtrên Postman được thực hiện dễ dàng bằng các đoạn mã JavaScript, cho phép cả nhữngtester thiếu kinh nghiệm kiểm thử một cách hiệu quả

- Postman là hệ thống thời gian thực giúp lập trình viên và QA kiểm thử API dễ dànghơn Postman giúp làm giảm áp lực khi thực hiện kiểm thử hồi quy của nhóm QA.Việc tự động hoá kiểm thử API giúp tiết kiệm thời gian hơn là tự động hoá kiểm thử

UI Ưu điểm chính của tự động hóa API là chúng ta có thể truy cập vào ứng dụng màkhông có giao diện người dùng Điều này cung cấp một đánh giá ban đầu về tổng thểsức mạnh hệ thống trước khi bắt tay vào kiểm thử GUI

Trang 25

3.5 Nghiên cứu, viết và thực thi Testcase

3.5.1 Tổng quan về Testcase

3.5.1.1 Testcase là gì?

- Testcase là mô tả một dữ liệu đầu vào, hành động hoặc một sự kiện và kết quả truyvấn Testcase nhằm kiểm tra từng chức năng của ứng dụng phần mềm hoạt động đúnghay không

- Một testcase có thể có các phần đặc thù khác nhau như ID (mã), Description (mô tả),Steps to perform (các bước thực hiện), Expected result (kết quả mong đợi), Status(trạng thái: Pass/Fail/Not run), Comments (ghi chú) Mức chi tiết của testcase có thểđược định nghĩa khác nhau dựa vào ngữ cảnh của dự án và quy mô của công ty sảnxuất phần mềm

- Quá trình phát triển testcase có thể giúp tìm ra lỗi trong các yêu cầu hoặc thiết kế củaứng dụng, vì nó đòi hỏi phải tư duy hoàn toàn thông qua các hoạt động của ứng dụng

Vì lý do này, việc chuẩn bị testcase sớm nhất có thể trong qui trình phát triển phầnmềm là rất hữu ích

3.5.1.2 Vai trò của Testcase

- Testcase là rất quan trọng trong bất kì dự án nào vì đây là bước đầu tiên trong quátrình test và nếu có gì đó sai sót ở bước này sẽ kéo theo hệ quả ở các giai đoạn tiếptheo trong vòng đời test

- Testcase liệt kê yêu cầu của khách hàng Là việc quan trọng để xác định những thayđổi mà khách hàng mong muốn Khi thay đổi một số chức năng của việc test nó cũngkhông thay đổi chức năng của phần mềm hay ứng dụng

- Một bản testcase bắt buộc phải có từng trạng thái riêng để người trưởng nhóm biếtđược chức năng nào của ứng dụng đã được test và chưa được test, những chức năngnào nhiều lỗi và ngược lại

3.5.1.3 Cấu trúc cơ bản của Testcase

- Test Case ID: đánh số ID theo thứ tự tăng dần, mỗi một ID tương ứng với 1 testcase

- Test Case Description: mô tả chi tiết những gì sẽ tiến hành test

- Steps to perform: mô tả ngắn gọn, rõ ràng các bước thực hiện test, phải đi kèm dữliệu đầu vào của test Dữ liệu test chính là phần Input (Dữ liệu đầu vào) để kiểm tra xử

lý hệ thống và trả ra kết quả mong đợi Việc xác định dữ liệu đầu vào của test khá tốnthời gian khi Tester phải xử lý data để tìm ra nhập cái gì sẽ ra được kết quả mongmuốn

- Expected result: hiển thị kết quả mong đợi từ những bước kiểm thử Tester sẽ đề cậpmột cách rõ ràng kết quả mong đợi của ứng dụng hoặc hệ thống Từ căn cứ kết quảmong đợi, tester sẽ đánh giá được phần mềm có bug không, testcase bị Fail không Kếtquả mong đợi sẽ dựa vào tài liệu nghiệp vụ, yêu cầu khách hàng đưa ra

- Status: hiển thị kết quả thực tế từ những bước thực hiện trên môi trường của hệthống Thông thường, tester sẽ đánh giá test case sau quá trình kiểm thử là: pass, fail &not run

Trang 26

+ Trong quá trình test, nếu kết quả không giống như mong đợi thì tester sẽ điềnFail.

+ Nếu kết quả khớp với mong đợi có nghĩa test case thành công, tester sẽ điềnPass

+Trạng thái not run được hiểu đơn giản là test case đang gặp vấn đề cần phảithảo luận lại để tiếp tục kiểm thử

- Comments: có thể ghi chú thêm thông tin bổ sung như: ảnh chụp màn hình, thông tinđăng nhập, tên chức năng khác cũng bị ảnh hưởng,

3.5.2 Viết và thực thi Testcase cho một số màn hình

3.5.2.1 Cho màn hình Đăng nhập

Hình 9 – Màn hình đăng nhập MAP4D

- Test Case ID: TC-P001

- Test Case Description: Kiểm tra hiển thị màn hình [Đăng nhập]

- Test Case ID: TC-P002

- Test Case Description: Kiểm tra hiển thị màn hình [Đăng nhập] incase user chọn

Trang 27

- Steps to perform:

+ Pre-condition: Passed TC-001

1 Chọn ngôn ngữ trình duyệt là tiếng Anh

2 Quan sát và so sánh giữa web với bảng thiết kế

- Expected result: Ngôn ngữ trên trình duyệt phải đúng với bảng thiết kế dành cho mànhình tiếng Anh

- Status: Pass

- Comments: Không

***

- Test Case ID: TC-P003

- Test Case Description: Kiểm tra hiển thị màn hình [Đăng nhập] incase user chọnngôn ngữ của trình duyệt là tiếng Việt

- Steps to perform:

+ Pre-condition: Passed TC-P01

1 Chọn ngôn ngữ trình duyệt là tiếng Việt

2 Quan sát và so sánh giữa giao diện web với bảng thiết kế

- Expected result: Ngôn ngữ trên trình duyệt phải đúng với bảng thiết kế dành cho mànhình tiếng Việt

- Status: Pass

- Comments: Không

***

- Test Case ID: TC-P004

- Test Case Description: Kiểm tra giá trị mặc định combobox [Ngôn ngữ] incase userkhông chọn giá trị cho Ngôn ngữ

- Steps to perform:

+ Pre-condition: Passed TC-P01

1 Không chọn data tại combobox [Ngôn ngữ]

- Expected result: Hệ thống hiển thị ngôn ngữ trùng với ngôn ngữ của trình duyệt

- Status: Fail

- Comments: Không

***

Trang 28

- Test Case ID: TC-P005

- Test Case Description: Kiểm tra ngôn ngữ hiển thị là tiếng Anh trên UI incase userchọn giá trị cho Ngôn ngữ = [Tiếng Anh]

- Steps to perform:

+ Pre-condition: Passed TC-P01

1 Set giá trị cho Ngôn ngữ = [Tiếng Anh]

- Expected result: Hiển thị màn hình là tiếng Anh trên UI đúng với design

- Status: Pass

- Comments: Không

***

- Test Case ID: TC-P006

- Test Case Description: Kiểm tra ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt trên UI incase userchọn giá trị cho Ngôn ngữ = [Tiếng Việt]

- Steps to perform:

+ Pre-condition: Passed TC-P01

1 Set giá trị cho Ngôn ngữ = [Tiếng Việt]

- Expected result: Hiển thị màn hình là tiếng Việt trên UI đúng với design

- Status: Pass

- Comments: Không

***

- Test Case ID: TC-P007

- Test Case Description:

Kiểm tra việc login vào hệ thống thành công incase:

+ Nhập đúng email đến textbox [Email]

+ Nhập đúng password đến textbox [Password]

- Steps to perform:

+ Pre-condition: Passed TC-P01 và tồn tại email, password đã đăng ký trước đó

1 Nhập 'npthinh@gmail.com' đến textbox [Email]

2 Nhập '123abc!!!' đến textbox [Password]

3 Click on [LOG IN] button"

Trang 29

- Status: Pass

- Comments: Không

***

- Test Case ID: TC-P008

- Test Case Description:

Kiểm tra việc login vào hệ thống không thành công incase:

+ Nhập đúng email đến textbox [Email]

+ Nhập sai password đến textbox [Password]

- Steps to perform:

+ Pre-condition: Passed TC-P01 và tồn tại email, password đã đăng ký trước đó

1 Nhập 'npthinh@gmail.com' đến textbox [Email]

2 Nhập 'xxx123!!!' đến textbox [Password]

3 Click on [LOG IN] button

- Expected result: Hiển thị thông báo: "Invalid username or password.”

- Status: Pass

- Comments: Không

***

- Test Case ID: TC-P009

- Test Case Description:

Kiểm tra việc login vào hệ thống không thành công incase:

+ Nhập đúng email đến textbox [Email]

+ Không nhập data đến textbox [Password]

- Steps to perform:

+ Pre-condition: Passed TC-P01 và tồn tại email, password đã đăng ký trước đó

1 Nhập 'npthinh@gmail.com' đến textbox [Email]

2 Không nhập data đến textbox [Password]

3 Click on [LOG IN] button

- Expected result: Hiển thị thông báo: "Invalid username or password.”

- Status: Pass

- Comments: Không

Trang 30

- Test Case ID: TC-P010

- Test Case Description:

Kiểm tra việc login vào hệ thống không thành công incase:

+ Nhập sai email đến textbox [Email]

+ Nhập đúng password đến textbox [Password]

- Steps to perform:

+ Pre-condition: Passed TC-P01 và tồn tại email, password đã đăng ký trước đó

1 Nhập 'xxxxxx@gmail.com' đến textbox [Email]

2 Nhập '123abc!!!' đến textbox [Password]

3 Click on [LOG IN] button

- Expected result: Hiển thị thông báo: "Invalid username or password.”

- Status: Pass

- Comments: Không

***

- Test Case ID: TC-P011

- Test Case Description:

Kiểm tra việc login vào hệ thống không thành công incase:

+ Nhập sai email đến textbox [Email]

+ Nhập sai password đến textbox [Password]

- Steps to perform:

+ Pre-condition: Passed TC-P01 và tồn tại email, password đã đăng ký trước đó

1 Nhập 'xxxxxx@gmail.com' đến textbox [Email]

2 Nhập 'xxx123!!!' đến textbox [Password]

3 Click on [LOG IN] button

- Expected result: Hiển thị thông báo: "Invalid username or password.”

Ngày đăng: 09/03/2024, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w