1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ VÙNG KHÓ KHĂN TỈNH QUẢNG NAM

101 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án: Chương Trình Đầu Tư Phát Triển Mạng Lưới Y Tế Cơ Sở Vùng Khó Khăn Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Lương Thanh Vương
Trường học Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Nam
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,69 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT (7)
    • 1.1. Chủ đầu tư (7)
    • 1.2. Tên dự án (7)
    • 1.3. Vị trí thực hiện dự án (7)
    • 1.4. Mục tiêu của dự án (12)
    • 1.5. Quy mô các hạng mục công trình của dự án (12)
      • 1.5.1. Các hạng mục công trình chính (20)
        • 1.5.1.1. Các trạm y tế tại huyện Phước Sơn (20)
        • 1.5.1.2. Các trạm y tế tại huyện Hiệp Đức (25)
        • 1.5.1.3. Cải tạo, nâng cấp TYT xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên (28)
        • 1.5.1.4. Các trạm y tế tại huyện Núi Thành (29)
        • 1.5.1.5. Các trạm y tế tại huyện Quế Sơn (31)
        • 1.5.1.7. Các trạm y tế tại huyện Đông Giang (38)
        • 1.5.1.8. Các trạm y tế tại huyện Tây Giang (43)
        • 1.5.1.9. Các trạm y tế tại huyện Tiên Phước (49)
        • 1.5.1.10. Các trạm y tế tại thị huyện Bắc Trà My (59)
        • 1.5.1.11. Các trạm y tế tại huyện Nam Giang (67)
      • 1.5.2. Các hạng mục công trình phụ trợ (70)
      • 1.5.3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường (72)
    • 1.6. Nhu cầu sử dụng nước (73)
    • 1.7. Vốn đầu tư (74)
  • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN (75)
    • 2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án (75)
    • 2.2. Trong giai đoạn thi công xây dựng (75)
      • 2.2.1. Tác động có liên quan đến chất thải (76)
      • 2.2.2. Tác động không liên quan đến chất thải (79)
      • 2.2.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố giai đoạn thi công xây dựng của dự án (79)
    • 2.3. Trong giai đoạn hoạt động (80)
      • 2.3.1. Tác động liên quan đến chất thải (81)
      • 2.3.2. Tác động không liên quan đến chất thải (85)
      • 2.3.3. Tác động bởi các rủi ro, sự cố (86)
  • CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN (87)
    • 3.1. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án (87)
    • 3.2. Trong giai đoạn xây dựng (87)
      • 3.2.1. Giảm thiếu tác động có liên quan đến chất thải (87)
      • 3.2.2. Giảm thiếu tác động không liên quan đến chất thải (90)
    • 3.3. Trong giai đoạn hoạt động (92)
      • 3.3.1. Giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải (92)
      • 3.3.2. Giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải (97)
      • 3.3.3. Giảm thiểu tác động tác động bởi các rủi ro, sự cố của dự án (97)
  • CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG (99)
    • 4.1. Chương trình quản lý môi trường (99)
    • 4.2. Chương trình giám sát môi trường (99)
  • CHƯƠNG 5: CAM KẾT THỰC HIỆN (101)

Nội dung

đồng bộ theo kèm; lắp đặt thiết bị xây lắp công trình; - Mở rộng Khu khám bệnh, Quy mô công trình cấp III, diện tích sàn khoảng 105 m2 bao gồm các phòng chức năng: Phòng trạm trưởng, Phò

MÔ TẢ TÓM TẮT

Chủ đầu tư

- Tên chủ dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam

- Địa chỉ văn phòng: 510 Hùng Vương, phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

- Người đại diện theo pháp luật: Huỳnh Xuân Sơn Chức vụ: Giám đốc

Tên dự án

CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ VÙNG

Vị trí thực hiện dự án

Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo 37 Trạm y tế tuyến xã thuộc 11 huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gồm: Núi Thành, Tiên Phước, Bắc Trà My, Quế Sơn, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Phước Sơn, Đại Lộc, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang Khu đất thực hiện xây dựng, cải tạo gồm 31 Trạm Y tế nằm trong khuôn viên của mỗi trạm Y tế đã có trước đây và 6 Trạm Y tế được đầu tư xây dựng tại vị trí mới khác so với Trạm Y tế hiện trạng Địa điểm thực hiện các Trạm y tế như sau:

Bảng 1 Địa điểm thực hiện các Trạm Y tế tại huyện Phước Sơn

TT Trạm y tế Địa điểm Diện tích (m 2 ) Tứ cận tiếp giáp

- Phía Đông giáp: Nhà dân và đất trống

- Phía Tây giáp: Nhà dân và đất trống

- Phía Nam giáp : Đất trồng cây

- Phía Bắc giáp: Đường bê tông rộng 5m

Mỹ thôn 2, xã Phước Mỹ 780,5

- Phía Đông Bắc giáp: Đường bê tông rộng 3,5m

- Phía Đông Nam giáp: bưu điện

- Phía Tây Bắc giáp: Nhà dân

- Phía Bắc giáp: Rừng sản xuất

Thôn 1, xã Phước Phước Hiệp

- Phía Tây Bắc giáp: Đường bê tông rộng 5m

- Phía Tây Nam giáp: UBND xã

- Phía Đông Bắc giáp: Đất trồng cây

- Phía Đông Nam giáp: Đất trồng cây

Thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân

- Phía Đông Bắc giáp: Đường Hồ Chí Minh

- Phía Đông Nam giáp: UBND xã

- Phía Tây Bắc giáp: Đất trống

- Phía Tây Nam giáp: Đất trống

- Phía Đông giáp: Đường Hồ Chí Minh

- Phía Tây giáp: Rừng sản xuất

- Phía Nam giáp: nhà dân

- Phía Bắc giáp: nhà dân

Bảng 2 Địa điểm thực hiện các Trạm Y tế tại huyện Hiệp Đức

TT Trạm Y tế Địa điểm Diện tích

1 TYT xã Quế Lưu Xã Quế Lưu 1882,7

- Phía Đông Bắc: giáp đường bê tông liên xã

- Phía Đông Nam: giáp UBND xã

- Phía Tây Bắc: giáp nhà dân

- Phía Tây Nam: đất trống

2 TYT xã Phước Trà Thôn Trà Nô, xã Phước Trà 1.135,6

- Phía Đông Nam: giáp đường liên xã rộng 4,5m

- Phía Đông Bắc: giáp nhà dân

- Phía Tây Nam: giáp đất trống

- Phía Tây Bắc giáp: nhà văn hóa thôn Trà

3 TYT xã Bình Sơn Thôn 2, xã

- Phía Đông và phía Tây: giáp nhà dân

- Phía Nam: giáp đất trống

- Phía Bắc: giáp đường bê tông liên xã

Thôn Phú Toàn, xã Thăng Phước

- Phía Đông: giáp đường liên thông

- Phía Tây: giáp sân vận động

- Phía Nam: giáp nhà sinh hoạt văn hóa thôn

- Phía Bắc: giáp nhà dân

Bảng 3 Địa điểm thực hiện Trạm Y tế huyện Duy Xuyên

TT Trạm y tế Địa điểm Diện tích

Thôn La Tháp Tây, xã Duy Hòa

- Phía Đông Nam: giáp đường đất rộng 12m

- Phía Đông Bắc: giáp đất trồng cây

- Phía Tây Nam: Giáp đường ĐT 610

- Phía Tây Bắc: giáy đất trồng cây

Bảng 4 Địa điểm thực hiện các Trạm Y tế tại huyện Núi Thành

TT Trạm y tế Địa điểm Diện tích

1 TYT xã Tam Trà Thôn Phú Tân, xã Tam Trà 1.122,5

- Phía Đông: Giáp đường bê tông

- Phía Tây: giáp đất công trình bưu chính viễn thông

- Phía Nam: Giáp đất trồng cây lâu năm

- Phía Bắc: Giáp đường ĐT 617

Thôn Thuận Yên, xã Tam Sơn

- Phía Đông: giáp đất lâm nghiệp

- Phía Tây: giáp đường ĐH8

Bảng 5 Địa điểm thực hiện các Trạm Y tế tại huyện Quế Sơn

TT Trạm y tế Địa điểm Diện tích

Thôn Phước Dương, xã Quế Thuận

- Phía Tây: đất UBND xã

2 TYT xã Quế Long Thôn Lãnh An, xã Quế Long 768,4

- Phía Bắc: giáp đường ĐT 611

- Phía Đông: giáp đất trống

- Phía Nam: giáp đường đất rộng 4,5m

- Phía Tây: giáp bưu điện xã

3 TYT xã Quế Hiệp Xã Quế Hiệp 2.565

- Phía Bắc: giáp UBND xã

- Phía Đông: giáp nhà dân, đất trống

- Phía Nam: giáp Trường THCS Quế Hiệp

- Phía Tây: giáp đất trống

Bảng 6 Địa điểm thực hiện các Trạm Y tế tại huyện Đại Lộc

TT Trạm y tế Địa điểm Diện tích

(xây dựng tại vị trí mới)

Thôn Đại Khương, xã Đại Chánh

- Phía Đông: giáp nhà dân

- Phía Nam: giáp đường ĐH10 (đường bê tông rộng 5,5m)

- Phía Bắc: giáp đất trống

2 TYT xã Đại Hiệp Thôn Tích Phú,

- Phía Bắc: giáp nhà văn hóa thôn Tích Phú và nhà dân

- Phía Tây: giáp đường bê tông rộng 3m

- Phía Đông, phía Nam: giáp nhà dân

Bảng 7 Địa điểm thực hiện các Trạm Y tế tại huyện Đông Giang

TT Trạm y tế Địa điểm Diện tích

1 TYT xã Ba Xã Ba 1.406,5

- Phía Bắc: giáp đất trống và nhà dân

- Phía Tây: giáp đường bê tông liên xã

- Phía Nam: giáp đường bê tông

- Phía Đông: giáp đất trống

2 TYT xã Zơ Ngây Thôn Ra Đung, xã Zơ Ngây 852,3

- Phía Bắc, phía Đông: đường quy hoạch 7,5m

- Phía Tây: giáp đường bê tông

- Phía Nam: giáp đất rừng

3 TYT xã Tà Lu (xây dựng tại vị trí mới)

Tà Lu 700 - Phía Bắc: giáp đường Quốc lộ 14G

- Phía Đông, Tây, Nam: giáp nhà dân

4 TYT xã Zà Hung Thôn A Xanh

- Phía Bắc: giáp trường tiểu học Zà Hung

- Phía Nam: giáp nhà dân

- Phía Đông: giáp nhà dân, đường Hồ Chí Minh

- Phía Tây: giáp đất trống

Bảng 8 Địa điểm thực hiện các Trạm Y tế tại huyện Tây Giang

TT Trạm y tế Địa điểm Diện tích

1 TYT xã Bha Lee Thôn Aruung, xã

- Phía Bắc: Giáp nhà dân

- Phía Đông: Giáp đường bê tông 3m

- Phía Nam: Giáp trường PTHT và THCS Nguyễn Bá Ngọc

- Phía Tây: Giáp đất rừng hiện trạng

(xây dựng tại vị trí mới)

- Phía Tây Bắc, phía Đông Bắc: Giáp đường quy hoạch

- Phía Tây, phía Nam: Giáp đất trống

(xây dựng tại vị trí mới)

- Phía Bắc: Giáp đường bê tông

- Phía Đông: Giáp sân vận động

- Phía Nam: Giáp sân vận động

- Phía Tây: Giáp nhà dân

4 TYT xã Ga Ry Thôn Dading, xã

- Phía Đông: Giáp đường bê tông

- Phía Bắc: Giáp Ban chỉ huy quân sự

- Phía Tây: giáp đất trống

- Phía Nam: Giáp trường tiểu học xã Ga

Bảng 9 Địa điểm thực hiện các Trạm Y tế tại huyện Tiên Phước

TT Trạm y tế Địa điểm Diện tích

1 TYT xã Tiên Lập Thôn 2, xã Tiên

Lập 1.040 - Phía Đông: Giáp trường THCS Lê

- Phía Bắc: Giáp đường ĐT 617

- Phía Tây: Giáp nhà dân

- Phía Nam: Giáp đất trồng cây

2 TYT xã Tiên An Thôn 2, xã Tiên

- Phía Bắc: Giáp đường ĐH5

- Phía Đông: Giáp nhà dân

- Phía Tây: Giáp nhà dân

- Phía Nam: Giáp nhà văn hóa thôn 2

- Phía Bắc, phía Đông, phía Tây: giáp nhà dân

- Phía Nam: giáp đường ĐT 616

Thôn Hội An, xã Tiên Châu 726,8

- Phía Bắc, phía Tây: giáp đất ruộng

- Phía Đông: giáp đường bê tông

- Phía Nam: giáp đường ĐT 614

Thôn Cẩm Tây, xã Tiên Cẩm 2.236

- Phía Bắc: giáp đường bê tông dân sinh

- Phía Đông: giáp nhà dân

- Phía Nam: giáp đất ruộng

- Phía Tây giáp nhà dân

- Phía Bắc: giáp đất trồng cây

- Phía Đông: giáp đất trồng cây

- Phía Tây: giáp nhà dân

- Phía Nam: giáp đường ĐH 615

Bảng 10 Địa điểm thực hiện các Trạm Y tế tại huyện Bắc Trà My

TT Trạm y tế Địa điểm Diện tích

- Phía Bắc: Giáp nhà dân

- Phía Đông: Giáp nhà văn hóa thôn Dương Trung

- Phía Nam: Giáp đất trống

- Phía Tây: Giáp nhà dân

2 TYT xã Trà Nú Thôn 2, xã Trà Nú 1.834

- Phía Bắ, phía Tây: Giáp đường giao thông nông thôn

- Phía Nam: Giáp đất trồng cây của người dân

- Phía Đông: Giáp đất trống

- Phía Nam: Giáp đường ĐH1

3 TYT xã Trà Sơn Thôn Lâm Bình

- Phía Bắc, phía Tây, phía Đông: Giáp đất trồng cây của người dân

- Phía Nam: Giáp đường bê tông 2m TYT xã Trà Tân Thôn 1, xã Trà Tân 2.902

- Phía Nam, phía Tây: Giáp đường bê tông

- Phía Đông: Giáp đất đất trống

- Phía Bắc: Giáp đất trồng cây

Bảng 11 Địa điểm thực hiện các Trạm Y tế tại huyện Nam Giang

TT Trạm y tế Địa điểm Diện tích

Dee (xây dựng tại vị trí mới)

Thôn Đắc Ooc, xã La Dee 1.200

- Phía Bắc: Giáp đường bê tông rộng 5m

- Phía Đông: Giáp đường bê tông

- Phía Tây, phía Nam Giáp đất trống

(xây dựng tại vị trí mới)

- Phía Tây: đường quy hoạch rộng 7,5m

- Phía Đông, phía Bắc, phía Nam: đất trống.

Mục tiêu của dự án

Tăng cường cơ sở vật chất và năng lực hoạt động của các trạm y tế tuyến xã, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, quản lý hồ sơ sức khỏe, theo dõi quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

Quy mô các hạng mục công trình của dự án

Trong 37 trạm y tế có 23 trạm xây mới, 14 trạm sữa chữa, nâng cấp Cơ cấu sử dụng đất của các trạm y tế được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 12 Cơ cấu sử dụng đất của các Trạm Y tế

TT Trạm Y tế Hạng mục

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Sau khi nâng cấp, cải tạo

TT Trạm Y tế Hạng mục

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Khu tập trung rác thải 4,0 0.5

Khu tập trung rác thải 4,0 0.3

TT Trạm Y tế Hạng mục

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Khu tập trung rác thải 4,0 0.2

Khu tập trung rác thải 5,0 0.3

TT Trạm Y tế Hạng mục

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Khu tập trung rác thải 4,0 0.4

Khu tập trung rác thải 4,0 0.2

Sân đường nội bộ 360,0 854,0 21.7 51.5 Đất trống 701,0 42.2

Khu tập trung rác thải 4,0 0.2

TT Trạm Y tế Hạng mục

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Trà Khối nhà hành chính 1 tầng 195,0 195,0 17.37 17.37 Khối nhà phụ trợ 1 tầng 80,0 135,0 7.13 12.03

Sân vườn, nền bê tông và hạ tầng kỹ thuật 812.4 757.4 72.37 67.47

Sơn Khối nhà hành chính 1 tầng 199.6 390,0 9.99 19.52

Khối nhà phụ trợ 1 tầng 88,0 4.4

Sân vườn, nền bê tông và hạ tầng kỹ thuật 1710.6 1573.8 85.61 78.76

Dêê Trạm Y tế Đất trống

Thạnh Mỹ Trạm Y tế Đất trống

Công trình phụ trợ/Nhà để xe 35 31,0 2,9 2.6

TT Trạm Y tế Hạng mục

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Công trình phụ trợ/Nhà để xe 15 29,0 1,4 2.7

Công trình phụ trợ/Nhà để xe 60 31,0 4,3 2,2

Công trình phụ trợ/Nhà để xe 35 29,0 4,8 4,0

Công trình phụ trợ/Nhà để xe 30 31,0 1,7 1,7

TT Trạm Y tế Hạng mục

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Công trình phụ trợ/Nhà để xe 24 29 3,7 4,4

Công trình phụ trợ/Nhà để xe 40 31 1,3 1

Công trình phụ trợ/Nhà để xe 30 29 4 3,9

Nhà khám bệnh, nhà để xe, vườn thuốc nam 730 366,0

TT Trạm Y tế Hạng mục

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Ry Nhà khám bệnh, khu vệ sinh 362 475,0 29,85 32,9

29 TYT xã Ba Nhà khám bệnh số 1 241 214,0

TT Trạm Y tế Hạng mục

Sau khi nâng cấp, cải tạo

Sau khi nâng cấp, cải tạo

1.5.1 Các hạng mục công trình chính

1.5.1.1 Các trạm y tế tại huyện Phước Sơn a) Xây mới TYT xã Phước Năng a 1 ) Hiện trạng công trình

TYT xã Phước Năng, huyện Phước Sơn được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2007

Cơ sở hạ tầng của TYT gồm có 7 phòng, cho đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng Các phòng thăm, khám chật hẹp, thiếu phòng ốc để bố trí thực hiện công tác khám chữa bệnh Nền nhà lát gạch bị bong tróc, tường xây bị mục rớt hết vữa, trần laphong đã hư hỏng, rơi rụng hoàn toàn, tường bong tróc, mái dột, cửa và trần đều hư hỏng a 2 ) Các hạng mục công trình được đầu tư

- Xây dựng mới Trạm y tế thuộc Vùng 3, quy mô công trình cấp III, diện tích sàn khoảng 335 m 2 gồm đầy đủ các phòng chức năng theo quy định, nâng nền lên cao 0,5m so với nền hiện trạng Công trình có hệ kết cấu móng BTCT đá 1x2 M200, hệ thống khung cột dầm, sàn BTCT đá 1x2 M200 Mái đổ BTCT đá 1x2 M200 trên là hệ xà gồ thép hộp, mái lợp tôn màu dày 0,45mm Tường xây gạch không nung, cửa đi, cửa sổ nhôm kính Nền lát gạch Granite Ốp tường hành lang, vệ sinh, các phòng điều trị gạch Ceramic Giải pháp hoàn thiện nhà lăn sơn, trang thiết bị, hệ thống cấp điện, chống sét, cấp - thoát nước, thông tin liên lạc đồng bộ theo kèm; lắp đặt thiết bị xây lắp công trình;

- Xây mới nhà xe: Diện tích 36m 2 Kết cấu móng bằng bê tông cốt thép đá 1x2 M200 Khung mái vòm bằng thép ống mạ kẽm Xà gồ thép hộp 40x80x1.4, mái lợp tôn mạ màu dày 0.45mm Nền nhà xe bằng bê tông M200 dày 100;

- Cải tạo khối nhà công vụ: Công trình nhà 1 tầng; diện tích xây dựng 57m 2 ; Quy mô cải tạo: đục bỏ lớp vữa trát xi măng bị thấm mốc, tô trát lại lớp vữa mới; Thay thế toàn bộ hệ thống cửa đi, cửa sổ sắt hiện trạng bằng cửa nhôm Xingfa kính trắng cường lực dày 5mm; Lăn sơn lại toàn bộ; Tầng mái tháo dỡ toàn bộ mái tôn, xà gồ sắt đã cũ, hỏng; Thay thế lại xà gồ, mái tôn mới

Hạ tầng kỹ thuật phụ trợ gồm:

- Cải tạo, nâng cấp mở rộng tường rào, cổng ngõ: Đoạn tường rào phía trước chiều dài 27,27m và phía sau 29,51m; bao gồm cổng Cổng chính, cổng phụ bằng Inox 304, trụ ốp đá granit tự nhiên, bảng tên ốp đá granit tự nhiên, lắp dựng chữ Inox màu vàng Các đoạn tường rào còn lại xây tường chừa lỗ thoáng hoặc rào dây kẽm gai Kết cấu móng, cột, dầm giằng BTCT đá 1x2 M200, bê tông lót móng đá 4x6 M100; Tường xây gạch ống không nung VXM M.75; Toàn bộ tường rào lăn sơn 1 lớp lót 2 lớp phủ;

- Vườn thuốc nam: Làm mới vườn thuốc nam với diện tích 24m 2 , đổ lớp đất màu trông cây;

- Cải tạo nền sân: lát gạch Terrazzo diện tích khoảng 413m 2 , lớp bê tông lót nền đá 1x2, mác 150;

- Làm mái che trước sân: Trụ thép, mái lợp tôn chống nóng;

- Làm mới hệ thống mương thoát nước: Thành và đáy mương BT đá 2x4 M150, nắp đan mương BTCT đá 1x2 M200;

- Khoan giếng tại vị trí mới cho Trạm y tế;

- Xây mới khu tập trung rác thải;

- Xây mới cụm bể xử lý gồm bể lọc và bể khử trùng có dung tích chứa 3,5 m 3 : Bể xây gạch đặc M75, thành bể dày 100 Trong bể lọc có 4 lớp theo thứ tự gồm: Lớp đá, sỏi; Lớp than hoạt tính; Lớp cát hạt to; Lớp sỏi đỡ vật liệu lọc

- Đầu tư điều hòa, bảng biểu, b) Xây mới TYT xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn b 1 ) Hiện trạng công trình

TYT xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2001

Cơ sở hạ tầng của TYT đang xuống cấp nền nhà lát gạch bị bong tróc, tường xây bị mục rớt hết vữa, trần laphong đã hư hỏng, rơi rụng Tường bong tróc, mái dột, cửa và trần đều hư hỏng, phòng của các khoa chật hẹp. b 2 ) Các hạng mục công trình được đầu tư

- Xây dựng mới Trạm y tế: thuộc Vùng 3, Quy mô công trình cấp III, diện tích sàn khoảng 311 m 2 gồm đầy đủ các phòng chức năng theo quy định (bao gồm phòng công vụ và phòng bếp + ăn) Công trình có hệ kết cấu móng BTCT đá 1x2 M200, hệ thống khung cột dầm, sàn BTCT đá 1x2 M200 Mái đổ BTCT đá 1x2 M200 trên là hệ xà gồ thép hộp, mái lợp tôn màu dày 0,45mm Tường xây gạch không nung, cửa đi, cửa sổ nhôm kính Nền lát gạch Granite Ốp tường hành lang, vệ sinh, các phòng điều trị gạch Ceramic Giải pháp hoàn thiện nhà lăn sơn, trang thiết bị, hệ thống cấp điện, chống sét, cấp - thoát nước, thông tin liên lạc đồng bộ theo kèm; lắp đặt thiết bị xây lắp công trình

Hạ tầng kỹ thuật phụ trợ bao gồm:

- Cải tạo, nâng cấp mở rộng tường rào, cổng ngõ, riêng tường phía sau xây mới tường chắn đất Đoạn tường rào phía trước chiều dài 27,8m bao gồm cổng, tường phía sau dài 28,89m Cổng chính, cổng phụ bằng Inox 304, trụ ốp đá granit tự nhiên, bảng tên ốp đá granit tự nhiên, lắp dựng chữ Inox màu vàng Các đoạn tường còn lại có tổng chiều dài 55,01m, xây tường chừa lỗ thoáng hoặc rào dây kẽm gai Kết cấu móng, cột, dầm giằng BTCT đá 1x2 M200, bê tông lót móng đá 4x6 M100; Tường xây gạch ống không nung VXM M.75; Toàn bộ tường rào lăn sơn 1 lớp lót 2 lớp phủ;

- Vườn thuốc nam: Làm mới vườn thuốc nam với diện tích 32m 2 , đổ lớp đất màu trồng cây;

- Xây mới khu tập trung rác thải;

- Bố trí bể chứa nước vị trí mới cho Trạm y tế;

- Xây mới cụm bể xử lý gồm bể lọc và bể khử trùng có dung tích chứa 3,5 m 3 : Bể xây gạch đặc M75, thành bể dày 200 Trong bể lọc có 4 lớp theo thứ tự gồm: Lớp đá, sỏi; Lớp than hoạt tính; Lớp cát hạt to; Lớp sỏi đỡ vật liệu lọc

- Đầu tư thiết bị điều hòa không khí, bảng biểu … c) Cải tạo, nâng cấp TYT xã Phước Đức c 1 ) Hiện trạng công trình

TYT xã Phước Đức, huyện Phước Sơn được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2005

Cơ sở hạ tầng của TYT đang xuống cấp mái tôn bị mục lủng, cần phải thay thế, Nhìn chung, hạng mục công trình chính của Trạm Y tế xã Phước Đức xuống cấp, hư hỏng nhiều, tường bong tróc, mái dột, cửa và trần hư hỏng, cần phải nâng cấp cải tạo lại c 2 ) Các hạng mục công trình được đầu tư

Nâng cấp, Cải tạo Trạm y tế Quy mô công trình cấp III, thuộc vùng 3, tổng diện tích 360,4 m 2 gồm đầy đủ các phòng chức năng theo quy định Công trình có hệ kết cấu móng BTCT đá 1x2 M200, hệ thống khung cột dầm BTCT Mái hệ xà gồ cầu phong li tô thép lợp ngói Tường xây gạch không nung, cửa đi, cửa sổ nhôm kính Nền lát gạch Granite Ốp tường hành lang, vệ sinh, các phòng điều trị gạch Ceramic Giải pháp hoàn thiện nhà lăn sơn, trang thiết bị, hệ thống cấp điện, chống sét, cấp - thoát nước, thông tin liên lạc đồng bộ theo kèm; lắp đặt thiết bị xây lắp công trình;

- Mở rộng Khu khám bệnh, Quy mô công trình cấp III, diện tích sàn khoảng 105 m 2 bao gồm các phòng chức năng: Phòng trạm trưởng, Phòng điều trị nội trú, phòng trưởng trạm, phòng trực, nhà bếp, nhà vệ sinh;

Hạ tầng kỹ thuật phụ trợ bao gồm:

- Cải tạo tường rào, cổng ngõ: Đoạn tường rào phía trước chiều dài 41,88m bao gồm cổng Cổng chính, cổng phụ bằng Inox 304, trụ ốp đá granit tự nhiên, bảng tên ốp đá granit tự nhiên, lắp dựng chữ Inox màu vàng Các đoạn tường còn lại có tổng chiều dài 117,82m, xây tường chừa lỗ thoáng hoặc rào dây kẽm gai Kết cấu móng, cột, dầm giằng BTCT đá 1x2 M200, bê tông lót móng đá 4x6 M100; Tường xây gạch ống không nung VXM M.75; Toàn bộ tường rào lăn sơn 1 lớp lót 2 lớp phủ;

- Vườn thuốc nam: làm mới vườn thuốc nam với diện tích 74m 2 , đổ lớp đất màu trồng cây;

- Lắp đặt đèn năng lượng ngoài nhà;

- Xây mới cụm bể xử lý gồm bể lọc và bể khử trùng có dung tích chứa 3,5 m 3 : Đáy bể bê tông lót đá 4x6 M100, dày 100mm, thành bể xây gạch đặc dày 200mm, vữa xi măng M75, nắp đậy BTCT đá 1x2 M200, dày 100mm Trong bể lọc có 4 lớp theo thứ tự gồm: Lớp đá, sỏi, lớp than hoạt tính, lớp cát hạt to, lớp sỏi đỡ vật liệu lọc

- Đầu tư thiết bị xây lắp: Điều hòa không khí, bảng biểu d) Cải tạo, nâng cấp TYT xã Phước Xuân d 1 ) Hiện trạng công trình

TYT xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn gồm 02 khối nhà được được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2006

Nhu cầu sử dụng nước

a) Nhu cầu sử dụng nước cho giai đoạn thi công

Bảng 15 Nhu cầu sử dụng nước giai đoạn thi công của các TYT

STT Hạng mục Nhu cầu sử dụng Nguồn cung cấp

I Đối với các TYT xây mới

1 Nước cấp cho sinh hoạt 20 người x 45 lít/người/ngày 0,9 m 3 /ngày

Sử dụng từ nguồn nước giếng, nước tự chảy tại các TYT

2 Nước cấp cho thi công ≈ 6 m 3 /ngày

3 Nước cấp cho tưới đường ≈ 03 m 3 /ngày

II Đối với các TYT nâng cấp, cải tạo

1 Nước cấp cho sinh hoạt 15 người x 45 lít/người/ngày 68

STT Hạng mục Nhu cầu sử dụng Nguồn cung cấp

0,675 m 3 /ngày Sử dụng nguồn nước giếng khoan/giếng đào trong khuôn viên của TYT

2 Nước cấp cho thi công ≈ 4 m 3 /ngày

Nước cấp cho tưới đường ≈ 03 m 3 /ngày b) Nhu cầu sử dụng nước cho giai đoạn vận hành

* Nhu cầu sử dụng nước thực tế:

Các TYT có tính chất hoạt động tương tự như nhau Nước sử dụng cho các TYT chủ yếu cho các hoạt động vệ sinh của bệnh nhân ngoại trú, người nhà bệnh nhân và CBCNV, nước rửa tay và dụng cụ y tế khi khám chữa bệnh, nước phục vụ cho dọn dẹp, vệ sinh các phòng, tưới cây…

Với số lượt người đến khám chữa bệnh tại mỗi TYT trung bình khoảng 5 - 10 lượt/ngày, đội ngũ y bác sĩ tại mỗi TYT khoảng 5-7 người, nhu cầu sử dụng nước như sau:

Bảng 16 Nhu cầu sử dụng nước tại các TYT

TT Đối tượng dùng nước Định mức cấp nước Quy mô

Nhu cầu sử dụng (m 3 /ngày) ĐVT Khối lượng

1 Bệnh nhân đến khám bệnh lít/ngày/người 25 5 - 10 0,125 – 0,25

II Hoạt động khám, chữa bệnh 0,3

III Tưới cây, dọn dẹp, vệ sinh 1,0

Sau khi nâng cấp, cải tạo các trạm y tế, quy mô hoạt động của các TYT không thay đổi, do vậy nhu cầu sử dụng nước không thay đổi đáng kể so với hiện tại

* Nguồn nước cấp: Các TYT sử dụng nước giếng khoan (Tiên Lập, Tiên An, Trà

Dương, Trà Nú, Trà Tân, Tiên Ngọc, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Cẩm, Phước Năng, Phước Đức, Phước Hiệp, Phước Trà, Quế Lưu, Thăng Phước, Bình Sơn, Đại Hiệp, Đại Chánh, Duy Hòa, Quế Thuận, Quế Long, Quế Hiệp, Tam Sơn, Tam Trà, Zơ Ngây), nước tự chảy (Trà Sơn, Tà Lu, Zà Hung, xã Ba, BhaLee, A Tiêng, xã Lăng, Ga Ry, La Dee), nước cấp thủy cục (thị trấn Thạnh Mỹ).

Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư của dự án 174.238.781.000 đồng (một trăm bảy mươi bốn tỷ, hai trăm ba mươi tám triệu, bảy trăm tám mươi mốt nghìn đồng).

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN

Trong giai đoạn chuẩn bị dự án

* Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất, giải phóng mặt bằng

37 Trạm Y tế được đầu tư xây dựng trong đó có 31 trạm đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong 31 trạm có Trạm Y tế xã Ga Ry huyện Đông Giang ngoài diện tích đất Y tế hiện trạng sắp tới sẽ mở rộng diện tích tích 228,5m 2 là đất bằng chưa sử dụng do UBND xã Ga Ry quản lý và Trạm Y tế xã Zơ Ngây huyện Đông Giang ngoài diện tích đất Y tế hiện trạng sắp tới mở rộng diện tích 290,6m 2 (Đất trồng cây lâu năm: 146,9m 2 ; Đất chợ (DCH): 143,7m 2 ) do UBND xã Zơ Ngây quản lý

6 trạm xây dựng tại vị trí khác trạm Y tế hiện trạng:

+ Trạm Y tế xã La Dêê huyện Nam Giang ảnh hưởng đến 04 hộ dân có đất trồng cây lâu năm (375m 2 ), cây hằng năm (825m 2 )

+ Trạm Y tế xã Tà Lu, huyện Đông Giang ảnh hưởng đến 02 hộ dân có đất nuôi trồng thủy sản (850m 2 );

+ Trạm Y tế xã Đại Chánh, huyện Đại Lộc ảnh hưởng đến 3 hộ dân có đất trồng lúa và đất do UBND xã Đại Chánh quản lý (1562,2m 2 )

Việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động canh tác, sản xuất của người dân và địa phương Tuy nhiên hiện trạng khu đất để xây dựng các Trạm Y tế là đất trống, diện tích thu hồi nhỏ vì vậy ảnh hưởng do việc thu hồi đất thực hiện dự án đối với các trạm xây dựng tại vị trí mới là rất nhỏ.

Trong giai đoạn thi công xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng sẽ diện ra các hoạt động chính sau:

- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thi công

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khối nhà của Trạm Y tế

Bảng 17 Các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

TT Nguồn ô nhiễm Nguồn phát sinh Đối tượng bị tác động

1 Bụi đất, khí thải, tiếng ồn

- Từ hoạt động thi công xây dựng mới của các TYT

- Điều kiện vệ sinh, cảnh quan môi trường tại các TYT

- Vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng

- MTKK, người dân tham gia giao thông và sống dọc tuyến đường vận chuyển

- CTR xây dựng từ hoạt động phá dỡ công trình cũ và thi công phần khối nhà mới của các TYT

- CTR sinh hoạt của công nhân xây dựng

- Điều kiện vệ sinh, cảnh quan môi trường tại các TYT

3 CTNH - CTNH từ quá trình sửa chữa máy móc thiết bị

- Môi trường đất tại khu vực công trường

- Điều kiện vệ sinh, cảnh quan môi trường tại các TYT

4 Nước thải - Nước thải xây dựng từ hoạt động thi công các TYT

- Điều kiện vệ sinh, cảnh quan môi trường tại các TYT

TT Nguồn ô nhiễm Nguồn phát sinh Đối tượng bị tác động

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng

- Đất cát, chất ô nhiễm cuốn trôi theo nước mưa chảy tràn - Điều kiện vệ sinh, cảnh quan môi trường tại các TYT

- Sinh hoạt, lưu trú của công nhân xây dựng tại địa phương - An ninh trật tự xã hội tại khu vực xung quanh các TYT

- Vận chuyển vật liệu xây dựng, chất thải phục vụ thi công dự án - An toàn giao thông trong khu vực

2.2.1 Tác động có liên quan đến chất thải a Tác động đến môi trường không khí

Tác động đến môi trường không khí trong quá trình hoạt động của 14 TYT thực hiện cải tạo, sửa chữa là không đáng kể do quy mô phục vụ của các TYT khá nhỏ, không có bệnh nhân nội trú và đây đều là các khu vực cần sự yên tĩnh, trong lành để đáp ứng các yêu cầu về khám chữa bệnh Do đó, trong giai đoạn thi công xây dựng, tác động đến môi trường không khí tại 14 TYT này chủ yếu do quá trình thi công gây ra Do vậy, trong quá trình tính toán thải lượng chất ô nhiễm không khí sẽ không tính đến tác động cộng hưởng với hoạt động của các TYT hiện nay

* Đối tượng bị tác động

- Công nhân làm việc tại công trường

- Cán bộ công nhân viên, bệnh nhân đến khám bệnh tại các trạm thực hiện nâng cấp, cải tạo

+ Quá trình đào đắp, vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng sẽ phát sinh ra lượng bụi,… Mức độ phát tán bụi trong giai đoạn này có sự biến động lớn, mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ của xe, cường độ hoạt động xây dựng, nhiệt độ, hướng và tốc độ gió trong khu vực, độ ẩm và nhiệt độ không khí trong ngày

- Tác động của khí thải:

+ Thành phần của khí thải bao gồm các khí sau: CO, SOx, NOx,…

+ Khí thải phát sinh do đốt cháy nhiên liệu trong động cơ Nồng độ các khí này sẽ tăng lên nếu sử dụng máy móc quá cũ, động cơ bị xuống cấp do tỷ lệ nhiên liệu bị đốt cháy không hoàn toàn tăng cao, gây tác động đến môi trường và sức khỏe của con người

- Tuy nhiên khả năng gây ô nhiễm của các loại khí trên phụ thuộc vào khoảng cách, thời gian và không gian giữa các nguồn thải Khi các nguồn thải tập trung tại một địa điểm và phát thải cùng thời gian thì mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí là lớn b Tác động do nước thải

Trong thời gian thi công xây dựng các công trình TYT tại vị trí cũ, ngoài phát sinh nước thải sinh hoạt và nước thải y tế từ hoạt động hiện tại của các TYT, còn phát sinh thêm nước thải xây dựng và nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng; Đối với các TYT xây dựng tại vị trí mới (xã Đại Chánh, La Dee, Thị trấn Thạnh Mỹ, Tà Lu, A Tiêng, Lăng) phát sinh nước thải xây dựng và nước thải sinh hoạt của công nhân

- Nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng Dự án

+ Đối với các Trạm Y tế xây mới lưu lượng nước thải khoảng 0,9 m 3 /ngày.đêm/1trạm

+ Đối với các Trạm Y tế cải tạo nâng cấp 0,675 m 3 /ngày.đêm/1trạm

Nước thải xây dựng phát sinh trong quá trình thi công Dự án chủ yếu từ việc vệ sinh các thiết bị, dụng cụ thi công, phương tiện vận chuyển khoảng 0,5 - 01 m 3 /ngày/1TYT

Thành phần nước thải xây dựng thường có tính kiềm, độ đục cao, chứa nhiều đất, cát, ximăng, vụn bêtông và các tạp chất lơ lửng khác c Tác động do nước mưa chảy tràn

Nước mưa khi chảy tràn qua mặt bằng công trường thi công sẽ cuốn trôi theo đất cát trên bề mặt (do quá trình đào đắp) và các tạp chất rơi vãi trong quá trình thi công như các chất thải xây dựng, sinh hoạt,… vào hệ thống thoát nước mưa của dự án làm tăng nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước mưa khi thoát vào mương thoát nước phía Đông dự án d Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn

Trong thời gian thi công xây dựng các công trình của các TYT, ngoài phát sinh CTR sinh hoạt từ hoạt động hiện tại của các TYT, còn phát sinh thêm CTR xây dựng và CTR sinh hoạt của các công nhân xây dựng; Đối với các trạm xây dựng tại vị trí mới phát sinh CTR xây dựng

* Chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần bao gồm: Bao bì, vỏ đồ hộp, chai lọ,…

Bảng 18 Khối lượng chất thải rắn phát sinh

TT Xây mới, cải tạo TYT Định mức phát thải

(kg/người/ngày) (*) SL công nhân

Khối lượng CTRSH (kg/ngày)

2 TTYT cải tạo, nâng cấp 15 6

* Chất thải rắn xây dựng

- CTR phát sinh từ hoạt động phá dỡ công trình cũ để xây dựng công trình mới, gồm: xà bần, tôn mái và các phế thải khác Trong tổng số 37 TYT, có 23 TYT xây dựng mới, 14 TYT cải tạo, nâng cấp sẽ thực hiện phá dỡ công trình cũ hoặc tháo dỡ các công trinh hư hỏng Khối lượng chất thải phát sinh tại các TYT cần phải tháo dỡ cụ thể như sau:

Bảng 19 Khối lượng chất thải rắn xây dựng

TT Tên TTYT Công trình tháo dỡ

I TYT các xã tại huyện Phước Sơn

1 TYT xã Phước Năng Tháo dỡ trạm cũ, nhà vệ sinh 293 40

2 TYT xã Phước Mỹ Tháo dỡ trạm cũ, nhà bếp 310 55

Tháo dỡ trạm cũ, nhà vệ sinh bồn nước 290 40

II TYT xã tại huyện Hiệp Đức

4 TYT xã Quế Lưu Tháo dỡ trạm cũ, nhà vệ sinh 224 30

5 TYT xã Phước Trà Tháo dỡ trạm cũ, nhà vệ sinh 288,2 40

II TYT các xã tại huyện Núi Thành

6 TYT xã Tam Sơn Tháo dỡ 2 khối nhà hiện trạng 287,6 40

III TYT các xã huyện Quế Sơn

7 TYT xã Quế Long Tháo dỡ khối nhà hiện trạng 205 30

8 TYT xã Quế Hiệp Tháo dỡ khối nhà hiện trạng 197 30

IV TYT huyện Đại Lộc

9 TYT xã Đại Hiệp Tháo dỡ khối nhà hiện trạng 183 25

IV TYT các xã tại huyện Đông Giang

10 TYT xã Zơ Ngây Tháo dỡ 2 khối nhà hiện trạng 155,4 20

11 TYT xã Zà Hung Tháo dỡ 2 khối nhà hiện trạng 207,53 40

V TYT các xã tại huyện Tây Giang

12 TYT xã Bha Lee Phá dỡ khối nhà hiệng trạng 346 55

VI TYT các xã tại huyện Tiên Phước

13 TYT xã Tiên Lập Phá dỡ trạm cụ 180 30

14 TYT xã Tiên An Phá dỡ trạm cụ 285 50

15 TYT xã Tiên Ngọc Phá dỡ trạm cụ 330 55

16 TYT xã Tiên Cảnh Phá dỡ trạm cụ 200 40

17 TYT xã Tiên Châu Phá dỡ trạm cụ 126 30

18 TYT xã Tiên Cẩm Phá dỡ khối nhà 1 212 35

VII TYT các xã tại huyện Bắc Trà My

19 TYT xã Trà Nú Phá dỡ khối nhà cũ 440 60

- Chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình thi công, gồm: đất đá, gạch vỡ, gỗ cốp pha, bao bì xi măng, sắt thép vụn, bao bì ni lông với khối lượng phát sinh tại từng trạm không lớn

Các CTR xây dựng hầu hết đều trơ với môi trường và không làm phát sinh ô nhiễm thứ cấp Hầu hết đều có thể tái sử dụng, tái chế nên lượng thải ra môi trường chủ yếu là xà bần sinh ra trong quá trình tháo dỡ công trình cũ

- CTNH dạng rắn: là can chứa dầu phụ, bao bì chứa mỡ bôi trơn, giẻ lau dính dầu mỡ, phụ tùng hư hỏng dính dầu mỡ… Khối lượng phát sinh phụ thuộc vào tình trạng máy móc cần bảo trì, thường thì không nhiều ước tính khoảng 3 - 6 kg/tháng

- CTNH dạng lỏng: là dầu mỡ thải, lượng phát thải ước tính khoảng 60 lít/lần bảo trì, với thời gian thi công dưới 1 năm dự kiến tần suất bảo trì máy móc khoảng 1-2 lần, thì lượng dầu thải phát sinh đối với từng TTYT như sau:

Bảng 20 Khối lượng chất thải nguy hại

TT Xây mới, cải tạo

TYT Định mức phát thải

Số lần bảo trì trong suốt thời gian thi công

SL thiết bị được bảo trì

1 TYT xây mới 15 lít dầu thải/thiết bị/ lần bảo trì

2 TTYT cải tạo, nâng cấp 2 7 210

2.2.2 Tác động không liên quan đến chất thải a Tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu từ:

- Hoạt động của các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng

- Hoạt động của các máy móc thi công trên công trường như: Máy đào, máy trộn, máy đầm,

Nếu các máy móc này hoạt động liên tục 8h/ngày sẽ gây tác động rất lớn đến công nhân, cụ thể sẽ gây căng thẳng, mệt mỏi, mất khả năng tập trung và có thể dẫn đến tai nạn lao động Vì vậy, trong quá trình thi công nếu nhà thầu không có biện pháp thi công hợp lý và có giải pháp bảo hộ lao động cho công nhân thì quá trình này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người lao động tại công trường b Độ rung

Trong giai đoạn hoạt động

Tất cả các TYT đều có đặc thù hoạt động giống nhau nên tính chất các nguồn thải cũng tương tự nhau Chức năng hoạt động của các TYT hiện nay chủ yếu là y tế dự phòng, sơ cứu, cấp cứu ban đầu, không có giường bệnh nội trú, nên tính chất phát sinh chất thải của các TYT khá đơn giản, khối lượng phát sinh tương đối ít

Trên cơ sở đó, có thể xác định các nguồn phát sinh chất thải từ các TYT như sau:

Bảng 21 Các nguồn ô nhiễm phát sinh trong giai đoạn hoạt động

TT Nguồn ô nhiễm Nguồn phát sinh Đối tượng bị tác động

1 Bụi đất, khí thải, tiếng ồn

- Bụi, khí thải từ hoạt động giao thông ra vào các TYT

- CBCNV, người dân tới khám chữa bệnh, dân cư xung quanh các TYT

- Khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng

- MTKK gần vị trí đặt máy phát điện

- CBCNV, người dân tới khám chữa bệnh, dân cư xung quanh các TYT

- Hơi dung môi từ các hoá chất khử trùng, vệ sinh (Javen, Cloramin B…)

- MTKK bên trong các TYT

- CBCNV và người dân đến khám chữa bệnh

- CTR thông thường từ hoạt động khám chữa bệnh (bao bì đựng thuốc, dụng cụ y tế không chứa thành phần nguy

- Điều kiện vệ sinh, cảnh quan môi trường tại các TYT

TT Nguồn ô nhiễm Nguồn phát sinh Đối tượng bị tác động hại)

- CTR sinh hoạt của CBCNV và người dân đến khám chữa bệnh

- Chất thải y tế nguy hại

- CTNH khác (bóng đèn huỳnh quang hỏng, hộp mực in…)

- Môi trường đất tại các TYT

- Điều kiện vệ sinh, cảnh quan môi trường tại các TYT

- Nước thải y tế (chủ yếu là nước rửa tay, rửa dụng cụ y tế)

- Nước thải sinh hoạt của CBCNV và người dân đến khám chữa bệnh

- Môi trường đất tại các TYT

- Đất cát, chất ô nhiễm cuốn trôi theo nước mưa chảy tràn

- Điều kiện vệ sinh, cảnh quan môi trường tại các TYT

2.3.1 Tác động liên quan đến chất thải a Tác động đến môi trường không khí

Tất cả các TYT đều không đầu tư giường bệnh nội trú Sau khi xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các TYT, số lượt khám chữa bệnh và số CBCNV hầu như không thay đổi Vì vậy, nguồn phát sinh đối với môi trường không khí không thay đổi

Các nguồn tác động đến môi trường không khí chủ yếu gồm:

* Bụi, khí thải từ phương tiện giao thông:

Hoạt động giao thông ra vào các TYT làm phát sinh các khí thải chứa bụi khói,

SO2, NOx, CO do việc đốt cháy nhiên liệu (dầu DO, xăng) trong động cơ Tuy nhiên, với quy mô rất nhỏ này thì tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh không đáng kể Báo cáo không tính toán tải lượng và nồng độ cho nguồn thải này

Số lượng phương tiện giao thông ra vào các TYT rất ít, khoảng 10 - 17 lượt xe/ngày (gồm xe của CBCNV và người đến khám bệnh, nhận thuốc), với phương tiện ra vào chủ yếu là xe máy nên mức độ tác động đến MTKK không đáng kể

* Khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng:

Dự án sẽ đầu tư máy phát điện dự phòng cho 28 TYT (Quế Thuận, Quế Long, Quế Hiệp, Đại Chánh, Đại Hiệp, xã Ba, Jơ Ngây, Tà Lu, Zà Hung, Bha Lee, A Tiêng, Lăng,

Ga Ry, Tiên Lập, Tiên An, Tiên Châu, Tiên Cẩm, Tiên Cảnh, Tiên Ngọc, Trà Dương, Trà Nú, Trà Tân, Trà Sơn Phước Trà, Thăng hước, Quế Lưu) được xây dựng mới hoặc được cải tạo, sửa chữa

Hoạt động của máy phát điện làm phát sinh các khí thải chứa bụi khói, SO2, NOx,

CO do đốt cháy nhiên liệu (dầu DO) trong động cơ Tuy nhiên, máy phát điện dự phòng được đầu tư tại các TYT có công suất rất nhỏ (5kW) nên tải lượng và nồng độ các chất

76 ô nhiễm phát sinh không đáng kể Do vậy, báo cáo không tính toán tải lượng và nồng độ cho nguồn thải này

* Mùi, hơi thuốc từ hoạt động khám bệnh, vệ sinh cơ sở:

Các TYT chủ yếu thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu các bệnh đơn giản và phát thuốc, tiêm chủng, không có các hoạt động giải phẩu bệnh hoặc điều trị các bệnh truyền nhiễm nên mức độ phát sinh mùi, hơi thuốc trong quá trình chữa bệnh và sử dụng dược phẩm không lớn như các cơ sở y tế tuyến trên

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của cơ sở, việc sử dụng các chất tẩy rửa thông thường như Javen, Cloramin B… làm bay hơi các hóa chất này vào MTKK, gây ảnh hưởng cục bộ đến chất lượng MTKK bên trong các TYT và đối tượng chịu ảnh hưởng chủ yếu là các nhân viên làm việc tại các TYT Mức độ tác động của nguồn thải này phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và điều kiện thông gió của TYT và chỉ mang tính chất tức thời tại thời điểm sử dụng hoá chất, tuy nhiên theo khảo sát thực tế cho thấy mức độ tác động thường thấp, không đáng kể

* Mùi hôi từ hoạt động tập kết, lưu giữ chất thải:

Do hoạt động của các TYT khá đơn giản, quy mô nhỏ nên tất cả các trạm hiện nay đều chưa đầu tư nhà chứa rác thải Các TYT chỉ đầu tư thùng rác có nắp đậy kín để thu gom, tập kết rác thải trước khi xử lý Do khối lượng phát sinh ít nên hầu như không phát sinh mùi hôi tác động đến môi trường xung quanh b Tác động đến môi trường nước b 1 Nguồn tác động:

Sau khi nâng cấp, cải tạo các TYT, quy mô và tính chất hoạt động của các TYT không thay đổi, nên tính chất của nước thải và lưu lượng nước thải phát sinh không thay đổi so với hiện tại

Nước thải phát sinh tại các TYT từ 02 nguồn sau:

- Nước thải sinh hoạt: Bao gồm nước thải sinh hoạt của CBCNV và người dân đến khám bệnh Thành phần nước thải chủ yếu là cặn bã, chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các chất dinh dưỡng (Nitơ, Photpho) và vi sinh vật

Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại mỗi TYT được tính bằng 100% nước cấp, ước tính khoảng 0,35 - 0,6 m 3 /ngày cho mỗi Trạm

- Nước thải y tế: Vì các TYT không có giường bệnh nội trú, chỉ sơ cứu, cấp cứu ban đầu nên lượng nước thải rất ít và thành phần đơn giản Lượng thải tại mỗi Trạm ước tính khoảng 0,3 m 3 /ngày

Các TYT hoạt động với tính chất đơn giản nên hiện tại chỉ đầu tư bể tự hoại tự thấm để xử lý nước thải sinh hoạt, các nguồn nước thải khác được xả thẳng ra môi trường Do vậy, trong thời gian lập báo cáo, đơn vị tư vấn không lấy mẫu nước thải tại các TYT b 2 Đánh giá tác động:

Việc nước thải tại TYT chưa được thu gom triệt để và xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ dẫn đến các tác động tiêu cực đến môi trường tiếp nhận Việc để tự thấm vào môi trường đất lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và ngấm vào mạch nước ngầm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm tại khu vực, nhất là có thể phát sinh các vi sinh vật gây hại ra môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người c Tác động do nước mưa chảy tràn

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN

Trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Biện pháp giảm thiểu tác động do chiếm dụng đất, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án:

- Chủ dự án phối hợp với địa phương đôn đốc việc bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân theo đúng quy định của pháp luật Hiện tại các Trạm Y tế xã Đại Chánh, , xã A Tiêng, xã Lăng, xã Ga Ry, xã Tà Lu, xã Zơ Ngây, thị trấn Thạnh Mỹ đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng san nền để bàn giao đất cho chủ dự án triển khai xây dựng

- Chi phí bồi thường do địa phương thực hiện, sau đó bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư để xây dựng các trạm Y tế tại vị trí mới.

Trong giai đoạn xây dựng

3.2.1 Giảm thiếu tác động có liên quan đến chất thải a Các biện pháp giảm thiêu ô nhiễm môi trường không khí

- Biện pháp áp dụng trong quá trình phá dỡ công trình cũ (tại các TYT có hạng mục cần phá dỡ để xây mới):

+ Tổ chức tưới nước làm ẩm công trình trước khi thực hiện phá dỡ nhằm hạn chế phát sinh bụi

+ Che chắn bằng bạt xung quanh khu vực phá dỡ công trình để hạn chế phát tán bụi cũng như rơi vãi xà bần, phế thải xây dựng ra khu vực xung quanh

+ Tổ chức thi công nhanh gọn, dứt điểm để rút ngắn nhất thời gian tác động

+ Tổ chức thu dọn xà bần, phế thải xây dựng hằng ngày trong suốt thời gian phá dỡ công trình để hạn chế cuốn bụi vào MTKK

- Biện pháp áp dụng đối với toàn bộ công trường, trong đó bao gồm cả giảm thiểu tác động của bụi, khí thải do hoạt động thi công, hoàn thiện công trình và vận chuyển bên trong công trường:

+ Khi thi công lên tầng cao, tiến hành căng lưới bao che xung quanh công trình, vừa đảm bảo an toàn, hạn chế rơi vãi vật liệu xây dựng ra khu vực xung quanh, vừa hạn chế phát tán bụi ra khu vực xung quanh

+ Tiến hành phun nước tạo độ ẩm trên mặt bằng khu vực đang thi công, các khu vực tập kết nguyên vật liệu xây dựng và các tuyến đường nội bộ của TYT được sử dụng để vận chuyển phục vụ thi công với tần suất tối thiểu 02 lần/ngày, vào những ngày hanh khô hoặc có gió lớn có thể tăng tần suất phun nước

+ Sử dụng máy móc đã qua kiểm định Vận hành máy móc đúng quy trình kỹ thuật, hoạt động đúng công suất

+ Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc để đảm bảo máy móc hoạt động tốt, nhằm hạn chế phát sinh khí thải do đốt cháy không triệt để nhiên liệu

+ Yêu cầu các công nhân xây dựng thường xuyên sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: quần áo bảo hộ, khẩu trang để hạn chế bị ảnh hưởng bởi bụi, khí thải, hơi dung môi trong quá trình làm việc tại công trường

* Đối với giảm thiểu bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển ra vào công trường:

- Yêu cầu đối với các nhà thầu xây dựng:

+ Tổ chức quét dọn trên các tuyến đường giao thông nội bộ các TYT sử dụng để phục vụ cho hoạt động thi công và tại cổng ra vào phục vụ thi công hằng ngày nếu có rơi vãi đất đá

+ Tổ chức phun nước tạo độ ẩm mặt đường với tần suất tối thiểu 2 lần/ngày để hạn chế cuốn bụi lên từ mặt đường khi có xe đi qua

+ Tùy điều kiện tại từng TYT sẽ ưu tiên sử dụng cổng phụ để phục vụ hoạt động thi công, hạn chế để các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, chất thải ra vào khu vực cổng chính của các TYT làm phát sinh bụi tại khu vực này

+ Lập kế hoạch mua vật liệu xây dựng, vật tư phù hợp với tiến độ thi công do BQLDA đưa ra để hạn chế tập trung nhiều xe vào cùng một lúc trên các tuyến đường

- Yêu cầu đối với các nhà thầu cung ứng vật tư, vật liệu thi công:

+ Dùng bạt che phủ kín thùng xe trong quá trình vận chuyển, vật liệu không được chất cao quá thùng xe để tránh rơi vãi xuống đường

+ Sử dụng các phương tiện vận chuyển đã được cơ quan chức năng kiểm định và cho phép lưu hành

+ Vận chuyển đúng tải trọng cho phép của xe và đi đúng tốc độ cho phép

* Đối với hoạt động hoàn thiện công trình

Chủ dự án yêu cầu nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp sau:

- Sử dụng các loại sơn có nguồn gốc rõ ràng

- Trang bị các thiết bị bảo hộ cho công nhân trên công trường làm việc trực tiếp tại công đoạn sơn như khẩu trang, kính, găng tay

- Bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý b Các biện pháp giảm thiêu ô nhiễm môi trường nước

* Biện pháp thu gom, xử lý nước thải xây dựng:

BQLDA yêu cầu các nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp sau:

- Sử dụng các thùng phuy hoặc đào hố để thu gom, lắng cặn trong nước thải xây dựng, sau đó dẫn vào mương thoát nước mưa nội bộ của các TYT Kích thước hố lắng khoảng LxBxH = (1,0x1,0x1,0)m

- Quán triệt công nhân sử dụng nước phụ vụ xây dựng một cách có hiệu quả trong suốt quá trình thi công để hạn chế tối đa lượng nước thải phát sinh

* Biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt:

- Ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương có điều kiện tự túc ăn ở

- Đối với các trạm thực hiện phá dỡ hoàn toàn, phá dỡ nhà vệ sinh, các nhà thầu xây dựng thuê 01 nhà vệ sinh di động bằng composite có bể tự hoại để thu gom, xử lý nước thải vệ sinh tại công trường Đối với các trạm thực hiện cải nhà thầu sử dụng nhà vệ sinh hiện trạng của TYT để sử dụng

- Các nhà thầu xây dựng có trách nhiệm nhắc nhở công nhân đi vệ sinh đúng nơi quy định để giữ gìn vệ sinh chung tại các TYT

* Giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tại các TYT xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp sẽ có nguy cơ cuốn theo nhiều đất đá, chất thải xây dựng làm tăng độ đục và chất ô nhiễm trong nước mưa trước khi đổ ra môi trường, nhất là trong giai đoạn phá dỡ công trình để xây dựng mới, do vậy BQLDA yêu cầu nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp sau:

- Xà bần sau khi phá dỡ được vận chuyển ngay về khu tập kết

- Đào mương thoát nước để định hướng dòng chảy

- Đối với các TYT đã có mương thoát nước thực hiện nạo vét các mương thoát nước hiện trạng để đảm bảo thoát nước tốt khi có mưa

- Tổ chức quét dọn công trường sạch sẽ, thu gom toàn bộ chất thải rơi vãi trên mặt bằng công trường hằng ngày để hạn chế cuốn trôi theo nước mưa chảy tràn

Trong giai đoạn hoạt động

3.3.1 Giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải a Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí

Các TYT sẽ áp dụng các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường không khí như sau:

- Đối với hoạt động giao thông:

+ Thường xuyên quét dọn sạch sẽ mặt bằng sân, đường giao thông nội bộ trong khuôn viên TYT

+ Bố trí nhà xe nằm gần cổng của cơ sở để không làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc bên trong các TYT, thường xuyên nhắc nhở người đi khám bệnh đậu đỗ xe đúng nơi quy định

- Đối với khí thải từ máy phát điện dự phòng:

+ Đầu tư máy phát điện mới, hiện đại, đặt tại khu vực riêng biệt, cách ly với khu vực khám chữa bệnh

+ Sử dụng nhiên liệu đảm bảo chất lượng để vận hành máy phát điện

+ Vận hành máy phát điện đúng công suất thiết kế, thường xuyên kiểm tra, định kỳ bảo dưỡng

- Đối với mùi, hơi thuốc từ hoạt động khám bệnh, vệ sinh TYT:

+ Thường xuyên vệ sinh khu làm việc sạch sẽ bằng hóa chất khử trùng

+ Các kho lưu giữ hoá chất, dược phẩm, phòng cấp cứu, phòng khám đều được thiết kế thông thoáng, đảm bảo thoát khí tốt, không để mùi hôi, khí độc tồn tại quá lâu trong không khí gây nên cảm giác khó chịu cho cán bộ nhân viên và người dân đến khám bệnh

- Đối với mùi hôi từ hoạt động tập kết, lưu giữ chất thải:

+ Đối với CTR thông thường:

Các TYT hợp đồng với đơn vị thu gom có chức năng đến thu gom CTR sinh hoạt định kỳ 1-2 lần/tuần (tùy điều kiện của mỗi địa phương), không để tồn đọng gây phát sinh mùi hôi

Bố trí thùng rác chuyên dụng có nắp đậy để tập kết CTR tạm thời trước khi đơn vị thu gom đến vận chuyển đi xử lý

Vệ sinh các thùng chứa chất thải, xịt khử khuẩn, khử mùi nhằm tránh phát sinh mùi hôi và vi khuẩn gây bệnh

+ Đối với chất thải y tế nguy hại: các TYT tổ chức thu gom cho vào các túi nilong buộc kín miệng và vận chuyển về các Trung tâm y tế tuyến trên để đưa đi xử lý theo đúng quy định với tần suất 1-4 lần/tháng (tùy điều kiện của mỗi địa phương), không để tồn đọng lâu tại TYT

- Các giải pháp khác: Hoàn thiện hệ thống cây xanh, thảm cỏ đúng theo quy hoạch tạo cảnh quan, giảm bụi, giảm ồn và làm trong sạch môi trường cho các Trạm, hạn chế tác động đến MTKK b Giảm thiểu do nước thải phát sinh

Hiện nay, tại các TYT đều chỉ đầu tư bể tự hoại để xử lý nước thải nhà vệ sinh; nước thải y tế (gồm nước rửa tay và vệ sinh dụng cụ y tế) được xả thẳng ra môi trường không qua xử lý, như vậy không đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường

Do vậy, để đảm bảo yêu cầu về mặt môi trường, báo cáo đề xuất xây dựng thêm cụm bể xử lý tập trung để xử lý nước thải y tế và nước thải sau bể tự hoại trước khi xả thải ra môi trường Nước thải sau xử lý đạt cột B, k = 1,2 QCVN 28:2010//BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải Y tế

- Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tại 37 TYT như sau:

Hình 1 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải

- Công trình bể tự hoại:

Nước thải nhà vệ sinh Nước thải y tế (rửa tay và dụng cụ y tế)

Bể lọc (cát, sỏi, than)

Cống thoát nước (hoặc mương thoát nước tự nhiên)

Bể tự hoại là công trình xử lý kị khí, trong bể tự hoại đồng thời xảy ra quá trình lắng cặn, giữ cặn và lên men cặn lắng Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt trong bể tự hoại chủ yếu diễn ra theo các bước sau: thủy phân các chất hữu cơ phức tạp và chất béo thành các chất hữu cơ đơn giản làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho vi khuẩn Các vi khuẩn kị khí sẽ thực hiện quá trình lên men các chất hữu cơ đơn giản trên và chuyển hóa chúng thành CH4 và CO2

Trong thời gian lưu nước từ 1 – 3 ngày, các chất lơ lửng lắng xuống đáy bể Cặn lắng trong bể qua thời gian 6 – 12 tháng sẽ phân hủy kị khí Nước thải tiếp tục qua ngăn cuối cùng của bể và theo đường ống thu gom dẫn qua cụm bể lọc – khử trùng

Thể tích của bể tự hoại tối thiểu1,97 m 3

- Công trình xử lý nước thải tập trung (cụm bể lọc – khử trùng):

Cụm bể xử lý tập trung có chức năng xử lý nước thải y tế và nước thải sau bể tự hoại Cụm bể này bao gồm 01 bể lọc (với vật liệu lọc là cát, sỏi và than hoạt tính) và 01 bể khử trùng Toàn bộ nước thải sau bể tự hoại và nước thải y tế (rửa tay, rửa dụng cụ y tế) sẽ được thu gom, dẫn về cụm bể xử lý này để lọc sạch các chất cặn bẩn trong nước thải và khử trùng các vi sinh vật có hại có trong nước thải trước khi xả ra môi trường

- Phương án đầu tư bể tự hoại:

Dự án đầu tư xây mới bể tự hoại cho 23 TYT xây mới; 14 TYT còn lại sử dụng công trình bể tự hoại sẵn có tại mỗi TYT Cụ thể như sau:

+ Đối với 23 TYT xây mới 1 : Mỗi TYT đầu tư xây dựng bể tự hoại (có kích thước giống nhau) Dung tích chứa mỗi bể 5,8 m 3 Kích thước xây dựng: (2 x2,1)x1,4m

+ Đối với 14 TYT cải tạo, sửa chữa 2 : Sử dụng công trình bể tự hoại 03 ngăn có sẵn tại TYT có thể tích khoảng 8 m 3 , đảm bảo đủ dung tích xử lý

- Phương án đầu tư cụm bể xử lý nước thải tập trung (lọc – khử trùng):

+ Đối với 23 TYT được xây dựng mới: Mỗi TYT đầu tư xây dựng 01 cụm bể xử lý nước thải tập trung để xử lý nước thải y tế và nước thải sau bể tự hoại Cụm bể xử lý nước thải tập trung bao gồm: 01 bể lọc (có thể tích 2,4 m 3 ; kích thước xây dựng: LxBxH

= (2x1x1,2)m) và 01 bể khử trùng (có thể tích 1,2 m 3 ; kích thước xây dựng: LxBxH (1x1x1,2)m)

+ Đối với 14 TYT cải tạo, sửa chữa: Mỗi TYT đầu tư bổ sung 01 cụm bể xử lý nước thải tập trung để xử lý nước thải y tế và nước thải sau bể tự hoại Nước thải từ hầm tự hoại sẵn có của cơ sở được dẫn về cụm bể này để xử lý cùng với nước thải y tế trước khi xả ra môi trường Cụm bể xử lý nước thải tập trung bao gồm: 01 bể lọc (có thể tích 2,4 m 3 ; kích thước xây dựng: LxBxH = (2x1x1,2)m) và 01 bể khử trùng (có thể tích 1,2 m 3 ; kích thước xây dựng: LxBxH = (1x1x1,2)m)

1 23 TYT được xây dựng mới gồm: Phước Sơn (3 TYT tại các xã: Phước Hiệp, Phước Năng, Phước Mỹ); Hiệp Đức (2 TYT tại các xã: Quế Lưu, Phước Trà); Núi Thành (1 TYT tại xã Tam Sơn); Quế Sơn (2 TYT tại các xã Quế Long, Quế Hiệp); Đại Lộc (1 TYT tại xã Đại Chánh); Đông Giang (3 TYT tại xã Tà Lu, Zơ Ngây, Zà Hung); Tây Giang (2 TYT tại các xã: A Tiêng, Lăng); Tiên Phước (5 TYT tại các xã: Tiên

Lập, Tiên An, Tiên Ngọc, Tiên Cảnh, Tiên Châu); Bắc Trà My (1 TYT tại xã: Trà Nú); Nam Giang (2 TYT tại các xã: La Dee, thị trấn Thạnh Mỹ)

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Chương trình quản lý môi trường

- Quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường (quản lý công tác thu gom, xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại)

- Xây dựng được các kế hoạch quản lý và triển khai các công tác tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường trong đội ngũ lao động công nhân làm việc tại Dự án.

Chương trình giám sát môi trường

4.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng a Giám sát môi trường không khí

Thực hiện giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực thi công:

+ Đối với 23 TYT thực hiện xây mới: quan trắc 01 mẫu không khí xung quanh tại vị trí khu dân cư chịu tác động trực tiếp từ hoạt động thi công dự án

+ Đối với 14 TYT thực hiện cải tạo, sửa chữa: quan trắc 01 mẫu không khí xung quanh tại vị trí khu dân cư chịu tác động trực tiếp từ hoạt động thi công dự án

- Thông số giám sát: Tiếng ồn, bụi lơ lửng (TSP), SO2, NO2, CO

- Tần suất giám sát: 01 lần trong suốt thời gian thi công Dự án

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn b Giám sát CTR, CTNH

- Các thông số giám sát: Khối lượng, công tác thu gom, tập kết

- Vị trí giám sát: Toàn khu vực Dự án

- Tần suất giám sát: Thường xuyên

- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

* Trách nhiệm thực hiện giám sát môi trường:

Chủ dự án là Ban QLDA dự án đầu tư xây dựng yêu cầu đơn vị thi công thực hiện Chủ dự án chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý về việc thực hiện này

Tất cả 37 TYT được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đều có cùng loại hình và nước thải, khí thải phát sinh như sau:

- Loại hình sản xuất: cơ sở khám chữa bệnh

- Nước thải: Nước thải sinh hoạt và nước thải y tế với lưu lượng nước thải phát sinh tối đa xin được cấp phép là 2 m 3 /ng.đ

- Bụi, khí thải công nghiệp có công trình, thiết bị xử lý: không có

Căn cứ theo hướng dẫn quy định quy định tại điều 97 – Quy định về quan trắc nước thải và điều 98 – Quy định về quan trắc khí thải công nghiệp của Nghị định

08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường:

- Cơ sở không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này

- Mức lưu lượng xả nước thải của dự án nhỏ hơn mức lưu lượng xả giới hạn phải thực hiện quan trắc nước thải (từ 500 m 3 /ng.đ trở lên)

- Không có công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải công nghiệp

Do vậy, theo quy định các TYT không thuộc đối tượng phải thực hiện chương trình quan trắc định kỳ, quan trắc tự động, liên tục chất thải

Ngoài ra đơn vị quản lý các Trạm Y tế thực hiện giám sát CTR, CTNH cụ thể như sau:

- Các thông số giám sát: Khối lượng, công tác thu gom, tập kết

- Vị trí giám sát: Toàn khu vực Dự án

- Tần suất giám sát: Thường xuyên

- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Ngày đăng: 09/03/2024, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w