1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG DỰ ÁN ĐƢỜNG NỐI QL1A ĐI VÙNG ĐÔNG DUY XUYÊN VÀ ĐƢỜNG VEN BIỂN VIỆT NAM.

35 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,45 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (5)
    • 1.1 Tên dự án (5)
    • 1.2. Tên chủ dự án (5)
    • 1.3. Vị trí địa lý dự án (5)
    • 1.4. Mục tiêu chủ yếu của dự án (8)
    • 1.5. Nội dung chủ yếu của dự án (8)
      • 1.5.1. Quy mô dự án (8)
      • 1.5.2. Các hạng mục đầu tƣ xây dựng của dự án (9)
        • 1.5.3.1. Thiết kế nút giao thông (12)
        • 1.5.3.4. Thiết kế hệ thống thoát nước (16)
        • 1.5.3.5. Giải pháp thiết kế cầu qua sông Bà Rén (20)
        • 1.5.3.7. Các hạng mục công trình phụ trợ (22)
        • 1.5.3.8. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường (23)
      • 1.5.5. Danh mục các loại máy móc, thiết bị dự kiến,nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu. 21 1.5.6. Tổ chức quản lý dự án (23)
  • CHƯƠNG II: CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI (26)
    • 2.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ, XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG DỰ ÁN (26)
      • 2.1.1. Đánh giá tác động chính đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị (26)
      • 2.1.2. Đánh giá tác động chính đến môi trường trong giai đoạn thi công (26)
        • 2.1.2.1. Các tác động trong giai đoạn thi công liên quan đến chất thải (26)
        • 2.1.2.2. Tác động của hoạt động thi công xây dựng không liên quan đến chất thải (27)
    • 2.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN (27)
  • CHƯƠNG III BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (29)
    • 3.1. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ (29)
      • 3.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do đền bù giải tỏa trong khu vực dự án (29)
      • 3.1.2. Các biện pháp giảm thiểu do các chất thải phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng (29)
    • 3.2. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG DỰ ÁN (30)
      • 3.2.1. Giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải (30)
      • 3.2.2. Giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải (31)
    • 3.3. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN (33)
      • 3.3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải (33)
      • 3.3.2. Biện pháp giảm thiểu tác chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại (33)
      • 3.3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn (33)
      • 3.3.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn (33)
    • 4.1. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG (34)
      • 4.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng (34)
      • 4.1.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án (34)
      • 4.1.3. Chế độ thực hiện (35)
      • 4.1.4. Chế độ báo cáo (35)

Nội dung

Công trình thu gom, xử lý nước thải Để tiến hành thu gom và xử lý lƣợng nƣớc thải sinh hoạt phát sinh tại các tuyến đƣờng trong giai đoạn thi công xây dựng, chủ dự án sẽ sử dụng nhà vệ s

CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ, XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG DỰ ÁN

2.1.1 Đánh giá tác động chính đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị

Bảng 2 1 Các nguồn tác động phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị dự án

STT Hoạt động Các tác động phát sinh

Nguồn tác động liên quan đến chất thải

- Phát quang, bóc bỏ thảm phủ thực vật để chuẩn bị mặt bằng

- Phát sinh chất thải rắn (sinh khối thực vật)

- Chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt của công nhân viên tham gia đốn hạ cây cối chuẩn bị mặt bằng

Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

- Bom mìn còn sót lại trong lòng đất

- Ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và kinh tế gia đình của các hộ dân có đất, công trình bị ảnh hưởng

- Ảnh hưởng đến trật tự xã hội và bộ máy quản lý Nhà nước tại địa phương

- Ảnh hưởng đến công nhân thi công dự án; các tai nạn khác liên liên quan đến việc nổ bom mìn gây chết người, thương tật, hư hỏng các công trình hạ tầng…

- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái hiện hữu tại khu vực

2.1.2 Đánh giá tác động chính đến môi trường trong giai đoạn thi công

2.1.2.1 Các tác động trong giai đoạn thi công liên quan đến chất thải:

Trong quá trình thi công xây dựng sẽ diễn ra các hoạt động chính sau: a Tác động bụi, khí thải trong quá trình thi công tuyến đường

- Bụi phát sinh từ quá trình đào đắp, san ủi nền đường;

- Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc và đất thải;

- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện, máy móc thi công;

- Tác động do việc quét bụi đường trước khi rải nhựa và quá trình rải nhựa đường

Vào thời gian thi công cao điểm, tại công trường sẽ diễn ra đồng thời các hoạt động sau: hoạt động đào đắp thi công trên toàn tuyến, hoạt động của máy móc thi công và hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu trên tuyến Do đó, tác động của bụi đất tại công trường xây dựng vào thời gian cao điểm sẽ là tác động tổng hợp từ các hoạt động nêu trên b Tác động đối với môi trường nước từ hoạt động xây dựng tuyến đường

- Nước thải phát sinh từ quá trình thi công xây dựng bao gồm: nước rỉ từ quá trình trộn bê tông, nước rửa dụng cụ thi công sau mỗi ngày làm việc, nước rửa xe vận chuyển

- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trình

- Tác động do nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án c Tác động từ nguồn chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động xây dựng tại khu vực dự án

* Chất thải rắn sản xuất:

- Đất đá thải phát sinh từ quá trình đào san nền trên tuyến đường

- Chất thải rắn xây dựng phát sinh từ việc xây dựng các hạng mục của dự án tại vị trí thi công xây dựng Chất thải rắn xây dựng phát sinh hầu hết đƣợc tận dụng san nền, tái sử dụng hoặc bán phế liệu nên lƣợng thải ra không đáng kể

- Các chất thải từ hoạt động xây dựng nhƣ bao bì, gỗ cốp pha thải, sắt thép, ống nhựa, vải địa kỹ thuật, giấy dầu, bao tải tẩm nhựa đường thừa

* Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên

* Chất thải nguy hại: Dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển, thi công Thùng, phuy chứa dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu mỡ, phụ tùng hƣ hỏng dính dầu mỡ,

 Tổng hợp các tác động liên quan đến chất thải trong quá trình thi công xây dựng nhƣ sau :

Bảng 2 2 Tổng hợp các tác động liên quan đến chất thải trong quá trình thi công

Nguồn phát sinh chất thải

Các chất thải Các yếu tố bị tác động

Bóc tầng phủ hữu cơ, san lấp mặt bằng

- Chất thải rắn: cây cối, đất đá

- Môi trường không khí, đất

- Sức khỏe của công nhân thi công tại công trường

Vận chuyển đất san nền, tập kết nguyên vật liệu xây dựng, san nền

- Bụi cuốn đường, đất cát rơi vãi

- Khí thải của xe ô tô vận chuyển: Bụi, CO, SO2, NO2

- Sức khỏe và an toàn của công nhân

- Người dân tại khu vực

Quá trình thi công xây dựng hạ tầng - Bụi, CO, SO2, NO2

- Nhà cửa, người dân tại khu vực

Một số hoạt động khác nhƣ xe chạy, máy móc xây dựng

- Tiếng ồn, bụi, CO, SO2,

- Nhà cửa, người dân tại khu vực

Hoạt động sinh hoạt của công nhân

2.1.2.2 Tác động của hoạt động thi công xây dựng không liên quan đến chất thải

- Tác động do tiếng ồn, độ rung do hoạt động máy móc trên công trường, trên đường vận chuyển

- Xói mòn, rửa trôi, bồi lắng và hoạt động thoát nước khu vực

- Tác động đến giao thông, an ninh trật tự tại khu vực

- Tác động về kinh tế - xã hội.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Đối tƣợng và quy mô bị tác động trong giai đoạn dự án đi vào vận hành đƣợc đƣa ra trong bảng sau:

Bảng 2 3 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động

TT Đối tƣợng bị tác động

Mức độ tác động Quy mô bị tác động

Mức độ trung bình, dài hạn

Khu vực dọc theo tuyến đường bị ô nhiễm bởi bụi, khí thải và tiếng ồn

Tác động ở mức độ thấp

Nguồn tiếp nhận nguồn nước mưa chảy tràn qua tuyến đường có chứa bùn đất lẫn dầu mỡ, rác thải (túi nilon, lá cây)

Dân cƣ, kinh tế xã hội

Tác động tiêu cực, mức độ trung bình

- Dân cư ở dọc theo tuyến đường bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bụi, khí thải

- Tai nạn giao thông tăng

- Dễ bị ngập lụt và thời gian ngập lụt dài

Tác động tích cực cao

Tạo điều kiện giao thông thuận lợi, tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội.

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ

3.1.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do đền bù giải tỏa trong khu vực dự án

- Điều tra khảo sát thực tế về việc bồi thường, giải tỏa cụ thể tại khu vực dự án để xây dựng các giải pháp khả thi, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tuyên truyền vận động giải thích cho nhân dân chấp hành các chủ trương chính sách

- Công tác bồi thường, hỗ trợ cho những hộ bị thu hồi đất: Có phương án tài chính với nguồn dự phòng để thực hiện công tác bồi thường giải tỏa, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với người dân Bồi thường công khai, đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng theo các chính sách pháp luật Có chính sách hỗ trợ người dân bị thu hồi đất chuyển đổi ngành nghề sản xuất

- Chính quyền địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện việc kiểm kê, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, đồng thời tổ chức đền bù và bố trí tái định cƣ cho các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất, sau đó bàn giao mặt bằng lại cho Ban QLDA–Quỹ đất huyện Duy Xuyên Nguồn kinh phí chi trả tiền đền bù lấy từ nguồn vốn của dự án

- Trước khi lên phương án đền bù chính thức thì Chủ dự án cần phối hợp với đơn vị được giao nhiệm vụ công tác thực hiện đền bù và chính quyền địa phương tổ chức họp dân để bàn bạc để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân để đưa ra phương án phù hợp

3.1.2 Các biện pháp giảm thiểu do các chất thải phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng a Giảm thiểu tác động do phát sinh chất thải rắn

Trong quá trình giải phóng mặt bằng sẽ phát sinh chất thải rắn (cây, cỏ, bụi rậm, ) Khi tiến hành giải phòng mặt bằng chủ dự án sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và người dân thu hoạch cây gỗ có giá trị kinh tế, phần còn lại (cành cây vụn, lá cây, cỏ, bụi rậm, ) đƣợc thu gom, quét dọn và hợp đồng với đơn vị chức năng đến thu gom, xử lý b Giảm thiểu các tác động do nước thải

* Đối với nước thải sinh hoạt

- Khống chế lượng nước thải sinh hoạt bằng cách ưu tiên tuyển dụng công nhân tại địa phương Nhằm giảm bớt lượng lao động lưu trú qua đêm, qua đó giảm lượng nước thải sinh hoạt và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường Tổ chức hợp lý nhân lực trong giai đoạn thi công

- Ban hành nội quy nghiêm cấm phóng uế bừa bãi tại khu vực xây dựng

- Cung cấp đầy đủ nước đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt và thi công

- Để tiến hành thu gom và xử lý lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các tuyến đường trong giai đoạn thi công xây dựng,Chủ dự án sẽ sử dụng nhà vệ sinh di động, mỗi tuyến đườngđược bố trí 01 nhà vệ sinh di động đặt tại khu vực lán trại để thu gom nước thải sinh hoạt trên công trường.Nhà vệ sinh di động có bể chứa chất thải 400 lít và bồn chứa nước sạch 400 lít,định kỳ hợp đồng với đơn vị chức năng hút cặn Kết thúc thi công sẽ dọn dẹp và hoàn trả mặt bằng cho dự án

* Đối với nước mưa chảy tràn

- Đào rãnh dẫn nước mưa tạm thời, thường xuyên nạo vét tránh ngập úng trong khu vực dự án

- Che chắn nguyên vật liệu bằng bạt, tránh bị nước mưa cuốn trôi trong quá trình thi công các hạng mục công trình cơ bản của Dự án

- Bố trí để vật liệu độc hại trong các thùng chứa có nắp đậy, không để gần nguồn nước, ngăn chặn rò rỉ dầu mỡ và vật liệu nguy hại do xe vận chuyển nguyên vật liệu gây ra c Giải pháp giảm thiểu tác động do bom mìn còn tồn lưu trong lòng đất

- Đối với công tác rà phá bom mìn: Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong thi công công trình đường giao thông thì phải tiến hành dò tìm và xử lý bom mìn, vật nổ trong phạm vi xây dựng các tuyến đường và bố trí các công trình

+ Các khu vực cần rà phá bom mìn là tất cả diện tích vùng mặt bằng thi công công trình Công tác rà phá bom mìn đƣợc trình bày nhƣ sau:

+ Hợp đồng với đơn vị rà phá bom mìn có chức năng về mặt pháp lý và có nhiều kinh nghiệm để hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra

+ Thông báo trước cho cơ quan chính quyền địa phương và người dân biết lịch rà phá bom mìn

+ Che chắn xung quanh khu vực sẽ tiến hành rà phá bom mìn, nghiêm cấm không cho người dân đi vào khu vực này.

GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG DỰ ÁN

ĐOẠN XÂY DỰNG DỰ ÁN

3.2.1 Giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải a Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Lựa chọn tuyến vận chuyển để hạn chế ảnh hưởng đến dân cư

- Xây dựng kế hoạch vận chuyển hợp lý, loại phương tiện chuyên chở thích hợp Điều tiết lƣợng xe vận chuyển hợp lý

- Đƣa các điều khoản bắt buộc các đơn vị vận chuyển phải cam kết thực hiện khi tham gia vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc thiết bị nhƣ:

+ Phương tiện vận chuyển phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ

+ Che phủ bạt cẩn thận và chắc chắn trong suốt quá trình vận chuyển

+ Lái xe phải có bằng lái, không chạy quá tốc độ hay chở quá tải trọng cho phép

+ Điều chỉnh vận tốc hợp lý khi qua các khu dân cư và các khu vực có đường đất

- Thực hiện xây dựng đường giao thông nội bộ kiên cố nhằm giảm bụi bốc lên do xe chạy

- Sàn xe được lót kín, phía trên có phủ bạt để giảm sự rơi vãi đất đá thải trên đường trong quá trình vận chuyển, không chở quá tải trọng cho phép

- Yêu cầu các lái xe phải giảm tốc độ khi đi qua khu vực có dân cƣ sinh sống

- Các thiết bị máy móc phải hoạt động tốt và cần phải được bảo dưỡng thường xuyên để giảm sự phát thải các khí độc hại nhƣ CO, SO2, NO2, vào không khí

- Phun nước tạo độ ẩm trên các tuyến đường vận chuyển vào những ngày nắng nóng với tần suất 4 lần/ngày đặc biệt tăng mật độ và lượng nước phun trên đoạn đường vận chuyển đi qua các khu vực dân cƣ tập trung b Giảm thiểu ô nhiễm nước thải Để tiến hành thu gom và xử lý lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các tuyến đường trong giai đoạn thi công xây dựng, chủ dự án sẽ sử dụng nhà vệ sinh di động, mỗi tuyến đường được bố trí 01 nhà vệ sinh di động đặt tại khu vực lán trại để thu gom nước thải sinh hoạt trên công trường Nhà vệ sinh di động có bể chứa chất thải 400 lít và bồn chứa nước sạch 400 lít, định kỳ hợp đồng với đơn vị chức năng hút cặn Kết thúc thi công sẽ dọn dẹp và hoàn trả mặt bằng cho dự án c Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn

* Thu gom và xử lý chất thải rắn xây dựng

- Thu gom hàng ngày, phân loại và tập trung lại một chỗ, các chất thải rắn nhƣ kim loại, nhựa, giấy, sắt thép, bao bì xi măng đƣợc thu gom để bán phế liệu Đối với các chất thải rắn có khả năng tận dụng nhƣ gạch, đất đá,… có thể thu gom tận dụng để san nền Đối với các loại chất thải là đất mùn bóc và các chất thải không sử dụng đƣợc, chủ yếu là đất đào mặt đường cũ được thu gom đưa về các bãi thải

- Đối với chất thải rắn phát sinh từ quá trình phá dỡ nhà cửa Trường hợp hộ dân không thu dọn thì Chủ đầu tƣ sẽ tiến hành thu dọn: Xà bần, gạch, ngoái đƣợc tận dụng để san nền tại chổ, sắt thép phế liệu tập trung bán cho đơn vị thu mua, các chất thải rắn không tận dụng đƣợc, bố trí công nhân thu gom tập trung tại vị trí quy định trên công trường, Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý đúng quy định

* Thu gom và xử lý chất thải rắn thông thường Đối với chất thải rắn sinh hoạt của công nhân sẽ đƣợc thu gom vào các thùng rác đặt tại các vị trí trong khu vực dự án, cuối ngày thu gom tập trung vào thùng rác lớn đặt xa khu vực nhà dân Chủ dự án, đơn vị thi công sẽ hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển đi xử lý định kỳ đúng quy định

* Thu gom và xử lý chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại trong giai đoạn này của dự án chủ yếu là giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải, chủ yếu phát sinh do sửa chữa các hỏng hóc đột xuất Mặc dù khối lƣợng phát sinh không nhiều nhưng đây là nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nguy hại nên cần đƣợc thu gom và xử lý hợp lý

- Chất thải nguy hại được lưu trữ trong kho lưu giữ CTNHvới diện tích khoảng

6m2 Bố trí 01 kho tại gần khu vực lán trại Thiết kế kho chứa CTNH có mái che, tường bao, nền tráng xi măng, cửa đảm bảo kết cấu xây dựng Định kỳ sẽ thuê đơn vị có chức năng đến thu gom chở đi xử lý theo quy định

- Bên cạnh đó chủ dự án thực hiện các biện pháp giảm thiểu lƣợng chất thải nguy hại nhƣ sau:

+ Đảm bảo vận hành an toàn thiết bị, không để rò rỉ dầu mỡ tại khu vực thi công

+ Việc bảo dƣỡng, sửa chữa, thay dầu mỡ thải đƣợc thực hiện ở các cơ sở sửa chữa trước khi đưa máy móc, thiết bị lên thi công tại các tuyến đường

3.2.2 Giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải a) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tiếng ồn, độ rung

- Sử dụng các loại xe chuyên dụng ít gây ồn, ƣu tiên sử dụng các máy móc, thiết bị có thiết bị chống ồn và chống rung

- Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các phương tiện giao thông, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và luôn đảm bảo máy móc hoạt động tốt

- Sử dụng các loại máy móc phù hợp nhằm đảm bảo QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn Các phương tiện, máy móc, thiết bị thi công phải được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên hạn chế những ảnh hưởng về tiếng ồn, rung động tới môi trường

- Xây dựng kế hoạch, thời gian thi công hợp lý, không bố trí thời gian thi công vào các giờ nghỉ ngơi để giảm thiểu tối đa các tác động của tiếng ồn đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân trong khu vực dự án b Giảm thiểu tác động xói mòn, rửa trôi, bồi lắng và hoạt động thoát nước của khu vực

- Tập trung nhân lực, máy móc thiết bị tăng cường thi công trong các tháng mùa khô thời điểm dòng chảy nhỏ nhất để tránh xói mòn, rửa trôi

- Thi công theo hình thức cuốn chiếu, tổ chức chuẩn bị mặt bằng đến đâu tiến hành thi công xong đến đấy, không chuẩn bị mặt bằng tràn lan

- Hạn chế tối đa việc phát quang lớp phủ thực vật ngoài khu vực dự án

- Trên các đoạn tuyến đắp cao sẽ thi công hệ thống cống thoát nước đồng thời gia cố taluy cửa cống chống xói lở, trước khi thi công phần đắp nền đường c Biện pháp giảm thiểu tác động đến giao thông, an ninh trật tự tại khu vực:

* Giảm thiểu cản trở giao thông:

- Lắp đặt các biển báo phù hợp tại các nút giao thông với tuyến đường đang thi công

- Thời gian vận chuyển và tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu phải hợp lý nhằm tránh giờ cao điểm gây cản trở giao thông Không bố trí xe vận chuyển vào công trình những giờ cao điểm

GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

3.3.1 Biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải

- Trồng các dải cây xanh 2 bên đường để tạo bóng mát, cảnh quan đồng thời hạn chế tác động của bụi, khí thải

- Định kỳ vệ sinh mặt đường, không để đất đá tồn đọng trên đường

- Bố trí đầy đủ hệ thống biển hiệu quy định tốc độ, tải trọng của các xe khi lưu thông trên tuyến đường

- Định kỳ bảo dưỡng lớp mặt đường nhằm hạn chế lớp asphalt bị lão hóa, thường xuyên phun nước trên mặt đường nhất là vào mùa khô Đơn vị quản lý phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng giám sát, kiểm tra các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, hóa chất, các chất độc hại phải đảm bảo độ che kín, không bị rơi vãi phát tán trên tuyến đường, tất cả các xe đảm bảo đã qua kiểm định về mức ồn và khí thải phát sinh đạt tiêu chuẩn

3.3.2 Biện pháp giảm thiểu tác chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân địa phương về biện pháp thu gom, xử lý, phân loại chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại;

- Thông báo cho người dân địa phương không được phơi rơm rạ và các sản phẩm nông nghiệp trên tuyến đường

- Chủ đầu tư phối hợp với UBND xã Ninh Phước và xã Quế Trung nơi tuyến đường đi qua, đơn vị thu gom rác địa phương tổ chức bố trí phương án thu gom, vận chuyển rác thải thải đi xử lý

3.3.3 Biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn

- Tuyên truyền người dân sinh sống, sản xuất nông nghiệp gần khu vực tuyến đường thu gom chất thải rắn, nước thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt để hạn chế mức độ ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

- Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên lề đường, mái taluy, không để nước đọng hay xói lở

- Xây dựng các hệ thống thoát nước dọc như thiết kế để đảm bảo thoát nước khu vực, không gây ngập úng đất sản xuất và các hộ dân sống xung quanh tuyến đường

- Đơn vị quản lý phân công công nhân định kỳ nạo vét các cống thoát nước dọc tuyến đường nhất là vào mùa mưa để không gây ứ đọng nước trên tuyến đường

- Giảm thiểu các tác động làm thay đổi dòng chảy mặt, các nguy cơ xói lở: do việc che chắn của tuyến đường đối với mương thoát các dòng chảy tự nhiên khác Do vậy để giảm thiểu các tác động này biện pháp chủ yếu là khơi thông dòng chảy, tăng khả năng tiêu thoát nước vùng hạ lưu Xây dựng theo đúng thiết kế hệ thống thoát nước trên tuyến đường

3.3.4 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

- Trồng cây xanh dọc 2 bên đường để tạo bóng mát, cảnh quan đường đồng thời hạn chế tiếng ồn phát tán ra môi trường xung quanh do hoạt động của các phương tiện giao thông

- Bố trí đầy đủ hệ thống biển hiệu quy định tốc độ hay cấm còi khi đi qua khu vực tập trung dân cƣ.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

4.1.1 Giai đoạn thi công xây dựng a Giám sát chất lượng không khí

- Thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, Bụi lơ lửng, SO 2, NO2, CO, tiếng ồn, độ rung

- Địa điểm giám sát: 10 điểm

+ Vị trí: Lấy mẫu giám sát dọc theo tuyến đường thi công, khu vực đông dân cư

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần trong giai đoạn thi công

+ QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh;

+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; b Giám sát chất lượng nước mặt

- Thông số giám sát: pH, DO, TSS, COD, BOD5, NH4+, NO3-, PO43- dầu mỡ khoáng, coliforms, Fe, Zn

- Địa điểm giám sát: 06 điểm

+ Vị trí 1: Tại khu vực có kênh, mương, sông chạy dọc theo tuyến đường

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần trong giai đoạn thi công

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước nước mặt (hoặc theo quy chuẩn hiện hành tại thời điểm giám sát) c Giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại

Việc giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại thực hiện trên tuyến đường đang thi công với các nội dung nhƣ sau:

- Thông số giám sát: Tiến hành giám sát về thành phần, khối lƣợng, biện pháp thu gom và xử lý

- Địa điểm giám sát: Trên công trường thi công, khu vực lán trại của công nhân, bãi tập kết nguyên vật liệu và kho lưu trữ chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Tần suất giám sát: Thường xuyên trong quá trình thi công

- Cơ sở so sánh: Nghị định 38/2015/NĐ-CP: Quản lý chất thải và phế liệu và

Thông tƣ 36/2015/TT-BTNMT: Về quản lý chất thải nguy hại d Giám sát các sự cố môi trường

Giám sát an toàn trong xây dựng, sự cố an toàn giao thông, phòng chống sự cố ngập úng và sạt lở, xói mòn Địa điểm giám sát: Toàn bộ khu vực dự án

Tần suất giám sát: Thường xuyên trong quá trình thi công

4.1.2 Giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án

Trong giai đoạn hoạt động của dự án, việc giám sát môi trường và thực hiện các quy định liên quan do đơn vị quản lý tuyến đường thực hiện

Việc giám sát trong giai đoạn này chỉ tiến hành giám sát xói lở tuyến đường và chỉ giám sát trong thời hạn 01 năm khi dự án đi vào hoạt động, các năm sau không tổ chức giám sát.

Ngày đăng: 09/03/2024, 12:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN