Nhật bản và trung hoa dân quốc với phong trào đấu tranh giành độc lập của việt nam nửa đầu thế kỷ xx

69 0 0
Nhật bản và trung hoa dân quốc với phong trào đấu tranh giành độc lập của việt nam  nửa đầu thế kỷ xx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì vậy, việc nghiêncứu và tìm hiểu các chính sách của Nhật Bản và Trung Quốc với phong tràođấu tranh giành độc lập của Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là việc làm cần thiếtvề mặt thực tiễn, g

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC DUY TÂN NGUYỄN THỊ KIM NHUNG NHẬT BẢN VÀ TRUNG HOA DÂN QUỐC VỚI PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC DUY TÂN NGUYỄN THỊ KIM NHUNG NHẬT BẢN VÀ TRUNG HOA DÂN QUỐC VỚI PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế Mã số : 8310206 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ NAM TRUNG HIẾU ĐÀ NẴNG, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Những tài liệu tham khảo và phục vụ cho luận văn có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn Tác giả luận văn Nguyên Thị Kim Nhung LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Nam Trung Hiếu, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Chân thành cảm ơn Phòng Khoa Sau Đại học – Đại học Duy Tân đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành khoá học cao học và quá trình thực hiện đề tài này Cảm ơn gia đình, các anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ và động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Nhung MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3 4 Nguồn tư liệu: 3 5 Phương pháp luận và phương án nghiên cứu : 4 6 Cấu trúc luận văn: .4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ CHO CÁC CAN THIỆP CỦA NHẬT BẢN VÀ TRUNG HOA DÂN QUỐC VÀO TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 5 1.1 CƠ SỞ VỀ LỢI ÍCH QUỐC GIA DÂN TỘC 5 1.2 CƠ SỞ VỀ TÌNH HÌNH THỰC TIỄN TẠI KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 10 CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH NHẬT BẢN CAN THIỆP VÀO TÌNH HÌNH VIỆT NAM 21 2.1 NHẬT BẢN VỚI CÁC PHONG TRÀO GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA NGƯỜI VIỆT 21 2.2 NHẬT BẢN VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỘC LẬP TRONG KHỐI THỊNH VƯỢNG CHUNG ĐẠI ĐÔNG Á 29 TIỂU KẾT 35 CHƯƠNG 3 QUÁ TRÌNH TRUNG HOA DÂN QUỐC CAN THIỆP 36 VÀO TÌNH HÌNH VIỆT NAM 36 3.1 TRUNG HOA DÂN QUỐC VỚI CÁC PHONG TRÀO GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA NGƯỜI VIỆT 36 3.2 “HOA QUÂN NHẬP VIỆT” VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP TẠI VIỆT NAM 44 TIỂU KẾT 50 CHƯƠNG 4 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH NHẬT BẢN VÀ TRUNG HOA DÂN QUỐC CAN THIỆP VÀO TÌNH HÌNH VIỆT NAM 51 4.1 VỀ MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH CAN THIỆP 51 4.2 VỀ NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CÁC QUÁ TRÌNH CAN THIỆP 53 4.3 BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC LỚN55 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Bước vào những năm đầu của thế kỷ XX, do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản đã tác động mạnh mẽ vào các mặt của đời sống xã hội Để giành giật nhau thị trường, thuộc địa và phân chia lại thế giới, các nước đế quốc đã phát động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Trật tự thế giới Versailles-Washington được hình thành thông qua việc ký kết các văn kiện, hoà ước và các tuyên bố, thoả ước của các nước thắng trận thể hiện tham vọng và ý đồ của các nước lớn như Anh, Pháp, Mỹ Sự vận động, quá trình sụp đổ của Trật tự Versailles-Washington và con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai được thể hiện thông qua tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mà hậu quả là sự phát triển chủ nghĩa tư bản theo hai hướng khác nhau: một mặt là thiết lập chủ nghĩa phát xít (Đức, Italia, Nhật bản), mặt khách là duy trì nền dân chủ tư sản (Anh, Pháp, Mỹ) cũng như tác động của nó đến mối quan hệ quốc tế trên mọi lĩnh vực Kế đến là Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra do sự vận động, đan xen và phức tạp giữa 3 lực lượng trong quan hệ quốc tế (Chính sách đối ngoại; cuộc đấu tranh giữa 3 nhóm cường quốc :các nước phát xít Đức, Italia, Nhật bản, các nước phương tây: Anh, Pháp, Mỹ và liên bang Xô viết) Kết quả cuối cùng là thắng lợi của lực lượng Đồng minh và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt… Những chuyển biến quan trọng, to lớn đó của tình hình thế giới khiến cho các nhà nước, quốc gia đều điều chỉnh chính sách ngoại giao và các mối quan hệ quốc tế cho phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc và nâng cao vị thế 2 trên trường quốc tế Nhật Bản và Trung Hoa cũng không nằm ngoài xu thế chung này Đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, Nhật Bản và Trung Hoa là những cường quốc về kinh tế, chính trị và quân sự Trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc mặc dù khác nhau về chiến tuyến nhưng cả hai nước này đều nhắm đến Việt Nam trong các kế hoạch cả trong và sau cuộc chiến của quốc gia mình Mục đích của họ là muốn thay thế Pháp nắm quyền làm chủ Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng để phục vụ cho những kế hoạch hậu chiến của mình xây dựng một trật tự thế giới mới tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do mình quyết định Nhìn từ thực tiễn lịch sử, phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với các nước lớn trong khu vực Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu các chính sách của Nhật Bản và Trung Quốc với phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là việc làm cần thiết về mặt thực tiễn, giúp Việt Nam sẽ rút ra được những kinh nghiệm lịch sử cần thiết, dự đoán được tình hình an ninh chính trị ở khu vực để có thể đưa ra những lựa chọn chính sách phù hợp, nhất là trong việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện với một số cường quốc, nước lớn trong giai đoạn hiện nay Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “ Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc với phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên nghành Quan hệ quốc tế 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: khảo sát và phân tích sự can thiệp của Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc vào sự vận động của phong trào cách mạng Việt Nam trong 3 giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX nhằm làm rõ bản chất chính sách đối ngoại của hai nước này đối với Việt Nam trong giai đoạn này Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau - Phân tích những cơ sở cho việc can thiệp vào tình hình của Việt Nam của Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc - Khảo sát và phân tích quá trình Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc can thiệp vào tình hình Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX - Nhận xét, đánh giá về quá trình Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc can thiệp vào tình hình tại Việt Nam và rút ra những bài học kinh nghiệm 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình can thiệp của Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc vào tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 3.2 Phạm vi nghiên cứu : - Về mặt thời gian : Trọng tâm nghiên cứu là từ những năm đầu của thế kỷ XX đến Chiến tranh Thế giới thứ hai - Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc, và Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Về mặt nội dung: Đề tài tiến hành phân tích và tổng hợp các hoạt động giao thiệp ngoại giao và hỗ trợ quân sự của Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc đối với các cá nhân, tổ chức và chính quyền của người Việt Nam trong giai đoạn thuộc địa và giải thuộc địa từ những năm đầu thế kỷ XX cho tới năm 1945 4 Nguồn tư liệu: 4 Do hạn chế về khả năng tiếp cận các trung tâm lưu trữ của Nhật Bản và Đài Loan, cũng như khả năng ngôn ngữ hạn chế, công trình chỉ chủ yếu khai thác nguồn tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt liên quan tới chủ đề nghiên cứu, cụ thể : - Nguồn tư liệu gốc: Chủ yếu thông qua các hồi ký của những nhà cách mạng Việt Nam - Nguồn tài liệu thứ cấp: Các sách chuyên khảo, tham khảo và bài báo đã được xuất bản trong và ngoài nước; các luận văn, luận án có liên quan 5 Phương pháp luận và phương án nghiên cứu : Công trình này nghiên về lịch sử ngoại giao, do đó áp dụng phương pháp liên ngành lịch sử và quan hệ quốc tế Một mặt, dựa trên phương pháp lịch sử và phương pháp logic của phương pháp luận sử học Marxism, công trình tiến hành một số phương pháp chuyên ngành, cụ thể là phương pháp sử liệu học và phương pháp nghiên cứu lịch sử Mặt khác, công trình vận dụng các phương pháp của chuyên ngành quan hệ quốc tế như nghiên cứu chính sách đối ngoại, quan hệ quốc tế theo cấp độ liên quốc gia, khu vực, toàn cầu/ hệ thống Ngoài ra, một số các phương pháp khoa học xã hội như phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp phân tích văn bản, phương pháp so sánh,…sẽ được sử dụng trong quá trình chuẩn bị và làm luận văn 6 Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn chia làm 3 chương: Chương 1 : Cơ sở cho các can thiệp của Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc vào tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Chương 2: Quá trình Nhật Bản can thiệp vào tình hình Việt Nam Chương 3 : Quá trình Trung Hoa Dân Quốc can thiệp vào tình hình Việt Nam

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:59

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan