1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chị N (Sinh Năm 1975) Có Chồng Là Thương Binh Suy Giảm 61% Khảnăng Lao Động. Chị N Là Giáo Viên Của Trường Trung Học Cơ Sở Tc Từ Năm1999.Pdf

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chị N (Sinh Năm 1975) Có Chồng Là Thương Binh Suy Giảm 61% Khả Năng Lao Động
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật An Sinh Xã Hội
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 416 KB

Nội dung

lOMoARcPSD|38555717 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT AN SINH XÃ HỘI BÀI 2: Chị N (sinh năm 1975) có chồng là thương binh suy giảm 61% khả năng lao động Chị N là giáo viên của trường Trung học cơ sở TC từ năm 1999 Ngày 5/6/2021, trên đường từ trường về nhà, chị bị tai nạn giao thông, phải vào bệnh viện điều trị 2 tháng Sau khi ra viện, chị được giám định và xác định suy giảm 55% khả năng lao động Do sức khỏe yếu không thể tiếp tục làm việc, chị N làm đơn xin nghỉ việc Hỏi: Chị N và chồng chị được hưởng những chế độ nào theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành? Lớp: N01 Nhóm: 02 Hà Nội, 2022 1 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Ngày: .Địa điểm: Nhóm số: .Lớp Khóa: Có mặt: Vắng mặt: Có lý do: Không lý do: Nội dung: Tên bài tập: Môn học: Xác định mức độ tham gia và kết của của từng thành viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số: Kết quả: Stt Mã Sv Họ và tên Đánh giá Sv Đánh giá của giáo Sv kí viên ABC tên Điểm Điểm GV X X số số kí X X (chữ) (số) tên X 1 431049 Vũ Đức Anh X 2 431244 Nguyễn Thị Thu Hà X 3 431317 Phạm Quan Diệu Linh X 4 431660 Lê Đăng Bách 5 431835 Lý Minh Phương 6 431844 Vũ Thanh Lâm 7 432050 Nguyễn Hoàng Dương 8 432138 Vũ Quang Huy Hà Nội, ngày… tháng 03 năm 2022 Kết quả bài viết: Nhóm trường - Giáo viên chấấm thứ nhấất: Huy - Giáo viên chấấm thứ hai: Vũ Quang Huy Kết quả điểm thuyết trình: - Giáo viên cho thuyêtấ trình: Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Điểm kết luận cuối cùng: - Giáo viên đánh giá cuốấi cùng: MỤC LỤC ĐỀ BÀI BÀI LÀM 1 1 Chế độ bảo hiểm xã hội – tai nạn lao động 1 2 Bảo hiểm thất nghiệp 4 3 Ưu đãi xã hội 7 3.1 Chế độ ưu đãi đối với thương binh (chồng chị N) 8 3.2 Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh (gồm có chị N) 9 4 Bảo hiểm y tế 10 4.1 Đối với chồng chị N 10 4.2 Đối với chị N 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 ĐỀ BÀI BÀI 2: Chị N (sinh năm 1975) có chồng là thương binh suy giảm 61% khả năng lao động Chị N là giáo viên của trường Trung học cơ sở TC từ năm 1999 Ngày 5/6/2021, trên đường từ trường về nhà, chị bị tai nạn giao thông, phải vào bệnh viện điều trị 2 tháng Sau khi ra viện, chị được giám định và xác định suy giảm 55% khả năng lao động Do sức khỏe yếu không thể tiếp tục làm việc, chị N làm đơn xin nghỉ việc Hỏi: Chị N và chồng chị được hưởng những chế độ nào theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành? Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 BÀI LÀM Căn cứ theo dữ kiện đề bài đưa ra và quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành nhóm chúng em xác định Chị N thuộc đối tượng hưởng chế độ của BHXH; BHTN; BHYT và ưu đãi xã hội Chồng chị N thuộc đối tượng hưởng chế độ BHYT và ưu đãi xã hội cụ thể như sau: 1 Chế độ bảo hiểm xã hội – tai nạn lao động - Về Luật áp dụng: Sự kiện tai nạn lao động xuất hiện ngày 5/6/2021 thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật ATVSLĐ 2015 có hiệu lực ngày 1/7/2016 Như vậy Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 sẽ được áp dụng - Về đối tượng áp dụng: Khoản 1 Điều 43 Luật ATVSLĐ 2015 quy định về đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: “Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội”.Chị N là giáo viên tại trường trung học cơ sở TC – một đơn vị sự nghiệp công lập, nên chị N được xác định là viên chức theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 Viên chức là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thuộc điểm c khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 “1 Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: c) Cán bộ, công chức, viên chức” Như vậy chị N thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động - Về điều kiện hưởng: Theo Điều 40 và 45 Luật ATVSLĐ NLĐ quy định: Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: 1 Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà BLLĐ và nội quy 1 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; 2 Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này; 3 Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân sau: a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật Theo quy đinh này, để được hưởng chế độ tai nạn lao động người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động phải đáp ứng được 3 nhóm điều kiện: (1) có sự kiện TNLĐ thuộc khoản 1 (2) có mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị TNLĐ (3) không thuộc trường hợp loại trừ tại khoản 3 Dựa trên các thông tin đề bài, chị N hoàn toàn đáp ứng được 3 nhóm điều kiện  Về sự kiện TNLĐ: Chị N trên đường từ trường về nhà, chị bị tai nạn giao thông thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Luật ATVSLĐ 2015  Về tỷ lệ suy giảm KNLĐ: Sau khi ra viện, chị N được giám định và xác định suy giảm 55% khả năng lao động Đáp ứng điều kiện từ 5% trở lên theo khoản 2 Điều 45 Luật ATVSLĐ 2015  Về các trường hợp loại trừ: Chị N không thuộc các trường hợp loại trừ tại khoản 3 Điều 45 Luật ATVSLĐ 2015 Kết luận: Chị N đáp ứng điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động - Về chế độ hưởng: 2 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Thứ nhất, Chị N được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 47 Luật ATVSLĐ 2015 Thứ hai, Chị N suy giảm 55% khả năng lao động do vậy sẽ được trợ cấp hàng tháng theo Điều 49 Luật ATVSLĐ 2015 Trợ cấp hàng tháng: gồm hai khoản: Một là, trợ cấp tính theo mức độ suy giảm KNLĐ, Theo điểm a khoản 2 Điều 49 Luật ATVSLĐ 2015: “Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở” Chị N suy giảm 55% khả năng lao động, trên cơ sở quy định trên ta có công thức sau: Mức trợ cấp tính theo mức độ suy giảm KNLĐ = 30% + (55-31) x 2% = 78% x TLCS (tháng 8/2021) = 78% x 1.490.000đ = 1.162.200đ Hai là, trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH Theo điểm a khoản 2 Điều 49 Luật ATVSLĐ 2015: “từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động” Giả định việc tham gia BHXH của chị N là liên tục Chị N làm việc từ năm 1999 đến 5/6/2021 => 22 năm Như vậy có công thức sau: Trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH = 0.5% + (22-1) x 0.3% = 6.8% x TLBHLK (tháng 5/2021) Thứ ba, được hỗ trợ tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo quy định tại Điều 51 Luật ATVSLĐ 2015 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9, 10 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định về phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật Thứ tư, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe Trên cơ sở quy định tại Điều 54 Luật ATVSLĐ 2015 thì chị N có thể nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 10 ngày và được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở Như vậy ta có công thức sau: 3 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Tối đa 10 ngày x 30% lương cơ sở (tháng 8/2021) = 4.470.000 Chị N không được hưởng trợ cấp phục vụ do chưa đủ điều kiện tại Điều 52 Luật ATVSLĐ 2015: “suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần” Đồng thời thân nhân của chị N cũng không được hưởng trợ cấp khi người lao động chết do TNLĐ bởi vì không thuộc các trường hợp tại Điều 53 Luật ATVSLĐ 2015 Lưu ý: Thứ nhất, Chị N không được hưởng chế độ ốm đau vì không đáp ứng được điều kiện hưởng chế độ ốm đau do trường hợp tai nạn của chị N thuộc trường hợp tai nạn lao động (khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014) Nếu sau này chị N điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau (điểm a khoản 1 điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH) Thứ hai, mặc dù đã có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH tuy nhiên, chị N chưa đáp ứng điều kiện về tuổi đời theo quy định tại Điều 54 và 55 Luật BHXH 2014 cũng như Luật lao động 2019 do vậy chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí 2 Bảo hiểm thất nghiệp - Về Luật áp dụng: Chị N sau khi ra viện 2 tháng (tức là tháng 8/2021) được giám định và xác định suy giảm 55% khả năng lao động không thể tiếp tục làm việc, chị làm đơn nghỉ việc, vì vậy Luật việc làm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 sẽ được áp dụng trong trường hợp này - Về đối tượng áp dụng: Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả NLĐ và NSDLĐ đều có trách nhiệm tham gia loại bảo hiểm này Chị N là giáo viên tại trường THCS TC là đơn vị sự nghiệp công lập nên chị N được xác định là viên chức và làm việc theo hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 Vì vậy, chị N là đối tượng bắt buộc tham gia 4 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 Và chị N không thuộc trường hợp không phải tham gia BHTN heo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Việc làm 2013 do chị chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu cũng như không phải là giúp việc gia đình NSDLĐ - trường THCS TC có trách nhiệm tham gia BHTN cho chị N kể từ ngày hợp đồng làm việc có hiệu lực (khoản 1 Điều 44 Luật việc làm 2013) - Về chế độ hưởng: Chị N được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp sau: (1) trợ cấp thất nghiệp; (2) hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm; (3) hỗ trợ học nghề (khoản 1, 2 và 3 Điều 42 Luật Việc làm 2013) Thứ nhất, trợ cấp thất nghiệp Về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 chị N sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ 4 nhóm điều kiện sau: (1) Chấm dứt hợp đồng làm việc (trừ các trường hợp: đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng) (2) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng làm việc (3) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm (4) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN (trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết) Điều kiện số (1) Chị N sau khi ra viện, chị được giám định và xác định suy giảm 55% khả năng lao động Do sức khỏe yếu không thể tiếp tục làm việc, chị N làm đơn xin nghỉ việc Không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trái pháp luật Và như đã phân tích ở chế độ BHXH chị N chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định pháp luật Đồng thời theo quy định của Luật BHXH 2014 hiện hành không quy định liên quan đến chế độ mất sức lao động do vậy chị N không thuộc trường hợp được hưởng Tóm lại, thỏa mãn điều kiện (1) 5 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Điều kiện số (2) Chị N là giáo viên của trường Trung học cơ sở TC từ năm 1999 đến ngày 5/6/2021 sảy ra tai nạn trong suốt thời gian đó chị N đóng BHTN theo quy định của pháp luật do vậy tính đến thời điểm chị N nghỉ việc Chị N đã đáp ứng điều kiện đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng làm việc Điều kiện số (3) bài làm dưới đây giả định trường hợp chị N đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm Điều kiện số (4) bài làm dưới đây giả định chị N chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN và không thuộc trường hợp loại trừ Qua đó, chị N đáp ứng được các điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp: Theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013 Chị N được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp: Chị N là viên chức nên mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở (đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của chị N được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng, và thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 Cụ thể, trong trường hợp chị N tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ trong thời gian 21 năm công tác tại trường THCS TC, vì vậy, thời gian chị N được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 12 tháng tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013 Bên cạnh đó, chị N còn được hưởng chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí theo Điều 54 Luật Việc làm 2013 Đồng thời nếu chị N đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 3, 4 Điều 49 Luật Việc làm 2013 và có tham gia đóng đầy đủ bảo hiểm 6 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật Ngoài ra chị N còn được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 51 Luật việc làm 2013) Thứ hai, hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm Theo quy định tại Điều 54 Luật việc làm 2013 nếu Chị N có nhu cầu tìm kiếm việc làm sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí Thứ ba, hỗ trợ học nghề Theo quy định tại Điều 55 Luật việc làm 2013 để được hỗ trợ học nghề chị N phải có đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này; và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật Đối chiếu với tình huống thì chị N đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, do vậy sẽ được hưởng hỗ trợ học nghề Về thời gian hỗ trợ học nghề, theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng Về mức hỗ trợ học nghề: Theo Điều 3Quyết định 17/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ học nghề đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau: (1) Người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo (2) Người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng 3 Ưu đãi xã hội Theo dữ kiện đề bài đưa ra chị N có chồng là thương bình suy giảm 61% khả năng lao động Như vậy theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 PLƯĐNCCVCM số 02/2020/UBTVQH14 thì thương binh (chồng chị N) sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đối với thương binh và thân nhân của thương binh (trong đó có chị N) sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh 3.1 Chế độ ưu đãi đối với thương binh (chồng chị N) Về chế độ ưu đãi với chồng chị N, căn cứ tại Điều 24 PLƯĐNCCVCM năm 2020 bao gồm: 7 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Một là, trợ cấp hằng tháng Khoản 4 Điều 4 PLƯĐNCCVCM năm 2020 quy định: “Tỷ lệ tổn thương cơ thể là thuật ngữ được dùng thay cho tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ thương tích, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ bệnh tật hoặc tỷ lệ tổn hại sức khỏe.” Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh Chồng chị N suy giảm 61% khả năng lao động (hay tổn thương cơ thể) do vậy chưa đủ điều kiện nhận trợ cấp người phục vụ đối với thương binh (yêu cầu có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình); Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh (yêu cầu có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên) hoặc Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh (có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thường đặc biệt nặng) Căn cứ tại Phụ lục 2 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định về mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, với tỉ lệ thương tổn cơ thể 61% thì mức hưởng trợ cấp là 3.174.000 đ Hai là, bảo hiểm y tế Bà là, điều đưỡng phục hồi sức khỏe một lần (chưa đủ điều kiện được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm – yêu cầu có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên) Bốn là, được ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể Năm là các chế độ quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 PLƯĐNCCVCM năm 2020 bao gồm: “c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết heo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động- thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên; e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở; g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sỡ hữu của Nhà nước; h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển: ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng; i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;” 8 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Sáu là, được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh 3.2 Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh (gồm có chị N) Về chế độ ưu đãi đối với người thân của thương binh, được quy định tại Điều 25 PLƯĐNCCVCM năm 2020 bao gồm: Một là, bảo hiểm y tế Do chồng chị N suy giảm 61% khả năng lao động (hay tổn thương cơ thể) do vậy Chị N (vợ), Cha đẻ, mẹ đẻ của chồng chị N, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được hưởng bảo hiểm y tế Hai là, do chồng chị N suy giảm 61% khả năng lao động (hay tổn thương cơ thể) do vậy sau này chồng chị N chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau: “Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; Căn cứ tại Phụ lục 1 Nghị định 75/2021/NĐ-CP thì mức trợ cấp trường hợp này là 911.000 đ Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.” Căn cứ tại Phụ lục 1 Nghị định 75/2021/NĐ-CP thì mức trợ cấp trường hợp này là 1.299.000 đ Ba là, con của thương binh (chồng chị N) được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 gồm: “d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tìm việc làm đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.” Bốn là, khoản 4 Điều 25 PLƯĐNCCVCM năm 2020 quy định thân nhân của thương binh được trợ cấp một lần với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ 9 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết Như đã phân tích ở phần trên chồng chị N chỉ đáp ứng điều kiện để hưởng trợ cấp hàng tháng với mức hưởng trợ cấp là 3.174.000 đ Do vậy theo quy định trên thì khi chồng chị N chết thân nhân của chồng chị N sẽ được hưởng trợ cấp một lần với mức: 3 x 3.174.000 đ = 9.522.000 đ Năm là, được trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết Mức chi theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp mai táng 4 Bảo hiểm y tế 4.1 Đối với chồng chị N - Về đối tượng áp dụng Chồng chị N là thương binh nên căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung 2014 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 146/2018 Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, và khoản 1 Điều 3 PLƯĐNCCVCM năm 2020 thì thương binh là đối tượng được nhà nước chi trả bảo hiểm y tế - Về phạm được vi hưởng Căn cứ theo Điều 21 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung 2014 chồng chị N được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 bao gồm: (1) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng (2) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật (do chồng chị N thuộc đối tượng quy định tại điểm d khoản 3 Điều 12 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung 2014 – là người có công với cách mạng) - Về mức hưởng bảo hiểm y tế Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 22 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung 2014 chồng chị N khi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh (do chồng chị N thuộc đối tượng quy định tại điểm d khoản 3 Điều 12 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung 2014 - Người có công với cách 10 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 mạng) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được chi trả chi phí khám, chữa bệnh có sự phân biệt tuyến điều trị và lộ trình theo quy định tại Điều 22 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung 2014 4.2 Đối với chị N - Về đối tượng áp dụng Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi 2014 quy định viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Chị N là viên chức – giáo viên của trường Trung học cơ sở TC Do vậy chị N thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng Và chị N cũng thuộc nhóm đối tượng tượng tham gia BHYT do BHXH đóng do chị N đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động và đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi 2014 Đồng thời chị N cũng thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách nhà nước đóng do chị N là thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại điểm k khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi 2014 Như vậy chị N thuộc nhiều nhóm đối tượng tham gia BHYT khác nhau, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi 2014 thì chị N sẽ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà chị N được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này - Về phạm được vi hưởng Căn cứ theo Điều 21 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung 2014 chị N được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 Chị N không được hưởng chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật do chị N không thuộc đối tượng được hưởng - Về mức hưởng bảo hiểm y tế Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 22 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung 2014 chị N khi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được chi trả 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh (do chị N thuộc đối tượng quy định tại điểm k khoản 3 Điều 12 11 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung 2014 – là thân nhân của người có công với cách mạng) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được chi trả chi phí khám, chữa bệnh có sự phân biệt tuyến điều trị và lộ trình theo quy định tại Điều 22 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung 2014 12 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật viên chức 2010 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 3 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 4 Luật việc làm 2013 5 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 7 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng 8 Nghị định 146/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế 9 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc 10.Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com)

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w