+ Thực hành viết: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn; viếtđoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ; viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống..
Trang 1Ngày 13.3.2023 Tiết 109,110
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
I Năng lực
1 Năng lực đặc thù: Giúp HS ôn tập, củng cố một số kĩ năng:
+ Đọc các VB truyện ngụ ngôn và tục ngữ; thơ; văn bản nghị luận
+ Thực hành viết: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn; viếtđoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ; viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời
sống.
+ Vận dụng được kiến thức về biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; ngữ cảnh và
nghĩa của từ trong ngữ cảnh, dấu chấm lửng; tính mạch lạc, liên kết trong văn bản vào viết, nói và nghe có hiệu quả
đọc-2 Năng lực chung:
- Tự học: Tự giải quyết nhiệm vụ học tập, tự đánh giá được quá trình và kết quả giải quyết
vấn đề học tập của bản thân
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch học tập của cá nhân; xử lí linh
hoạt sáng tạo các tình huống phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập
II Phẩm chất
Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn; khiêm tốn và học hỏi; tự tin, dám chịutrách nhiệm; có tình yêu gia đình, quê hương đất nước
B THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Thiết bị: Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.
2 Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, bài tập tham khảo.
6 - Ếch ngồi đáy giếng
- Đẽo cày giữa đường
Viết bài vănphân tích đặcđiểm nhân vật
Kể lại mộttruyện ngụ ngôn
+ Dấu chấm lửng
Viết đoạn vănghi lại cảm xúcsau khi đọc mộtbài thơ
Trao đổi về mộtvấn đề
Trang 2- Mẹ và quả (Nguyễn
Khoa Điềm)
8 - Tinh thần yêu nước
của nhân dân ta
Viết bài nghị luận về một vấn
đề trong đời sống.
Thảo luận nhóm
về một vấn đề trong đời sống.
- GV cho HS điền các thông tin theo bảng thống kê sau:
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
- Đẽo cày giữa đường
- Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
a Đọc hiểu nội dung:
- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêubiểu của văn bản: Nhận biết đượcngôi kể, đặc điểm của lời kể trongtruyện; nhận diện được nhân vật, tìnhhuống, cốt truyện, không gian, thờigian trong truyện ngụ ngôn
- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tácdụng của các chi tiết tiêu biểu
- Trình bày được tính cách nhân vậtthể hiện qua cử chỉ, hành động, lờithoại; qua lời của người kể chuyện
- Nhận biết và phân tích được đặc sắc
về nội dung, ý nghĩa, bài học của cáccâu tục ngữ; rút ra đặc điểm của tụcngữ
b Đọc hiểu hình thức:
- Nhận biết được các yếu tố hình thức(bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sựthay đổi ngôi kể, từ ngữ địa phương,đặc sắc ngôn ngữ
- Nhận biết và phân tích được đặc sắc
về hình thức các câu tục ngữ; rút rađặc điểm của tục ngữ
- Nêu được những trải nghiệm trongcuộc sống giúp bản thân hiểu thêm vềnhân vật, sự việc trong tác phẩm văn
Tục ngữ Tục ngữ về thiên nhiên, lao
động và con người, xã hội
Trang 3Thơ tự do - Những cánh buồm
- Mây và sóng
- Mẹ và quả
a Đọc hiểu nội dung:
- Nêu được ấn tượng chung về vănbản
- Nhận biết được đề tài, chủ đề, thôngđiệp mà văn bản muốn gửi đến ngườiđọc
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúccủa người viết thể hiện qua ngôn ngữvăn bản
b Đọc hiểu hình thức:
- Nhận biết được các yếu tố hình thức(giọng điệu, nhân vật trữ tình, thểthơ, vần, nhịp, kết cấu, biện pháp tutừ,…)
- Nêu được những trải nghiệm trongcuộc sống giúp bản thân hiểu thêm vềnhân vật trữ tình trong tác phẩm vănhọc
Văn bản nghị
luận - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Tượng đài vĩ đại nhất
a Đọc hiểu nội dung:
- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ,bằng chứng trong văn bản nghị luận
- Nhận biết được đặc điểm của vănbản nghị luận về một vấn đề đời sống
và nghị luận phân tích một tác phẩmvăn học
Xác định được mục đích, nội dungchính của văn bản
- Rút ra những bài học cho bản thân
từ nội dung văn bản
- Thể hiện được thái độ đồng tìnhhoặc không đồng tình với vấn đề đặt
ra trong văn bản
b Đọc hiểu hình thức:
- Nhận biết được các yếu tố hình thức(bằng chứng, lí lẽ, nghệ thuật lậpluận); chỉ ra được mối liên hệ giữa ýkiến, lí lẽ và bằng chứng
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặcđiểm văn bản với mục đích của nó
1 Tập làm văn: chú trọng phần viết bài 6,7
Trang 4a.Các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết:
-Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc một bài thơ
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
b.Các bước tiến hành viết một văn bản:
- Chuẩn bị
- Tìm ý và lập dàn ý
- Viết
- Kiểm tra và chỉnh sửa
c Nội dung rèn nói và nghe:
-Viết bài văn kể lại một truyện ngụ ngôn
-Trao đổi về một vấn đề
- Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống
3.Kiến thức tiếng Việt
Bài 6: Nói quá,nói giảm, nói tránh.
-Nói quá(khoa trương):Là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ,tính chất của sự vật,hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng,tăng sức biểu cảm VD:Rán sành ra mỡ;Vắt cổ chày ra nước…
-Nói giảm,nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn,nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự…
VD:Ông ấy đã mất từ tối hôm qua rồi.
- Bài 7:
+Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh có vai trò:Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định xác định nghĩa cụ thể của các từ đa nghĩa
VD:Nghĩa của từ “chạy”:Tàu chạy;Em bé chạy…
+Dấu châm lửng là dấu câu gồm ba dấu chấm liền nhau.Có tác dụng: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất
hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
Trang 5Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.
Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.
Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.
Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại truyện nào? Câu 2: Con lừa trong văn bản trên rơi vào hoàn cảnh nào?
Câu 3: Vì sao khi thấy người nông dân cầm xẻng và bắt đầu xúc đất đổ xuống
giếng, ban đầu con lừa khóc nhưng sau đó nó bỗng trở lên im lặng?
Câu 4: Từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”, em có đồng tình với cách xử lý của
bác nông dân không? Vì sao?
*GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 1:
Câu 1: Văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại: Truyện ngụ ngôn.
Câu 2: Con lừa đã bị rơi vào hoàn cảnh: rơi xuống đáy giếng.
Câu 3:
- Ban đầu con lừa khóc là bởi vì: nó đã hiểu ra/ biết chuyện người chủ không cứu nó và nó tuyệt vọng
- Sau đó nó bỗng trở nên im lặng là bởi: nó đã nghĩ ra cách để thoát ta khỏi giếng
Câu 4: HS có thể đưa ra quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.
HS phải lí giải hợp lí theo từng quan điểm cá nhân
ĐỀ SỐ 2:
Trang 6Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu
- Con ơi
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một con người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc Yêu ai cứ bảo là yêu
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả phép điệp và phép tương phản trong đoạn trích.
Câu 3: Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc?
Câu 4: Từ nội dung ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng)
để trả lời câu hỏi: Vì sao sống phải làm người chân thật?
+ Điệp cấu trúc nhằm nhấn mạnh các đặc điểm của sự chân thật
+ Tương phản làm nổi bật sự khác biệt giữa ý muốn của người khác và bản thân…
Các biện pháp từ từ đều nhằm khẳng định: Chân thật nghĩa là mọi cung bậc cảm xúc, tìnhcảm phải xuất phát từ bên trong mỗi chúng ta, không theo ý muốn của người khác mà dốimình, dối người…
Câu 3 Thông điệp từ đoạn trích: Làm người thì phải biết sống thật với bản thân và mọi
người xung quanh Dù có bất cứ điều gì xảy ra thì cũng không nói dối, không đổi trắng thayđen
Câu 4
a Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết
đoạn Mở đoạn: Nêu được vấn đề; Phát triển đoạn: Triển khai được vấn đề; Kết đoạn:
Kết luận được vấn đề
b Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Vì sao sống phải làm người chân thật
c Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là hợp
lí, dưới đây là một định hướng:
* Giới thiệu khái quát về đức tính sống chân thật: Sống thật tức là sống trung thực, ngay
thẳng và việc mỗi con người cần sống chân thật là điều vô cùng cần thiết
* Vì sao trong cuộc sống mỗi con người cần phải chân thật:
+ Sống chân thật giúp con người có cuộc sống đích thực, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống Sống chân thật sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng; giúp con người hoàn thiện nhân cách…
Trang 7+ Có sống chân thật thì con người ta mới dám đối mặt với những sai lầm hoặc những điều chưa hoàn hảo ở bản thân, mới dám đứng lên để thay đổi bản thân mình, sống tốt hơn, đương đầu và vượt qua thử thách.
* Khẳng định: Cần phải thường xuyên rèn luyện, nâng cao ý thức để có lối sống thật Rèn
luyện bản lĩnh, lòng dũng cảm để bảo vệ lối sống thật
ĐỀ SỐ 3:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc
“đời hoa” bên vệ đường.
Sứ mệnh của hoa là nở Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.
[ ]
Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch,
NXB Thế giới, 2018)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có
những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và nhữngbông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn,cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường
Câu 3: Em hiểu câu văn sau như thế nào?
“Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.”
Câu 4 Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa
hoa.” không? Vì sao?
Trang 8Phép tu từ được sử dụng trong câu văn: điệp từ "Có những cũng có những " Liệt
kê những cuộc đời khác nhau của hoa
Câu 3 Câu: “Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ
đâu” có thể hiểu:
Dù ta không có ưu thế được như nhiều người khác, cho dù ta sống trong hoàn cảnhnào thì cũng hãy bung nở rực rỡ, phô hết ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thểmang đến cho đời, hãy luôn nuôi dưỡng tâm hồn con người và làm cho xã hội trở nên tốtđẹp hơn
Câu 4 Em đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa
1 Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn
- Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại dàn ý chung của bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
trong truyện ngụ ngôn
Mở bài Giới thiệu truyện ngụ ngôn và nhân vật cần phân tích; nêu khái quát ấn
tượng về nhân vật
Thân bài Phân tích đặc điểm của nhân vật:
Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng theo mộttrình tự nhất định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài:
-Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tácphẩm
-Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà vănNêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật
Kết bài Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật
- Bước 2: GV cho HS thực hành luyện tập đề.
ĐỀ BÀI : Viết bài văn phân tích các nhân vật cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai trong
truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Yêu cầu HS đọc truyện ngụ ngôn: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
HS viết bài, đọc và nhận xet, góp ý.
Trang 9CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
1.Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
– Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được hay không Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:
– Phải đấy, chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy Chúng ta vất vả nhiều rồi Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo nhau đến lão Miệng Đi qua nhà bác Tai, họ thấy bác
ta đang ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì Cả ba cùng chạy vào cùng nói:
– Bác tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.
Bác Tai gật đầu lia lịa:
– Phải, phải… Bác sẽ đi với các cháu!
Bốn người hăm hở 1 đến nhà lão Miệng Ðến nơi, họ không chào hỏi gì cả Cậu Chân, cậu Tay nói thẳng luôn với lão:
– Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.
Lão Miệng nghe nói, rất lấy làm ngạc nhiên Lão nói:
– Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã Làm gì mà nóng nảy thế?
Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng:
– Không, không phải bàn bạc gì nữa Từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!
Trang 10Nói rồi cả bọn kéo nhau về.
2 Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên
để chạy nhảy vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ 2 , thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù như xay lúa ở trong Cả bọn
lừ đừ 3 mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không chịu được nữa, đành họp nhau lại
để bàn.
3 Bác Tai nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:
– Chúng ta lầm rồi các cháu ạ Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng
ta sẽ bị tê liệt tất cả Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai Như vậy cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi 4 Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng Ðến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn Lão Miệng ăn xong dần dần tỉnh lại Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái 5 như trước Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị 6 ai cả.
(In trong Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, Truyện cười-Truyện trạng cười – Truyện ngụ ngôn, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (biên soạn, tuyển chọn), NXB Giáo
dục, 2007)
*GỢI Ý DÀN BÀI:
- Mở bài: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của các nhân vật cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác
Tai trong truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật:
Lần lượt phân tích những đặc điểm nổi bật củacác nhân vật thông qua các chi tiết cụ thểtrong tác phẩm (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ, …)
- Lai lịch: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất