1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN, HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CÔNG TÁC SỬA CHỮA, VẬN HÀNH, KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP DÂNG VÙNG TÂY BẮC

71 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Khoa học tự nhiên CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 “KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC” MÃ SỐ CHƯƠNG TRÌNH: KHCN-TB13-18 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP DÂNG VÙNG TÂY BẮC SẢN PHẨM SỐ 07 BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN, HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CÔNG TÁC SỬA CHỮA, VẬN HÀNH, KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP DÂNG VÙNG TÂY BẮC Cơ quan chủ quản: Văn phòng Chương trình Tây Bắc Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Chí Thanh Thực hiện báo cáo: TS. Nguyễn Chí Thanh Thời gian thực hiện: 2017 HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013- 2018 “KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC” MÃ SỐ CHƯƠNG TRÌNH: KHCN-TB13-18 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP DÂNG VÙNG TÂY BẮC BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN, HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CÔNG TÁC SỬA CHỮA, VẬN HÀNH, KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP DÂNG VÙNG TÂY BẮC Cơ quan chủ quản: Văn phòng Chương trình Tây Bắc Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Chí Thanh Thực hiện báo cáo: TS. Nguyễn Chí Thanh Thời gian thực hiện: 2017 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VN GIÁM ĐỐC TS Nguyễn Chí Thanh BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM Địa chỉ: 171 - Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: 043.852.2086 – Fax: 043.563.2827 HÀ NỘI 2017 1 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 4 DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. 4 Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................ 7 1.1. Mục đích và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 1.2. Cơ sở lập báo cáo ........................................................................................... 7 1.2.1. Cơ sở pháp lý............................................................................................... 7 1.2.2. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 8 Chương 2. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN, HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CÔNG TÁC SỬA CHỮA, VẬN HÀNH, KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP DÂNG VÙNG TÂY BẮC .... 9 2.1. Nghiên cứu đề xuất giải pháp hệ thống lấy nước kiểu ngầm để thay thế cho hệ thống lấy nước kiểu truyền thống ..................................................................... 9 2.1.1. Cơ sở khoa học của giải pháp ..................................................................... 9 2.1.1.1 Đặc điểm địa chất thủy văn của các lớp bồi tích lòng sông, suối khu vực Tây Bắc.................................................................................................................. 9 2.1.1.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác định các yếu tố địa chất thủy văn đặc trưng và khả năng thu nước của một số ống lọc phổ biến. ........................... 13 2.1.2. Sơ đồ công nghệ của giải pháp thu nước kiểu ngầm ................................ 22 2.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp công nghệ ứng dụng thiết kế thi công kết cấu bê tông vỏ mỏng để khôi phục và nâng cấp thân đập dâng khu vực Tây Bắc .... 24 2.2.1. Cơ sở khoa học của giải pháp ................................................................... 24 2.2.1.1. Khái niệm về bê tông vỏ mỏng .............................................................. 24 2.2.1.2. Vật liệu chế tạo bê tông vỏ mỏng .......................................................... 26 2.2.1.3. Cấu trúc của cốt liệu bê tông vỏ mỏng................................................... 26 2.2.2. Sơ đồ công nghệ của giải pháp ứng dụng kết cấu bê tông vỏ mỏng để khôi phục và nâng cấp thân đập dâng ......................................................................... 27 2.2.2.1. Các loại kết cấu bê tông vỏ mỏng được sử dụng để khôi phục và nâng cấp thân đập dâng ................................................................................................ 27 2 2.2.2.2. Các yêu cầu khi thiết kế mặt cắt khôi phục và nâng cấp đập dâng bằng bê tông vỏ mỏng .................................................................................................. 27 2.2.2.3.Đề xuất mặt cắt điển hình khôi phục và nâng cấp thân đập dâng hiện trạng bằng kết cấu bê tông vỏ mỏng ................................................................... 28 2.2.2.4. Lựa chọn công nghệ thi công bê tông .................................................... 33 2.3. Nghiên cứu đề xuất giải pháp công nghệ ứng dụng thiết kế thi công bê tông (cát sỏi, astphalt) tự lèn để nâng cấp thân đập dâng có kết cấu dạng rọ đá trên địa bàn Tây Bắc ......................................................................................................... 34 2.3.1. Cơ sở khoa học của giải pháp ................................................................... 34 2.3.1.1. Khái niệm về bê tông tự lèn ................................................................... 34 2.3.1.2. Ưu nhược điểm của vật liệu BTTL ........................................................ 36 2.3.1.3. Đề xuất cấp phối vật liệu hợp lý sử dụng nâng cấp thân đập dâng khu vực Tây Bắc......................................................................................................... 37 2.3.2. Sơ đồ công nghệ giải pháp ứng dụng vật liệu bê tông tự lèn để khôi phục và nâng cấp thân đập dâng .................................................................................. 43 2.3.2.1. Đề xuất mặt cắt kết cấu điển hình sử dụng vật liệu BTTL .................... 43 2.3.2.2. Quy trình thi công giải pháp ứng dụng công nghệ vật liệu BTTL để khôi phục và nâng cấp thân đập dâng ......................................................................... 45 2.4. Nghiên cứu nghiên cứu giải pháp dập dâng kết hợp cửa phai xả bùn cát ở dòng chính ........................................................................................................... 47 2.4.1. Cơ sở khoa học của giải pháp ................................................................... 48 2.4.1.1. Các hình thức bố trí cống xả cát của đập dâng hiện nay ........................ 48 2.4.1.2. Các tồn tại gây bồi lấp đập dâng và cửa lấy nước ................................. 50 2.4.2. Đề xuất giải pháp đập dâng kết hợp cửa phai xả cát ở dòng chính, sơ đồ quy trình công nghệ ............................................................................................. 52 2.4.2.1. Đề xuất vị trí đặt cửa xả bùn cát và vật liệu làm cửa ............................. 52 2.4.2.2. Sơ đồ công nghệ giải pháp đập dâng kết hợp cửa phai xả bùn cát ở dòng chính .................................................................................................................... 53 2.5. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống thấm kết hợp gia cố nền cuội sỏi cho các đập dâng vùng Tây Bắc .......................................................................... 58 3 2.5.1. Cơ sở khoa học của giải pháp ................................................................... 58 2.5.1.1. Đề xuất lựa chọn giải pháp chống thấm kết hợp gia cố nền cuội sỏi cho công trình đập dâng bằng tường Baret ................................................................ 58 2.5.1.2. Ưu nhược điểm của giải pháp chống thấm kết hợp gia cố nền cuội sỏi cho công trình đập dâng bằng tường Baret ......................................................... 60 2.5.2. Sơ đồ quy trình công nghệ ........................................................................ 61 2.5.2.1. Đề xuất mặt cắt thiết kế tường Baret chống thấm kết hợp gia cố nền cuội sỏi cho công trình đập dâng. ............................................................................... 61 2.5.2.2. Sơ đồ, quy trình thi công tường Baret chống thấm kết hợp gia cố nền cuội ...................................................................................................................... 63 Chương 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 65 3.1. Kết luận ........................................................................................................ 65 3.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Đặc điểm địa chất thủy văn của lớp 1 cấu trúc dạng 1.........................8 Bảng 2.2: Đặc điểm địa chất thủy văn của lớp 1 cấu trúc dạng 2.........................9 Bảng 2.3. Các thông số của ống lọc sử dụng trong thí nghiệm..........................14 Bảng 2.4: Loại cấp phối bê tông (cát, sỏi) tự lèn điển hình.................................37 Bảng 2.5: Hiệu ứng và cơ chế điều chỉnh thành phần hỗn hợp BTTL...............37 Bảng 2.6: Hàm lượng nhựa tối ưu tham khảo....................................................40 Bảng 2.7. Bảng tra kích thước cọc Barret...........................................................61 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Cấu trúc sông suối có nền dang I........................................................10 Hình 2.2: Cấu trúc sông suối có nền dang II ......................................................11 Hình 2.3: Mặt cắt địa chất đập dâng…................................................................12 Hình 2.4: Minh họa các thông số của công thức 2.1...........................................14 Hình 2.5a. Sơ đồ cắt dọc bể thí nghiệm…...........................................................15 Hình 2.5b. Hình ảnh bể thí nghiệm công nghệ thu nước kiểu ngầm...................15 Hình 2.6. Các loại cát thí nghiệm: a- Sỏi sạn; b- Sỏi cát; c- Cát hạt vừa lẫn sỏi. .....................................................16 Hình 2.7. Các loại ống lọc thí nghiệm, từ trái sang lần lượt là ống lọc Jonhson Inox D110, ống lọc lưới D124, Jonhson Inox D68, ống lọc xẻ khe PVC Tiền Phong D90, Ống lọc lưới D105...........................................................................17 Hình 2.8. Biểu đồ quan hệ giữa tỷ lưu lượng của các loại ống lọc với đường kính hạt D10 ở các độ chặt khác nhau của cấp phối....................................................18 Hình 2.9. Biểu đồ quan hệ giữa tỷ lưu lượng của ống lọc và hệ số thấm ..........19 Hình 2.10. Biểu đồ quan hệ giữa qSr (Sr- tổng diện tích khe rỗng của ống lọc) và hệ số thấm K...................................................................................................20 5 Hình 2.11. Biểu đồ quan hệ giữa lưu lượng của ống lọc với gradien thấm của một số loại cấp phối.............................................................................................21 Hình 2.12. Mặt bằng sơ đồ công nghệ lấy nước kiểu ngầm................................22 Hình 2.13 Cắt dọc sơ đồ công nghệ theo đường A-A.........................................23 Hình 2.14. Cắt ngang sơ đồ khoa học công nghệ theo đường B-B.....................23 Hình 2.15: Phối cảnh hệ thống thu nước kiểu ngầm...........................................23 Hình 2.16. Mặt cắt điển hình nâng cấp đập dâng hiện trạng có kết cấu bê tông, bê tông cốt thép hoặc đá xây bọc bê tông với bê tông lưới thép........................28 Hình 2.17. Phủ và neo lưới thép trên bề mặt đập dâng hiện trạng......................29 Hình 2.18. Phủ bê tông trên bề mặt đập dâng hiện trạng....................................29 Hình 2.19. Mặt cắt điển hình nâng cấp đập dâng hiện trạng có kết cấu đá xây bằng bê tông lưới thép.........................................................................................30 Hình 2.20. Phủ lưới thép trên bề mặt đập dâng hiện trạng bằng đá xây..............30 Hình 2.21. Phủ bê tông trên bề mặt đập dâng hiện trạng....................................31 Hình 2.22. Mặt cắt điển hình nâng cấp đập dâng hiện trạng có kết cấu bê tông, bê tông cốt thép hoặc đá xây bọc bê tông với bê tông vỏ mỏng cốt sợi thép......31 Hình 2.23. Phủ bê tông vỏ mỏng cốt sợi thép trên bề mặt đập dâng hiện trạng.....................................................................................................................32 Hình 2.24. Mặt cắt điển hình nâng cấp đập dâng hiện trạng có kết cấu đá xây bằng bê tông vỏ mỏng cốt sợi thép......................................................................33 Hình 2.25. Phủ bê tông vỏ mỏng cốt sợi thép trên bề mặt đập dâng hiện trạng..33 Hình 2.26. Mặt cắt ngang tim đập dâng được khôi phục, nâng cấp bằng vật liệu BTTL..................................................................................................................43 Hình 2.27 a,b: Mặt cắt ngang điển hình đập dâng và biện pháp thi công lắp dựng ván khuôn khi sử dụng vật liệu BTTL.................................................................44 Hình 2.28. Sơ đồ quy trình sản xuất bê tông tự lèn.............................................46 Hình 2.29: Cống xả cát bố trí vuông góc với trục đập dâng và ở gần cửa lấy nước.....................................................................................................................48 Hình 2.30 Bố trí cống xả cát kiểu chồng tầng....................................................49 Hình 2.32. Bố trí cống xả cát bên vai đập...........................................................50 Hình 2.33. Phạm vi tính toán bùn cát lắng đọng (R)..........................................51 Hình 2.34. Mô hình thiết kế cửa phai xả bùn cát giữa dòng...............................53 Hình 2.35: Chính diện và cắt ngang cửa phai xả bùn cát dạng trục giữa............54 6 Hình 2.36: Hoạt động xả bùn cát cửa phai trên dạng trục giữa..........................55 Hình 2.37: Hoạt động xả bùn cát cửa phai dưới dạng trục giữa........................55 Hình 2.38: Chính diện và cắt ngang cửa phai nâng hạ hèm phải thẳng..............56 Hình 2.39: Hoạt động xả bùn cát cửa phai lớp trên, nâng hạ thẳng đứng...........57 Hình 2.40: Hoạt động xả bùn cát cửa phai lớp dưới, nâng hạ thẳng đứng..........57 Hình 2.41. Mặt cắt địa chất ngang suối đặc trưng vùng Tây Bắc.......................59 Hình 2.42. Hình ảnh lớp cát lẫn sỏi phủ bề mặt lòng suối.................................59 Hình 2.43. Mô hình công nghệ tường Baret........................................................62 Hình 2.44. Hình dạng khớp nối tường Baret.......................................................62 Hình 2.45. Sơ đồ thi công công nghệ chống thấm kết hợp gia cố nền cuội sỏi bằng tường Baret................................................................................................64 Hình 2.46. Hình ảnh công tác thi công đào hố móng tường Baret......................64 7 Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Trong những năm qua, trên địa bàn khu vực Tây Bắc thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm 12 tỉnh (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang) và 21 huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, đã xây dựng được 11.339 đập dâng các loại, đảm bảo tưới cho 119.140ha lúa vụ chiêm và 160.188ha lúa vụ mùa. Các đập dâng đã góp phần tích cực trong công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, tạo chuyển biến rõ nét, cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp – nông thôn. Tuy nhiên, trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (lũ, hạn hán xảy ra thường xuyên) , sự xuống cấp của công trình theo thời gian, trình độ dân trí thấp cũng như hạn chế trong công tác quản lý vận hành đã làm suy giảm hiệu quả của các công trình đập dâng. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân gây suy giảm hiệu quả các công trình đập dâng, nhóm đề tài đã tiến hành nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khoa học, công nghệ tiên tiến, phù hợp để khắc phục các tồn tại của công trình, phục vụ công tác sửa chữa, nâng cao hiệu quả vận hành, khai thác các công trình đập dâng vùng Tây Bắc. Các giải pháp khoa học đề xuất trong báo cáo này có tính khả thi, dễ ứng dụng, dễ thi công, dễ thay thế, sửa chữa, vận hành khai thác, có khả năng nhân rộng, đơn giản, sử dụng tối đa vật liệu địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tế của khu vực Tây Bắc. 1.2. Cơ sở lập báo cáo 1.2.1. Cơ sở pháp lý - Căn cứ vào đề cương đề tài: “Nghiên cứu đề xuất và ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp nâng cao hiệu quả các công trình đập dâng vùng Tây Bắc”. 8 - Căn cứ quyết định số: 4353QĐ- ĐHQGHN ngày 30122016 của Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội về việc phê duyệt tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện và phân bổ kinh phí triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc - Căn cứ hợp đồng số: 042016HĐ-KHCN-TB.14C13-18 ngày 30122016 về việc nghiên cứu đề xuất và ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp nâng cao hiệu quả các công trình đập dâng vùng Tây Bắc được ký kết giữa Văn phòng chương trình Tây Bắc với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. - Căn cứ quyết định số: 2109QĐ- VKHTLVN ngày 30122016 về việc Giao cán bộ tham gia thực hiện các hạng mục công việc năm (2016+2017) đề tài cấp Nhà nước: "Nghiên cứu đề xuất và ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp nâng cao hiệu quả các công trình đập dâng vùng Tây Bắc. 1.2.2. Cơ sở khoa học Báo cáo này được lập trên cơ sở tổng hợp, phân tích kết quả của các báo cáo chuyên đề sau: (1) Báo cáo tổng hợp các nguyên nhân gây suy giảm hiệu quả các công trình đập dâng vùng Tây Bắc; (2) Báo cáo nghiên cứu giải pháp hệ thống lấy nước kiểu ngầm để thay thế cho hệ thống lấy nước kiểu truyền thống; (3) Báo cáo n ghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế thi công kết cấu bê tông vỏ mỏng để khôi phục và nâng cấp thân đập dâng khu vực Tây Bắc; (4) Báo cáo n ghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế thi công bê tông (cát sỏi, astphalt) tự lèn để nâng cấp thân đập dâng có kết cấu dạng rọ đá trên địa bàn Tây Bắc; (5) Báo cáo nghiên cứu giải pháp dập dâng kết hợp cửa phai xả bùn cát ở dòng chính; (6) Báo cáo n ghiên cứu đề xuất các giải pháp chống thấm kết hợp gia cố nền cuội sỏi cho các đập dâng trên địa bàn Tây Bắc. 9 Chương 2. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN, HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CÔNG TÁC SỬA CHỮA, VẬN HÀNH, KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP DÂNG VÙNG TÂY BẮC 2.1. Nghiên cứu đề xuất giải pháp hệ thống lấy nước kiểu ngầm để thay thế cho hệ thống lấy nước kiểu truyền thống 2.1.1. Cơ sở khoa học của giải pháp Thực trạng hiện nay ở hầu hết các công trình đập dâng vùng Tây Bắc, các hệ thống cửa lấy nước truyền thống trên đập đều bị bồi lấp theo mức độ nặng nhẹ khác nhau sau mỗi mùa mưa lũ; các công trình đầu mối phổ biến ở xa khu dân cứ, kinh phí bảo dưỡng, vận hành hàng năm rất khó khăn nên việc cửa lấy nước b ị bồi lấp đã làm suy giảm đáng kể hiệu quả lấy nước của công trình. Xuất phát từ thực tế trên, đòi hỏi phải có một giải pháp lấy nước được trong mọi điều kiện mưa lũ, không bị bồi lấp theo thời gian. Nhóm đề tài đã đề xuất giải pháp lấy nước kiểu ngầm thông qua hệ thống ống thu nước nằm ngang kết hợp vật liệu lọc có sẵn trên các trầm tích sông suối, bồi lắng trước đập dâng. Để có cơ sở khoa học, nhóm đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá các đặc trưng lớp trầm tích, bồi lắng cuội sỏi, cát lòng suối vùng Tây bắc; nghiên cứu cơ sở lý thuyết kết hợp với thí nghiệm mô hình vật lý, từ đó tìm ra các thông số, quan hệ giữa các thông số đặc trưng địa chất thủy văn làm cơ sở cho thiết kế giải pháp công nghệ. 2.1.1.1 Đặc điểm địa chất thủy văn của các lớp bồi tích lòng sông, suối khu vực Tây Bắc. Với đặc điểm địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lòng suối lớn, mặt khác các thành tạo địa chất khu vực Tây Bắc chủ yếu là các trầm tích lục nguyên với thành phần chính là cát kết, thành tạo magma chủ yếu là granit hạt thô nên sản ph ẩm phong hóa của các thành tạo này đa số là hạt thô kết hợp giữa điều kiện địa hình địa chất nói trên nên bồi tích lòng chủ yếu là cuội sỏi lẫn tảng. Tùy 10 theo hình dạng tồn tại cũng như sự phân bố địa tầng tại các khu vực có thể chia ra một số dạng cấu trúc nền cuội sỏi cụ thể như sau. - Dạng 1: Nền cát cuội sỏi phủ trực tiếp lên nền đá gốc hai bên bờ không có thềm bồi dạng cấu trúc này phổ biến ở các vùng núi cao địa hình dốc thung lũng sông hẹp.. Hình 2.1: Cấu trúc sông suối có nền dang I Lớp 1: Cuội tảng lẫn cát sỏi màu xám trắng, xám vàng bán tròn cạnh chiều dày của lớp thay đổi từ 0.6 đến 6.1 m. Trên cơ sở phân tích kết quả thí nghiệm thành phần hạt của các mẫu thí nghiệm và các mẫu thu thập được cho thấy đây là lớp có hệ số thấm lớn mức độ lưu thông nước tốt. Một số đặc điểm địa chất thủy văn của lớp được trình bày ở bảng dưới đây (bảng 2.1) Bảng 2.1: Đặc điểm địa chất thủy văn của lớp 1 cấu trúc dạng 1 Chỉ tiêu phân tích Kích thước (mm) Đơn vị Giá trị trung bình Thành phần hạt Cuội tảng (mm) 60-40 2.7- 10.5 40-20 4.2-3.1 Sỏi sạn 20-10 3.3- 5.8 10-5 3.0-17.0 5-2 4.0 -21.0 Hạt cát (mm) 2-0.5 8.5-11.2 0.5-0.25 1.2-7.1 0.25-0.1 0.2-8.1 0.1-0.05 7.0-11.6 Hạt bụi (mm) 0.05-0.01 0.1-2.8 0.01-0.005 Hạt sét (mm)

Ngày đăng: 07/03/2024, 08:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w