1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dụng nông thôn mớtại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam

124 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Nguyến Ngọc Thủy
Người hướng dẫn TS. Tràn Phước Trữ
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Lí Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 26,95 MB

Cấu trúc

  • 1.1. LY LUAN CHUNG VE VON BAU TU XAY DUNG NONG THON MOI (0)
    • 1.1.1. Một số khái niệm a) 1.1.2. Đặc điểm, vai trò các loại vốn đầu tư xây dựng NTM (19)
  • 12. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VE VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI. 20 1.2.1. Ban hành và tô chức thực hiện các chính sách, văn bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới (30)
    • 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới (31)
    • 1.2.3. Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới (34)
    • 1.2.4. Tô chức huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới (0)
    • 1.2.5. Quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới. 1.2.6. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong sử dụng vốn đầu tư xây. dựng nông thôn mới 31 (40)
    • 1.4.1. Kinh nghiệm từ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (0)
    • 1.4.2. Kinh nghiệm từ huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam (48)
    • 1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Thăng Bình (49)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ VÓN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI. TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TĨNH QUẢNG NAM (53)
    • 2.1. KHÁI QUÁT ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TE XÃ HỘI HUYỆN "9o 1 ............Ôâw 44 1. Điều kiện tự nhiên 2. Đặc điểm kinh tế, xã hội...... 22. THUC TRANG CONG TAC QUAN LY NHA NUGC VE VON BAU TU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH (0)
      • 2.2.1. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản quản lý vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới...........................2c222ttzzczvrrrrrccerrrree. ŠT 2.2.3. Thực trạng lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới (61)
      • 2.2.4. Thực trạng huy động và sử dụng vốn xây dựng nông thôn mới (74)
      • 2.2.5. Thực trạng quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng NTM...71 2.2.6. Thực trạng kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong sử dụng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới..........................2++22222tttzrrzrrrrrrreerrrrreeee. 73) (0)

Nội dung

LY LUAN CHUNG VE VON BAU TU XAY DUNG NONG THON MOI

Một số khái niệm a) 1.1.2 Đặc điểm, vai trò các loại vốn đầu tư xây dựng NTM

a Khái niệm nông thôn mới

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nông thôn là phần lãnh thổ của một nước hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp” [22]

Theo thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chung về khái niệm nông thôn là: “Nông thôn là phan lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị của thành phó, thị xã, thị tran được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”

Theo định nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông, thôn mới tại Việt Nam thì “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phó, thị xã, thị trắn được quản lý bởi cắp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã” Định nghĩa này được sử dụng trong nghiên cứu đề tài Với định nghĩa đó, nông thôn của Việt Nam có những đặc trưng riêng l5] Như vậy, nông thôn là một vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, VH-XH và môi trường trong một thẻ chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tô chức khác, phân biệt với đô thị

~ Khái niệm nông thôn mới:

Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phải là thị xã, thị trấn hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống Mô hình nông thôn mới là tổng thể, những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tô chức nông thôn theo tiêu chí mới đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong nông, thôn hiện nay [22]

Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn minh Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất:

~ Đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tắt cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội

~ Tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phô biến và vận dụng trên toàn lãnh thé

~ Xây dựng mô hình nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã hội góp phần thực hiện chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

~ Thay đổi cơ sở vật chất, diện mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong, đường lối, chủ trương phát triển đất nước và các địa phương

Theo tinh thin Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng khóa X về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ồn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ: hệ thống chính trị an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân ngày càng được nâng cao

- Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020” cho rằng: “Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hoá, tỉnh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới” [4]

Nông thôn mới (NTM) là tông thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt NTM là nông thôn văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ nét đẹp của truyền thống Việt Nam [5]

Ngày 16/8/2016 Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 gồm

+ Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

+ Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội;

+ Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân;

+ Giảm nghèo và an sinh xã hội;

+ Phát triển giáo dục ở nông thôn;

+ Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn;

+ Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn;

+ Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề;

+ Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân;

+ Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn;

+ Nâng cao năng lực xây dựng NTM và công tác giám sát, đánh giá thực hiện chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới [5] b Vấn đầu tư xây dựng nông thôn mới

~ Khái niệm vẻ vốn đâu tr:

Theo Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020: “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”

Vốn đầu tư là yếu tố đầu vào quan trọng, được sử dụng vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp và nền kinh tế của một quốc gia Đó là tắt cả những gì mà doanh nghiệp, nền kinh tế sử dụng vào quá trình sản xuất, nhằm mục đích tạo ra

6 ra ban dau khối lượng sản phẩm, hàng hóa có giá trị lớn hơn giá

NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VE VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 20 1.2.1 Ban hành và tô chức thực hiện các chính sách, văn bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới

Tổ chức bộ máy quản lý là quá trình dựa trên các chức năng ,nhiệm vụ è lực lượng, bố trí về cơ đã 5 được xác định của bộ máy quản lý để sắp xét

, xây dựng về mô hình và giúp cho toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động như một chỉnh thể có hiệu quả nhất.

Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng NTM là việc tô chức các khâu, các bộ phận quản lý, phân công nhiệm vụ quyền hạn và chỉ rõ vị trí của từng nhà quản lý các cấp trong hệ thống quản lý Tổ chức bộ máy quản lý chính là bắt đầu quá trình vận hành của bộ máy quản lý, không tách rời mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động sử dụng vốn trong đầu tư xây dựng NTM

Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng NTM là việc chuyển giao trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý, tạo lập và phân bổ nguồn vốn từ cơ quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới trực thuộc trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước nhằm đạt được mục tiêu chung Để bộ máy QLNN về xây dựng NTM ở các cấp thực sự đủ mạnh, linh hoạt, điều hành thực hiện tốt chương trình trong mọi hoàn cảnh, thì hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi nhiệm vụ phải luôn được chú trọng

Hoạt động quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý

Sơ đồ tô chức bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng NTM theo mô hình trực tuyến:

Người có thắm quyền quyết định đầu tư

Thủ trường các đơn vị được phân cáp.)

Cơi chức (Kế hoạch & đâu ‘ feta chính Xây dymg, Than tea) “Cơ quan cắp ỐnKho bạc

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng NTM

Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng NTM được thực hiện ở các chủ thê

~ Người có thẩm quyền quyết định đầu tư, là người đại diện theo pháp luật của tô chức

- Các cơ quan chức năng của nhà nước, thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý vốn đầu tư xây dựng NTM như Kế hoạch - Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Kinh tế hạ tầng, Thanh tra, tham gia từ khâu lập kế hoạch, triển khai, thanh quyết toán và m tra, giám sát

~ Cơ quan cất , thực hiện việc cấp vốn theo đề nghị của chủ đầu tư, thanh toán trực tiếp cho nhà thầu Hiện tại cơ quan cấp vốn trên địa bàn huyện do Kho bạc Nhà nước kiểm soát và thanh toán

~ Chủ đầu tư, là người sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật

- Các nhà thầu, là người bán sản phẩm cho chủ đầu tư Một dự án có thể có một hoặc nhiều nhà thầu như tư vấn lập dự án, thiết kế, giám sát chất lượng công trình, quản lý dự án, cung cấp máy móc thiết bị và nhà thầu xây lắp thực hiện việc thi công xây dựng công trình

Các tiêu chí đánh giá:

- Số lượng cán bộ, công chức chuyên trách quản lý về vốn đầu tư xây dựng NTM;

- Sự hợp lý trong phân cấp quản lý;

~ Sự rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ.

Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới

Sau khi danh mục dự án xây dựng nông thôn mới được phê duyệt (theo Đề án xây dựng nông thôn mới của huyện và xã), cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiền hành lập kế hoạch vồn đầu tư

Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất đẻ thực hiện các mục tiêu đã đề ra

Xây dựng kế hoạch huy động, phân bỏ và sử dụng vốn căn cứ vào việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương, khả năng cân đối nguồn thu của địa phương và các nguồn khác trong từng giai đoạn

Nội dung kế hoạch vốn đầu tư bao gồm: tổng mức đầu tư của các dự án xây dựng nông thôn mới; phương án huy động vốn theo tiến độ, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án

'Việc xây dựng kế hoạch huy động, phân bổ và sử dụng vốn xây dựng nông thôn mới căn cứ vào việc phân cấp giữa trung ương và địa phương, khả năng cân đối thu của địa phương và các nguồn khác trong từng giai đoạn Kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn ngân sách phải được đưa vào dự toán ngân sách để trình cơ quan nhà nước cấp cao hơn thâm định và phê duyệt

'Trong công tác quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng NTM, công tác kế hoạch phân bổ vốn có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đầu tư Để làm tốt công tác kế hoạch phân bô vốn, UBND các cấp phải đánh giá cơ cấu vốn

NSNN dau tu cho xây dựng NTM, nhiệm vụ phát triển NTM trên địa bàn, kế hoạch phân bổ vốn cho từng dự án năm trước, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phân bé vốn đó với số thực hiện trong năm Việc đánh giá được cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa vốn được giao năm kế hoạch; đối tượng được phân bổ vốn trong năm; kết quả thực hiện vốn được phân bồ trong năm của từng đối tượng.

Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện năm tiếp theo được xây dựng như sau: căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch năm trước, Ban quản lý xã dự thảo kế hoạch, bản dự thảo kế hoạch được công bố công khai tại trụ sở UBND xã và được chuyền cho các trưởng thôn để chủ trì tổ chức họp với tắt cả các hộ dân trong thôn, có sự tham gia của các đoàn thể xã hội để thảo luận lấy ý kiến đóng góp Các ý kiến đóng góp của nhân dân được ghi thành biên bản và được chuyền tới Ban quản lý xã và Hội đồng Nhân dân xã Trong vòng 15 ngày sau khi bản dự thảo kế hoạch được công bố công khai và sau khi đã họp lấy ý kiến nhân dân, Hội đồng Nhân dân xã tổ chức cuộc họp nghe ý kiến đại diện các thôn, ý giải trình, tiếp thu của Ban quản lý xã, trên cơ sở đó ban hành Nghị quyết thông qua kế hoạch năm tiếp theo hoặc yêu cầu

Ban quản lý xã chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp Danh mục công trình, dự án dự kiến ưu tiên đầu tư phải có trong danh mục công trình, dự án của đề án xây dựng NTM xa

Sau khi được Hội đồng Nhân dân xã thông qua, Ban quản lý xã gửi kế hoạch cho UBND huyện đề tông hợp, thâm định và trình HĐND huyện duyệt

Kế hoạch chung toàn huyện và trình UBND tỉnh (thông qua cơ quan tham mưu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) UBND tỉnh trình kế hoạch thực hiện Chương trình toàn tỉnh trình

HĐND tỉnh thông qua và báo cáo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(1)UBND xã BQL NTM xã tham mưu dự thảo Kế hoạch

Lay y kién Ban Nhan dan j¢ -+| thn t6 chire hop dan (lin 1)

Layykién | Đại diện các Ban ô——4] Nhan dõn thụn tham gia (lần 2)

Phòng tham mưu: Tài chính ~Kế hoạch; Nông nghiệp&PTNT Tổng hợp trình HĐND huyện

Sở tham mưu: KH&ĐT; Tài chính; Nông nghiệp&PTNT; Văn phòng NTM 'Tổng hợp trình HĐND tỉnh thông qua và báo cáo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,

Hình 1.2: Quy trình xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng NTM

~ Tính phù hợp của quy trình, chất lượng lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới

Kế hoạch vốn đầu tư trong xây dựng nông thôn mới trước hết phải phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội địa phương Với điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, vốn có hạn trong khi nhu cầu đầu tư lại cao thì việc lập các dự án xây dựng nông thôn mới trong điều kiện cho phép là một tiêu chí xem xét mức độ phù hợp của kế hoạch vốn đầu tư trong phát triển NTM tại huyện

Bên cạnh đó kế hoạch vốn cũng cần phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông thôn mới của địa bàn Do đó, để đảm bảo tính phù hợp, kế hoạch vốn đầu tư này phải tuân thủ đúng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đã được phê duyệt Mức độ phù hợp là một tiêu chí đánh giá chất lượng kế hoạch vốn Đảm bảo mức độ phù hợp sẽ giúp cho kế hoạch vốn khả thi và hiệu quả hơn

~ Tính khả thí của kế hoạch

Kế hoạch vốn xây dựng đảm bảo quy trình, sát với thực tế, có khả năng triển khai thực hiện hoàn thành trong năm kế hoạch

~ Tính hiệu quả của kế hoạch

Tính hiệu quả của kế hoạch vốn đầu tư được xem xét ở việc các dự án phải được xây dựng đúng mục tiêu chiến lược, mục tiêu ưu tiên, hoàn thành đúng tiến độ, đem lại lợi ích cho cộng đồng thông qua việc kiểm tra, đánh giá.[7]

1.2.4 Tổ chức huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới

Quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới 1.2.6 Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong sử dụng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới 31

toán cho từng dự án xây dựng nông thôn mới có thể được thực hiện theo các phương thức sau:

+ Thanh, quyết toán vốn đầu tư theo từng bước của dự án xây dựng NTM Đây là phương thức mà việc phân bổ vốn cho dự án căn cứ vào giá trị khối lượng công việc dự kiến thực hiện trong năm kế hoạch, việc thanh toán vốn dựa vào giá trị khối lượng công trình hoàn thành thực tế trong năm

+ Thanh, quyết toán vốn cho dự án xây dựng NTM gắn với đầu ra và kết quả Việc phân bỗ vốn căn cứ đầu ra của hoạt động đầu tư xây dựng được dự kiến theo năm kế hoạch, việc thanh toán vốn dựa vào giá trị khối lượng công trình hoàn thành thực tế trong năm và các điều khoản cụ thể trong hợp đồng xây dựng

'Việc thanh, quyết toán đối với vốn đầu tư xây dựng đã phức tạp, với vốn đầu tư trong xây dựng NTM còn phức tạp hơn bởi các công trình thường có giá trị lớn, thời gian thi công dài, do đó, để việc thanh, quyết toán vốn đầu tư thuận lợi, các cơ quan QLNN cần có sự hướng dẫn cụ thể, chính xác, kịp thời các thủ tục thanh, quyết toán cho các chủ đầu tư Các cơ quan QLNN cũng cần có những quy định cụ thể về thời hạn thanh quyết toán và những chế tài đối trình ới chủ đầu tư khi chậm thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công

Thanh toán vốn đầu tư xây dựng NTM, phải tuân thủ đúng quy tắc, đúng quy trình, đúng công trình và đúng khối lượng phát sinh thực tế, đảm bảo kịp thời không ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình và thời gian khai thác sử dụng của dự án, gây ảnh hưởng tới các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội Mặt khác, còn tránh tình trạng nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản, đây là nguyên nhân trực tiếp gây khó khăn cho các đơn vụ thi công, đơn vị quản lý và gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến nên kinh tế

Số liệu quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, là căn cứ đề ghi chép, hạch toán hình thành tài sản Nhà nước đưa vào sử dụng, đồng thời giải quyết các vất liên quan đến thủ tục thanh toán, xác định công nợ, báo cáo hoàn công làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả quá trình đầu tư và có giải pháp khai thác sử dụng dự án, công trình sau ngày hoàn thành.[ 17]

~ Tính công khai, minh bạch của thủ tục thanh, quyết toán

- Tính cụ thể, chính xác, kịp thời khi hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thanh, quyết toán vốn đầu tư

~ Tỷ lệ thanh, quyết toán hoàn thành trong năm

~ Tỷ lệ % thanh toán vốn = (Gia tri thanh toán / Giá trị nghiệm thu) x

~ Tỷ lệ % công trình quyết toán = (Số công trình quyết toán/Tổng số công trình được đầu tư) x 100%

1.2.6 Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong sử dụng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới

Là hoạt động của cơ quan QLNN trong quá trình huy động, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình Đây là hoạt động quan trọng cần triển khai trước, trong và sau khi dự án được phê duyệt Đối với vốn NSNN, êm tra, giám sát vốn đầu tư nhằm đánh giá kết quả thực hiện đầu tư theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư, phù hợp với định hướng của CTMTQG xây dựng nông thôn mới Đối với các nguô vốn khác, thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thấm quyền chấp thuận, tiến độ thực hiện, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đắt đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật[1§]

Qua công tác kiểm tra giúp phát hiện những trường hợp vi phạm, từ đó cần xử lý nghiêm các trường hợp lạm dụng, gian lận, sử dụng lãng phí tra, giám sát quá trình đầu tư vốn xây dựng NTM, bao iêm tra việc chấp hành quy định của Chính phủ, HĐND lao kế hoạch hàng năm; Kiểm tra tình hình thực hiện chi đầu Công tác gồm các công việc: về lập, phân

1 êm tra các báo cáo của Phòng Tài chính - Kế hoạch về quyết toán vốn đầu tư; Kiểm tra việc chấp hành các quy định khi thanh toán, tạm ứng từ đó phát hiện ra các sai phạm trong quá trình quản lý để chắn chỉnh giúp nâng cao chất lượng quản lý chỉ đầu tư xây dựng NTM ngày được nâng cao và đáp ứng mục tiêu quản lý của Nhà nước.[17]

~ Tính hợp lý của kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra, giám sát đúng thời điểm, đúng đối tượng sẽ giúp cho quá trình quản lý được thực hiện tốt, phát hiện kịp thời những nguy cơ, dấu hiệu rủi ro tài chính và vấn đề nảy sinh, từ đó có biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả Kiểm tra, giám sát hợp lý sẽ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lầu tư[19]

~ Tính công khai, minh bạch của công tác kiểm tra, giám sát

Tiêu chí này phản ánh tính dân chủ của cơ quan QLNN đối với việc quản lý vốn đầu tư Mức độ công khai, minh bạch của công tác kiểm tra, giám sát cảng cao chứng tỏ việc thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan quản lý càng tốt và ngược lại

~ Tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát

Tính hiệu lực, hiệu quả được phản ánh thông qua việc đánh giá hệ thống chế tài được thiết kế đủ mạnh và rõ ràng đối với các trường hợp vi phạm, đồng thời phải gắn với quyền và trách nhiệm của từng chủ thể liên quan đến việc sử dụng vốn đầu tư hay không Tính hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát còn được đánh giá ở mức độ thất thoát vốn trong quá trình đầu tu.[19]

~ Tỷ lệ % dự án được kiểm tra, giám sát = (Số dự án được kiểm tra/ số dự án triển khai thực hiện) x 100%

13 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN CONG TAC QUAN LY NHA NƯỚC VỀ VỐN ĐÀU TƯ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.3.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương là bước tạo đà quan trọng và có ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng nông thôn mới về sau Một địa phương có điều kiện kinh tế phát triển sẽ là động lực giúp công tác huy động vốn thuận tiện và dễ dàng hơn Ngược lại, khi kinh tế địa phương không được đảm bảo, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn thì đồng nghĩa với việc cần đầu tư thêm nhiều hạng mục công trình trong khi nguồn vốn huy động còn khá hạn chế gây ảnh hưởng đến tiến độ trong xây dựng nông thôn mới

Xét về mặt cơ cấu, hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn ở khu vực nông thôn, trong khi đó sản xuất nông nghiệp nước ta phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tác động tích cực đến phát triển sản xuất nông nghiệp và ngược lại Do đó, mọi sự biến đồi trong tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của cư dân nông thôn từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng NTM ở mỗi địa phương Tài nguyên thiên nhiên đồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi cũng là yếu tố tích cực thu hút các vốn đầu tư cho xây dựng NTM Trình độ phát triển kinh tế ở địa phương ở mức cao, người dân có mức sống tốt thì có thẻ thực hiện huy động vốn của địa phương cũng như trong cộng đồng dân cư tốt hơn, xây dựng NTM vì thế cũng sẽ thuận lợi hơn Kinh tế càng phát triển thì của cải vật chất được tạo ra ngày càng nhiều, nhu cầu và chất lượng cuộc sống tăng lên Khi kinh tế phát triển, các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm các tổ chức, cá nhân có thêm điều kiện và tiềm lực để đầu tư phát triển Cả hai yếu tố trên là điều kiện đề các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư trực tiếp, gián tiếp vào xây dựng công trình hạ tầng KT-XH thông qua các kênh huy động vốn khác nhau Tốc độ phát triển kinh tế là yếu tố bao trùm mang tính chất chỉ phối các yếu tố khác tác động đến việc huy động, sử dụng vốn cho xây dựng NTM

Sự ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở địa phương: Chương trình nông thôn mới đã và đang có kết quả tích cực đến mọi mặt đời sống của người dân nông thôn từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, văn hóa, y tế, giáo dục Người dân được áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng trọt chăn nuôi Đời sống người dân cũng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt làng xã đã thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được đảm bảo hơn Nó làm thay đổi hầu hết bộ mặt đời sống dân cư, đưa chất lượng sống của người dân ngày càng cải thiện Tạo điều kiện và phát huy tối đa tiềm năng vốn có của địa phương Mức độ ảnh hưởng này sẽ quyết định đến sự tham gia đóng góp của người dân trong chương trình xây dựng NTM ở từng địa phương

Mức đóng góp phù hợp với thu nhập: Muốn huy động vốn từ cộng đồng dân cư một cách hợp lý và tương xứng với điều kiện kinh tế địa phương thì yếu tố thu nhập của hộ gia đình được quan tâm hàng đầu Chính mức thu nhập của hộ sẽ quyết định hộ sẽ có mức đóng góp cho chương trình là bao nhiêu Nếu thu nhập hộ càng cao thì khả năng đóng góp cho chương trình lại càng lớn và dễ dàng hơn so với những hộ có thu nhập thấp và khó khăn.[ 1]

1.3.2 Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới

Kinh nghiệm từ huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

“Trước hết, huyện xác định rõ vai trò của cắp ủy, chính quyền, Mặt trận, các tô chức đoàn thể có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện, nhất là đây mạnh công tác tuyên truyền, vận động, làm cho người dân thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi trong xây dựng NTM Đồng thời, huyện đã lấy địa bàn xã làm đối tượng, lấy người dân làm chủ thể của Chương trình, xây dựng mô hình xã chuẩn toàn diện về tất cả các lĩnh vực Chính nhờ vậy đã thu hút được sự tham gia của cả cộng đồng và tạo ra phong trào thi dua sôi ở tất cả các địa phương

Huyện đã phát động mỗi ngành, mỗi đơn vị một phong trào để chung tay xây dựng NTM, nỗi bật là các phong trào như “Phú Ninh chung sức xây dựng NTM”, “Thanh niên chung tay xây dựng NTM”, “Thắp sáng đường quê”, “Chung sức trợ giúp xóa đói giảm nghèo 11 thôn bản đặc biệt khó khăn của huyện” tạo ra một làn sóng thi đua sồi nỗi trên khắp toàn huyện

Bên cạnh đó, huyện rất chú trọng đến công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, đặc biệt là cán bộ cơ sở Mỗi một cán bộ từ cấp huyện đến cấp xã, thôn, đặc biệt là các thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) Chương trình phải được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về xây dựng NTM; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nòng cốt Để chủ động trong quá trình thực hiện Chương trình, Phú Ninh đã lập kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ, từng giai đoạn Huyện đã tiến hành điều tra, nắm chắc tình hình cơ bản của 10 xã trong huyện Từ đó, phân ra nhóm xã có hiện trạng CSHT tốt, có điều kiện thuận lợi thì giao kế hoạch để các địa phương thuộc nhóm đó triển khai và phấn đấu hoàn thành sớm Để hoàn thành Chương trình cần phải có nguồn lực khá lớn Rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển, Phú Ninh đã huy động tổng hợp từ nhiều nguồn Lấy nguồn lực huy động tại chỗ là quan trọng, sự hỗ trợ của ngân sách là cần thiết và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và con em đang sinh sống ở mọi miền đất nước 9 năm qua, Phú Ninh đã huy động gần 50 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính xây dựng được Š trạm y tế, 6 trường học, đường sá và một số công trình phúc lợi khác; Nguồn vốn đóng góp của nhân dân hơn 40 tỷ đồng, hơn 1.000 ngày công, nhiều hiện vật và hàng ngàn mỶ đắt được người dân hiến tặng Ngoài sự đầu tư của ngân sách, Phú Ninh đã huy động được hơn 400 tỷ đồng nguồn vốn ODA để lồng ghép xây dựng NTM, trong đó quỹ Arập - Xê út tài trợ hơn

330 tỷ đồng Các nhà hảo tâm và con em xa quê thành đạt ủng hộ hơn 3 tỷ đồng xây dựng các công trình phúc lợi và đóng góp cho các quỹ khuyến học, khuyến tài ở địa phương.

Bài học kinh nghiệm đối với huyện Thăng Bình

Bảo đảm dân chủ, minh bạch, công khai trong việc huy động, sử dụng các NLTC cho xây dụng NTM, phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân Việc xây dựng NTM phải bảo đảm dân chủ từ khâu triển khai chủ trương, nghị quyết của Đảng đến tổ chức thực hiện và đánh giá Những nội dung triển khai thực hiện ở cơ sở, phải được công khai để nhân dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra; đặc biệt xây dựng các công trình CSHT cần công khai quy hoạch, thiết kế, dự toán, cách thức tổ chức thực hiện, quyết toán minh bạch để nhân dân giám sát Thực hiện tốt các vấn đề này sẽ tạo được niềm tin và khuyến khích người dân tham gia đóng góp nguồn lực thực hiện chương trình Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc huy động, sử dụng vốn cho Chương trình xây dựng NTM, đảm bảo việc đầu tư hiệu quả, đúng trọng tâm theo lộ trình đã dé ra Để có thể huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng NTM một cách hiệu quả, việc áp dụng các chính sách động viên, khuyến khích là hết sức cần thiết song cần có sự phân biệt Thời gian qua huyện đã chú trọng công tác huy động và sử dụng nguồn vốn có vai trò lớn trong quản lý vốn xây dựng NTM trên địa bàn: lẻ

- Xây dựng nông thôn mới thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Do đó, phải gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Công tác tuyên truyền, vận động quan chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu và phát huy vai trò chủ thể của người dân

~ Phải có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể; vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách và có phương thức huy động nguồn lực phù hợp

~ Phải có hệ thống chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyện nghiệp, sát thực tế

~ Lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng ép quá sức dân Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư vốn

NSNN phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân và phải được cấp ủy chính quyền các cấp từ cơ sở xem xét và đề nghị, tiến tới xã hội hoá công tác đầu tư và xây dựng

Nâng cao chất lượng công tác lập thẩm định phê duyệt dự án, trách nhiệm của cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thâm quyền quyết định trong từng lĩnh vực và quyết định đầu tư đối với hiệu quả của dự án Việc lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án phải phù hợp với qui hoạch, kế hoạch đầu tư của huyện, xã

Việc phân bổ, bố trí theo đúng các tiêu chí, nguyên tắc quy định, đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương, tập trung không dàn trải, tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư nhằm ngăn chặn tình trạng đầu tư không hiệu quả gây thất thoát, lăng phí Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, nâng cao chất lượng hệ thống thanh tra chuyên ngành, trung tâm kiểm định chất lượng, mở rộng công tác giám sát có sự tham gia của cộng đồng

Bảo đảm các công trình được bố trí vốn của Nhà nước phải được thanh quyết toán đúng tiến độ và thời gian

Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trước pháp luật nếu để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn đầu tư gây thiệt hại cho nhà nước

Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán chủ đầu tư, quản lý dự án đầu tư, giám sát, đánh giá đầu tư, đấu thầu, thanh quyết toán công trình đặc biệt là quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp huyện, xã, bảo đảm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các nguồn vốn bổ sung vào ngân sách đẻ đầu tư xây dựng nông thôn mới Và đặc biệt nâng cao quá trình kiểm tra, giám sát Kinh nghiệm cho thấy sẽ tránh được sai sót và mang lại hiệu quả cao hơn khi dự án nào được theo dõi sát sao, thanh tra, kiểm tra kỹ càng.

Chương I tác giả đã nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới Nội dung bao gồm lý luận chung về vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới; 06 nội dung QLNN về vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới: Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản về đầu tư xây dựng NTM; Tổ chức bộ máy QLNN về vốn đầu tư xây dựng NTM; Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng NTM; Tổ chức huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng NTM; Quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng NTM; Kiểm tra, xây dựng NTM; bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá QLNN lám sát và xử lý vi phạm trong sử dụng vốn đầu tư về vốn đầu tư xây dựng NTM cho từng nội dung cụ thể; các nhân tố ảnh hưởng và tham khảo kinh nghiệm QLNN về số địa phương Đây là cơ sở để tác giả tiến hành phân tích thực trạng tại

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ VÓN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TĨNH QUẢNG NAM

Ngày đăng: 07/03/2024, 00:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN