Tên Công ty • Viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN SAPPHIRE MEDIA • Viết bằng tiếng nước ngoài: SAPPHIRE MEDIA JOINT STOCK COMPANY • Viết tắt: SAPPHIRE MEDIA .,JSC Trụ sở công ty : Số 368A đường Phúc Diễn, phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Ngày thành lập: 01122020 Tổng giám đốc công ty: Bùi Quang Vinh
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Giới thiệu về công ty và các quy định nội bộ, quy định về an toàn lao động
1.1.1 Giới thiệu về công ty thực tập
Viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN SAPPHIRE MEDIA
Viết bằng tiếng nước ngoài: SAPPHIRE MEDIA JOINT STOCK COMPANY
Viết tắt: SAPPHIRE MEDIA ,JSC
Trụ sở công ty : Số 368A đường Phúc Diễn, phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng giám đốc công ty: Bùi Quang Vinh
Hình 1.1: Logo Công ty Cổ phần Sapphire Media
Quá trình phát triển của đơn vị
Giai đoạn 1: Thành lập và xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh, phân phối các sản phẩm máy vi tính, thiết bị điện tử (2020 - 2021)
Giai đoạn 2: Mở rộng kinh doanh đa dạng thiết bị điện tử, văn phòng phẩm, sản xuất nội dung số (2021 - 2022)
Giai đoạn 3: Đổi mới công nghệ, áp dụng AI vào sản xuất nội dung số, tích hợp AI vào thiết bị điện tử (2022 - nay)
Các thành tựu đạt được của công ty:
Công ty đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển, đó là cơ sở cho sự thành công và bền vững trong tương lai.
Tối ưu hóa hiệu quả: o Nền tảng sản xuất tự động hóa giúp tăng năng suất sản xuất lên 30%. o Hệ thống quản lý thông tin ERP giúp giảm chi phí sản xuất 15%.
Giảm thiểu rủi ro: o Đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định o Giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng sản phẩm. o Tỷ lệ lỗi sản phẩm dưới 1%
Mở rộng hợp tác: o Hợp tác với hơn 10 nhà cung cấp linh kiện uy tín trên toàn cầu. o Tham gia vào các dự án hợp tác phát triển sản phẩm mới với các công ty công nghệ hàng đầu.
Mở rộng thị trường: o Mở rộng kênh phân phối sản phẩm sang 3 quốc gia trên thế o Doanh thu tăng trưởng 25% trong năm 2023.
Chuyên môn lĩnh vực của công ty Sapphire Media bao gồm:
Tư vấn giúp khách hàng hiểu về hoạt động của các thiết bị điện tử, máy vi tính.
Thiết kế, xây dựng giải pháp theo yêu cầu của khách hàng.
Cung cấp các thiết bị âm thanh, hình ảnh, máy tính, laptop (Loa, máy chiếu, camera, màn hình, máy tính, laptop, máy quay phim…)
Lắp đặt, lập trình, kiểm thử hệ thống.
Đào tạo chuyển giao công nghệ, hướng dẫn và thực hiện bảo trì cho hệ thống.
Thời gian làm 6 ngày/tuần, 8h/ngày:
Đi làm phải đúng giờ.
Nghỉ phép/ra ngoài phải xin phép cấp trên và không quá 30 phút, báo cho phòng HC-NS.
Ðiều 2: Tác phong và trang phục
Tác phong, thái độ nghiêm túc khi làm việc.
Không chơi game, chơi bài, ăn nhậu trong giờ làm việc.
Không hút thuốc lá trong khu vực công cộng trong công ty.
Không cãi nhau, nói tục, làm ồn trong công ty.
Không có hành vi gian lận, tham lam.
Không cho người lạ vào khi chưa có sự đồng ý của cấp trên.
Trang phục chỉnh tề, trang nhã, đầu tóc gọn gàng.
Ðiều 3: Vệ sinh và an toàn
Luôn luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tại khu vực làm việc và khu vực chung. Nghỉ trưa ăn uống trên phòng ăn tầng 2, không ăn uống trong phòng làm việc Phải đổ rác hàng ngày, đúng nơi quy định.
phòng ngừa các tai nạn có thể xảy ra trong công việc, dảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Ðiều 4: Bảo quản tài sản:
Luôn bảo quản tài sản, có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản chung.
Báo cáo vật dụng bị hư hỏng để sửa chữa kịp thời.
Tắt điện, khóa cửa cẩn thận khi không sử dụng và khi ra về.
Bảo mật tất cả những thông tin của Công ty.
1.1.3 Tổ chức bộ máy của công ty
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy công ty
Ban Điều Hành / Tổng Giám Đốc
Phòng Tài Chính Kế Toán
Phòng Marketing Nghiên cứu và phát triển
Phòng Hành chính - Nhân sự:
- Chức năng: Nâng cao năng lực nguồn nhân lực, Quản trị hiệu quả công tác hành chính - nhân sự.
- Tuyển dụng nhân sự phù hợp với chiến lược phát triển.
- Quản trị hiệu quả công tác hành chính - nhân sự.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch gắn kết nhân viên.
- Soạn thảo và thực hiện quy định hành chính.
- Quản lý văn phòng, tài sản và an ninh công ty
- Hỗ trợ công tác đối ngoại và quan hệ với các cơ quan chức năng
- Xử lý các vấn đề hành chính, nhân sự khác
Phòng Tài chính - Kế toán:
- Chức năng: Tối ưu hóa hoạt động tài chính, Cung cấp thông tin tài chính minh bạch và chính xác.
- Hạch toán kế toán theo quy định và chuẩn mực quốc tế
- Lập và nộp báo cáo tài chính, thuế đầy đủ, đúng hạn
- Quản lý dòng tiền, ngân sách và đầu tư hiệu quả
- Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính
- Tư vấn và hỗ trợ các phòng ban về tài chính
- Lưu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán theo quy định
- Chức năng: Mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu, Nâng cao năng lực bán hàng và chăm sóc khách hàng.
- Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng
- Xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển thị trường
- Quản lý kênh phân phối và bán hàng hiệu quả
- Chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại và phản hồi
- Phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện mục tiêu kinh doanh
- Chức năng: Xây dựng thương hiệu mạnh và khẳng định vị thế thị trường,
Truyền thông hiệu quả, thu hút khách hàng tiềm năng.
- Lập kế hoạch và triển khai chiến lược marketing tổng thể
- Quản lý thương hiệu, xây dựng hình ảnh công ty
- Tổ chức các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại
- Quản trị website, mạng xã hội và các kênh truyền thông
- Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin khách hàng
Phòng Nghiên cứu – Phát triển:
- Chức năng: Đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm và công nghệ tiên tiến, Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo lợi thế cho công ty.
- Nghiên cứu thị trường, xu hướng công nghệ và nhu cầu khách hàng
- Phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có
- Quản lý dự án nghiên cứu và phát triển
- Hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, đối tác công nghệ
- Chuyển giao công nghệ và ứng dụng vào sản xuất
- Chức năng: Giao hàng và lắp đặt thiết bị theo yêu cầu, bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm, tư vấn hỗ trợ khách hàng, lập trình vi tính và các phần mềm AI.
- Quản lý hồ sơ và triển khai kế hoạch bảo dưỡng, bảo hành.
- Giải quyết thắc mắc và khiếu nại của khách hàng.
- Hỗ trợ kỹ thuật và chăm sóc khách hàng.
- Thu thập thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh.
- Phối hợp với các phòng ban khác trong công ty.
- Nâng cao chuyên môn kỹ thuật và tư vấn giải pháp cho khách hàng.
- Báo cáo thực hiện công việc và quản lý thông tin nội bộ.
- Lập trình phần mềm máy tính, xử lý lỗi phần mềm nếu có.
1.1.4 Quy định về an toàn lao động
Trang bị bảo hộ lao động:
Công nhân và kỹ sư phải được trang bị: o Quần áo, giày dép, và các trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với chức năng ngành nghề. o Mang theo quần áo bảo hộ, thẻ làm việc khi vào công trường. o Mang theo các thiết bị bảo hộ lao động đặc thù trước khi thực hiện công việc.
Khu vực nguy hiểm: o Phải được chỉ báo rõ ràng và có lưới bảo vệ.
Sử dụng điện và các thiết bị điện:
An toàn điện: o Luôn được tuân thủ nghiêm ngặt trong công trường. o Toàn bộ công nhân khi làm việc gần khu vực có điện và với các thiết bị điện đều phải tuân thủ quy định về an toàn sử dụng điện.
Thiết bị điện: o Phải được đấu cẩn thận và thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng đúng kỳ hạn. o Hộp điện:
Đặt trên giá cao hơn mặt đất ít nhất 60cm.
Có mặt thao tác hướng ra ngoài.
Kèm theo biển báo nguy hiểm. o Dây điện phục vụ công tác thi công:
Sử dụng dây có lõi mềm.
Rải dây điện, dây cáp qua đường giao thông trong công trường mà không có ống bảo vệ.
Di chuyển các vật kim loại dài (ống nước, thang nhôm…) gần đường dây điện trên không.
Quy tắc an toàn: o Ngắt cầu dao tổng và đảm bảo nguồn điện đã được cắt hoàn toàn trước khi sửa chữa thiết bị sử dụng điện. o Không bao giờ sờ tay ướt vào các thiết bị sử dụng điện. o Không rút phích cắm khỏi ổ cắm bằng cách kéo căng dây. o Không dùng chung nhiều phích cắm cho một ổ cắm. o Báo cáo ngay cho cán bộ phụ trách điện và an toàn điện nếu thấy có sự cố với các thiết bị và dụng cụ điện. o Tắt tất cả các thiết bị điện sau mỗi ngày thi công.
Nguyên nhân cháy nổ do điện, phóng điện:
Cấm: o Để các thiết bị điện làm việc quá tải so với định mức cho phép. o Để các thiết bị truyền tải điện tại những nơi ẩm thấp, ướt. o Để cáp điện, dây điện phục vụ thi công trầy xước, dập nát. o Để các chất dễ cháy nổ gần những nơi có khả năng sẽ phát sinh tia lửa điện. o Để các loại hoá chất có khả năng ăn mòn gần các thiết bị điện, dây điện.
Phải: o Có biện pháp chống sét đánh trực tiếp tại các hạng mục thi công ngoài trời.
Quy trình tổ chức, quản lý dây chuyền sản xuất tại nơi thực tập
Phòng kĩ thuật được tổ chức, hoạt động theo các bộ phận chuyên môn dưới sự quản lý và điều hành của Giám đốc dự án Bộ máy hoạt động bao gồm:
Kỹ thuật lắp đặt / Installation Engineer (IE)
Kỹ sư lập trình / Software Engineer (SE)
Giám đốc dự án: lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Phòng theo chức năng, nhiệm vụ được Ban Lãnh Đạo công ty giao.
Quản lý dự án: do Giám đốc công ty quyết định bổ nhiệm, Giám đốc dự án phân công nhiệm vụ cho Quản lý dự án để tham mưu, giúp việc choGiám đốc dự án về quản lý, điều hành các hoạt động của dự án.
Các vị trí trong phòng Kỹ thuật được tổ chức để giúp việc cho Giám đốc và Quản lý dự án thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao trong quá trình thi công dự án.
Một nhân sự có thể đảm nhiệm từ một đến nhiều vị trí trong Phòng, Ban, tùy thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân.
Hình 1.3: Phòng làm việc do Sapphire Media lắp đặt thiết bị
Hình 1.4: Bộ máy tính để bàn mới chuẩn bị lắp đặt
MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
Vị trí, Mô Tả Công Việc và Quá Trình Thực Hiện Công Việc Được Phân Công Trong Thời Gian Thực Tập
2.1.1 Vị trí công việc thực tập
Kỹ thuật lắp đặt: Nhân viên kỹ thuật lắp đặt là người phụ trách các công việc như thi công, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các thiết bị cho dự án cụ thể.
Kỹ thuật lập trình: Nhân viên kỹ thuật lập trình sử dụng những phần mềm có sẵn của các hãng tích hợp để cài đặt, cấu hình, kết nối thiết bị thành một hệ thống đồng nhất.
2.1.2 Mô tả công việc a Mô tả công việc và quá trình thực hiện kỹ thuật lắp đặt
Sửa chữa và bảo trì thiết bị:
Kỹ thuật viên Sửa Chữa và Bảo Trì Thiết Bị sẽ bao gồm những hoạt động chăm sóc về mặt kỹ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hay thay thế một số linh kiện, chi tiết bên trong các loại máy móc, thiết bị Nhằm duy trì hoặc khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường của máy móc sau một khoảng thời gian sử dụng.
Kiểm tra định kỳ, bảo trì và sửa chữa thiết bị: o Kiểm tra định kỳ:
- Xác định các thiết bị cần kiểm tra dựa trên danh sách, lịch sử bảo trì và mức độ quan trọng.
- Lập lịch trình kiểm tra chi tiết, bao gồm thời gian, nhân lực và dụng cụ cần thiết.
- Xác định các tiêu chí đánh giá tình trạng thiết bị (ví dụ: thông số kỹ thuật, độ mòn, hư hỏng).
Thu thập dữ liệu, ghi chép cẩn thận các thông tin về tình trạng thiết bị, bao gồm:
- Kiểu dáng, model, số serial
- Hiệu suất hoạt động (ví dụ: tốc độ, độ chính xác, năng suất)
- Tình trạng hao mòn (ví dụ: rỉ sét, biến dạng, mài mòn)
- Các dấu hiệu hư hỏng (ví dụ: tiếng ồn bất thường, rung động, rò rỉ)
- Sử dụng các công cụ đo lường và kiểm tra phù hợp (ví dụ: thước đo, đồng hồ đo điện, máy phân tích)
- Ghi chép cẩn thận các dữ liệu thu thập được vào bảng biểu hoặc biểu mẫu.
- So sánh dữ liệu thu thập được với các tiêu chí đánh giá để xác định tình trạng thiết bị (hoạt động tốt, cần bảo trì, cần sửa chữa).
- Phân tích nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề tiềm ẩn.
- Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các vấn đề và đề xuất các biện pháp khắc phục.
Viết báo cáo chi tiết về kết quả kiểm tra, bao gồm:
- Danh sách các thiết bị đã kiểm tra
- Tình trạng của từng thiết bị
- Các vấn đề tiềm ẩn được phát hiện
- Đề xuất các biện pháp khắc phục
- Báo cáo cần rõ ràng, súc tích và dễ hiểu. o Bảo trì:
Thực hiện các công việc bảo trì định kỳ:
- Thay thế các bộ phận hao mòn (ví dụ: dầu nhớt, bộ lọc, vòng bi)
- Bôi trơn các bộ phận chuyển động
- Vệ sinh thiết bị và khu vực xung quanh
- Kiểm tra độ mòn, hiệu chỉnh và điều chỉnh các thông số kỹ thuật
- Sử dụng các công cụ và kỹ thuật phù hợp cho từng loại công việc bảo trì.
Tuân thủ các quy trình bảo trì:
- Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các quy định an toàn.
- Sử dụng các phụ tùng thay thế chính hãng.
- Ghi chép đầy đủ các công việc bảo trì đã thực hiện vào nhật ký bảo trì.
Kiểm tra sau bảo trì:
- Khởi động và vận hành thiết bị để đảm bảo hoạt động bình thường.
- Kiểm tra lại các thông số kỹ thuật và hiệu suất hoạt động. o Sửa chữa:
Xác định nguyên nhân hư hỏng:
- Phân tích các triệu chứng và dấu hiệu hư hỏng.
- Kiểm tra các bộ phận liên quan để xác định nguyên nhân gốc rễ.
- Sử dụng các công cụ chẩn đoán và kỹ thuật troubleshoot để xác định lỗi.
Lựa chọn phương án sửa chữa:
- Xác định phương án sửa chữa phù hợp với tính chất hư hỏng, khả năng sửa chữa và chi phí.
- Lựa chọn phương án tối ưu nhất về hiệu quả, thời gian và chi phí.
- Khắc phục sự cố hư hỏng theo phương án đã lựa chọn.
- Sử dụng các công cụ và kỹ thuật phù hợp cho từng loại sửa chữa.
- Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sửa chữa.
Kiểm tra sau sửa chữa:
- Khởi động và vận hành thiết bị để đảm bảo hoạt động bình thường.
- Kiểm tra lại các thông số kỹ thuật và hiệu suất hoạt động.
- Ghi chép đầy đủ các công việc sửa chữa đã thực hiện vào nhật ký sửa chữa
Điều chỉnh, cài đặt lại và nâng cấp phần cứng và phần mềm của thiết bị: Để tối ưu hóa hiệu suất và bảo mật cho thiết bị, đã thực hiện các bước điều chỉnh phần mềm sau: o Xác định vấn đề:
Thu thập thông tin: Ghi chép các triệu chứng và dấu hiệu hư hỏng, bao gồm:
- Tình trạng hoạt động (ví dụ: không khởi động được, hoạt động chậm chạp, màn hình hiển thị sai lệch)
- Các thông báo lỗi (nếu có)
Phân tích thông tin: Dựa vào thông tin thu thập được, sử dụng kiến
Chẩn đoán: Sử dụng các công cụ chẩn đoán chuyên dụng để xác định chính xác vấn đề. o Lựa chọn phương án:
Cân nhắc các yếu tố:
- Tính khả dụng của linh kiện thay thế
- Sửa chữa: Nếu hư hỏng nhẹ và có thể sửa chữa với chi phí hợp lý.
- Thay thế: Nếu hư hỏng nặng hoặc không thể sửa chữa hoặc chi phí sửa chữa quá cao.
- Nâng cấp: Nếu muốn cải thiện hiệu năng hoặc dung lượng của thiết bị. o Thực hiện điều chỉnh:
Tuân thủ quy trình: Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc quy trình sửa chữa tiêu chuẩn.
Sử dụng dụng cụ phù hợp: Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sửa chữa.
Cẩn thận và tỉ mỉ: Thực hiện thao tác cẩn thận và tỉ mỉ để tránh làm hỏng các bộ phận khác của thiết bị. o Kiểm tra sau điều chỉnh:
Khởi động và vận hành thiết bị: Đảm bảo thiết bị khởi động và hoạt động bình thường.
Kiểm tra chức năng: Kiểm tra tất cả các chức năng của thiết bị để đảm bảo hoạt động chính xác.
Khắc phục lỗi: Nếu phát hiện lỗi, cần khắc phục trước khi bàn giao thiết bị cho khách hàng. o Ghi chép:
Ghi chép đầy đủ các công việc điều chỉnh phần cứng đã thực hiện vào nhật ký bảo trì.
Ghi chú các thông tin quan trọng như:
- Linh kiện thay thế (nếu có)
Cài đặt lại phần mềm: o Sao lưu dữ liệu:
Sao lưu tất cả dữ liệu quan trọng trên thiết bị trước khi cài đặt lại phần mềm.
Sử dụng các phương pháp sao lưu phù hợp như:
- Sao lưu vào ổ cứng ngoài
- Sao lưu vào dịch vụ lưu trữ đám mây
- Sao lưu vào ổ đĩa quang o Tạo bộ cài đặt:
Tải xuống bộ cài đặt hệ điều hành, phần mềm ứng dụng và trình điều khiển thiết bị từ trang web chính thức của nhà cung cấp.
Tạo bộ cài đặt có thể khởi động (bootable) bằng USB hoặc DVD. o Cài đặt phần mềm:
Khởi động thiết bị từ bộ cài đặt đã tạo.
Làm theo hướng dẫn trên màn hình để thực hiện cài đặt.
Chọn các tùy chọn cài đặt phù hợp với nhu cầu sử dụng. o Cấu hình phần mềm:
Cấu hình các cài đặt cần thiết cho hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
Cài đặt các bản cập nhật mới nhất cho hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. o Kiểm tra sau cài đặt:
Khởi động và vận hành thiết bị để đảm bảo hoạt động bình thường.
Kiểm tra chức năng: Kiểm tra tất cả các chức năng của phần mềm để đảm bảo hoạt động chính xác.
Khắc phục lỗi: Nếu phát hiện lỗi, cần khắc phục trước khi bàn giao thiết bị cho khách hàng.
Nâng cấp phần mềm: o Kiểm tra khả năng tương thích:
Đảm bảo phần mềm mới tương thích với hệ điều hành và phần cứng của thiết bị.
Kiểm tra thông tin tương thích trên trang web của nhà cung cấp phần mềm. o Tải xuống phần mềm:
Tải xuống phiên bản mới nhất của phần mềm từ trang web chính thức của nhà cung cấp.
Lưu ý chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành của thiết bị. o Sao lưu dữ liệu:
Sao lưu tất cả dữ liệu quan trọng trên thiết bị trước khi nâng cấp phần mềm.
Sử dụng các phương pháp sao lưu phù hợp như:
Sao lưu vào ổ cứng ngoài
Sao lưu vào dịch vụ lưu trữ đám mây
Sao lưu vào ổ đĩa quang o Cài đặt phần mềm:
Khởi động trình cài đặt phần mềm đã tải xuống.
Làm theo hướng dẫn trên màn hình để thực hiện cài đặt.
Chọn các tùy chọn cài đặt phù hợp với nhu cầu sử dụng. o Kiểm tra sau nâng cấp:
Khởi động và vận hành thiết bị để đảm bảo hoạt động bình thường.
Kiểm tra chức năng: Kiểm tra tất cả các chức năng của phần mềm để đảm bảo hoạt động chính xác.
Khắc phục lỗi: Nếu phát hiện lỗi, cần khắc phục trước khi bàn giao thiết bị cho khách hàng. o Xác định nhu cầu:
Mục đích nâng cấp: Xác định mục đích nâng cấp là gì
Cải thiện hiệu suất: Nâng cấp CPU, RAM, ổ cứng SSD
- Tăng dung lượng lưu trữ: Nâng cấp ổ cứng HDD, SSD
- Bổ sung tính năng mới: Nâng cấp card đồ họa, card âm thanh
Nhu cầu sử dụng: Xác định nhu cầu sử dụng thiết bị:
- Làm việc văn phòng: Nâng cấp CPU, RAM
- Đồ họa, chỉnh sửa video: Nâng cấp CPU, RAM, card đồ họa o Kiểm tra khả năng tương thích:
Mainboard: Kiểm tra mainboard có hỗ trợ các thành phần phần cứng mới hay không.
Hệ điều hành: Kiểm tra hệ điều hành có hỗ trợ các trình điều khiển cho các thành phần phần cứng mới hay không.
Kích thước và khe cắm: Kiểm tra kích thước và khe cắm của thiết bị có phù hợp với các thành phần phần cứng mới hay không. o Thực hiện nâng cấp:
Tham khảo hướng dẫn: Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để thực hiện tháo lắp các thành phần phần cứng một cách cẩn thận và chính xác.
Sử dụng dụng cụ phù hợp: Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tháo lắp.
Cẩn thận và tỉ mỉ: Thực hiện thao tác cẩn thận và tỉ mỉ để tránh làm hỏng các thành phần phần cứng khác của thiết bị. o Cài đặt phần mềm:
Cài đặt hệ điều hành: Cài đặt lại hệ điều hành mới nếu cần thiết.
Cài đặt trình điều khiển: Cài đặt các trình điều khiển cần thiết cho các thành phần phần cứng mới.
Cài đặt phần mềm ứng dụng: Cài đặt các phần mềm ứng dụng cần thiết cho nhu cầu sử dụng. o Kiểm tra và khắc phục lỗi:
Khởi động thiết bị: Khởi động thiết bị và kiểm tra hoạt động.
Kiểm tra chức năng: Kiểm tra tất cả các chức năng của các thành phần phần cứng mới để đảm bảo hoạt động chính xác.
Khắc phục lỗi: Nếu phát hiện lỗi, cần khắc phục trước khi sử dụng thiết bị.
Giám sát và đảm bảo hiệu suất ổn định của thiết bị: Để đánh giá hiệu quả hoạt động và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, cần phải thực hiện theo dõi các chỉ số hiệu suất quan trọng của thiết bị, bao gồm: o Giám sát hiệu suất:
Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu về hiệu suất hoạt động của thiết bị, bao gồm
- CPU: Tỷ lệ sử dụng CPU, thời gian CPU chờ, số luồng CPU đang hoạt động.
- RAM: Dung lượng RAM đang sử dụng, dung lượng RAM trống, tỷ lệ sử dụng swap file.
- Ổ cứng: Dung lượng ổ cứng đang sử dụng, dung lượng ổ cứng trống, tốc độ đọc ghi dữ liệu.
- CPU: Nhiệt độ CPU hiện tại, nhiệt độ CPU tối đa cho phép.
- GPU: Nhiệt độ GPU hiện tại, nhiệt độ GPU tối đa cho phép.
- Tốc độ mạng: Tốc độ tải xuống, tốc độ tải lên, độ trễ mạng.
- Lưu lượng mạng: Lượng dữ liệu tải xuống, lượng dữ liệu tải lên.
- Tốc độ khởi động ứng dụng: Thời gian cần thiết để khởi động ứng dụng.
- Tốc độ phản hồi ứng dụng: Thời gian cần thiết để ứng dụng phản hồi thao tác của người dùng.
- Sử dụng tài nguyên ứng dụng: Lượng CPU, RAM, ổ cứng mà ứng dụng đang sử dụng.
- Tình trạng sử dụng CPU, RAM, ổ cứng
Phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để xác định xu hướng, phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp Biểu đồ, hình ảnh minh họa để tăng tính trực quan cho dữ liệu.
Sử dụng công cụ giám sát: Sử dụng các công cụ giám sát chuyên dụng để tự động thu thập và phân tích dữ liệu hiệu suất. o Đảm bảo hiệu suất ổn định:
Thực hiện bảo trì định kỳ: Thực hiện bảo trì định kỳ để đảm bảo thiết bị hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Khắc phục sự cố: Khắc phục sự cố kịp thời khi phát hiện để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.
Cập nhật phần mềm: Cập nhật hệ điều hành và phần mềm ứng dụng lên phiên bản mới nhất để cải thiện hiệu suất và vá lỗi bảo mật. o Các công cụ giám sát hiệu suất:
Windows Performance Monitor: Công cụ tích hợp sẵn trong Windows để theo dõi hiệu suất hệ thống.
Task Manager: Hiển thị thông tin về các tiến trình đang chạy, CPU, RAM và sử dụng mạng.
CPU-Z: Cung cấp thông tin chi tiết về CPU, RAM, mainboard và card đồ họa.
GPU-Z: Cung cấp thông tin chi tiết về card đồ họa. o Các biện pháp bảo trì định kỳ:
Vệ sinh thiết bị: Vệ sinh bụi bẩn bám trên quạt tản nhiệt và các khe thông gió để đảm bảo lưu thông khí tốt.
Chống phân mảnh ổ cứng: Chống phân mảnh ổ cứng để cải thiện tốc độ truy cập dữ liệu.
Sao lưu dữ liệu: Sao lưu dữ liệu định kỳ để tránh mất mát dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố. o Khắc phục sự cố hiệu suất:
Xác định nguyên nhân: Xác định nguyên nhân gây ra sự cố hiệu suất bằng cách phân tích dữ liệu giám sát và sử dụng các công cụ chẩn đoán.
Áp dụng giải pháp: Áp dụng các giải pháp phù hợp để khắc phục sự cố, bao gồm:
- Tắt các tiến trình không cần thiết
- Gỡ cài đặt phần mềm không sử dụng o Cập nhật phần mềm:
Cập nhật hệ điều hành: Cập nhật hệ điều hành lên phiên bản mới nhất để cải thiện hiệu suất và vá lỗi bảo mật.
Cập nhật phần mềm ứng dụng: Cập nhật phần mềm ứng dụng lên phiên bản mới nhất để cải thiện hiệu suất và vá lỗi bảo mật.
2.1.3 Tư Vấn và Hỗ Trợ Khách Hàng:
Vị trí này đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm điện tử và máy tính, cũng như khả năng tương tác mạnh mẽ để cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng chất lượng,
Quy trình thực hiện công việc: o Hiểu rõ sản phẩm:
Nắm vững thông tin về các sản phẩm điện tử và máy tính để có khả
Theo dõi và cập nhật thông tin về các xu hướng và cải tiến mới trong ngành. o Giao Tiếp Hiệu Quả:
Giao tiếp mạnh mẽ và rõ ràng để đáp ứng nhu cầu tư vấn của khách hàng.
Thể hiện sự tận tâm và kiến thức chuyên sâu để xây dựng niềm tin với khách hàng. o Giải Quyết Vấn Đề:
Xác định và hiểu rõ vấn đề của khách hàng để cung cấp giải pháp hiệu quả.
Hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết sự cố kỹ thuật và đưa ra hướng dẫn sử dụng sản phẩm. o Tư Vấn Mua Hàng:
Duyệt xem nhu cầu của khách hàng để tư vấn về sản phẩm phù hợp.
Đề xuất và giải thích các tính năng, ưu điểm của sản phẩm để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm. o Theo Dõi Phản Hồi:
Thu thập phản hồi từ khách hàng để đánh giá chất lượng dịch vụ.
Đề xuất cải tiến và thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng hỗ trợ. o Cập nhật công nghệ:
Theo dõi sự phát triển của công nghệ điện tử và máy tính để có thể cung cấp thông tin và tư vấn cập nhật.
Hình 2.1: Bên trong một cây máy tính cũ cần được bảo dưỡng
2.1.4 Tìm hiểu các phần mềm liên quan tới AI trong sản xuất nội dung số
- Tìm hiểu về các phần mềm AI công ty đang sử dụng
- Đọc và tìm hiểu các lý thuyết về AI, trí tuệ nhân tạo trong tài liệu công ty
- Tìm hiểu, phân tích xu hướng phát triển của AI trong sản xuất nội dung số
- Tìm hiểu thêm các phần mềm AI khác để so sánh đánh giá
- Ghi chú, báo cáo lại kết quả nghiên cứu, tìm hiểu hàng ngày, hàng tuần theo yêu cầu của công ty
Quá trình thực hiện công việc o Xác định Phạm Vi và Mục Tiêu:
Xác định rõ phạm vi công việc, bao gồm các phần mềm AI hiện đang được sử dụng trong công ty.
Đặt ra mục tiêu nghiên cứu về lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong ngữ cảnh của sản xuất nội dung số. o Tìm Hiểu Các Phần Mềm Đã Sử Dụng:
Tiến hành đánh giá chi tiết về các phần mềm AI mà công ty đang sử dụng.
Phân tích các tính năng, ưu điểm và hạn chế của từng phần mềm. o Nghiên Cứu Lý Thuyết:
Đọc và tìm hiểu các lý thuyết quan trọng liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong tài liệu công ty.
Xây dựng hiểu biết sâu sắc về cách các lý thuyết này được áp dụng trong sản xuất nội dung số. o Theo Dõi Xu Hướng Phát Triển AI:
Tìm hiểu về xu hướng và tiến triển mới nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Liên tục cập nhật thông tin về các công nghệ mới có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội dung số. o So Sánh và Đánh Giá Phần Mềm Khác:
Nghiên cứu và so sánh các phần mềm AI khác ngoài phạm vi sử dụng của công ty.
Xác định những ưu điểm và nhược điểm để đưa ra đánh giá toàn diện. o Ghi Chú và Báo Cáo Kết Quả:
Ghi chú chi tiết về quá trình nghiên cứu, kết quả thu được và những phát hiện quan trọng.
Tạo báo cáo hàng ngày và hàng tuần, tuân thủ theo yêu cầu của công ty. o Chia Sẻ Kết Quả và Gợi Ý:
Thường xuyên chia sẻ thông tin và kết quả với đồng đội và người quản lý.
Đề xuất gợi ý hoặc cải tiến có thể áp dụng để tối ưu hóa sự tích hợp của phần mềm AI trong sản xuất nội dung.
Tổng Hợp và Phân Tích Kết Quả Thực Tập Tại Doanh Nghiệp
Hiểu rõ các sản phẩm của công ty
Củng cố kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin
Củng cố kiến thức về phần cứng và phần mềm máy tính
Làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, linh hoạt
Cài đặt 1 số chương trình phục vụ sản xuất tại công ty
Áp dụng các kiến thức đã được học vào các bài toán thực tiễn tại công ty.
Nâng cao kỹ năng quản lý thời gian, lên kế hoạch.
Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm
Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp
Học hỏi được thêm về các công nghệ mới
Kết Quả và Đánh Giá
Hiểu Biết Sâu Sắc và Kỹ Thuật Chuyên Môn:
Phát triển kiến thức và kỹ năng vững về quy trình lắp đặt và vận hành các thiết bị máy tính, cũng như cấu hình mạng LAN và thiết kế hệ thống điều khiển.
Thực Hành Kỹ Năng và Xử Lý Vấn Đề:
Phát triển kỹ năng thực hành và khả năng xử lý vấn đề trong môi trường thực tế, đặc biệt là khi gặp phải các vấn đề kỹ thuật.
Đóng Góp Hiệu Quả vào Công Việc Nhóm:
Tham gia vào các dự án và đóng góp vào sự thành công của nhóm làm việc.
Đề Xuất Giải Pháp Cải Tiến và Phát Triển Sản Xuất tại Doanh Nghiệp và Chương Trình Đào Tạo của Trường
và Chương Trình Đào Tạo của Trường
Tăng Cường Đầu Tư vào Công Nghệ và Thiết Bị Hiện Đại:
Đề xuất: Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư vào việc cập nhật và nâng cấp hệ thống thiết bị và công nghệ sản xuất mới nhất.
Lợi ích: Sự đầu tư vào công nghệ hiện đại giúp cải thiện năng suất lao động, giảm thiểu lỗi trong quá trình sản xuất, lắp ráp và tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường.
Tăng Cường Nghiên Cứu và Phát Triển Sản Phẩm Mới:
Đề xuất: Doanh nghiệp cần đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để đưa ra các sản phẩm mới và nâng cấp sản phẩm hiện tại, tối ưu quá trình thực hiện chăm sóc khách hàng.
Lợi ích: Phát triển sản phẩm mới giúp mở rộng thị trường tiềm năng, tạo ra nguồn doanh thu mới và tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Chương Trình Đào Tạo của Trường
Đào Tạo và Huấn Luyện Về Công Nghệ và Kỹ Thuật:
Đề xuất: Cập nhật và điều chỉnh chương trình đào tạo thường xuyên để bắt kịp xu hướng mới nhất trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật, bao gồm tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật Tăng cường đào tạo thực hành,ứng dụng công nghệ vào giải quyết vấn đề thực tế.
Lợi ích: Cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng mới nhất để họ có thể thích ứng với môi trường làm việc hiện đại và đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai.
Phát Triển Kỹ Năng Mềm và Quản Lý:
Đề xuất: Trường nên đầu tư vào việc phát triển kỹ năng mềm và kỹ năng quản lý cho sinh viên Mời các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm thực tế.
Lợi ích: Phát triển kỹ năng mềm và quản lý giúp sinh viên trở thành những nhà lãnh đạo hiệu quả và những thành viên đội nhóm xuất sắc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Tăng Cường Hợp Tác Doanh Nghiệp - Trường Đại Học:
Đề xuất: Xây dựng và mở rộng các chương trình hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học, bao gồm cả các chương trình thực tập, dự án nghiên cứu.
Lợi ích: Hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học tạo ra cơ hội học tập và trải nghiệm thực tế cho sinh viên, đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nhân lực chất lượng và kiến thức mới nhất từ trường đào tạo Nâng cao uy tín và vị thế của Trường.